XÂY DỰNG MÔ H̀NH GIÁO HỘI THAM GIA
ĐỂ THỰC THI SỨ VỤ

1 2

MichelAnge

 

 

(MỪNG NĂM THÁNH TRUYỀN GIÁO 2010)

 

 

 

Giai đoạn 2: Một Giáo Hội có hội đồng mục vụ giáo xứ

 

1.H́nh vẽ tượng trưng:

Ở giai đoạn này, linh mục không c̣n đứng ở vị trí trung tâm nhà thờ, mà ngài ngồi cùng bàn với một nhóm người, được gọi là Hội đồng Mục vụ giáo xứ. Hội đoàn cũng chuyển từ vị trí bên cạnh nhà thờ vào vị trí giữa cộng đoàn. Các tín hữu đă tụ năm tụ ba, gắn bó với nhau hơn.

Sau Công đồng Vaticano II, Hội đồng Mục vụ giáo xứ được đưa vào rất nhiều xứ đạo trên toàn thế giới. HĐMVGX đă trở thành dấu chỉ của việc áp dụng một cái nh́n mới về Giáo hội mà Công đồng tuyên dương.

 

2. Một vài điểm pháp lư:

a/ Các Hội đồng ở cấp giáo phận: Bộ Giáo Luật đă tu chính nhắc đến 3 cơ cấu có tính tham vấn tại cấp giáo phận:

° Thượng Hội đồng giáo phận “... để trợ giúp vị Giám mục giáo phận” (GL 460).

° Hội đồng Linh mục “... nhằm lợi ích mục vụ” (GL 495,1) và

° Hội đồng Mục vụ “... nhằm đưa ra những kết luận cụ thể” (GL 511).

Phạm vi của 3 cơ cấu trên bao trùm lẫn nhau. Giáo luật rất uyển chuyển với 3 tổ chức này.

– Thượng Hội đồng giáo phận (THĐGP) th́ hoàn toàn có tính tự do, không bắt buộc. Nó có thể được triệu tập bất cứ lúc nào mà Giám mục cảm thấy t́nh h́nh cho phép (GL 461,1). Có thể có những thành viên giáo dân trong THĐGP (GL 463,1.5). Giám mục chủ tŕ THĐGP (Gl 500,1). Điều đó không có nghĩa là bắt buộc ngài phải chủ tọa cuộc họp. Ngài có thể chủ tọa mà ngài cũng có thể không chủ tọa cuộc họp mà vẫn chủ tŕ THĐGP khi ngài hiện diện tại bàn danh dự và tham gia tích cực vào thảo luận.

– Hội đồng Linh mục (HĐLM) có tính cách bắt buộc. HĐLM tiếp tục hiện hữu và chỉ tan ră khi vị Giám mục từ trần. HĐLM gồm các linh mục (GL 495,1). HĐLM không có ư trở thành một thứ thượng viện hoặc ưu tú viện. HĐLM có ư trở thành một cơ cấu tư vấn đối với vị Giám mục và một cách nào đó biểu lộ sự hiệp nhất của hàng giáo sĩ giáo phận xung quanh Giám mục.

– Hội đồng mục vụ (HĐMV) có tính cách tự do. Tuy nhiên có lư do để giám mục có thể dùng HĐMV giáo phận như là một công cụ then chốt cho việc cai quản tốt giáo phận. HĐMV có mặt khi mà mọi người trong Giáo hội, không phân biệt vai tṛ của họ, có tiếng nói quan trọng đối với công việc của Giáo hội, đối với phương hướng mục vụ và việc làm sao để Tin Mừng được rao giảng thích đáng. V́ thế HĐMV hết sức quan trọng và cần thiết và có đất sống. Vai tṛ của HĐMV rất quyết định bởi v́ sự đối thoại bên trong Giáo hội ở một mức rộng răi hơn sẽ thúc đẩy một sự hỗ trợ rộng lớn hơn trong các quyết định.

