HƯỚNG ĐẾN SỰ PHỤC HỒI CHIỀU KÍCH CÁNH CHUNG
CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1 2

Choir

 

 

 

 

2. Thánh Thể như là nguồn hy vọng cho các hoạt động hướng về tha nhân và xă hội.

Niềm hy vọng Kitô giáo chủ yếu được biện minh trong thực hành, trong sự dấn thân vào những hoạt động cứu độ thế giới, giải phóng khỏi những áp bức xă hội và vong thân văn hóa. Do đó, việc góp phần xây dựng công lư hoà b́nh và thăng tiến con người trong lịch sử hiện nay đă trở thành một một thúc bách nội tại của việc cử hành Thánh Thể. Là bí tích của hy vọng, hiệp nhất và ḥa giải, Thánh Thể nhắc nhở người Kitô hữu về trách nhiệm và bổn phận đối với xă hội trần thế. Như Gustavo Gutierrez nhận định: “Nếu không có sự cam kết tham gia vào việc chống lại bóc lột và tha hóa, để xây dựng một xă hội đoàn kết và công bằng, th́ việc cử hành Thánh Thể chỉ là một hành động trống rỗng, v́ thiếu sự dấn thân chân thành của những người tham dự hiến tế tạ ơn.”[32] Ở đây, chiều kích cánh chung của bí tích Thánh Thể cung cấp một ư nghĩa đầy hiệu lực và sức mạnh thiết thực, không phải chỉ cho cá thể và thực thể liên vị, mà c̣n cho cả cơ cấu chính trị, hệ thống xă hội mà chúng ta đă tạo ra thành khuôn khổ cho chúng ta. Một nhăn quan hy vọng như thế, thể hiện qua hành động yêu thương tha nhân cách cụ thể, làm sáng tỏ mối liên kết nội tại và năng động giữa việc cử hành hy lễ Thánh Thể và hành động giải thoát.

 

2.1 Hàm ư xă hội và giải thoát của Thánh Thể: khát vọng công lư.

Câu chuyện trong sách Xuất hành là môt minh họa hùng hồn nhất cho thấy Thiên Chúa đ̣i hỏi chúng ta thực thi công lư và giải phóng những kẻ bị áp bức. Chính trong tŕnh thuật này chúng ta đọc được sự kiện giải phóng khỏi kiếp nô lệ, hành tŕnh đi về đất hứa và Giao Ước do Chúa thiết lập trên núi Sinai với Dân Do thái xưa, là những h́nh ảnh tiên báo cuộc giải phóng toàn thể nhân loại trong bối cảnh Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Tuy nhiên, đây không phải là một thí dụ đơn lẻ về việc Thiên Chúa quan tâm lo lắng cho người nghèo, v́ các ngôn sứ cũng đă nói về việc Thiên Chúa phán xét những người chỉ biết lo việc cử hành nghi thức tôn giáo mà không màng tới sự dấn thân tích cực vào công cuộc xây dựng công lư cho xă hội như là đ̣i hỏi chính yếu của Thiên Chúa đối với dân Người (Is 1:11-17; 58:4-8; Mic 3:1-3; 6:7-11).

Trong Tân Uớc cũng thế, chúng ta thấy bàng bạc các tŕnh thuật nhấn mạnh đến hành động Thiên Chúa cứu độ người nghèo và người bị áp bức. Các sách Tin Mừng mô tả Đức Giêsu, trong sứ vụ công khai của Người, như là Đấng trao ban ơn cứu độ cho loài người, và đặc biệt có ḷng trắc ẩn đối với những người sống bên lề xă hội, những người bị bạc đăi, bị áp bức, bị bỏ rơi trong mọi cảnh tang thương. Đối với Người, niềm hy vọng cánh chung là nền tảng cho công bằng xă hội và đạo đức. Người đă đón tiếp những kẻ bị bỏ rơi, bị coi là tội lỗi và cùng đồng bàn với họ, như một dự báo về Nước Thiên Chúa, công bố năm hồng ân giải thoát cho con người (Lc 4:18-19). V́ thế, truyền thống ngôn sứ và cánh chung này cũng đă xuất hiện trong đời sống cũng như sinh hoạt thờ phượng của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi (Cv 2:44- 47; 3:13-15; 4:32). Theo chứng từ Kinh Thánh, đức tin Kitô giáo không có hành động là đức tin chết (Gc 2:20), nên một đức tin sống động và chân thật đ̣i buộc phải có thực hành công lư và yêu thương, và đây là trắc nghiệm cần thiết về những h́nh thức đích thực của việc tôn thờ Thiên Chúa.

