NHỮNG VỊ SỨ GIẢ H̉A B̀NH THỜI ĐẠI

VietNam

 

 

 

 

 

 

Chúa Kitô, Nền Tảng Bình An Của Nhân Loại

Căn bản của niềm an-bình chân thật dựa trên lời khẳng quyết của Chúa mà thánh sử Gioan đả ghi lại nơi chương thứ mười bốn(14) của Phuc-Âm ngài.Trong bữa tiệc ly, trước ngày chịu nạn, Chúa khuyến dụ , an ủi các tống đồ đừng lo sơ một hãy vững tin vào Thiên Chúa vá vào lời của Ngài, bỏi vì ngài để lạicho các ngài món qùa châu báu đó là sự an bình thần thánh mà thế gian không thế mua sắm được, Ngài phán:

" Thầy để lại bình an cho các con
Ta ban bình an riêng của Thầy cho các con;
một thứ an bình mà thế gian không thể tặng được;
Đó là qùa của Thầy cho các con;
Đừng xao xuyeến trong tâm hồn, đừng hoảng sợ "
(Jn 14:27)

Một trong những yếu tố quan trọng về lời khẳng định của Chúa là sự kiện lời hứa ban bình-an dưới bóng thập gía: ngày hôm sau bữa tiệc ly, Ngài sẽ ra đi đón nhận cuộc thương khó vô cùng đau thương, Ngài ý thức rõ ràng như thế! Đối với Ngài, sự an bình không có nghĩa là vắng bóng của thử thách, giằng co phấn đấu! Bởi vì giờ phút tiệc ly là thời điểm Ngài phải đối diện với cuộc chiến đấu dữ dằn nhất của cuộc đời dương thế! Chính trong giờ phút giao chiến ấy, Ngài vẩn duy trì được "bình -an" nội tại của tâm hồn, một thứ sở hữu riêng tư Ngài, trong giờ phút biệt ly, Ngài trao ban cho các môn đệ như món quà qúi gía làm bieểu chứng tình yêu cao cả của Ngài cho bằng hữu!

Ai trong chúng ta, những người tin là mình được Chúa kêu gọi làm nghĩa tử và môn đệ của Chúa, lại không muốn tạo cho bản thân được món qùa quí báu do Con Thiên Chúa trao ban? Ai trong chúng ta mà không ước muốn là mình có khả thể đối diện cuộc đời với tất cả sự sự tín thắc trầm lặng của Chúa Kitô?

Ai trong ta mà không ước mong mình sẽ được gọi là Vị Sứ Gỉa Hòa Bình? Những người mang đến cho tha nhân sự thuận hòa, an b́nh?

Nhưng muốn được gọi là người mang lại bình an cho tha nhân, tiên vàn, ta phải có sự bình an ngay trong tâm hồn của mình!

Trở nên sứ gỉa hòa bình, hay mang lại sự thuận hoà cho tha nhân ta phải làm ǵ, đi đâu, phải dùng cách thế nào?

Hữu thể có lý trí đều mong muốn sống một cuộc đời với ý nghĩa tốt đẹp, đầy đủ xứng đáng với phẩm gía và định mệnh cao của mình, Kinh Thánh gọi đó là sống trong an-bình! Nhưng ta phải đi đâu? Phải làm gì để có được cảm nghiệm cuộc sống an bình ấy?

Không ai dám phủ nhận nguồn mạch an-bình của cuộc sống Đức kitô chính là kết qủa của niềm tin tôn giáo của Ngài: Ngài luôn tin vào Thiên Chùa của TìnhThương, Đấng Sáng Tạo mọi sự, mọi vật và yêu thương tất cả những gì Ngài đã tạo thành! Với niềm tin của Đức Kitô, Thiên Chúa của Ngài không phải là môt thứ thần linh vô ngã xa cách con người và thế giới, trái lại, là Người Cha Yêu Thương, luôn luôn hiện diện, và hoàn toàn quan tâm đến mọi chi tiết của cuộc nhân sinh trên thế giới nầy! Nếu Thiên Chúa, Cha Ngài, nuôi nấng, săn sóc cho chim trời cá biển, mặc cho bông hoa đồng nội những áo mầu lộng lẫy diễm tuyệt, thì Ngài còn để ý chăm lo cho con cái trần gian nhiều hơn biết mấy, Ngài yêu thương con người như người cha chăm lo cho con nhỏ và để ý đén những chi tiết về cuộc đời của mỗi sinh linh! Cha trên trời quan tâm đếm những sợi tóc trên đầu ta, và những tâm tư sâu kín của ta! Ngài vẩn ưu ái mến thương những kẻ đã gây nên tội ác của thập gía và sẵn lòng thứ tha cho những ai đã nhúngt ay vào việc đổ máu vô tội của Con Một Ngài! Đó là niềm tin-yêu của Chúa Kitô, niềm tin yêu đã xây dựng sự bình an thâm sâu trong trái tim Ngài!

Cũng một niềm tin-yêu ấy Ngài trao ban cho chúng ta, những người được kêu gọi để thừa hưởng sự an bình: gia bảo qúi báu mà Con Thiên Chúa trao tặng !

Cũng một niềm tin ấy, bạn và tôi đang thừa hưởng hôm nay và ngay trong giờ phút hiện tại, sự an b́nh linh thánh ngay giữa ḷng một thế giới nhiều giao động và biến loạn nầy!

 

Khi Niềm Tin Chao Đảo Đong Đưa

Chúng ta cũng tin vào Thiên Chúa, và cũng tin vào tình yêu của Ngài! Nhưng, dường như ta chỉ tin theo lý thuyết và thấy khó khi phải áp dụng niềm tin ấy vào trong cộc sống đời thường có buồn thảm nhiều hơn vui mầng, có hận thù nhiều hơn yêu thương và bóng tối dày đặv hơn ánh sáng! Chúng ta cảm thấy khó tin khi phải đối diện với thực tế phủ phàng của cuộc đời đầy nham hiểm ác độc, cuộc đời nhiều ngụy tạo và đê hèn, đầy dẫy cạm bảy, nhiều mặt na, nhiều dối gian, nhiều lừa đảo! Chúng ta khó mà tin vào thực tế chua cay của cuôc đời! Nhiều khi chúng ta thấy nghi ngờ không biết Thiên Chúa có hiện hữu, có lưu tâm đến những khổ sầu cay đắng của ta, nhiều khi ta do dự không biết Thiên Chúa còn đáng cho ta tín thác nữa chăng? Có nhiều khi ta thấy hình như Thiên Chúa vắng bóng trong cuộc đời, hình như Ngài đã bỏ loài người, đã đi xa không còn quan tâm đến thế gian khốn cùng nầy nữa! Nhiều khi chúng ta có cảm giác là Thiên Chúa đã xa bỏ chúng ta, đã quên đi chúng ta, và bởi vì ta sợ Ngài xa vắng, cho nên ta khó kêu cầu danh Ngài, khó đoan chắc được Ngài còn nhớ lại tiếng nói hèn mọn tội lỗi của ta! Ta sợ chẵng còn gì nữa cho Ngài lưu ý, chẳng còn chi để Ngài còn nhớ đến! Có nhiều khi ta thấy hình như ngài đang nổi giận, đang báo oán chúng ta, và chúng ta sẽ sợ thêm nữa là Ngài đã không còn để nghe ta kêu van khẩn n guyện!

Niềm tin của ta như lau sậy đong đưa trước cơn gió, tình yêu ta cũng nguội dần như băng gía mùa đông! Và như thế, sự an bình cũng đi vào cơn hấp hối võ vàng mà thôi!

Tâm trạng đó, chúng ta đọc thấy trong bài thơ " Chiều Vắng Chúa ", diễn tả nổi niềm trống văng cô liêu của một linh mục trẻ, khi chiều về, thấy lòng mình vắng bóng Chúa:

" Chúa thấy chăng, linh hồn con thổn thức!
Chúa nghe chăng? tim quằn quại đau thương!
Và Chúa ơi! trên thiên lý dặm trường!
Con đã khóc! khi chiều về quan tái!

Chúa nghe không, nhịp tim sầu ái ngại!
Cung điệu buồn dza ziết giữa lòng đêm
Vắng lửa tin yêu, xa tiếng Chúa dịu hiền!
Trời tăm tối trăng sao đều chết lịm!

Chúa ở đâu? cho hồn con tìm kiếm?
Và thánh tay xiết chặt lấy thân con!
Chúa hôn đi! trao dịu ngọt tâm hồn
Tin-yêu sáng! Tình thơ tuôn vời vợi!

Tịch-liêu ơi! gối mỏi mòn chờ đợi!
Mà "Bạn-Lòng" còn biền biệt trời xanh!
Thơ kinh mong manh, sương khói tan tành!
Con sợ lắm, Chúa ơi! Chiều vắng Chúa"!

