CẢM NGHIỆM THIÊN CHÚA
QUA CÁC BIẾN CỐ ĐAU BUỒN

tiecthuong

 

 

 

 

 

  Dâng Kính
Hương hồn song thân:
Ông Cố Phêrô Nguyễn Văn Huyền
Bà Cố Anna Trần Thị Truyền

 

 

 

“Phúc cho những ai biết khóc than, vì họ sẽ được an ủi”(Mat. 5,4)

 

Nước Mắt Tiếng Khóc Và Kiếp Người

Khi tuyên bố “Mối-Phúc-Thật” thứ hai nầy, Chúa Jésus làm ngạc nhiên các môn đệ và thính gỉa của Ngài bằng sự xác nhận” phúc cho những ai biết khóc than”!

Phải chăng khóc than là đều có phúc? Dẫu hiểu câu nầy cách nào chăng nữa, chúng ta không thích cho lắm, làm sao Chúa có nói ”khóc than là có phúc” ?

Thích nghe hay không, tiếng khóc, nước mắt là hiện thực của con người! Một thực tại không ai tránh khỏi! Than khóc là cái gì gần gửi với cuộc sống của con cháu Eva, được sinh ra trong thung lũng đầy nước mắt. Tiếng khóc là tiếng báo hiệu khi con người mở mắt chào đời, khi Trời cho ta nhận kiếp người.

“Mới sinh ra thì đà khóc chóe
Đời có vui sao chẳng cười khì”

(Nguyễn gia Thiều)

Nền tảng nhân bản của “Mối-Phúc-Thật” thứ hai nầy chính là nhìn nhận tất cả các cảm xúc của con người. Nếu ta nhìn sự khóc than dưới lăng kính cảm xúc trong cuộc nhân sinh,“Mối-Phúc” thứ hai có ý nghĩa rất thâm sâu.! Thượng Đế tạo nên chúng ta như những hữu thể biết xúc cảm. Thượng Đế ban cảm xúc như tặng vật cho con người và tăng thêm tiềm năng của hạnh phúc lớn lao hơn. Cảm xúc, tự bản chất, trung lập, chúng không tốt không xấu. Cảm xúc phát xuất tự nhiên, còn ý nghĩa của chúng đén sau với quyết định của chúng ta. Xuyên qua quyết định của ta, các xúc cảm có thể dùng để làm cho mối liên hệ giữa ta với Thiên Chúa thâm sâu hơn hoặc làm tắc nghẽn mối liên hệ đó.

 

Đối Diện Và Chấp Nhận Cảm Xúc

Thật đáng tiếc, chúng ta thường gắn những nhăn hiệu tích cực hay tiêu cực trên các cảm xúc của mình, chẳng hạn nếu ta ưa thích, có cảm tình hoặc yêu mến ai, ta gán cho cảm xúc đó là “tốt”, trái lại, nếu cơn giận làm ta khó chịu, ta gán cho cảm xúc đó là”xấu”.. Cũng có khi chúng ta ngần ngại gọi sự than khóc là buồn thảm, bởi vì ta nghĩ đến sư kiện khóc than như một cái ǵ tiêu cực, cái ta không thích và không muốn xảy ra cho ta. Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng ta nên soi chiếu Kinh Thánh, để thấy rằng có những biến cố trong đời sống của Chúa Kitô dạy cho ta biết chấp nhận tất cả mọi cảm xúc của đời mình như một nhân tố quan trọng của nhân loại tính của ta.

Thánh Gioan ghi lại những biến cố trong cuộc đời công khai của Chúa Jésus chứng tỏ cách hùng hồn Chúa bày tỏ cảm xúc của Ngài:

Lễ Vượt-Qua của người Do-Thái gần đến, Đức Jesus lên Jerusalem. Trong đền thờ Ngài thấyngười ta buôn bán bò, cừu và bồ câu, lại thấy nhóm đổi tiền ngồi trước quầy của họ, Ngài lấy giây chắp lại thành roi mà đuổi tất cả ra khỏi đền thờ, luôn cả cừu, bò, lạo đạp đổ các quầy đổi tiền, làm cho bạc tiền vương vãi. Ngài bảo nững kẻ bán bồ câu:” Đem chúng ra khỏi đây! Đừng biến nhà của Cha ta thành một cái chợ”. Môn đồ sực nhớ lại câu kinh Thánh:”Lòng nhiệt thành với nhà Chúa, nung nấu tâm can ta”.(John 2,13-16).

Chúa Jesus qủa thật giận dữ, nhưng cơn giận của Ngài vẩn trong vòng kiểm soát. Ngài cũng thấy những kẻ bán chim bồ câu nghèo hơn những kẻ khác trong khu vực đền thánh, họ cung cấp bồ câu cho việc lễ tế, vì thế Ngài không xô đổ bàn ghế của họ, Ngài bày tỏ sự giận dữ bằng lời nói thôi. Khi biết được cảm xúc của mình không hẳn là phải bộc lộ chúng ra ngoài, khi ta để cho cảm xúc tự do bộc phát ra ngoài, nhiều khi tai hại lắm. Ta cần phải biết cảm xúc của mình và chấp nhận chúng đang hiện diện đó, rồi tìm cách đối phó cho phải lẽ. Chẳng hạn tôi biết mình đang giận một người nào đó, ít ra là tôi biết mình đang giận, bây giờ tôi phải chọ lựa, tôi cho cơn giận bộc phát ra với ngưòi đang tiến lại gần tôi hay tôi làm một cái gì đó có tính cách xây xựng để làm cho cơn giận mình nguôi đi, cách thức kiểm soát cơn giận như thế, phải chăng chúng ta hành động một cách có trách nhiệm là kiểm soát được sự nóng giận của mình.?

Một biến cố khác trong cuộc đời Chúa Jesu được Thánh Gioan ghi nhận , đó là việc Ngài cho Lagiarô sống lại sau khi đã chết bốn ngày. Theo chuyện kể, thì ít ngày trước cuộc tử nạn của Chúa, khi bọn luật sĩ và pharisêu định tâm bắt ngài, Ngài làm phép lạ cứu người bạn Lagiarô sống lại, sự kiện đó làm cho bọn do Thái nóng lòng tìm kiếm bắt Ngài:

“ Maria vừa đến nơi với Đức Jesu, và thấy Ngài liền sấp mình dưới chân Ngài mà rằng:”Thưa Ngài, nếu Ngài đã có ở đay em tôi đã không chết,, khi Chúa jesu thấy bà khóc than, và những người do Thái đến với bà cũng khóc than, Ngài cũng thổn thức bồi hồi, và lên tiếng hỏi,các ngươi đặt ông ấy ở đâu?, Họ trả lời, thưa Ngài hãy đến mà xem” Chúa Jesu đã khóc! Thấy vậy, người do Thái nói với nhau: kià xem Ngài thương ông ấy biết bao!(John 1132-35).

Trong hai biến cố kể trên, ta thấy phản ứng của Chúa hoàn toàn khác, trước cảnh biến đền thánh thành nơi chơ búa, thì Ngài tức giận và sự tức giận biến thành hành động mãnh liệt là đánh đập xua đuổi bọn con buôn. Trái lại, trường hợp tang gia của chị em Martha và Maria, phản ứng của Ngài rất người, tức là Ngài đã khóc thương cho bạn hữu, những giọt nước mắt của tang gia Martha đã cảm dộng trái tim và tình bạn hữu của Ngài, Ngài đã khóc như những nguời bạn khóc người ban, nhưng sau đó, Ngài đã vượt lên trên cảm xúc tức là dùng uy quyền của Thiên Chúa để phục hồi sự sống cuà Lagiarô, để minh chứng sứ mệnh của Ngài là Đường, là Sự sống, và là sự Sống Lại.

Nếu chúng ta không thể trốn thoát những biến cố gây nên sự than khóc, ít ra, chúng ta không cố làm ra như không có gì xảy ra. Có những người aí mộ các minh tinh màn bạc hay các ca sĩ, nghệ sĩ, cố tình chối là các thần tượng của họ không chết, và thỉnh thoảng họ trông thấy một nơi nào đó. Elvis Presley đã chết mấy thập niên, mà vẫn còn nhiều người ái mộ anh, tin rằng Elvis vẫn còn sống. Thường thường, người ta bằng nhiều cách cố tránh đối diện với cái chết của người thân. Kỷ thuật của nhà quàn ở các nước tân tiến như ở Hoa Kỳ chẳng hạn, họ tô điểm cho xác chết trông thật giống như người đang thiếp ngủ mà thôi để cho người đến viếng xác phải khen nguợi vẻ mặt tự nhiên có khi đẹp đẽ của người quá cố đang nằm trong quan tài. Như thế sự đau xót của người đến viếng xác sẽ vơi đi...Đó là một kỷ thuật để đánh lừa kẻ sống, không thấy được sự thảm nảo của cái chết. Mặc đầu các nhà tâm lý báo động, sự tránh né, che dấu không dám bày tỏ sự thương khóc có thể gây nên thiệt hại cho cảm xúc và ngay cả cho sức khỏe, nhưng xã hội tân tiến vẩn cố tình không chấp nhận những cách bày tỏ sự đau xót khóc thương. Người Tây phương cảm thấy khó chịu khi thấy cảnh đám tang lớn với cảnh khóc thương thảm thiết trên các đài truyền hình theo văn hóa và truyền thống đông phương. Cha mẹ Tây Phương không muốn con cái họ chứng kiến cảnh chết chóc, cố dấu các thiếu nhi về thực tại sự chết. Họ dấu không dám khóc sợ con cái họ hay là họ khóc. Họ cấm con cái không được xem TV cảnh đám tang ...hay cảnh chết chóc...chiến tranh, những bản tường trình chiến sự có tử thương.... Con cái họ từ đó hiểu ngầm là không được khóc, không nên khóc, không chấp nhận việc than khóc..chúng không được phép tham dự việc than khóc người chết và không được bày tỏ cảm xúc của chúng.

 

Lợi Ích Của Việc Bộc Lộ Cảm Xúc

Khoa học ngày nay chứng tỏ rằng: khi nước mắt chảy ra trong lúc người ta khóc than vì khổ đau hay tai hoạ, các hóa chất mang độc tính như chất adrenaline, nhiều loại hormon,và endorphine, chất trừ đau, được thải ra trong cơ thể...trong lúc thẩy các hóa chất mang độc tố ra, sự căng thẳng thần kinh được giảm bớt, sự yên tĩnh và sự quân bình của cơ thể được tái lập...Nước mắt gây nên do sự cọ xát như bụi hay các chất bẩn vào mắt, không có hiệu qủa chữa trị như thế, nhưng sự phản ứng của toàn thể các bộ phận trong cơ thể con người cùng có phản ứng trong việc khóc than ....

Trong thế giới bất toàn nầy, ai nấy đều biết những khi buồn bã, những lúc truân chiên. Không ai hoàn toàn trốn thoát được thực tế phủ phàng nầy của thân phận con người! Câu hỏi quan yếu được đặt ra là làm sao con người biết xử sự trong những lúc gặp cơn khốn khó như thế? Và bởi vì ta không thể trốn tránh chúng, hoặc nếu cố tránh né, chỉ làm hại chúng ta thôi, vậy chỉ còn cách là chấp nhận những cảm xúc có liên hệ với những nỗi đớn đau sầu tủi.

Nhưng đều quan trọng là biết phân biệt đâu là sự chấp nhận đích thực, và đâu là sự than thân trách phận. Người ta kể lại rằng, một ngày kia, khi đang chuẩn bị đi xem lễ, thì được tin Radio loan báo nghị sĩ Robert Kennedy, con trai của bà bị ám sát! Thay vị ngất xỉu vì mối xúc cảm “than thân trách phận” bởi cái chết bạo động của nguời con trai thứ hai, trái lại, bà vần tiếp tục đi đến thánh đường để nguyện cầu cho linh hồn con mình vừa thất lộc. Dám nhận thức cảm giác đau buồn của chính mình, thì khác hẳn với việc cố sống chìm ngập trong nổi đau buồn! tự than trách số phận hẩm hiu và đòi hỏi người khác phgải có cảm giác như chính mình.Trên bình diện tự nhiên, người can đảm dám chấp nhận là người biết rằng” mình đang đau buồn sầu não! và mình đang than khóc!..

Trên bình diện tinh thần sự biết chấp nhận là ý thức được sự đau buồn và các nổi đớn đau khá của con người là một nhân tố của thực tại nhân sinh. Ta không trách móc Thiên Chúa vì Ngài không giáng khổ đau cho kiếp người! Làm được thế, tức là ta tránh được những náo động ồn ào, những muộn phiền không cần thiết, nhờ sự hiểu biết rõ ràng hơn về mối liên lạc giữa Thiên Chúa và mối cảm xúc của ta.

 

Mọi Khóc Than Sẽ Được Thiên Chúa Ủi An

Một chân lý ta nên khắc ghi sâu trong tâm trí là Thiên Chúa muốn cho con người luôn hạnh phúc, Ngài không bao giờ mang tai họa hay sự khổ sầu xuống cho hân loại! Đồng thời Ngài không xa tránh nỗi khổ đau của chúng ta!

Bởi vì sự hiện hữu của tội lỗi trong thế gian, và bởi vì chúng ta sinh ra trong thế giới bị thương tích bởi tội lỗi, đều đó có nghĩa là chúng ta sinh vào trong một thế giới bị hạn hẹp, một thế giới bất toàn, mà trong đó, chúng ta nữa, do khuyết điểm và tội lỗi riêng của chính mình, chúng ta cũng đã góp phần vào tình trạng và thân phận con người bất toàn và tội lỗi, trong một thế giới rạn vỡ, khổ đau! Do đó, cùng với những con nguời khác trong thế giới nầy, chúng ta cùng tranh đấu với những yếu đuối về thể lý, những giới hạn về cảm xúc và tâm lý cuả chính mình, để tiến tới một trạng thái tốt đẹp hơn, thanh thản hơn..Than khóc vì thế, có hiệu qủa về phương diện xã hội và tâm sinh lý!

