CHÂN DUNG ĐỨC GIÊSU
THEO BỐN TÁC GIẢ TIN MỪNG

MichelAnge

 

ĐÔI D̉NG GIỚI THIỆU

Ở mỗi giai đoạn, chúng ta cố gắng tŕnh bày về Đức Kitô của Phaolô, của Máccô, của Mátthêu, của Luca và của Gioan. Đó là một việc “liều mạng”, v́ chưng những tổng hợp ngắn ngủi như thế đương nhiên mang tính chủ quan. Tuy thế, ít ra cũng cho thấy điều này: Tân ước không chỉ cống hiến cho chúng ta một bức chân dung duy nhất về Đức Kitô: con người của Đức Kitô quá phong phú để có thể chỉ được vẽ bằng một nét họa và mỗi người cảm nhận Người khởi đi từ bản chất và cuộc sống của ḿnh. Ngày nay, mỗi Kitô hữu, mỗi cộng đoàn cống hiến cho thế giới một gương mặt khác nhau của Đức Kitô. Ước ǵ tất cả những gương mặt ấy giúp chúng ta sát lại gần hơn với Đấng đối với chúng ta là Đấng vô h́nh.

 

 


 

ĐỨC KITÔ CỦA PHAOLÔ

 

Trong cuộc đời của thánh Phaolô, có cái trước và cái sau: Đa-mát chính là ngưỡng cửa. Trước đó, Phaolô là một người Biệt phái và v́ ḷng tin, ngài chống lại Đức Giêsu và đi lùng bắt các môn đệ Người. Sau đó, ngài hết ḷng hết sức với Đấng đă chộp bắt ngài giữa đường. Phêrô, Gioan, các môn đệ đầu tiên đă dần dần khám phá ra con đường của Thày ḿnh và chỉ sau Phục sinh và Hiện xuống, các ngài mới nhận ra rằng người bạn của ḿnh là Con Thiên Chúa. Các ngài giống các Kitô hữu ngày nay được rửa tội từ khi mới sinh, phải khám phá ra, từ bên trong, niềm tin mà ḿnh đă lănh nhận. C̣n Phaolô thuộc hàng ngũ những kẻ trở lại, mà trong một sớm một chiều, cuộc sống hoàn toàn bị đảo lộn.

Khác với các tác giả Tin Mừng, Phaolô không viết một tác phẩm mà trong đó người ta t́m thấy được tư tưởng cuối cùng của ngài: Phaolô đă thảo những bức thư, tuỳ theo từng hoàn cảnh, và người ta nhận thấy có sự chuyển biến trong quá tŕnh khám phá Đức Kitô của Ngài trong các thư đó.

 

KẺ BỊ NGUYỀN RỦA LẠI ĐƯỢC TÔN VINH

Kẻ mà Phaolô nghĩ là bị Thiên Chúa nguyền rủa, v́ đă bị quyền bính tôn giáo và lề luật kết án, lại xuất hiện trước mắt ngài như Đấng được Thiên Chúa tôn vinh: Như chúng ta đă thấy, đó là nguồn gốc tư tưởng Phaolô. Ngài đặt sự xuất hiện đó trên cùng một b́nh diện như các biểu lộ của Đấng Phục sinh với các môn đệ; v́ sự xuất hiện đó mà Phaolô trở thành Tông đồ y như các môn đệ kia vậy (đọc nhiều chỗ Phaolô tuyên bố ḿnh là Tông đồ theo ơn gọi và 1 Cr 15,9; 9,1; Gl 1,1…).

Ngài chỉ c̣n một ước vong duy nhất: Ước ǵ ngày của Chúa, ngày quang lâm mau đến, chấm dứt lịch sử. Phaolô bắt đầu sứ vụ của ḿnh bằng cách sống và giúp các Kitô hữu của ngài sống trong niềm trông đợi Chúa đang đến gần.

Điều chắc chắn là Phaolô đă không biết Đức Giêsu trong cuộc sống trần thế của Người. Ngay từ buổi đầu Phaolô đă gặp Người như Đấng phục sinh vinh hiển, như là Đức Chúa.

 

LÀ ĐẤNG ĐANG ĐẾN

Phaolô tŕnh bày kinh nghiệm Đamát như một khải huyền (Gl 1,16). Giai đoạn đầu đời sống Kitô hữu của Ngài là giai đoạn tràn đầy phấn khởi và ngưỡng mộ của một con người vừa trở lại được Đức Kitô chiếm hữu. Ngài đă ư thức về đời sống của Đức Kitô nơi Ngài và ư thức về sự mới mẻ của thế giới này, một cách hết sức mạnh mẽ đến nỗi ngài chỉ c̣n một ước vong duy nhất: Ước ǵ ngày của Chúa, ngày quang lâm mau đến, chấm dứt lịch sử. Phaolô bắt đầu sứ vụ của ḿnh bằng cách sống và giúp các Kitô hữu của ngài sống trong niềm trông đợi Chúa đang đến gần.