HĐMV khiến điều đó thành khả thi nhờ ḷng chân thành thực hành quyền được phát biểu ư kiến và quyền được lắng nghe khi có quyết định (GL 212).

HĐMV phải được triệu tập ít nhất một năm một lần (GL 514).

b/ Hội đồng Mục vụ ở cấp giáo xứ: Nếu Giám mục thấy thuận lợi, một HĐMVGX sẽ được thiết lập trong mỗi giáo xứ. HĐMVGX sẽ do linh mục xứ chủ tŕ và có quyền bỏ phiếu có tính cách tư vấn (GL 536).

Sự kiện HĐMVGX có tính tự do, không bắt buộc, không hề có nghĩa rằng nó không quan trọng. Thật ra th́ phải khuyến khích mỗi giáo xứ nên có một HĐMV. Đúng đây là lần đầu tiên Giáo luật đề xuất một HĐ như thế, cho nên cần phải coi lời đề xuất ấy một cách nghiêm túc. Việc Giáo hội gọi HĐ ấy là HĐMV cũng có ư nghĩa ; ư nghĩa đó là mọi thành viên chia sẻ trách nhiệm mục vụ của giáo xứ, bên cạnh vị linh mục, bên cạnh vị mục tử.

“Chủ tŕ” (giống như Giám mục chủ tŕ HĐLM) không có nghĩa là linh mục xứ phải ngồi chủ tọa các buổi họp của HĐMVGX. Linh mục xứ có thể chủ tọa mà cũng có thể không, nhưng vẫn là chủ tŕ, nếu ngài tán thành cuộc họp của HĐMVGX hoặc ngài có mặt giữa các thành viên.

Sự việc HĐMVGX chỉ có tiếng nói tư vấn không có nghĩa là những thảo luận và quyết định của HĐ không quan trọng. HĐMVGX mở ra khả năng cai quản tốt của một kiểu lănh đạo thấm nhuần Kinh Thánh Kitô giáo, một kiểu lănh đạo không thống trị (non-dominating leadership).

Khi nói đến đầu phiếu và quyết định trong đời sống Giáo hội, chúng ta chấp nhận sự kiện rằng Giáo hội, không phải là một thể chế dân chủ. Tuy thế, Giáo hội cũng không phải là độc tài. Mặc dầu “mọi quyền hành không do dân mà ra”, nhưng những luật lệ dân chủ cơ bản của cách hành xử của loài người cần được tuân giữ để chu toàn sứ mạng chung đă được ban cho toàn thể dân Chúa. Cách hành xử trong cộng đoàn, Giáo hội đặt nền tảng trên “sự b́nh đẳng đích thực giữa tất cả mọi người về phẩm giá và hoạt động chung đối với mọi tín hữu” (LG 32), và được giới luật Chúa hướng dẫn: “... anh em chỉ có một Thầy và tất cả là anh chị em với nhau” (Mt 23,8).

 

Giai đoạn 3: Một Giáo Hội thức tỉnh

 

1. H́nh vẽ tượng trưng:

Tín hữu ở giai đoạn này đă tập hợp thành nhiều nhóm khác nhau và ai nấy đều muốn hiểu sâu hơn về Giáo hội. Họ cùng nhau t́m hiểu: Giáo hội là ǵ? Giáo hội là ai? trong các buổi nhóm họp. Vị linh mục cũng tham dự vào sinh hoạt các nhóm chứ không chỉ đứng ở bục giảng mà giảng như ở giai đoạn 1.

Điều này xảy ra khi trong giáo xứ có nhiều giáo dân không chịu bằng ḷng chỉ là những cá nhân đi lễ ngày Chúa nhật. Họ mơ ước một cái ǵ lớn hơn, sâu xa hơn và họ đi t́m...

 

2. Ghi chú tổng quát:

Một tinh thần thức tỉnh có thể được h́nh thành trong một giáo xứ, do t́nh trạng thiếu linh mục, do các thư mục vụ của Giám mục, do các bài giảng, do Kinh Thánh, do các khóa học hỏi, do cảm nghiệm về việc Giáo hội được thể hiện một cách khác, ở một nơi nào đó, do ư thức về những giá trị được đ̣i hỏi ở bên ngoài Giáo hội, thí dụ: việc tham khảo ư kiến, sự b́nh đẳng, tinh thần đồng trách nhiệm v.v...

