Giáo Hoàng Hc Viện Thánh Piô X Đà Lạt

Trường Đại Học Triết Thần Học Viện Đại Học Đàlạt

 

Quá tŕnh phát triển

 

Phân Khoa Thần học, do Ban Giảng Huấn Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X phụ trách, sẽ bắt đầu thực sự từ niên khóa 1975-76. Thực thế, theo kư ức của người tham gia điều hành Trường Văn Khoa VĐHĐL, đến năm 1974, khi có sắc chỉ của Ṭa Thánh, sát nhập khoa Thần học của Giáo Hoàng Học viện vào Viện Đại học Đà lạt, th́ những người có trách nhiệm liên hệ bắt đầu thực thi những dự phóng đă nung nấu, ḍ dẫm, thử nghiệm, thảo luận, đúc kết các vấn đề liên quan từ lâu, để thi hành qua thời gian[50].

Vị Khoa Trưởng Khoa Thần Học đầu tiên là LM San Pedro, STD, Tiến Sĩ Thần Học, SJ. Sau khi rời Việt Nam, ngài làm Phó GM giáo phận Houston-Gaveston, TX, trước khi được bổ nhiệm làm GM giáo phận Brownsville, TX.

Từ năm 1957, các Giám Mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam muốn xây dựng một hàng giáo sĩ bản quốc có giàu khả năng trí thức và đạo đức đă thỉnh cầu Bộ Truyền giáo thiết lập một Học Viện Giáo Hoàng ở tŕnh độ đại học. Ṭa Thánh chấp nhận và đă trao công việc cho các linh mục tu sĩ Ḍng Tên. Ngày 13/9/1958, một số linh mục Ḍng Tên đă xúc tiến công cuộc thành lập Học viện trên cơ sở tạm thời ở ngon đồi B của Viện Đại Học Đà Lạt, gần trường Trung học Trần Hưng Đạo, trước khi chuyển đến cơ sở chính thức ở địa điểm hiện nay.

Công tŕnh được khởi đầu xây dựng từ năm 1961, và từ niên khóa 1963-64 đă bắt đầu sinh hoạt cho đến năm 1978. Cơ sở được một kiến trúc sư người Việt, Ông Tô Công Văn, mặc dù có người đặt nghi vấn[51] là phải chăng Kiến trúc sư Ngô viết Thụ vẽ kiểu và đôn đốc xây dựng, thực hiện đồ án kiến trúc này, phù hợp với môi trường đào tạo, điều kiện chất lượng và tiện nghi cấp trung ương của Ṭa Thánh tại Việt Nam.                                                  

Cơ sở học viện mới có một khuôn viên rộng gần 8 mẫu tây, tọa lạc trên một sườn đồi nên thơ trên đường Phù Đồng Thiên Vương, quay ra đồi cù thơ mộng tiếp nối với Trường Trung Học Bùi Thị Xuân và Viện Đại Học Đà Lạt, được thường xuyên che bóng dưới tán lá xanh mướt của rừng thông.

Ngày 24/4/1964, Đức Ông Francesco de Nittis, thay mặt Khâm Sứ Toà Thánh tại Việt Nam, cùng HĐGMVN, chính thức khánh thành cơ sở mới với các tiện nghi thích hợp cho việc đào tạo các chủng sinh.

Sau mấy năm đào tạo về Triết học, ngày 31/7/1965, chương tŕnh thần học mới bắt đầu tại cở sở mang tên chính thức là Học Viện Giáo Hoàng Thánh Piô X, Đà Lạt. Tiếp theo đó, Ṭa Thánh qua Bộ Truyền giáo, cho phép khoa này liên kết với VĐHĐL.

 

Mục đích của việc đào tạo

Qua nhiều phiên thảo luận giữa hai cơ quan, Viện Đại Học và Học Viện Giáo Hoàng Thánh Piô X đă thảo luận về phương thức liên kết và được các chức trách đôi bên phê chuẩn. Thư của Đức Phaolô VI gửi HĐGMVN ngày 15/9/1966, có đoạn viết:

“Cuộc thành lập Khoa Thần Học tại Học Viện Giáo Hoàng Thánh Piô X Đà Lạt trong thời gian sau Công Đồng sẽ khuyến khích tất cả mọi người có thiện chí, dấn thân hoàn thành lời Thánh Phaolô “Hăy thực thi chân lư trong đức ái” (Eph., 4, 5). Khoa Thần Học sẽ là điểm gặp gỡ giữa tinh thần Tin Mừng và di sản triết học và tôn giáo phong phú của dân tộc Việt Nam.”

  Học Viện có mục đích đào tạo các linh mục với qui mô sâu sắc hơn về trí thức và tu đức. Các tuyển sinh theo học ở đây là các chủng sinh được chọn từ khắp các giáo phận miền Nam, và một vài chủng sinh từ Kampuchia và Lào.

 

Với tư cách một phân khoa của VĐHĐL, khi ra trường, sinh viên sẽ được cấp bằng Cử Nhân Thần Học, nếu đạt các chỉ tiêu học vấn và thi cử qui định. Những ai muốn dọn Tiến Sĩ Thần Học th́ mới tiếp tục theo học cao hơn. Chương tŕnh giáo dục theo tiêu chuẩn của một Học Viện Giáo Hoàng, v́ hầu hết nhân viên ban giảng huần là các giáo sư danh tiếng có khả năng chuyên môn cao của nhiều cơ sở đại học quốc tế trong và ngoài Giáo hội.

 

Chương tŕnh huấn luyện của Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt

Chương tŕnh dự kiến gồm 8 năm chứ không phải 6 năm, như nhiều chủng viện khác. Chưa kể đi thực tập mục vụ dài hạn, (hay đi giúp xứ), có giáo phận 1 năm, có giáo phận 2 năm chẳng hạn như Long Xuyên. 

Thời gian đầu được chia ra như sau:

    * 1 năm dự bị.

    * 3 năm triết học.

    * 4 năm thần học.

Thời gian sau được đổi thành:

    * 3 năm triết học và có thể là 4 năm.

    * 5 năm thần học.                          

Sở dĩ như vậy, v́ muốn theo đúng qui chế phân khoa thần học của Roma. Đồng thời về triết học, th́ sẽ theo học ở bên Viện Đại Học Đà Lạt. Cụ thể là khoảng 1973-1975 các đại chủng sinh Ban Triết Học đă sang học bên Viện Đại Học. Lúc bấy giờ đă có được sự thỏa thuận giữa Giáo Hoàng Học Viện và Viện Đại Học Đà Lạt. Các đại chủng sinh sẽ học triết học ở Viện Đại Học, c̣n Phân Khoa Thần Học của Giáo Hoàng Học Viện sẽ mở rộng và trở thành một Phân Khoa chính thức của Viện Đại Học.               

