Đi t́m Giáo Hội

KhuuTuChan

 

 

 Nhiều người thích đọc lời mô tả hết sức cổ điển về Giáo Hội trong cuốn tiểu thuyết của Myles Connolly, viết năm 1951, đă hơn 60 năm qua, tựa là Dan England and the Noonday Devil. Lời mô tả này nhắc ta nhớ rằng Giáo Hội không phải là một định chế mà là một Thân Thể, là Chúa Kitô. Xin nhường lời cho Myles Connolly:

 

Với tôi, Giáo Hội là tất cả những điều quan trọng ở khắp mọi nơi. Giáo Hội là thẩm quyền và hướng dẫn. Giáo Hội là hy vọng và bảo đảm. Giáo Hội là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Giáo Hội là Đức Bà và Thánh Giuse. Giáo Hội là Thánh Phêrô và Đức Piô XII. Giáo Hội là giám mục và cha xứ. Giáo Hội là giáo lư và là mẹ đang cúi xuống nôi dạy ta đọc kinh tối. Giáo Hội là nhà thờ chính ṭa thành Chartres và là túp lều với thánh giá trên nóc ở Ulithi. Giáo Hội là các tử đạo tại Colosseum và các tử đạo tại Uganda, các tử đạo tại Tyburn và các tử đạo tại Nagasaki. Giáo Hội là vị nữ tu già và cô dự tu mắt đầy tha thiết. Giáo Hội là gương mặt rạng rỡ của vị tân linh mục dâng thánh lễ mở tay, và là cậu bé giúp lễ ngái ngủ để lộ đôi giầy trắng chơi quần vợt đă cũ mèm dưới chiếc áo giúp lễ đen…

Giáo Hội là đỉnh tháp nhọn thoáng thấy từ cửa sổ xe lửa và là nhà thờ thu nhỏ h́nh thánh giá nh́n xa từ trên cao máy bay nh́n xuống. Giáo Hội là Thánh Lễ 6 giờ sáng với một nhúm thánh nhân vô danh tại chấn song rước lễ trong bóng tối mờ nhạt và là Thánh Lễ đại trào với đám đông vĩ đại và vẻ huy hoàng sáng lạn tại Nhà Thờ Thánh Phêrô… Giáo Hội là Ca Đoàn Nhà Nguyện Sistine và là đoàn rước kiệu Tháng Năm của trẻ em Trung Quốc miệng hát Lạy Nữ Vương Thiên Đàng ở Bắc Kinh.

Giáo Hội là tu sĩ Carthusian trẻ trung tại Monte Allegro và là tu sĩ Ḍng Tên đang dạy nhận thức luận ở Tokyo. Giáo Hội là linh mục gốc Scheutveld của Bỉ đang chiến đấu chống bệnh ngủ tại Congo và là tu sĩ Ḍng Chúa Cứu Thế đang tranh đấu chống thành kiến tại Vermont. Giáo Hội là tu sĩ Biển Đức, Augustinh, Thương Khó, Đa Minh, Phanxicô. Giáo Hội là mọi tu sĩ và đặc biệt Ḍng Các Cha Xứ vĩ đại nhưng vô danh.

Giáo Hội là Nữ Tu Cát Minh đang đốt những ngọn nến cho buổi kinh chiều trong cái giá lạnh thê lương của Iceland và là Nữ Tu Đức Bà Namur đang may những chiếc khăn trùm Rước Lễ Lần Đầu tại Kwango. Giáo Hội là Nữ Tu Vincentian đang chăm sóc một người Da Đen Baptist sắp chết v́ ung thư tại Alabama và là Nữ Tu Maryknoll đang đối diện với một ủy viên Cộng Sản tại Manchuria. Giáo Hội là Nữ Tu Ḍng Trắng đang dạy những người Ả Rập nghề làm thảm tại Sahara và là Nữ Tu Chúa Chiên Lành tại St Louis đang cung cấp nơi ẩn náu cho một đứa trẻ bị bỏ rơi, một mái ấm cho con chiên lạc. Giáo Hội là Nữ Tiểu Muội của Người Nghèo đang thoa thuốc mỡ cho những vết lở loét của một ông già bị bỏ rơi ở Marseilles, là Nữ Tu Áo Xám đang phục vụ những người cùng khốn tại Haiti, là Nữ Tu Thánh Thể đang giúp một thanh niên Da Đen làm thơ tại New Orleans. Giáo Hội là Nữ Tu Bác Ái… Giáo Hội là tất cả các Nữ Tu khắp nơi.