 

ĐẤNG BỊ ĐÓNG ĐINH THẬP GIÁ BAN ƠN CỨU ĐỘ

Nhưng ngày quang lâm cứ tŕ hoăn… Cần phải kiên tŕ. Nhất là Phaolô khám phá rơ hơn tư tưởng triết Hy lạp, ḷng khát khao sự khôn ngoan loài người của ḿnh (1 Cr 1-2). Chắc là ngài mang nặng dấu ấn cuộc thất bại ở Atêna (Cv 17). Càng ngày ngài càng nhấn mạnh đến thần học thập giá, điều mà lúc đầu ngài vẫn để yên trong bóng tối: “Tôi đă dứt khoát không biết điều ǵ ngoài Đức Giêsu Kitô và Đức Kitô bị đóng đinh thập giá” (2 Cr 2,2). Phaolô ư thức rơ rệt hơn sự thiếu xót của lề luật; ư niệm “sự công chính xuất phát từ lề luật và từ tất cả những ǵ mà chúng ta thực hiện được” chẳng có thể đứng vững: chúng ta được cứu rỗi là nhờ ân sủng, nhờ gắn bó vô điều kiện với Đức Kitô, bằng đức tin và phép rửa. Adam mới là người đầu tiên thứ hai của một thế giới mới. Rải rác trong các thư Côrintô, Phi-lipphê, Galát, Rôma, Phaolô cho thấy một cách cụ thể thế nào là cuộc sống thường nhật với Đức Kitô, trong Đức Kitô, là được cứu độ bằng thập giá.

 

LÀ CHÚA TỂ VŨ TRỤ VÀ LỊCH SỬ

Nhờ suy tư suốt bốn năm trường trong ngục tù, nhờ suy niệm các bản văn Thánh Kinh, đặc biệt là sách khôn ngoan, nhờ cuộc khủng hoảng của giáo dân Côlôsê, Phaolô đạt tới chỗ nhận ra vai tṛ thực sự của Đức Kitô trong vũ trụ. Người không chỉ là Đấng Cứu độ cộng đoàn; Người là Chúa của lịch sử, là h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh, là Trưởng tử của loài thụ sinh, là Đấng Sáng tạo vũ trụ, nhờ Người và v́ Người tất cả đă được tạo thành. Trong Người, Thiên Chúa muốn quy tụ tất cả, Người là Đức Chúa v́ vinh quang của Chúa Cha.

 

 


 

ĐỨC CHÚA CỦA MÁCCÔ.

 

MỘT CON NGƯỜI

Đức Giêsu của mọi ngày, một con người như chúng ta: đó là điều mà Máccô tŕnh bày với chúng ta. Người ta có cảm tưởng mỗi ngày một khám phá ra Người với con mắt của Phêrô. Trong hai năm chung sống, Phêrô đă nh́n thấy Đức Giêsu trên những nẻo đường Palestin, Phêrô đă đón tiếp Người trong nhà của ḿnh ở Caphácna-um; Phêrô đă thấy Người ăn uống, ngủ nghỉ, nói năng và cầu nguyện, Phêrô đă thấy Người nổi giận trong hội đường hay trong đền thờ, thấy Người gần gũi với người bị bệnh phong hoặc với các môn đệ, thấy Người thương xót thương quần chúng và ngạc nhiên khi thấy người ta không tin theo ḿnh tại Nadarét. Phêrô đă sống cuộc đời rao giảng vất vả của Người, vất vả đến nỗi đôi khi Người không có cả thời gian mà dùng bữa nữa; Phêrô đă thấy Người mệt nhoài nằm ngủ giữa phong ba băo táp…

Phêrô đă mang một ấn tượng sâu sắc về cái nh́n của Đức Giê-su, cái nh́n giận dữ, chất vấn, cái nh́n yêu thương; Phêrô thắc mắc về mầu nhiệm của Người, như trong đêm đầu tiên Đức Giêsu nghỉ tại nhà ông, mà ông thấy Người dậy sớm trước lúc b́nh minh, để đến một nơi thanh vắng cầu nguyện (1,35).

Đức Giêsu của mọi ngày, một con người như chúng ta: đó là điều mà Máccô tŕnh bày với chúng ta.

