HƯỚNG VỀ PHÁT DIỆM

 

Phát Diệm có Giám Mục mới !

 

Thông báo của Toà Thánh chiều thứ bảy 25/7/2009 làm nức ḷng mọi người. 10g00 sáng Chúa Nhật tất cả 400 nhà thờ toàn Gp. Phát Diệm đều đổ chuông để loan báo Magnum gaudium (niềm vui lớn) : Habemus Episcopum, chúng ta có Giám Mục rồi. Từ cuối tháng 4/2007 đến nay đă 2 năm 3 tháng Phát Diệm vắng bóng chủ chăn tại chỗ. Đức Cha Giám Quản Nguyễn Chí Linh đă làm Cascadeur hoàn hảo, nhưng vẫn c̣n đợi người phải đến, đến để làm đẹp cho quê hương : v́ Phát Diệm có nghĩa là “toả ra nét đẹp” do ông Nguyễn Công Trứ đặt tên. Những người con cái Phát Diệm : ngoài Bắc, trong Nam hay hải ngoại đều hướng về Phát Diệm, để đón chào vị chủ chăn thứ 10 của Phát Diệm và thứ 100 của hàng Giám Mục Việt Nam.

 

     Tối thứ hai 27/7/2009 Đức Cha Nguyễn Chí Linh đă dẫn đầu 2 phái đoàn đại diện Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân của Phát Diệm miền Bắc và Phát Diệm miền Nam đến ĐCV.Xuân Lộc chúc mừng Tân Giám Mục Phát Diệm. Ngày 11/8 Tân GM. đến Phát Diệm gặp gỡ Linh mục đoàn cùng các thành phần của gia đ́nh giáo phận và đến thăm các vị lănh đạo Tỉnh Ninh B́nh. Trưa Chúa Nhật 23/8 Tân GM. đă đến Thanh Hoá như tiền trạm, để sáng hôm sau thứ hai 24/8 ĐGM. Thanh Hoá đưa Tân GM. đến Nhà thờ Ninh B́nh. Từ đây đoàn rước đưa Tân GM. về quê nhà Phúc Nhạc : viếng đền thánh Anê Lê Thị Thành, hôn đất, nơi đă sản sinh 5 vị thánh tử đạo, tiến vào nhà thờ Phúc Nhạc, nơi Tân GM đă được rửa tội. Sau đó đoàn rước đưa ngài về Phát Diệm, đến Nhà thờ Chính toà cung kính hôn đất, mảnh đất đă ghi dấu vết chân của bao anh tài đă khai sơn phá thạch cho Phát Diệm. Ngày thứ ba 25/8 Tân GM. đă lui về đan viện Châu Sơn ở Nho Quan để tĩnh tâm, chuẩn bị cho cuộc hạ sơn với lễ tấn phong Giám Mục 8/9/2009 tại Nhà thờ Chính toà Phát Diệm.   

 

    

     THÂN THẾ CỦA TÂN GIÁM MỤC GIUSE NGUYỄN NĂNG

 

 

     Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Năng sinh ngày 24.11.1953 (trùng ngày kính các thánh tử đạo Việt Nam) tại Phúc Nhạc Ninh B́nh, một Giáo xứ giầu truyền thống của Gp. Phát Diệm. Sau năm 1954 gia đ́nh di cư vào Nam và định cư tại Giáo Xứ Phúc Nhạc Gia Kiệm, cho đến năm 1973 th́ dời về Giáo Xứ Bạch Lâm Gia Kiệm.

 

Sinh trưởng trong một gia đ́nh đạo hạnh gồm có 10 người con (mất 2, c̣n 8 : 5 trai và 3 gái), anh Năng là trưởng,  kế đến là anh Nguyễn Thái, Giám Đốc Cty Nhạc cụ Việt Thương, Trưởng Ban Doanh Nghiệp Công Giáo TGP.TP.HCM (các anh Thanh và Trung đều đồng nghiệp với anh Thái); út nam là Lm. Phaolô Nguyễn Ngọc Phương TP.LM 2005, du học bên Pháp; cậu ruột là cha Antôn Vũ Sĩ Hoằng, Chính Xứ Long Định II Gp. Mỹ Tho.  Ông cố là Giuse Nguyễn Văn Tài (nên mới đặt tên cho con trưởng là Năng, tạo nên một ḍng họ tài năng), làm tài xế và chủ xe, qua đời ngày 8/7/1998, trước khi cha Năng lên đường du học tại Roma. C̣n Bà cố Maria Vũ Thị Ngũ (chị của cha Vũ Sĩ Hoằng) qua đời sớm hơn vào ngày 5/4/1985.

