VỀ HƯU

Lao Ong

Ông Tôi

Ông tôi có thú chơi diều. Không phải thứ diều tép riu chỉ cần một người cũng thả lên được. Diều của ông cần cả hàng khu mới đưa được ra quăng trống đầu làng. Và khi thả, mấy chục người đàn ông trong khu phải trầy vẩy lắm mới tung được chiếc diều ấy lên trời. Nó dài bằng căn nhà năm gian của ông và chiếc sáo to nhất của nó lớn và dài có khi hơn cả một anh lực điền vạm vỡ nhất. Khi diều đă ngất ngưởng trên không, ngọn gió lớn đưa tiếng sáo của nó đến tận những cánh đồng xa.

Ông tôi ngồi uống trà thích thú một ḿnh. Người chia sẻ cái vui thả diều với hàng khu, nhưng uống trà, th́ chỉ thích uống một ḿnh. Có lẽ bà tôi làm hư ông chăng? Cũng dám lắm. Bởi bà luôn luôn bắt ông ăn cơm một ḿnh: một mâm cơm đơn giản dọn lên chiếc bàn chính kê ở gian giữa, với hai tràng kỷ chạy song song hai bên. Ông ngồi ở đấy ăn cơm một ḿnh. Mọi người trong nhà trải chiếu ngồi xuống đất ăn cơm chung với nhau và giờ ăn của ông không giống giờ ăn của ai trong nhà. Điều ấy không gây trở ngại ǵ, v́ từ cơm cho đến thức ăn, bà tôi đều nấu trong những nồi niêu riêng dành cho ông, và chỉ một ḿnh ông thôi.

Ông tôi như một thứ ǵ chót vót trong nhà, vợ con dâu rể, ai nấy đều một ḷng tôn kính. Trong thâm tâm, tôi không hiểu ông nghĩ ǵ, nhưng h́nh như ông không thoải mái lắm, nên khi tôi mon men lại gần trong lúc ông ngồi ăn một ḿnh, người hết sức hoan hỉ, sẵn sàng nắm cho tôi một nắm cơm gạo tám thơm phưng phức. Bây giờ đă 60 năm qua rồi, cái mùi thơm của những nắm cơm ấy như vẫn c̣n phảng phất đâu đây.

Tôi hỏi nhà tôi có biết gạo tám thơm hay không? Bà ấy bảo: gạo nàng hương th́ có, chứ chưa nghe nói gạo tám thơm bao giờ. Nhưng gạo nàng hương làm sao ví được với gạo tám thơm bà tôi nấu cho ông tôi mỗi ngày! Lúc ấy, tôi chỉ mong già như ông, để được chễm chệ ngồi tràng kỷ ăn cơm gạo tám thơm một ḿnh. Mộng già này nay tôi đă đạt được: tôi đă đến tuổi về hưu. Nhưng rơ ràng gạo tám thơm th́ đâu c̣n có nữa!

Tuy nhiên, có t́m ra gạo tám thơm, tôi cũng chịu thua không dám đụng, v́ trong thuật ngữ tiểu đường, gạo càng thô càng tốt. Vả lại, mỗi bữa bà dietician tiểu đường khuyên tôi chỉ nên hai ba muỗng, quá trớn là chích insulin đó! Trên đới này, không ǵ ớn bằng chích. Nên đành từ biệt giấc mơ gạo tám thơm vậy. Thiếu những cái an ủi nơi của ăn trần tục, tôi đành đi t́m an ủi nơi những của ăn thiêng liêng trong Đạo, trong những ngày tranh tối tranh sáng này.