Nếu cả giáo xứ ở trong cùng ḍng chảy như thế th́ hàng giáo sĩ và những người lănh đạo cộng đoàn phải chấp nhận một cái nh́n mới. Có thể sau đây là một số lănh vực cần có một cái nh́n mới chăng?

° Là hay thuộc về Giáo hội th́ có ư nghĩa ǵ?

° Được thanh tẩy (rửa tội) th́ có ư nghĩa ǵ?

° Phục vụ tha nhân, hợp tác với người khác trong Giáo hội, làm chứng, rao giảng Tin Mừng, sống Tin Mừng hôm nay... có ư nghĩa ǵ?

° Giáo hội phải làm ǵ với những vấn đề của thế giới ngày hôm nay. Bằng cách ǵ và phương pháp nào chúng ta đối phó với bất công và tội ác? Người kitô hữu có liên lụy như thế nào trong các đảng phái chính trị, trong các hiệp hội v.v...?

° Có thể có những cách thể hiện Giáo hội cách khác nhau không? Thí dụ trong các Cộng đoàn Kitô nhỏ? Là người chỉ đi lễ ngày Chúa nhật có đủ không? Tại sao trong các Cộng đoàn Kitô nhỏ lại có nhiều chia sẻ có tính chất riêng tư như vậy? Tại sao các cộng đoàn ấy lại có thể biến đổi thế giới chung quanh họ? v.v....

° Việc lănh đạo trong Giáo hội được hành xử như thế nào? Vấn đề các đoàn sủng khác nhau của tín hữu ra sao? Các người lănh đạo được tuyển lựa làm sao? Các người lănh đạo cộng đoàn có thể luân phiên nhau lănh đạo hay cứ ở vị trí đó măi không? v.v....

Đưa các chương tŕnh gây ư thức vào trong giáo xứ đ̣i hỏi nhiều cách tiếp cận khác nhau, khác với cách nói với dân chúng. Chương tŕnh gây ư thức mời dân chúng đón nhận một cái nh́n mới và thay đổi một giá trị. Các giá trị không thể bị áp đặt mà phải được chấp nhận cách tự do như một vấn đề lương tâm.

Trong các chương tŕnh ư thức, chính dân chúng phải tích cực tham dự vào quá tŕnh và được phép tự ḿnh khám phá một chân trời mới hay một cái nh́n mới. Các chứng cứ và sự kiện cần được cung cấp, nhưng chúng có thể được dân chúng chấp nhận hay gạt bỏ. Cách tŕnh bày chúng phải chờ cho có một cơ hội thuận lợi mới mong đạt kết quả mong muốn.

 

Giai đoạn 4: Một Giáo Hội có nhiều nhóm trách nhiệm

 

1. H́nh vẽ tượng trưng:

Trong một giáo xứ mà người tín hữu ư thức trách nhiệm chung của ḿnh, th́ các “nhóm trách nhiệm” hoặc các uỷ ban sẽ được phát triển, để đáp ứng các nhu cầu của cộng đoàn. Vị linh mục trở thành người tổ chức các nhóm đó. Kiểu mẫu này vẫn y nguyên về cơ bản nếu một giáo xứ chia ra thành nhiều xóm giáo.

 

2.Ghi chú tổng quát:

“Giáo hội với các nhóm trách nhiệm” là một bước dài tiến tới “một Giáo hội mà mọi người góp phần” (participatory church). Những nhiệm vụ căn bản của Giáo hội được thực hiện một cách hữu hiệu, mọi việc đều được tổ chức hoàn hảo...