Giáo Hội là người đàn bà nhăn nheo đang giữ cho tươi mát những bó hoa trước bàn thờ Đức Mẹ và là người nữ giáo lư viên trẻ đang dạy các tân ṭng đi chân đất tại những đồi núi xa xôi. Giáo Hội là thiếu nữ đang từ bỏ cuộc chơi bài để lái các Nữ Tu tới trại giam và nhà người nghèo, và là người đàn bà tới từng cửa xin giúp đỡ các trẻ mồ côi. Giáo Hội là bà mẹ hănh diện của vị linh mục và là bà mẹ đứt ruột đứt gan của tội nhân. Giáo Hội là tất cả các bà mẹ và bà chị bà em đang khóc, đang đau, và đang cầu nguyện để những người con trai,người anh, người em trai duy tŕ được đức tin.

….Giáo Hội là những bài giảng xấu và những bài giảng tốt, những ơn gọi giả và những ơn gọi thật. Giáo Hội là người thanh niên cao lớn đi Đàng Thánh Giá mỗi chiều và là người cha của mười đứa con đang đẩy xe đưa đứa con bệnh đi Lễ sáng Chúa Nhật tại Bệnh Viện Quận.

Giáo Hội là Thánh Martin và Thánh Martin de Porrès, Thánh Augustinô và Thánh Phocas, Thánh Grêgôriô Cả và Thánh Grêgôriô Thaumaturgus, Thánh Ambrôsiô và Charles de Foucault, Thánh Inhaxiô Tử Đạo, Thánh Thomas More và Thánh Barnaba. Giáo Hội là Thánh Têrêxa và Thánh Philomena, Gioan thành Arc và Thánh Winefride, Thánh Annê và Thánh Maria Euphrasia. Giáo Hội là mọi các thánh, xưa và nay, được nêu danh và không được nêu danh, và mọi kẻ tội lỗi.

Giáo Hội là tiếng bật ca Sáng Danh vào Thứ Bẩy Tuần Thánh và là hang đá tù mù trong Thánh Lễ hừng đông vào Lễ Giáng Sinh. Giáo Hội là phẩm phục mầu hồng của Chúa Nhật Laetare (Hăy Vui Lên) và là chiếc áo khoác làm việc mầu lam của linh mục đang làm việc với các lao công tại một hầm mỏ ở vùng Ruhr.

Giáo Hội là những đôi giầy mới bóng loáng và các khuôn mặt đầy tôn kính của cô dâu và chú rể Tháng Sáu đang qùy trước bàn thờ phủ hoa trắng trong Thánh Lễ Hôn Phối, và là người mẹ trẻ tái nhợt, bối rối tại giếng rửa tội, v́ niềm vui của bà trộn lẫn với nỗi lo âu khi thấy đứa con đầu ḷng khóc lời phản đối nước rửa tội. Giáo Hội là hàng nối đuôi dài, mờ ảo, nhấp nhô các hối nhân đang đứng chờ ngoài ṭa giải tội lúc chạng vạng của một buổi chiều mùa đông, mỗi người đều cách biệt và cô đơn một cách long trọng với các tội lỗi của riêng ḿnh, và là h́nh ảnh đang khom lưng của một linh mục in bóng lên các chiếc đèn chiếu của xe cảnh sát trên xa lộ tối đen khi ngài đọc những lời kinh cuối cùng trên thân xác tan nát đang nằm trên vỉa hè bên cạnh chiếc xe bẹp dúm.