Hải-Hồ

Một người chưa có niềm tin tuyệt đôi vào Thiên Chúa, cuộc đời sẽ đong đưa chao đảo: khi cuộc sống an vui, khi mọi sự xảy ra xuôi xắn tốt đẹp, trái tim người ấy mầng vui an bình! nhưng khi sự việc bắt đầu trật đường rầy, thế là cảm giác tốt đẹp về cuộc sống không còn, tâm hồn sẽ lấp đầy bối rối lo âu! Để được vững vàng sống mãi trong niềm sự an bình vững chắc của Chúa kitô, ta phải bắt chước Ngài có một niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa yêu thương, Đấng tác tạo mọi sự và yêu thương những gì ngài đã tác thành! Ngài là vị Thiên Chúa duy nhất đáng cho ta muôn đời tín thác! Ngài không bao giờ bỏ xa ta, và cũng khôngbao giờ để ta phải tuyệt vọng! Có được niềm tin như thế, ta sẽ vững vàng trong cuộc đời, chính niềm tin tuyệt đối ào Thiên Chúa yêu thương sẽ làm cho ta vững tâm tiến bước trên đường đời, dẫu cho đường đời muôn nghìn gian khổ và tranh đấu cam go, lòng ta vẫn không nao núng, vì bên ta có Chúa toàn năng diù dắt! Một khi ta dấn thân hành tŕnh cuộc sống qua niềm tin, khi đó, niềm tin trở thành một thực tại, khi đó,và chỉ có khi đó thôi, chúng ta được chuẩn bị để phụng sự cho hoà-bình! Sứ giả hoà bình, hay người mang an bình cho tha nhân là người có niềm xác tín mãnh liệt rằng Thiên Chúa không có kẻ thù Ngài muốn tiêu diệt, nhưng Ngài chỉ có những đứa con ngỗ nghịch hoang đàng Ngài muốn cứu chuộc mà thôi! Đó là lý do tại sao sứ gỉa hoà bình được gọi là con của Thiên Chúa! Trong nổ lực tìm lại và khuất phục tha nhân cho Thiên Chúa, họ sẽ ở trong tiến trình trở nên giống như Cha trên trời, Đấng yêu thương hết mọi loài, làm cho mặt trời mọc soi chiếu khắpnơi, củng như làm mưa xuống tưới mát trên kẻ dữ cũng như người lành!

 

Ba Bước Đầu Trong Tiến Trình Ḥa B́nh

Việc mang lại an-bình cho tha nhân được mô tả như một cuộc hành trình vạn lý, nhưng có ba bước quan trọng cần được khởi đầu:

 

1- Tránh Ngộ Nhận

Những chia rẽ trầm trọng, những xâu xé, tranh dành, cãi vả, những bất mãn, hận thù thường được châm ngòi bởi sự ngộ-nhận! Những cuộc chiến lớn, nhỏ, trên bình diện quốc tế, hay trong bình diện phe nhóm bè phái, thường có khởi nguyên qua sự hiểm lầm lẫn nhau. Và sự hiểu lầm thương thường đến qua ba ngọ môn: lời nói, hành động và thái độ! Lời nói, hành vi, và thái độ là cách thế con người cảm thông với người khác và sống ở trên đời với người khác! Nhưng chúng cũng có thể trở thành những thứ khí giới làm cho con người xa lánh nhau, ghen ghét, hận thù và chém giết lẫn nhau! Lời nói còn sắc bén hơn lưỡi gươm, hành vi tai ác hơn cả súng đạn và thaí độ còn tàn phá hơn bom! làm tan hoang cộng đồng và xã hội con người! Người đi kiến tạo ḥa bình ý thức rõ ràng những thứ đó là những nhân tố quan trọng của cuộc nhân sinh! Vì thế, để khởi đầu cho công cuộc vãn hồi ḥa b́nh, việc ưu tiên người sứ gĩa phải làm là tránh dùng những ngôn từ, những hành vi và thái độ làm cho con người xa nhau, trái lại, thận trọng dùng ngôn ngữ, hành vi và thái độ có tính cách xây dựng đem con người lại gần nhau, gần sự thông cảm, chia sẽ, hoà hợp và mến thương nhau! Người sứ gĩa hoà bình dùng ngôn ngữ, hành vi và thái độ của mình như chiếc cầu hội ngộ cho đôi ben hiểu biết, chấp nhận nhau, và sẵn sàng mở vòng tay huynh đệ cho nhau!

 

2- Không Bao Giờ "Dĩ Oán Báo Oán

Con người có huynh hưóng trả thù! Khi bị ai làm ta tổn thương! Việc thứ nhất ta ưa làm đó là tìm cách trả thù! Trả thù để khỏi người khinh ta là ngu muội đần độn, cũng có khi ta trả đũa, trả thù cho "đã nư"! Nhưng khi ta trả thù, thế nào việc trả thù đó có ảnh hưởng trên người khác! Cái ṿng lẫn quẩn thù hận ấy qua lại không ngừng, cho đến khi một trong hai có đủ can đảm bẻ gãy vòng hận thù đó! Bẻ gãy vòng lẩn quản thù hận, tức là không lấy oán trả oán, không lấy sự dữ trả đũa cho sự dữ, không lấy"mắt đền mắt" "răng đền răng" như trong luật cũ của dân Do-Thái!

 

3- Nhưng Luôn Luôn "Dĩ Đức Báo Oán

Cách thức cao cả nhất của sự giao hòa giữa người với người là: hkông những chỉ rán nhẫn nhục, chịu đựng sư dữ mà thôi, mà còn lấy đều tốt đáp lại sự dữ! Điều mà cổ nhân ta cũng dạy:"dĩ đức báo oán" tức là lấy đều nhân nghĩa để đáp trả lại điều xấu người khác gây cho ta! Ta không lấy máu trả nợ máu, không lấy chiến tranh đáp lại chiến tranh, không lấy giết chóc trả thù sự giết chóc! Nhưng là lấy tình thương xóa bỏ hận thù! Đem tha thứ đến thay thù hận! Như Chúa Kitô xưa khi bị treo tren thập tự gía: Ngài không những gắng sức chịu đựng sự thương khó hết lòng hết sức, mà c̣n cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những ai đã ra tay hay âm mưu vao việc treo Ngài trên thập gía! Chính vì thế, ngày nay Thập Gía Chúa Kitô đứng sừng sững hiên ngang, không phải là dấu vết của một sự xỉ nhục tàn bạo, mà là biểu tượng cho sự giao hòa tha thứ của Thiên Chúa cho gian trần tội lỗi! Như Cchúa Kitô đã chiến thắng tội lỗi, sự tàn bạo và sự dữ bằng tình thương và sự tha thứ bao dung của Thiên Chúa thế nào, người đi kiến tạo hòa bình cũng phải bước theo con đường duy nhất "lấy ân phước đáp lời sự dữ", lấy đều tốt lành đáp lại sự xấu xa", lấy yêu thương thay cho hờn oán, lấy chân lý soi sáng cõi tối tăm! Đem niềm vui đến chốn khổ sầu! Đó là ý nghĩa và sứ mệnh của người kiến tạo hoà bình!

 

Ư Nghĩa Hai Chữ Ḥa Bình

Như trên đã nói, trong “Tám-Mối Phúc-Thật", có một số đề cao thái độ nội tâm của những ai muốn là môn đệ Chúa! một số "Mối-Phúc" khác bày tỏ con đường người kitô hữu phải có trong mối liên hệ vói tha nhân. Phúc Thật thứ bảy nầy thuộc loại nầy, tức là con đường ta phải đi, nếu ta muốn đem Chúa đến cho tha nhân!

Muốn tìm biết ai là người sứ gỉa ḥa bình, trước tiên ta cần thấu hiể ý nghỉa của hai chữ an bình!

An bình là từ ngữ khó mà định nghĩa, vì đó là một trạng thái nội tại của tâm linh!

Nói khác đi, đó là một sự tâm-hướng vững chắc về Thiên Chúa, sự tâm hướng nầy rất vững bền, không hề lay chuyển ngay cả trong xao xuyến, lung lay của thử thách!

Đó là sứ điệp trọng đại của Chúa Kitô trao ban cho các môn đệ trong đêm tiệc ly, trước ngày chịu nạn!Sau khi đa ban chính mìh cho những người ngài mến yêu trong bí tích Thánh Thể, Chúa mở đầu lời huấn dụ bằng những lời như sau:

" Các con đừng để cho tâm hồn xao xuyến bồi hồi " .(Jn 14:1)!

Dẫu biết rằng những ngày tháng sắp tới sẽ đầy dẫy những thử thách đau thương, với bao nỗi lo sợ hãi hùng, nhưng Chúa vẫn thúc bách các Tông-Đồ hãy vững tin vào Thiên Chúa và tín thác vào danh Ngài! Chính niềm tin vững vàng nầy là nền tảng của sự an-bình nội tại!

Đoạn sau trong bài huấn dụ, Chúa giải thích lý do tại sao họ không nên lo buồn và sợ hãi, bởi vì Ngài sẽ trao cho họ món qùa đặc biệt phù trợ họ trên cuộc hành trình mang tin mầng cho nhân loại, Ngài phán:

" Bình an là món qùa Thầy để lại cho các con, Thầy đem thứ bình an riêng của Thầy tặng cho các con, một thứ bình an mà thế gian không thể tặng được". Rồi Người lặp lại:" Đừng âu-lo hoảng sợ, Đừng xao xuyến tâm hồn " ( Jn14:27).