 

trong môi trường văn hóa hiện nay, người già bị phi nhân vị hóa (depersonalised), bị coi như không c̣n là nhân vị, là người nữa (unpeopled)

Tuổi nào không biết, chứ tuổi già là tuổi cần ủi an ghê gớm. Một phần có lẽ v́ trong môi trường văn hóa hiện nay, người già bị phi nhân vị hóa (depersonalised), bị coi như không c̣n là nhân vị, là người nữa (unpeopled). Đấy là nhận định của một số tác giả như Alex Comfort. Có thể nhận định trên hơi quá đáng. Nhưng không thiếu người già cho rằng càng ngày các cụ càng trở nên vô h́nh hơn đối với xă hội, họ không c̣n nh́n thấy người già nữa, như có cụ than: "Một bác sĩ chuyên khoa trẻ bắt tôi chờ quá giờ hẹn cả tiếng đồng hồ, mà cái hẹn đă được làm cả hàng tháng trước chứ ít ỏi ǵ. Có thể ông ta muốn nhắn nhe rằng th́ giờ chả có ǵ quan trọng đối với người già, trong khi thực ra chúng tôi thấy nó thật qúy giá, v́ chúng tôi chỉ c̣n rất ít..." . Nói ǵ th́ nói, xă hội này càng ngày càng ít chú ư đến người già. C̣n Thánh Kinh th́ sao? Người già có hiện diện trong Thánh Kinh không? Đấy là điều tôi thực sự muốn biết.

Tuồi Già Trong Thánh Kinh

Phải nói ngay rằng Thánh Kinh nói rất ít đến người già. Có tác giả cho rằng: v́ tuổi già thực ra là một hiện tượng tương đối mới trong lịch sử loài người. Dù theo Thánh kinh, các tổ phụ sống rất thọ: A-đam 930 tuổi, Sết 912 tuổi, Ê-Nốt 905 tuổi. Và vị thọ nhất là Mơ-tu-se-lác: 969 năm (St 5: 1-32). Nhưng các tác giả ngày nay đều cho rằng không nên coi đó là tài liệu lịch sử. V́ rơ ràng dân số học cho thấy trước 1911, chỉ có 4% tổng số dân trên thế giới có tuổi trên 65. Thời Cựu Ước, tỷ lệ ấy chắc chắn c̣n thấp hơn nữa: đại đa số ít khi sống đến tuổi mà nay ta gọi là già. Tuy nhiên, Thánh kinh vẫn có những đoạn đáng lưu tâm nhắc đến tuổi già:

Thứ nhất, khôn ngoan được coi như triều thiên của người già: "Kỳ diệu thay sự khôn ngoan nơi người già... Lớn lao thay tuổi già biết cố vấn, biết xét đoán!...Dồi dào kinh nghiệm là triều thiên người già." (Huấn Ca 25: 4-6) Người ta nh́n nhận và chấp nhận rằng sự suy giảm và đau đớn thể lư là một phần của tuổi già, và Sách Giảng viên có đoạn nói về sự suy giảm này: "Lúc c̣n trẻ, hăy nhớ đến đấng hóa công, trước khi... những năm tháng tới lúc ngươi nói, "những năm tháng này chẳng làm tôi vui"... trước ngày trai tráng kḥm lưng, khi...lên dốc cũng thấy hăi kinh và bước đi cũng thấy hăi hùng." (12: 1-8) Trẻ em đuợc khuyên dạy phải kính trọng người già: "Con ơi, hăy săn sóc cha con lúc tuổi già, sinh thời người, chớ làm người sầu tủi. Trí khôn người có suy giảm, con cũng nể v́, đừng nhục mạ người, thời con đương sung sức.." (Huấn Ca 3:12-13)

Những đoạn văn trên cho thấy một thái độ thực tiễn đối với tuổi già. Chúng nh́n nhận sự đa dạng nơi người già cũng như nơi người trẻ, công nhận rằng tuổi già là lúc sức mạnh suy giảm đem theo đau đớn thể lư lẫn xúc cảm. Thế nhưng, chúng kêu gọi xă hội kính trọng người già, bất kể sức khỏe họ ra sao; chúng nh́n nhận người già thường có khôn ngoan; chúng ca tụng sự chiếm hữu khôn ngoan như thành tích vinh quang nhất trên đời, một thành tích người trẻ không đạt được.