Giáo Hội là Kinh Magnificat và là kinh tạ ơn đọc trước các bữa ăn. Giáo Hội là cuốn sách lễ nhầu nát và là bức tượng sứt mẻ của Thánh Antôn, là chiếc hộp thu tiền cho người nghèo và là chiếc chuông nhà thờ đă nứt nẻ. Giáo Hội là Chiếc Cửa qua đó tôi bước vào đức tin và là Chiếc Cửa qua đó, nếu Chúa muốn, tôi sẽ ra đi về miền vĩnh cửu.

Chổi cùn, bút lông vô giá trị

Giáo Hội quả là các thánh và những người tội lỗi. Năm 1986, tại Đà Lạt Việt Nam, một người trở lại Đạo Công Giáo năm 1949 lúc Việt Nam đang cựa ḿnh thật mạnh trong giấc mơ độc lập của ḿnh, cũng có cùng một ư nghĩ ấy về Giáo Hội. Đó là ông Nguyễn Khắc Dương, cựu quyền khoa trưởng khoa văn Đại Học Đà Lạt, tác giả hồi kư Quia Dilexit Humilitatem Meam (V́ Người Thích Sự Khiêm Nhường Của Tôi). Bỏ ngoài các nhận định về chính trị, là những nhận định có thể gây tranh căi, cuốn tự thuật này qúy giá ở chỗ cho ta cái nh́n rất trung thực của một người, sau khi đă trải qua nhiều kinh nghiệm tâm linh, cuối cùng đă chọn Thầy Giêsu làm lẽ sống trong ḷng Giáo Hội.

Nguyễn Khắc Dương vốn là em ruột Nguyễn Khắc Viện, một trong các lư thuyết gia hàng đầu về văn hóa của Cộng Sản Bắc Việt, nên hồi nhỏ, đương nhiên không thích Đạo Công Giáo. Cũng như nhiều người khác, cậu tin rằng Đạo này có trách nhiệm dẫn đường cho Pháp cướp nước ta. Đạo này c̣n là “tà đạo” dạy những điều mê tín dị đoan, có những lễ nghi kỳ quặc… Người Công Giáo lại “cứ quây quần trong mấy xứ đạo như tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, do mấy cố đạo chỉ huy, gây ấn tượng làm sao ấy! Thấy người Công Giáo ra vào lui lủi nơi các toà giải tội, lên “lè lưỡi” rước lễ, rồi trở về mắt nhắm tay chắp gối quỳ - thật là không tài nào chịu nổi! Và nh́n người Công Giáo nào cũng có vẻ như bị “bùa mê”, như “mê” một cái ǵ đó, bị một ma lực nào quyến rũ, ám ảnh, mê hoặc (possédé, envouté)! Cho nên, chúng tôi - con nhà khoa bảng, học thức - hơi có vẻ khinh đạo Công Giáo, cho như là một h́nh thức quyến rũ, mua chuộc, mê lú, mà các cố đạo đă đánh bả cho một lớp người hạ lưu trong xă hội! Trong họ vừa có cái ǵ dễ ghét, vừa có cái ǵ đáng tội nghiệp như là những người bị mê hoặc”.

Nhưng cậu ấm con quan này thi hỏng chương tŕnh Việt v́ môn chính tả, nên bà mẹ gửi vào Huế học chương tŕnh Pháp không có môn chính tả tại tư thục Công Giáo Thiên Hựu. “Vào học trường Thiên Hựu, tôi được dấn bước vào thế giới Công Giáo, mà dần dần khám phá ra những giá trị của nó”. Trước hết là sự tận tâm chức nghiệp của các linh mục giáo sư. “Điều thứ hai là ‘t́nh yêu người’ được bộc lộ ra qua cách đối xử”. Theo Nguyễn Khắc Dương, yêu khác thương. Khổng Giáo và Phật Giáo đều dạy thương người, thậm chí thương cả vạn vật nữa, “nhưng ‘yêu’ người th́ h́nh như chỉ có đạo Kitô mới dạy và mới giúp người ta thực hiện được”. V́ yêu là xem người yêu như “một giá trị duy nhất vô nhị và không thể thay thế… và như thế là ḿnh được nh́n nhận đúng phẩm giá làm người của ḿnh, như là một ngă vị, một chủ thể duy nhất, như là được lên ngôi”. Yêu không hẳn là một đức hạnh (vertu) mà là một tác phong (comportement) “bắt nguồn từ một cảm thức dựa trên căn bản một nhận thức nào đó về giá trị con người”.