 

      Khi c̣n nhỏ chú Năng giúp lễ tại Nhà thờ Phúc Nhac Gia Kiệm, có thiên hướng muốn phục vụ trong đời tu. Chú Năng gia nhập Tiểu Chủng Viện Saigon : năm dự bị 1962 tại nhà Vũng Tàu, năm sau tại Saigon. Lúc đó cha Nicola Vũ Gia Đệ (quê ở B́nh Sa, Phát Diệm) đang làm Cha giáo tại TCV. Saigon thấy chú Năng giỏi ngoan, nên đă nhận làm nghĩa tử và chăm sóc tận t́nh. Có lần cha giáo Đệ nói nửa đùa nửa thật : Gp. Vinh có Giám Mục Nguyễn Năng, con mai sau cũng làm Giám Mục được đấy. Lời tiên tri ấy nay ứng nghiệm, cũng nhờ Cha Cố Nicola Vũ Gia Đệ (+23/12/2005) ở trên trời phù hộ. Chú Năng luôn luôn là một học sinh xuất sắc, được thày yêu bạn quư.

 

Năm 1965 Gp. Xuân Lộc được tách ra khỏi TGP. Saigon, nên chú Năng trở thành chủng sinh của Gp. Xuân Lộc, nhưng vẫn tiếp tục học ở TCV. Saigon.  Đậu bằng Tú Tài và măn TCV Saigon, ngày 14/8/1970 lên Đà Lạt nhập khoá 13 GHHV Piô X cùng với các đồng bạn như Nguyễn Văn Phán (Xuân Lộc), Lê Tùng Sơn (Saigon), Trần Văn Đức (Saigon, sau làm Lm. hiện ở Mỹ), Nguyễn Chí Linh (Nha Trang, nay là GM Thanh Hoá), Hoàng Văn Đạt (Ḍng Tên, nay là GM Bắc Ninh)…. Đồng bạn đều khen thày Năng trẻ đẹp nhất lớp, sống rất chan hoà với anh em. Sau một năm dự bị và 3 năm Triết học, giữa năm 1974 thày đậu cử nhân Triết học. Năm 1974 giúp xứ Hà Nội Hố Nai thời cha Hiền làm Cha Sở, làm vừa ḷng mọi người. Mùa hè 1975 kết thúc năm giúp xứ trong buổi loạn ly, thày Năng quyết theo con đường đă chọn, đường ta ta đi : thày Năng cùng bạn bè vẫn tựu trường GHHV Đà Lạt ngày 2/6/1975, học Thần học cho đến ngày 9/8/1977 GHHV bị giải thể.

 

     Thày phải trở về Gia Kiệm vừa lao động phụ giúp gia đ́nh (trồng rau, nuôi heo, sấy chuối), vừa phụ giúp Tu Hội Tông Đồ Nhỏ ở Bạch Lâm; vừa trau dồi kiến thức, vừa hướng dẫn các em dự tu về Triết học và Thần học. Sau 11 năm kiên tŕ đợi chờ (1977-1988), niềm hy vọng mới vươn lên : năm 1989 thày được đi giúp xứ Thuận Hoà, Biên Hoà, rồi ngày 09/06/1990 thụ phong Linh Mục tại Nhà thờ Chính Toà Xuân Lộc do ĐC Nguyễn Minh Nhật. Từ ngày đó con đường sáng đă mở ra : 1990 chính xứ Thuận Hoà, 1998 du học tại Đại Học Urbaniana Roma và năm 2002 đậu bằng Tiến Sĩ Thần học Tín lư. Về nước, cha đặc trách huấn luyện chủng sinh Gp. Xuân Lộc 2002-2006. Với tài năng đức độ nên năm 2006 được tín nhiệm làm Giám Đốc Cơ sở II ĐCV Thánh Giuse - Xuân Lộc. Vạn sự khởi đầu nan, Cha Giám Đốc cái ǵ cũng làm từ đầu : từ tổ chức ban giáo sư đến tuyển sinh, đến tiếp nhận cơ sở mới (hoàn thành cơ bản ngày 26/9/2008 và cung hiến nhà nguyện ngày 19/3/2009).