 

Vài nét về nội dung đào tạo của GHHV

 

Thực tế chu kỳ tám năm đào tạo có thể diễn ra như sau.

 

1. Giáo tŕnh bốn năm triết học. Các chủng sinh phải học sáu bộ môn chính của triết học kinh viện theo truyền thống từ lâu ở các đại chủng viện của Giáo Hội Côn giáo:

Luận Lư Học; Hữu Thể Học; Đạo Đức Học; Tâm Lư Học; Vũ Trụ Học; Thần Học Tự Nhiên.

Ngoài ra chủng sinh c̣n phải học một số bộ môn khác về triết sử.

 

2. Khẩu Vấn De Universa: Cửa ngơ vào thần học

Sau bốn năm triết học, các chủng sinh phải qua một cuộc sát hạch khẩu vấn Về Vũ Trụ, gọi là De Universa. Các chủng sinh phải trải qua một cuộc thi hỏi đáp bằng tiếng La Tinh hay Tiếng Pháp.

a. Ban thẩm vấn có năm giáo sư giám khảo và mỗi giám khảo đặt một câu hỏi. Thí sinh phải trả lời xuất sắc mỗi câu hỏi đó mới đạt tiêu chuẩn, nghĩa là phải được điểm trung b́nh là 6/10 và được ít nhất là ba giám khảo cho điểm 6/10 trở lên. Như thế một thí sinh có hai giám khảo cho điểm 9/10, nhưng có ba vị chỉ cho điểm 5/10, th́ thí sinh vẫn không được chấm đậu, dù [(2x 9)=18; (3x5)=15; (15+18): 5= 6,6] đă được 6,6/10 trên trung b́nh cộng tổng điểm của 5 môn vấn đáp.

b. Một điều kiện nữa là khi đă thi vấn đáp đạt kết quả tốt, th́ các điểm học về mỗi môn của bản thân thí sinh trong bốn năm học triết trước đó, phải được điểm trung b́nh.

Nếu không đủ điều kiện vượt qua cuộc khẩu vấn De Universa, th́ chủng sinh vẫn được theo học bốn năm thần học, nhưng không đủ điều kiện để được cấp văn bằng Cử Nhân Thần Học khi tốt nghiệp.

 

3. Học hỏi bằng thảo luận, đối thoại

Trong khi học thần học, để củng cố đức tin trong việc t́m hiểu các tôn giáo khác bằng phương pháp đối thoại, các chủng sinh cũng được tiếp xúc thẳng với các vị chức sắc tôn giáo khác để thảo luận, đối thoại.

Cụ thể là trong một khóa học bốn năm thần học, Thượng Tọa Phật Giáo Thích Minh Châu của Viện Đại Học Vạn Hạnh được mời lên tŕnh bày một số vấn đề cơ bản nhất của Phật Giáo và tiếp xúc đối thoại với sinh viên, nhưng hôm đó, Thượng Tọa Thích Minh Châu bận Phật sự, nên cử Thượng Tọa Thích Quảng Độ lên Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt thay thế. Hai câu hỏi được đặt ra cho Thương Tọa là:

Thuyết cấm sát sinh của nhà Phật không thể thi hành tuyệt đối được. Người ta không thể không uống nước. Thế mà ngay trong nước lă thường, đă có không biết bao nhiêu vi sinh vật trong nước. Uống vào là sát sinh rồi?

Câu hỏi về thuyết luân hồi: Phật Giáo giải thích thế nào về dân số học. Mỗi năm dân số mới cao hơn, và v́ thế cơi nhân sinh mỗi năm mỗi tăng thêm. Vậy có phải là nhiều thú vật sống lanh hơn và thăng tiến chức năng?

 

Trong buổi kết thúc khóa đối thoại liên tôn TT/ TQĐ đă phát biểu mấy ư.

Trước khi tin rằng đó là phát biểu từ tâm thành của Thượng Tọa Thích Quảng Độ, b́nh thường các độc giả nghĩ rằng những ư tưởng phát biểu dưới đây chỉ mang tính xă giao.

 

1.“Chưa bao giờ tôi gặp một nhóm sinh viên xuất sắc và lịch lăm như thế trong đời”

2.“Những câu hỏi đặt ra rất tốt cho cuộc đối thoại liên tôn trong tương lai”

3.“Phải rất lâu nữa Phật Giáo mới chuẩn bị được một lớp người tương lai như vậy”

4.“Nếu ở thêm một tuần nữa nghe các chủng sinh đặt thêm câu hỏi, th́ chắc tôi sẽ theo Công giáo luôn”

 

Các phát biểu trong bối cảnh kết thúc một cuộc đối thoại của một vị Thượng Tọa như Thích Quảng Độ không thể lột tả sự chân thành qua lời phát biểu bên ngoài đúng như tấm ḷng của chính người đối thoại.

Câu 1 là một cách tán tụng thuần túy thông thường đối với rất nhiều đối tác xă giao.

 Và câu 2 là một câu bông đùa cho vui hơn là thực chất, nhưng cũng có thể có nhiều hàm ư khác.

Câu 3 dường như nói để có đối thoại, nhưng kết quả của cuộc đối thoại đó hầu như sẽ chẳng giải quyết ǵ cả ngoài một thái độ ḥa hoăn khoan dung, v́ không ai giải thích cặn kẽ được những vấn đề đặt ra cho nièm tin của mỗi tôn giáo, mỗi tín ngưỡng, mỗi con người. V́ thế “đường anh đi anh cứ đi, và đường tôi đi, tôi cứ đi”.

Trong câu 4, chắc chắn về phương diện đào tạo, phải rất lâu nữa Phật Giáo mới chuẩn bị được một lớp người tương lai như trong một chủng viện Công giáo. Nhưng có thể không bao giờ có một lớp người như thế trong Phật giáo, v́ mỗi tôn giáo có những sắc thái môi trường riêng biệt mà tôn giáo khác không có.