Mở Tân Ước, ta c̣n thấy ít suy tư chuyên biệt về tuổi già hơn nữa. Nhưng có những đoạn văn hoặc những chũ đề có ư nghĩa cho ta những gợi ư về điều Tân Ước có thể đă nói chuyên biệt bàn về tuổi già. Xin đơn cử ba đoạn dưới đây: Đoạn thứ nhất dựa trên biến cố được Phúc Âm Luca (2:25-38) thuật lại: Đức Mẹ dâng Con vào đền thờ.

 

hai người lớn tuổi là Simeon và Anna đều đă nh́n ra nơi Chúa Giêsu điều mà các nhà cầm quyền và hầu hết mọi người khác đều đă không nh́n ra, tức là Đấng Cứu Thế, ánh sáng muôn dân, đấng Thiên Sai.

Trong đoạn này, hai người lớn tuổi là Simeon và Anna đều đă nh́n ra nơi Chúa Giêsu điều mà các nhà cầm quyền và hầu hết mọi người khác đều đă không nh́n ra, tức là Đấng Cứu Thế, ánh sáng muôn dân, đấng Thiên Sai. Sự hiện diện cũng như cái nh́n thấu suốt của hai người lớn tuổi này vào một thời điểm chủ yếu của lịch sử cứu độ làm ta nhớ lại biến cố trước đó cũng có liên can đến hai người cao niên.

Sách Khởi Nguyên nhấn mạnh đến tuổi già của cả Abraham lẫn Sara khi họ sinh hạ con trai Isaac. Việc Isaac sinh ra cũng là một thời điểm chủ yếu trong lịch sử cứu độ. Nó đánh dấu bước đầu tiên trong việc Thiên Chúa thực thi lời hứa của ḿnh, những lời hứa chỉ được thực hiện đầy đủ nơi con người của Chúa Giêsu. Cả hai đoạn văn đều cho thấy rơ sự khôn ngoan và niềm tin của những người lớn tuổi.

Thứ hai, trong các thư của Thánh Phaolô cũng như nhiều phần khác của Tân Ước, có sự nhấn mạnh đến sự kiện này là sự đau khổ của con người một cách nào đó được tiếp nhận vào sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu và do đó trở thành nguồn ban sự sống. Những đoạn văn sau đây diễn tả điều đó: "Chúng ta đau khổ với Ngài để chúng ta được vinh quang với Ngài" (Rom 8:17); "Chúng ta chịu khốn đốn nhiều bề, luôn mang trên ḿnh sự chết của Chúa Giêsu để sự sống của Ngài cũng đuợc tỏ lộ trong thân xác chúng ta." (2 Cor 4:10).

Điều quan trọng là đừng quá đơn giản trong cái nh́n về những đớn đau khôn cùng vốn là một phần trong cảm nghiệm sống của nhiều người. Tân Ước không vinh danh đau khổ, cũng không đưa ra những giải đáp dễ dăi cho vấn nạn tại sao người ta phải đau khổ, nhất là những người vô tội. Nhưng Tân Ước quả có nhắn nhủ rằng đau khổ, theo một cách thế nhiệm mầu nào đó, có thể đem theo nó sự gặp gỡ với Chúa, một cuộc gặp gỡ không thể thực hiện được bằng cách khác. Điều này có thể bao gồm sự đau khổ vốn đi theo tuổi già, hoặc qua bệnh tật, lẻ loi cô độc, tang chế hay thất vọng.

Thứ ba, qua Chúa Giêsu và trong nhiều bản văn Tân Ước, ta thấy có sự nhấn mạnh đến tầm quan trọng của yếu đuối và nghèo khổ: "Nếu các con không trở nên như trẻ thơ, các con sẽ không vào được Nước Trời" (Mt 18:3); "Thiên Chúa chọn điều thế gian cho là yếu đuối để hạ nhục kẻ mạnh" (1 Cor 1:28); "Chính lúc tôi yếu là lúc tôi mạnh" (2 Cor 12:10); "Há Thiên Chúa đă không chọn kẻ nghèo trong thế gian để nhận sự giầu có của đức tin và để hưởng gia nghiệp nước trời đó ư?" (Thư Thánh Giacôbê 2, 5); "Đức Giêsu là viên đá bị thợ xây vứt bỏ đă trở nên viên đá góc tường" (Cv 4:11). Điều mà con người loại bỏ, Thiên Chúa đă chọn lấy làm của riêng. Ngài cố ư chọn kẻ nghèo và kẻ yếu làm dụng cụ cho Ngài.