Khi đã có một đức Tin vững mạnh rồi, chúng ta có thể chấp nhận món qùa an-bình

Chúa Kitô sẵn sàng trao tặng!

Chúa cũng báo động cho các môn đệ của ngài đừng lầm lẫn giữa sự an-bình của Ngài với bình-an của thế gian!Ngài phán bảo họ: an-bình của Ngài khác hẳn thứ an-bình của trần thế. Sự an-bình của thế gian căn cứ vào cảm nghiệm trên bình diện cá nhân: người đời có được cảm giác tốt đẹp yên hàn là khi mọi sự việc của đời sống xem ra xuôi chảy, ổn thỏa, không có chi trục trặc! Tên gọi cho cảm giác đó là sự hài lòng, thỏa mãn do ngọai cảnh mang lại! Sự hài lòng, thỏa mãn nầy khác nhau trời biển với sự an-bình đích thực của Chúa Kitô ban! An-bình của Chúa có ngay trong thử thách đau thương, ngay cả khi mọi việc không êm xuôi tốt đẹp như lòng ta mong ước, nói cách khác, an-bình của Ngài không tùy thuộc vào những hoàn cảnh bên ngoài!

May mắn hay rủi-ro, thành công hay thất bại, giàu có hay khó nghèo, sung sướng hay khổ đau, cao sang hay thấp kém, hiển hách hay bần hàn, vinh danh hay tủi nhục: đối với người có an-bình của Chúa Kitô, sẽ không hề nao núng! Thiếu vắng sự an bình nội tại của cá nhân, gia đình, cọng đoàn hay quốc gia dân tộc và thế giới không thể tìm thấy được bình an! Chúa không nói" Phúc cho người bình an" nhưng Ngài long trọng tuyên dương:" Phúc thay người mang lại an-bình cho tha nhân", tức là người mang đến cho người khác sự thuận hòa, người xây dựng, kiến tạo an bình cho người khác, cho gia đình nhân loại. Một người có được sự an bình, và chỉ để vui hưởng riêng cho mình mà thôi, chưa có gì gọi là công nghiệp để đáng được ân thưởng! Nhưng khi đem hết nổ lực cá nhân để làm cho người chung quanh, cho nhân quần xã hội cũng có cơ hội an hưởng an bình như chính mình đang an hưởng: đó mới thật là một thử thách, một việc làm vĩ đại đáng ca ngợi! Vì thế Chúa tuyên dương:

" Phúc thay người kiến tạo an bình "( Mat 5:8)!

Người kiến tạo ḥa-bình, phải bắt đầu sự an-bình nơi lòng mình trước! Dẫu rằng an-bình là tặng phẩm của Thiên Chú, nhưng con người phải gắng công gắng sức để tạo cho mình món qùa đó: nổ lực chúng ta liên quan đến mọi việc ta có thể làm để chuẩn bị tâm hồn mình đón nhận món qùa Thiên Chúa ban tặng cho! Bước thứ nhất để trở thành ngườ sứ giả hoà-bình là giao hòa với Thiên Chúa. Khi viết thư cho giáo đoàn Colosê, Thánh Phaolô trích dẫn bài Thánh ca của giáo hội sơ khởi ca ngợi Chúa Kitô là thủ lãnh tối cao, đồng thời là Đấng Trung Gian, sự sung mãn của Thiên Chúa, qua Đức Kitô, bao trùm tất cả. Thiên Chúa cho phép tất cả tạo vật được giao hòa với Ngài, qua sự trung gin của Chúa Kitô, là thủ lãnh của tất cả tạo vật:

" Bởi vì Thiên Chúa muốn lấy sự sung mãn của mình tràn trề nơi người, và qua Người, vì Người, đã hoà giải cả vạn vật, đã ban lại bình-an nhờ bửu huyết đổ ra nơi thập gía của Người, cho mọi vật dù ở dưới đất hay ở trên trời!" (Col 1:19-20)

Chính nhờ Chúa Kitô và qua Chúa Kitô mà chúng ta được ơn giao hòa với thiên Chúa, đồng thời có khả thể lãnh nhận được qùa tặng an-bình của Ngài!

Qùa tặng an-bình Chúa ban cho ta một cách nhưng không, với một điều kiện duy nhất: đó là ta phải vững vàng trong niềm tin vào Thiên Chúa, Thánh Phaolô viết tiếp:

" ...Với điều kiện là anh em phải bền chí đứng vững trên nền t8ng kiên cố của đức tin, không dám sao nhãng mối hy vọng đã đưọc Tin Mầng mang lại, Tin mầng đã được rao giảng cho thiên hạ khắp nơi, và tôi đây, Phaolô, được tự nhận là người phục vụ của Tin mầng ấy " (Col 1:23).

Khi kết hợp nổ lực chúng ta với hành động của Thiên Chúa, chúng ta thâm tín là Thiên Chúa muốn chúng ta cảm nghiệm được sự an-bình mà Ngài dâng hién cho ta. Một khi cảm nghiệm được mình đang sống hòa hoãn với Thiên Chúa, đang ngụp lặn trong suối ngườn bình-an của Ngài, chúng ta khởi sự sống thực cuộc sống an bình, mang trong linh hồn sự an bình của thiên Chúa, lúc bấy giờ, chúng ta trở thành người kiến tạo an-bình, người mang thuận hoà đến cho nhân thế! Đối diện, giải quyết xung khắc, là bước đầu của việc kiến tạo an-bình!

Hai chữ an-bình mang nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là vắng bóng sự xung khắc, bất bình rắc-rối, khủng hoảng vv..Tuy vậy chúng vẫn phải nhìn nhận sự thật nầy: tìm cách giải tỏa những hoàn cảnh xung khắc, thường được coi như bước đầu tiên trên con đường của bình-an thật sự! Phần tử cùng một gia đình nhìn nhau như người xa lạ, người cùng một cộng đoàn, một tập thể, một nguồn gốc nhìn nhau bằng cặp mắt lạnh lùng thù nghịch, ác cảm giữa những người cùng chung một sở làm, giữa những người bạn đồng nghiệp vv..tất cả những hoàn cảnh oái oăm như thế trở nên những thách đố thử lửa người mang chí kiến tạo ḥa bình!

 

Làm Sứ giả Ḥa Bình, Một Công Trình Gian Khổ

Trước hết, trở thành người mang ḥa bình cho tha nhân, chúng ta phải có gan liều bị người đời khước từ! Cần có thật nhiều can đảm và khiêm tốn để hòa giải với người đã từng làm hại mình! Nhưng còn đòi hỏi nhiều sức chịu đựng, khi ta phải mang đến cuộc đời của những người vốn có ác cảm, thù nghịch đới với gia đình hoặc những người láng giềng của họ! Gặp những trường hợp khó xử như thế, ta thường có thái độ e ngại không muốn dấn thân, không muốn "ách giữa đàng, quàng và cổ"! Thái độ "sống chết mặc ai" là cơn cám dỗ cho ngững ai dễ bị nản chí!

 

Sứ Giả Ḥa Bình, Cần Thành Thật Và Khôn Khéo

Việc mang lại an-bình cho tâm hồn người, không thuộc phạm vi chính trị hay hay lợi ích cá nhân, đòi hỏi ta sự khôn khéo và nhất là sự thành thực! Tuyệt đối không dùng sự cưỡng ép hoặc lèo lái xui khiến người mặc dầu ta muốn mang lại cho họ sự an bình thực sự. Nguyên tác luân lý kitô giáo không cho phép ta lấy mục đích để biện minh cho phương tiện. khi ta cố tình dùng bạo lực để ép buộc người khác, hoặc dùng xảo thuật để lèo lái, giật giây, lừa đảo người khác là đều trái phép. Sự an bình đích thực phải đến qua sự thay đổi bên trong nội tâm, qua thái độ, qua đối thoại thành thực!

Người sứ gỉa ḥa bình làm sao để xóa bỏ được sự cừu địch âm ỉ trong lòng của tha nhân! Làm sao dẹp được thaí độ lạnh lùng, sự hờ hửng xa cách, và nhất là làm sao tạo được nhịp cầu thông cảm để các đương sự liên hệ có thể nghĩ tốt về nhau và có thể trao đổi, liên hệ, đối thoại với nhau. Làm sao phá bỏ được nhũng bức tương ngăn cách, những bức tường ngô-nhận, thiên kiến về nhau, để họ có thể nhìn nhau thiện cảm, có thể tin tưởng vào nhau và có thẻ lắng nghe nguyện vọng của nhau!

Bằng mọt thứ ngôn ngữ biểu tượng, tiên tri Isaia đã cho ta thấy hình ảnh tuyệt vời của an-bình như sau:

" Bấy giờ sói ở với chiên, beo nằm bên cạnh dê con,
Bê với sư tử con nẩy béo một chuồng,
và một bé con dẫn chúng đi chăn,
Bò cái, gấu cái làm thân,
con chúng nằm chung một chỗ,
sư tử cũng như bò, sẽ ăn cỏ,
bé con còn bú, giỡn bên hang hổ lửa,
trẻ con mang sữa thọc tay vào hang măng xà.
chúng sẽ không làm dữ gây oán trên khắp núi thánh của ta
vì xứ đầy dẫy sự hiểu biết Yahvê
" ( Is 11: 6-9 ).