Các chủng sinh cũng được ra ngoài tham gia những cuộc tranh luận, như về vấn đề hạn chế sinh sản ở KS Palace, Đà Lạt, do chính GS Phó Bá Long tổ chức với tài trợ hoàn toàn của Mỹ. Nhiều thuyết tŕnh viên khác như các học giả, các Giám mục, Linh Mục chuyên môn cũng được mời đến trao đổi với chủng sinh. Nhà văn Duyên Anh nói về giáo dục tuổi trẻ, nhà văn Hoàng Xuân Việt nói về thái độ cởi mở biết lắng nghe những người nói khác ư ḿnh.

Có những cuộc thăm viếng đặc biệt đến GHHV của các nhân vật nổi tiếng như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (1967), và Bề Trên Cả Arrupe Ḍng Tên đến VN và đến GHHV (1968).

 

Ban Giảng huấn

Trong Ban giảng huấn, ngoài những vị giáo sư cơ hữu, cũng có nhiều GS thỉnh giảng đền tứ các các cơ sở quốc tế, như Sophia University, ở Tokyo bên Nhật, Institut Catholique từ Paris, Pháp ,Fujen Catholic University ở Đài Loan, Gregoriana ở Roma, Ư Đại Lợi.

Hai GS Trung Hoa thuộc Ḍng Tên là Linh Mục Joseph Chen Chung Ling và Matthias Chen Van Dzu khi giảng bài, hay nhắc đến Kiến Trúc Sư Tô Công Văn, có thể đề cao tinh thần dân tộc của người Việt Nam.

 

Thực tập mục vụ

Ngoài chương tŕnh học tập chủng sinh cũng được thực tập mục vụ ngoại khóa bằng nhưng cuộc thăm viếng thực địa, thăm bệnh viện, lao xá, hướng dẫn giáo lư ở các trường trung tiểu học, hướng dẫn JUC, Hùng Tâm Dũng Chí, Thiếu nhi Thánh Thể, giúp các nhóm trẻ em bụi đời cao bồi vùng Đà Lạt.

         Nhưng biến cố 30/4/1975 đă chặn đứng tất cả mọi dự tính.


 


[1] Xem biểu đồ 4, ở trên

[2] Tham khảo Chi Nam Sinh Viên NK 1973-74 đd., t.31

[3] Xem số liệu chi tiết về công tác xây dựng ban đầu của Linh Mục Viện Trưởng Trần Văn Thiện (1957-1961) ở Chương Năm về Quá Tŕnh thành Lập Viện Đại Học Đà Lạt

[4] Trong quá tŕnh viết khảo luận nghiên cứu này, người viết bất ngờ gặp được một cựu sinh viên tốt nghiệp khóa Sư Phạm Triết Đà Lạt năm 1964 (Ông Nguyễn văn Chi, hiện ở tại Montréal Canada, cùng học với ông Nguyễn Văn Lục, GS Triết Học, cũng ở Montréal)

[5] Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm: Souvenirs. Paris (?), 1999, Lưu hành nội bộ, in vi tính, 117 trang, font, tt.54-55. Nhưng lá thư từ các cựu sinh viên trường sư phạm Đà Lạt từ khắp nơi gửi đến Sư Huynh Pierre, như lá thư ngày 25/2/1993, 6/4/1993 từ Phú Nhuận của cựu nữ sinh viên sư phạm Phước (1968-71), thư ngày 22/6/1992 15/12/1993, của Lê Thị Đào từ Nha Trang.

Trong lá thư ngày 15/3/1996, có lẽ từ Canada, cô viết:

 Con sung sướng cho thầy biết là con đi lại con đường nhà trường từ cuối tháng 9 vừa qua. Mỗi tuần con có 36 tiết học: ở bốn lớp hoa vải, ba lớp may vá, hai lớp văn học. Và tuần tới một lớp khác về nghệ thuật kết hoa. thưa Sư huynh, tất cả v́ yêu nghề và học tṛ. Thầy có biết ngoài văn chương học được thời Cử Nhân văn khoa, con đều học hết những thứ khác do chính con không? Và cái tốt nhất chính là con đă đi đến chỗ thành công là giảng dậy mọi chuyện. Một tin mừng chắc sẽ làm Thầy vui: hội đồng thanh tra tỉnh đă chỉ định con gái Thầy hiến những bài học mẫu mực cho tất cả các giáo viên tỉnh! Thầy xem một con mẹ đi bán hàng rong lại hiến những bài mẫu cho các thầy cô giáo. Sư Huynh ơi, thầy hăy hănh diện v́ các học tṛ của thầy. Họ sẽ mang lạt vinh dự cho Thầy! Con cầu nguyện Chúa chúc lành cho Thầy và Thầy ǵn giữ chúng con. Lê Thị Đào. (Souvenirs, t.86). Vói lời lẽ như thế, sư huynh Pierre thấy ḿnh có thể hát “Nunc dimittis” như tiên tri Simêon để bước vào Cơi Ngh́n Thu ở tuổi 90, khi đă biết Chúa!

[6] Cậu Kế sinh ra ngày 17/12/1912 tại Phú lương, rửa tội ngày 20/12/1912 tại Họ Đạo Phú Lương (Lương tràng), thuộc Xă Định Xá, Huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam, thuộc Địa Phận Hà Nội, Đồng Bắng Bắc Việt, tuy có tài liệu đồng hóa với Phú Lương ở tỉnh Thái Nguyên, miền Trung Du Đông Bắc Bắc Việt. Nhưng các sự kiện ngay trong tài liệu của SH Théophane không chứng minh điều ấy.

Giai đoạn tu học 1927-1933. Từ 15 tuổi, cậu xin gia nhập ḍng sư huynh La San, trở nên tu huynh ứng sinh  Ḍng La San từ ngày 3/8/1927. Chỉ năm năm sau, Thầy được khấn trọn đời ngày 27/7/1937 và trở thành một sư huynh trẻ tuổi của Ḍng La San. Sau đó SH theo học Trường Đại Học Văn Khoa Sàig̣n (1956-58) về văn chương và triết học. Đồng thời SH tranh thủ học thần học ở Đại Chủng Viện Xuân Bích (Saint Sulpice) Thị Nghè, Gia Định

SH được nhà ḍng cho du học (1958-61). Ở Rôma SH thụ huấn tại Trường Laterano (58-61) về thần học, sư phạm giáo lư, tính tỉnh học, linh đạo. Rồi SH theo học tại Trường Angelicum về nghệ thuật làm Master of the Novices (1959). Trong hành tŕnh đến Rôma năm 1958, SH vừa có nhận thức vừa du hành vừa học hỏi qua các trạm dừng chân Singapore, Tích Lan, Colombo, Ấn Độ Dương, Djibouti, Địa Trung Hải, Pháp, Ư. Rồi Anh (1959), Pacific Ocean, Philippin, Guam, USA (1975) Pháp, Bồ, Tây Ban Nha, Monaco, Ư, Đức, Úc, Thụy sĩ, Ḥa Lan, Bỉ và Anh (1985).

