THE MEANING OF CHRISTIANITY

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

ĐÔI D̉NG GIỚI THIỆU

 

Linh mục Phêrô Nemeshegyi, SJ, giáo sư Đại Học Công Giáo Sofia (Nhật Bản) và Giáo Hoàng Học Viện Pio X Đà Lạt (Việt Nam) đă viết cuốn “The Meaning of Christianity” khá lâu. Cuốn sách này đă được dịch sang tiếng Việt trước năm 1975 với sự đồng ư của chính tác giả. Người đă bỏ công sức và thời gian để dịch là linh mục Đoàn Sĩ Thục, gốc giáo phận Nha Trang, hiện đang sống và làm việc tại Australia. Vào những năm 1995-1997 linh mục Gioakim Đoàn Sĩ Thục giao cho tôi bản dịch của ngài và cho tôi toàn quyền xử dụng. Tôi đă đọc kỹ và hiệu đính lại cho tốt hơn mong có dịp cống hiến cho giáo dân Việt Nam.

Với sự hiểu biết sâu sắc về Thánh Kinh và với một lối hành văn thanh thoát, nhẹ nhàng và đầy chất tâm linh, cuốn “The Meaning of Christianity” chắc chắn sẽ là món ăn tinh thần làm thỏa măn ḷng khao khát biết Chúa và yêu Chúa, biết Giáo Hội và yêu Giáo Hội của nhiều giáo dân ngày nay. Bạn đọc sẽ t́m thấy trong mỗi đoạn, mỗi trang sách một bài đọc thiêng liêng (lecture spirituelle) cho những giờ phút trầm lắng và cầu nguyện.

Sách có bốn chương ngoài lời nói đầu vắn gọn. Ở cuối mỗi chương có những câu hỏi dành cho việc suy nghĩ và thảo luận. Bốn chương ấy là:

 

Chương một: Đức Giê-su được gọi là Đấng Ki-tô.

 

Chương hai: Dân Chúa.

 

Chương ba: Những suối nước trường sinh.

 

Chương bốn: Ta sống và các ngươi cũng sẽ sống.

 


 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Ki-tô giáo đă xuất hiện trên thế giới gần 2000 năm nay. Người ta có thể t́m thấy các tín hữu Ki-tô hầu như tại bất cứ hang cùng ngơ hẻm nào trên mặt đất. Tiếng chuông giục gĩa các tín hữu đến nhà thờ mỗi ngày Chúa nhật không chỉ vang lên từ các thành thị và làng mạc ở Au châu. Lời cầu nguyện trong Đức Ki-tô cũng bay lên tới Chúa Cha từ những giáo đường chật ních người ở Mỹ châu và Uc châu. Bốn mươi phần trăm dân số Phi châu đă là tín hữu Ki-tô và con số đó gia tăng nhanh chóng mỗi năm. Mặc dù chỉ là một thiểu số, các cộng đồng Ki-tô hữu nhiệt thành cũng rải rác khắp nơi ở Á châu. Người ta có thể t́m thấy các tín hữu Ki-tô tại mọi lục địa. Họ tin ở một Thiên Chúa Yêu Thương. Họ dâng lời cảm tạ v́ ḷng nhân từ của Ngài. Họ cố gắng sống và chết theo con đường mà Thày của họ là Đức Giê-su đă chỉ dạy.

Cách này hay cách khác, tất cả mọi tín hữu Ki-tô đều biết Ki-tô giáo là ǵ và thế nào là một tín hữu Ki-tô. Tuy nhiên, chúng ra vẫn c̣n cảm thấy cần phải tự đặt câu hỏi: đâu là cốt lơi của Ki-tô giáo? Tự xưng là một Ki-tô hữu: điều đó có ư nghĩa ǵ đối với tôi? Quả thật Ki-tô giáo đơn giản đến độ ngay cả một em bé cũng có thể hiểu được những điều cốt yếu của nó. Nhưng đồng thời, Ki-tô giáo cũng sâu sắc đến độ các vị thánh cao cả nhất và các nhà thần học nổi tiếng nhất cũng không thể thấu hiểu hết ư nghĩa hoặc đạt đến trọng tâm của mầu nhiệm.

Mỗi một cá nhân và mỗi một thế hệ cần phải khám phá lại Ki-tô giáo. Với sự trợ giúp của ơn Chúa, chúng ta hăy cùng nhau lên đường khám phá. Chúng ta hăy cố gắng t́m hiểu ư nghĩa của Ki-tô giáo cho chính chúng ta trong thời đại này.

Danh xưng “Ki-tô hữu” phát xuất từ tiếng la tinh “Christianus” và có nghĩa là một tín đồ hoặc một môn đệ của Đức Ki-tô. Như Sách Công Vụ các Tông Đồ (11,26) cho chúng ta biết: những người theo Đức Ki-tô hoặc các môn đệ của Đức Ki-tô đă được gọi bằng danh hiệu này ngay từ thời các Tông Đồ. Thật là một danh xưng xứng hợp. Danh xưng này đưa chúng ta vào ngay cốt lơi của Ki-tô giáo: đó là Đức Ki-tô. Để hiểu thế nào là g Ki-tô hữu, chúng ta cần phải khám phá Đức Giê-su Ki-tô là ai. tại sao Đức Giê-su được gọi là Ki-tô? Ngài dă làm ǵ và những ǵ đă xảy ra với Ngài?

 

Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.

Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.

Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.