Do đó, thực hành giải phóng là đặc tính nền tảng của bí tích Thánh Thể, đặc tính này có thể được hiểu như là sự hiệp thông cánh chung, vốn mang ba ư nghĩa. Trước tiên, đặc tính ấy liên hệ đến việc giải thoát con người khỏi những hoàn cảnh bị áp bức, tha hoá trong xă hội. Bí tích Thánh Thể biểu hiện và định nghĩa một cộng đồng nhân loại như Thân Ḿnh Đức Kitô, v́ bí tích này cử hành chiến thắng của Người trên những đàn áp và chia rẽ oán hờn; đó là chiến thắng của một trật tự mới, mà trong đó các Kitô hữu quy tụ lại với nhau, hiệp nhất với Đức Kitô trong cái chết của Người để cùng trỗi dậy và chia sẻ sự sống phục sinh với Người (Rm 6:4-5). Bí tích Thánh Thể phác họa nên trật tự mới này như là niềm hy vọng cánh chung, hàm chứa một chân trời cởi mở hoàn toàn cho Triều Đại của Thiên Chúa, Triều Đại Công Lư và Ḥa B́nh. Chính trong bối cảnh của niềm hy vọng Thánh Thể này, sự đáp trả của người Kitô hữu phải là một cuộc sống đầy ḷng trắc ẩn, công bằng và yêu thương. Khi người Kitô hữu đến chia sẻ hy lễ Thánh Thể, là nơi đặc biệt để nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa, th́ cũng có nghĩa là thách thức lại cách triệt để mọi h́nh thái bất công, phân biệt chủng tộc, t́nh trạng phân cách, chia rẽ và thiếu tự do.

Kế đến, chiều kích giải thoát trong bí tích Thánh Thể mời gọi sự biến đổi tận căn của mỗi cá nhân và cộng đoàn Giáo hội, khi người Kitô hữu sống chân thành với sự tự do nội tâm trước mọi thứ giam cầm trong cuộc đời của họ. Bí tích Thánh Thể tạo điều kiện cho chúng ta được tự do thoát khỏi nỗi sợ hăi của đau khổ và sự chết, khỏi sự cô đơn, khỏi ích kỷ và kiêu hănh, để h́nh thành một cộng đoàn mà trong đó mọi người có thể chia sẻ sự sống với nhau, đặt của cải làm của chung và tự đặt ḿnh phục vụ người nghèo và kẻ túng thiếu (1 Ga 1:3, 6; 1 Cr 1:9; 2 Cr 9:13; Rm 15:26-27). V́ vậy, khi cử hành Thánh Thể, cộng đoàn Kitô hữu được mời gọi minh chứng cho điều mà Đức Kitô đă hứa cho tương lai thế giới trong cuộc phục sinh vinh hiển của Người.