Chúng ta tự hỏi: nhưng Chúa ở đâu trong cuộc chiến đấu của ta?

Thiên Chúa yêu con người với một tình yêu vô điều kiện và không ranh giới,Ngài luôn hiện diện bên ta để để trợ giúp,ủi an ta, khi ta cần đến và kêu xin Ngài! Trong cơn đau đớn khổ sầu, ta cần siêu vượt trên những bực tức bất mãn nhiều khi phạm thượng, chẳng hạn như” Chúa ở đâu, tại sao Chúa để tôi phải chịu như thế nầy? thay vì cật vấn bất mãn với Chúa, có lẽ lời đơn sơ thành thật ta nên thưa với Ngài”Chúa ơi xin đến trợ giúp con” với một niềm mến yêu tín thác trng quyền năng của Ngài. Chúa Jésus không bảo ta tự trấn an, tự tìm sự an ủi cho chính mình như thối người đời dụ ta cứ vui lên như một thứ tự kỷ ám thị, Ngài khuyên mời ta hãy mở rộng trái tim, hãy nguyện cầu với Chúa Trời, vì ai xin sẽ được,, ai tìm sẽ thấy, ai van nài sẽ được ban cho. Nghĩa là Thiên Chúa sẽ đáp ứng lời nguyện cầu của những ai thành tín van xin Ngài.

Đừng bao giờ ta có tham vọng đến thăm viếng những nguời đang trong cơn sầu khổ nhằm để cho họ lời khuyên hay của cải vật chất mà không có sự cảm thông sâu xa, trung thực vói những cảm xúc sầu khổ của họ. Chớ đến với người khổ đau bằng thái độ bàng quang của một kẻ đứng ngoài cuộc, xa lạ, không ăn nhằm chi đến mình. Bởi vì thái độ đó trái tinh thần của Phúc Âm. Tinh thần của “Bát-Phúc” thách đố chúng ta dám dấn thân, dám đứng trong cuộc, dám có mặt, dám “vui với người đang vui, khóc thật với những ai đang khổ sầu(Rm 12, 15)

 

Cảm Thông Nỗi Khổ Đau Của Tha Nhân

Tinh thần “Phúc-Thật” đòi ta nhìn nhận sự bất lực của mình không thể cất hết gánh nặng khổ đau của con người, đòi ta chân thành hiện diện, cảm thông...cùng khóc than với tha nhân vàcùng cầu xin cho họ trong cơn khốn khó.Sự hiện diện chúng ta quan trọng vì nói lên được tình người, những con người “đồng hội, đồng thuyền”, giống như cảm tình của Nàng Kiều dành cho Đạm Tiên:

“ Đã không kẻ đoái người hoài!
Sẵn đây ta thắp một nén hương’
Gọi là gặp gỡ giữa đường;
hoạ là người dưới suối vàng biết cho!”
.......................................................
“ Nỗi niềm tưởng đến mà đau!
Thấy người nằm đó biết sau thế nào “?

( Nguyễn-Du ).

Nhiều khi sự hiện diện lặng thinh cảm thông hiểu biết còn hơn những lời khuyên nhủ, chỉ bảo hay những thứ tặng vật đắt tiền! Bởi vì khi ta thành thực cảm thương hiện diện, ta đặt mình vào hoàn cảnh của người gặp gian nan, ta muốn chia sớt nỗi niềm khổ đau của họ, còn khi ta bằng quang đem những lời khuyên nhủ hay tặng vật, ta chỉ đứng xa xa, không dấn thân, không thực sự cảm xúc được nỗi khổ đau của tha nhân.

 

Cái Chết Của Người Thân

Sống thực tinh thần “Mối-Phúc-Thật” thứ hai nầy, đòi hỏi ta nhiều kiên nhẫn, nhất là không được có thái độ phê phán. Nếu có ai xem ra cứ tiếp tục than khóc qúa lâu hơn là người thường, chúng ta cứ tưởng nói với họ vài câu như:” thôi than khóc như thế là qúa đủ rồi, mình còn phải tiếp tục sống nữa chứ” v.v. người trong cơn sầu muộn cũng muốn chấm dứt đi cảnh đau thương bi ai nầy, nhưng kỳ thực họ không cách nào ra khỏi cảnh đau khổ đó được, có trường hợp than khóc làm cho người ta ngã quị, tê liệt không còn hành động gì được nữa.

Nói đến than khóc, ta thường nghĩ tới cái chết của người thân yêu, đến kinh nghiệm của một sự mất mát, nhưng thực ra, có nhiều thảm trạng khác của cuộc sống cũng có những hậu qủa tâm lý tương tự như cảm nghiệm sự mất mát trong cái chết của người ta mến yêu. Theo các nhà phân tâm học, các tâm lý gia, và các vị cố vấn về hôn nhân, thì cơn hôn mê của trường hợp ly dị thường cũng có những cơn xúc động mạnh như cơn xúc động sau cái chết của người thân yêu: cũng một thứ cảm xúc mất mát, cũng một cảm giác sống trong một thế giới gỉa tướng, cái cảm giác rằng người thân của mình sẽ thức giấc như sau cơn ác mộng. Trong trường hợp ly dị cũng như cái chết, làm nổi dậy cơn giận dữ rằng cuộc sống ta thay đổi quá thảm khốc, đồng thời muốc tuôn đổ cơn giận lên trên người đã gây nên sự thay đổi nầy. Than khóc nhiều khi pha lẫn với giận dữ, xuống tinh thần và mặc cảm tội lỗi. Có hiểu thâu đáo như thế, ta mới nhận thức được nhu cầu nhìn sự khóc thương như một tiến trình, trong đó cần đến sự hoà giải, nhất là hòa giải với chính mình, sự an uỉ của người khác mới có hiệu lực.

Phúc-Âm Thánh Marcô kể lại Chúa Cứu Thế xúc động khi nhìn thấy đoàn lũ những người nghèo khổ theo Ngài nghe giảng(Mk 6:34). Chúa thấu hiểu tình trạng của họ, Ngài thông cảm với họ, họ kiệt sức không thể tự mình làm gì, họ cần có ai đem lại cho sự uỉ an!

Cũng thế, ngày nay chúng ta nhìn thấy tấm thảm trạng xã hội trong đó đời sống được mô tả bằng cảnh tượng u sầu. Có nhiều người sống triền miên trong cảnh nghèo khổ, đã mất đi thú vị cuộc sống, và làm tê liệt linh hồn. Nhiều nhân viên làm việc với họ thường chán nản thất vọng vì những người nghèo không chịu đáp ứng những nổ lực nhằm trợ giúp họ thăng tiến cuộc sống. Thực ra, còn sâu thẳm hơn là sự sợ báo thù, đó là sự mất đi nhân cách và tự trọng đã làm những nguời nầy tê liệt không còn muốn cố gắng làm gì nữa. Đây là một thứ mất mắt ghê gớm khó c6 thể phục hồi dễ dàng.

Đương đầu với thứ mất mát nầy, người nghèo khổ cần đươc để có thời gian cho họ phiêu cảm tình trạng của mình, trước khi họ tìm được tâm hồntự do để đi đến hành động. Họ cần có cơ hội để tỏ niềm đau sâu xa của mình và như thế họ không còn bị ở trong tư thế cô lập! Họ cần được khuyến khích kể lại câu chuyện đời họ cho những người biết lắng nghe bằng một trái tim biết cảm xúc và thổn thức với họ. Đây có thể coi như một cuộc đổi đời, một tiến trình chậm răi xem như vô tận, nhưng có công hiệu cải tiến những tâm hồn sầu khổ vô song. Phải chăng đây là bước đis lành mạnh trên quảng đường ta đưa tha nhân đến tìm sự uỉ an dịu dàng và thần thánh mà Chúa Cứu Thế đã hứa cho con người.

Hãy nhìn trong ánh sáng Phúc-Âm, hãy đối chiếu sứ mệnh thần linh của Chúa Jésus khi Ngài giải thích cho dân thành Nazareth bằng cách áp dụng những lời của tiên tri Isaiah cho chính mình, cầm cuốn Kinh Thánh trng tay Ngài đọc cho họ nghe những lời sau đây:

“Thánh Thần Chúa ngự trên tôi,
Người xức dầu cho tôi,
Người đã sai tôi đI đem tin mầng cho người nghèo khó,
Ban bố ân xá cho kẻ bị tù đày,
cho người mù được trông thấy,
cho kẻ bị áp bức được giải oan
loan báo năm hồng ân củaChúa,
”(Lk 4:18-19).

Tiên tri Isaiah đề cập đến những kẽ Ngài trông thấy chung quanh ḿnh, cần đến sự chú ý đặc biệt và sự uỉ an của Thiên Chúa Yahve trong ngày “Nước Người Trị Đến”.

 

Cảm Nghiệm Thiên Chúa Qua Các Biến Cố Đau Buồn

Những môn đệ của Chúa thời nay, khi trông thấy những người vô gia cư, không nhà cữa, những người nghèo khổ rách rưới tả tơi, những phụ nữ và trẻ con bị bạc đăi, những người mang vi khuẩn AIDS, những nạn nhân của các chứng nan y, ung thư đủ loại, những nạn nhân đủ loại của tội ác trong các thành phố lớn của văn minh kỷ thuật đồi trụy, những người già lão bị bỏ rơi cô đơn trong các viện dưỡng lão, những người tỵ nạn chính trị trong các nước Á Phi, những người tù tội vì bất công, đàn áp dã man trong các trại cải tạo, và tất cả những ai đang khóc than cho thân phận người vì bất công chèn ép, nạn nhân của kỳ thị chủng tộc văn hóa, những ai đang khóc than kiếp người hảm hiu vơí muôn nổi bất hạnh, Thiên Chúa đã hứa sẽ an ủi giải thoát họ. Những nguời đó bắt đầu cảm nghiệm sự uỉ an của Thiên Chúa qua bàn tay dịu nhẹ và tiếng nói ngọt ngào của những con người biết thương cảm, biết săn sóc nâng đỡ và đang có mặt với họ trong nơi đau khổ của họ. Sự hiện diện của họ mang sứ điệp tình yêu và sự uỉ an của Thien Chúa.

Nếu đọc Phúc-Âm với tâm hồn nguyện cầu, chúng ta sẽ thấy sứ điệp của Chúa trong “Bát-Phúc” thực sự sống động nơi cuộc đời dương thế của Ngài.Nghĩa là Chúa đã sống những gì Chúa rao giảng, Chúa cảm nghiệm sâu xa nơi bản thân,những gì Ngài bảo ban cho nhân loại.

Hai “Mối-Phúc-Thật” đàu tiên trong “Bát-Phúc” cho ta nhìn thấy dung nhan nhân lọai của Chúa Cứu Thế trong tấn bi hùng kịch hấp hối trong vườn Cây Dầu khi Ngài nguyện cầu cùng Chúa Cha. Trong cơn nguy khốn cực kỳ, Ngài tìm đến Chúa Cha. Ngài đặt hết niềm tín thác nơi Thánh ư của Chúa Cha, biết rằng Chúa Cha sẽ ban cho Ngài sức mạnh để chu toàn sứ vụ trao phó. Ngài đã đến trong thế gian để rao giảng Nước Thiên Chúa, và Nước Thiên Chúa, đối với Chúa Jésu là Thánh ư của Chúa Cha phải được nên trọn. Chúng ta cũng vậy, khi chúng ta nhận biét mình có nhu cầu cần Thiên Chúa, Nước Thiên Chúa trở nên hiện diện trong cuộc sống của ta..

Chúa Kitô đi tìm kiếm các môn đệ Ngài tuyển chọn để uỉ an Ngài trong cơn khốn khó. Phải chăng đây là cơ hội bằng vàng cho các môn đệ thân thương của Chúa biết thực thi “Mối-Phúc-Thật” thứ hai. Để mặc Ngài một mình cô đơn tong cơn sầu muộn làm sao các môn đệ có thể đón nhận sự an uỉ của Chúa Cha ban cho?

Chúa Jésus tìm đưọc sức mạnh nơi Cha Ngài, Ngài mạnh dạn tiến lên đón nhận cuộc thương khó đã tiềmn định cho Ngài, Ngài mạnh dạn tiến lên chấp nhận thử thách, đối diện với kẻ thù sát hại, hiên ngang đối diện với cái chết đem lại vinh quang và cuộc sống mới cho toàn thể gia đình nhân loại. Ngài thức các môn dồ dậy, phán bảo họ rằng:” Hãy chỗi dậy! chúng ta lên đường! kẻ phản bội đã tới nơi!(Mat.26:48). Đây, chúng ta tìm thấy mẫu mực của “Mối-Phúc-Thật” thứ hai. Khi chúng ta mạnh dạn can đảm bước vào đón nhận những sầu khổ cuộc đời, chúng ta cũng sẽ nhận được sức mạnh uỉ an của trời cao để đứng lên tiến về con đường đưa đến sự sống mới!

Nỗi đau của sự mất mát nhất trên đời: Cái chết của người ta yêu! Cuộc đời chúng ta được ghi dấu nuộn phiền! Có trăm nghìn thứ sầu muộn trên đời! nhưng nỗi sầu muộn đáng kể nhất, chung cho tất cả mọi người, đó là sầu muộn vì mắt mát, và cái mất mát đau đớn nhất là là cái chết của những người ta yêu thương!