Người già thường thuộc loại này. Nhiều người trong số họ sống nghèo và yếu đuối, bị quên lăng bỏ sót và xử tệ. Họ thuộc số những người được Chúa Giêsu coi là có chỗ danh dự trong Nước Thiên Chúa. Đoạn văn diễn tả điều này một cách mạnh mẽ nhất chính là đoạn 25, câu 31-46 sách Phúc Âm Matthiêu nói đến cảnh phán xét. Chúa Giêsu tự đồng hóa ḿnh với những người thiếu thốn về phương diện thể lư và xă hội, những người bệnh tật hoặc cần có người thăm viếng, hay những người thiếu thốn thực phẩm hoặc áo quần, nghĩa là những kinh nghiệm chung đối với người già.

 

Chúa Giêsu tự đồng hóa ḿnh với những người thiếu thốn về phương diện thể lư và xă hội, những người bệnh tật hoặc cần có người thăm viếng, hay những người thiếu thốn thực phẩm hoặc áo quần, nghĩa là những kinh nghiệm chung đối với người già.

Giáo huấn Thánh kinh này, trong những năm gần đây, đă được Giáo hội khai triển thành chủ đề "ưu tiên chọn người nghèo". Những người nghèo và yếu đuối phải ở hàng đầu trong chương tŕnh của Giáo hội v́ họ đă được dành chỗ danh dự trong cuộc sống và công việc của Chúa Giêsu. Đôi khi ta bị cám dỗ muốn nói rằng: " Phải, đương nhiên, người nghèo, người nhỏ bé phải được chăm sóc" và chúng ta, nói chung, quả có chăm sóc họ chu đáo thật. Nhưng Chúa Giêsu không nói "kẻ chót hết phải được chăm sóc" mà là "kẻ chót hết sẽ lên trước hết". Chúa Giêsu đảo ngược lại các giá trị vốn đă thành ước lệ (của cả thời ta lẫn thời Ngài) bằng cách nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng kẻ nghèo ở ngay trung tâm xă hội chứ không ở bên lề.

Các đoạn văn trên là những trích yếu đặc thù từ các đoạn, các biến cố hoặc các chủ điểm Kinh thánh. Nhưng đàng sau những đoạn văn, những biến cố và những chủ điểm ấy, và được dùng như nền tảng cho chúng, có một sự kiện đơn giản và hiển nhiên là người già, bất kể t́nh trạng phúc lợi về thể lư hoặc tri thức của họ có ra sao, họ vẫn là những con người (people). Theo cái nh́n thần học, điều đó có nghĩa là cũng giống như mọi người, họ đă được tạo nên giống h́nh ảnh Chúa.

Điểm này áp dụng cho bất kỳ ai, không riêng ǵ người già. Tất cả chúng ta đều đă được dựng nên giống h́nh ảnh Chúa, và giá trị cũng như phẩm giá của chúng ta phát sinh từ điều chúng ta là, chứ không phải đ́ều chúng ta có thể làm hay không có thể làm, hoặc điều chúng ta đă thực hiện hoặc chưa thực hiện được. Người già đáng được xă hội kính trọng v́ trước hết họ là những con người, và trong tư cách ấy, họ phản chiếu cách này cách khác vẻ đẹp và tính sáng tạo cũng như sức mạnh và sự khôn ngoan của Chúa, Đấng mà họ đă được dựng nên giống h́nh ảnh.