SH tham gia giảng dậy và làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, như: Trung học Th. Thomas Nam Định (1933-34), Pellerin (34-38), Th. Thomas Trung Linh (38-39), Puginier Hà Nội (1939-41), làm nhạc trưởng, chơi orgue nhà thờ, Taberd Sàig̣n (41-49) dậy Pháp, Ngôn ngữ, Latinh, Hy Lạp, chơi Orgue, Piano, Violin), Adran (49-50) dậy Latinh, violin, piano, Lasan Taberd (50-58).

Viện Đại Học Đà Lạt 62-75: Tập Viện La San Nha Trang (63-67), thông tín viên Giáo Dục (1963-75), dậy thần học, lịch sử giáo dục, nhiệm vụ học (62-75) Giám Đốc Thư Viện VDHDL Phó GĐ Đại Học Xá (1968),

Đến Hoa Kỳ 1975-2003: Dậy ở St Mary’s College of Northern California, curator Thư Viện (75-76), Latinh, Ban Cổ điển (76-99), tiếng Anh, Hy Lạp, Pháp, thông tín viên tập san Liên Lạc ở San Jose (1976-1984). Dịch một số sách thần bí về Anna Catharina (4 cuốn), Maria Valtorta (10 cuốn) sang Tiếng Việt, nghiên cứu học hỏi văn hóa Pháp, Anh, … cho đến lúc từ trần hồi 10.45am ngày 2/11/2003.X tại nhà ḍng Lasalle, San José, California, Hoa Kỳ, thọ 91 tuổi. (Ban Điều Hành Hội Ái Hữu Thụ Nhân Viện Đại Học ĐàLạt Nam California: Đặc San Sư Huynh Théophane Nguyễn Văn Kế. “Frère Kế, Thụ Nhân và một đời hiến dâng cho giáo dục.” Southern California, USA (12/2003), 183 t., pdf., in font 12. Ban Biên Tập Đặc San: Tiểu sử Frère Théophane Kế. Đặc San Frère Kế, Southern California 12/2003, t. 99-101; cũng xem BBT ĐSKD7: “Cố Frère Théophane Nguyễn Văn Kế. ĐSKD7, tt. 43-49)

[7] Chánh Trị Kinh Doanh.

[8] Chỉ Nam Sinh Viên NK 1973-74, đd., tt.29-34

[9] Tham Khảo Chỉ Nam Sinh Viên, 1973-74, đd., tt. 74-75

[10] Thế Tâm: Sđd., t.150.

[11] Thế Tâm, Sđd., t.149.

[12] Thế Tâm, Sđd., t.153.

[13] Thế Tâm, Sđd., t.155. Người viết không h́nh dung được hết t́nh trạng khách quan của Viện Đại Học Đà Lạt theo ư tác giả nói là ǵ? Luộm thuộm, không được tổ chức, không đoàn kết, không có tương lai v́ nhiều khó khăn, … ?

[14] Thực tế, ở nhiệm vụ giảng dậy, người viết đă áp dụng phương pháp hội học, tham quan thực địa có nhiều kết quả tốt cho các lớp lịch sử Việt Nam và thế giới, cùng văn minh Việt Nam

[15] Thế Tâm, Sđd., tt.149, 150, 151.

[16] Thế Tâm, Sđd., t.159.

[17] Thế Tâm, Sđd., tt.157-158.

[18]Ông Phó Bá Long xuất thân từ các trường: Trung học St. Francis Xavier (Thượng Hải, Trung quốc); Trường Bưởi (École de Protectorat), Albert Sarraut và Đại Học Dược Khoa Hà Nội, Việt Nam.

Tháng 7, 1954, ông trúng tuyển chương tŕnh học bổng Fulbright. Ông xin theo học ngành Kinh Doanh tại trường Công Giáo Georgetown ở Washington, D.C. Nhưng trường này không có ngành ông muốn theo học và v́ thế được giới thiệu theo học bậc Cao Học Kinh Doanh hai năm tại Trường đại học Harvard (Harvard Business School, Boston).

Năm 1956, ông về nước làm Quản Trị Ngân Hàng Quốc Gia thời Việt Nam Cộng Ḥa I ở Miền Nam. Ông đă làm Tổng Giám Đốc Nhà Máy Gạch Bắc Kỳ và Công Ty Thủy Tinh, và làm Giám Đốc bản xứ cho hăng dầu Esso tại Sài G̣n. Năm 1970, ông làm Khoa Trưởng Trường Chánh Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt, và thỉnh giảng tại Trường Đại Học Quốc Pḥng Việt Nam Cộng Ḥa cho đến 1975

Sang Hoa Kỳ, Giáo Sư dạy Anh văn tại trường trung học công lập Montgomery Blair, MD, Marketing tại American University, và thỉnh giảng môn Đông Nam Á Học trên du thuyền Đại Học Pittsburg, PA. Ông đă làm Đồng Giám Đốc Trung Tâm Hướng Dẫn định cư tại Viện Ngữ Học Thực Hành và đă cộng tác tại các trại tỵ nạn Pulau Bidong, Palawan, Bataan, Galang, Sikew, Macao, Hong Kong, và Bắc Hải ở Trung quốc.

Ông làm thông dịch viên công chứng của Bộ Ngoại Giao Mỹ, nên đă công tác tại các Hội nghị quốc tế về quân nhân mất tích và định cư tỵ nạn tại Hawaii, Geneva, và Paris.

Từ năm 1983-1989 Giáo Sư làm Giám Đốc Chương Tŕnh Đào Tạo Kinh Doanh cho người Việt Nam, dưới bảo trợ của Georgetown University School for Summer and Continuing Education. Chương tŕnh này được đem vào giảng dạy tại các đại học Việt Nam, Lào và Kampuchea.

Ông Bà sinh được bốn trai, hai gái và đến nay đă có bốn cháu nội ngoại. Hiện nay Ông Bà Phó Bá Long đang nghỉ hưu tại Washington, D.C., Hoa Kỳ.