Những giòng miêu tả trên của tiên tri vẽ lên trong trí tưởng của ta cảnh huống toàn thể tạo vật dưới trời chung sống an-bình trong một bầu khí hòa hợp yêu thương, không cắn giết lẫn nhau, lòng chúng ta ước mơ cho ngày thanh bình đó đến với nhân loại

Nhưng chúng ta nên nhớ, cảnh thanh bình, hoà hợp nầy không phải là kết của của lòng mơ ước suông, cũng không phải là hậu qủa của những lời cầu nguyện sốt sắng, hoặc của chay tịnh hãm mình. Bởi vì qua miệng lưỡi của tiên tri isaia, Thiên Chúa phán bảo dân Israel:

" Nào đâu có thế, thứ chay kiêng ta mến chuộng,
cái ngày người ta hãm mình phạt xác?
và lăn mình trên bao bố buị tro?
Nào có phải thế đâu, chay kiêng người a ban bố,
ngày đáng được Yahvê chấp nhận?
chay kiêng ta mến chuộg, há không phải thế nầy sao:
, mỏ trói các ôn, bật tung thùng ách,
thả tự do cho người bị hành hạ; đập tan mọi thứ gông cùm?
Há lại không phải bẻ bánh với người đói, dẫn trọ nhà, kẻ vô gia cư?
thấy ai mình trần, ngươi cho áo che thân.
ngươi sẽ không tránh né một người cùng là cốt nhục của ngươi.
bấy giờ ánh sáng của ngươi tung toé như rạng đông,
da non thương tích ngươi sẽ mau híp lại
phúc đức của ngươi sẽ cầm đầu đi trước,
và binh bọc hậu là vinh quang Đức Yahvê!
bấy giờ ngươi khẩn cầu và Yahvê sẽ đáp lại,
ngươi kêu cứu và Ngài sẽ phán : "Ta đây"
Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi cùm ách, việc trỏ tay và lời rủa độc
"!
( Is 58:5-9)

 

Làm Sứ Giả Ḥa Bình, Cầu Nguyện Suông Chưa Đủ

Muốn là người mang lại ḥa bình cho tha nhân, chỉ có lời cầu nguyện suong thôi chưa đủ, nhưng lời cầu nguyện cần kèm theo với sự dấn thân làm việc để vãn hồi công lý, đồng thời cần phải nhìn nhận rằng an b́nh không phải là kết qủa viẹc ta cố gắng, nhưng là món qùa do Chúa trao ban. kh chúng ta ra cống gắng sức dấn thân và đấu tranh cho công lý, tức là ta tự chuẩn bị lòng mình và tha nhân sẵn sàng đón nhận qùa tặng do lòng quảng đại của Chúa! Vậy có điều kiện tiên quyết đặt ra cho những ai muốn trở nên sứ gỉa hòa-bình, là phải ước muốn dấn thân vãn hồi công lý!

Một đàng chúng ta phải có thiện chí nhìn nhận cơ cấu bất công, bất nhân hiện hữu trong xã hội, đồng thời tìm phương ra con đường bất bạo động để thay đổi cơ cấu bất công bất nhân đó, mà không gây bạo động, thù hận và hỗn loạn.

Nói tóm lại, muốn sống thực "Mối Phúc Thật" nầy, chúng ta cần nổ lực tổ chức đời sống để đối diện với lời thách đó của "Mối Phúc Thứ Tư":

" Phúc cho những ai đói khát sự công chính, vì họ sẽ được thỏa mãn"( Mat 5: 6 )

Trong cuộc hành trình truyền giáo, Thánh Phaolô và môn đệ Ngài là Timôtêô đã đặt chân lên đất Hy-Lạp, và đã làm cho nhiều người trở lại tại miền Philippi và Thesalônica! Kết qủa của cuộc truyền giáo đó gây cho các ngài nhiều phỉ báng và bắt bớ, khiến các ngài phải bỏ đi nơi khác. Sau nầy, Timmôtêô tường trình về tình trạng giáo dân tại Thessalonica, Phaolô đã viết thư khuyên nhủ giáo đoàn nầy, ban cho họ những lời huấn dụ cụ thể giúp họ gìn giữ sự an bình trong cọng đoàn với nhau, Thánh Phaaolô khuyên họ như sau:

" Hỡi anh em, tôi kêu gọi anh em, hãy có lòng kính nể những người đang hoạt động gữa anh em, và có quyền trên anh em trong Thiên Chúa chúng ta. Hãy hết sức quí trọng và yêu mến họ, vì những công tác họ đang thi hành vì anh em. Anh em hãy sống thuận hoà với nhau. Và hỡi anh em,đây là những việc chúng tôi xin anh em thi hành: hãy cảnh cáo những người lười biếng, khuyến khích những kẻ rụt rè e sợ, chăm lo cho những ai bệnh tật ốm đau, và cố gắng nhẫn nại với hết mọi người. Hãy ngăn chặn đừng để ai thù oán nhau. sống với nhau trong cùng một cọng đoàn, anh em hết thảy mọi người hãy tìm cái hay, đều tốt nhất mà làm cho nhau " ( 1Th 5:12-15 ).

Lời khuyên nhủ của Phaolô cho giáo đoàn Thessalonia xưa, nay vẫn còn gía trị đáng cho chúng ta suy gẫm nhiều hơn. Bởi chưng trong giáo hội, cũng như trong xã hội ngày nay, chúng ta cần cổ võ sự kính nể, quí trọng hơn trong môi trường gia đình, cũng như nơi công xưởng, chúng ta cần cổ võ để mỗi người biết săn sóc, lo lắng giúp đỡ lẫn nhau hơn, như thế an-bình có cơ hội triển nở tốt đẹp hơn, thực tế và bền vững hơn và có gía trị thực tiễn hơn là những lời kêu gọi suông, những lời tuyên truyền có tính cách khoa trương đại ngôn và mỵ dân! Làm sao chấm dứt được tình trạng bới móc những cái nhỏ nhoi đê tiện, cách cư xử có tính cách ngạo mãn, khêu giận chọc tức giữa những người phải chung sống và làm việc chung với nhau trong cùng môi sinh thieéu công bình bác ái, kết qủa của thực trạng bê bối trên thưòng sinh ra sự hận thù ghanh ghét, và như thế làm mất sự an bình của mọi người

 

Thiện Chí, Tài Nghệ Và Huấn Luyện

Để mang lại ḥa b́nh trong những nơi có xung khắc, gây hấn, người sứ gỉa hoà bình không những chỉ có thiện chí thôi không đủ, mà cần có thêm những tài nghệ thích hợp, và cần phải đựợc huấn luyện chu đáo về những kỷ thuận đặc biệt về tâm lý và ngoại giao, đặc biệt tài nghệ và kỷ thuật biết đương đầu với những tình trạng căng thẳng, làm sao biết hạ bớt những cơn giận dữ, nhất là cơn giận dữ của quần chúng, của đám đông, làm sao biết dung hòa, biết lý gỉai, biện luận, biết điều hợp quyền lợi của đôi bên, nhưng không lảm tổn thương đến gía trị của công lý và nhất là không được hy sinh quyền lợi của những nạn nhân của bất công! Ngoai ra sứ gỉa hoà bình phải biết làm sao dung hòa được những khác biệt của đôi bên, biết dàn xếp để hai phe đối nghịch có thể đối diện và đi đến đối thọai, biết đánh tan đực nhựng mặc cảm tự ti hay tự tôn của đôi phe liên hệ, đồng thời biết làm tiêu tán được những mố lo sợ bị phản bội thất ước, thất hứa của đôi bên, không để cho đôi bên có mặc cảm thắng hauy thua! Đây là những tài nghệ và huấn luyẹn cần hoà giải những hiềm khích giữa các cá nhân, và các đoàn thể hoăc giữa các cọng đoàn!

Trên một trình độ cao hơn và trên một bình diện rộng lớn hơn, phức tạp hơn, những tài năng và huấn luyện trên cũng có thể được áp dụng trong công cuộc vãn hồi hoà bình giữa các dân tộc, các quốc gia, các lục địa, các vùng văn hóa của thế giới!