Nguyễn Khắc Dương cho rằng vị thượng tọa cậu quen biết, về mặt luân lư, “có lẽ ít linh mục Công Giáo nào sánh kịp”, có thể “liều chết cứu tôi, nhưng động thái (comportement) của ngài có cái ǵ lạnh nhạt. Tôi có cảm tưởng dù thương tôi hết sức, nhưng ngài thương tôi trong cái đại từ bi vô ngă đối với một chúng sinh vô ngă như bất cứ chúng sinh nào! Và tôi xin vô lễ (v́ tôi rất kính mến ngài) mà cả gan suy diễn rằng có lẽ ngài xót thương cho cái chấp ngă hiện hữu của tôi, thay v́ vui mừng v́ hiện hữu của tôi như một ‘ngă vị’. Và xin thú thật rằng: tôi rất tôn kính Đức Thích Ca, nhưng mỗi lần chiêm ngưỡng tượng Ngài điềm nhiên trên toà sen, tôi vẫn có cảm tưởng như vậy. Tôi được chiếu rọi bởi ánh từ bi của Ngài, nhưng không có cảm tưởng được sưởi ấm cơi ḷng bởi lửa yêu mến của Ngài”.

“Sau này tôi mới hiểu rằng cái ấn tượng người Công Giáo như bị “bùa mê thuốc lú”, bị “thần ám” (possédé), bị “huyễn hoặc” (envouté) không phải là không có lư do! Bởi v́ trong căn bản, người Công Giáo là kẻ có cảm thức được yêu bởi Thiên Chúa, được yêu một cách khủng khiếp (được yêu mà cũng có thể nói là bị yêu, v́ t́nh yêu nào cũng có tính cách ràng buộc: nợ t́nh) và được mời gọi đáp lại t́nh yêu như vậy. Có cái ǵ như kẻ si t́nh, chứ không phải bậc Đại Giác, Đại Ngộ như Phật dạy. Si ở đây bắt nguồn từ sự điên rồ của màu nhiệm Khổ giá (la folie de la croix); và như chữ Thương khó, khổ nạn (passion) không phải không có âm hưởng của cái ǵ như là đam mê (cũng là passion). Sự so sánh các thánh Kitô giáo với các thiền sư, đạo gia, th́ một bên có cái ǵ da diết, đầy đam mê (passion), một bên th́ thanh thản, đầy minh triết (sagesse)”.

Rồi nhờ học giáo lư, Nguyễn Khắc Dương khám phá ra Chúa Giêsu. “Cuộc đời của Đức Giêsu trước hết gợi lên ḷng thương của tôi đối với một người vô tội bị oan khiên, sau là sự hấp dẫn của một người dịu dàng, đơn sơ, b́nh dị. Có thể nói t́nh cảm đầu tiên đối với Ngài là ḷng thương mến (có pha trộn một chút tội nghiệp nào đó) hơn là ḷng tôn kính đối với một bậc tôn sư: có một cái ǵ như t́nh bạn ít nhiều b́nh đẳng giữa hai người cùng hội cùng thuyền. Ấn tượng đầu tiên đối với Ngài có cái ǵ tương tự như sự an ủi của mẹ hiền, bạn quí, hàn gắn thương đau, khuyết điểm, khuyến khích về mặt cảm tính khi chán nản; sưởi ấm cơi ḷng khi cô đơn - nhiều hơn là một vị tôn sư dạy một giáo thuyết”.

