­­­­­­­­­­­

 

QUỐC NGỮ. CHỮ NƯỚC TA.

D̉NG TÊN VÀ CHỮ QUỐC NGỮ.

 

 

Theo một bản tường tŕnh của UNESCO, Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc , về khả năng biết đọc và viết của các nước tính theo phần trăm. Trong số  175 quốc gia được thống kê, nước Úc dẫn đầu với 99.9% dân số biết đọc biết viết. Đội sổ là nước Burkina Faso với 12.8%. Việt Nam chúng ta đứng vào hàng thứ 82 với 90.3% biết đọc và viết. Các nước tiên tiến, chúng ta không dám so nhưng Trung Quốc đứng trên chúng ta, số 80 với 90.9% biết đọc biết th́ th́ tôi lấy làm “hồ nghi” v́ dân tộc họ có trên 1 tỷ 200 người và chữ Tàu, đâu có dễ gặm.

 

Theo thống kê về t́nh trạng giàu nghèo các quốc gia của Liên hiệp quốc, đất nước chúng ta chắc cũng nằm vào hàng 3 con số. Từ đó suy ra, về  phương diện văn hóa, giáo dục, dân tộc Việt Nam thuộc hạng “cao cấp”!

 

Khi Internet bắt đầu du nhập vào Việt Nam như món hàng khá xa xỉ, chỉ trong thời gian 10 năm, người Việt cũng đă chiếm lĩnh địa vị khá cao trên các trang mạng. Ngày nay, riêng Giáo hội công giáo tại Việt Nam cũng có không biết bao nhiêu là địa chỉ website khiến “tiếng chúng đă vang cùng thế giới” “lời chúng rao gỉang trên các mái nhà’ mà Kinh thánh đă “tiên đoán”.

 

Với hàng tỷ người dùng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp, nói chung bằng mẫu tự La Tinh, việc trao đổi thông tin với người Việt thật thuận lợi.

 

Trong khí đó, hàng tỷ người Trung Quốc, hàng tỷ người Ấn Độ, họ chỉ liên lạc với nhau bằng thứ chữ riêng của họ, nếu muốn thông tin cho thế giới biết, phải chuyển ngữ qua tiếng Anh, Pháp…Người Nhật, người Hàn  sáng tạo những máy móc tuyệt hảo  nhưng văn hóa của họ chẳng mấy ai biết v́ rào cản ngôn ngữ quá lớn.

 

Tôi muốn nói đến quốc ngữ, chữ nước ta.

 

Viết theo hệ thống mẫu tự  La Tinh.

 

Từ một thế kỷ nay, thứ chữ nầy đă được nói nhiếu, viết nhiều, khen nhiều, chê nhiều.

 

Nhưng có khen, chê th́ cũng phải viết, phải in bằng thứ chữ ấy.

 

Được anh em yêu cầu tŕnh bày về chữ quốc ngữ, tôi rất ngại bởi v́ khả năng hiểu biết của ḿnh có hạn. Thông tin về chữ quốc ngữ qua sách báo nhất là trên trang mạng Internet quá dồi dào, khó tổng hợp hết được nhất là vừa mới  chạm cửa “tử thần” với ung thư máu ác tính.

 

Điếc không sợ súng, biết ǵ nói nấy. Anh em trong nhà “Inter nos”, thông cảm.

 

 

I KINH NGHIỆM LA TINH HÓA DO CÁC TU SĨ D̉NG TÊN TẠI CÁC QUỐC GIA.

 

Có tài liệu nói Yajiro, người công giáo dầu tiên do thánh Phanxicô Xavi ê rửa tội đă dịch sách giáo lư ra tiếng romaji nhưng chưa có sử liệu.  Nói chung đă có nhiều bản chép tay latinh hóa chữ Nhật nhưng phải đợi đến năm 1591 và các năm sau đó những sách romaji mới được in ở Amacusa.

 

Tại Trung Quốc các linh mục Ricci, Ruggieri, Trigault cũng đă khởi thảo việc phiên âm nầy.

 

Nói chung các linh mục chuẩn bị cho cánh đồng truyền giáo Nhật Bản và Trung Quốc đă nắm bắt kỹ thuật nầy. Điều lạ lùng là hoàn cảnh dun dủi, công tŕnh trên đă không thực hiện được tại hai quốc gia trên mà lại thành công tại Việt Nam chúng ta.