Hằng ngày, hằng tuần, trên báo chí có đăng tin hay liệt kê danh sách những người qúa cố. Thấy hoài chúng ta quen đi, không thấy gì lạ, nếu đó là nhân vật nỗi tiếng chúng ta ưa thích, có lẽ chúng ta dành một phút chặng lòng! Nhưng rồi có một ngày, ta chợt thấy tên tuổi một người bạn thân ta trên mục những nguời chết hôm nay, chúng ta sẽ cảm thấy hoảng hốt sững sờ! Mà nếu người ấy lại là cha mẹ anh em ruột thịt máu mủ của ta, thì nỗi xúc động càng mãnh liệt, đớn đau không thể diễn tả được.

 

Hiện Tượng Chết Dưới Lăng Kính Triết Hiện Sinh

Cái chết của người thân thương ghi vết rạn nứt sâu trong tâm hồn ta, có khi cả một đời không thể hàn gắn. Bàn về sự mất mát lớn lao gây nên trng cái chết của người ta yêu, phong trào Triết Hiện Sinh(the Existentialism), đặc biệt là triết gia Gabriel Marcel đã có những suy tư sâu xa trong cái gọi là “Triết lý về cái chết”(Philosophy of death), ông viết như sau:

“Tôi không ngần ngại nói lên rằng, tất cả đời tôi-và có lẽ cả cuộc sống tinh thần của tôi đã phát triển dưới dấu ấn của cái chết của tha nhân. Nơi đó khơi ngưồn sâu xa của cuộc xung đột đem tôi đương đàu với Léon Brunschvisg, trong cuộc thuyết trình về triết gia Descartes năm 1937, trong đó ông ta cho là tôi quá chú trọng đến cái chết của riêng tôi hơn là của tha nhân. Tôi đã trả lời ông ta không chút dè dặt rằng khôngbất kỳ cái chết của ai, đó là cái chết của người ta yêu thương, Nói cách khác, vấn đề chính yếu được đặt ra là giữa tình yêu và sự chết”.(Gabriel Marcel)

Những lời trên đây Gabriel Marcel đã viết cách đay mấy chục năm, theo đó, cái chết chiếm một chỗ quan trọng trong suy tư triết học của ông. Bắt đầu với cái chết của người mẹ yêu dấu khi Marcel chỉ là một cậu bé, rồi trải qua những cảnh giết chốc ghê gớm, những cảnh rùng rợn dă man của đệ nhị thế chiến, khi ông trong quân đội với chức vụ sỉ quan thông tin liên lạc với gia đình các tử sĩ về hung tin của chồng con anh em thân quyến của họ.Sau hki thế chiến kết thúc, Marcel lại phải chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ ông hằng thương mến nhất trên đời, từ đó cuộc đời Marcel sống dưới lằn roi oan nghiệt của cái chết.

Ông chết cách đây mấy năm, thọ tảm mươi tư tuổi, khi còn sống Marcel đã nổi danh là “một triết gia hiện sinh kitô giáo”, cũng như các triết gia Hiện Sinh đương thời, Marcel khai triển những đề tài chiếm phần ưu tiên trong những suy tư triết học. những chủ đề thời danh trong những thập niên bốn mươi, năm mươi, chẳng hạn như vấn đề tự do, trung thành, dấn thân, tình yêu, thân xác, sự chết.

 

Sự Kiện Chết, Với Cái Nh́n Của Hiện Tượng Luận

Triết gisa Martin Heiddegger có viết về chủ đề cái chết như ông gọi con người là một hữu thể hướng đen cái chết(Being- toward- death, “Sein-Zum-Tode”) được khai triển như là con đường đưa đến hoàn thành sự trung thực. Chính cái chết đặt giới hạn, định làn ranh, qua đó cuộc sống con người được xác định và hiểu thấu. Khi ý thức được là ranh và giới hạn nầy, con người bắt đàu hiện hữu(ex-sist), stand-apart, đứng cách ra để nhìn cuộc sống của chính mình có ý nghiã nào đó, và nhắm về một hướng nào đó. Chính trong khung cảnh của cái chết, con người hoàn tất được chiều hướng của cuộc đòi mình, vào bất cứ thời điểm nào, con người cũng có thể chết.. Vậy là tránh được sư không trung thực bị đe dọa bởi đám đông. Theo Martin Heideigger, chính cái chết mang lại nền tảng ý nghĩa cho cuộc sống.

Một triết gia khác cũng đã có những suy tư ý nghĩa về cái chết. Đó là Carlos Casteneda,ông nầy học nơi triết lý tôn giáo xưa của Ấn Độ, theo đó thì chàng Don Hoan phải học để trở thành một dũng sĩ trong cuộc đời, bất cứ cuộc chiến nào cũng là trận chiến cuối cùng của anh.. Vì lý do nầy, anh ta phải luôn chiến đấu can đảm, nếu đó qủa là trận đánh cuối cùng, và nếu sự chết đón chờ anh, trong một thời gian ngắn, anh có thể hoàn thành được sự toàn thiện trong đời, anh không cần nghĩ đến cái chết hay đến việc người đời có nhớ hay quên rên tuổi của mình..

Với triết gia Marcel, không hẳn là vấn đề qúa quan tâm đến bản ngã. Ông khẳng định là nếu đó là cái chết của chính mình, ông bằng lòng có cái nhìn khác. Chẳng hạn như chuẩn bị cho một giấc ngủ thật lâu, ngủ mà không thức dậy nữa.Không, đây là cái chết của người ta yêu thương, người hẳng hiện diện với tâm thức của ta. Khi người yêu ta chết: tất cả đều thay đổi, và thay đổi đột ngột, thay đổi não nề, quyết liệt. Nếu là sự chết của riêng tôi, tôi thà không muốn nghĩ tới là thôi, nếu tôi chết là chấm dứt tất cả mọi sự, tôi chỉ cần chấm dứt luồng suy tư, không thèm nghĩ tới, bằng cách nghĩ đến các chuyện khác vui hơn, nghĩ tới hoàn cảnh khác trong đó tôi đangbận tâm về những chuyệnm khác. Nhưng có một cái gì đó trong tâm can tôi không muốn nhận rằng cái chết là chấm tận mọi sự khi cái chết đó là cái chết của người tôi yêu.Cái chết của người ta yêu mang đến một nỗi đau khôn tả man mác cả linh hồn ta, ngun ngút, tràn khắp cả tâm tư ta. Nỗi đau của một sự mất mát không thể lấy lại, không thể đền bù đươc khi ta ý thức được là người ta yêu sẽ mãi mãi không còn tháy ta nữa trên cõi đời nầy! Người ta yêu đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại. Ta và người ta yêu mãi nghìn trùng xa cách, thôi hết thật thật rồi! chẳng còn gì nữa rồi! Cái thế giới ta dựng xây với người ta yêu bổng nhiên đổ xuống tan tành! Từ sâu thảm của hữu thể vang lên tiếng kêu la, nhưng chẳng có co thể nghe tiếng kêu than bi thiết đó, ngoại trừ người ta yêu. Ta và người ta yêu tìm nhau xuyên qua vực sâu thăm thẳm nghìn trùng mà cái chết đã tạo nên! Chính trong giây phút mất mát ghê gớm ấy, chúng ta bắt đầu cảm nghiệm sự hiệp thông với người mình yêu, đồngthời ý thức được tình yêu lướt thắng mọi ngăn cách cho dầu sự cách ngăn ấu gây nên bởi cùng đích của cái chết....

Marcel hiểu rõ đều đó, cho nên trong giai đoạn làm việc trong quân ngũ với trách vụ thông báo cho các gia đình những nguời quá cố, hoặc cqác binh sĩ mát tích trong cuộc chiến,những sự kiện rằng ông chắc chắn về cái chết hay sự mất tích. Là người có ăn học, nhất là được đào luyện về môn triết duy lý của thời đại, Marcel vẩn cảm thấy bị xuống tinh thần, không biết làm sao đương đầu với hgoàn cảnh chiến tranh giết chóc ghê rợn, làm sao báo cho gia đình những người xấu số cvề những hung tin gâu khổ đau cho biết bao nhiêu ngưồi liên hệ. Buồn một nỗi, sự báo hung tin lại chính là nghề nghiệp của chàng triết gia trẻ Marcel! Nhờ đó, Marcel đã phát triển hệ thống triết lý riêng của ông.. Bắt đầu với Nhật-Ký Siêu-Hình(The Methaphysical Journal), Marcel bắt đầu kiến trúc xây dựng một hệ thống triết lý giúp ông đối diện với những huyền nhiệm của cuộc sống có tính cách thực tế hơn là hệ thống lý luận cao siêu trìu tượng của trường phái Duy-Lý đương thời..từ ý niện Hiện-Diện(notion of presence) ông nghĩ ra triết lý về cái chết (Philosophy of Death), nhờ đó cho ông có khả thể xác nhận tính cách bất tử của con người. Muốn thấu hiểu niềm đau do sự mất mát tạo nên bởi cái chết của người ta yêu, tưởng nên dành it phút để tìm hiểu về ý nghĩa hiện tượmg của sự hiện diện.

 

Cái Chết Trong Tương Quan Với Sự Hiện Hữu

Muốn hiểu sâu ý nghĩa của sự hiện diện, chúng ta có một vài khái niệm sơ qua về triết lý của Marcel.Nói đến hiện diện, chúng ta nghĩ đến sự gần kề thể lý với một người nào. Chằc không phải thế, bởi có nhiều khi ta rất gần kề nhưng lại rất xa người khác, chẳng hạn như ta ngồi trong xe lửa hay xe bus, người ta chen chúc nhau, người ta sát cạnh nhau, nhưng sự sát cạnh xác thịt kia đâu có phãi là sự hiện diện gần kề mà marcel muốn nói ở đây.Thể xác chưa hẳn là dụng cụ duy nhất của sự hiện diện. Theo quan điểm của Marcel, thể xác có thể được nhận thức như đối tượng hay cũng có thể như một chủ thể . Như đối tượng(object), thể xác bắt đầu hiện hữu, sinh trưởng, thay đổi và lẽ cố nhiên, có một ngày sẽ chết, nghĩa là chịu chung số phận với các thứ vật thể khác trong vũ trụ nhiên giới.như đối tượng, thể xác của ta có thể trỏ nên một đối tượng trong môi sinh xã hội cho những người khác.đối tượng cho một ai đó chiếm hữu thể xác ta..

Thể xác như một chủ thể, trong ý nghĩa tôi là thể xác của tôi, tôi chính là thể xác đó (I am my body). Tôi là thân xác tôi có nghĩa là cách thức tôi suy tư, cách thức tôi có mặt trên đời với những người khác trong thế giới, trong gia đình trong cọng đoàn nhân loại.. Thực tế mà nói, trong các mối liên hệ của tôi với thế giới với mọi người là nhờ có thân xác tôi, như một sự nối dài của bản thân tôi. Dù ai coi thân xác tôi là một đối tượng, riêng tôi, thân xác tôi là chủ thể của mọi hành vi của cuộc sống riêng tôi, tôi chính là thân xác tôi..không hơn không kém, không ai có thể thay thế được.

Những suy tư có tính cách triết lư trên đây cố ý để chúng ta hiểu thấu đáo hơn về sự mất mát khi sự hiện diện của người ta yêu không còn trên đời nầy nữa.

Sự hiện diện, như thế không nhất thiết đòi phải có yếu tố thân xác, hiểu như đối tượng(body-object). Tôi có thể, và có cảm giác gần gửi với một người ở thật xa tôi.

Ngồi ở ghế giáo sư tại một đại học ở vùng biển niềm nam Hoa Kỳ, nghĩ đến mái gia đình ấm cúng có cha mẹ anh chị em bên Việt Nam, tôi chợt thấy thận gần họ, gần hơn chính tôi và các sinh viên đang ngồi làm bài ngay trước mặt tôi. Đó là “sự xa cách nhưng gần kề”hiện diện xa vắng. Các sinh viên làm bài ngồi trước mặt tôi,, nhưng họ cách xa tôi, cách xa trong tư tưởng, cách xa trong văn hóa, giáo dục, tình cảm,, trong trường hợp nầy các sinh viên gần tôi nhưng rất xa tôi, ta có khái niện về “gần kề mà xa cách”.

Sự hiện diện mối giây liên hệ giữa các nhân vị, mối giây liên hệ nầy có thể duy trì cho dù có sự cản trở của sự vắng mặt thể lý.

Sự hiện diện trở nên gắn bó,mật thiết, giây ràng buộc khăng khít, nhất là sự hiện diện trung thực của hai người yêu nhau. Marcel gọi đó là”counter-weight to deatrh” cái cân do sự chết. Sự hiện diẹn không phải là cái cân của sự sống,vì sự sống cố cứu thoát chình mình,và xác định chính mình. Ta có thể gọi sự hiện diện là tự do, thứ tự do người ta vui hưởng trong cuộc sống, nhờ tự do, mà một người có thể trở nên một phần của người mình yêu, đồng thời có khả thể siêu vượt trên cả cái chết của ngươi yêu.