Cậu cho rằng “sự hấp dẫn của chúa Giêsu h́nh như do chính con người và cuộc đời của Ngài từ việc sinh ra trong máng cỏ, qua 30 năm âm thầm lặng lẽ, ba năm nay đây mai đó, trà trộn với dân chúng, rồi bị giết oan, nhiều hơn là do đạo lư Ngài truyền dạy. Bởi v́, xét về mặt tâm lư đạo đức th́ các bài dạy của Ngài cũng chẳng có ǵ là cao siêu tuyệt vời, nhưng điều làm cho tôi cảm mến Ngài chính là “con người” và “cuộc sống” (gồm cả cái chết của Ngài): sa “personne” et sa “vie”. Đă có cảm t́nh với Ngài rồi th́ khó quên, khó phai và h́nh như càng lâu càng thắm thiết hơn… Đối với các bậc thánh hiền khác, th́ có thể nhớ bài dạy của Ngài mà quên đi con người và cuộc đời của các ngài. Đối với Đức Giêsu th́ khác hẳn: đôi khi quên lời Người dạy, nhưng chính Ngài th́ không quên được. Và có lẽ càng hay sống trái lời Ngài dạy, th́ h́nh ảnh Ngài lại càng thêm xoáy vào tâm khảm… nhớ quay nhớ quắt, nhớ quằn quại đến độ không chịu được!... Thông minh, tài trí, dũng cảm... Có lẽ nhiều người hơn Giêsu, nhưng đáng yêu nhất th́ có thể chỉ có duy nhất một ḿnh Ngài mà thôi!”

Rồi cậu “gặp Pascal”, một thiên tài “cuối cùng đă vất bỏ tất cả để sống một cuộc đời cống hiến cho Chúa Giêsu! V́ sao? V́ Pascal đă cảm nghiệm được rằng Giêsu đă yêu Pascal đến chết, Giêsu đă nhỏ những giọt máu cho Pascal. Và Pascal đă nh́n nhận Giêsu là Thiên Chúa”

Nhưng h́nh như Đấng Giêsu này đă bị Giáo Hội do Người sáng lập, ít nhất là cái Giáo Hội trước mắt Nguyễn Khắc Dương, tức Giáo Hội Việt Nam đang ở lúc trưởng thành, phản bội. V́ cái Giáo Hội này đă biến “con chiên bổn đạo” thành “một đàn cừu của Panurge!”: khúm núm, khép nép, cúi đầu “trước một ông Trời làm chúa tể qua trung gian mấy cha cố”, nhất là các cha cố Tây. Cậu cho rằng “Tin vui cứu chuộc của Giêsu đă bị Giáo Hội biến thành một thứ bùa mê để thao túng, cầm buộc con người trong một xiềng xích tinh thần, làm cho con người trở nên ngoan ngoăn, hiền lành, dễ bảo, dễ trị; nhưng thiếu khí phách, thiếu tự do phóng khoáng - cởi mở - tiến bộ: một dạng “ngu dân” nào đó!”. Trái ngược “với Giêsu Na-da-rét là người đă có ư muốn nâng cấp cứu vớt con người, nhất là lớp người thấp hèn, khốn khổ. Tôi h́nh như mang máng có ư nghĩ là giáo quyền đă phản ngược lại lư tưởng của Giêsu Na-da-rét”.

Nhưng biến cố 1945 đă quét sạch “cái h́nh ảnh Hội Thánh gắn liền với quyền bính… Cái vỏ ‘cố Tây’ được bóc vất đi để lộ nguyên h́nh là các vị ‘thừa sai’ của Chúa Kitô, mà đă có thời tỏ rạng qua dáng dấp của chân phước Théophane Vénard”. H́nh ảnh vị “Giám Mục Việt Nam tiên khởi địa phận Vinh lúc ra Thanh Hóa thụ phong Giám Mục, được gánh đi lủi thủi không tiền hô hậu ủng, không kèn, không trống âm thầm lặng lẽ phục xuống trước bàn thờ, như bị đè bẹp dưới cuốn Kinh Thánh đặt trên ḿnh, đă xóa nḥa h́nh ảnh các vị Giám Mục áo Vàng áo Tím, oai vệ ngồi trên khán đài danh dự cạnh quan Khâm quan sứ trong các buổi duyệt binh vào dịp lễ Quốc khánh của nước Bảo Hộ Đại Pháp trước 1945”.