Có một lầm lạc quan trọng là bấy nay, khi phải giải quyết những xung khắc, những bất ổn, những trục trặc tren bình diện quốc tế, vì qúa nhằm vào công ích của tập thể, của quốc gia dân tộc, người ta nhiều khi đã cố tình quyên đi, hay không đề cập tới trách nhiệm của cá nhân đối với nền hoà bình của thến giới! Ta không thể nói đến tập thể hay nhân danh cho tập thể, dù lớn lao đến đâu, ngay cả nhân danh cho nhân loại và cho con người nói chung, mà quên đi cá nhân con ngươi bằng xương bằng thịt đang sống và đang là nạn nhân của các thứ bất công và bất nhân! Chủ thuyết cọng sản quốc tế, nhân danh con ngươi lý tưởng(ideal man), con người của xã hội đại đồng, đã quyên đi cá nhân con người sống thực(real human being) trong xã hội hôm nay! Họ đã nhân danh xã hội chủ nghĩa, xã hội đại đồng, để bắt bớ và giết hại hằng triệu con người bằng xương bằng thịt! Ngoài Thượng Đế, luân thường đạo lý, không còn gì cao hơn gía trị và phẩm giá con người! Không thể nhân danh bất cứ chủ nghĩa nào để liều thân con nguời! Cá nhân con người không thể bị hy sinh làm vật tế thần cho bất cứ một tứ chủ nghĩa hoặc gía trị nào! Nói tóm lại, trong nổ lực vãn hồi nền hòa bình và an ninh trong thế giới, luôn luôn phải đề cập đến quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân con người, nghĩa là ta không thể điều đình hay thương thuyết trên bình diện quốc tế nào đó mà dám quên hoặc không đề cập đến trách nhiệm của cá nhân đối với sự sống còn của con người và sự tồn vong hưng thịnh của thế giới!

Trong thế giới văn minh kỷ thuật tiến bộ hôm nay, chiến tranh hạch tâm có thể tiêu hủy thế giới, đưa thế giới trở về tro bụi do chính kỷ thuật tân kỳ tinh xảo, điều khẩn thiết hôm nay là tất cả mọi người có quyền đóng góp vào vieệc xây dựng hòa bình của thế giới! Không thể đặt sinh mạng của cả nhân loại trong tay của những chuyên viên chiến tranh, những người chỉ biết nghĩ đến hai chữ " thắng-bại", và nững con số tính ra bằng tiền Dollars mầu xanh! Con người hôm nay không thể sống dững dưng trước sự đe dọa trầm trọng về nguy hiểm của võ khí nguyên tử !

Người tin vào Thiên Chúa nguyện cầu cho ngưng kẻ có trách nhiệm quyết định về nền hòa bình thế giới, nhưng đồng thời, mọi ngườ phải tận lực làm được chút gì trong trách nhiệm và khả năng của mình, ngõ hầu góp phần vào việc xây dựng ḥa b́nh chung trong thế giới! Nói tóm lại, cầu nguyện suôg chưa đủ, cần góp công sức của mọi người trong lãnh vực và phạm vi môi trường của mình để đóng góp vào việc kiến tạo ḥa b́nh chung cho toàn thể nhân loại! Làm sứ gỉa hòa bình là tie61ng mời gọi của Thiên Chúa cho tất cả mọi người sinh ra trên thế giới. Lời mờ gọi của Chúa Cứu-Thế vẫn còn vang vọng hôm nay:

" Phúc cho những ai mang lại sự thuận hoà , an bình cho nhân loại, vì họ sẽ được gọi là con của Thien Chúa  ( Mat 5: 9)

 

NHỮNG VỊ SỨ GỈA H̉A B̀NH THỜI ĐẠI

Trong ngôn ngữ Hy-Lạp, có chữ "Eirenopoios" dùng để gọi "Sứ gỉa hòa-bình", và nơi đây là lần đầu tiên chữ đặc biệt nầy xuất hiện trong Kinh Thánh! Trong danh sách những người sau đây, ai là người ta cho là xứng hợp để gọi là" sứ gỉa hòa-bình": chiến sĩ, bác sĩ, luật-sư, thầy giáo, người điều hành máy điện thọai, trọng tài, chuyên viên điều đình về lao động, kinh tế gia, người làm cố-vấn, nông bgia, các nghệ sĩ?

Nếu câu trả lời là các chiến sĩ, luật sư, trọng tài, chuyên viên điều đình về lao động, các cố vấn...thì câu trả lời coi như thuộc truyền thống, vì xưa nay ai cũng nghĩ là như thế! Vì qủa thữc những người nầy làm thứ nghề có liên quan đến các khủng hoảng, bàn cải và phải vất vả mới tìm được giải quyết thỏa đáng! Những câu trả lời như thế có tính cách tiêu cực nếu ta so với ý niệm đúng đằn về sứ gỉa hòa-bình. Kinh Thánh quan niệm về sứ gỉa hoa-bình dưới một nhãn quan khác tích cực sáng sủa hơn!

Chữ" Shalom" (hoà-bình, an lành) trong tiếng Hi-Bá có mộ ý nghĩa rộng hơn là sự vắng bóng của xung khắc, hỗn loạn, tranh chấp, Shalom trái lại, bao hàm ý nghĩa: ơn huệ, tràn đầy, trọn vẹn, dư dật, vui mầng cùng một lúc! Người Do-Thái hiểu chữ Shalom trong khung cảnh gia đình hạnh phúc, an lành của một người chồng cùng với vợ con đầm ấm, yên hàn sinh sống trên mảnh đất do mình sở hữu, vui vẻ hòa nhã với láng giềng, cùng với đàn vật, mảnh vườn, cây vả sum sây hoa trái, với đàn dê, đàn chiên lừa mơn mởn, có giếng nước đầy ấp không bao giờ khô cạn thiếu nước,đồng thời sống trong mối liên hệ tốt đẹp đạo hạnh với Đức Yahvê Thiên Chúa! Tóm lại, Shalom là hình ảnh tuyệt vời, là mẫu sống lý tưởng hạnh phúc, hoà hợp cuả người Do-Thái: trên thì hiếu kính Thiên Chúa, dưới thì ăn ở hoà thuận với người láng giềng, trong nhá thì có vợ conquây quần bên mình, trong cuộc sống đầy đủ các thức cần cho cuộc sống, bên cạnh gia đình sum hợp là đàn vật đông đảo, có đất đai đồng ruộng nuôi đàn súc vật, ngoài ra như dấu chỉ của sự hoà hợp với thiên nhiên, có cây vả ngoài vườn sai trái như sự chúc lành của trời cao!Nghĩa là con người sống sung túc, sống hạnh phúc, sống hòa hợp với trời đất thiên địa, với người chung quanh và với loài vật. Đó là hình ảnh của một thế giới hòa bình đối với tâm tưởng của người dan Do-Thái, trong thế giới tuy nhỏ bé hạn hẹp nhưng đầy đủ và toàn vẹn nầy, có sự kết hợp của những yếu tố đất, nước, không khí, thức ăn nuôi sống con người và tất cả những gì cần thiết cho cuộc nhân sinh để con người có thể hoàn thành sứ mệnh của mình trên trần gian, những gì mà Thượng Đế Sáng Tạo đã tiền định! Tác gỉa Johanes Pedersen, trong cuốn sách nổi tiếng đề cập về đời sống và văn hóa của dân tộc Israel nói rằng: với người Do-Thái, hai chữ hòa bình không thể hiểu thấu đáo ngoai bối cảnh cọng đoàn và gia đình, khi trong cọng đoàn có sự hoà hợp, khi mà toàn thể cọng đoàn được thấm nhuần bởi ý nghĩa của phước lành Thiên Chúa ban xuống, khi ấy có hòa bình đich thực! Ông viết những giòng thâm thuý như sau:

Ư nghĩa căn bản của cọng đoàn là "toàn thể tính"của nó, đièu đó có nghĩa là: không bị cản ngăn, tước đoạt, tự do tuôn chảy từ tâm hồn ra, nhưng điều đó đồng nghiã với một cọng đoàn hoà hợp, tâm hồn con người thể trải rộng ra, nối kết với các tâm hồn khác! Có toàn thể trong cọng đoàn khi nào cọng đoàn ấy hòa hợp, và khi phước lành của Thiên Chúa tuôn tràn vô bờ bến giữa các phần tử của cọng đoàn, mỗi người cho và hoặc nhận nơi cọng đoàn tùy theo khả năng của mình! "(London, Oxford University Press, 1959, vol.I, pp.263-264).

Thực ra, bác sĩ, thầy giáo, chuyên viên điện thoại, chuyên viên về môi sinh, nông phu và nghệ sĩ cũng là những nhân tố quan trọng trong tiến trình kiến tạo an-bình bởi vì nhữg người nầy thường hoạt động nhiều hơn là binh sĩ, luật sư, và các chuyên gia thương lượng điều đình mang lại an bình và hòa hợp cho cọng đoàn. Họ là những người có công dâng hiến cho đồng loại được cái nhìn về cuộc sốngvà việc phục vụ tha nhân cần thiết để có thể hiểu được ý nghĩa tính cách toàn thể và tàn vẹn của cuộc sống, và như thế, họ cho chúng ta hiểu được chiều sâu và sự toàn vẹn của ý niệm của hai chữ hoà bình bao hàm trong một chữ mang nhiều ý nghĩa " Shalom"!

Trong sách Levvi, cuốn về Torah, có một đoạn tuyệt đẹp mô tả thứ hoà bình trọn vẹn mà Thiên Chúa muốn cho dân của Ngài, đoạn văn viết như sau:

"Nếu các ngươi bước theo các giới lệnh của ta, và tuân giữ các lệnh truyền của ta,

Ta sẽ ban mưa gió đến phải thời, và đất sẽ sản xuất hoa màu, và cây ngoài đồng bói quả, đạp lúa tiếp liền với nho, hái nho tiếp liền với gieo mạ, các ngươi sẽ có bánh ăn no, và được an cư trong xứ sở các ngươi!