Máccô không ngần ngại kể một số nét gây ngạc nhiên cho các độc giả của ḿnh, là những người đă quen nh́n nhận Đức Giêsu là Con Thiên Chúa: Đức Giêsu không biết tất cả mọi sự; Người không biết cả việc các môn đệ nói điều ǵ nên phải hỏi họ (9,16,33); Người không biết ngày cuối cùng của thời gian (14,33); Người sợ hăi trước cái chết (14,33) và Người chết một cách tuyệt vọng (15,34). Điều gây ngạc nhiên hơn nữa là chính thân thuộc cũng không tin theo Ngườøi: “Anh ta đă điên mất rồi” (3,21).

 

MỘT “CON NGƯỜI SỐNG VỚI”
MỘT CON NGƯỜI ĐƠN ĐỘC

Đức Giêsu của Máccô, trước hết là Đức Giêsu với các môn đệ. Hành động đầu tiên của Người là kêu gọi họ rồi lựa chọn mười hai người để họ ở với Người. Các địch thủ đă t́m cách phá tan nhóm này bằng cách công kích các môn đệ với Đức Giêsu (2,18-27). Đức Giê-su chuẩn bị cho các môn đệ biết thi hành sứ vụ tương lai của họ bằng cách để họ phục vụ đám đông, một công việc đ̣i hỏi phải được ưu tiên hơn cả công việc nghỉ ngơi và ăn uống (6,31), và bằng cách kéo các môn đệ đến với dân ngoại …

Sự đơn độc của Đức Giêsu càng bộc lộ tính chất thảm thiết hơn nữa. Người chỉ có một ḿnh v́ Người không làm sao mà khiến cho Mầu Nhiệm của Người thấm nhập vào các bạn hữu là những con người như “đă bị bịt kín” (6,25; 8,17), là những kẻ ngờ vực và ngay trong giờ phút bắt bớ, họ đă bỏ và chối Người.

 

ĐẤNG GIẢNG DẠY

Liền ngay với việc chịu Phép Rửa, Đức Giêsu đă rao giảng: “Nước Thiên Chúa đă gần kề”. Đối với Máccô, Đức Giêsu là Đấng giảng dạy đám đông quần chúng (nhắc đi nhắc lại khoảng 20 lần). Khi nh́n thấy dân chúng theo Người vào sa mạc mà không có ǵ ăn, Đức Giêsu động ḷng thương họ… và bắt đầu giảng dạy họ. Người cho rằng đó mới là cái đói quan trọng nhất của họ (6,34).

Thế nhưng, điều hết sức mâu thuẫn là Tin Mừng Máccô lại chứa đựng rất ít các bài diễn văn. Có lẽ ngài muốn người ta nắm bắt được điều này là Đức Giêsu giảng dạy trước nhất là bằng cách Người sống và hành động. Các phép lạ chiếm một chỗ tương đối quan trọng nơi Máccô: các phép lạ chứng tỏ rằng Nước Thiên Chúa hiện diện đó và Đức Giêsu mạnh mẽ hơn thần dữ (3,27).

 

ĐẤNG MÊSIA BỊ ĐÓNG ĐINH TRÊN THẬP GIÁ

Đức Giêsu từ khước việc người ta xưng tụng Người là Đấng Mê-sia, là Đấng Cứu thế, là Đức Kitô và đối với những ai khám phá ra Người, dù Người được phép lạ hay ma quỷ, th́ Người đều đ̣i hỏi họ phải im lặng: đó chính là điều mà người ta đă mệnh danh là “bí mật cứu độ”. Có nhiều người mong đợi rằng Đấng Mêsia sẽ tái lập vương quốc trần gian của Ítraen. Đức Giêsu không muốn người ta lẫn lộn về vai tṛ cứu thế của Người, Người là Đấng Mêsia thật, nhưng không phải là Mêsia trong ư nghĩa Mêsia trần thế. Người chỉ nhận danh hiệu này vào lúc mà không c̣n có thể có sự lầm lẫn được nữa, khi Người bị kết án tử h́nh: bằng đau khổ và bằng cái chết mà Người đă thiết lập một vương quốc thiêng liêng. Và Người cố gắng lôi cuốn các môn đệ của ḿnh vào con đường đó (8,34-38).

 

CON NGƯỜI

Danh hiệu thường gặp nhất (14 lần) là danh hiệu Con Người. Có lẽ Đức Giêsu rất thích danh hiệu này bởi v́ nó bộc lộ mầu nhiệm của Người nhưng đồng thời che dấu mầu nhiệm đó. Thực ra kiểu nói ấy chỉ đơn giản có nghĩa là người; nhưng một khi người ta liên tưởng đến thị kiến của Đanien chương 7 (xem Pour lire L’Ancien Testa-ment, trang 91) th́ từ này mang một ư nghĩa rất mạnh là một con người cơi thiên mà Thiên Chúa giao cho quyền xét xử.