[19] Theo Hồi Kư của GS Trần Long, ba nhân vật Long này đều đến Hoa Kỳ du học vào đầu thập niên 1950, có hỗn danh thời c̣n làm sinh viên ở Hoa Kỳ là Mập (Phó Bá Long, 1922, Hà Nội, Quản Trị Kinh doanh, University of Havard, vợ Đặng Trung Nghĩa 1960 ở Sàig̣n), Lùn (Trần Long, 1928 Ninh B́nh, kinh tế thương mại, University of Portland, và Syracuse, vợ Ánh Nguyệt 1959 học ở Reed College), và Cao (Ngô Đ́nh Long, 1931, Huế, điện học, University of Wisconsin, vợ Trâm Anh 1954, học ở Mundelein College, Chicago). Cả ba có lúc cùng dậy học ở Trường CTKD Đà Lạt. Cuộc đời tương đối xuông xẻ, thành công và bề thế trong xă hội. (Trần Long, Sđd., t.7/7; “Giáo Sư Khoa Trưởng Trần Long”. Đặc San Khóa 7 CTKD, t. 37-41)

[20] Trần Long; Hồi Kư đă dẫn. Đặc San Khóa 7 CTKD, t. 9, chú 7: “It was also the first institution of higher learning in Vietnam that applied the case study method and group research system”. Thực ra khi người viết c̣n thụ huấn ở Trường Văn Khoa Sài g̣n từ 1961-1968, phương pháp điển cứunghiên cứu tập thể đă được áp dụng từ sớm trong môn Xă Hội Học do GS Phạm Thị Tự phụ trách, và trong môn Địa Lư Nhân Văn, do GS Nguyễn B́nh Minh hướng dẫn. Thực sự lúc đó tất cả đă từ hai nữ giáo sư này. Nhưng phương pháp mới mẻ này chưa có ảnh hương rộng lớn.

[21] Trong hồi kư ông Trần Long ghi thời điểm anh làm Chủ tịch Hội Sinh viên Công giáo vào các năm 1962-64, và Phó Bá Long kế tiếp từ 1964 là không chính xác. Đúng là các thời điểm 1952-54, v́ Phó Bá Long đă tốt nghiệp xong Cao Học QTKD Harvard từ 1956 và về làm việc tại Sàig̣n, như GS PBL xác nhận với người viết qua điện đàm, chứ không phải năm 1964 như GS Trần Long ghi.

[22] Tài liệu gia phả của họ Phó có một mức độ khác biệt nà đó đối với con đường đi tới của GS Trần Long: “…GS Trần Long và tôi được biết là cột trụ của SBG, làm việc với nhau và yểm trợ nhau và khuyến khích nhau. Tôi có cái thú là đă giới thiệu ông với vợ ông, Danielle và bà có với ông chín mặt con. Tôi đă làm ông trở nên một thành phần chính sáng lập và quản trị Học Viện Anh Ngữ Lam Sơn. Tôi khuyến khích ông tham gia vào Esso. Ỏ đó ông giữ chức giám đốc giao tế. Rồi khi ông bị động viên vào trong quân đội, tôi giới thiệu ông với cha Lập.” Phó Bá Long: On the Long Way Home, Part I: Autobiography. Place unknown, July 2, 2000, 66th Commemorative of  Phó Bá Thuận, the author's father, 114 pages, in A2, font 9, p. 104.

[23] Trần Long: Hồi Kư đă dẫn, t.1/7.

[24] GS Ngô Đ́nh Long theo học Trường Quốc Học Khải Định và đậu Tú Tài II năm 1952. Cũng trong năm này, ông được học bổng của Quốc Trưởng Bảo Đại, du học Kỹ Sư Điện tại trường đại học Wisconsin thuộc Madison, Wisconsin ở Hoa Kỳ. Nơi đây, ông đă liên tục tốt nghiệp các văn bằng: Bachelor of Science, Electrical Engineering (1956), Master of Science, Electrical Engineering năm (1957) đồng thời làm Phụ Tá Giảng Huấn cho nhiều lớp Kỹ Thuật điện học (1957-1959). Năm 1959, đáp ứng lời mời của Nguyên Tử Lực Cuộc Việt Nam, ông hồi hương cộng tác xây dựng Trung Tâm Nguyên Tử Đà Lạt.

Năm 1964, ông được Giáo Sư Trần Long mời cộng tác và giảng dạy môn "Toán Kinh Thương" cho sinh viên Chánh Trị Kinh Doanh từ Khóa 1-8. Ngoài ra ông c̣n có dịp dạy môn Vật Lư Hạch Tâm cho sinh viên Khoa Học và lớp Nghệ Thuật Phiên Dịch Anh-Việt, Việt-Anh cho sinh viên Văn Khoa cũng thuộc Viện Đại Học Đà Lạt. Ông phụ trách liên tục môn Toán Kinh Thương từ Khóa 1 đến Khóa cuối cùng gồm các đề tài chi tiết như: tiền lăi, lăi đơn, lăi kép, các niên khoản, xác suất và ứng dụng trong các ngành bảo hiểm, v.v. Sau này ông Ngô Đ́nh Long c̣n kiêm nhiệm một số công việc khác ở Viện.

 

[25] Trần Long sinh ngày 8/6/1928 tại Ninh B́nh Phát Diệm, Bắc Việt. Từ 1935-46, thụ huấn với các Sư Huynh và Linh mục trong chủng viện. Sau ba năm diến ra cuộc chiến tranh Việt Pháp, anh được giáo phận Phát Diệm cho đi du học Pháp. Sau đó, ở Pháp được 8 tháng, anh ra đời và sang Mỹ du học. Trong thời gian 1950-54, sinh viên Trần Long theo học chương tŕnh Cử Nhân (B.S.) Quản Trị Công Nghiệp tại University of Portland, Oregon. Tốt nghiệp tháng 9/1954. Năm 1954-56, ông tiếp tục học lên Cao Học (M.A.) Kinh tế và Tài Chánh, University of Syacuse, New York.