Ta sẽ ban bình an trong xứ, các ngươi ngủ nghĩ không ngời dọa nạt. Ta sẽ làm ác thú biến khỏi xứ, và gươm giáo ẽ không xuyên vào xứ sở các ngươi! Các ngươi sẽ đuổi quân thù, và chúng sẽ nhào trước mặt các ngươi vì gươm đâm! Các ngươi trăm người sẽ đuổi đư3ợc trăm địch, và một trăm, các ngươi sẽ đuổi được một vạn, và địch thù sẽ nhào trước mặt các ngươi vì gươm đâm. Ta sẽ quay lại với các ngươi và cho các ngươi sinh sôi nẩy nở, Ta sẽ duy trì giao ước của ta với các ngươi. Các ngươi sẽ có ăn, lúa củ vẫn còn và sẽ đổ lúa củ ra dành chỗ cho lúa mới.Ta sẽ đặt nhà Tạm của Ta giữa các ngươi, và hồn ta sẽ không chán ghét các ngươi. Ta sẽ đi lại giữa các ngươi, .Ta sẽ là Thiên Ch6a của các ngươi, và các ngươi sẽ là dân của Ta. Ta là Yahvê, Thiên Chúa của các ngươi, Đấng đã giẫn các ngươi ra khỏi Ai-Cập, để các ngươi khỏi làm nô lệ cho chúng. Ta đã bẻ gãy đòn ách của các ngươi, và cho các ngươi được bước đi hiên ngang". (Lev.26.3-13)

Tác gỉa của đoạn Kinh Thánh trên đây tuy có nhấn mạnh đến yếu tố chiến tranh, nhưng không phải là những tai ương thực sự ccủa chiến tranh đã xảy đến, nghĩa là không phải nói đến cảnh gương giáo vũ khí giết n gười ghê tởm, nhưng có ý nhấn mạnh đến niêềm vui của một tình trạng an ninh, trong đó người dân Chúa có khả năng chống lại quân xâm lăng một cách thoải mái dễ dàngmà những dân tộc xưa không hề biết đến! Đây qủa thực là hình ảnh của một sự hòa hợp toàn hảo, cuộc sống tràn đầy ơn phúc, và một tình trạng đầy đủ vẹn toàn! Những ai trong qúa khứ bị bắt làm nô lệ, thì giờ đây được sống trong tự do, không nhỡng được tự do mà thôi, nhưng còn được ban tặng một cuộc sống sung túc giàu có trong một đất nước có đủ mọi sự cần thiết cho cuộc sống, mùa màng thu hoặch thật là dư dật, lúa gạo dư thừa mùa nầy đến mùa khác, không còn phải chịu đói kém túng thiếu như xưa nữa. Nơi đây ngườ dân biết đến hạnh phúc an hòa trong cọng đồng, không những chỉ có gia đình, dòng họ, bộ lạc mà thôi, mà còn bao gồm cả Đức Yahvê Thiên Chúa, sống giữa họ, quan tâm, săn sóc đến những nhu cầu của cuộc sống họ nữa!Đây qủa là viễn ảnh cao qúi của Shalom, nền hòa bình đích thực mà ngườ Do-Thái không luôn luôn ấp ủ trong tâm hồn họ! Vì thế hai chữ hoà-bình nơi đây, không có nghĩa là sự vắng bóng của tranh chấp, của chiến tranh, xung khắc, nhưng có nghĩa là sức mạnh, sự toàn vẹn từ vật chất tâm linh, nói chung sự tốt lành, yên ổn thịnh vượng, sự giàu có sung túc, niềm vui chan hòa! Nhưng, một cách thế nào đó, hình ảnh đẹp đẽ và giấc mơ tuyệt vời kia không bao giờ trở thành thực tại, mà "Nước Chúa" chưa bao giờ đến, bởi dân chúa đă phạm tội, họ đã vi phạm các giới răn của Ngài, họ đã lỗi những lời giao ước với Yahvê, và đã lảng quên Đức Yahvê là Đáng Thần Linh của họ!

Đó cũng là lý do tại sao, sau nầy tiên tri Isaia đã đồng hoà Đấng Thiên sai là”Cố vấn Tuyệt Vời, là Chúa Toàn năng, là Cha Muôn Thủa, là Ông Hoàng của Thái-Bình"( Is 9:6).

Khi Ngài đến, Ngài sẽ làm cho lời hứa ngày xưa trở nên trọm vẹn, bởi lòng dạ cứng cỏi của dân Do-Thái xưa đã ngăn cản:"Nước Chúa” đến từ bao thế kỷ trước!

 

Ư Nghĩa Ḥa B́nh Trong Tân-Ước

Các Thánh Sử chép Phúc-Âm đã mau nhận ra được sư liên hệ giữa sự kiện Chúa Kitô đến trong thế gian và các lời hứa ngày xưa với dân Isrtael! Khi ông Zacharia, cha của Gioan Tẩy-Gỉa, lòng tràn ngập Chúa Thánh Thần, được phép nói tiên tri, ông đã tiên đoán là Hài Nhi do Đức Mẹ Maria sinh hạ " sẽ là ánh sáng soi cho những người ngồi trong bóng tối, bước đi dưới bóng của sự chết, được dẫn tới đi trong con đường của hòa bình"(Kule 1:79). Và các Thiên Thần từ trời xuống báo tin cho các mục tử mà rằng:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời!
An-bình dưới thế cho người Chúa yêu"! (Luke 2: 14)

Ư nghĩa của hai chữ bình an càng bày tỏ rõ ý nghĩa nếu ta tìm đọc lại những lần hai chữ ấy được chính Chúa Kitô xử dụng: chẳnghạn khi người đàn bà tội lỗi xức dầu thơm và lấy nước mắt rửa chân ngài tại nhà của một ngườ biệt phái, Chúa đã bênh vực bà, chống lại những thì thầm chê trách của chủ nhà, Chúa nói với người đàn bà:

Đức tin của con đã chữa con, hãy ra về bình-an "(Luke 7: 50)

Lần khác có người đàn bà bị bệnh băng huyết, mà theo tụv lệ Do-Thái, phải ở trong nhà cho đến khi khô ráo mới đưoc ra ngoài tiép xúc quần chúng, thé mà bà ta can đảm nghĩ bụng nếu mình được chạm đến vạt áo của Ngài chắc bệnh sẽ hết. Bà ta đến và đã đụng đến áo của Ngài.Chúa phán bảo bà ta:

Hởi con, đức tin của con đă chữa con lành, hãy ra về bình an "(Luke 8:48)!

Chúa Kitô dùng chữa an-bình như lời chúc tốt đẹp nhất Ngài trao tặng cho ngườ có lòng tin vào Ngài. Nhưng trong bữa tiệc ly, trước khi Ngài gĩa từ các môn đệ, Ngài nói với các ông:

"Bình-an Thầy để lại cho các con, bình-an của Thầy như món qùa tặng Thầy trao ban cho các con, thứ bình an nầy không phải là bình an mà thế gian có thể trao tặng được" (Jn 114:27)

Và lời cuối cùng sau một bài huấn dụ dài, Ngài nói với họ:

" Thầy tiết lộ cho các con mọi chuyện, để các con tìm thấy bình-an nơi Thầy. Giữa thế gian, các con sẽ gặp hoạn nạn, nhưng cứ vững tâm, vì Thầy đã toàn thắng thế gian"( Jn 16:33)

Và lời đầu tiên Ngài với các môn đệ sau khi sống lại, được lặp đi lặp lại đến ba lần, trong khoảng cách không đầy tám ngày, cũng là lời chào bình-an:

“Bình an cho các con" (Jn 20: 19-26).

Những lời" Bình an cho các con"(Shalom Aleichem) dĩ nhiên là lời chào hỏi theo phong tục của ngườ Do-Thái, nhưng đối với các tín hữu kitô giáo đầu tiên, cho những lời ấy mang ý nghĩa đặc biệt vì chính Chúa Kitô nói những lời đó, Ngài là Đấng mang lại sự an bình, đồng thời là Đấng Canh Giữ lề luật của Thiên Chúa, Chính Ngài thì thầm lời an-bình cho thế nhân và ngài còn tiếp tục nói lời bình an vĩnh của Nước Trời cho đến muôn đời!

Trong cuộc đời tạm trên dương thế nầy, không phải hết mọi người đều có thể cảm nghiệm được sự an-bình của Thiên Chúa! Trái lại, nhiều người sẽ phải sống qua những ngày đảo điên của xáo trộn, xung khắc, bất ổn, chiến tranh, thác loạn, rúng động sập đổ, tranh chấp, giằng co như lời Chúa phán:

Các người đừng nghĩ là ta đến mang bình-an đến cho thế gian, trái lại, không phải an-bình nhưng là gươm giáo" (Matt 10:34; Luke 12:49-53)!