Không thể hiểu hết ý nghĩa của sự hiện diện mà không nói đến sự xa cách, mà nói đế sự xa cách, ta cần đề cập đến sự phân biệt của Marcel giữa hiệp thông(communion)và sự truyền thông(communication). Sự hiệp thông xảy ra giữa những người yêu nhau,còn truyền thông nói đến việc hai hay nhiều người cùng chung nhau một sứ điệp, truyền thông nói đến việc liên hệ vào một thời điểm hoặc một nơi chốn đặc biệt, còn hiệp thông xảy ra mà không đặt yếu tố thời gian nơi chốn nhất định. Nói đến mối liên hệ giữa người sống và người chết ta yêu thương, Marcel nhận định như sau:

“Người chết mà ta yêu thương vẩn nguyên vẹn là một con người, không bao giờ bị mai một hay biến dạng như à một tư tưởng,, người ta yêu dù đã chết nhưng vẩn gắn liền với thựctại cá nhân của ta, người ấy vẩn tiếp tục sống trong trái tim ta, tuy ở với ta, mà ta vẩn không thể dùng lời lẽ nào miêu tả được. Người ta yêu dường như đã mất, nhưng vẩn còn nguyên vẹn trong ta, tưởng đã đi xa nhưng thật gần kề ta, tưởng chừng im lặng thiên thu, nhưng tình giữa ta và người ta yêu vẩn rộn ràng”(remarques sur L’ Iconolaste, La Revue Hebdomadaire 27 Jan 1923,p.493)

Tóm lại, ý nghĩa sự chết có liên hệ mật thiết với cái chết của người ta yêu thương! Sự cách ngăn không gian thời gian không quan trọng, quan trọng đó là yếu tố tình yêu, vì chính tình yêu sẽ lưót thắng tất cả. Với cái chết của người ta yêu, không cần lý giải, không cần biện luận, tất cả đều thừa thải! Hãy khóc lên, hãy để cho những giọt nước mắt khóc thương ngọt ngào nhỏ xuống tận đáy lòng ta, nhỏ xuống sâu trong trái tim ta, hãy để cho những giọt nước mắt nóng làm ấm cuộc đời nhiều đêm buồn và gía lạnh, hãy khóc lên cho những giọt nước mắt làm sáng tỏ những mủ loà tăm tối của cuộc nhân sinh, hãy khóc sẽ thấy linh hồn ḿnh được Thiên Chúa uỉ an....

Sự khóc thương làm cho ta như gần kề người ta yêu, đem ta đi vào một hiện diện tuyệt vời trong đó, ta và người ta yêu hiệp thông với nhau qua tình yêu siêu thăng mọi yếu tố không gian và thời gian. Những giọt nước mắt tuy đau thương nhưng ngọt ngào có hương vị của chốn Vĩnh Hằng.

 

Miền Đau Khi Mất Những Ước Mơ

Cuộc sống con nguời được định nghĩa như một chuổi liên hoàn giữa qúa khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng một cách thực tế trong đời sống hằng ngày, khi con gười đang tuổi sống sung mãn, hinh như con người sống trong tương lai, tức là sống trong giấc mơ.Triết học hiện đại cho rằng con người trong cuộc sống của mình luôn dự phóng vào tương lai, hiện tại cuộc sống phô bày những bất trắc, thất baị, ngăn trở, chán chường, bế tắc, vô vị, nhàm chán, con gười phóng tầm mắt vào tương lai để tìm cho mình hướng đi mới, với những khả năng mới, cơ hội mới, những dữ kiện mới, và rất có thẻ những thành công mới, những niềm vui mới, những hạnh phúc mới.Vì thế con người thường tìm về thế giới của mộng ước, vì thực tế luôn phủ phàng, còn mộng ước luôn tươi sáng an ủi, hứa hẹn. Hãy nghe thi sĩ Tản-Đà tả lòng mình trong bài thơ Nhớ Mộng:

“ Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi;
Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi!
Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng!
Tỉnh mộng bao nhiêu lại ngán đời!
Những lúc canh gà ba cốc rượu,
Vài khi cánh điệp bốn phương trời!
T́m đâu cho thấy người trong mộng!
Mộng cũ mê đường biết hỏi ai???
( Tản-Đà )

Mộng mà chúng ta bàn tới đây không hẳn là ảo mộng, đều không thực,chữ mộng đây phải hiểu như mơ ước, mộng ước. Trong ảo mộng có sự chạy trốn, tránh né thực tế cuộc sống. Trong mộng ước, ước mơ, trái lại có nhiều nhân tố tích cực xây dựng. Người có ước mơ là người có năng lực sáng tạo, muốn thoát ra khỏi cảnh tầm thường, nhằm đến cái gì xây dựng, tốt đẹp hơn trong tương lai. Người ảo mộng là người chán chường, chê chán cuộc sống hiện tại, tìm giải thoát trong mộng ảo để khỏi nhìn thấy những thất bại chua cay hay thực tế phủ phàng. Trái lại, người biết mơ ước, tìm cách làm đẹp tương lai, tìm con người sáng mà cho hướng đi tưonmg lai. Nhân loại đã thừa hưởng biết bao ân huệ của những bậc vĩ nhân, v́ họ đã thành tựu được mộng ước. Họ trở nên thời danh vì những giấc mộng vĩ đại của họ. Columbus mộng có tân thế giới, và ông đã phám phá ra Mỹ Châu. Các khoa học gia không gian mấy chục năm về trước có giấc mơ chinh phục không gian, với thời gian và cố gắng với sư tiến bộ của kỷ thuật, chúng ta thế hệ sau nầy đã đưa con gười lên cung trăng, và sau nầy còn biết bao khám phá kỳ thú hơn nhờ giấc mộng của các khoa học gia. Có một khoảng cách giữa mộng và thực. Nhưng trí óc con gười với cố gắng đă lướt thắng sự khác biệt ấy. Nhờ biết ước mộng mà cuộc sống của nhân loại trên trái đất ngày càng cải tiến. Nếu cần thêm một định nghĩa nữa về con người, chúng ta có thể định nghĩa”con người là một tạo vật biết mơ mộng”. Khi con người hết mơ mộng, không còn cơ hội để mơ mộng hay không được mơ mộng, cuộc sống của con người coi như hế thú vị. Hiểu như thế, khi con người mất đi mộng ước, con người sẽ đau khổ biết mấy! Chính mộng ước nuôi con ngươi sống, hết mộng ước con người coi như chết mà còn biết thở...

Trên đây là những giấc mộng có chiều hướng về tương lai, những mộng ước cũng có nghĩa là những dự tính sẽ làm trong tương lai..nhưng cũng có những giấc mộng thuộc về qúa khứ.

 

Niềm Đau Khi Mộng Ước Đă Không Còn

Đó là trường hợp người đã mất đi những người thân yêu, chẳng hạn đã mất cha, mất mẹ, vợ chồng anh em hoặc người thân thương đã nhiêu năm, rồi một đêm nào đó nằm mơ thấy mình gặp lại tay bắt mặt mầng, tay trong tay nói nói cuơòi, mầng mầng tủi tuỉ...đi qua rừng hoa đày nắng ấm tốt tươi...rồi chợt bầng tỉnh...không còn gì thật nữa..chỉ là mơ thôi...người tỉnh giấc sẽ đau xót biết mấy..cảm xúc sâu xa dường như mới xảy ra trong chốc lát. Cảm giác tiếc thương , xót xa cay đắng không thua gì xảy ra thực trong thời gian...Có những người khóc sướt mướt vì những giấc mộng qúa khứ đã không còn...Niềm đau xót không thua gì những biến cố xảy ra trong thực tế...

Càng khóc thương, càng tiếc nuối, tức là ta muốn gìn vàng giữ ngọc những gì thân thương, ta không muốn để mất, không muốn để trôi theo tháng ngày những gì mình không thể giữ lại...Nắm giữ cuộc đời và đề cho cuộc đời trôi theo giòng thời gian(how to touch and to let go) là nơi đòi hỏi ta học và sống “Mối-Phúc-Thật “ thứ hai...”Phúc thay kẻ biết khóc thương!

 

Ư Nghĩa Của Hai Chữ Khóc Than

Ông William Barlay, tác gỉa cuốn “The Plain man looks at the Beatitudes” cho rằng dùng chữ penthein để dịch chữ than khóc trong Phúc Âm là một cách dùng chữ qúa mạnh, trong ngôn ngữ Hy-Lạp, penthein nghĩa là đau buồn cho người chết, có thế thôi, không nói đến than khóc (London, Fontana Books, 1963, p.25)

Ông Barlay có thể có lý, tuy nhiên, cách dùng chung chữ khóc than trong Kinh Thánh có ý nghĩa là khóc thương cho người chết chỉ là một phần nhỏ trong sự than khóc của nhân loại. Nhân loại không những khóc thương cho người chết mà thôi, còn nhiều lý do, căn cớ cho người ta khóc thương. Nộu đọc văn chương trong truyền thống tiên tri, đặc biệt các tiên tri Isaiah và Jeremia,chúng ta thấy chữ khóc than còn áp dụng trong nhiều trường hợp, có chữ được thường dùng đó là động từ Abal, dịch là”than vản”, mà danh từ của chữ này là “đất”.

“ Đất phải chìu tang,, giãy chết, dương gian ủ rủ buồn sầu giẫy chết!
rũ tất cả! trời cao và đất thấp!”
(Isa.24:4) ....................................................................................

Trong sách tiên tri Jêrêmia, ta đọc thấy:
“ Bởi thế, đất sẽ mang tang, và trời trên kia sầm tối,” ( Jer. 4:28)

“ Cho đến bao giờ nữa , xứ còn mang tang
Cỏ cây trong đồng đều khô tất cả
Vì ác đức của dân cư trong xứ, cầm thú đều biến sạch”
( Jer. 12: 4).

“ Judah để tang, các nơi đô thị tiêu điều!
Chúng ủ rũ rạt xuống đất, tiếng Jỗrusalem ai oán kêu lên!”
(Jer. 14:2).

Những hình ảnh tang thương sầu muộn trên đây thường được miêu tả với sự tiêu điều trên đất do tội lỗi gây nên, dân tình khóc than sầu muộn vì cuộc sống thật giòn mỏng và không có chi vững chắc bền bỉ, người ta tin rằng vì tội lội xúc phạm đến Thiên Chúa cho nên Ngài sai dịch tể lụt lội và lửa xuống sát phạt con người. ( xem thêm Mat. 9:14-15; LK, 6:25).

 

Cái Chết Trong Truyền Thống Văn Hóa Đông Phương

Chính sự khóc thương đi liền sự nhận biết con người dễ chết, mỏng manh, yếu đuối, bất lực trưóc sự tấn công của thời gian và suy thoái! Trong khi ta khóc thương người, ta cũng nhận ra một sự thật về cuộc đời là mọi sự rồi sao chăng nữa cũng phải mai một tàn héo diệt vong như một lẽ hiển nhiên không thể chối cãi! Thánh Vịnh ta vẫn thường hát trong lễ mồ:”Đời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa mọc trong cánh đồng, một làn gió thoáng qua cũng làm nó tàn phai, nơi nó mọc không còn mang vết tích”!

Cổ nhân có câu:

“ Nhân sinh ư thế! Bách tuế vi kỳ!
( đời người ta có dài nhất cũng chỉ có trăm năm là cùng).

Nói về thân phận con người, Kinh Tư Mạt xưa có câu rằng:

“Thong dong ngẫm nghĩ sự đời
Lấy trong Kinh Thánh mấy lời mà suy:
Chữ rằng “sinh ký, tử qui”
Ở đời là chốn tạm thời mà thôi!
Cho hay danh lợi mấy người!
Nào ai đã sống ở đời mãi đâu!
Biển dời:bãi cát cành dâu;
Khác nào như bóng bạch câu qua nghành!”
( Kinh Tứ Mạt)

Tinh hoa của Đông Phương Đạo Học kết tụ nơi bốn chữ:”Sinh, Ký, Tử, Qui”: tức là “Sống, Gửi, Chết Về “. Khi ta khóc thương người chết, ta tuyên xưng chân lý bất hủ là sống là tạm gửi, khi chết, ta mới thật trở về nhà của mình!

Bởi thế, trong tinh thần văn hóa đó, Đông Phương cử hành tang lễ rất long trọng cho ông bà cha mẹ, ngày chết của các ngài là ngày về quê hương Vĩnh Hằng.Dẫu biết đó là chân lý, nhưng là chân lý đau lòng! Con người chỉ biết uỉ an nhau, cảm thông với nhau qua lời than vản khóc than. Có sự ra đi nào mà không mang một ý nghĩa thương đau! Ngạn ngữ Pháp có câu: Ra đi là chết trong lòng một ít ( Partir c’est mourir un peu ). Mà chết là cuộc ra đi mãi mãi, đi vào vĩnh viễn thiên thu, đi trong không gian mịt mùng và trong thời gian biền biệt! Chết, người ta ra đi một mình lẻ loi, không hành trang,không người tiển bước đưa đường!

 

Cái Chết Theo Tinh Thần Phúc-Âm

Tôi còn nhớ một ngày tại nhà thương St. Ann vùng tây bắc Chicago, tôi đang có mặt với một số các tuyên uý mới tốt nghiệp, chúng tôi chia sẽ với nhau về những kinh nghiệm cá nhân, những khắc khoải trong cuộc đời là một tuyên uý bệnh viện. Có vị tuyên úy trong danh sách đến chậm vì đường xa, ng trở về sau một tuần có mặt trong gia đình có người mẹ vừa qua đời. Ông chia sẽ với chúng tôi về những gì đả xảy ra cho gia đình ông sau biến cố bà mẹ thất lộc. Ông kể rằng sau khi từ nghĩa địa về nhà, cha ông ta bổng dưng như bị tê liệt bước không đưọc, tối đến ông thao thức ngòi hành lang không chịu vào nhà. Ông để yên cho bố tự nhiên, nhưng sau có tiếng kêu cứu bố ông ta không thể bước vào nhà, không thể lên giường như tường lệ, mặc dầu ông rất khỏe. Người cha van xin con mình giúp bế ông lên giường và hứa nằm ngủ chung với ông. Vị tuyên úy trẻ thay đồ aó giúp bố lên giường và ngủ chung bố đêm đó. Ông bố khóc thút thít thay đổi thế nằm rồi chui vào lòng con mìnhhư đứa bé chui vào lòng mẹ....Vị tuyên úy trẻ vừa kể chuyện mà nước mắt lưng tròng. Đời sống tốt đẹp biết bao! Nhưng cũng thật là khó mà sống đơn độc một mình không người chia sầu sẽ muộn! cùng uống chén đắng cay chua xót cuộc đời!