 

Chúng ta phải đi ngược ḍng thời gian để nh́n thấy sự phát triển việc kư âm chữ Quốc ngữ qua các giai đoạn.

 

 

 

II CÁC GIÁO SĨ D̉NG TÊN LA TINH HÓA HAY ĐÚNG HƠN BỒ ĐÀO NHA HÓA CHỮ QUỐC NGỮ.

 

 

Nhưng kinh nghiệm quư báu tại hai nước Nhật Bản và Trung Quốc đă được các giáo sĩ Ḍng Tên áp dụng ở Việt Nam.

 

Kể từ khi đến Đại Việt, các ngai đă bắt đầu ghi âm quốc ngữ qua các bản tường tŕnh.

 

Linh mục Đổ Quanh Chính nghiên cứu các tài liệu viết tay của Joao  Roiz 1621, có các từ : Annam, Sinoa, Unsai, Cacham, Ungue, Ontrũ, Bafu, Sai Tubin, Banco, Oundelin.

 

Gaspar Luis 1621: Ungue, Bancô.

 

Linh mục  Cristoforo Borri trong sách Kư sự Đàng Trong viết nhiều nhất như: Quamguya. Quignin, Dà dèn Lu2t ( Đă đến lụt), Scin mocaij , Sayc Chiu

Muon bau dao christiam chiam? Tuijciam, Biet, Maqui.

 

Alexandre de Rhodes trong lá thư năm 1625 ; Ainao(Hải Nam), Tumquim (Đông Kinh) .. nói được nhưng chưa viết giỏi.

 

Gaspar Luis 1626 : Bendâ (Bến đá), Bodê (Bồ đề), Omdelimbay, Ongedoc, unghe chieu, Nhit la Khuam, Khaum là nhit ( Nhất là không, không là nhất).

 

Antonio Fontes 1526: Dĩgcham, Núocman, Si nuâ , Onde dóc, Nhít là Khấu, Khấu la Nhít ( Nhất là không, Không là nhất).

 

Francesco Busomi 1626: xán tí (Thượng đế),  thien chu (Thiên chủ), ngaoc huan (Ngọc hoàng).

 

Giai đoạn nầy các chữ thường viết liền nhau.

 

 

 

Giai đoạn 2: 1631 -1648.

 

Vẫn liền nhau nhưng có khi cách nhau và có dấu.

 

Thư Alaxandre de Rhodes từ 1631 – 1648 : Chúacanh (Chúa Canh) , Chúa bàng (Chúa Bằng), Chúa oũ (Chúa ông), Chúa thanh do, cai xă, dau thic ( Đạo Thích), Ghe an ( Nghệ An).

 

Tài liệu viết tay Alexandre de Rhodes khi tường tŕnh về cái chết của thầy Anrê Ranran (Phú Yên):  Oúngebo, Oũghebo ( Ông nghè bộ),  giũ nghiă cũ đ Chúa Jesu cho den het hoy, cho den blon doy.

 

Thời gian nầy xuất hiện tại miền Bắc linh mục Gaspar d’Amaral, trong các văn bản viết tay c̣n lại cho thấy linh mục Amaral từ năm 1632 viết chữ quốc ngữ khá hơn Đắc Lộ.

 

Linh mục Đỗ Quanh Chính phân tích 2 bản tường tŕnh của Amaral gửi Bề trên ḍng Tên nhưng năm 1632, 1637 cho thấy chữ quốc ngữ các ngữ và có nhiều dấu phân biệt âm sắc. Ngài c̣n soạn thảo Từ điển Việt Bồ.  Nếu “đem so sánh thời gian th́ mới  28 tháng rưỡi ở Đàng Ngoài” ( Đỗ Quang  Chinh sđd trang 88). Thật ra Amaral đă ở Đàng Trong lén lút học Tiếng Việt để ra Đàng Ngoài làm việc. Để tránh rắc rối chính trị về sau, việc nầy được giữ kín.