Chúa thấy, khi thực thể"Nước Trời” xuất hiện, thế gian sẽ chia rẽ trong nội bộ, ngay đến trong từng gia đình nhỏ bé: cha mẹ thù nghịch với con cái, và con cái chống đối lại cha mẹ, anh em trong một nhà trở nên cừu địch ghanh ghét đánh phá lẫn nhau! Chúa nhìn thấy sự cừu địch chia phân nầy như một phân bộ của sự xung khắc xáo trộn của toàn thể vũ hoàn phải xẩy ra trước thời hoàng kim của "Nước-Trời" hiển trị!

Khi tuyên dương phúc đức cho những sứ gỉa hoà bình, Chúa nghĩ tới những kẻ có nhãn quan về nước bình-an của Thiên Chúa, những kẻ sống thực sự chân lý "Nước-Trời" hoặc hành động cho "Nước Chúa" được hiển trị trên trần thế! Những người đó có thể là những chuyên viên về môi sinh, các thầy giáo, nhà văn, các cọng sự viên tông đồ, những nông dân, các nhân việc làm việc xã hội, những người dấn thân trong ngành lập pháp, bác sĩ, y tá, các nhà truyền giáo, các vị thừa sai, các nhà khảo cứu chuyên nghiệp vv..Họ cũng có thể là những người lính chiến ngoài trận tuyến, các luật sư, thương gia, và các chuyên viên hoà giải, dàn xếp các vụ tranh chấp...Nói tóm lại, họ là những người tận tâm chăm lo cho hạnh phúc của nhân loại đồng thời làm sáng tỏ "Nước Chúa" hiển trị!

Một điều rất quan trọng cần ghi nhận là người kiến tạo ḥa bình nhắm đến việc làm cho cuộc sống trở nên phong phú, họ cố gắng làm đẹp và tạo hạnh phúc cho tha nhân hơn là nghĩ đến nghề nghiệp riêng cho cá nhân mình!

 

Mẹ Têrêsa, Vị Sứ Giả Giữa Những Người Nghèo Calcutta

Khi nghĩ đến những kẻ kiến tạo hòa bình, tâm trí tôi chợt sáng lên với hình ảnh tuyệt đẹp của Mẹ Têrêxa Calcutta, người đàn bà bé nhỏ, gấy ốm đầy khiêm hạ chiếm được trái tim của mọi người trên thế giới bất luận thuộc tôn giáo nào! Người ta tặng bà cái tên thật êm ái:" Mẹ Têrêxa Calcutta"! Tuy là người gốc Nam-Tư, sinh trưởng trong một gia đình gia phong tầng lớp thượng lưu, có bằng cấp cao, có thiên tài và được kính trọng với chức vị giáo sư đại học, "Mẹ Têrêxa" đã bỏ lại đàng sau tất cả! Bỏ lại quê hương tổ quốc! Bỏ lại mái gia đình em ấm, bỏ lại nghề nghiệp với danh vọng "Mẹ Têrêxa" đã tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa và những người nghèo đói khốn khổ nhất trên thế giới, những con người sống thân phận hèn mạt bị khinh khi coi rẽ trên vĩ hè của thành phố Calcutta Ấn-Độ.

Lý do nào đă khiến Mệ Terêxa tận hiến cuộc đời là, không những cứu vớt những con người nghèo khổ rách rưới về phần vật chất thôi đâu, nhưng lý do sâu xa nhất là Mẹ Têrêxa muốn tìm gặp và nâng đỡ những người con cái khốn cùng nầy của Thiên Chúa, cho họ có cơ hội để cảm nghiệm tình yêu thương cao vời của Thiên Chúa danh cho họ, đồng thời cho họ cơ hội để thấy được gía trị cao cả của mình đã bị sự nghèo đói cản ngăn không thấy mình là người và là con của Chúa, được sáng tạo theo hình ảnh của Chúa, và được cứu chuộc trong máu của Con Thiên Chúa Làm Người!

Tóm lại, cuộc đời của Mẹ Têrêxa là một món qùa tặng những con người nghèo khổ, làm cho họ có cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa ngay trong cuộc sống trần gian nầy! Không cần phải chờ sau khi chết mới chiêm ngưỡng Thiên Chúa, Bởi vì "Nước Chúa" đang trị đến, và những ai có tâm hướng về Ngài, những ai nhìn thấy được gía trị và định mệnh của đời mình trên trần gian, người đó có thể "Nhìn Thấy Chúa" ngay trong trần gian. Mẹ Terêxa Calcutta là hình ảnh của Thiên Chúa đầy yêu thương hiện hữu nơi gian trần, một gian trần đầy dẫy những bất công, đói rách, thảm thương. Con người và cuộc sống của Mẹ Têrêxa Calcutta như một chứng minh hùng hồn cho thế giới cuồng loạn, đang thét gào hạnh phúc, rằng: không phải chi có ma lực của vật chất mới làm cho con người được thật sự sung sướng hạnh phúc thôi đâu, mà chính là tình thương, sự tương thân tương ái, sự hy sinh cho đồng loại, sự nhìn ra được gía trị linh thiêng cao cả của mình, sự nhận thức ra mình là con cái của Thiên Chúa, nhận thức được sứ mệnh trần gian của mình, là những nhân tố giúp cho con người khơi nguồn hạnh phúc tàng ẩn trong trái tim nhân loại và ngay giữa trần gian!

Báo chí tường thuật câu chuyện cảm động về trường hợp một lão gìa khoảng tám mươi, ốm yếu bệnh hoạn, thân hình gấy đét như xác mắm đang rẫy chết dưới một gầm cầu của thành phố, không ai bên cạnh để giúp lão trong giờ phút cuối, kết thúc một cuộc đời bất hạnh, nghèo đói. Mẹ Têrêxa và các nữ tu của Mẹ đã đến kịp đem ông lão từ gầm cầu về tu viện, ở đây ông lão được chính bàn tay hiền dịu của Mẹ Têrêxa săn sóc ủi an! Lão sống thêm đươc mấy tuần, rồi một buổi chiều thật an bình, lão ra hiệu cho Mẹ Terêxa đến gần lăo như muốn nói gì với Mẹ! Mẹ Terêxa cuí xuống để tai thật gần miệng của lão! Lấy hết sức bình sinh, lão thì thào với Meo:" bây giờ tôi có thể chết được rồi! lão nhếch mép cố tươi cười nói thêm với Mẹ:“Tôi chết được rồi, vì lần đầu tiên trong suốt cuộc đời khốn nạn nầy, tôi biết mình được thương yêu và được kính trọng như một con người, bây giờ tôi có thể chết được rồi"! Thì thầm xong những lời ấy với Mẹ Têrêxa, ông lão trút linh hồn an bình đi vào Cõi Phúc! Những giọt lệ “rất người" đã ngậm ngùi rơi xuống trên gò má hốc hác của vị nữ tu gìa, nhưng nơi giòng lệ ngọt ngào ấy, người ta thoáng thấy bóng giáng của thiên sứ từ trời đang chứng kiến giây phút tuyệt với của tình Trời và tình người giao ḥa một cách hữu hình nơi bản thân của Mẹ Têrêxa Calcutta!

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tiếng Vọng Ḥa B́nh

Nói đến sứ gỉa hòa bình, tôi lại nghĩ đến hình ảnh rạng ngời của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây-Tạng, người mà thiên hạ gọi là "Phật-Sống"! Trong khoảng thập niên sáu mươi, khi đế quốc Trung cọng như con hổ đói, gào thét vang rền vùng trời Đông Nam Á, sức mạnh quân sự cũng như guồng máy tuyên truyền đã làm nao núng, rúng động các nước nhược tiểu láng giềng! Nói chi đến các dân tộc thiểu số trong nội địa Trung Cọng như Mông Cổ, Mãn Châu vv... Rơi như sung rụng trước cơn gió lốc! Trong số các dân thiểu số, chỉ có dân tộc Tây-Tạng, với tài lãnh đaọ của Đạt Lai Lạt Ma là đứng vững trước cơn bão táp! Tây-Tạng, vùng đất kỳ bí, nằm về phía tây bắc Trung Quốc, giáp giới với Ấn-Độ và Miến Điện, có một diện tích khoảng sáu triệu hai trăm năm mươi nghìn bộ vuông (625,000), với dân số vào khảng hai triệu bảy trăm nghìn.Vùng đất kỳ bí của Tây-Tạng cao hơn mặt biển chừng hai nghìn bộ, có mây bao phủ quanh năm, chung quanh có những rặng nuí cao như tường thành bảo vệ!