Thánh Thomas Aquinô, nhà thần học vĩ đại thời Trung cổ, nói rằng tạo vật nào cũng mạc khải cho ta một khía cạnh độc nhất vô nhị nào đó của Đấng Tối Cao. Quên điều ấy bằng cách đặt người nào đó ra bên lề hoặc bất kể giá trị của họ trong tư cách là những con người là nhắm mắt không chịu nh́n ngắm một khía cạnh tự mạc khải của Thiên Chúa.

Thêm vào đó, phải kể đến ư niệm về giá trị của từng mỗi con người cá thể, một giá trị phát xuất từ sự kiện họ được Đức Kitô cứu chuộc. Ư nghĩa của điều này đă được phát biểu một cách rơ rệt trong lời nguyện Thánh lễ: "Nhờ nước và rượu này, xin cho chúng con đến chia sẻ thần tính của Chúa Kitô, Đấng đă tự hạ ḿnh xuống chia sẽ nhân tính của chúng con." Việc Nhập thể đem chúng ta đến chia sẻ sự sống Thiên Chúa, cũng như đă đem Thiên Chúa đến chia sẻ sự sống con người.

Hàng Ngũ Ưu Tú theo Thánh Kinh

Từ những suy nghĩ trên, ta có thể có một vài khái niệm về Tuổi Già mà ta có thể có dẫn khởi từ Bộ Kinh Thánh. Trước nhất, Kinh Thánh nh́n nhận người già, cũng như mọi người khác, là những phản chiếu thực tại vô cùng phong phú và đa dạng của Thiên Chúa. Hơn thế nữa, Sách c̣n thấy người già đáng qúy v́ họ thuộc lớp người ưu tú (elite) theo nghĩa thánh kinh, tức những người nghèo khổ và yếu đuối. Nhiều người già c̣n được coi như thuộc về nhóm những người ưu tú khác v́ những đóng góp giá trị của họ cho gia đ́nh, cho chức nghiệp hoặc cho cộng đoàn. Nhưng chỗ đứng của họ giữa những người bị đặt ra bên lề xă hội, dù vốn đuợc coi như những người ưu tú theo nghĩa Thánh kinh, thách thức ta phải dành chỗ danh dự cho họ giữa ḷng xă hội như họ đă được chỗ vinh dự trong Nước Thiên Chúa, và mời gọi ta phải thiết dựng cho bằng được một xă hội thực sự biết "làm người chót hết thành người trước nhất."

Sau cùng, Sách Thánh cũng trọng kính sự khôn ngoan mà nhiều người già đă đạt được, một sự khôn ngoan giúp thấy ra bàn tay của Chúa trong những nơi bất ngờ nhất và thấy ra khuôn mặt của Đức Kitô ở nơi người khác không nh́n ra.

TRIỀU THIÊN CỦA TUỔI GIÀ

" Bây giờ, vào lúc cuối đời, tôi cảm thấy ḿnh có thể nghỉ ngơi trong sự cao cả của Chúa... và t́m thấy Chúa ở mỗi bông hoa đang nở, những ngọn núi hùng vĩ và từng trời mênh mông." Như trên đă nói, đối với Sách Huấn ca (25:6), khôn ngoan là triều thiên của tuổi già. Nó thực sự là một triều thiên rất khó đạt được và không phải ai ai trong chúng ta cũng đạt tới nó. Nhưng đối với những người đạt được, đối với thế giới họ đang sống hoặc đối với các thế hệ tương lai, đó quả là điều vô cùng giá trị. Nhưng khôn ngoan ở chỗ nào?