 

     Ngày 25/7/2009 Toà Thánh chính thức việc bổ nhiệm Tân Giám Mục Chính Toà Gp.  Phát Diệm Giuse Nguyễn Năng với khẩu hiệu : Hiệp thông và Phục vụ. Ngày trọng đại : lễ tấn phong 8g30 thứ ba 8/9/2009 tại Nhà thờ Chính Toà Phát Diệm. Một dấu ấn : ngày đó chính là Sinh Nhật Đức Mẹ nay trở thành ngày sinh của thánh chức Giám Mục.

 

 

     NHỮNG DẤU ẤN CỦA TÂN GIÁM MỤC

 

1. Trùng lập :

  - Họ và tên : trùng với Đức Cha Nguyễn Năng, Giám Mục Vinh

  - Ngày sinh trùng với lễ các thánh tử đạo Việt Nam : 24/11.

 

 2. Những con số kỳ diệu :

  - Tân GM là GM/VN thứ 100 chẵn, trong khi vị tiên khởi là GM G.B. Nguyễn Bá Ṭng : cả hai

     đều là GM Gp. Phát Diệm.

 

  - Tân GM là GM thứ 10 phục vụ Gp. Phát Diệm, cũng là GM thứ 10 xuất thân từ Gp. Phát Diệm

 

  - Tân GM là GM thứ 13 của GHHV Piô X, cựu học viên Khoá 13 GHHV, thứ 13 của danh sách K13: Chuẩn-Doan-Duy-Đạo-Định-Đức-HảiNg.-HảiTrần-Hiền-Hương-Khôi-Linh-Năng

 

  - Tân GM kết với con số 9 : thụ phong Lm 9/6/2000, phục vụ Gx. Thái Hoà 9 năm, năm nay kỷ niệm 19 năm Lm, thụ chức GM vào tháng 9 năm 2009.

 

  - Những số 9 liên quan : Huyện Kim Sơn được Doanh Diền Sứ Nguyễn Công Trứ thành lập vào năm 1829, nghĩa là cách đây 180 năm, Linh mục Nam Tước Trần Lục qua đời 6/7/1899, nay là năm giỗ thứ 110, TCV Thánh Phaolô Phúc Nhạc hoàn tất xây dựng 23/12/1929, tức là tṛn 80 năm.

 

3. Hai con số song thập :  

    Tân GM là Giám Mục thứ 10 phục vụ Gp. Phát Diệm :

 

1/ GM. Alexandre J.P. Marcou Thành (nhậm chức 1901- qua đời 1939)

2/ GM. Phó Louis de Cooman Hành (thụ chức GM 1917- qua đời 197…)

3/ GM. G.B. Nguyễn Bá Ṭng (thụ chức GM 1933 - qua đời 1949)

4/ GM. Gioan Maria Phan Đ́nh Phùng (1940-1944)

5/ GM. Tađêô Lê Hữu Từ (1945-1967)

6/ GM. Phaolô Bùi Chu Tạo (1959-2001)

7/ GM. Phó Giuse Lê Quư Thanh (1964-1974)

8/ GM. Phó Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1977-1981)

9/ GM. Giuse Nguyễn Văn Yến (1988)

10/ GM. Giuse Nguyễn Năng (2009)

    Tân GM là GM thứ 10 xuất thân từ những Giáo xứ thuộc Gp. Phát Diệm :  

1) GM. Gioan-Maria Phan Đ́nh Phùng (1940-1944), quê Kiến Thái    (Phục vụ Gp.: Phát Diệm)

2) GM. Phêrô-Maria Phạm Ngọc Chi (1950-1988), Tôn Đạo                (BùiChu,QuyNhơn,ĐàNẵg)

3) GM. Phaolô Bùi Chu Tạo (1959-2001), Tam Châu                            (Phát Diệm)

