Đức Cha Giuse NGUYỄN CHÍ LINH

chủ tọa lễ thành lập hội TOBIA

tại Giáo Xứ Việt Nam Paris

 

 

 

 

PARIS. Giáo xứ Việt Nam, ngày 02 tháng 11 năm 2008  

« Giáo dân việt nam Paris được hân hạnh tiếp đón và chào mừng Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Địa Phận THANH HÓA, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đức cha Giuse vẫn luôn dành một tâm t́nh ưu ái với Giáo xứ Việt Nam chúng ta. Chẳng những bây giờ, với tính cách là giám mục. Mà cả xưa kia, khi c̣n là linh mục sinh viên, Ngài cũng vẫn đă thường ghé thăm chúng ta. Hôm nay, Đức cha Giuse vừa tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Rôma xong. Trên đường về, Ngài đă đáp lời mời của chúng ta mà đến thăm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Paris, và cùng chúng ta cử hành thánh lễ Các Linh Hồn. Sau thánh lễ, Ngài sẽ chủ tọa lễ chính thức thành lập Hội TOBIA, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris chúng ta. Xin công đoàn một tràng pháo tay chào đón Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh ».

 

Đáp lời chào mừng của Đức Ông Mai Đức Vinh trên đây, Đức Cha Nguyễn Chí Linh ứng khẩu : « Vâng, thưa Đức Ông và quí ông bà anh chị em, Giáo xứ Việt Nam Paris quả thật không xa lạ đối với con. V́ nơi đây, con đă từng có dịp nhiều lần đi lại cầu nguyện. Con rất hân hạnh được trở lại cầu nguyện cùng giáo xứ, cùng các thành viên hội TOBIA và cùng mỗi người trong Giáo xứ Việt nam Paris ; Đặc biệt trong ngày Lễ Các Linh Hồn hôm nay, ngày mà truyền thống chúng ta dành để cầu nguyện đặc biệt cho các linh hồn thân nhân, bạn hữu. Xin Chúa nhân từ bao la, nhờ của lễ toàn thiêu của Đức Kytô, mau ban đời sống vĩnh cửu cho mọi linh hồn thân thương đă qua đời ».

 

 

Sau thánh lễ, trước sự chủ tọa của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, cùng sự hiện diện của các linh mục và tu sĩ trong Ban Giám Đốc, của các thành viên Ban Cố Vấn và Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ, cũng như sự chứng kiến của toàn thể cộng đoàn, Đức Ông Mai Đức Vinh vắn tắt giới thiệu các thành viên chi hội.

 

 

Không kể người phối hợp chung là Đức Ông Mai Đức Vinh và người phụ tá là Thầy Sáu Phạm Bá Nha, Hội TOBIA hiện nay có 8 chi hội : 2 cho Paris, và 6 cho các địa điểm mục vụ khác, với những Chi trưởng TOBIA tiên khởi sau đây :

·        Paris : Ông Nguyễn xuân Cần và ông Trần Huynh

·        Antony : Ông Nguyễn Tính Nghĩa

·        Cergy-Pontoise : Ông Vũ Văn Châu

·        Ermont : Ông Nguyễn Hữu Thủy

·        Marne-La-Vallée : Ông Nguyễn Văn Hải

·        Sarcelles : Ông Chea Tâm

·        Villiers-Le-Bel : Ông Huỳnh Jean Pierre.

 

Ngài cũng tŕnh bày vắn tắt mục đích của Hội TOBIA rằng : « Cầu nguyện cho người quá cố cũng như chia sẻ thân t́nh với tang quyến là việc làm phúc đức vốn có trong Giáo Hội và vốn thực hành trong mỗi Cộng Đoàn của Giáo Xứ. Các Đấng Bề Trên trong Giáo Hội ước mong rằng những việc làm đạo đức như vậy cần được tổ chức với một cơ cấu nhẹ nhàng, để vừa hun nóng và biểu lộ niềm tin, vừa gia tăng t́nh huynh đệ, t́nh liên đới và sự hiệp nhất trong mỗi cộng đoàn hay mỗi giáo xứ. Tôi nghĩ đó là mục đích của Hội TOBIA hôm nay được chính thức ra mắt và liên đới sinh hoạt trong các Cộng Đoàn của Giáo Xứ chúng ta. Việc Đức Cha Giuse sẽ trao cho Quí Đại Diện Cộng Đoàn cuốn « CẦU NGUYỆN TOBIA(1) » là một cử chỉ « sai đi ». Cuốn « Cầu Nguyện Tobia » có thể được coi như một dấu chỉ hiệp nhất trong mỗi Cộng Đoàn và cả Giáo Xứ ».

