Triển lăm

« THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS tại Á Châu

350 năm lịch sử và mạo hiểm : 1658-2008

từ 08/01 đến 15/03/2008

tại 128, rue du Bac, PARIS

 

 

 

Thứ ba ngày 08 tháng 01 năm 08 vừa qua, hồi 11 giờ, lễ Khai mạc triển lăm về đề tài « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại Paris ở Á Châu : 350 năm lịch sử và mạo hiểm », do Cha Gérard MOSSAY, giám đốc Văn Khố và các cộng sự viên thực hiện, đă được long trọng cử hành tại Chủng Viện Thừa Sai, 128 rue du Bac, 75007 Paris.

 

 

Năm pḥng đă được thực hiện và mở cửa. Đó là những pḥng sau đây :

-Hầm dưới nhà nguyện, về 23 thánh thừa sai hải ngoại Paris, đă được phúc tử đạo ở Viêt Nam, Đại Hàn và Trung Hoa ;

-Pḥng các Vị Tử Đạo, về kỷ vật của các thừa sai khi xưa, đặc biệt của các vị tử đạo ;

-Pḥng François PALLU, về 5 nước Việt Nam, Lào, Cao Mên, Thái Lan và Miến Điện

-Pḥng Lambert de LA MOTTE, về các nước Ấn Độ, Nam Đương, Mă Lai, Đại Hàn, Nhật, Trung Hoa, Đài Loan và Madagascar

-Pḥng COTOLENDI, về các công tŕnh mà các thừa sai đă đóng góp vào Á Châu về các khoa học tự nhiên, sáng tác dịch thuật, in ấn xuất bản

 

Tất cả năm pḥng triển lăm đều mở cửa từ thứ ba 08 tháng 01 cho đến hết ngày 15 tháng 03 năm 2008, và mở cửa sáu ngày trong tuần, từ thứ ba đến chủ nhật, từ 14 đến 18 giờ, để đón khách thập phương.

 

1. Những đóng góp văn hoá, nghệ thuật, khoa học và kinh tế của các thừa sai cho Á Châu

Năm pḥng triển lăm đă được thiết kế theo hai nhóm đóng góp của các thừa sai hải ngoại Paris cho Á Châu :

·        Nhóm tôn giáo và thiêng liêng, đặc biệt tŕnh bày những đóng góp của các thừa sai hải ngoại Paris vào việc xây dựng các giáo hội địa phương và việc sống và làm chứng các giá trị thiêng liêng. Những đóng góp này được triển lăm trong hai pḥng : pḥng hầm dưới nhà nguyện Hiển Linh và pḥng Các Vị Tử Đạo.

·        Nhóm văn hoá, nghệ thuật, khoa học và kinh tế đặc biệt trưng bày những đóng góp của các thừa sai trong những lănh vực xă hội trần thế, như ngôn ngữ, văn hóa, nghiên cứu, khoa học, kỹ thuật, kinh tế. Chúng được trưng bày trong ba pḥng triển lăm Á Châu : pḥng François Pallu, pḥng Pierre Lambert de La Motte và pḥng Ignace Cotolendi.

 

Sau đây, xin mời bạn đọc đi xem nhanh ba pḥng triển lăm Á Châu, rồi dừng lại tỷ mỷ hơn ở những căn trưng bày về văn hoá việt nam

Qua cổng vào, số 128, rue du Bac, 76007 Paris, một sân nhỏ rộng cỡ 200 m2 mở ra. Trước mặt là Nhà nguyện Hiển Linh. Phía trái là nhà sách phía đường Babylone. Phía phải là một pḥng tiếp khách nhỏ. Giữa pḥng tiếp khách và Nhà nguyện Hiển Linh, một cổng sắt dẫn vào không gian thứ hai với một vườn nhỏ, có đường dẫn đến nhiều dẫy nhà nhiều tầng cuốn quyện vào nhau, trong đó có dẫy nhà chính ba tầng hoàn thành vào năm 1732 bằng cách nối liền hai căn nhà xây từ năm 1663. Trong không gian thứ hai này có 3 pḥng triển lăm về Á châu : -Pḥng Lambert de LA MOTTE, về các nước Ấn Độ, Nam Đương, Mă Lai, Đại Hàn, Nhật, Trung Hoa, Đài Loan và Madagascar. Và -Pḥng COTOLENDI, về các công tŕnh mà các thừa sai đă đóng góp vào Á Châu về các khoa học tự nhiên, sáng tác dịch thuật, in ấn xuất bản.