4) GM. Phêrô Phạm Tần (1975-1990), Phúc Hải                                    (Thanh Hoá)

5) GM Vincentê Phạm Văn Dụ (1960-1998) Phát Diệm họ Phát Trung (Lạng Sơn)

6) HY.TGM.Phaolô-Giuse Phạm Đ́nh Tụng (1963-2008), Quảng Nạp (Bắc Ninh, Hà Nội)

7) GM. Giuse Nguyễn Phụng Hiểu (1990-1992), Hàm Phu                    (Hưng Hoá)

8) GM. Phaolô-Maria Nguyễn Minh Nhật (1975-2007), Phát Diệm,họ Thượng Kiệm (Xuân Lộc)

9) GM. Phaolô-Tịnh Nguyễn B́nh Tĩnh (2000), Phát Diệm, họ Phát Ngoại                 (Đà Nẵng)

10) GM. Giuse Nguyễn Năng (2009), Phúc Nhạc                                                          (Phát Diệm)

 

 

 

     PHÚC NHẠC, QUÊ HƯƠNG CỦA TÂN GIÁM MỤC NGUYỄN NĂNG

 

     Nơi chôn nhau căt rốn của Tân Giám Mục Nguyễn Năng chính là Giáo Xứ Phúc Nhạc, cánh chim đầu đàn của Gp. Phát Diệm với một bề dầy truyền thống ít nơi đâu sánh được. Giáo sĩ Đắc Lộ đă đến Cửa Bạng ngảy 19/3/1627, nhưng lại đặt Trung tâm Truyền giáo đầu tiên tại Hảo Nho (Van No) với nhà thờ đầu tiên (primum templum), do chính ngài cất lên cùng năm 1627. Từ đó đạo Chúa rộng lan khắp Đàng Ngoài. Đến năm 1790 từ Hảo Nho tách ra Giáo Xứ Phúc Nhạc. Măi đến năm 1854 từ Phúc Nhạc mới tách ra Gx. Phát Diệm (25 năm sau khi huyện Kim Sơn được h́nh thành năm 1829). Cắt bớt cho Phát Diệm rồi, thế mà sử liệu ghi nhận : năm 1864 Phúc Nhạc có đến 10.600 giáo dân, luôn luôn là Giáo Xứ đông dân và sầm uất nhất Gp. Phát Diệm. Từ mấy trăm năm trước mà đă là một Gx. lớn như vậy, mới thấy sức sống tiềm tàng như thế nào. Trước năm 1954 có 11 họ lẻ, nay chỉ c̣n 7 họ : Thôn Đỗ, Thôn Đồng, Thôn Phạm, Tân Hợp, Đức Bà Hằng Cứu Giúp, Phúc Giang, Phương Mai. Số giáo dân hiện nay là 2.652 người. Phúc Nhạc Gia Kiệm tiếp nối truyền thống cố hữu với khoảng 10.000 giáo dân, mỗi ngày một phát triển, đang chuẩn bị tái thiết Thánh đường thật rộng lớn, cho xứng đáng với danh hiệu cao quư của ḿnh.

 

     Bổn Mạng của Gx. Phúc Nhạc : Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12, Bổn Mạng II : thánh Anê Lê Thị  Thành 12/7.

 

    

1. Phúc Nhạc là Trung tâm Tử đạo của Phát Diệm, v́ trong 8 vị Tử Đạo của Phát Diệm có đến 5

    vị là người Phúc Nhạc. Cũng c̣n gọi là Trung Tâm tôn kính các thánh Tử Đạo, v́ hàng năm

    vào dịp lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam 24/11 mọi người trong Giáo phận về dự lễ rất đông. Sau

    đây là danh sách năm vị thánh tử đạo đă từng sống, từng phục vụ trong Gx. Phúc Nhạc :

1/ Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, Linh mục : quê Hiếu Thuận Phát Diệm, Chính Xứ Phúc

     Nhạc : tử đạo ngày 28/4/1840 tại chân núi Cánh Diều, Ninh B́nh.

2/ Thánh G.B. Đinh Văn Thanh, thày giảng : quê Quảng Phúc PD, giúp xứ Phúc Nhạc : tử đạo

     cùng với thánh Khoan.