Nguyễn Khắc Dương cho rằng năm 1945 “quả là Năm Đại Hồng Phúc đối với riêng tôi” làm thay đổi hẳn tương quan của cậu đối với Giáo Hội. Từ từ, cậu nhận ra “trong một môi trường chịu ảnh hưởng của Chúa Giêsu Na-da-rét, tương quan liên-ngă-vị (relation intersubjective, interpersonnelle) cũng đậm đà hơn. Một gia đ́nh, một họ đạo, một cơ sở Kitô giáo nào cũng mang màu sắc ấy (dù tŕnh độ văn hóa và kể cả tŕnh độ đạo đức cá nhân có thể là thấp)”. Bầu không khí của cộng đoàn Công Giáo luôn “có cái ǵ thân hữu, đầm ấm”. Dù có thể lắm lúc xảy ra căi cọ tranh chấp, “nhưng vẫn là có nhau - nghĩa là dù tốt hay xấu đều có nhau, đều có tương quan liên- ngă-vị, hữu ngă và hữu tha trong cái với nhau”. Cậu cho rằng “cái tương quan liên-ngă-vị quan trọng như vậy là v́ từ trong nguồn gốc của mỗi hữu thể, tức là trong Mầu Nhiệm Thiên Chúa tương quan lập hữu giữa Ba Ngôi (Cha, Con và Thần Khí) không phải là một tùy thể thêm vào một hữu thể ṇng cốt; nhưng chính là “bản tính” của hữu thể. Nơi con người cái tương quan là cha, là con, là thầy, là tṛ chỉ là một chuyện phụ thuộc, có vất bỏ đi vẫn c̣n có con người. C̣n nơi Thiên Chúa: Chúa Cha chỉ là Cha thôi, nếu không là Cha th́ không c̣n ǵ nữa, cho nên chính cái tương quan ấy (Cha, Con, Thần Khí...) là bản tính của Hữu thể”.

Từ đó, cậu luôn t́m về với một gia đ́nh, một cộng đoàn Công Giáo để t́m ra cái tương quan liên ngă vị này. Rất may, sau khi đậu tú tài 2 năm 1946, cậu có dịp được dạy Việt Văn tại Trung Học Đậu Quang Lĩnh tại Vinh. “Được trở về sống trong cái khí quyển mà tôi đă hấp thụ sáu năm tại trường Thiên Hựu, tôi như một ngọn cây đang bị héo rũ, bỗng được tưới mát hồi sinh… Dần dần, tôi mới khám phá ra rằng chỉ có môi trường Công Giáo mới hợp với con người tôi, và có lẽ tôi chỉ sống được trong môi trường ấy mà thôi”. V́ sau Cách Mạng Tháng Tám, chỉ “tại các xóm đạo, trong các gia đ́nh Công Giáo th́ tôi cảm thấy như sinh khí vẫn dồi dào, tương quan vẫn có cái ǵ đằm thắm sâu xa mật thiết, đầy sinh khí tuy có vẻ thầm lặng kín đáo nhưng vẫn vui tươi ấm áp. Nhất là những giờ kinh sáng tối trong gia đ́nh hoặc tại nhà thờ tuy chưa có đức tin tôi vẫn cảm thấy như ḿnh là cây được cắm vào ḷng đất có nhựa sống, được bao bọc và sưởi ấm bởi t́nh người trong tương quan liên-ngă-vị. Có lẽ tôi đă cảm nghiệm mầu nhiệm các Thánh thông công trong sinh hoạt của Hội Thánh Công Giáo trước rồi sau mới phát giác ra rằng: mối dây của sự thông công ấy là Chúa Giêsu mà ngôi thánh đường có nhà tạm, nơi Chúa ngự, có đèn thắp sáng là trung tâm và vị linh mục, Giám mục là đại diện và thừa tác viên... Mỗi giáo xứ, mỗi Cộng đoàn Công Giáo quả là một gia đ́nh! Bếp lửa, mỗi tổ ấm ấm cúng, có ḷ lửa sưởi ấm là Chúa Giêsu, mà Thánh Thể là bí tích về sự hiện diện, tuy vô h́nh nhưng thực sự của Ngài, vị tư tế là đại diện và thừa tác viên, các tín hữu là anh chị em, là con chung của Cha trên trời. Và trong tổ ấm ấy, đời sống cộng đoàn (communauté) chứ không phải tập thể (collectivité) vẫn không làm giảm tương quan liên-ngă-vị cá thể: v́ mọi tín hữu đều có tương quan riêng duy nhất, trực tiếp với Chúa Giêsu trong một sự kín nhiệm mà không một người thứ ba nào có quyền xâm lược bằng bạo lực hay âm mưu xảo trá”.