Khóc thương mà Phúc-Âm nói đến là vậy đó. Chúng ta cùng khóc thương với ai đang sầu khổ để an uỉ nhau, nhất là để nhắc nhở nhau thân phận làm người!

Đó là ý nghĩa sâu xa của “Mối-Phúc-Thật” thư hai, ý nghĩa của hữu hạn, con đường chung cho mọi lọai thụ tạo: tất cả đều đổi thay! tất cả đều tàn phai! Hãy nhìn những đợt lá vàng bay tơi tả trong chiều chiều tàn thu! Ta chợt nghe như có dư âm sầu rụng man mác trong tim nói lên lời buồn gĩa biệt! Hãy mở cuốn albums, hãy nhìn lại những tấm hình của những ngày xưa thơ ấu: lũ ta chạy khắp sân banh, ta chơi suốt buổi không biết mệt. Tuổi trẻ chúng ta được ghi dấu bằng năng động thể thao vui chơi với thiên nhiên! Chúng ta sáng tác nhạc , làm thơ, những câu thơ đàu đời tuổi dại! Những đứa nhỏ nhất của vài lớp dưới ta, chúng ta thoa đàu gọi chúng bằng những danh từ “những chú bé”...những darling nhỏ bé dễ mến! Bây giờ nhìn lại những hình ảnh thân thương đó, chúng ta không ngờ, “những chú bé minhon” cho ta chọc ghẹo ngày xưa, giờ đây đã có mái tóc điểm sương! Chúng có đứa đã nên “người thiên cổ”, có những đứa đã thành ông nội, ông ngoại của bầy cháu trai gái nhởn nhơ trong cuộc đời rồi...Thời gian qua nhanh..chúng ta mới đó mà gối mỏi xương long...mắt ta thay đổi bao nhiêu lần kính ..giờ đay lũ ta bắt đầu mang những cặp kính gìa...

Hãy về nhìn lại trường xưa lớp cũ..làng xóm thân yêu...bây giờ tất cả đều đổi thay, mọi sự đều đổi thay, thay chủ đổi tớ, thay cả nhãn quan và nội dung nhiều đến nỗi ta không thể ngờ được! Cô hàng cà phê trong khu phố nhỏ năm nào, nơi chúng ta đêm đêm ghé uống ly càfé tình tứ cho quên đi những thời giờ miệt mài dọn thi. Cô hàng càfê nay đã thành lảo bà bế cháu la cà trong xóm thỉnh thoảng nhìn những khách bàng quang đi qua như cố nhớ lại những người thân quen năm cũ! Qủa thật, chẳng có gì tồn tại dưới ánh mặt trời!

Tôi còn nhớ một ngày mùa xuân, tôi được mời đến thánh đường một thành phố miền Mid West Hoa kỳ để giảng lễ cưới cho một gia đình thân quen. Cung thánh chiều đó trang hoàng thật đẹp với hoa tươi và đèn nén, tất cả ch cô dâu chú rễ nhà giàu, một điều đặc biệt là gia đình mời được một cô chơi vĩ cầm chuyên nghiệp độc tấu trong thánh lễ, sau khi giảng thuyết xong, tôi chỉ có việc đồng tế, nên có giờ mà chia trí cho bằng thích : lẻ dĩ nhiên tôi chia trí về người đánh đàn vĩ cầm với ca khúc Ave Maria của Subert. Tiếng nhạc thánh thót ví von khi như bay bổng tường xanh, khi chảy xuống trần ngâm như suối lệ chan chứa tâm hồn. Tiếng nhặc bay lên vi vút, những ngón tay như búp măng vuốt nhẹ trên giây đàn như âm vang của thiên thần trên chín tầng không, mái tóc cô bong mướt như suối nhạc, thỉng thoảng có từng đợt sáng chen chúc như những vì sao lạc ban đêm, trên mái tóc ấy có bông hồng tuyệt diệu gắn vào tô điểm cho những cữ động của mái tóc như những đợt sóng nhẹ trên giòng sông xanh...Hai mươi năm sau tôi được mời trở lại ngôi thánh đường yêu dấu, không phãi giảng cho cô dâu chú rễ nữa, mà cho một người trong họ chết vì bệnh ung thư. Thánh đường chiều nay không có tiếng vĩ cầm, vì tôi được biết cô nàng chơi vĩ cầm năm xưa nay đã già yếu mang bệnh cứng xương, khiến cho nhửng ngón tay của cô co quắp to nhỏ không đều..cô có mặt trong thánh lễ hôm đó, nhưng sau lễ cô vội vã ra về không kịp chào ai! Có lẽ cô buồn vì không còn những ngón tay lã lướt của hai mươi năm về trước. Người chơi vĩ cầm tôi mê đang chết dần trong tâm trí tôi! bông hoa hồng trên mái tóc xưa, giờ đây chỉ còn là huyền thoại nữa mà thôi! Cũng một ngôi thánh đường, mấy năm trước hân hoan tiển người vào xứ mộng, thì nay cũng thánh đường kia khóc thương cho một trong cô dâu chú rễ trở thành người thiên cổ! Tiếng nhạc vĩ cầm và bông hoa hồng huyền thoại ám ảnh tôi thì nay đã không còn...Tôi không khóc, nhưng hình như có giọt nước mắt bâng khuâng rơi xuống lặng thầm...Tôi chợt nhận ra ý nghĩa thâm saâu của khóc thương sầu muộn!

Khóc thương cho người vĩnh viễn ra đi, khóc trong sinh ly tử biệt, khóc thương trong cách xa sầu nhớ, khóc vì cảnh cho “bạch vân thương cẩu” khóc bởi vì vật đổi sao dời, khóc vì mất mát rã rời, vì hư hao thương tích, khóc vì buồn thương nuối tiếc, tất cả những khóc thương ấy nói lên một sự thật đau lòng, đó là tính cách giới hạn và sự dòn mỏng của nhân loại, đồng thời cũng phơi bày trình trạng có thể bị phí dụng của con người! Sự thật đó sẽ đến với mọi sinh linh trong trần thế không trừ ai! Nhưng khi nó rơi xuống trên ta, ta khó mà tìm được ngôn từ miêu tả! Nó đến không hẹn không hò!.Nó đến làm ta phải ngỡ ngàng, nó đến làm cho mọi người lúng túng vì nó! Nhưng khi nó đến tất cả chúng ta phải điêu đứng nó!

Khi Chúa phán:” Phúc thay cho những ai khóc than, những ai sầu muộn!”, đều đó cũng cho ta hiểu rằng vẫn có những con người không biết khóc.

 

Có Những Người Không Biết Khóc!

Những kẻ ấy, chúng ta nghĩ ngay là những Pharisêu, những tên biệt phái, nói theo ngôn từ thời đại, những kẻ “super-công chính” tự tách biệt với những người nghèo và những người tội lỗi. Phải chăng những kẻ “super công chính “ nầy được miễn trừ khỏi khóc than sầu muộn, vì họ không giống người ta, họ không hề bị bối rối, chết chóc, khốn khổ như đại đa số trong xã hội. Trong xã hội chúng ta đang sống, thiết nghĩ có một số người tự cho rằng mình khác người, họ không phải là đám đông quần chúng. Cuộc đời dâng hiến cho họ những gì họ muốn, số phận ưu đãi họ với muôn nghìn ân huệ mà đa số không thể có như họ. Nghĩ đến những con nhà giàu, sinh ra và lớn lên trong vòng tay êm đềm của số phận. Chúng không hề có cảm giác phải thiếu thốn, đói rách: chào đời trong nhung luạ, lớn lên trong sự cung phụng của tôi tớ ngưòi làm công, miếng cơn bát nước có người đưa tới miệng. Bước ra khỏi nhà có xe hơi có tài xế riêng đua đón, muốn gì được nấy. Khi lớn lên , chúng được miễn trừ mọi dịch vụ của người công dân thường phải chịu như đi quân dịch, vào trưòng huấn luyện quân sự… mọi việc có cha mẹ lo đút lót cho. Sống trong thời chinh chiến, trong lúc hằng trăm hàng nghìn thanh niên hy sinh ngoài chiến trận, thì bọn con ông cháu cha được âm thầm đem ra ngoại quốc du học tại các đại học đường danh tiếng trên thế giơí, chúng sống phè phởn nơi xứ người với tiền bạc từ quê nhà gửi ra cho chúng, có những đứa còn dư thời giờ đi tham gia biểu tình phản chiến, nối giáo cho giặc, cầm giáo đâm sau lưng những người chiến sĩ đang từng giờ chết sống với quân thù dành lại từng tức đất để cha mẹ chúng xây nhà lầu cho ngoại quốc thuê, dư tiền bạc gửi ra ngoại quốc cho chúng tiêu xài. Rồi một mai hoà bình về, chúng trở lại quê nhà nắm những chức quan trọng trong chính quyền để tiếp tục hưởng thụ cuộc đời. Ngạn ngữ ta thật mỉa mai gọi họ :” con vua thì lại làm vua, con ông thầy chùa thì quét la đa”. Những thứ người trên tự gán trên ḿnh có số tốt trời cho sinh vào bọc điều. Họ nghĩ họ không giống đa số dân chúng . Ai khổ thì cứ khổ, họ không sinh ra để khổ, nhưng là để hưởng thụ vì được số phận ưu đãi!

Những ngựời nầy nghĩ là chết chóc, rủi ro, mệnh bạc, đói khát tù đày, chiến tranh loạn ly, tỵ nạn là chuyện của người ta, của đám dân đen ! không ăn nhằm chi đến họ!. Và như thế, khóc thương, than vản, đổ nước mắt là chuyện họ không thèm biết đến, những thứ ấy, dành cho những người khốn khổ làm chuyện đó, phần họ cứ vui chơi cuộc đời, cứ vui như mọi ngày! đời là party, ăn chơi, phố xá, tiêu xài, sắm sửa, thụ hưởng lẻn lút! Ai chết mặc ai, họ cứ ung dung như không gì xảy ra, với những loại người nầy, một ngày như mọi ngày! Đời là giòng sông tơ mộng, là tấm thảm đỏ luôn sẵn sàng chờ đón họ! Họ là con cháu, giòng giống của pharisêu!

 

Những Pharisiêu Thời Nay

Thời đại nào cũng có những thứ Pharisiêu! Những người pharisêu của thời Chùa dám ngang nhiên vỗ ngực nhận mình là Biệt-Phái, đứng biệt khỏi hàng ngũ dân chúng, chúng tự cho mình là những kẻ chính trực, dám đến nhà thở vỗ ngực khoe Chúa rằng chúng không giống như những người thu thuế tội lỗi kia...Thời đại văn minh chúng ta cũng có vô số những tên Pharisêu trá hình. Chúng không có can đảm tự nhận là biệt phái, nhưng chúng thường ẩn núp đằng sau những chủ nghĩa chính trị, những chiêu bài văn hóa, những đẳng cấp xã hội, nhiều khi chúng c̣n dám nhân danh cho nhân loại, cho tư do, cho tôn giáo, cho giá trị của con người để bóc lột và lợi dụng con người...

Đó là những Pharisêu của chủ thuyết tân thực dân, đã dám nhân danh và lợi dụng những chính sách bánh vẽ nhằm bóc lột những dân tộc kém mở mang! Đó là những Phrisêu tài phiệt, nắm trong tay quyền lực kinh tế của thế giới, chúng chỉ nhắm tới sự thắng lợi trên những con số Dollars khổng lồ trong chương mục của ngân hàng thế giới. Một quyết định của chúng là trăm họ khốn cùng, có khi cả một dân tộc phải điêu linh!

Đó là những pharisêu buôn chiến tranh chuyên nghiệp, mà mục đích cuộc đời là làm sao tạo ra được những sôi động, những khủng hoảng, chúng là những kẽ chuyên cung cấp cho các dân tộc những kẻ thù mới, và để tiêu diệt loại kẻ thù nầy, chỉ có một cách là tiêu thụ khí giới tối tân và kỷ thuật giết người do chúng dày công sáng tạo. Buôn bán chiến tranh là nghề của các siêu cường, nhưng siêu cường không thể tồn tại nếu không có những tay buôn bán chiến tranh. Chúng dùng mọi xảo thuật để quảng cáo các loại vũ khí, chúng say sưa nói về tíbh các h hiẹu lực của vũ khí, nhưng không hè nghĩ đến vũ khí là để giết người. Chúng không biết có vô số con người bị giết vì súng dđạn do chúng sáng chế ra. Chúng không biết đến những núi cao xác người, và những giòng sông chảy máu nhân loại..Thứ pharisiêu nầy không biết khóc!

Đó là những pharisêu chính trị chuyên nghiệp, những người nắm trong tay quyền lực có thể thay trắng đổi đen, những người mà quyết định của họ có thể làm cho trăm họ vui sống hay lâm vào tang tóc buồn tủi. Những người nầy nắm chìa khóa các nhà tù, họ có thể bắt kẻ khác chết hay cho sống, cho được tự do hay phải kiếp đời trong bóng tối của đề lao! Họ không nhìn thấy nước mắt và uất hận trong lòng vô số người vô tội phải chịu hàm oan. Với loại pharisêu nầy chỉ có một điều quan trọng nhất trên đời: đó là quyền lực, đè bẹp đối phương. Nắm được ưu thế, có nhiều quyền lực để áp đặt, để khống chế đối phương, để thị oai với người đồng loại trong chính trường là đều làm cho họ vui thú sảng khoái! Thứ pharisêu nnầy không biết khóc!