 

CON THIÊN CHÚA

Danh hiệu này rất hiếm thấy, nhưng nó xuất hiện như tột đỉnh của đức tin mà Máccô muốn đưa độc giả của ḿnh tới. Ngài đă nói lên điều ấy ngay trong lời nhập đề (1,1) và viên bách quân đội trưởng đă tuyên xưng danh hiệu ấy dưới chân thập giá (15,39), như tiếng dội lại của tiếng Chúa Cha trong biến cố phép rửa và biến h́nh.

 

 


 

ĐỨC GIÊSU CỦA MÁTTHÊU

 

LÀ ĐỨC CHÚA SỐNG TRONG CỘNG ĐOÀN

Với Máccô, trước hết chúng ta khám phá con người Giêsu, Mátthêu đặt chúng ta trước một Đức Giêsu là Chúa vinh hiển, được cử hành trong cộng đoàn. Các môn đệ quỳ gối thờ lạy Chúa Phục sinh (28,17) như các nhà đạo sĩ (2,2.11), như người phong cùi, như viên bách quân đội trưởng, như các môn đệ trong cơn phong ba băo táp, trong khi người ta chỉ phục lạy một ḿnh Thiên Chúa mà thôi (4,10).

V́ chưng, bằng cuộc Phục sinh, Đức Giêsu thực sự là Thiên- Chúa- ở-cùng-chúng-ta: Danh xưng Emmanuel (Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta) được công bố khi Người sinh ra (1,23) chỉ được gắn cho Người vào ngày Phục sinh, cũng như chữ cuối cùng trong sách Tin Mừng này: Ta (tương đương với từ Thiên Chúa trong Cựu Ước) ở cùng anh em (28,20).

Người là Con yêu dấu của Thiên Chúa. Máccô ít sử dụng danh hiệu này và cho chúng ta thấy các môn đệ phải khó khăn như thế nào mới chấp nhận danh hiệu ấy. Nơi Máccô, chính Đức Giêsu tự giới thiệu ḿnh là Con yêu dấu của Thiên Chúa (11,27; 26,63-64) và các môn đệ đă nhiều lần tuyên xưng Người với danh hiệu ấy (ví dụ 14,33; 16,16).

Do đó, Đức Giêsu của Mátthêu rất long trọng, oai nghiêm. Mát-thêu bỏ đi cái xúc cảm hoặc sự không biết của Đức Giêsu (so sánh Mt 13, 58 và Mc 6,5) và nhấn mạnh trên quyền năng của Người (4,23; 8,24; 15,30). Tuy nhiên, có một lần vị Chúa đó đă tỏ ra rất con người khi xin một chút t́nh thương của các bạn hữu ḿnh trong giờ hấp hối.

Mátthêu đặt chúng ta trước một Đức Giêsu là Chúa vinh hiển, được cử hành trong cộng đoàn...Mátthêu minh chứng rằng Đức Chúa Giêsu tiếp tục hành động cứu độ trong cái hôm nay của cộng đoàn.

Đức Giêsu là vị cứu tinh của cộng đoàn. Các phép lạ mặc khải Người như vị Tôi tớ đau khổ của Isaia, Đấng gánh chịu mọi tật nguyền của chúng ta (8,17). Bằng cách hệ thống hóa các tŕnh thuật phép lạ, bằng cách xoá bỏ những cách nhân bản của Đức Giêsu , bằng cách tŕnh bày bà mẹ vợ Phêrô (8,15) hay các môn đệ trong cơn băo táp (8,25) dưới những đường nét của người Kitô hữu thời đại ḿnh, Mátthêu minh chứng rằng Đức Chúa Giêsu tiếp tục hành động cứu độ trong cái hôm nay của cộng đoàn.

Đức Giêsu là vị Thày của cộng đoàn. Môsê đă ban cho dân một lề luật; Đức Giêsu là Môsê mới, là Đấng đă ban lề luật mới mà cốt yếu là nên trọn lành như Chúa Cha, trên núi Bát phúc và trên núi Phục sinh. Khi đem lề luật mới đến với sự tinh ṛng, Người chờ đợi ḷng xót thương chứ không phải của lễ (9,13 ; 12,7) và Người đă để lại chính ḷng xót thương và sự thứ tha như là lề luật cho Giáo hội của Người (18,21-35). Người muốn các môn đệ thông hiểu trong đức tin, muốn học hiểu, như Người đă đ̣i hỏi nhiều lần (ví dụ 13,19.23.51; 15,10).

Đức Giêsu là mẫu mực của cộng đoàn. “Chúng ta phải giữ trọn đức công chính” Người nói với Gioan (3,15) và trong một bản văn riêng của Mátthêu, Đức Giêsu tŕnh bày cuộc sống của Người như con đường duy nhất để đạt tới sự hiểu biết về Chúa Cha (11,27-30).

