Nhớ Mái Trường Xưa

MichelAnge

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành-phố thơ-mộng nhất của Việt-Nam phải là Đà-Lạt, ở vùng cao-nguyên nam trung phần.

Mà cái đáng nói nhất của Đà-Lạt phải là Học-viện Giáo-Hoàng Piô X ngày nào, đă để lại bao kỷ-niệm thân-yêu trong tâm-khảm tôi cũng như của bao người khác. Tuy GHHV tồn-tại với sinh-hoạt nhộn-nhịp chưa được tṛn 2 thập niên rồi phải đóng cửa v́ thời cuộc, nhưng danh-xưng của nó vẫn không ngừng được nhắc-nhở trên môi miệng bao nhiêu người dân nước Việt, nhất là nơi đoàn con Chúa, từ quốc nội cho tới khắp miền hải ngoại.

Vào thời chiến ấy, dân miền Nam VN, nhất là cư-dân Đà-Lạt, hănh diện với Trường ‘Vơ-bị Quốc gia’ hay ‘Chiến-tranh Chính-trị’, với bóng dáng những chàng trai là những sĩ-quan chỉ-huy tương-lai, đang ôm-ấp lư tưởng binh-đao mong bảo-vệ giang-sơn gấm-vóc. Giới trí-thức đề-cao chuyện văn-hoá giáo-dục th́ khoe cơ-sở Viện Đại-Học tại đây, với một tổ chức quy-mô và tiến-bộ hàng đầu của đất nước, mỗi năm đào-tạo biết bao nhân-tài cho xứ-sở.

Thế nhưng, h́nh-ảnh của ngôi trường xinh-đẹp, không xa bờ hồ Xuân-Hương là bao này, đă vô-h́nh-chung gây sự ngạc-nhiên và tạo niềm thương-mến khác thường nơi tâm-tưởng của mọi người : Khi mới xuất-hiện ‘công-khai’ vào mùa thu 1963 ( sau khi tạm-thời âm-thầm có mặt tại vùng đất Đa-Thiện hẻo-lánh từ 1958 ), các tu-sinh thỉnh-thoảng nghe tiếng x́-xào mô-tả ḿnh như những chú ‘quạ đen’ từ phương trời xa-xôi nào bay tới. Để rồi, thiên-hạ dần dà làm quen và qúy mến những khuôn mặt ‘khôi-ngô tuấn-tú’ đầy thiện-cảm và t́nh người, đi kèm với những tấm áo chùng đen ‘huyền-nhiệm’ này.

Ngày chính-thức khánh-thành Học-viện vào mùa xuân 1964 đă mặc-nhiên trở thành buổi ‘đào viên kết nghĩa’ với mọi thành-phần dân chúng Đà thành.

Người người đă không ngớt trầm-trồ về cơ-sở ‘khang-trang và đồ-sộ’ do kiểu vẽ của kiến-trúc-sư tài-hoa Tô-công-Văn, cộng thêm với cái vị-trí tuyệt-vời giữa cảnh ‘mây nước lá hoa’ của xứ Anh-đào ‘miền đất lạnh’ này. Nhưng thiên-hạ phải chú-ư cách riêng tới gần hai trăm khuôn mặt trẻ đang được đào-luyện nơi đây, với một ban giáo-sư ngoại quốc danh-tiếng, hứa-hẹn một tương-lai tươi-sáng cho Giáo-hội và Quê-hương Việt-Nam.

C̣n nhớ lúc đó Công-giáo Việt-Nam đă có hàng Giáo-phẩm chính-ṭa, với 25 giáo-phận ( thuộc 3 Tổng giáo-phận 3 miền Bắc Trung Nam ). Miền Nam với thể-chế Cộng-hoà có 15 toà Giám-mục, thành ra mỗi năm GHHV nhận thêm con số 30 tân ‘khoá sinh’, với tiêu-chuẩn 2 thày cho mỗi giáo-phận. Với t́nh-thế này, chúng tôi có cơ hội làm quen với rất nhiều bộ mặt đến từ nhiều phương trời khác nhau, dĩ nhiên mang theo những cá-tính cũng như tập-tục khác-biệt, ấy là chưa kể một số nhỏ các ‘đấng’ tới từ 2 xứ Miên và Lào, cũng như một số ḍng nam gửi học theo diện ngoại trú. Vui ơi là vui !

Khoá 6 của chúng tôi c̣n ‘đèo’ thêm 2 mạng chẳng may ‘được’ ở lại lớp từ khoá trước nên thành ra nhóm 32 ( và đây là năm cuối cùng của cái tục-lệ phiền-lụy này ). Lúc đó lớp ‘Dự bị’ chúng tôi c̣n phải ngủ chung trong căn nhà rộng trên tầng cao chót bên cánh ‘triết’, có thể v́ ban giám-đốc chưa tin đám nhóc từ bậc trung-học mới lên có khả năng ngủ pḥng riêng ( chẳng biết v́ sợ ma hay khó được kiểm soát ? ) trước khi chính-thức lên năm I của chương-tŕnh 3 năm triết học. Khổ nổi là ở chung lại tạo cớ cho việc ‘nghịch phá chung’. Cha giám-luật Bobbio đă bao lần phải lên ruột khi kỷ-luật học-viện thường-xuyên bị vi-phạm nơi căn ‘chung-cư’ nổi tiếng này !