 

Năm 1645, một  văn bản viết tay có ghi nhiều chữ quốc ngữ cuộc tranh luận về mô thức Rửa tội, chép lại năm 1654 do Filippo de Marini, người Ư.

 

Qua đó được biết, 36 giáo sĩ ḍng Tên họp nhau tại Macau để thảo luận về mô thức Rửa tội bằng tiếng Việt, đă để lại một biên bản quan trọng nhờ đó có thể biết thêm về t́nh trạng ghi âm tiếng Việt. Trong đó có mấy câu : Tau rữa mầi nhân danh Cha, ùa con, ùa Spirito Santo  trong trang một. Sang trang hai : Taũ rữa mầi- Tá lấy tên- Taũ lấỹ tên Chúa – Tốt lên, tốt danh, tốt sáng – Danh cha cả sáng. Trang ba : Blai có ba hồn bảy vía – Chúa Blờy ba ngôi. Trang bốn : Nhẫn danh Cha ùa con.. Trang bảy : Sóư ( sống), Cha ruột con ruột.  Tài liệu đó cho thấy có nhiều tiến  bộ. Đă ghi âm đủ năm dấu : Sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng. Có dấu hai chấm trên chữ u, i, y. Thêm các dấu  : ă, â, ơ, ô, ư, ê. Có các nguyên âm kép : au, ưa, âi, ua, ia, ơỹ, oư, uô và các phụ âm kép : nh thay cho gn. ch thay cho ci, ng thay cho mgn….

 

Có 31 vị đồng ư công thức “Tau rữa mầi, nhần danh cha, ùa con, ùa  spiritu santo”. Hai vị trung lập. Linh mục Đắc Lộ và  Metellus Saccano cực lực phản đối.

 

 

Giai đoạn 1651.

 

Đây là một năm ‘’ cực kỳ quan trọng đối với Văn học Việt nam’’ ( Theo Thanh Lăng). Linh mục Đắc Lộ cho xuất bản tại nhà in đa ngữ Rôma hai tác phẩm chữ Quốc ngữ : Tự điển Việt- Bồ-La, và Phép giảng tám ngày. Không chỉ viết sách, linh mục Đắc Lộ c̣n viết ngữ pháp tiếng Việt. Tuy cha Đắc Lộ tiếp thu một phần những công tŕnh của các vị tiền bối nhưng ngài đă có công lớn trong việc tổng hợp, hoàn chỉnh lối kư âm tiếng Việt. Thời kỳ tranh luận về mô thức Rửa tội , có những cha thông thái tiếng Việt hơn như Amaral, Barbosa , được gọi là ‘’ thông hoặc rất thông ‘’ tiếng Việt, cha Đắc Lộ có mặt nhưng không thấy ghi chú chút nào.

 

So với chữ Việt được kư âm trước đó, đây là giai đoạn tiến bộ vượt bậc.

 

Các nguyên âm đơn : a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, ư.

 

Các nguyên âm kép : ai, ay, ao, au, âu, eo, êu, ia, iê, io,iô, iơ, iu, iư, oa, oe, oi, ôi, ơi, ua, uâ, uê, ui, uy, uô, uơ, ưa, ưi, ươ, ưu.

 

Các nguyên âm ba  trước đó chưa thấy : iai, iay, iây, iao, iau, iâu, ieo, iêo, ioi, iôi, iơi, ioũ, ( iua), iưa, iươ, iuô, oai, uay, uây, uie,uôi, ươi,ươu. chỉ thiếu : uyê  ( viết là uiê) , iua , dư nguyên âm ba  ioũ.

 

Các phụ âm :  B, C,D,Đ, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, X.

 

Các phụ âm kép : BL, CH, GH, KH, ML, NG, NGH, NH, PH, TH, TL. Gần giống như ngày nay ngoại trừ phụ âm V, BL, Tl…

 

 

Giai đoạn hoàn thiện và phát triển các thế kỷ sau.

 

Sau giai đoạn Đắc Lộ, việc kư âm chữ Việt càng ngày càng hoàn thiện như bức thư của Ignesco Văn Tín, và Bentô Thiện viết vào những năm 1659, gửi cho giáo sĩ Philipe Marini minh chứng.