Tuy nhiên một giáo xứ b́nh thường, thường bị lúng túng v́ có nhiều mối quan tâm và thường bị giằng co bởi nhiều nhóm người muốn được giáo xứ quan tâm tới. Thí dụ, các nhóm trách nhiệm được mời gọi để quan tâm tới giới trẻ, giới già, giới trung niên, những người mới cưới cũng như những người ly hôn, người bệnh, người thất nghiệp, người lao động, các bà nội trợ, dân di cư, người nghèo hoặc bị giằng co giữa hoạt động xă hội, giáo lư, phụng vụ, hội đoàn v.v... Các nhóm trách nhiệm khác nhau có thể cạnh tranh nhau về thời gian và mối quan tâm. Cần có đôi chút huấn luyện đối với những người này, cả về mặt kỹ năng, cả về mặt đời sống tâm linh. Mối nguy cơ là các thành viên của các nhóm trách nhiệm này được đào tạo để làm như công chức, mà không xây dựng cộng đoàn giữa họ hoặc giúp họ trưởng thành về mặt tâm linh và trí tuệ. Những người chức trách trong Giáo hội có thể thỏa măn ở chỗ đă có được một Giáo hội hữu hiệu trong đó các nhiệm vụ cần thiết đều được chu toàn cách hoàn hảo. Việc đào tạo có thể chỉ giới hạn vào sự huấn luyện kỹ năng mà thôi.

Có 4 lănh vực cần được đào tạo. Đó là:

a/ Đời sống tâm linh (đào sâu niềm tin, cầu nguyện v.v...)

b/ Xây dựng thái độ, giá trị, ư thức (phục vụ, không quyền lực, xây dựng cộng đoàn, làm việc nhóm, trách nhiệm xă hội)

c/ Huấn luyện kỹ năng (cách đọc, điều hành một buổi họp, giải quyết vấn đề, linh hoạt v.v...)

d/ Thông tin, kiến thức (kiến thức về thần học, kiến thức tổng quát về xă hội, v.v...)

 

Giai đoạn 5: Một Giáo Hội hiệp thông giữa các cộng đoàn

 

1. H́nh vẽ tượng trưng:

Chúng ta coi Giáo hội hiệp thông giữa các cộng đoàn là Giáo hội lư tưởng. Các cộng đoàn này có thể được gọi là các cộng đoàn đức tin Kitô, cộng đoàn cơ bản, cộng đoàn Giáo hội hoặc cộng đoàn Kitô nhỏ (Christian Faith or Basic or Ecclesial or Small Christian Communities).

Có 4 nét đặc trưng thuộc về các cộng đoàn này:

1/ Các người láng giềng nhóm họp với nhau ngoài những giờ chính thức của nhà thờ.

2/ Họ lấy việc Chia Sẻ Tin Mừng làm nền tảng thiêng liêng của Cộng đoàn.

3/ Họ hỗ trợ nhau và cùng làm việc với nhau.

4/ Họ hiệp nhất với các nhóm khác của giáo xứ và hiệp nhất với Giáo hội phổ quát.

 

2. Ghi chú tổng quát:

Giáo hội như mối hiệp thông giữa các cộng đoàn là một lư tưởng, cũng cao siêu như T́nh yêu và Đức Ái Kitô giáo. Chẳng bao giờ chúng ta đạt được lư tưởng đó hoàn toàn, nhưng vẫn luôn là lư tưởng đem lại định hướng và hy vọng cho ta. Lư do thần học sâu xa nhất nằm ở trong đời sống nội tại của Thiên Chúa Ba Ngôi được phản chiếu nơi những người được mời gọi để trở nên thành viên của gia đ́nh Thiên Chúa.

Mối hiệp thông của các cộng đoàn có thể phản ánh Giao ước T́nh yêu của Thiên Chúa với dân Người trong một cách thức sâu xa hơn sự tập hợp của các cá nhân đi lễ.