Sau khi tốt nghiệp đầu năm 1956, ông về Sàig̣n và ở lại Miền Nam Việt Nam trong 16 năm. Ông điều hành tờ Tuần Báo The Times of Viet Nam (1956). Trong thời gian 1957-61, làm quản đốc Công ty Standard Vacuum Oil, Phân Bộ Việt Nam-Cambốt. Ông gia nhập quân đội VN với tính cách sĩ quan trừ bị Ban Huấn luyện (1961-63), biệt phái làm Khoa Trưởng Trường Chính Trị Kinh Doanh thuộc Viện Đại Học Đà Lạ t (1964-1970), Tống Quản Lư Hội Đại Học Đà Lạt (1970-1975). Di tản ngày 29/4/1975 từ Sàig̣n sang Hoa Kỳ, với vợ và tám con.  Ông làm giảng viên Kinh tế tại Đại Học Cộng đồng Portland (1975-76), Kiểm toán viên trưởng tại Far West Federal Savings and Loan Association (1976-93), Viên chức kiểm toán Washington Mutual Savings Bank (1993-96). Hồi hưu ngày 8/6/1996. Hiện cư ngụ tại Portland, Oregon

[26] Trần Long, Hồi kư đă dẫn trên, t.2/7

[27] Phó Bá Long: Autobiography “On The Long Way Home”, sđd., t.92

[28] Ban Biên Tập ĐSKD7: “Tổng quát về Viện, Trường và Khóa 7 CTKD”. ĐSKD7, t.10, trích từ Phiếu Điểm Tổng Quát của K7 CTKD, Ban Quản Trị Tài Chánh Kế Toán. Cũng xem Thái Văn Hùng: “Những chặng đường gian nan”. ĐSKD7, tt. 76-80.

[29] PBL: Autobiography, đd., t.104

[30] Con số này do chính GS Trần Long ghi trong Hồi Kư, đd., t. 3/7 (xem nguyên văn ở dưới)  không phù hợp với số liệu trong bảng thống kê của Ch́ Nam Sinh Viên 1973-74 đưa ra là 1964-65: 700 người (?!) [t.103], trong khi ở Bảng Thống Kê tổng hợp toàn viện ở t. 9 lại ghi là 1075. Cùng năm học đó, ba trường Sư Phạm, Văn Khoa và Khoa học theo bảng tổng kê có (51+295+94) = 440 người.

(nguyên văn đoạn hồi kư: “Cuối niên khóa 67-68 gần 400 sinh viên nhận lănh văn bằng Cử Nhân. Năm Nhập Môn có 1036 sinh viên”. Thục ra tống kê chính thức của Trường CTKD theo CNSV 73-74 chỉ là 295 sinh viên tốt nghiệp Cử Nhân Kinh Doanh thuộc năm 1967-68!

[31] Thái Thị Như Hảo: “Viết về Thầy (GS Đinh Xáng)”. ĐSKD7, tt. 98-103.

[32] Trần Long, Hồi Kư đă dẫn trên, t.5-6/7

[33] PBL, Autobiography, đd., t.105

[34] Tham Khảo Chỉ Nam Sinh Viên 1973-74, đd., t.

[35] Dĩ nhiên chưa được ghi trong Chỉ Nam Sinh Viên 1973-74.

[36] V́ có sai số trong ba bản thống kê liên quan đến một đề mục thống kê (các sai số toàn viện với Trường Văn Khoa và Trường Chánh Trị Kinh Doanh) mà tôi phát hiện trong Chỉ Nam Sinh Viên 1973-74, nên các số liệu về số sinh viên Nhập Môn (450) và tốt nghiệp (182) của K7 CTKD chính xác đến mức nào? Thống Kê chính thức trong Chỉ Nam Sinh Viên 1973-74, ghi số sinh viên ghi danh năm Nhâp Môn (tức K7 /CTKD) năm 1970-71 là 1157 sinh viên (!) chứ không phải là 450 như DSK7 ghi (!) 

[37] Ban Biên Tập ĐSKD7: “Tổng quát về Viện, Trường và Khóa 7 CTKD”. Đặc San K7/CTKD, t.10.

[38] Người viết được GS Phó Bá Long cho biết LM Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt có dự tính tổ chức thi cuối năm 1974-1975 cho toàn thể sinh viên của Viện có mặt ở Sàig̣n, nếu t́nh h́nh đất nước không thay đổi vào 30/4/1975.

[39] Thực sự số liệu này không đúng với Thống Kê chính thức do trường công bố trong CNSV 73-74 (295)

[40] Trần Long: Sđd., t.2/7.

[41] Trần Long, Sđd., t.3/7.

[42] Trần Long: Sđd., t.3/7. Nếu các số liệu GS Trần Long đưa ra theo hồi kư là chính xác, th́ đương nhiên mới có thể phán đoán chính xác về trường CTKD, dù tương đối. Nếu không những lập luận dựa trên các số liệu sai lại đưa người đọc đến nhiều suy nghĩ và phân tích khác về thành quả của nhà trường cũng như khả năng của chính Ban Điều Hành nhà trrường.

[43] Thế Tâm: Sđd., t.156.

[44] “Sau chính biến 1963, Viện Đại Học Đà Lạt bị chính phủ miền Nam cho là gắn liền với chế độ Ngô Đ́nh Diệm, nên có cái nh́n không mấy quân b́nh mà có phần ác cảm. Do đó vào những năm 1963, 64, 65, Viện đă gặp rất nhiều trở ngại. Ví dụ về tài chánh, một số tài sản làm cơ sở tài chánh của Viện bị phong tỏa, thậm chí có lúc vấn đề tịch biên được đặt ra, ban giáo sư bị hạn chế, nơi ăn ở của sinh viên từ các nơi khác đến cũng nan giải. Có lúc LM Viện Trưởng phải chạy đi mượn tiền để thanh toán tiền lương cho giáo sư và nhân viên” (Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương: Sđd, t.156.)

[45] Phó Bá Long: Trao đổi qua điện thoại với người viết ngày 1-2/5/2006.2&3.

[46] Trần Long, Hồi Kư, Tài liệu đă dẫn, t.2/7

[47] “Chúng tôi phải chế ra những từ mới như “hành xử” cho behavior có nghĩa đen là thái độ hành động. Đă có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về thuật ngữ marketing cho đến khi chúng tôi t́m đển chữ “tiếp thị”, tức “cung ứng thị trường”. Năm 1968, tôi hội với Oliver Giscard d’Estaing (anh em của Tổng Thống Pháp) người cùng học dưới tôi một hay hai năm ở Harvard. Lúc đó, ông làm nhà sáng lập/giám đốc Institut Européen d’Administration d’Entreprises tức là INSEAD. Tôi hỏi ông đầu tiên là tiếng Pháp ông nói marketing là thế nào?” Ông cười to tiếng và vỗ vào lưng tôi và nói “Bồ ạ, chúng tôi cứ gọi là marketing.” PBL: Autobiogra[hy, đd., t.105.

[48] PBL: Autobiography, đd., t. 106. Đó là một cử chỉ ứng xứ thích đáng.