Đó kà nhựng pharisêu lảnh đạo, những pharisêu tham mưu, những pharisêu chiến lược gia, họ say sưa chiến thắng, rất quan tâm đến những con số, nhưng không biết cảm động vì sự mất mát, những thương vong ghê gớm. Nếu phải đến nghĩa trang đặt những vòng hoa, hay đọc những bài diễn văn dài ca tụng anh hùng liệt sĩ, nhưng họ không thể đổ những giọt nước mắt tình người khóc thương cho những người đã chết cho chiến thuật chến lược của họ thành công!

Sau cùng, chúng ta đừng quên sự kiện hiện tượng Pharisêu có ý nghĩa đặc biệt trong lãnh vực tôn giáo. Chính trong môi trường tôn giáo mà pharisêu hiện hữu! Những pharisêu kể trên là thứ pharisêu đời. Tuy độc hại nhưng chỉ trong lãnh vực trần thế, giữa con người với con nguời, và chỉ núp bóng sau con người và những giá trị thưộc con người. Còn phrisêu thứ thiệt là loại phrisêu đội lốt tôn giáo, nói khác đi,chúng núp sau tôn giáo, hay dùng tôn giáo làm bình phong cho cuộc sống, cho thân thế sự nghiệp của mình! Pharisêu đời chỉ nhân danh con người và những thứ trong lãng vực nhân loại, còn pharisêu tôn giá táo bạo hơn, dám nhân danh những gía trị thiêng liêng, nhân danh Chúa, nhân danh Phật, nhân danh các vị thần linh có uy quyền trên nhân loại, để tô điểm cho hình bóng và cuộc sống của mình! Khi nhân danh Thần Thánh mà hành sự, họ lợi dụng thần thánh như lãnh địa bất khả xâm phạm của họ, và như thế họ tự do vẫy vùng không ai co thể đụng đến họ. Giống như những tên Mafia chuyên nghiệp, họ tạo nên huyền thoại là những kẻ “không ai dám đụng tới” The Untouchables”. Họ coi mình như thần thánh, hay đại diện cho thần thánh, cho linh thiêng để nhìn xuống tội nghiệp cho lũ dân đen, những kẻ tội lỗi cần đến lòng nhân từ tha thứ nguyện cầu của họ. Với họ, Chúa, Phật, Đức Mẹ hay Quan Âm chỉ là những công cụ mà thôi!. Họ cho rằng Chúa, Phật, Thần Thánh đứng về phía họ, họ có liên hệ đặc biệt với thần thánh, được sự bảo vệ đặc biệt của thần thánh, tai ương hoạn nạn không thể xảy ra cho họ! Do đó họ có nhiều ưu thế trong mồi liên hệ với loài người, loài người cần đến họ, chứ họ không cần loài người! Chính tay họ làm mưa hồng ân xuống ch loài người, như thế loài người phải tôn thờ họ, phải phụng sự họ! Trên môi miệng họ luôn nhắc tới tên Chúa Phật để cho con người biết rằng họ được Chúa Phật miển trừ cho khỏi mọi tai ương hoạn nạn. Bất hạnh , khổ đau không bén mảng đến nhà họ, vì họ có quyền phép của Chúa Phật phù trì đặc biệt..Họ rất mong được dân chúng cuí đàu chào khi họ đi qua, chào họ bằng những danh từ cao đẹp, mời họ ngồi những nơi cao danh dự trong các đám tiệc tùng nơi công cọng. Họ chỉ muốn là khách quí của gia đình nhân loại! Họ đi bên lề cuộc đời! Chứ không dám dấn thân trong cuộc đời! Quyền năng, danh vọng, kính nể, ưu tiên, miễn trừ là những thứ mà họ muốn. Những loại người nầy không biết khóc. vì trái tim nhân loại trong họ đã chết từ lâu! Họ biến thành những con ma tôn giáo, ẩn núp dưới bóng giáo đường hay chùa chiền để tìm kiếm lòng tôn kính sùng mộ của các tín đồ mê hoặc mù quáng! Loại pharisêu nầy bị Chúa Jesus lên án nặng nề trong Kinh Thánh, Thánh Mathêô hầu như dành trọn chương 23 để cảnh cáo và luận phạt những gnười biệt phái :” Bấy giờ Chúa Jésus nói với ndâbchúng vàcác môn đệ của Ngài rằng:” ký sự và biệt phái ngự tòa Moisen, mọi dều họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm, nhưng đừng bắt chước các hành vi của chúng, vì họ nói mà không làm, họ bó những gánh nặng đặt trên vai dân chúng, nhưng chính họ không tra tay làm thử một điều gì!....Vì thế mà họ nới rộng tua áo cho có vẽ quan trọng.Họ thích chỗ nhất trong các bữa tiệc tùng hội họp, ưa đưực chào kính nơi các công trường, muốn được người đới tung hô là thầy Rabi....(Matt23:1-7)

“Khốn cho các ngươi, ký lục và biệt phái gỉa hình, vì các người khóa cửa nướcTrời chân người ta lại,!các người sẽ chẳng vào đã rồi, mà những kẻ muốn vào, các ngươi cũng chẳng để cho vào.Khốn cho các ngươi ký lục và biệt phái, vì các ngươi nuốt của các bà góa và làm bộ cầu nguyện lâu dài, bởi đó các người sẽ lãnh hình phạt nặng hơn!
Khốn cho các ngươi ký lục và biệt phái giả hình, các người rảo khắp biển cả đất liền để chinh phục dẫu một người tòng giáo, thì các ngươi lại biến nó thành con cái của hỏa ngục! gấp đôi c6ac ngươi!
“Khốn cho các ngươi bọn dẫn đường mù quáng, các ngươi bảo: ai lấy thánh điện mà thề, thì kể bằng không, còn lấy vàng của thánh điện mà thề thì phải giữ!-Đồ điên dại, vàng hay thanh điện cái gì lớn hơn, vàng hay thánh điện lảm cho vàng được tác hoá?. Cỵc ngươi lại bảo : ai lấy bàn thờ mà thề thì kể bằng kgông, còn ai lấy lễ vật trên đó thì mà thề thìphải ggiữ. Quân mù quáng, thế thì cái gì lớn hơn: của lễ hay bàn thờ làm cho của lễ được tác thánh. Hẳn rằng kẻ lấy bàn thờ mà thề, ắt lấy bàn thờ và của lễ trên ấy mà thề. Và kẻ lấy thánh điện mà thề, ắt lấy thánh điện và Dấng ngự trong đó mà thề, và kẻ lấy trời mà thề, ắt lấy ngaai Thiên Chúa và cả Đấng ngự trên đó mà thề!.......
Khốn cho các ngươi ký lục và biệt phái gỉa hình, cácngươi rửa sạch bề ngoài chén đĩa, mà bên trong thì đầy tham ô và vô độ, Biệt phái mù quáng, hãy lo sử sạch bên trong chén đĩa đI, bên ngoài ắt cũng sẽ sạch.
Khốn cho các ngươi , ký lục và biệt phái giả hình, các ngươi giống như mồ mả tô vôi,, mã ngopải thì hình như đệp đ29, nhưng bwên trong thì đầy xương cốt thây ma, và mọi thứ xú uế, cũng vậy, bên ngoài các ngươi có vẻ công minh đối với người ta, nhưng bên trong thì đầy gỉa hình vô đạo!
Khốn cho các ngươi, ký lục và biệt phái gỉa hình, các ngươi xaq2y cất mộ mả cho các vị tiên tri, trang hoàng mồ mả các nguười công chính, , và nói : nếu ta sống thời cha ông ta, ắt ta đả chẳng thông đồng với họvào việc đổ máu các tiên tri, song, đó chứng thực các ngươi là con giòng cháu giiiống của những kẻ giết hại các tiên tri, thì hãy đổ cho đầy lường của tổ tiên các ngươi...
Đồ măng xà, nòi rắn độc,làm sao các ngươi thoát khỏi án hỏa ngục....”
(Matt 23: 13-33)

Chúa Kitô là Đấng Thánh, là Thiên Chúa Nhập-Thể, nơi Ngài là nhân từ, khoan dung, từ ái, như lời Ngài phán:” “Hãy học cùng ta, vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng.(Mt, 11, 29), thế mà, như trên ta thấy Ngài dùng những lời nặng nề , cứng rắn, đanh thép để kết án, buộc tội, nguyền rủa những ngưởi Pharisêu, như thế tha thấy, pharisêu là loại người lì lợm, chai đá, nham hiểm, độc địa ghê gớm chừng nào! Cổ nhân có câu:” Quân tử ư hử thì đau, tiểu nhân búa bổ dập đàu vẩn cứ trơ trơ..”. Những lời lên án buộc tộ trên đây Chúa nhằm bọn pharisêu, và những kẽ ẩn nấp trong hàng ngũ chúng là những kẻ đáng cho nhân loại nguyền rủa và lên án, chẳng những hôm nay, mà cho đến muôn đời! Ngày nào nhân lọai còn có những tên pharisêu lảng vảng trong cuộc sống, ngày đó nhân loại còn nhiều khốn đốn”! Ngạn ngữ Tây Phương có câu:” những ai muốn lên làm thiên thần, chúng sẽ trở thành ác quỉ”, pharisêu chỉ là những con người, con người tham vọng, chúng không muốn làm người như mọi người, chúng muốn làm thiên thần, Thiên Chúa kết án chúng, và cho chúng đi vào địa ngục, chung số kiếp với quỉ ma! Tội của chúng là ở chỗ, không nhận ra thân phận tội lụy của mình, từ chối khóc than hay không biết khóc than hôm nay, khóc than bây giờ những tội lỗi của mình !

Nhưng số phận con người là phải khóc! Nếu không khóc hôm nay, chắc phải khóc ngày mai!Có một sự thật hiển nhiên, đã là người, chắc phải khóc, khóc một lần nào đó trong cuộc đời, nếu hôm nay bạn chưa khóc, hãy chờ, ngày mai, ngày mốt, hay mai kia, mốt nọ, rồi cũng có một ngày, và chắc chắn là có một ngày một lúc nào đó không hẹn không hò, bạn sẽ khóc! Cũng trong Phúc Âm Thánh Mathêô, sau khi Chúa Jesus tuyên dương những người nghèo khổ, khóc than, Ngài cũng lên án những kẻ hôm nay không biết khóc than:

Khốn cho các ngươi là những kẻ bây giờ vui sướng thỏa mãn phủ phê, các ngươi sẽ có ngày phải ưu sầu khóc lóc”!( Lk. 6 :25).

Người ta khóc vì mất mát một cái gì, một ai thân thương đối với mình. Tôi khóc vì mất người yêu, hay người thân thuộc máu mủ! khóc vì mất, mà mất thì nhớ, nhớ làm ta đau đớn khổ sở. Khi ta khóc than vì tội lỗi , tức là thương tiếc sợi giây liên hệ đẹp đẽ với Thiên Chúa ta lỡ đánh mất, ta nhớ thương Ngài, vì tội mà ta xua đuổi Ngài ra khỏi cung lòng yêu thương của ta. Những giọt lệ khóc thương vì tội lỗi mình có sức đưa tình thương và sự tha thứ của Chúa xuống trở lại cho linh hgồn ta. Khóc than, vì thế có sức cứu chữa linh thiêng kỳ diệu.

 

Kinh Thánh Chúc Phúc Cho Những Ai Biết Khóc

Trong khóc than chân thành, với giọt lệ thống hối, ta bộc lộ tình yêu của ta với Ngài, Dấng mà ta xúc phạm! Khóc than vì thế được Chúa chúc phúc”Phúc cho những ai biết khóc than”(Mt. 5, 4)

Khi Chúa chúc phúc cho những kẻ khóc thương sầo khổ, không có nghĩa là Ngài tách biệt những kẻ khóc, những kẻ than vãn ra khỏi những kẻ không biết khóc, nhưng kẻ sung sướng! Thực sự Ngài mô tả “Nước Thiên Chúa đến, một cơ cấu mới đang đếnm trong đó những kẻ được chúc phúc vì họ phải khóc lóc than van , họ đáng được Thiên Chúa lau sạch những giọt nước mắt khổ sầu bất hạnh, Thiên Chúa sẽ ủi an họ, đưa họ về nơi hoan lạc của “Nước Trời”, nơi mà mọi khổ đau được cất khỏi, nơi mà những giọt nước mắt sẽ được lau khô . Sẽ không còn tang tóc với sầu đau, sẽ không cònh tủi hờn nức nở. Viển ảnh của “Nước Trời” đến giải thoát nhân loại khỏi cảnh khổ sầu, rất ăn khớp vcới những mô tả của Thánh Gioan trong Sách Khải Huyền, trong đó tác gỉa thánh nói về “Một Trời Mới, Một Đất Nước Mới, Một Thành Thánh Jerusalem mới được tạo dựng, và Thiên Chúa sẽ ngự giữa dân thánh của Ngài:”

“ Và tôi thấy một trời mới, một đất mới, vì trời củ đất cũ đã qua, và biển không còn nữa, và Thành Thánh Jerusalem mới, tôi đã thấy từ trời xuống, từ nơi Thiên Chúa chỉnh tề như tân nương trang sức chờ đón Đức lang quân,.....

Người sẽ dựng trướng ở với họ và họ sẽ là dân của Người..Còn Người:Thiên-Chúa ổ-cùng-họ, sẽ là Thiên Chúa của họ, vàNgài sẽ lau sạch nước mắt của họ, chết chóc sẽ không còn nữa, phiềjn muộn, khó nhọc và kêu than sầu muộn sẽ không còn nữa..vì các đều cũ đã qua!...(Rev. 21 : 3-4).