Thái độ Chấp nhận

Sự khôn ngoan mà nhiều người già chiếm hữu được này thật ra nh́n nhận th́ dễ hơn là diễn tả hoặc phân tích. Nó có thể có nhiều chiều kích: từ những điều đơn giản như tính hài hước đến những cái xâu sắc hơn như sự thanh thản (serenity) trước cái chết. Dường như có thể gọi nó là thái độ chấp nhận, một khả năng biết ư thức cái đa dạng và khác biệt mà không bị bối rối v́ nó, một khả năng biết chào đón việc không thể tránh được các đổi thay trong khi nh́n nhận rằng ḿnh có thể không đủ khả năng cỡi lên sóng gió của nó, một khả năng biết chấp nhận chính t́nh trạng mỏng ḍn hay chết của ḿnh, không phải chỉ chính thực tại sự chết giữa ḍng đời, nhưng c̣n là thực tại yếu đuối bệnh hoạn giữa lúc đang mạnh khoẻ, thực tại thất bại giữa lúc đang thành đạt, thực tại ân hận giữa lúc đang thỏa măn. Chiều kích căn bản của khôn ngoan chính là khả năng chấp nhận rằng sự tổng hợp đầy phức tạp giữa tích cực và tiêu cực, giữa ánh sáng và bóng tối này là chính bản sắc của chúng ta, và biết ra rằng chính sự phối hợp này tạo nên cuộc sống ta.

 

khả năng biết chào đón việc không thể tránh được các đổi thay trong khi nh́n nhận rằng ḿnh có thể không đủ khả năng cỡi lên sóng gió của nó, một khả năng biết chấp nhận chính t́nh trạng mỏng ḍn hay chết của ḿnh, không phải chỉ chính thực tại sự chết giữa ḍng đời, nhưng c̣n là thực tại yếu đuối bệnh hoạn giữa lúc đang mạnh khoẻ, thực tại thất bại giữa lúc đang thành đạt, thực tại ân hận giữa lúc đang thỏa măn.

Biết Buông Tha

Một mặt của thái độ chấp nhận là phải biết bằng ḷng để sự vật rời khỏi tay ḿnh. Thực ra việc để sự vật rời khỏi tay không phải là nét đặc thù của riêng tuổi già. Từ lúc lọt ḷng mẹ, chúng ta đă bước vào diễn tŕnh chuyển động từ cái quen thuộc đến cái không quen thuộc rồi. Diễn tŕnh đó tiếp diễn xuyên suốt đời sống ta, chuyển động từ nhà đến trường, từ trường đến sở, đến việc lập gia đ́nh, đến công việc mới.

Cao tuổi hơn chút nữa, ta phải để con cái rời khỏi bàn tay và cái buông tay sự chết cũng chẳng c̣n bao xa. Ta cảm nghiệm sự chết của chính cha mẹ ta, rồi, chẳng bao lâu sau, cái chết của những người cùng lứa tuổi với ta. Ta có thể sẽ phải đau đớn v́ cái chết của người bạn đời. Đôi khi v́ sức khỏe tồi tệ, ta phải buông tay cả quyền kiểm soát chính cuộc sống ḿnh và cảm thấy đầy lo âu xao xuyến. Cuối cùng, ta sẽ hiểu ra rằng nhiên hậu chính ta cũng sẽ được yêu cầu để sự sống ḿnh ra đi.

Đối với nhiều người, sự nâng đỡ của niềm tin Kitô giáo là điều cần thiết để có thể đương đầu với các đ̣i hỏi của tuổi già. Ư thức rằng Đức Kitô chia sẻ thân phận làm người với ta, cũng như biết rằng với việc phục sinh, Ngài đă vượt thắng sự chết và hứa cho những ai yêu mến Ngài cũng sẽ vượt thắng như vậy, là một nguồn sức mạnh to lớn cho ta.

Tuy nhiên, đa số, có thể là đa số tuyệt đối hiện nay, đang đương đầu với tuổi già mà không có niềm tin tôn giáo. Đôi khi, với một ḷng can đảm và thanh thản vượt bực. Có thể v́ những người có khả năng này đă tích dẫn vào đời họ những mẫu sống đă đề cập ở trên. Họ ư thức ra rằng diễn tŕnh tăng trưởng nhân bản chỉ có thể xẩy ra qua diễn tŕnh để những cái quen thuộc ra đi và tiếp tục bước tới cái chưa biết. Bước lớn sau cùng vào cơi vô minh chính là sự chết và điều này, như Elizabeth Kubler-Ross đề nghị, có thể được coi như "giai đoạn tăng trưởng sau cùng", một cái ǵ không hẳn đi ngược lại sự sống, nhưng là thành phần của chính cấu trúc sự sống.