 

Ngay cửa vào tầng trệt dẫy nhà chính, nhiều hướng dẫn viên đợi sẵn chỉ lối cho khách thập phương vào xem triển lăm. Pḥng đầu tiên là -Pḥng François PALLU, về 5 nước Việt Nam, Lào, Cao Mên, Thái Lan và Miến Điện. Pḥng gồm hai căn. Căn đầu trưng bày h́nh bốn giám mục tiên khởi và sáng lập ra Thừa Sai Hải Ngoại Paris là François de Montmorency-Laval (1623-1708), François Pallu (1626-1684), Ignace Cotolendi (1630-1679) và Pierre Lambert de La Motte (1630-1662). Rồi lịch sử tóm tắt, tập tục và niềm tin tôn giáo, qua các h́nh ảnh và hiện vật của 5 nước Việt Nam, Lào, Cao Miên, Thái Lan và Miến Điện. Và những đóng góp về ngôn ngữ, văn hoá của các cha thừa sai cho các nước này, đặc biệt là việc biên soạn tự điển, nghiên cứu ngôn ngũ, dịch thuật hoặc biên soạn văn hoá. Căn thứ hai, nhỏ hơn, đặc biệt dành cho văn học việt nam với sự đóng góp của các cha thừa sai trong bốn khía cạnh : biên soạn tự điển, chép sách chữ nôm, sáng tác sách quốc ngữ và nghiên cứu về văn hóa việt nam. Chúng ta sẽ trở lại căn này trong phần hai khi nói về Việt Nam.

 

Ra khỏi pḥng François Pallu, quẹo tay mặt, cứ tiếp tục hành lang, đi đến khu nhà « thỉnh sinh », khách thăm sẽ đến pḥng Lambert de La Motte. Đây là pḥng dành riêng cho 8 nước Ấn Độ, Nam Dương, Mă Lai, Đại Hàn, Nhật, Trung Hoa, Đài Loan và Madagascar. Nhiều h́nh, họa, tranh, hiện vật, sách vở, bài viết được trưng bày để giới thiệu về những tập tục, phong hóa, niềm tin tôn giáo của các dân tộc và quốc gia này.

 