Nếu bạn theo đuổi một quan điểm như thế, th́ bất kỳ một hoạt động mục vụ nhỏ bé nào cũng có định hướng và trở thành một giai đoạn tiến về phía trước. Những giai đoạn tiến tới lư tưởng ấy có thể là như sau:

° Cổ vơ mọi nhóm nuôi dưỡng một tương quan cá vị (personal) và đức tin sâu sắc hơn,

° Bắt đầu các Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa qui tụ những ai thích sinh hoạt này trong giáo xứ, chưa qui tụ những người cùng ở chung một địa bàn khu xóm.

° Giao cho các nhóm ấy một số trách nhiệm mà thường th́ được tổ chức từ trung tâm (ví dụ chuẩn bị đón nhận các bí tích, chuẩn bị phụng vụ v.v...)

° Khuyến khích các nhóm cầu nguyện.

° Tổ chức những buổi cầu nguyện hoặc Chia sẻ Tin Mừng trong Mùa Vọng và Mùa Chay.

° Dâng Thánh lễ tại nhà cho những người ở cùng xóm tới dự.

° Thực hiện việc chia sẻ Lời Chúa trong các nhóm hiện hữu trong giáo xứ (ví dụ HĐMV, đoàn thể, nhóm trách nhiệm v.v...)

° Chấp nhận một cung cách lănh đạo nghiêng về linh hoạt và gợi hứng trái ngược với kiểu lănh đạo thống trị và chu cấp.

° Định giá mọi sinh hoạt mục vụ bằng cách đặt câu hỏi như sau:

– “Chúng ta mời gọi dân chúng hỗ trợ chúng ta thực hiện một trách nhiệm nào hay chúng ta giúp họ thực thi trách nhiệm riêng của chính họ?”

– “Liệu chúng ta đang chu cấp hay chúng ta đang tạo điều kiện cho các tín hữu để chính họ thực hiện bất kỳ điều ǵ mà họ có thể hoặc phải thực hiện?”

Linh hồn của một Giáo hội hiệp thông giữa các cộng đoàn chính là tinh thần anh chị em trong Đức Kitô, tôn trọng phẩm giá chung của mọi người (dù chức vụ có khác nhau) và chấp nhận trách nhiệm chung để thực thi sứ mạng của Đức Kitô trong thế giới.

Cách thức khác nhau biểu lộ Giáo hội tựu trung là sống như một cộng đoàn yêu thương với trách nhiệm là làm sao để:

° trở thành dấu chỉ về một xă hội khác, một xă hội không được xây dựng trên sự cạnh tranh tàn bạo hoặc trên sự cưỡng bức chia sẻ, nhưng trên sự chia sẻ trong t́nh huynh đệ.

° trở thành dấu chỉ về một cộng đoàn khác không theo qui tắc của những nhà độc tài say mê quyền lực nhưng là một cộng đoàn trong đó sự lănh đạo không mang tính thống trị mà đầy tính phục vụ.

° trở thành dấu chỉ về một niềm hy vọng chắc chắn mà Thiên Chúa sẽ bổ túc và làm cho hoàn thiện những ǵ chúng ta đă bắt đầu trong ḷng Tin.

Bằng cách đó, ước mơ của chúng ta về một Giáo hội trưởng thành sẽ trở thành hiện thực. Một Giáo hội hiệp thông giữa các cộng đoàn hàm chứa chiều kích toàn cầu và cánh chung.

 

III. KẾT LUẬN

Kết luận về mô h́nh Giáo Hội Hiệp Thông và Tham Gia, Tài Liệu Đề Cương của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhấn mạnh mấy ư tưởng sau trong phần sau của số 21 và trong số 22:

“21…….