 

Tài liệu viết tay của thầy giảng Igesico Văn Tín viết ngày ‘’muờy hay tháng chinh D. C. J. ra dờy một ngh́n sáu tram nam muơy chinh’’ ( 12-9- 1659 ) có lẽơû gần Kẻ Vó. (Xem văn bản trong sách Lịch sử chữ quốc ngữ của Đỗ quang Chính trang 93 tt.). Giáo sư Hoàng Xuân Hăn cũng đă phát hiện và công bố thư Bentô Văn Thiện và cho là ‘’là nét bút xưa nhất c̣n lại của người Việt viết bằng chữ la-tinh trên mặt giấy tây’’.  Thật ra chưa chính xác lắm v́ nhiều giáo dân Việt Nam đă ghi tên trên biên bản năm 1654. ( Xem bức thư trong sách Lịch sử chữ quốc ngữ, sđd, tr. 100 tt). Ngoài ra Bentô Thiện c̣n viết một cuốn lịch sử nước Annam gồm sáu tờ giấy, trong đó phần một ,tóm tắt lịch sử nước Việt, phần hai giải thích tỉ mỉ về phong tục tập quán. ( Xem sđd, tr,108 tt)

 

Chữ quốc ngữ trong hai tập tài liện nầy rất tiếân bộ, nhất là của Bentô Thiện.

 

 

CÔNG ĐẦU VÀ TẠI ĐÂU.

 

Xưa nay công của linh mục Alexandre de Rhodes là quá rơ, lại được nhiều vị nổi tiếng như Leopold Cadiere xác nhận. Nước Đại Pháp cao rao v́ cho là thần dân của ḿnh nên ngài được nhắc đến nhiều và đại đa số tin vào điều đó.

 

Trong số nhiều vị giáo sĩ Ḍng Tên thuộc nhiều quốc tịch Ư, Bồ Đào Nha,  Thụy sĩ đă làm việc tại Đàng Trong và Đàng Ngoài trong giai đoạn trên nên cần phải đặt lại vấn  đề: công đầu tiên phong, khai sinh.

 

Ngày nay người ta chú ư đến linh mục Francisco Pina đến Việt Nam năm 1617, đă sống tại Hội An, Nước Mặn, Thuận Hóa,  được coi là người đầu tiên chuyên chú về việc khai sinh chữ quốc ngữ.

 

 

Linh FRANCISCO DE PINA ( 1585 – 1525 )

 

Sinh năm 1585, người Bồ, vào ḍng Tên , đến Macau học tập một năm và được gửi đến Đàng Trong năm 1617. Ngài là vị linh mục đầu tiên nói thạo tiếng Việt. Cha Đắc Lộ cho biết : ‘’ Ngay từ đầu, tôi đă học với cha Francesco de Pina, người Bồ, thuộc Ḍng Tên nhỏ bé chúng tôi. Là thầy dạy tiếng , người thứ nhất trong chúng tôi am tường tiếng Việt, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng ngôn ngữ đó mà không dùng thông ngôn’’

 

Linh mục Alexandre de Rhodes ghi lại những  kỷ niệm sau:

 

“Chúng tôi khởi hành từ Macao vào tháng 10 năm 1624 và sau 19 ngày th́ tới Đàng Trong, tất cả đều hồ hởi bởi hoạt động tốt. Ở đó chúng tôi gặp cha Pina, ngài rất thông tạo tiếng xứ này, một thứ tiếng khác hẳn tiếng Tàu. Tiếng mới này c̣n thông dụng ở Đàng Ngoài, ở Cao Bằng, ở Đàng Trong và người ta c̣n nghe và hiểu ở ba xứ lân bang khác. Đối với tôi, thú thật vừa tới Đàng Trong và nghe dân xứ này nói, nhất là phụ nữ, tôi tưởng như nghe chim hót và tôi không bao giờ mong có thể học được….V́ thế mà tôi thấy cha Fernandez và cha Buzomi phải dùng thông ngôn để giảng, chỉ có cha Francois de Pina không cần thông ngôn v́ nói rất thạo. Tôi nhận thấy bài ngài giảng có ích nhiều hơn bài các vị khác. Điều này khiến tôi tận tuỵ học hỏi, tuy vất vả, thế nhưng khó ít mà lợi nhiều. Tôi liền chuyên chú vào việc. Mỗi ngày tôi học một bài và siêng năng như khi xưa vùi đầu vào khoa thần học ở Rôma”