3/ Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, thày giảng : quê Đồng Chuối (Tiêu Hà) Hà Nội, giúp xứ Phúc

     Nhạc : cùng tử đạo với thánh Khoan.

4/ Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự, thày giảng : quê B́nh Hoà (họ lẻ của Phúc Nhạc), giúp ở Nghệ

    An : bị xử giảo tại Đồng Hới ngày 10/7/1840.

5/ Nữ thánh Anê Lê Thị Thành, quê ở Bái Điền Thanh Hoá, từ nhỏ sống và lấy chồng ở Phúc

     Nhạc : bị bắt v́ dám che chở các giáo sĩ, chết rũ tù ở Nam Định 12/7/1841.

    Các vị tử đạo chưa được phong thánh (có đến 20 người chết v́ đạo) mà hài cốt lưu trữ trong

    Pḥng áo của Nt.Phúc Nhạc : cha Phêrô Cẩn, cha Mai Khanh, cha G.B. Báu và 2 cha không có

    tên, cuối cùng là chủng sinh Phaolô Bột.

 

 2. Phúc Nhạc là Trung tâm Sống đạo của Gp. Phát Diệm : sống tinh thần cộng đoàn, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có nền nếp đạo đức, thể hiện qua các lễ hội. Kính trọng các linh mục tu sĩ, tham gia việc chung, có nhiều ân nhân giúp đỡ TCV., nhiều chị em phục vụ TCV. suốt đời.  Vào Nam, Phúc Nhạc vẫn giữ truyền thống đạo đức của ḿnh.   

 

     Số người đi tu rất đông : nếu tính từ xưa đến giờ khoảng 100 LM. Hiện bây giờ đang phục vụ tại các nơi khác nhau tại Gp. Phát Diệm, tại Miền Nam và hải ngoại : trên 25 vị. Những gia đ́nh đ́nh có nhiều LM. như sau :  gia đ́nh 3 LM. : cha Phạm Vân Hội, cha Phạm Dần và cha Phạm Quang Tịnh. Gia đ́nh 2 LM : cha Vũ Sửu và cha Vũ Đức Vượng; cha Vũ Phan Long và cha Vũ Hữu Lễ; Đức cha Nguyễn Năng và cha Nguyễn Ngọc Phương. Vẻ vang cho Phúc Nhạc như cha Phạm Vân Hội có 3 bằng Tiến sĩ Sorbonne và khoảng 10 bằng Cử nhân Sorbonne, phải được ghi trong kỷ lục là người nhiều bằng cấp nhất Việt Nam. Cha Vũ Phan Long (cử nhân Kinh Thánh duy nhất ở VN sau 1975) Giám Tỉnh Ḍng Phanxicô, cha Trần Đức Anh OP tại Roma…

 

 

ĐỀN THÁNH ANÊ LÊ THỊ THÀNH

 

 Ai cũng biết vị nữ thánh độc nhất của VN là thánh Anê Lê Thị Thành, được mọi người mến mộ. Đền thánh nữ ở bên cạnh bờ hồ Phúc Nhạc, phía bên phải (từ đường nh́n vào), được xây dựng theo kiến trúc Á Đông, khánh thành vào tháng 11/2007, do nhiều thành phần đóng góp.

 