 

ĐẤNG MÊSIA CỦA ÍTRAEN

Đối với Mátthêu, Đức Giêsu là Đấng Mêsia mà Ítraen trông đợi và Thánh Kinh loan báo. Với tư cách là một giáo sĩ Do thái, Mátthêu trích dẫn Thánh Kinh một cách tài t́nh để minh chứng rằng Đức Giê-su thực hiện những lời Kinh Thánh ấy. Ngài thường gán cho Đức Giêsu những danh hiện chính thức như Đấng Mêsia (Đức Kitô), Con Vua Đavít, Vua Ítraen. Người Do thái không nh́n nhận mà chối từ Người, trong khi viên bách quân đội trưởng và thuộc cấp của ông lại tuyên xưng Người là Con Thiên Chúa. V́ thế, Nước Trời sẽ bị cất đi khỏi hạng người nọ và được ban cho hạng người kia (dụ ngôn những người làm vườn nho 21,41). Đấng Mêsia của Ítraen trở thành Đấng Mêsia của hết mọi người.

 

CON NGƯỜI

Trong chiều hướng của các sách Khải huyền (đọc Đn 7), người ta trông chờ Con Người đến phân xử vào cuối thời gian. Đối với Mát-thêu, Đức Giêsu chính là Con Người đó. Người đă long trọng tuyên bố điều đó trước công nghị Do thái và loan báo rằng, rồi đây người ta sẽ thấy Người (26,64). Phục Sinh quả thực là cuộc quang lâm của Con Người, đến trên đám mây (26,64) với các môn đệ đang phủ phục (28,18). Người là Đấng đă lănh nhận tất cả quyền năng (28,18 xem Đn 7,14). Mátthêu là người duy nhất đă nói đến ngày quang lâm (24,3.7.27.37.39) của Con Người. Ngày quang lâm ấy đối với Mátthêu có nghĩa là thời điểm mà Nước Thiên Chúa được thiết lập trong ḍng lịch sử của chúng ta. Điều đó được thực hiện trong biến cố Phục sinh; v́ thế ngày quang lâm xảy ra mỗi khi người ta gặp gỡ Con Người hiện diện một cách nhiệm mầu trong những kẻ bé mọn mà Người đă đồng hóa ḿnh với họ (25,31-46).

 

ĐỨC GIÊSU SAI CỘNG ĐOÀN ĐI

Được tôn vinh là Con Người, là Đấng phân xử tối cao, là Chúa tể vũ trụ, Đức Giêsu đă chiến thắng trong cuộc chiến đấu cuối cùng. Bây giờ vấn đề là “chiếm hữu địa bàn”: Người sai các môn đệ của ḿnh đi thiết lập chiến thắng trên toàn thế giới. Người đă chuẩn bị họ cho sứ mệnh này (10), nhưng khi đó chính là Người ra đi rao giảng Tin Mừng. Cuộc sai đi thực thụ đă được thực hiện trong ngày Phục sinh (28,18,20).

 

 


 

ĐỨC GIÊSU CỦA LUCA

 

Bản thân Luca đă không biết Đức Giêsu. Đấng mà Luca đă khám phá ra, trước hết không phải là một vị ngôn sứ sống đây mai đó của xứ Galilê, nhưng là Đức Chúa được tôn vinh đă tỏ ḿnh ra với Phao-lô, tôn sư ngài trên đường Đamát. Đó là Đấng mà ngài cảm nhận ra gương mặt của Người trong một cộng đoàn như cộng đoàn Philíp-phê, trong đó t́nh yêu thương mănh liệt đến nỗi đă khiến cho các bà lớn như Lyđia và những phu bốc vác của hải cảng lân cận, có thể sống trong cùng một niềm hiệp thông. Đó là Đấng mà ngài t́m thấy những đường nét trong những kỷ niệm của các nhân chứng mà ngài đă ḍ hỏi.

 

GIÊSU ĐỨC CHÚA

Luca là người duy nhất gọi Đức Giêsu là Chúa. Khi nói về Người, vinh quang Phục sinh tỏa sáng trên cuộc đời trần thế của Người. Vinh quang ấy bao trùm Người ngay từ khi Người mới sinh ra (2,9.32). Sự biến h́nh không phải là việc tham dự trước vào vinh quang Phục sinh cho bằng là sự bộc lộ vinh quang tương lai (Mt- Mc) mà Người đă có ngay từ khi mới được thụ thai bởi v́ Người đă sinh ra bởi Thánh Thần (9,32). Vinh quang mà Người sẽ bộc lộ với tư cách là Con Người là vinh quang của Người, thuộc về Người (9,26; so sánh Mt 16,27; Mc 8,26). Mọi người đều chúc tụng Người (4,15) trong khi mà người ta chỉ chúc tụng một ḿnh Thiên Chúa thôi.