Hơn nữa, như là bí tích của sự giải thoát Kitô giáo, Thánh Thể c̣n hàm chứa đạo lư về sự giải thoát khỏi tội lỗi trong mọi chiều kích. Tội lỗi, dù xuất hiện bất cứ nơi nào, đều có ảnh hưởng phá hoại trong thực tại mọi mối tương quan, tạo ra sự đổ vỡ của hiệp thông với Thiên Chúa và với mọi người; do đó tội lỗi là hoàn toàn đối nghịch với mầu nhiệm Thiên Chúa, vốn là mầu nhiệm hiệp thông các ngôi vị. Chính trong ư nghĩa này mà khi thông dự vào Ḿnh và Máu Đức Kitô, các Kitô hữu càng ngày càng được giải thoát khỏi quyền lực của sự dữ. Bí tích Thánh Thể cho họ nhận thấy sự hiện diện của tội lỗi ngay trong tính ích kỷ, ghen ghét, đồng loă với bất công xă hội, đồng thời lôi kéo họ vào một đời sống mới. Như Gutierrez giải thích:

Trong bí tích Thánh Thể, chúng ta cử hành Thập giá và sự Phục sinh của Đức Kitô, đó là sự Vượt Qua của Người từ cơi chết đến cơi sống, cũng là sự vượt qua của chúng ta từ tội lỗi đến ân sủng. Trong Tin Mừng, Bữa Tiệc Ly được tŕnh bày trong bối cảnh của lễ Vượt Qua Do Thái, vốn cử hành cuộc giải thoát khỏi đất Ai Cập và Giao Uớc trên núi Sinai. Lễ Vượt Qua của Kitô giáo bắt nguồn từ đó và thể hiện trọn vẹn ư nghĩa lễ Vượt Qua của dân Do Thái. Do đó, sự giải thoát khỏi tội lỗi là nguồn gốc cho sự giải thoát chính trị.[33]

Khi họp nhau lại để cử hành Hy Lễ Tạ Ơn, cộng đoàn Kitô hữu không thể chia sẻ sự hiệp thông vào đời sống thần linh, nếu không suy nghĩ xem điều đó có ư nghĩa như thế nào đối với bác ái Kitô giáo trong một thế giới đang thiếu ăn, một thế giới đầy dẫy bất công, nghèo đói, và áp bức đang diễn ra như những thực tại bi đát.

Trong chiều hướng đó, hành động cứu độ và chữa lành của Thiên Chúa trong Đức Kitô là điều mà bí tích Thánh Thể tưởng nhớ và cử hành để chống lại mọi thế lực hủy diệt con người (1 Cr 11:17-24; Jas 2:14). Như vậy, cử hành Thánh Thể là một “thời điểm hoán cải, nghĩa là vượt qua mọi tha hóa, rào cản, và những phân hoá giai cấp trong xă hội, để đích thân trở thành một cộng đoàn cởi mở của yêu thương và hy vọng cho mọi người”[34] Chính mỗi cuộc cử hành Thánh Thể mang lại cho mọi người kết qủa của t́nh yêu thần linh tuôn tràn ơn tha thứ và ḥa giải; Thánh Thể vừa là một thời điểm của sự thật, vừa là một chuyển động của sự sống và sự tăng trưởng.

Quả thật, khi họp nhau lại để cử hành Hy Lễ Tạ Ơn, cộng đoàn Kitô hữu không thể chia sẻ sự hiệp thông vào đời sống thần linh, nếu không suy nghĩ xem điều đó có ư nghĩa như thế nào đối với bác ái Kitô giáo trong một thế giới đang thiếu ăn, một thế giới đầy dẫy bất công, nghèo đói, và áp bức đang diễn ra như những thực tại bi đát. Cử hành cuộc tưởng niệm sự chết của Đức Kitô “cho tới khi Người lại đến” (1 Cr 11:26) có nghĩa là chấp nhận thực hành một lối sống tâm giao hiếu khách của bí tích Thánh Thể, luôn sẵn sàng hiến dâng cuộc đời của ḿnh. Sự thông phần vào Thân Ḿnh của Đức Kitô, do đó, đ̣i hỏi phải nỗ lực từng ngày để thực thi công lư trong t́nh yêu. Chính quan điểm cánh chung này của bí tích Thánh Thể bám rễ sâu trong sự “tưởng nhớ Đức Giêsu,” trong những gía trị mà Người đă loan báo và cả quyết sống v́ Nước Thiên Chúa. Trong chiều hướng đó, chúng ta cần ghi nhận rằng chứng từ Thánh Thể không chỉ là nhớ lại cuộc đời của Đức Giêsu. Chứng từ ấy c̣n hướng vào tương lai nội tại của thế giới và chia sẻ tầm nh́n của những ǵ sẽ đến, tầm nh́n vào nền ḥa b́nh viên măn của Nước Thiên Chúa, mà qua đó toàn thể tạo thành sẽ được biến đổi và hoàn tất.