Ra khỏi pḥng Lambert de La Motte, vẫn quẹo tay phải, tiếp tục hành lang nhà « Thỉnh Sinh », chúng ta sẽ đến pḥng Cotolendi. Trong pḥng này, khách thăm khám phá ra nhiều công tŕnh nghiên cứu về thảo mộc á châu do các thừa sai thực hiện. Nhiều tên tuổi thừa sai đă được nhận ra, trong đó phải kể đến những thừa sai au đây : Émile Bodinier, Henri Bon, Jean Marie Delavay, Jules Dubernard, Paul Farges, Urbain Faurie, Auguste Léveillé, Jean Monbeig, Jean Soulié, Émile Taquet,…Một số thừa sai khác lại đă đóng góp trong lănh vực địa chất, khoáng chất,..tiền sử, như Léopold Cardière, Pierre Dourisboure, Jean-Baptiste Guerlach, Henri Arnouix de Pirey, Daniel Léger, Charles Arnoux, Henri Fontaine,…Một số thừa sai khác lại góp phần làm dồi dào văn hóa các nước địa phương bằng dịch các tác phẩm thánh kinh sang ngôn ngữ địa phương, như trường hợp cha Jean Basset (1662-1707) đă dịch Tân Ước sang tiếng trung hoa….Một số thừa sai khác lại nghiêng hẳn về những đóng góp kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật in ấn. Năm 1902, cha Jourdain đă tự chế ra một máy in ở Nam việt. Năm 1823 thừa sai P. Jaccard đă giới thiệu với vua Minh Mạng kỹ thuật in lithographie. Từ 1870, cac cha thừa sai đă lập nhiều nhà in tại Á Châu. Vào năm 1894, người ta đếm được cả trên chục nhà in : 1 ở Đại Hàn, 3 ở Se-tchoan, 1 ơ Ynnan, 1 ở Kouy-tcheou, 2 ở Bắc Việt, 1 ở Siam, 1 ở Miến Điện, 1 ở Pondichéry, …Và có lẽ nhà in tối tân nhất là nhà in Nazareth ở Hồng Kông, thành lập năm 1885. Vào năm 1934, nhà in Nazareth in rất nhiều thứ tiếng : tiếng tầu (28%), tiếng việt (17,4%), tiếng la tinh (17,4%), tiếng pháp 11,9%, và nhiều tiếng khác nữa, như tiếng anh, tiếng chamorro, tiếng tây tạng, tiếng lào, tiếng mă lai, tiếng đại hàn, tiếng bahnar, tiếng canaque, lolo, aino, nhật,…Từ 1885 đến 1934, trên 358 án bản giáo lư và sách cầu kinh, 400 ấn bản sách tu đức, 164 ấn bản sách mục vụ và giáo luật, 127 ấn bản hộ giáo và tranh luận.

 

Đi thăm một ṿng ba pḥng triển lăm lấy tên ba vị Giám Mục thừa sai đầu tiên François Pallu, Pierre Lambert de La Motte và Ignace Cotolendi, một ấn tượng mạnh đập vào cái nh́n của khách thập phương là mạo hiểm bao la của các thừa sai, trải dài khắp Á châu, từ Nhật, Đại Hàn, Trung Hoa, Đài Loan, qua Việt Nam, Lào, Cao Miên, Thái Lan, Miến Điện, đến Án Độ, Nam Dương, Madagascar. Và một cảm tưởng thán phục xuất hiện trong tâm tư mỗi người về những mạo hiểm tự nhiên, những khám phá và đóng góp vào văn hoá cũng như khoa học nghệ thuật và cuộc sống kinh tế hằng ngày của các thừa sai.

 

 

2. Những đóng góp của các cha thừa sai Paris vào văn hóa việt nam

Vế những đóng góp của các thừa sai cho văn hóa việt nam, bốn công việc đă đặc biệt được tŕnh bày : việc nghiên cứu ngôn ngữ việt nam và soạn tự điển việt nam, việc viết sách đạo bằng chữ nôm, việc nghiên cứu văn hoá ở Huế và việc xuất bản sác sách quốc ngữ đầu tiên.

Trong căn cuối cùng pḥng François Pallu, ba tủ kính đặc biệt thu hút chú ư khách thăm viếng, trưng bày các tự điển, các sách đạo viết bằng chữ nôm và công tŕnh nghiên cứu văn hóa ở Huế.

 

 

21.  Về việc làm tự điển, qua một bài tóm lược vắn tắt, cha Gérard MOUSSAY đă giới thiệu 7 người đầu tiên nghiên cứu ngôn ngữ việt nam và làm tự điển việt nam, qua hai thế hệ khác nhau. Thế hệ latinh và thế hệ pháp.

·        Alexandre de Rhodes ; Dictionarium Annamiticum et Latinum - Romae :Typis, sumptibus ejusdem Sacr. Congreg., 1651. – 3 ff. Linguae Anamiticae sv Tunchinensis brevis Declaratio p. 31 ; 4°.

·        Pierre Pigneaux, évêque d’Adran ; Vocabularium Anamitico-Latinum - Pondichéry, 1772. - [70]-729 p. ;  35 cm.