Luca là người duy nhất gọi Đức Giêsu là Chúa. Khi nói về Người, vinh quang Phục sinh tỏa sáng trên cuộc đời trần thế của Người.

Đức Giêsu là Vua (điều này có lẽ rơ hơn đối với độc giả Hy lạp): sáu lần, Luca là người duy nhất đă nói lên điều đó (1,32-33; 19, 12t. 28t.; 22,28t.67t; 23,40t).

Luca biết rằng Đức Giêsu đă nắm giữ chức vụ Đức Chúa là Đấng Kitô bằng sự Phục sinh (Cv 2,36); đó là điều có thể, v́ chính Người là thế, ngay trong bản thể của Người như các tường thuật thời thơ ấu đă khẳng định. Danh hiệu Con Thiên Chúa không chỉ đơn thuần là nh́n nhận vai tṛ của Người (tương đương với danh hiệu Con Vua Đavít), nhưng c̣n là khẳng định bản chất của Người nữa (1,35; 22,70).

 

THẦN KHÍ ĐỨC GIÊSU

Từ này chỉ xuất hiện hai lần trong Tân Ước (Cv 16,7 ; Pl 1,19; Thần Khí Đức Kitô trong Rm 9,2 và 1 Pr 1,11). Thánh Thần Thiên Chúa thâm nhập Đức Giêsu sâu đậm đến nỗi có thể gọi Thánh Thần của Đức Giêsu. Đức Giêsu đă được thụ thai bởi quyền năng của Thánh Thần (1,35); Thánh Thần đă biểu hiện trong biến cố Phép Rửa (3,22) và dẫn đưa Đức Giêsu vào sa mạc (4,1); Thánh Thần tấn phong Đức Giêsu để Người trở thành Đấng loan báo Tin Mừng (4,14.18). Chính trong Thánh Thần mà Đức Giêsu hớn hở vui mừng (10,21).

Nhờ được tôn vinh, Đức Giêsu nhận lănh Thánh Thần từ Cha để ban lại Thánh Thần cho chúng ta (Cv 2,38), nếu chúng ta cầu xin Người ban cho chúng ta Thánh Thần ấy (Lc 11,13 ; so sánh Mt 7,11). Sách Tông đồ Công vụ xuất hiện như “Tin Mừng của Thánh Thần”, Đấng làm sinh động cộng đoàn Hiện xuống như đă làm sống động Đức Giêsu và những chứng nhân đầu tiên về cuộc sống của Người (Lc 1,15.41.67; 2.25-26).

 

VỊ NGÔN SỨ

Đức Giêsu là Ngôn sứ có trách nhiệm mạc khải Thiên Chúa (7, 16.39; 24.19; Cv 3, 22-23) và cái chết của Người là cái chết của Ngôn sứ (13,33; Cv 7,52). Luca tŕnh bày Đức Giêsu như một Êlia mới (đọc Pour lire L’Ancien Testament, trang 46).

Gương mặt của Thiên Chúa mà Đức Giêsu mạc khải trước hết là gương mặt của ḷng nhân hậu của người Cha đối với hết mọi người. Đoạn văn chính trong đó Luca tŕnh bày Đức Giêsu như một ngôn sứ (7,11-50) kết thúc bằng ơn tha thứ dành cho người phụ nữ tội lỗi. T́nh yêu đến “chạnh ḷng” ấy của người Cha (15,20) chính Đức Giêsu đă cảm thấy (7,13) và đó cũng phải là t́nh yêu của người môn đệ (10,33).

Đức Giêsu đến chính là Thiên Chúa đến viếng thăm. Từ lời loan báo xét xử nơi các ngôn sứ, cuộc viếng thăm này đă thành nơi Luca Tin Mừng cứu độ, năm hồng ân (4,19; xem 1,68.78; 7,16;19,44). Bằng thái độ của ḿnh, Đức Giêsu làm cho t́nh yêu của Chúa Cha trở nên hữu h́nh: Người là bạn của những người thu thuế và tội lỗi (7,34), Người là Đấng cứu độ, giải thoát khỏi Satan đang cầm buộc các tâm hồn và giải thoát khỏi tật nguyền hành hạ các thân xác. Đức Giêsu là bạn của những phường tội lỗi, v́ họ cần đến Thiên Chúa, như bệnh nhân cần đến thầy thuốc vậy (5,31). Hơn thế nữa, v́ Thiên Chúa cần họ để bộc lộ sự thứ tha (15), Đức Giêsu có một ḷng ưu ái lớn lao đối với phụ nữ, là những người bị khinh rẻ thời bấy giờ (Maria, Isave, Anna, Maria Mácđala, Mácta và Maria, những người phụ nữ đi theo Người…); một vài người sẽ đóng vai tṛ quan trọng trong Hội thánh (Cv 1,14; 12.12 ; 16,14; 21,9…).