Nhưng tôi tự hỏi là có bao nhiêu trường hợp có thể đă xày ra, tinh vi hay lộ liễu, ở trong Trường ông hay trường khác trong Viện mà ông không ai biết? Dĩ nhiên những chuyện ḿnh không biết th́ minh không chịu trách nhiệm. Thực tế có thể đă có nhiều việc xảy ra làm cho con người áy náy, mà không ai biết ngoài lương tâm những người có liên quan, và Trời?

[49] PBL, Autobiography, đa d., t. 106

[50] Thế Tâm: Sđd.t.157-158. Xin xem thêm tiết

[51] Người viết có tham khảo Tiểu sử của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ trên website do một con trai ông xây dựng. Trong các công tŕnh đáng kể của ông không có Đồ án kiến trục Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt trong thời gian này. (SELECTED WORKS : 1955-1958 Planning Project: The Conurbation of Saigon and Cholon; 1961-1966 Presidential Palace (or Independent Palace, now renamed Unification Palace), Saigon; 1961-1963 University of Education, Hue; 1962-1965 Atomic Institute, Dalat; 1962- National University Campus, Thu Duc; 1962 Huong Giang 1 Hotel, Hue; 1962 Central Market of Dalat). Website NGO VIET THU (1926-2000) Architect D.P.L.G, Planner, 1er Grand Prix de Rome, Honorary Fellow of the American Institute of Architects, by Dr. Ngo-Viet Nam-Son at vnsngo@u.washington.edu or NamSonNgoViet@gmail.com . Ngày 13/5/2006.7.

Trao đổi với Tiến Sĩ Ngô Viết Nam Sơn trên email, thi ông trả lời “The author of that project is architect To Cong Van. That's all I know. He would have passed away already.”.

Nhưng v́ tài liệu chính thức của Niên Giám Công Giáo Việt Nam 2004 có nói đến kiến trúc do người Đức, nên có thể có sự công tác với KTS Tô Công Văn đến một mức nào đó đế tránh khó khăn về pháp lư nếu người ngoại quốc đứng tên chính thức. Trong các tu sĩ Ḍng Tên người nước ngoài, th́ có nhiều tu sĩ Ḍng Tên Đức có thể từng là Kiến Trúc Sư (?) và đủ khả năng để thiết kế và thực hiện dự án kiến trúc phúc tạp nhưng rất tiện nghi cho một đại chúng viện!.

Chương Tŕnh Thần Học

Theo một tài liệu do Tạ Duy Phong xử dụng, th́ Phân Khoa Thần Học được chính thức thành lập năm 1965. Thực tế giáo tŕnh thần học đă bắt đầu có từ niên khóa 1963-64, nhưng xử dụng cho nội bộ của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, như một chủng viện giáo hoàng do các Linh Mục Ḍng Tên quản nhiệm.  

Cho đến trước 30/4/1975 Trưởng đă thu nhận hơn ba trăm (300) sinh viên chủng sinh thần học theo những học chế khác nhau. Đă có 246 Chủng Tu Sinh thuộc nhiều giáo phận và ḍng tu địa phương. Có 112 chủng sinh giáo phận và 63 tu sinh ḍng được thu phong Linh Mục. Một số chủng sinh từ các giáo phận nước ngoài như Lào và Kampuchia

Ban Giảng Huấn gồm hơn ba mươi giáo sư thuộc khoảng 10 quốc tịch khác nhau. Giáo tŕnh thần học này nhằm mục đích chính yếu là đào tạo các chủng tu sinh. Tuy theo nguyên tắc giáo dân có thể tham gia, nhưng chưa có trong thực tế, v́ việc quan hệ giữa Học Viện Giáo Hoàng Piô X Đà Lạt và Viện Đại Học Đà Lạt có nhiều phức tạp chưa giải quyết xong v́ t́nh h́nh xă hội. Hơn nữa điều kiện để giáo dân tham gia có nhiều yếu tố cần cân nhắc, kể cả chủ quan và khách quan.

                                         

I. Bậc Cao Đẳng:  Hai Năm

Năm Thứ Nhất:  510 giờ

Những Yếu Tố Siêu H́nh Học                                     

060g

Nhân Loại Học 

060g

Vấn Đề Thượng Đế                                                   

120g

Hành Vi Nhân Cách 

075g

 

Tư Tưởng Hiện Đại                                                      

090g

Những Tôn Giáo Việt Nam 

030g

 

Sinh Ngữ 

075g

 

 

 

Năm Thứ Hai:  510 giờ

Thần Học Căn Bản

Nhập Môn

15g

Mạc Khải Thần Khởi 

60g

 

Đức Tin  

30g 

Lưu Truyền Mạc Khải 

30g

 

Giáo Hội 

60g

 

 

Thánh Kinh

 

Thánh Kinh Nhập Môn                                                 

70g

Sử Tính Phúc Âm 

20g

 

Luân Lư

 

Nền Luân Lư Siêu Nhiên                                             

45g

Tội Lỗi-Nhân Đức & Tôn Giáo 

60g

 

Môn Phụ

 

Giáo Phụ Học                                                             

30g

Giá Trị Tôn Giáo của Khổng Giáo 

15g

 

Sinh Ngữ 

75g

 

                                                                                                     

II. Bậc Cử Nhân:  Bốn Năm

Năm Thứ Ba:  480 giờ

Thần Học Tín Lư

Mầu Nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi                             

45g  

Thiên Chúa Tạo Hóa 

30g

 

Nhân Đức Siêu Nhiên 1: Con Người Tội Lỗi              

30g

N.Đ.S.N 2: Con Người Được Cứu Chuộc

60g

 

Các Dấu Chỉ Ân Sủng (Bí Tích Đại Cương)

30g

 

 

Thánh Kinh

 

Cựu Ước Nhập Môn Chú Giải 1: Các Sử Kinh      

45g   

Tân Ước N.M.C.G.1: Phúc Âm Nhất Lăm 

60g

 

Thần Học Luân Lư

 

Kính Trọng Chân Lư & Sự Sống

20g

Công B́nh

45g

 

Những Vấn Đề Hôn Phối & Tính Dục

40g

 

 

Môn Phụ

 

Lịch Sử Giáo Hội Sơ Khai & Trung Cổ

45g

Giáo Luật Tổng Quát

30g

 

Năm Thứ Tư:  490 giờ

Thần Học Tín Lư

KiTô Học

50g

Thánh Mẫu Học

20g

Các Bí Tích

115g

Cánh Chung Học

25g

 

Thánh Kinh

 