     Năm 1936 một ngôi đền thờ được xây trong khuôn viên Nhà thờ Phúc Nhạc tôn kính thánh Anê Lê Thị Thành, tức là Bà thánh Đê, một người thuộc họ Thôn Đồng của Giáo Xứ. Ngôi đền nhỏ bé : rộng 4m, dài 8m, tháp 12m, theo kiến trúc Tây phương, với thời gian và trong chiến tranh đă bị hư hại trầm trọng. Năm1992 Phúc Nhạc được chọn làm Trung Tâm tôn kính các thánh Tử Đạo, nên Cha xứ và giáo dân quyết tâm xây một ngôi đền mới, to rộng hơn. Măi đến năm 2003 mới được phép xây, nhưng chỉ cho phép theo kích thước cũ, nên vẫn phải kiên nhẫn phấn đấu và đợi chờ. Ngày 24/11/2005 ĐC Nguyễn Văn Yến nâng Nhà thờ Phúc Nhạc lên hàng Đền Thánh Tử Đạo của Gp. Phát Diệm. Đến năm 2006 đền thánh Anê Lê Thị Thành mới được phép xây dựng theo kiến trúc Đông phương với kích thước theo đơn xin : dài 13,5m, rộng 8m với tháp mái cong cao 12,5m.  Ngày 14/5/2006 khởi công và khánh thành tháng 11/2007. Ngày thứ hai 24/8/2009 trên đường đến Phát Diệm, Tân GM Nguyễn Năng đă đến hôn đất tại đền thánh Anê Lê Thị Thành. Hiện nay khách đến kính viếng và xin khấn rất đông : có người trực suốt ngày trong tuần, mỗi tuần có một thánh lễ…Ngoài đền thánh tại Phúc Nhạc, c̣n có Giáo Xứ Anê Lê Thị Thành ở Marrero, Lousiana, rất hănh diện với thánh Bổn Mạng của ḿnh và từng hỗ trợ cho đền thánh ở Phúc Nhạc.

    

 


TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLÔ

 

    Nếu Hà Nội có Chủng Viện Vĩnh Trị, Thanh Hoá có Chủng Viện Ba Làng, th́ Phát Diệm hănh diện có Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô Phúc Nhạc. Sở dĩ có tên Bổn Mạng là Thánh Phaolô, v́ Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) đă có TCV Vĩnh Trị mang tên Bổn Mạng là Thánh Phêrô, nên để song đối, TCV Phúc Nhạc được vinh dự với Bổn Mạng là Thánh Phaolô. Phúc Nhạc rất tự hào, v́ được chọn làm nơi đào tạo các Linh mục, được gọi là “ḷ lửa của Chúa Thánh Thần”. C̣n TCV Thánh Phaolô có tiếng vang thế nào mà ngay đầu thế kỷ 20 đă có vinh dự được chọn làm nơi tổ chức lễ nhậm chức Giám Mục địa phận Thanh (tiền thân của Phát Diệm) của ĐC Marcou Thành vào ngày 8/2/1902.

 

   TCV Phúc Nhạc h́nh thành ngày 1/11/1867 trải qua 3 đợt xây dựng : đợt I/ nhà tranh vách đất, đợt II/ nhà bằng gỗ, nhà nguyện xây 1893, đợt III : 1927 xây kiên cố ba tầng, mỗi dẫy nhà dài tới 100m, tường dày đến 50cm, (diện tích khoảng 2 mẫu tây), hoàn thành xây dựng ngày 23/12/1929, khánh thành tháng giêng năm 1930.

 

     Năm 1965 Bộ Truyền Giáo giải thể các Chủng Viện di cư ở miền Nam, nên niên khoá 1966-1967 tại Phú Nhuận là cuối cùng. Như một định mệnh : TCV Thánh Phaolô Phát Diệm mừng thọ đúng 100 tuổi (1/11/1867-1967) : đón tiếp gần 5.000 tiểu chủng sinh với thành quả : khoảng 500 Linh mục (trung b́nh mỗi năm đào tạo được 5 Linh mục).  

 

 

GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM, NƠI TÂN GIÁM MỤC ĐƯỢC SAI ĐẾN PHỤC VỤ

 

     Tiếp đoàn Gp. Phát Diệm ngoài Bắc trong Nam đến chào mừng tối thứ hai 27/7 tại ĐCV Xuân Lộc, Tân GM Nguyễn Năng đă nhận tấm bản đồ Gp. Phát Diệm và đội lên đầu, như muốn sẵn sàng phục vụ với ḷng trân trọng đối với quê hương và con người. Trước khi về trấn nhậm Phát Diệm, Tân GM Nguyễn Năng đă t́m hiểu kỹ lưỡng về nơi ḿnh sẽ phục vụ. Trong một cuộc phỏng vấn, ngài đă mô tả rành rọt như sau:

 