·        Jean-Louis Taberd ; Dictionarium latino-anamiticum ;– Se-rampore : ex Typis J. C. Marshman, 1838. - LXXXVIII-708-VIII-135 p. ; 28 cm.

·        Joseph Theurel ; Dictionarium anamitico-latinum - Ninh Phu : Ex Typis Missionis Tunquini occidentalis, 1877. - XXX-566-71 p. ; 28 cm.

·        Jean Génibrel ; Dictionnaire annamite-français - Saigon : Imprimerie de la Mission à Tân-Dinh, 1898.- 987 p., 2 col.

·        Gustave Hue ; Dictionnaire annamite-chinois-français - Hanoi : Impr. Trung Hoa, 1937. - 1199-7 p. ; 27 cm.

·        Eugène Gouin ; Dictionnaire vietnamien chinois français - Saigon : Impr. d'Extrême-Orient, cop. 1957. - [5]-1606-40 p. ; 32 cm.

·

 

22. Về các sách đạo bằng chữ nôm, những cuốn do các thừa sai biên soạn sau đây đă được trưng bày :

·        Joseph THEUREL ; Phép lần hạt mân côi 5 sự thương ; 1868

·        Pierre GENDREAU ; Tháng mân côi ; 1898

·        Charles JEANTET ; Bảy phép bí tích ; 1865

·        Pierre RETORD ; Kinh nguyện ; 1845

·         Isidore COLOMBERT ; Giáo lư chầu nhưng ; 1882

 

 

23. Về việc nghiên cứu văn hóa ở Huế, một số tác phẩm của cha Léopold Cadière và dăm bảy số báo « Bulletin des Amis-Vieux Huế » đă được trưng bày.

 

24. Về việc sáng tác và xuất bản các sách quốc ngữ đầu tiên, pḥng triển lăm thứ năm Ignace Cotolendi đă trưng bày những cuốn sách sau đây :

·        Alexandre de RHODES (Cha Đắc Lộ) ; Phép giảng tám ngày ; 1651

·        Pierre CADRO (Cố Lương) Sách dẫn đàng cho đấng làm thầy sửa ḿnh và làm việc bậc ḿnh nên ; Tây Đàng Ngoài ; 1886

·        Sách tu sĩ tùy thân ; Tân Định ; 1889

·        Pierre CADRO ; Sách làm thầy tế lễ ; Cố Lương dọn ra tiếng Annam ; Nhà Chung Kẻ Sở ; 1889

·        Pierre LALLEMENT ; Sách bổn ; 1900

·        T. TRIẾT ; Hạnh các thánh, mỗi ngày mỗi truyện / linh mục T  Triết dịch ra tiếng Annam ; Hồng Kông : Nazareth ; 1904

·        A. TARDIEU ; Hạnh Đức Cha Thể Mgr Cuenot (1802-1961) ; Làng Sông ; 1907

·        Albert SCHLICKLIN ; Sách dạy về gốc tích cội rễ sự đạo ; Kẻ sở ; 1908

 

 

 

Ra về, nhiều khách thập phương ghé quán sách triển lăm, do một chị việt nam t́nh nguyện coi và bán. Người th́ muốn t́m mua một cuốn sách mới, nhân dịp triển lăm. Kẻ th́ hỏi nhau về cảm tưởng đi xem triển lăm.

Đa số đều phục về tổ chức qui củ ; về trưng bầy nghệ thuật ; về tài liệu giá trị.

Nhưng điều mà nhiều người phục hơn cả là sự mạo hiểm, ḷng tận t́nh, chí hy sinh và óc sáng tạo truyền giáo của các thừa sai.

Họ « một tâm, một ḷng » !

Họ « những người bạn hiền » !

Họ, những người đă muốn đáp lại tiếng Chúa gọi, « đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân » !

 

 

 

 

Paris, ngày 13 tháng 01 năm 2008

Trần Văn Cảnh