 

Lúc đầu cha Pina cự ngụ tại Hội An , sang năm 1618, dời vào Nước Mặn với hai giáo sĩ Buzomi và Borri. Năm 1620 cha Pina đă rửa tội cho 275 người, trong số có nhiều nhà trí thức như cụ Nghè Giuse, Phêrô, Phaolô và sư cụ Manuel. Năm 1625 đến Thuận Hoá rửa tội cho bà Minh Đức Vương Thái Phi, vợ Chúa Nguyễn Hoàng và là mẹ của ông hoàng Khê. Bà là chỗ dựa nương của năm vạn tín hữu.

 

Trong thư bằng Bồ ngữ viết tại tỉnh Chàm ( Quảng nam) ngày 5-7-1625 gửi cha Bề Trên cả Ḍng Tên Vitelleschi ở Rôma, cha Gabriel de Mattos có viết ‘’Hiện nay chúng tôi có ba cư sở mà hai trong số nầy( Hội an và Nước mặn) đă được hoàn thành theo Giáo luật; c̣n cư sở mà chúng tôi đang tạm trú lúc nầy, có ba linh mục cư ngụ. Linh mục Francesco di Pina biết tiếng Việt khá, làm Bề trên và giáo sư dạy tiếng Việt, và các linh mục Đắc Lộ cùng Antonio de Fontes là thuộc viên và học viên’’

 

Những khám phá gần đây về linh mục Pina do linh mục Roland Jacques  Dương Hữu Nhân OMI giúp đi đến việc tái xác định lại công lao của các người đi tiên phong trong công tŕnh chữ quốc ngữ. Linh mục Pina được xác nhận là người có công đầu, nhưng rất tiếc là ngài lại vắn số.

 

Ngày 15 tháng 12 năm 1625, nhân có tàu Bồ từ Cam Bốt về Macau bỏ neo ở Cù lao Chàm. Cha Pina cùng một người địa phương chèo thuyền ra chỗ tàu đậu ngoài khơi để nhận các đồ phụng tự. Khi thuyền vào bờ, th́nh ĺnh có gió lớn, ghe lật, cha Pina bị chết đuối v́ vướng áo ḍng. Xác cha được vớt lên đem về Hội An  an táng trọng thể. Cái chết thương tâm của ngài cũng  giúp các giáo sĩ nám thêm lại một thời gian.

 

Hy vọng ngôi mộ ngài là ngôi mộ kề sát cha Sanna  tại nghĩa trang Sơn Phô nay được cải táng tại nhà thờ Hội An.

 

Thời gian qua có nhiều bài viết tranh nhau địa điểm linh mục Francisco Pina khai sinh chữ Quốc ngữ: Nước Mặn, Qui Nhơn và Thanh Chiêm, Quảng Nam. Thật ra có 3 nơi mới đúng. Năm 1617, Pina sống tại Hội An, giúp đở cộng đồng giáo dân Nhật Bản, Năm 1618, phải di chuyển vào Nước Mặn v́ các giáo sĩ bị chống đối. Sau đó lại chuyển về Hội An và vào năm 1620 lên Dinh trấn Quảng Nam. Có lẽ sau những kinh nghiệm trăi qua tại cộng đồng giáo dân Nhật Bản tại Hội An với những giáo dân tân ṭng người Việt, nhất là sau thời gian cư trú tại Nước Mặn. Linh mục Francisco Pina thấy rắng ḿnh cần phải chú trọng hơn đến khối con Chúa gốc Việt. chính v́ thế khi trở lại Hội An, ngài đă quyết định lên Thanh Chiêm “Tràng An phường” (theo chứng cứ của Lư y Đang (Đương)) tứ một loại kinh đô hành chánh ở Quảng Nam vào thế kỷ 17.

 

Dù sao, Thanh Chiêm vẫn có nhiều ưu thế hơn v́ tập trung nhiều sử liệu như các Chúa tiền Nguyễn, các đia danh nhật là bức thư rất đặc biệt mà Roland Jacques t́m được tại thư viện Adjuda và giải mă. Chủ nhân lá thư đó không ai ngoài Pina.