Nguồn Hy Vọng và Tự Hào

Dù có tôn giáo hay không, tuổi già là lúc nhất định ta sẽ duyệt lại đời ta, làm sống lại trong trí ta những biến cố không thể quên được của dĩ văng. Có lẽ ta đang t́m kiếm nơi đó những dấu chỉ giúp ta quả quyết rằng đời ta quả có giá trị. Trong thế giới ngày nay, đối với những người cao tuổi, có nhiều điều đáng tự hào. Nhiều người được phỏng vấn để chuẩn bị tài liệu này đă nói về điểm đó. Dù họ đă sống những thời điểm cực kỳ nhiễu nhương của lịch sử thế giới: Đại khủng hoảng Kinh tế, Thế chiến Hai, trong đó, họ mất cha mẹ, thân nhân, bạn bè. Họ gầy dựng gia đ́nh, làm việc cho đến lúc về hưu rồi hiến ḿnh cho những công tác cộng đồng vào những lúc có những thay đổi xă hội chưa từng có.

Điều quan trọng là nh́n những công việc ấy trong điều mà Kitô hữu vốn gọi là viễn tượng chân thực của nó. Chúng ta vẫn thường gọi công việc gầy dựng một gia đ́nh là hành vi phụ tạo (procreation), chia sẻ quyền năng sáng tạo của chính Chúa. Và việc làm của chúng ta cũng có một giá trị cao cả như vậy. Công đồng Vatican II nói rằng: "Trong khi cấp dưỡng cho ḿnh và cho gia đ́nh ḿnh, những người đàn ông đàn bà thực sự.... đang biểu hiện công tŕnh của Tạo Hóa". Con người đă được dựng nên giống h́nh ảnh Chúa Hóa Công. Chính sự sống họ chủ yếu mang tính sáng tạo. Ngay cả những người đảm nhận những công việc thấp hèn nhất, trong gia đ́nh, nơi làm việc, trong cộng đoàn, cũng vẫn là những hùn hạp viên của Chúa. Sống, yêu thương và lao nhọc trên đời không những là một thành tích đầy ư nghĩa mà c̣n thánh thiêng nữa. Nó phải được coi là nguồn tự hào và hy vọng.

Khá nhiều người cao niên đă nhắc đến sự hài ḷng họ cảm thấy chỉ v́ đă có giờ và có khuynh hướng suy tư về cuộc đời và thế giới bao quanh ḿnh. Một vài vị đề cập đến việc đó như một h́nh thức chiêm niệm trong đó càng ngày họ càng ư thức hơn về sự huyền nhiệm của Chúa trong thế giới và trong đời họ. Việc ấy sản sinh trong họ cảm thức tin tưởng vào tương lai và vào sự quan pḥng của Chúa, một cảm nhận rằng ḿnh đang nằm trong "bàn tay nhân hậu".

 

Sống, yêu thương và lao nhọc trên đời không những là một thành tích đầy ư nghĩa mà c̣n thánh thiêng nữa. Nó phải được coi là nguồn tự hào và hy vọng.

Người ta cũng thường ví đời ta như h́nh ảnh bốn mùa quanh năm. Tuổi trẻ như mùa xuân, trưởng thành và trung niên như mùa hạ, và tuổi già như mùa thu. Thường th́ h́nh ảnh mùa thu đem vào trí ta những lá vàng rơi và cái chết đến gần của mùa đông. Nhưng mùa thu cũng là mùa gặt hái và thu lượm hoa trái đă chín mọng dưới nắng hạ."Khi vào thu trong đời, những sự việc xẩy ra trong quá khứ, hoặc những kinh nghiệm được gieo trong thửa đất trái tim, gần như bạn không biết đến, nay đă mang hoa trái. Mùa thu trong đời là mùa thu hoạch lớn. Là lúc gặt hái những hoa quả kinh nghiệm đời bạn" (John O'Donoghue, Anam Cara, Bantam Press, London 1996, tr.167).