 

Tiếp lời của Đức Ông Giám Đốc, 8 Chi Trưởng đă cùng đọc lời kinh hội TOBIA sau đây : « Lậy Chúa Giêsu, xin Chúa chúc lành cho hội TOBIA của Giáo Xứ chúng con. Xin Chúa ban cho mỗi người trong Cộng Đoàn một trái tim đầy t́nh huynh đệ và chia sẻ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh vui buồn, xin cho chúng con biết lấy đức tin và lời cầu nguyện nâng đỡ nhau lúc c̣n sống và cầu nguyện cho nhau khi đă qua đời. Xin cho ḷng thành và lời nguyện liên kết chúng con, khi sống và khi chết, trong t́nh yêu của Chúa đến muôn đời. Amen ».

 

Các Chi Trưởng dứt lời kinh, Đức cha Giuse đă làm một cử chi  rất cảm động. Ngài trao cho mỗi vị một cuốn sách « CẦU NGUYỆN TOBIA » và bắt tay một cách thân thiện như « sai đi ». Mỗi Chi Trưởng đă được sai đi để lấy « trái tim đầy t́nh huynh đệ và chia sẻ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh vui buồn », để « lấy đức tin và lời cầu nguyện nâng đỡ nhau lúc c̣n sống và cầu nguyện cho nhau khi đă qua đời ».

 

Lễ chính thức thành lập hội TOBIA tại Giáo Xứ Việt Nam Paris đă được kết thúc với phép lành của Đức cha Giuse và các cha đồng tế trong ban giám đốc giáo xứ.

 

 

Ghi chú :

(1). Sách « CẦU NGUYỆN HỘi TOBIA », như đầu đề đă xác định, tŕnh bày những lời nguyện cần thiết và thường dùng cho hội viên TOBIA. 5 lời cầu nguyện chính yếu đă được ghi ra là : Viếng xác, Cầu nguyện theo kinh phụng vụ, Cầu nguyện theo lời Chúa, Cầu nguyện với những kinh quen thuộc và giờ thánh cầu cho bệnh nhân.

Ngoài năm lời cầu nguyện trên, sách c̣n tŕnh bày hai điều cụ thể rất hữu ích : Nội qui Hội TOBIA và Mấy điều thực tế về Thủ tục dân sự và Nghi lễ an táng.

 

Vế Nội qui, điều mà mỗi người cần biết nhất có lẽ là « Sinh Hoạt của Hội TOBIA », xoay quanh 4 điểm sau đậy :

1.     Khi trong gia đ́nh có người đau yếu nặng, có thể báo tin cho Chi Trưởng biết để Cộng Đoàn cầu nguyện hay viếng thăm tùy theo hoàn cảnh.

2.     Khi trong gia đ́nh có người qua đời, có thể báo tin cho Chi Trưởng biết để tổ chức việc thăm viếng và các buổi cầu nguyện và tham dự lễ an táng tùy theo hoàn cảnh.

3.     Nơi cầu nguyện cho người quá cố có thể là tại gia, tại nhà quàn hay tại nhà thờ ; và đọc kinh một buổi, hai buổi hay ba buổi tùy theo hoàn cảnh.