Ngoài ra, “tôi nghĩ rằng vấn đề căng thẳng giữa cá nhân và đoàn thể, chỉ có cộng đoàn Công Giáo là giải quyết tuyệt vời. Sau này tôi mới biết rằng là nhờ phạm trù nhiệm thể và chi thể Đức Kitô mà vấn đề được giải quyết mỹ măn đến mức độ tối đa… Hầu như tổng hợp rất nhuần nhuyễn tính cách quân chủ và dân chủ”.

Tuy nhiên, nếu chỉ xét ở b́nh diện con người, th́ người và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam chỉ mới ở mức độ rất b́nh thường, đôi khi c̣n kém thua người khác. Nói chung, họ thiếu khí phách hiên ngang so với mẫu người Nho Giáo. Nhưng “điều đáng lưu ư nhất nơi những cá nhân và Cộng đoàn Công Giáo nằm ở chỗ họ đang làm chứng một cách nào đó về một cái ǵ rất kỳ lạ, nói đúng hơn, về một con người: Đức Giêsu người Na-da-rét, c̣n gọi là Đức Kitô… Thực ra từ bản chất, không phải chính họ chủ động trong sự làm chứng ấy bằng nỗ lực nêu gương sáng, nhưng chính là Đức Kitô đă dùng họ mà tỏ ḿnh ra cho dù họ là những người rất tầm thường, và đôi khi c̣n tệ hơn nữa là khác! Nói theo tiếng chuyên môn thần học, người Công Giáo cá nhân cũng như tập thể, đều là 'bí tích của Đức Kitô', là sự hiện diện và tác động của Đức Kitô trong hiện tại và ở nơi này (hic et nunc) chứ không phải họ chỉ loan truyền một tin vui xảy ra trong quá khứ cách 2000 năm về trước ở Thánh Địa xa xôi. Họ gần như là bí tích Thánh Thể vậy! Cũng như lúa ḿ thuộc hạng tốt hay xấu vậy, bột ḿ dùng làm bánh Thánh có loại thơm loại không thơm, loại thô, loại mịn, loại trắng, loại hẩm, nhưng khi đă được vị tư tế đọc lời truyền phép dưới tác động của Chúa Thánh Thần đều trở nên Thánh Thể cả, cũng đều có Chúa Kitô hiện diện thực sự…”