Mới lên đây, các ‘ông thánh con’ chúng tôi ai cũng như mở cờ trong bụng. Vừa được xa lià cái ‘tiểu chủng-viện’ nhỏ bé nghèo nàn để lên đây thưởng-thức cái oai-phong tân-tiến của GHHV, nhất là được ăn cơm tây, ngủ giường tây, học bằng tiếng tây; lại thêm cái mục được có thợ giặt quần áo giùm. Ôi chu choa, ai mà chẳng mê tít tḥ ḷ ! Riêng cái mục tắm táp bằng nước nóng th́ khỏi nói : Tên nào cũng xít xoa khen ngợi hết cỡ.

Tuy nhiên, học-viện là nơi để…học. Không chịu học hay học tà tà sẽ không xong ḿnh ! Cái mục thi thiếu điểm sẽ tự động đưa tới cái mục thi…lại. Phiền-toái không để đâu cho hết ! Học triết rồi thần học, nhưng không thể bỏ những mục lỉnh-kỉnh được mô-tả là hữu-ích như ‘căn-bản nguyên-tử học’ đầy rắc-rối và gây nhức đầu. Thế là, sau 9 năm lăn lộn tu học, kể cả một năm đi ‘thực tập’, bà con nhà ta ai cũng thấy như ớn học tới cổ ! Xem chừng ai cũng muốn cầu xin Chúa ‘cho con rời chốn này càng sớm càng tốt’.

Cái h́nh-ảnh thật đáng ghi-nhớ của những ‘chuỗi ngày hoa mộng’ trên xứ sương mù nên thơ này chính là bóng dáng những ‘ông thày tu’, mặt đầy vẻ thư-sinh, cưỡi những ‘con ngựa sắt’ mỏng manh đi dạy giáo-lư cuối tuần tại các họ đạo quanh vùng : tà áo ḍng đen bay phất phới theo làn tóc bồng bềnh trong gió. Thật khổ khi bất cẩn để cho ṿng xích xe đạp quấn lấy vạt áo vô tội, để rồi không biết tính sao khi đứng trước lũ trẻ mà một phần áo bị rách toạc ! Tệ hơn nữa có vài đấng xui xẻo té lăn quay lúc xe ngon trớn xuống dốc, mang theo mấy vết bầm tím trên trán hoặc bàn tay.

Đà-Lạt thơ và mộng không chỉ v́ cảnh đẹp và khí hậu đặc biệt, nhưng c̣n v́ đây là đất của lắm giai-nhân, với màu đôi má và vành môi tựa như màu hoa đào bên hồ nước thành-phố. Âu đây chính là cái dịp cho qúy thày được thử thách chuyện tu, trước khi quyết định một đời dâng-hiến. Chẳng cần bước chân ra ngoài, mà chỉ ngồi trong cửa sổ ngó xuống con dốc bờ hồ hay đảo mắt qua sườn đồi sân cù xanh mướt cỏ non, là bà con ta đă thường-xuyên được chiêm-ngưỡng bao bóng hồng thấp thoáng. Có thể đó là những cô nữ-sinh đầy vẻ e-ấp thuộc trường Bùi-thị-Xuân chỉ cách sân học-viện một hàng rào thép gai giản-dị, hay bóng dáng những người đẹp của viện Đại-học toạ-lạc ở phía trên đồi cù, không xa là mấy. Thế nào chả có ‘thi-sĩ non’ nào đó mê thơ Hàn-mạc-Tử mà ngâm nga “ Mơ khách đường xa khách đường xa, áo ai trắng quá nh́n không ra …”

Học thiệt dữ, nhưng giờ chơi cũng hăng-hái không thua. Thôi th́ đủ thứ thể thao thể dục. Cái mục vui nhộn nhất thường diễn ra trên sân bóng tṛn sát hàng rào trường nữ, để rồi cả bày cô học tṛ tuổi choai choai kéo tới coi các thày đá banh ‘không bận áo ḍng và quần dài’. Vẳng vẳng đâu đó những lời b́nh-phẩm và nhận-xét khá vui tai…

Sinh-hoạt nối tiếp sinh-hoạt, thời-gian qua thật mau và nợ sách đèn cũng tới ngày trả xong. Bao kỷ-niệm dập-dồn, đóng vào bao bố cũng không chứa hết.

Những dịp đi pic-nic chung, những buổi văn-nghệ từ hạng ‘vườn’ cho tới những dịp nhích lên hạng cao cấp cỡ ‘Công-Chúa Mai-Hoa’, những buổi ‘họp báo’ bỏ túi về t́nh-h́nh chiến-sự và chính-trị của đất nước, những dịp thi-đấu thể thao, kể cả những lần đụng trán các đội banh bạn từ thị-xă, cùng với những buổi nghi-lễ lớn nhỏ, nhất là những dịp phong chức long-trọng nơi nguyện-đường, tất cả đă ghi đậm nét nơi tâm-khảm tùng người chúng tôi, tưởng chừng ngàn năm vẫn c̣n nguyên-vẹn, không hề nhạt-phai.

Lúc này, hồi tưởng lại ngôi trường xưa đầy lưu-luyến, ai mà chẳng nhớ nhung vơi đầy. Bạn đă tít mù xa, thày vị c̣n vị mất. Nhưng tất cả vẫn như chập-chờn bóng-dáng đâu đây. Hănh-diễn với cả chục đàn anh đă lănh mũ áo ‘vít-vồ’ tại quê nhà, cùng với rất đông đồng nghiệp đă và đang hăng-say dựng-xây giáo-hội và quê-hương, ai mà chẳng rộn lên niềm vui, dù chỉ là thầm-kín. Xin cầu cho nhau và chúc tất cả măi vui trong đời phục-vụ ./.

LM Joseph Nguyễn văn Thư, khóa 6

 

 

 


 

Xem các bài viết khác trong Rev Nguyễn Văn Thư.