Hơn bao giờ hết, Giáo Hội tại Việt Nam nhận biết rằng “không có kiểu canh tân một chiều của riêng giáo sĩ hoặc giáo dân. Trong một Giáo Hội Hiệp Thông, tất cả mọi người, giáo sĩ cũng như giáo dân, đều liên hệ với nhau và có ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Chúng ta cảm nhận cần phải thay đổi cả khối óc cũng như con tim”[11]. Để xây dựng một Giáo Hội Tham Gia, cần có sự lănh đạo mang tính tham gia vượt lên khỏi những phân biệt đối xử, đặt nền trên tinh thần đồng trách nhiệm và tập đoàn tính[12]. Điều này tuyệt đối không hề phủ nhận vai tṛ chủ chăn của các Giám Mục cũng như những cộng sự viên của các Ngài. Trái lại, Giáo Hội tại Việt Nam luôn xác tín Giám Mục có vai tṛ lănh đạo với tư cách là thầy dạy và người bảo vệ Đức Tin. V́ lợi ích của dân Thiên Chúa, Thánh Thần ban riêng cho các Ngài đặc ân đó cùng với ơn biện biệt các thần khí.

22. H́nh ảnh Giáo Hội Tham Gia sẽ làm nổi bật con đường mà Chúa Ki-tô muốn chúng ta bước theo. Tất cả và từng người tín hữu đều được gia nhập Dân Thiên Chúa qua bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, được tháp nhập vào Thân Ḿnh Đức Ki-tô. Tuy nhiên, sự Hiệp Thông với Đức Ki-tô không chỉ mang tính cách cá nhân khi mỗi người dự phần vào mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài - chết để vươn tới đời sống mới trong Chúa Thánh Thần - nhưng c̣n mang tính Cộng Đoàn Giáo Hội, trong việc chống lại mọi h́nh thức sự dữ, cùng chia sẻ nỗi đau và khổ cực của dân tộc và của cả nhân loại, cùng đưa mọi người đến với Thiên Chúa. Để có thể thực sự “cắm rễ trong Đức Ki-tô”, chúng ta phải cùng lúc Hiệp Thông với Ngài và với Dân Ngài”[13]. Đó là một sự hoán cải mới cho sứ vụ trong thời đại mới.

Nhận thức về Giáo Hội Tham Gia đưa đến nhu cầu canh tân trong lănh vực mục vụ. Giáo xứ không phải là một đơn vị sinh hoạt mang nặng tính cục bộ địa phương và chỉ do một ḿnh linh mục chủ trị[14], nhưng là một gia đ́nh yêu thương, trong đó giáo dân cũng là những phần tử sinh động, cũng nhận được các đặc sủng, và cũng có trách nhiệm đối với cộng đoàn. Cộng đoàn giáo xứ chan hoà t́nh gia đ́nh của các môn đệ Chúa Ki-tô sẽ là chứng từ đầy thuyết phục cho lời rao giảng về Thiên Chúa T́nh yêu. Đoàn Dân Chúa khi sống trọn vẹn t́nh Hiệp Thông giữa ḷng Giáo Hội (ad intra), sẽ thêm nhiệt thành khi gặp gỡ và đối thoại với thế giới chung quanh (ad extra). Thật vậy, “bất cứ ở đâu sự Hiệp Thông suy yếu th́ chứng từ và công việc truyền giáo của Giáo Hội bị suy giảm”[15]. Giáo Hội Hiệp Thông sẽ là điểm xuất phát đầy năng lực cho sứ vụ tông đồ hướng đến một Vương quốc Thiên Chúa không biên giới.

 

 

 

CHƯƠNG TR̀NH “HỌC VÀ HÀNH ĐƯỜNG HƯỚNG MỤC VỤ

CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM”

VỀ NĂM THÁNH 2010

Chương tŕnh được triển khai theo phương thức

4 nửa ngày, mỗi nửa ngày 3 tiết, tổng cộng 12 tiết

 

 

* NỬA NGÀY THỨ NHẤT

- Tiết thứ 1

09g00-09g45: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TR̀NH GIÁO HỘI HIỆP THÔNG (NĂM GIAI ĐOẠN TIÊU BIỂU CỦA MỘT GIÁO HỘI TRƯỞNG THÀNH/GĐ5).

09g45-10g00: Giải Lao

- Tiết thứ 2

10g00-10g45: THẢO LUẬN NHÓM NHỎ VỀ VAI TR̉ GIÁO DÂN TRONG MẦU NHIỆM GIÁO HỘI HIỆP THÔNG.