(Sách Khôn Ngoan & Thánh Kinh Cựu ước Chú Giải III & IV, Tân Ước Chú Giải II & IV) 

45g

(Thánh Phaolô, Văn Kiện Khác) 

60g

 

Thần Học Luân Lư

 

Các Bí Tích

80g

Luân Lư Nghề Nghiệp

20g

 

Môn Phụ

 

Lịch Sử Giáo Hội: Từ Trung Cổ đến Hiện Đại

45g

Thần Học Phụng Vụ

30g

            

Bậc Cao Học:  Sáu Năm

Năm Thứ Năm: 300 giờ

Thánh Kinh:  Phần Bắt Buộc

Cựu Ước Chú Giải II: Các Sách Tiên Tri                    

30g

Những Chủ Đề Đặc Biệt Trong Cựu Ước

30g

Tân Ước Chú Giải III: Thánh Gioan                            

30g

Những Chủ Đề Đặc Biệt Trong Tân Ước

30g

 

Đại Kết: Nhiệm Ư. Chọn 1 trong 3 Tín Chỉ sau

 

Lịch Sử Phong Trào Hiệp Nhất                                     

15g

Các Vấn Đề Thần Học Chính Yếu 

15g

 

Những Quan Niệm Khác Nhau Về Giáo Hội 

15g

 

 

Thần Học Mục Vụ: Chọn 4 trong những Tín Chỉ sau

 

Mục Vụ Tổng Quát                                                         

15g

Giáo Lư Sư Phạm 

15g

 

Những Phương Tiện Truyền Thông Xă Hội                  

15g

Vaticano II: Giáo Hội & Các v/đ Giáo Dục

15g

 

Vaticano II: Chân Dung Người Linh Mục                  

15g

Giáo Dân Trong Việc Mục Vụ Của Giáo Hội

15g

 

Thần Học Về Đời Sống Tu Hành                                 

15g

Mục Vụ Về Ơn Thiên Triệu

15g

 

Vaticano II: Mục Vụ Truyền Giáo                                

15g

Tâm Lư Trong Việc Linh Hướng 

15g

 

Các Chủ Đề Thần Học Khác : Nhiệm Ư. Chọn 3 trong những Tín Chỉ sau

 

GiáoLuật: Các VấnĐề ĐặcBiệt                               

30g

Giáo Sử Việt Nam

15g

 

GiáoPhụ Học: ChủĐề DắcBiệt                                 

30g

Lịch Sử & Ư Nghĩa của Lễ Misa

15g

 

Lịch Sử Các Nghi Thức Bí Tích                                    

15g

Vaticano II: Cải Cách Phụng Vụ 

15g

 

Những Tôn Giáo Ngoài Kitôgiáo :

 

Thần Học Các Tôn Giáo Ngoài Kitôgiáo  

15g

Suy Tư Thần Học Về Phật Giáo

15g

 

Lăo Giáo Và Kitôgiáo                 

15g

Ấn Độ Giáo (Suy Tư Thần Học)

15g

Chú Thích:  Ban Cao học gồm Ba Ngành Chuyên Biệt: Thần Học Có Hệ Thống; Thần Học Luân Lư và Mục Vụ; Thần Học Kinh Thánh:

         Khi chọn Ngành nào th́ Môn Học thuộc Ngành đó là Bắt Buộc, các Ngành khác là Nhiệm Ư. Muốn tốt nghiệp bậc Cao Học (6 năm), sinh viên phải đậu ít nhất 16 Tín Chỉ. Trong đó, 12 Tín Chỉ thuộc Ngành đă ghi tên và 4 Tín Chỉ khác Nhiệm Ư.

 

Năm Thứ Sáu:  320 giờ

A. Ngành Thần Học Có Hệ Thống

Rửa Tội Trẻ Em: Các v/đ Lịch sử, Mục Vụ                         

 

Lịch Tŕnh Cấu Tạo Tín Điều Tam Vị

 

 

Nguyên Tội Trong Truyền Thống Của Giáo Hội                  

 

Thần Học Giải Phóng

 

 

Thần Học & Ngôn Ngữ: Ư Nghĩa Ngôn Ngữ và Tôn Giáo     

 

Thần Học Sự Chết

 

 

Lịch Sử Cuộc Khủng Hoảng Duy Tân                                     

 

Vấn Đề Mặc Khải Trong Thời Đại Hôm Nay

 

 

Thần Học Tin Lành Ở Thế Kỷ XX                                           

 

Các Thần Học Gia Trong Phái “Thiên Chúa Đă Chết”

 

 

Thần Học Hy Vọng                                                            

 

Giàm Mục Đoàn; Lịch Sử & Thần Học

 

 

B. Ngành Thần Học Luân Lư & Mục Vụ

 

Trách Nhiệm Làm Cha Mẹ                                                      

 

Phá Thai

 

 

Luân Lư Theo Hoàn Cảnh                                                   

 

Các Mạng Tính Dục

 

 

Chính Trị & Đời Sống Kitôgiáo                                          

 

Đời Sống Dân Sự & Luân Lư Kitôgiáo

 

 

Giáo Hội & Thế Gian                                                             

 

Những “Nhóm Nhỏ” Trong Giáo Hội

 

 

Mục Vụ Về Tĩnh Tâm                                                              

 

Thần Học Về Đời Sống Thiêng Liêng

 

 

Biện Biệt Các Tinh Thần

 

Các Tổ Chức Tông Đồ Trong Giáo Hội

 

 

C. Ngành Thần Học Kinh Thánh

 

Các Vấn Đề Chú Giải Biến Cố Phục Sinh                             

 

Luật Theo Thánh Phaolô

 

 

Chủ Đề “Ánh Sáng” Trong Thánh Gioan                              

 

Các Dụ Ngôn Về Nước Trời

 

 

Diễn Văn Về Tin Mừng                                                           

 

Giao Ước Ở Sinai

 

 

Chá Giải Về Một Thánh Vịnh Đặc Biệt                                   

 

Sáng Thế Kư 1-3: Chú Giải Về Thần Học

 

 

Giáo Hội Theo Col – Eph – Phi                                             

 

Những Vấn Đề và Các “Thư Mục Vụ

 

 

Thư Thứ Nhất Của Thánh Gioan: Chú Giải & Thần Học             

 

 

 

 

 

 

 

 

Oakland, CA, Đỗ Hữu Nghiêm ghi lưu ngày 4/7/20074 trên www.dunglac.netwww.erct.com và http://ghhv.quetroi.net/GHHV.html