 

ĐỨC GIÊSU LÀ NGƯỜI TRƯỚC MẶT THIÊN CHÚA

Là Đức Chúa, là Đức Kitô, nhưng Đức Giêsu cũng hoàn toàn là người. Người sống trọn vẹn những điều ḿnh đă loan báo đến mức Người trở thành mô h́nh của người hoàn hảo, được Thánh Thần biến h́nh, sống trong ṿng tay của Chúa Cha: Lời nói đầu tiên cũng như lời nói cuối cùng của Người là để gọi tên Cha (2,49; 23,46). Người sống liên tục trong sự hiện diện của Cha và lời cầu nguyện của Người nói lên điều đó, chính trong những khi cầu nguyện mà Người tiếp nhận được những mạc khải trọng đại (Phép rửa, Biến h́nh); Người thức thâu đêm để cầu nguyện (5,16; 6,12; 9,28) và các môn đệ mang ấn tượng mạnh mẽ đến nỗi họ ước mong được đưa vào trong ṿng bí mật của mối tương quan đó với Thiên Chúa (Kinh Lạy Cha 11,1).

 

CHÍNH CON NGƯỜI ĐỨC GIÊSU

V́ thế chính con người Giêsu là trung tâm của Tin Mừng. Chính trong mối tương quan trực diện với Người mà chúng ta phải chọn lựa. V́ Con Người đầy ḷng nhân hậu ấy cũng đ̣i hỏi thật gắt gao: phải v́ Người mà chọn lựa, ngay hôm nay đây, và chỉ v́ Người mà thôi; ḷng tin tuyệt đối đó lănh nhận được ơn cứu độ là nguồn suối niềm vui làm cho Tin Mừng toả sáng và người môn đệ được hiển dung rạng ngời.

 

 


 

ĐỨC GIÊSU CỦA GIOAN

 

“Điều chúng tôi đă nghe, điều chúng tôi đă thấy tận mắt, điều chúng ta đă chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đă chạm đến, đó là lời sự sống…” (1 Ga 1,1). Lời tâm sự này đúng là tóm tắt kinh nghiệm của Gioan. Trong đời sống của Phaolô có cái trước và cái sau: từ người bị coi là bịp bợm, Đức Giêsu đă trở thành Chúa của Phaolô. Gioan không hề biết đến cảnh dứt đoạn như vậy. Trong suốt nhiều năm, ngài đă là bạn thân thiết của một con người, của một sứ ngôn, trong Con Người đó, ngài dần dần nhận ra Đức Kitô; sau đêm tử nạn, một cách ngạc nhiên, ngài đă khám phá ra rằng bạn của ngài đă là Con Thiên Chúa, đang là Con Thiên Chúa! và đó chính là nét mâu thuẫn của Đức Giêsu của Gioan: đó là một Con Người rất nhân bản mà người ta nh́n thấy và sờ mó được; nhưng trong Con Người ấy, với con mắt đức tin nơi Con Người ấy, với con mắt Đức tin được Thánh Thần soi sáng, người ta nhận ra mầu nhiệm bất hủ của Ngôi Lời, của Thiên Chúa.

 

MỘT CON NGƯỜI

Đức Giêsu của Gioan rất nhân bản; Người có cái thân xác của chúng ta. Mệt mỏi, Người ngồi bên bờ giếng xin nước. Người ta có thể đến chơi với Người vào buổi chiều (1,38; 3;2); Người có nhiều bạn thân là ông Ladarô, bà Mácta và bà Maria; Người biết đến cơn bối rối và đă khóc cho người bạn Ladarô của ḿnh (11,33.35); Người đi dự tiệc cưới (2,1t); Người có thể nổi giận và lật đổ những cái bàn nặng nề của những người buôn bán (2,15).

Dù người ta đặt với Người câu hỏi nào, Đức Giêsu cũng chỉ có một câu trả lời: Cha.
Anh từ đâu đến? – Từ Cha.
Anh đi đâu ? –Về cùng Cha.
Anh làm ǵ ? – Tôi thực hiện những công tŕnh của Cha, ư muốn của Cha.
Anh nói ǵ ? – Không nói ǵ của tôi cả nhưng nói điều tôi đă nhận được từ Cha….