Qua bao thế hệ, dân Tây-Tạng sống an bình với truyền thống tôn giáo cao độ và với một nền văn hóa đặc thù khác hẳn với các sắc dân khác trên thế giới, ngay cả với dân Trung Hoa dưới bình nguyên! Bí quyết nào đã giúp cho dân Tây-Tạng bé nhỏ trường tồn dưới ánh mặt trời hạnh phúc vẻ vang so với các dân tộc trên thế giới, nhất là trong thời hiện đại? Thưa đó là nhờ tinh thần tôn giáo và sự lãnh đạo Đạt Lai Lạt Ma, người đã thắp sáng ngọn đèn chính nghĩa tự do soi chiếu toàn thể thế giới, người đã nói lên cho thế giới văn minh ích kỷ, cuồng loạn ý nghĩa của hai chữ an-bình, người đã chứng tỏ cho một nhân loại đảo điên, say mê vật chất giá trị và thế đứng của niềm tin tôn giáo trong cuộc nhân sinh!Ngoài ra, con người và cuộc sống của Đạt Lai Lạt Ma còn nói lên cách hùng hồn cho nhân loại thế nào là người lãnh đạo: người lãnh đạo lý tưởng không hẳn là người nắm ưu thế quyền lực trên dân chúng, nhưng là người biết sống thực và có can đảm biểu lộ niềm tin qua cuộc sống nhằm dẫn dắc dân chúng đến một cuộc sống cao thượng hơn, nhân bản hơn, hạnh phúc xứng đáng với phẩm gía con người hơn. Trước sức tấn công vũ bão và thô bỉ của bộ máy chiến tranh Trung cọng, Đạt Lai Lạt Ma và dân Tây-Tạng đã nói lớn cho thế giới:

"Thà bỏ lại vùng đất quê hương, nhất định không đầu hàng, không nhượng bộ kẻ thù"!

Thế là cuộc vượt thoát hàng ngàn vạn dạm đã khởi đầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dẫn bộ đoàn lớp dân Tây-Tạng vượt biên tự do qua rừng nuí chập chùng hiểm trở! Cuối cùng Ngài đã thành công! Đây là cuộc vượt thoát của cả một tập thể đông đảo nhất trong lịch sữ cận đại! Một cuộc Exodus của cả một dân tộc tuy bé nhỏ nhưng hào hùng cương quyết làm cho toàn thế giới phải cúi đầu kính phục và ngưỡng mộ! Sau khi vượt hàng nghìn cây số đi tìm tự do, sau khi đã làm cho kẻ thù phải hổ thẹn trước lương tri và trước nhân loại, Đạt lai Lạt Ma vẫn không ngừng sứ mệnh của Ngài, là đi thắp sáng lý tưởng tự do trên khắp thế giới! Ngài đã có mặt khắp nơi, gặp gỡ các nhà lãnh đạo của thế giới! Nơi nào có bóng giáng Ngài đi qua, người ta thấy hiểu biết, yêu mến và thiện cảm hơn đối với dân tộc và văn hóa của Tây Tạng hơn. Dân trên thế giới biết đến dân tộc Tây Tạng qua sự hiện diện và tư cách của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Với nụ cười đôn hậu, với chiếc áo tu đơn sơ, vị lãnh đạo tinh thần Tây-Tạng đã làm quang tỏa một linh hồn an-bình và niềm hạnh phúc thâm sâu chân thật! Khắp nơi trên thế giới, dân chúng biết đến tên Ngài, người ta gọi Ngài là lương tâm của thế giới, là tiếng vọng ḥa b́nh. Đức Đạt Lai Lạt Ma đúng là lớp người được Chúa Cứu Thế tuyên dương:

Phúc thay người sứ gỉa ḥa b́nh, vì họ sẽ được gọi là con của Thiên Chúa"(Matt 5:9)!

 

Đức Gioan-Phaolô Đệ II, Vị Giáo Hoàng Lữ Hành Ḥa B́nh

Nói đến sứ gỉa hòa bình của nhân loại cuối thế kỷ hai mươi, ta không thể không nhắc tới Đức giáo hoàng Gioan-Phaolo II, vị Giáo-Hoàng được thế giới tặng cho danh hiệu là "Traveling pope"(Giáo-Hoàng hành hương). Vào tuổi bảy mươi tư (74) Ngài đã làm thực hiện được 68 cuộc hành hương khắp trên năm lục địa, chiếm kỷ lục đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, đặc biệt đối với các vị Giáo-Hoàng tiền nhiệm của Ngài trong giáo hội công giáo hoàn vũ! Nhưng câu hỏi quan trọng được đặt ra đây là tại sao Đức Giáo-Hoàng Gioan-Phaolô chủ trương hành hương, và với mục đích nào?

Đức Giáo-Hoàng Gioan-Phaolô II có tâm hồn mục tử, không những riêng với giáo hội công giáo nhưng cho toàn thể gia đình nhân loại: Ngài ra đi, như lời tiên tri Isaia, là để mang Tin Mừng Cứu Rỗi đến cho hết mọi người, mọi dân tộc trên khắp thế giới không loại trừ ai! Ngài đi đến với mọi nượi, mọi mầu da sắc tộc, mọi sắc thái tôn giáo, mọi niềm tin! Ngài đi để nhắc nhớ nhân loại một chân lý quan trọng mà con người, các mầu da sắc tộc, các nhóm tôn giáo chính trị thường quên: nhân loại là một đại gia đình con cái của Thiên chúa, Đôc-Nhất Thánh Thiện, Yêu Thương và Cứu Chuộc. Đó là sứ điệp duy nhất Chúa Kitô giáng trần để tuyên bố cho con người. Đức Giáo-Hoàng Gioan-Phaolô II, Giáo-Hoàng hành hương để xác định lại sứ điệp trên của Chúa Kitô. Quên đi chân lý cơ bản trên, nhân loại sẽ không thoát khỏi vòng hận thù máu lửa của chinh chiến tranh chấp triền miên...Đức Giáo-Hoàng đi đến với gia đình nhân loại, nhân danh Chúa Kitô, để nói với nhân lọai đừng sợ, nhưng hãy xác quyết niềm tin yêu vào Thiên Chúa. Vì thiếu vắng niềm tin vào Thiên Chúa, nhân loại không thể sống trong an bình và thịnh vượng được. Ngoài ra, Đức Giáo-Hòang ra đi để đến gần với giới trẻ, tương lai, và hy vọng của thế giới và của Giáo-Hội.Giới Trẻ hôm nay đang bị thác loại trong cơn lốc của sự sa đoạ về Luân Lý, Đạo-Đức, Giới Trẻ hôm nay đang bị choáng váng vì Kỷ-Thuật tiến bộ....Sự choáng váng trước High-Tech nầy có thể làm cho giới Trẻ mất sự thăng bằng cuộc sống, mất đi sự kiên vững vào niềm tin tôn giáo....Đức giáo-Hoàng Gioa-Phaolô đã đến với giới trẻ trong cơn lốc khủng hỏang to lớn nhất của lịch sử nhân loại! Ngài đến để mang cho họ niềm tin và lòng hy vọng vào Thiên Chúa và sự hướng dẫn của Giáo-Hội Chúa Kitô! Trong khi những thần tượng khác của tuổi trẻ đang bị lột mặt nạ, đang đổ xuống thê thảm, đức Giáo-Hoàng đã đến với tuổi trẻnhư một xác nhận mới về giá trị cao đẹp của lý tưởng, của tôn giáo, nói tắt của Chân-Thiện-Mỹ, không có lý tưởng nầy, cuộc sống con người sẽ đi đế tuyệt vọng mà thôi!

Trong khi lịch sử thế giới đang sang một trang, khi mà con người bước vào một kỷ nguyên mới của khoa-học tến bộ, nhưng cũng được mô tả như một kỷ nguyên đầy ưt lo lắng cho con người! Và niềm ưu tư nầy của con người được diễn tả bằng hai chữ sợ hãi! Con người của kỹ nguyên mới sợ hãi bởi vì con người đánh mất thần linh trong cuộc đời mình. Đời vắng Thần-Linh nên đời bị bao trùm bởi sự sợ hãi. Đời vắng Thần Linh là cuộc đời ô trọc, nghèo nàn vì chỉ còn biết bám víu vào vật chất và dục vọng, mà vật chất, dục vọng sẽ đêm đến cho con người sự mất thăng bằng của cuộc sống! Cuộc sống thiếu thăng bằng là cộc sống đong đưa, trôi nổi, bấp bênh không bến đậu, không an bình, không hy vọng, không niềm vui...Một cuộc sống không hy vọng, không niềm vui là cuộc sống không còn ý nghĩa!

Đối diện với cuộc sống vô ý nghĩa của hân loại, Đức Giáo-Hoàng Gioan-Phalô II đến nhằm mang lại cho nhân loại niềm an bình chân thực xây trên nền tảng của chính Thiên Chúa Chân Thực!

Ngoài những vĩ nhân Mẹ Theresa Calcutta, Đức Đạt lai Lạt Ma, Đừc Gíao-Hoàng Gioan-Phaolô II, trong thế giới vẫn có những con người “vô danh tiểu tốt”, những con người tầm thường, hằng ngày, hằng giây phút cố gắng làm cho cuộc sống tha nhân thêm tốt đẹp an bình, những con người khiêm tốn ấy xứng đáng lời ca ngợi cũa Kinh Thánh:

Phúc cho những ai xây dựng ḥa b́nh, họ sẽ được gọi là con của Thiên Chúa”!
(Mat. 5: 9)

 

  REV. NGUYỄN QUỐC HẢI, PH.D.

 


Xem các bài viết khác trong Rev. Nguyễn Quốc Hải, Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.