Việc gặt hái khôn ngoan và tu đức này có thể có giá trị vô song đối với thế giới và các thế hệ tương lai. Chúng ta, với tư cách là một cộng đồng, đang cần rất nhiều những giá trị từ mùa gặt kia. Thái độ bất khoan dung với những dị biệt, bất kể v́ lư do chủng tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, chính kiến, quốc tịch, giai cấp hoặc văn hóa, thường là mồi lửa châm ng̣i cho bạo hành và áp bức. Tinh thần chấp nhận, vốn được coi là đặc điểm của người già, sẽ là một thách đố đối với thái độ bất khoan dung kia. Năo trạng tích góp (acquisitiveness), hay nói trắng là ḷng tham lam, đă được giáo huấn của Giáo Hội về xă hội nhận dạng như là nguồn sinh ra tranh chấp, bất b́nh đẳng vá áp bức. Năo trạng này sẽ bị khả năng biết buông ra nói trên thách thức, v́ ư thức rằng hiện hữu quan yếu hơn là chiếm hữu. Xă hội ta đang mang sắc thái của một thái độ, gần như một thứ cuồng tín (cult), gọi bằng bận bịu làm ăn (busy-ness). Nó hiện được coi như một nhân đức, và thường nơi làm việc đ̣i bạn phải làm việc lâu giờ, quên cả nghĩ ngơi nhàn tản, làm cả trong những lúc nghỉ ngơi. Thói quen chiêm niệm, mà nhiều người già thấy thích thú, có thể đặt vấn nạn cho cái lối sống quá ư ngược xuôi trên. Thói quen này nhấn mạnh giá trị của khả năng biết thinh lặng, khả năng dành th́ giờ đi t́m ư nghĩa đời ḿnh hơn là cảm thức phải tộng vào nó đây ứ những khích động.

Các phẩm tính vốn dồi dào nơi người già ấy hiện xă hội đang rất cần. Chúng quan trọng không những đối với thế hệ này, nhưng c̣n cho các thế hệ tương lai, v́ những thói hư mà chúng chống đối nếu không bị thách thức sẽ phát sinh ra một thế giới trong đó các giá trị nhân bản sẽ mất đi.

Đối với tôi, những điều trên khuyến khích tôi nh́n thấy từ lối sống thinh lặng, nhiều suy tư hơn mà tôi sắp bước vào có một đóng góp không thể do ai khác làm được. Chắc chắn tôi có nhiều điều phải học từ lớp trẻ, nhưng tôi cũng có nhiều điều để cung hiến cho người khác. Người già chúng tôi khích lệ người trẻ biết mở rộng tâm tư nhận ra giá trị việc t́m hiểu người già và ư thức được rằng trong người già, các bạn trẻ sẽ t́m thấy túi khôn xâu sắc không đâu có được. Người trẻ đôi lúc có khuynh hướng trách cứ dĩ văng và khước từ tương lai. Tặng phẩm lớn nhất mà người già mang tới cho thế giới của lớp trẻ có thể là việc càng ngày càng biết tự hào một cách chính đáng về dĩ văng và một thái độ cởi mở và hy vọng về tương lai.

Với ngần ấy những suy tư tản mạn, tôi nghĩ về hưu không đến nỗi đơn côi như ḿnh nghĩ, và tôi nhất định không ăn cơm một ḿnh như ông tôi, dù là ăn cơm gạo tám thơm.

Viết theo gợi hứng của tài liệu Tuổi Già Thách Đố, Đóng góp của Ủy Ban Công Bằng Xă Hội, Hội Đồng Giám Mục Úc, Nhân năm Quốc Tế Người Già 1999.

Vinc. Vũ Văn An


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.