Là một nhà tâm lư tinh tế, Người biết cơi ḷng con người (2,25). Hết sức kính trọng người khác, Người có thể gợi lại với thiếu phụ Samari đời sống ồn ào của chị mà không làm cho chị cảm thấy bị phê phán, càng không cảm thấy bị kết án, cũng không cư xử khác ǵ với người phụ nữ ngoại t́nh. Một con người có thể hé mở cho người khác, dù là người tội lỗi, thấy được cái tốt nhất của chính bản thân họ.

 

MỘT CON NGƯỜI CỦA THIÊN CHÚA

Một nhân vật rất thú vị để kiểm chứng: dù người ta đặt với Người câu hỏi nào, Đức Giêsu cũng chỉ có một câu trả lời: Cha. Anh từ đâu đến? – Từ Cha. Anh đi đâu ? –Về cùng Cha. Anh làm ǵ ? – Tôi thực hiện những công tŕnh của Cha, ư muốn của Cha. Anh nói ǵ ? – Không nói ǵ của tôi cả nhưng nói điều tôi đă nhận được từ Cha…. Hơn là những suy luận trừu tượng về Thiên Chúa Ba Ngôi, kiểm chứng này đưa chúng ta vào trung tâm mầu nhiệm của Thiên Chúa. Đức Giêsu cùng lúc hoàn toàn tự do, hoàn toàn là ḿnh, nhưng đồng thời là mối tương quan với Cha, hướng về Cha (1,1).

 

ĐẤNG MẶC KHẢI THIÊN CHÚA

Từ đời đời hằng ở nơi Thiên Chúa, là Lời và sự Khôn ngoan của Thiên Chúa, Đức Giêsu biết bí mật của Thiên Chúa và Người đă đến để cho người ta biết bí mật đó. Đức Kitô của Gioan trước tiên là Đấng mặc khải về Chúa Cha cho chúng ta.

Người thực hiện việc mặc khải đó bằng lời nói; có lẽ Người mặc khải nhiều nhất bằng các dấu chỉ, các phép lạ, các hành động và cách sống của Người: “Hỡi anh Philípphê, ai thấy Thày là thấy Chúa Cha” (14,9).

Người c̣n mặc khải Chúa Cha bằng cách ban cho chúng ta Thần Khí xuất phát từ cạnh sườn bị đâm thâu (7,38; 19,30.34). Thần Khí có trách nhiệm dẫn chúng ta đến Chân lư toàn vẹn (16,13).

 

CON NGƯỜI

Người ta ngạc nhiên khi thấy ḿnh lọt vào trung tâm một vụ án, trong một văn bản rất huyền bí. Những từ có tính pháp luật không ngừng xuất hiện: làm chứng, phân xử, tố cáo, thuyết phục, bênh vực (bảo trợ, bào chữa)… chính là v́ Đức Giêsu là Con Người, h́nh ảnh của Đanien mà người ta trông đợi ở cuối thời gian để phân xử. Với Nicôđem, Đức Giêsu tuyên bố Người là Đấng duy nhất từ trời xuống (3,11-13); Người không muốn làm ông quan toà kết án. Nhưng chỉ muốn là Người Con cứu vớt; nhưng, v́ Người là Aùnh sáng, Người bắt buộc kẻ đối thoại phải thể hiện ḿnh ra, phải chọn lựa; Người khơi lên sự phân xử. Nhưng Người đứng về phía kẻ tin như một trạng sư bênh vực.

Cuộc xử án tiếp tục cho đến tận cùng thế giới, v́ thế, Người gởi đến một Đấng bào chữa khác (14,16), là Thần Khí, Đấng có trách nhiệm bênh vực cuộc phân xử ấy nơi ḷng kẻ tin (16,7-11).

 

CON THIÊN CHÚA

 

Sau cùng, Đức Giêsu có thể mặc khải Thiên Chúa bởi v́ chính Người là Con Thiên Chúa. Công thức “Ta là” rất hiếm trong Tin Mừng nhất lăm lại thường thấy nơi miệng Đức Giêsu của Gioan và hơn nữa đă được sử dụng bốn lần một cách tuyệt đối (8,24.28.58; 13,19). Công thức đó tương đương với Danh của chính Thiên Chúa Giavê (Xh 3,16.14).

 

ĐỜI SỐNG KẺ TIN

 

Đến trong xác phàm chúng ta, Đức Giêsu chỉ có một mục tiêu là phục vụ kẻ tin: Người là kẻ chăn chiên hiến mạng sống ḿnh cho bạn hữu; Người là Aùnh sáng, là Sự Sống lại và là Sự Sống.

 

Tác giả: Etienne Charpentier

(Pour lire le Nouveau Testament, NXB Cerf,
Paris, 1986, trang 54, 64, 76, 88, 100).

Người dịch : Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.

 


 

Xem các bài viết khác trong Giêronimô Nguyễn Văn Nội.