Mạch văn trên đây cũng phù hợp với bối cảnh Phúc Âm, với những hòann cảnh khi Chúa Jésus làm phép lạo cho nguời chết sống lại, người thường giao trả lại cho thân quyến để họ đoàn tụ với người thân thương đã khóc lóc than vãn khổ sầu vì họ. Chúng ta nhớ câu chuyên tuyệt vời mà Thánh sử Luca kể dưới một bút pháp linh động kỳ thú ở đoạn 7:11-17, nói về việc ngày kia Chúa và các môn đệ đến một thành nhỏ có tên là Naim dọc đường các ngài gặp một đám tang của một chàng trai trẻ con của một qủa phụ thất lộc, được người thân thuộc đưa tới nghĩa trang an táng, người đưa tang cùng với người mẹ khổ đau khóc thống thiết. Từ đàng xa Chúa và các môn đệ đã nghe tiếng khóc la om sòm, vì thời đó không những người trong thân tộc khóc than, nhiều khi , những kẻ có tiền còn thuê thêm những người khóc muớn cho đám tang thêm phần thảm não xót xa, họ vừa khiêng xác đI tới nơi an nghĩa nghìn thu. Tiếng khóc hòa với tiếng nảo bạt, và tiếng kèn đám ma, nghe thật não nề thê thảm! Cứ nhìn vào đám đông khổng lồ và tiếng khóc than thì đủ biết qủa là một đám tang lớn có hạng! Chúa nhìn đám tang, thấy nhiều người khóc lóc tham thiết, Chúa mủi lòng xót thương người mẹ tội nghiệp, Ngài bèn phán bảo :”đừng khóc nữa”! Giọng nói của Ngài như pha lẫn nước mắt. Người khiêng xác nghe tiếng ra lệnh đầy uy quyền , bèn dừng lại, Chúa tiến đến nơi quan tài để trống, tay ngài chạm đến quan tài đoạn nhìn thẳng vào xác chết mà phán:” hởi ngườiu trai trẻ, ta truyền cho cậu hãy chỗi dậy! Tiếng lệnh truyền của Ngài vang dội cả núi đồi, và lạ lùng thay, xác người chết từ từ ngồi nhỏm dậy trước con mắt ngơ ngác của đám đông, cậu ta cử động được và bắt đầu nói được! Mọi người, ai nấy đều ngạc nhiên sửng sốt trước biến cố lạ lùng! Họ vui mầng khôn tả và ngợi khen ThiênChúa vì một tiên tri vĩ đại đã đến giữa dân Ngài! Chúa đã đoái thương cứu giúp dân của người!

Ư nghĩa thần học của biến cố trên thật rõ ràng như thế nầy: Chúa Jésus không phải chỉ là người làm phép lạ có nhiều quyền uy, mà chính Ngài là con Thiên Chúa hằng sống, hành đông của ngưòi cho kẻ chết sống lại chỉ là khúc nhạc giáo đầu cho những gì xảy ra khi “Nước Thiên Chúa “ đến. Chính Thiên Chúa quyền năng, qua bàn tay của Chúa Kitô trong hành động uy quyền hiện tại, đã viếng thăm dân Ngài,chính Thiên Chúa đã lên ngôi cai trị muôn đời giũa dân của Ngài, rồi đay sẽ không còn cái chết với cảnh tử biệt sinh ly! Sẽ không còn nữa cảnh mẹ khóc con trên đường đến nghĩa trang, chẳng còn cảnh chồng khóc vợ, cha mẹ khóc than con cái, người thân thương phải nếm cảnh vĩnh biệt thiên thu với những ngườimình yêu thương. Chết chóc và tang tóc sẽ không còn! Thiên Chúa sẽ lau khô suối lệ của trần gian. Những áng mây đên tối sẽ không còn bay lang thang trên bầu trời ảm đạm của một nhân loại khổ sầu nữa!

 

Thiên Chúa Sẽ Lau Khô Suối Lệ Trần Gian

Cảm nghiệm được cái viễn cảnh một ngày mai tươi sáng trong bàn tay của Thiên Chúa, nhà toán học, kiêm triết gia có tên Alfred North Whitehead, một nơi nào đó, đã định nghĩa Thiên Chúa bằng mấy chữ tuyệt vời đày ý nghĩa sâu xa sau đây, ông viết” Thượng Đế của vũ trụ là một bàn tay chăm sóc diệu huyền, không để bất cứ một vật gì trong vũ trụ phải hư mất đi”.

Câu nói thật ngắn gọn, nhưng vô cùng sâu xa tuyệt diệu về thực tại ThiênChúa yêu thương săn sóc các tạo vật do chính bàn tay Ngài sáng tạo. Khi ta có người thân yêu qua đời, ta cứ nghĩ rằng, họ chết, bị chôn vùi nơi nghĩa trang, dưới lòng sđất lạnh, với năm tháng sẽ tàn phai, trở vcề với cát buị hư vô, họ ra đi một lần là thiên thu biền biệt, là mãi mãi nghìn năm không còn trở lại, họ ra đi một mất mát vô cùng lớn lao. họ ra đi là biến dạng mãi mãi bên kia chân trời là nnghìn trùng xa các. Trời đất từ nay xa cách mãi, nghìn năm mờ ảo ánh trăng soi! Chúng ta lầm. Họ không biến mất đâu được trong vũ trụ của Thiên Chúa, chính Ngài săn sóc mọi tạo vật do tay Ngài sáng tạo. Người thân yêu của ta không mất, họ tồn tại trong sự viên mãn của Thiên-Chúa quyền uy, vì” bàn tay săn sóc huyền diệu của Ngài, khiến không gì có thể hư mắt được”. Trong cõi viên mãn vô cùng, trong chốn đời đời tuyệt diệu đó, chẳng có chi biến mất trước con mắt của Ngài được. Nơi cuộc đời trần gian ngắn ngủi hữu hạn nầy, chúng ta khóc lóc than vản vì họ ra đi, nhưng khi cuộc sống vien mãn đến, khi “nước Trời” đến, khi cơ cấu thế gian hư hỏng tàn lụo, khi cơ cấu “Nước Chúa “ hiển trị,, sẽ không còn lý do để người ta phải khóc than sầu muộn! Mọi sự mọi vật sẽ sở tại an toàn! và sẽ muôn đời an toàn trong sự hiện diện của chính Đấng đã tạo dựng nên chúng! Vạn sự vạn vật sẽ hân hoan reo vui trong Ngài , Đấng săn sóc tài tình, không bao giờ để bất cứ thực tại nào, dẫu nhỏ bé hèn mọn đến đâu, cũng được Ngài để ý chăm sóc chu đáo, với Ngài không có gì mất mát, tàn lụi trong hư vô...

Câu chuyện sau đây chứng tỏ đều chúng ta vừa khẳng định, nhăn câu định nghĩa của triết gia Whitehead về Thiên Chúa.

Tại quận lỵ Sông Mao, tỉnh B́nh Thuận, có chú Lung-Khòm. Người dân thi xã gọi chú Lùng-khòm để khỏi mang tiếng kỳ thị sắc tộc Nùng, mà bởi chú qúa thiếu thước tấc. Trông chú, ta có cảm tưởng chú là một chú lùn trong chuyện Nàng tiên Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn. Không ai biết chú Lùn mà kiên cả cái lưng còng cho nên người ta xem mặt đặt tên cho là chú Lùng-Khòm. Không ai biết chú từ đâu đến, chỉ biết chú là gốc người Nùng. Thị xã Sông Mao là nơi người Nùng định cư. Họ từ Bắc vào Nam năm 1954, cùng với đồng bào Bắc Việt..Chú không bà con thân thích, không bạn bè ..không ai chấp nhận chú. Ngay cả nhăn dân tự vệ cũng chê cả chú luôn. Cú Lùng-khòm sống bằng nghề làm thuê quốc mướn, vì có sức khỏe trời ban, chú không bao giờ đau ốm bệnh tật, chú khỏe như một con trâu cày. Một năm mười hai tháng, trên vai chú luôn vác quốc hay cái ŕu bửa củi. Người dân thị xă thích thuê chú Lùng-Khòm làm việc , vì chú làm việc rất chăm chỉ siêng năng. Chú không bao giờ mặc cả tiền công, ai cho bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Chú lại có tính thật thà, không bao giờ ăn cắp của ai, dù là một cái kẹo trong tiệm tạp hóa. Có thì chú mua ăn, không thì nằm chèo queo bên xó phòng hội quán. Đó là nhà của chú. Các người lính gác vui vì có chú ở với nhất là ban đêm..Vào những năm 1970, 1973, chiến cuộc ngày càng gây cấn, quận lỵ Sông Mao ăn pháo kích từng đêm, chết chóc càng rùng rợn hơn vào mùa mưa! Người trong quận gia tăng đào hầm trú ẩn pháo kích, chú Lùng kỳ nầy kiếm được nhiều tiền vì ngày nào chú củng được thuê đào hầm có khi trên cả chục cái hầm cá nhân. Chú có chút tiền là ra ngân hàng nông thôn để bỏ vào quỹ tiết kiệm, ai có hỏi chú chỉ cười trừ. Có vợ chồng trung sĩ có đạo Chúa, thấy Lùng bơ vơ thì thương, nhất là chú hay bị toán lính từ các đơn vị xa về hành quân ghé quận lỵ. Chúng đập đánh ức hiếp chú Lùng, bắt chú đưa tiền uống rượu. Nhiều lần giặc pháo kích tới tấp suốt đêm, trong lúc mọi người xuống hầm trú ẩn, chỉ có chú Lùng lang thang trên vỉa hè ngoài phố quận một mình, vì chú không còn nơi nào trú ẩn ngoài hội quán..Một đêm trời mưa tầm tả, chú Lùng được kêu đi vác hàng cho một thương gia trong quận. Chú có ít tiền bỏ túi , chú ghé tiệm mua bánh mì, tình cờ bị một nhóm lính say rượu chận lại, chúng xét trong túi chú Lùng có tiền, bèn đánh đập lấy hết tiền. Một tên đòi chú đưa thêm, chú phân bua không còn nữa, tên lính caầm súng chỉa vào đầu chú đe dọa bắn, nếu không đưa hết tiền cho nó. Rồi trong lúc giằng co, phát súng nổ vào đầu chú Lùng! Người trong hàng quán kêu la, inh ỏi. Sau cùng vợ chồng trung sĩ đến kêu xe ambulance đưa chú và trạm cấp cứu. Vài tiếng sau chú Lùng trút hơi thở cuối trong tay ông trung sĩ đỡ đầu!

Theo lời xin của người Nùng địa phương, xác chú được đưa đến nhà quàn của người Nùng, để cầu nguyệm theo phong tục của họ. Có đám đông người Nùng đến cầu nguyện cho chú Lùng, đa số là nhữngngười chú đã giúp việc cho. Mở đầu nghi lễ của người Nùng, có vị cao niên coi việc ma chay lên có đôi lời cho người xấu số: “Thưa quí vị và bà con đồng hương Nùng, tôi không có cái vinh dự được quen biết chú Lùng khi chú còn sống, chưa được chú đến làm công cho, nhưng bà con lối xóm nói chú là người tốt, tôi tin chắc chú là người tốt, v́ chú không thân bằng quyến thuộc, không bè bạn láng giềng, vì chú chẳng có những thứ đó như đa số chúng ta ở đây. Chú là người tốt, mọi ngưòi biết thế. Chú bị thiệt thòi khi còn sống, bây giờ chú chết, tôi tin chú vẫn là người tốt. Mà đã là người tốt, tôi tin Ông Trời kia phải có mắt mà thưởng chú Lùng. Bây giờ là lúc mà Ông Trời chứng tỏ ổng là Ông Trời, nhất là đối với những kẻ thua thiệt trong cuộc sống trần gian.” Ông lão hết lời, mọi người võ tay gật đàu tán đồng ý. Riêng vợ chồng ông trung sĩ thì làm dấu thập giá Amen!

 

Nước Mắt Và Hạnh Phúc

Đến đây chắc chúng ta nên thử nhìn việc khóc thương sầu muộn dưới lăng kính tình yêu và tự do!

Đáng lý, khi nói về hạnh phúc, Chúa phải nói đến vui mầng sung sướng, đằng nầy Chúa lại đề cập đến khóc than sầu muộn? Như thế có nghĩa gì? Tai sao sầu muộn khổ đau lại được cho là có phước? Nếu thật sự khóc lóc sầu muộn là phúc đức, thì phúc đức ở đâu?

Thường tình, chúng ta nghĩ sung sướng, vui mầng và sầu khổ than khóc đối nghịch nhau, cảm nghiệm cái nầy loại bỏ cái kia, cả hai không thể cảm nghiệm cùng một lúc, sướng-khổ không thể có dồng thời! Lý luận ra là thế đó! Nhưng thực tế trong cuộc đời không luôn luôn xảy ra theo như luận lý! Thực tế mà nói: sung sướng và sầu muộn khổ đau xảy ra cho ta cùng một tần số. Chúng ta cảm nghiệm chúng bằng cơ quan cảm gíac của ta. Nếu ta tìm cách đóng chặt ngọ môn của cảm xúc hạnh phúc, sung sướng để triệt tiêu cảm giác sầu muộn khổ đau, chúng ta tiêu diệt luôn cảm xúc về sung sướng hạnh phúc.

Thần thoại Hy-Lạp có ghi câu chuyện một ngươi đàn bà kia tìm đến Sông Stys để qua đ̣ tìm về miền đát của những người quá cố. Bấy giờ Chron, vị thần chèo đò đưa người qua sông ân cần trao cho người đàn bà một bầu nước trong mát lấy trong sông, rồi dặn dò một cách thận trọng bà rằng: “nếu bà uống nước của giòng sông nầy, bà sẽ quên hết cuộc đời của bà bên kia sông”. Mắt người thiếu phụ sáng lên, bà ta hỏi tiếp vị thần nhân ái, “thưa Ngài vậy tôi có quên tất cả những khổ cực của đời tôi chăng”. Vị thần trả lời, bà quên hết cã đau buồn, đồng thời , bà cũng quên mọi niềm vui sướng mà bà đã hưởng trong dời của mình! Suy nghĩ chốc lát, bà ta hỏi tiếp, còn những thất bại cay chua của tôi thì sao,tôi có quên đưọc chúng không..? Vị thần trả lời, có chứ, bà quên hết, và quên tất cả những thành công mỹ mãn, những thành quả tốt đẹp mà bà đã gặt hái suốt cuộc đời!