 

V́ thế từ năm 2008, các bô lăo làng Thanh Chiêm khi dựng bia làng và bia Dinh trấn Quảng Nam đă ghi một câu quan trọng:

 

“Chữ quốc ngữ, thánh địa Thanh Chiêm, công đầu giáo sĩ Pina”.

( Trích văn bia Dinh trấn Thanh Chiêm).

 

 

CÔNG TR̀NH TẬP THỂ.

 

Nói chung, vào giai đoạn đầu của chữ quốc ngữ các linh mục Ḍng Tên thuộc nhiều quốc tịch đă cùng nhau cọng tác h́nh thành chữ quốc ngữ trong những bước đi chập chững. Chắc chắn theo tinh thần đồng đội Inhaxio của Ḍng rất cao, người nầy ngă xuống, người sau tiếp tục. Pina chết sốm nhưng Amaral, Fontes, Alexandre de Rhodes ….Dấu ấn Bồ Đào Nha rất rơ với Pina, Gaspar d’Amaral, Barbosa, Gaspar Luis… Không thể bỏ qua người Ư với Borri, Majorica, Marini.. Nhất là người Avignon, lúc đó là lănh địa Giáo hoàng với Alexandre de Rhodes mà người Pháp tự hào nhận bừa sau đó. Người Thụy sĩ với Onofre Borges.

 

Bên cạnh đó sự đóng góp của người Việt cũng không nhỏ. Đây là việc cần làm sáng tỏ thêm.

 

Kẻ có công lớn, người công nhỏ, không nên quá chú trọng đề cao một cá nhân mà quên lăng người khác.

 

Chữ quốc ngữ  là một công tŕnh tập thể do các giáo sĩ Ḍng Tên và giáo dân Đàng Trong chí Đàng Ngoài thực hiện trong giai đoạn 1615 đến 1659, giai đoạn thành lập hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài.

 

 

CÁC GIAI ĐOẠN KẾ TIẾP HOÀN CHỈNH CHỮ QUỐC NGỮ.

 

Khi thành lấp hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài năm 1659 với việc bổ nhiệm hai Giám mục Pierre Lambert de la Motte và Francois Pallu củng sự h́nh thành Hội Thừa sai Paris , chữ quốc ngữ càng ngày càng hoàn thiện.

 

Các linh mục Thừa sai và Ḍng ông thánh Inhaxu nhiều lúc bất đồng với nhau v́ nhưng vấn đề mục vụ nhưng vẫn xử dụng chử quốc ngữ để tải đạo. Các lá thư vào cuối thế kỷ 17 bằng chữ quốc ngữ c̣n lưu giữ tại Archives MEP minh chứng.

 

Sang thế kỷ 18, một hậu duệ của Ḍng Tên là Philipphê Bỉnh  ( 1794- 1830) qua các bản viết tay cho thấy, chữ quốc ngữ hoàn chỉnh hơn. 

 

Trong  thời gian 30 năm ở Kẻ Chợ nước Portugues (Lisbaơ) đă viết, dịch trên 30 cuốn sách nhưng chưa có cuốn nào được in ấn. Nói chung từ các tác phẩm của cha Đắc Lộ đến thời cha Philipphê Bỉnh, cách kư âm chữ quốc ngữ có nhiều thay đỗi, nhưng theo Thanh Lăng ‘’chữ quốc ngữ có tiến bộ nhưng cũng là rất chậm’’.

 

Giai đoạn Đức cha Pigneau de Béhaine ( Bỉ Nhu Bá Đa Lộc) 1772-1773 và Đức  cha  Taberd 1838.