     Giáo phận Phát Diệm hầu như nằm gọn trong tỉnh Ninh B́nh, có một giáo xứ thuộc huyện Lạc Thuỷ và 2 họ lẻ thuộc huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà B́nh. Bắc giáp tổng giáo phận Hà Nội, Đông giáp giáo phận Bùi Chu, Tây giáp giáo phận Thanh Hoá, Nam giáp Biển Đông. Diện tích giáo phận là 1.786,77km2 với dân số 948.035 người, trong đó số giáo dân là 156.233, được chia thành 9 giáo hạt, 75 giáo xứ. Hiện nay giáo phận có 61 linh mục giáo phận, trong đó có 7 cha đang du học và 4 cha nghỉ hưu, 5 linh mục ḍng, 5 phó tế, 47 đại chủng sinh, 141 tu sinh, 1.250 giáo lư viên, 65 nữ tu khấn trọn và 96 khấn sinh thuộc Hội ḍng Mến Thánh Giá Phát Diệm. Hiện diện trên đất Phát Diệm c̣n có ḍng Châu Sơn tại huyện Nho Quan. Dân chúng đa số làm nghề nông. Ngoài người Kinh c̣n có một ít giáo dân là người dân tộc Mường.

 

     Chúng ta thử làm một số thống kê :

 

- Tỷ lệ giáo dân Phát Diệm chiếm 15,37 % dân số, gấp đôi tỷ lệ Công giáo toàn quốc.

- Trung b́nh mỗi LM phụ trách 3.000 giáo dân : tỷ lệ quá cao.

- 60% Gx có cha xứ (44 Gx) và 40% Gx không có cha xứ (31 Gx) nói lên sự thiếu hụt trầm trọng.  - Linh mục trẻ nhất : cha Phêrô Trịnh Ngọc Do, 34 tuổi (SN 1975), TP.LM 2007.

- Linh mục già nhấ : cha Giuse M. Phạm Đức Tấn, 92 tuổi (SN 1917), TP.LM 1982 lúc 65 tuổi!

- Thang tuổi theo đường cong : 34t-40t : 17 cha; 41-50 : 23 cha; 51-60 : 10 cha; 61-70 : 6 cha;

   71-92 : 5 cha.

- Tuổi trung b́nh của các LM Phát Diệm : 49 tuổi.

 

     Phát Diệm nổi tiếng v́ có nhiều ơn gọi. Lại có nhiều ơn gọi phong phú trong một gia đ́nh. Có thể liệt kê như sau : 2 gia đ́nh có 4 anh em làm Linh mục : một tại Phú Vinh với cha Trần Phúc Long, cha Trần Phúc Vỵ, cha Trần Phúc Vinh Hạnh và cha  Trần Phúc Nhân (c̣n có 2 Nữ tu nữa), một ở Văn Hải với cha Phan Thanh Hiền, cha Phan Năng Hoè, cha Phan Năng Hưởng và cha Phan Năng Hân. Ba gia đ́nh có 3 LM : ở Ứng Luật với cha Trần Trung Lương, cha Trần Ngọc Phan và cha Trần Phương Phi (thêm một nữ tu); ở Phúc Nhạc với Phạm Vân Hội, cha  Phạm Dần và cha Phạm Hùng Tịnh), và ở Nam Biên với cha Phạm Minh Tri, cha Phạm Tri Thức và cha Phạm Ân Sử. Gia đ́nh có 2 LM th́ rất nhiều.

 

     Các LM. gốc PD ở miền Nam và hải ngoại (xuất thân từ TCV Thánh Phaolô Phúc Nhạc và Phú Nhuận) : hiện c̣n sống là 98 vị : trong Nam 73 vị, hải ngoại : 25 vị. Vị cao niên nhất là Cha già Bênađô Phạm Văn Quy SN 1912 (97 tuổi), trẻ nhất là cha Trịnh Tín Ư SN 1948 (61 tuổi).

 

     Một gia tài to lớn đă được biết bao vị tiền nhiệm gầy dựng vun đắp, nay được trao cho Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đầy tài năng và hiệu năng, sẽ làm nên giầu đẹp thêm. Hiệp thông và phục vụ : châm ngôn của Tân GM. sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mảnh đất h́nh chữ nhật từ miệt Hoà B́nh đến tận Biển Đông. Mượn lời kết của tác giả cuốn Exodus để gửi đến Tân Giám Mục Phát Diệm : Phúc cho ai có một quê hương để phục vụ !

 

                                                                                                                            Lm. Phạm Bá Lăm