4.     Cộng Đoàn trích quỹ xin cho người quá cố ba thánh lễ.

 

Về mấy điểm thực tế, trước nhất sách nêu ra 11 điều thực tế về Thủ tục Dân Sự :  

1.     Một người qua đời tại nhà thương, xác của họ được để trong nhà quàn của nhà thương (Chambre mortuaire de l’hôpital), trù khi gia đ́nh muốn đem đến một nhà quàn khác.

2.     Một người qua đời ở ngoài nhà thương, xác của họ không được nhận để trong nhà quàn của nhà thương, nhưng để ở một nhà quàn tư nhân (Chambre funéraire privée).

3.     Một người qua đời tại tư gia : gia đ́nh phải báo ngay cho cảnh sát (la police) và cảnh sát sẽ chỉ cho những việc phải làm (gọi bác sĩ, nhà quàn, làm giấy khai tử, …).

4.     Thường thường tại nhà thương, tại thị sảnh, tại ṭa giám mục, đều có một bàn giấy chỉ dẫn về sự chọn lựa nhà quàn hay nhà an táng (nhà Ḥm) (Pompe funèbre) thuận tiện, cũng như chỉ dẫn việc làm giấy khai tử,…

5.     B́nh thường, nhà an táng chỉ dẫn và giúp tang quyến làm mọi thủ tục hành chánh, việc mua quan tài, đặt ṿng hoa, …liên hệ với nhà quàn (nếu cần đưa xác tới đó), và liên hệ với nhà thờ về việc cử hành lễ an táng.

6.     Tại Paris có một văn pḥng lo về việc an táng cho người công giáo : Service Catholique des Funérailles, 66 rue Falgưre, Paris 75015. Métro Pasteur, Tél. : 01 44 38 80 80.

7.     Nhà An táng cũng liên hệ với nghĩa trang trong trường hợp muốn hỏa táng (crémation), mua b́nh đựng tro (urne), mua chỗ để tro (cage),…

8.     Nhà An táng có đủ giá biểu chính thức (tarifs officiels), kể cả tiền trả cho nhà thờ.

9.     Nhà An táng có thể liên hệ với ngân hàng có chương mục của người quá cố để lấy số tiền cần trang trải trong việc an táng.

10. Nhà An táng có thể liên hệ với các tổ chức bảo hiểm (assurance) của người quá cố.

11. Gần Giáo Xứ Việt Nam có nhà quàn (10 phút đi bộ) : Chambre Funéraire des Batignolles, 1, Bd du Général Leclerc, 91110 Clichy. Tél. : 01 42 28 46 02, fax 01 42 28 44 19, giờ mở cửa 8g-18g, có 32 chỗ đậu xe.

 

Và sau đó, về Nghi lễ an táng, sách nêu ra 5 điều thực tế quan trọng sau đây :

1.     Khi gia đ́nh có người qua đời, liên lạc với Ban Đại Diện của Cộng Đoàn Việt Nam hay với họ đạo Pháp. V́ bay giờ mỗi cộng đoàn đều có Chi Hội TOBIA, và mỗi xứ đạo Pháp có Ban Hậu Sự (Service catholique des Funérailles).

2.     Nếu gia đ́nh muốn, có thể xin Chi Hội TOBIA tổ chức các buổi viếng xác và đọc kinh.

3.     Tang quyến hoàn toàn tự do : muốn đưa linh cữu tới nhà thờ Giáo Xứ Việt Nam hay đến một nhà thờ Pháp. Nhà An táng có thể giúp liên lạc và trả tiền cho nhà thờ theo giá biểu chính thức.

4.      Phải liên lạc với cha Sở họ đạo Pháp để xáx định thời giờ, chuẩn bị bài đọc và những nghi lễ cần thiết. Nếu muốn một cha Việt Nam tới chủ lễ hay đồng tế cũng phải thưa với ngài. Có thể cho số điện thoại để cha sở Pháp và linh mục việt nam liên hệ với nhau.

5.     Nếu đến nhà thờ của Giáo Xứ Việt Nam, cũng phải liên hệ với một trong các cha thuộc Ban Giám Đốc.

 

 

 

 

 

Paris, ngày 02 tháng 11 năm 2008

Trần Văn Cảnh