 

Năm 1838, Đức cha Taberd cho xuất bản cuốn từ điển Annam- Latinh tại Sérempore, cuốn Nam Việt Dương hiệp  Tự vị. Trong đó, Đức cha Taberd dựa vào từ điển của Đức Cha Bá Đa Lộc mà ngài cho là đă thất lạc. Trong thực tế, cuốn từ điển nầy vẫn c̣n lưu trữ tại nhà các cha thừa sai Paris. Từ điển Annam-Latinh của Bỉ Nhu Bá đa Lộc bắt đầu được soạn thảo năm 1772 và hoàn thành năm 1773. ‘’Với Bỉ Nhu, đă hoàn chỉnh lối viết chữ quốc ngữ như chúng ta có ngày nay , trừ một vài chi tiết không đáng kể’’.Cuối năm 1999, cuốn từ điển nầy được in sao chụp lại tại Paris và Hồng Nhuệ đă chuyển ra chữ quốc ngữ và được in tại Thành phố HCM do nhà Xuất Bản Trẻ, nhân dịp kỷơ niệm hai trăm năm. Sau Đức Cha Taberd là những cuốn Tự vị La Việt của Ravier, xuất bản tại Ninh Phú , 1880. Đại Nam Quấc am tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của, Tự vị Việt Pháp của Génibrel, tại SàiG̣n năm 1898.

 

 

MỘT NỀN VĂN CHƯƠNG CHỮ QUỐC NGỮ.

 

 

Kể từ khi người Pháp đặt nền thống trị trên đất nước Việt Nam, họ đă dần thấy vai tṛ của chữ quốc ngữ và muốn dùng nó để phục vụ cho công cuộc thống trị  và loại trừ ảnh hưởng Trung Quốc. Họ đă dùng thứ chữ lưu hành trong nội bộ Giáo Hội qua nhiều thế kỷ thành một thứ chữ phổ biến  khắp nơi.

 

Chữ quốc ngữ càng ngày càng có vị trí vững chắc, từ những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ, đến tác phẩm của Trương Vĩnh Kư, Paulus Của đến báo Nông cổ Mín đàm, Gia định báo;  từ Đông Dương và Nam Phong tạp chí đến Hội Khai trí Tiến Đức, đến Phan Khôi với phong trào thơ mới; từ nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Văn học hiện thực phê phán đến nền văn học xă hội chủ nghĩa hôm nay, chữ quốc ngữ đă tiến những bước dài, đă xây dựng một nền văn chương quốc ngữ đồ sộ hôm qua, hôm nay, cũng như trong tương lai.

 

Chữ quốc ngữ, chắc chắn không như một số người luận suy hồ đồ là với chữ nầy, các giáo sĩ ḍng Tên muốn h́nh thành một ’’ ghetto nhà đạo’’, một ốc đảo văn hoá đối nghịch với chữ Nôm, chữ Hán thịnh hành lúc đó, muốn cắt ĺa người giáo hữu ra khỏi cội rễ dân tộc và mở đường cho chế độ thực dân.

 

Hăy trở lại thế kỷ 17, chúng ta thấy, khi ghi kư âm chữ Việt bằng mẫu tự La tinh, cacù nhà truyền giáo  hoàn toàn không có ư định đó. Tại Nhật Bản, trong cuốn từ điển dùng mẫu tự La Tinh- Bồ- Nhật, họ đă ghi rơ ‘’ Để xử dụng và thuận lợi cho giới trẻ Nhật Bản đang học La Ngữ, và cho người Âu Châu muốn học tiếng Nhật Bản’’. Phải, chỉ v́ sự thuận tiện cho việc học hành, nghiên cứu mà họ có sáng kiến nầy để vừa giúp người Âu Châu, đặc biệt các nhà truyền giáo và giúp cho người Việt học chữ Âu Châu thuận lợi hơn. Hơn nữa Ḍng Tên, tổ chức đă có sáng kiến trên đă rời khỏi Việt Nam từ năm 1666 với Joăo de Loureiro và như vậy làm sao quy trách cho họ những ư đồ đen tối lịch sử sau nầy. Không nên gán cho cha Pina, cha  Amaral, cha Đắc Lộ hay bất cứ ai cái âm mưu ấy. Bằng chứng là cái tủ sách 40 cuốn chữ nôm của Majorica vẫn c̣n đó, người công giáo đương thời vẫn xử dụng chữ Hán, chữ Nôm b́nh thường măi cho đến khi người Pháp loại những ngôn ngữ nầy ra khỏi cơ sở hành chánh của họ.