Giáo Hội, v́ thế, theo Nguyễn Khắc Dương “chỉ là chứng tích và là dấu chỉ” qua đó, cậu “tiếp cận được với một người đang hiện diện và tác động ‘hic et nunc’: Đức Giêsu Kitô”. Cái Giáo Hội này cũng có nhiều nét tiêu cực, không hẳn “đạo đức tài trí vượt bực! Thế nhưng, cái Giáo Hội này đă "giúp tôi thấy sự hiện diện và tác động của Đức Kitô gần như là c̣n sống, sống giữa, sống trong Hội Thánh ấy! Và tôi thấy rằng những sai lầm thiếu sót của Hội Thánh, của các Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo dân suốt 2000 năm lịch sử Tây Phương và gần 100 năm chủ nghĩa thực dân, những sai lầm thiếu sót mà trước đó đă làm cho tôi nghĩ rằng Hội Thánh đă phản ngược lại lư tưởng nguyên thủy của đạo Tin Mừng, th́ nay tôi bỗng nhận thấy rằng: Hội Thánh Công Giáo không phải là một cộng đoàn lư tưởng gồm những kẻ tài cao đức trọng, đă thể hiện được một đạo sống theo một giáo thuyết cao siêu thâm thúy ǵ cả! Hội thánh chỉ là một số người đủ loại, y như số người hành khất tật nguyền dơ bẩn lê lết bên vệ đường, bỗng được gọi vào dự tiệc cưới mà Chúa Giêsu có nhắc đến trong bài dụ ngôn mô tả Nước Trời. Họ được Ngài gọi, được Ngài chọn để sai đi làm chứng và mang sự hiện diện tác động của Ngài theo họ, tất cả do Ngài chứ không phải do giá trị cá nhân của họ ǵ cả. Borgia đă làm Giáo Hoàng, Richelieu làm Hồng Y. Cauchon làm Giám mục th́ nếu có một ông Linh mục Tây nào đó, có thể đă nộp một Linh mục Việt Nam tham gia cách mạng cho mật thám Pháp, th́ cũng thường t́nh. Ở thế kỷ thứ 19, một người Tây Âu mà không có óc thực dân th́ phải là bậc Đại Trí, Đại Thánh! Người mà Đức Giêsu chọn là bọn thu thuế sài lang, có khi là đĩ điếm, trộm cướp c̣n đầy thành kiến, ganh tị, nhỏ nhen, ngớ ngẩn, sai lầm đủ thứ… Thế nhưng, tất cả chỉ làm một việc này: làm chứng về Đức Giêsu, làm cho người ta thấy Đức Giêsu hiện diện và tác động qua họ. Các môn đệ của Đức Giêsu như lời Bernadette ở Lộ Đức “đều là cái chổi cùn Chúa muốn dùng, dùng xong th́ xếp xó” hay như chính Tê-rê-sa Hài Đồng nói: “tất cả đều là ngọn bút lông vô giá trị trong tay một nghệ sĩ tài t́nh!” Và như vậy th́ nói hơi quá cho dễ hiểu: chổi càng cùn, bút lông càng xoàng lại càng chứng tỏ có sự hiện diện và tác động của Chúa. Hội thánh Công Giáo không những với tất cả những ǵ là nhân loại tính tầm thường (lắm lúc c̣n ghê rợn: như các giàn hỏa thiêu) của nó mà đôi khi xét trên một phương diện nào đó, chính nhờ sự tầm thường ấy mà nó là dấu chỉ, làm chứng cho sự hiện diện và tác động của Chúa Giêsu. Alexandre, César, Hán Cao Tổ, Thành Cát Tư Hăn, Napoléon… các thánh nhân và hiền triết dù vĩ đại đến đâu, đều là những người đă chết; c̣n Giêsu người Na-da-rét th́ đang sống v́ đang hiện diện và tác động. Hội thánh Công Giáo cũng chỉ là nhóm người đủ loại như bất cứ nhóm người nào, chỉ khác ở chỗ là cho thấy được Đức Giêsu đang c̣n sống, hoạt động giữa trần gian mọi ngày, mọi giây, mọi phút, ở mọi nơi và sẽ như vậy cho đến tận thế”.

Nguyễn Khắc Dương xác tín rằng: không thể tách Giáo Hội khỏi Chúa Giêsu, như tách rời một tổ chức với người sáng lập ra nó. V́ “không có Thầy các con chẳng làm nên tṛ trống ǵ”.

 

 

 


 

 

 


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.