Câu hỏi 1: Trong mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông, cộng đoàn Giáo Hội địa phương (Giáo Xứ/Giáo Phận) làm thế nào để tăng cường vai tṛ của anh chị em giáo dân v́ lợi ích của toàn thể Giáo Hội? Đâu là những thuận lợi và đâu là những thách đố trong việc này?

- Tiết thứ 3

10g45-11g15: Các Nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

 

 

* NỬA NGÀY II

- Tiết 4

09g00-09g45: GIÁO HỘI THAM GIA NĂM GIAI ĐOẠN TIÊU BIỂU CỦA MỘT GIÁO HỘI TRƯỞNG THÀNH (GĐ2)

09g45-10g00: Giải Lao

- Tiết 5

10g00-10g45: THẢO LUẬN NHÓM NHỎ VỀ VAI TR̉ CỦA HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ/GIÁO PHẬN.

Câu hỏi 2: Làm thế nào để Quy Chế Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ được triển khai và áp dụng một cách hiệu quả trong các Giáo Xứ của Giáo Phận…….?

3: Làm thế nào để có Hội Đồng Mục Vụ Giáo Phận và để Hội Đồng ấy có vai tṛ thực sự trong đời sống Giáo Phận …………?

- Tiết 6

10g45-11g15: Các Nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

 

 

* NỬA NGÀY III

- Tiết 7

09g00-09g45: GIÁO HỘI THAM GIA NĂM GIAI ĐOẠN TIÊU BIỂU CỦA MỘT GIÁO HỘI TRƯỞNG THÀNH (GĐ4)

09g45-10g00: Giải Lao

- Tiết 8

10g00-10g45: THẢO LUẬN NHÓM NHỎ VỀ VAI TR̉ CỦA CÁC BAN NGÀNH MỤC VỤ VÀ CÁC HỘI ĐOÀN TÔNG ĐỒ.

Câu hỏi 4: Cộng đoàn Giáo Hội địa phương (Giáo Xứ/Giáo Phận) đánh giá thế nào về sự cộng tác giữa mọi thành phần dân Chúa để xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa ngay trong hiện tại này?

5: Cộng đoàn Giáo Hội địa phương (Giáo Xứ/Giáo Phận) đă nuôi dưỡng và khích lệ như thế nào đối với các đặc sủng mà Thánh Thần khơi dậy lên?

6: Làm thế nào để Hội Nghị Giáo Xứ được tổ chức trong các Giáo Xứ của Giáo Phận………..?

- Tiết 9

10g45-11g15: Các Nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

 

 

* NỬA NGÀY IV

- Tiết 10

09g00-09g45: GIÁO HỘI THAM GIA NĂM GIAI ĐOẠN TIÊU BIỂU CỦA MỘT GIÁO HỘI TRƯỞNG THÀNH (GĐ1+3)

09g45-10g00: Giải Lao

- Tiết 11

10g00-10g45: THẢO LUẬN NHÓM NHỎ VỀ CÁC BIỆN PHÁP CANH TÂN ĐỔI MỚI TƯ DUY CỦA GIÁO SĨ VÀ GIÁO DÂN.

Câu hỏi 7: Làm thế nào để canh tân đổi mới tư duy của giáo sĩ và giáo dân

* về ơn gọi, sứ mạng và vai tṛ của giáo dân trong Giáo Hội,

* về sự b́nh đẳng và đồng trách nhiệm giữa các thành phần Dân Chúa?

- Tiết 12

10g45-11g15: Các Nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

 

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Tp Huế 29.01.2010

 

 


Ghi Chú :

11-FABC IV, 4.7.1 trong For All, vol. 1, 194.

12-x. FABC IV trong For All, vol.1, 194.

13-FABC IV, 4.8.4 trong For All, vol.1, 196.

14-FABC III, 4.6 trong For All, vol.1, 193.

15-Đức Gioan-Phaolô II, Tông huấn Ecclesia in Asia, 26.

 


Mời đọc tiếp

1 2

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.