 

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các nhà trí thức, các sĩ phu yêu nước đă sớm thấy sự tiện lợi của thứ chữ nầy để phát triển đất nước. Các vị như Trần Quư Cáp, Nguyễn Văn Vĩnh và các thế hệ kế tiếp đă nh́n thấy tương lai của chữ nầy’.’Nên sự nghiệp cũng nhờ ba chữ đó… Chữ quốc ngữ là hồn trong nước. Phải đem ra tỉnh thức dân ta….Có ngày tiến hoá có ngày văn minh.’’ ( thơ Trần Quư cáp) . Cách mạng tháng tám năm 1945 cũng đă thấy rơ tầm mức của thứ chữ tiện lợi nầy và đă dùng để đánh giặc dốt, và là phương tiện phát huy học thuật, tư tưỡng Việt nam. Kể từ ngày đó, chữ quốc ngữ, nền văn chương quốc ngữ tiếp tục khẳng định vị trí đặc biệt của ḿnh giữa ḷng dân tộc.

 

 

KẾT.

 

Một ước mơ,  các giáo phận nên hỗ trợ Ḍng Tên h́nh thành Nhà truyền thống riêng về các tài liệu chữ Quốc Ngữ thưở ban đầu

 

Các Giáo phận có nhà in chữ quốc ngữ như Tân Định Sài G̣n, Làng Sông Qui Nhơn, Huế, Hà Nội, Bùi Chu …sưu tập các sách báo đă xuất bản cuối và đầu thế kỷ 20 để cháu con không chỉ nghe tên mà c̣n xem, đọc được.

 

Cùng nhà nước h́nh thành Bảo tàng chữ quốc ngữ , ảo cũng được, để toàn dân có thể tham khảo tất cả các sách báo qua 4 thế kỷ viết bằng chữ quốc ngữ. Tuy chúng ta quư trọng tài liệu Hán Nôm, nhưng so với tài liệu chữ quốc ngữ chẳng thấm vào đâu.

 

Cần tổ chức  một Hội Nghị về chữ quốc ngữ trong Giáo hội công giáo Việt Nam với sự tham gia của các chuyên viên.

 

Một hội nghị cấp quốc gia do nhà nước tổ chức.

 

Một hội nghị quốc tế do Unesco bảo trợ.

 

Cuối cùng : Chữ quốc ngữ, Di sản văn hóa thế giới.

 

Mong vậy thay.

 

 

 

 

Tham khảo:

 

1, ĐỖ QUANG CHÍNH : Lịch sử chữ quốc ngữ,Tủ sách Ra Khơi, SàiG̣n 1972.

 

2.THANH LĂNG : Những chặng đường của chữ viết quốc ngữ. Tạp chí Đại Học Huế, số Một,  tháng hai năm 1961, tr.6- 36.

 

3.ROLAND JACQUES : L’oeuvre de quelques pionniers portugais dans le domaine de la lingustique vietnamienne. Paris 1995.

 

4.ROLAND JACQUES :  Những người  Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học.Nhà xuất bản khoa học xă hội. Hà Nội 2007.

 

5. BÁ ĐA LỘC BỈ NHU : Từ vị Annam- LaTinh, do Hồng Nhuệ dịch và giới thiệu, Nhà Xuất bản Trẻ, TP HCM 1999.

 

6.ALEXANDRE DE RHODES : Từ điển Annam-Lusitan-Latinh, nhà xuất bản khoa học xă hội, TPHCM 1991.

 

7. JOSEHP JENNES, CICM Lịch sử Giáo Hội Công giáo nhật Bản ( bản dịch).Nhà xuất bản Tôn giáo. Hà Nội 2008.

 

8. ĐINH TRỌNG TUYÊN, ĐINH BÁ TRUYỀN. Dinh trấn Thanh Chiêm Quảng Nam. Điện Bàn, Quảng Nam 2011.

 

Nhiều  tài liệu trên các websites, sách, báo.

Các tác giả VƠ LONG TÊ, ĐỖ QUANG NGHIÊM  v.v.

 

ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG: antontruongthang.wordpress.com  Mục T́m hiểu lịch sử Giáo hội công giáo tại Việt Nam ; Anre Phú Yên v.v.

 

 

 

SÀI G̉N 17 THÁNG 01 NĂM 2015

HỌP MẶT GIA Đ̀NH ÁI HỮU PIO X ĐA LAT.