Còn nữa, vị thần nói tiếp:,” bà cũng quên tất cả mọi cuộc chiến thắng vẻ vang, những gì bà cho là kỷ niệm đẹp cuộc đời của bà cũng quên sạch, chẳng còn gì ở lại trong tâm trí cuả bà”! Người đàn bà suy nghĩ một hồi lâu về khả thể quên đi những vui buồn của đời mình...cuối cùng bà ta trả bầu nước quên lại cho ông lái đò và nói rằng bà thà giữ lại nhửng kỷ niệm buồn, kèm theo những kỷ niệm vui, còn hơn là để mất hết cả hai!

Ngụ ý câu chuyện thần thoại trên có ý dạy ta rằng thì khả năng cảm nghiệm vui mầng hạnh phúc, cũng là cảm quan đưa ta đến cảm nghiệm sầu muộn! Chúng ta không thể tách riêng niềm vui hay nổi buồn khỏi đời mình, bởi vì vui buồn sướng khỏ như những sợi tơ dệt nên tấm thảm của cuộc đời! Không thể hiểu được đời người, nếu không qua những biến cố buồn vui, sướng khổ! Một khi con người không còn khả năng gìn vàng giữ ngọc những kỷ niệm buồn vui, khi không c̣n có khả năng hồi tưởng những phút giây của hạnh phúc và nước mắt trong đời mình, con người bị coi như người không bình thường, hay nói trắng ra, họ trở thành người điên, hoặc là kẻ say, vì người say không còn nhớ, và người điên không biết buồn!

Trên bình diện triết lý, cuộc nhân sinh của chúng ta được thêu dệt, được kết nạp bằng những cặp mâu thuẩn tương đối, những cặp đối ngẫu tương đối nầy làm thành giòng sống của chúng ta. Vì sống trên đời là gì nếu không phải là cảm nghiệm những nổi buồn-vui, sướng-khổ, những thành công-những thất bại. Những sướng-khổ, vui-buồn, những nước mắt và hạnh phúc luôn luôn song trùng đi theo nhau, không thể rời nhau. Cái nầy làm cho cái kia được sáng tỏ, cái kia là điều kiện của cái nầy! Chẳng hạn đã có vinh, thì cũng có nhục đi kèm theo, đã có chia ly, thì có đoàn tụ, có sáng, chắc phải có tối, có cao thì phải có thấp, có đên thì phải có trắng. Những cặp sáng/tối, đên/ trắng, vinh/nhục, thiện/ác, vui/buồn, sướng/khổ luôn hổ tương cho nhau, luôn đi theo nhau, làm nền cho nhau. Ta không hiểu cái nầy, nếu thiếu vắng cái kia! Trong yêu thương, có mầm mống của ghen ghét, trong hòa bình, có ngấm ngầm ngòi nổ của chiến tranh, trong sự tử tế lịch duyệt, đã có mầm của âm mưu bội phản, trong tình bạn, đã len lén sự bội phản thù hận, trong sự sòng phẳng, có ngòi của dối gian..Ta có thể kể mãi không cùng những cặp tương đối ngẩu, tương phản theo nhau, bám víu kấy nhau chúng làm nên những kỷ niệm của đời người...Kỷ niệm con người có vui lẫn buồn, cũng như một ngày đẹp đẽ rực rỡ có bóng giáng hoàng hôn buồn! Triết lý sâu xa của những cặp song trùng tương đối đó được Lão-Tử bàn đến trong sách triết Đạo Đức Kinh:

“ Hoạ hề phúc chi sở ỷ!
Phúc hề họa chi sở phục!”

( Họa là chốn dựa nương của phúc,
Phúc là nơi ẩn náu của họa! )

Vậy vấn đề phúc họa không có chi là tuyệt đối, chúng là hai mặt của một thực tại, phúc đó rồi họa đó, tùy cái nhìn của ta, phúc họa, họa phúc thay đổi đắp điếm trong đời ta như con nườc chảy liên tiếp trong giòng sông, họa phúc, sướng khổ, vui buốn nước mắt hay hạnh phúc, như nước trong và nước đục pha lẫn lộn trong cùng một giòng sông, có hai thể tách biệt nước đục nước trong cùng một giòng sông chăng? Có một chân lý về nhân sinh trong câu tuyên dương của Chúa:” “Phúc cho ai biết khóc thương”! Để có htể cảm nghiệm niềm vui cuộc đời, chúng ta cần rộng mở trái tim và vòng tay ôm trọn những gì có thể gây thương tíc nơi trái tim và làm ta sầu muộn! Cuộc đời con người trên thế gian là thế đó! Ai bảo ta chỉ khóc khi buồn hay chỉ cười lù]úc vui? Thiếu chi những giây phúc trong đời, khi qúa vui thì ta lại khóc, còn những khi quá buồn thì ta cũng cười:” Khi vui tjhì khóc, buồn tênh lại cười”.

Biết bao cuộc đòan tụ trong đó người ta mầng vui qúa , ôm nhau khóc nức nở, khóc nghẹn ngào! Những dịp lễ cưới cô dâu chẳng khóc thút thít đó sao. Những cuộc thi hoa hậu, người trúng giải, khi được trao vương niệm, mầng qúa, vui qúa, cảm động qúa đã khóc nức lên thành tiếng, làm cho khán gĩa cũng nghẹn ngào vui sướng! Nghe ra thật nghịch lý, nhưng đó là thực tế cuộc đời, trong đó con người cảm nghiệm vui buồn sướng khổ, vinh nhục, nước mắt và hạnh phúc theo nhau đến với ta cùng một rần số của cảm xúc! Hạnh phúc hay đau khổ, sung sướng hay phiền muộn thuộc về nhau, những cặp đối ngẫu song trùng tương đối ấy không thể tách lìa nhau! Khốn một nỗi, người đời cố tình xa lánh khổ đau sầu muộn, mãi chạy đuổi bắt cho bằng được hạnh phúc sướng vui! Càng xua đổi sầu muộn, sầu muộn bắm sát bên lòng, hạnh phúc sướng vui cố tình ôm ấp, thì nó tung cánh cao bay, chẳng khác gì hình đuổi bắt bóng. Càng đuổi bắt, nó càng chạy xa. Càng chạy xa, người ta càng đuổi bắt hình với bóng! Cái vòng lẩn quẩn vô cùng!

 

Vui Sướng Khổ Đau Qua Lăng Kính T́nh Yêu

Nếu ta nhớ lại Thánh sử Gioan định nghĩa Chúa là tình yêu: “Deus Caritas Est”( Jn 4,7-8) thì vấn đề khổ sầu/ hạnh phúc may ra bắt đàu sáng tỏ ý nghĩa. T́nh Yêu như ta thấy, hành động trong bối cảnh của tự-do! T́nh yêu thuyết phục hơn là cưỡng ép! T́nh yêu mời gọi hơn là truyền khiến! Mà nếu Thiên Chúa qủa thực là T́nh Yêu, nếu Ngài ban cho con cái Ngài có quyền khẳng định hay khước từ, thì Thiên Chúa phải để cho trái tim yêu thương của Ngài cái khả thể bị tổn thương, Ngài chắc phải lựa chọn một sự liều lĩnh, có thể bị con cái Ngài khước từ chính Ngài! Nghe ra gỉa tưởng không thực, nhưng cái trò yêu thương là như thế đó! Yêu là khả năng chấp nhận cho người mình yêu khước từ mình, là nói chữ “không” với mình, có nghĩa là không đáp ứng tình yêu của mình dâng hiến cho họ. Khi yêu thật, ta chấp nhận luôn tình phụ, như một khả thể của người mình yêu! Không một ai trên trần gian nầy, kể cả Thiên Chúa nữa, có thể biết được niềm vui của sự ưng thuận mà lại không để cho mình được khả năng có cái cảm xúc khi bị khước từ!

Chúng ta chưa quên một ca khúc “Người Yêu Búp Bê” của phong trào nhạc Rock and Roll, bài ca nổi tiếng một thời, được giới trẻ khắp nơi trên thế giới ưa thích, thích vì tính cách ngây ngô của câu chuyện anh chàng bị người tình địch đánh cắp mất người yêu. Khi mất người yêu, anh chàng trở nên thù hận cuộc đời, xa tránh con người, xa tránh cuộc đời, xa tránh những cô gái khác trên đời. Anh chàng ra chợ mua về con Búp Bê đắt tiền, con Búp Bê nầy biết nói có một câu duy nhất mà thôi, là “I LOVE YOU” (Anh Yêu anh). Chàng trai từ ngày có Búp Bê đắt tiền đó, không hề lo lắng bị tình địch nữa. Hằng ngày, trước khi đi đâu, anh chàng lên giây sẳn, rồi khi anh đi đâu về, vừa mở cửa, từ trong nghe con Búp Bê giấy nói lên tiếng I LOVE YOU! Anh chàng vui mầng vì tưởng mình tránh được cái cảnh bị vỡ trái tim khi người ta ăn cắp người mình yêu! Nhưng cũng từ đó , anh chàng bắt đầu trở nên bắt bình thường, chẳng còn biết yêu thương nữa là gì..Anh đã mất trí, trí khôn của con người bìng thường. Cái giá anh trả còn đắt gấp bội lần bị người ta ăn cắp người yêu..Anh chàng lang thang đầu đường xó chợ, văng vẳng bên tai tiếng của người yêu búp bê:”I LOVE YOU”!

Thiên Chúa cũng có thể hành sự như thế. Ngài có thể tạo ra nhân loại như những con Búp Bê bằng giấy thay vì tạo nên những con người thật như chúng ta, và như thế, thì sự dữ, sầu muộn đau khổ và các thứ rắc rối khác tên đời có thể tránh xa, sẽ không còn khổ đau nữa, sẽ không còn tội lỗi nữa..Tất cà những con búp bê giấy trng thế giới chỉ biết suốt ngày đọc câu Amen! Gloria ! Nghe mãi chắc Thiên Chúa cũng sầu thối ruột đi mất! Như thế là Thiên Chúa tiếc nhớ một đều cao quí nhất mà Ngài có thể làm đó là giá trị của con người trong hai chữ tự do, chính vì có tự do, mà giá trị con người trở thành quí báu! Nhân loại không thể có niềm vui và nổi hân hoan đích thực, nếu không nhìn nhận khả thể của khổ đau sầu muộn!

Mặt khác, chúng ta không nên quên rằng khổ đau sầu muộn là vị thầy đáng quí trọng trên đường đời! Nhiều khi đau khổ là con đường duynhất dạy ta về cuộc đời có hiệu năng nhất mà ta khó tìm được một nơi nào khác. Ngạn ngữ Pháp có câu:

”Con người là kẻ học nghề,
Mà thầy là nổi ê chề đớn đau,
Không ai tự hiểu mình đâu!
Nếu không qua khỏi nhịp cầu truân chiên.”

Giống như cái đau nhức nhối khi cuộc mổ xẻ được thực hiện. Nhưng cảm giác đau nhói đó là bước đầu của một tiến trình chữa lành bệnh, đem lại cho sức khỏe khả quan trong tương lai! Có những nổi đau cần có để đem đến niềm vui phơi phới. Chẳng hạn nổi đớn đau khi ta khóc thương vì tội lỗi, vì những vết nhơ ta tạo nên trong qúc khứ, sự đau xót thành tâm thống hối, đưa ta đến niềm vui được nếm sự ngọt ngào của tình Chúa thứ tha. Nỗi đớn đau khi ta khóc thương chia sẽ với nỗi đau khổ của tha nhân, làm cho ta biết thông cảm hơn với họ và hoàn cảnh của họ. Những lúc như thế, chúng ta thấy vui, không những giúp được cho người trong cơn khốn khổ u buồn, mà còn cho ta học thêm được những đều bổ ích cho ta mai sau khi đến phiên mình! Nhờ biết cảm thông thương xót đồng loại, ta có thể quên đi cơn hấp hối của chính mình, bằng cách cho nó biến tan trong cơn hấp hối của tha nhân, như thế khổ sầu của ta, biến thànhniềm uỉ an cho tha nhân, và tha nhân giúp ta thăng tiến trưởng thành trong tình nhân loại! Một câu hỏi thên chốt được đặt ra cho “Phúc-Thật “ thứ hai nầy là chúng ta muốn cảm nghiệm cuộc đời như thế nào?

Nếu chỉ vì sợ nỗi khổ đau và sầu muộn mà ta tránh xa cuộc đời bao nhiêu, thì chúng ta cảm nghiệm niềm vui cuộc đời kém đi hơn! Nếu ta cởi mở trái tim ra với Thiên Chúa và tha nhân rộng rãi hơn bao nhiêu, thì ta có cơ hợi được ân thưởng trọng đại hơn bao nhiêu!

Chiến đấu không cam go,
Thành công không hiển hách.

. “À vaincre sans peril
On triomphe sans gloire” (Le Cid)

Vui sướng khổ đau trong t́nh yêu của kiếp nhân sinh được nh́n như một tiến tŕnh biện chứng (dialectical process) nguy hiểm, nhưng cũng là lối duy nhất dẫn đưa tới bến bờ hạnh phúc, khi con người biết ôm ấp đón nhận chứ không khước từ!

 

  REV. NGUYỄN QUỐC HẢI, PH.D.

 


Xem các bài viết khác trong Rev. Nguyễn Quốc Hải, Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.