 

2.2 Thánh Thể và sự đói khát của con người về ư nghĩa và mục đích.

Bản chất hiện hữu của con người khai mở dưới khía cạnh “đói khát” lại gợi lên cho chúng ta nhiều câu hỏi khác. Khái niệm này có thể áp dụng vào ư nghĩa trọng tâm của bí tích Thánh Thể như là sự đói khát Bánh hằng sống, để nhờ đó mà con người tham dự đầy đủ vào sự hiếu khách của Thiên Chúa. Như vậy, chúng ta phải hiểu thế nào về bí tích Thánh Thể như là Bánh hằng sống? Trong viễn tượng này, chẳng lẽ bí tích Thánh Thể lại không nhắc nhớ chúng ta về trách nhiệm phải giải quyết các nạn đói khát trên thế giới, chẳng hạn như đói khát về tự do và nhân phẩm, đói khát ḥa b́nh và t́nh thương, về ư nghĩa và mục đích của đời người hay sao?

Bởi v́ bí tích Thánh Thể liên kết Bánh hằng sống (Ga 6:31-57) với manna, được Thiên Chúa ban phát cho đoàn người đói khát trong sa mạc (Xh 16:4-35), nên tấm bánh bẻ ra và được chia sẻ trong Thánh Thể giúp cho cộng đoàn Kitô hữu thoáng nh́n thấy được h́nh dáng của một thế giới mới đang tiến đến. Ở đây bí tích Thánh Thể trở nên dấu chỉ của sự công b́nh quảng đại, nhờ đó Thiên Chúa mời gọi những kẻ đói nghèo đến với bữa tiệc cánh chung. Ví đói khát là kinh nghiệm phổ biến và thông thường của mọi người, cho nên một đàng, nó vừa nói về việc duy tŕ sự sống thể lư, nhưng đàng khác, th́ nhắc đến cái cảm thức của con người về thân phận bất toàn, mà từ đó phát xuất ư muốn vươn tới cuộc sống mới mở ngơ cho hiệp thông và tiến hóa không ngừng. Nói cách khác, đói khát là mong mỏi điều “chưa có” trở thành hiện thực và do đó thuộc về lănh vực của khả thể tính. Dù định nghĩa trên bất cứ b́nh diện nào, th́ phải nói đói khát, tự căn bản, vẫn cho thấy mối tương liên thiết yếu và lệ thuộc lẫn nhau giữa mọi người và mọi thụ tạo.

Nếu đói khát biểu thị sự lệ thuộc của con người vào sự phong phú của thiên nhiên cũng như vào mối liên hệ hỗ tương giữa chúng ta với nhau, th́ quả thật bí tích Thánh Thể quan tâm đến nhu cầu tinh thần và vật chất, mà không cho rằng nhu cầu nào quan trọng hơn nhu cầu nào. Bởi v́ biểu tượng của bí tích Thánh Thể được lấy ra từ các sinh hoạt b́nh thường của đời sống: bánh là hoa mầu ruộng đất của lao động và tranh đấu, rượu chất chứa t́nh anh em và sự cam kết, cho nên Thánh Thể không phải là một thế giới bí tích tách rời khỏi các thực tại xă hội. Truyền thống Kitô giáo khẳng định rằng, trong cuộc cử hành Hy tế Tạ ơn, Đức Kitô làm cho chúng ta nhận ra Người như là Bánh của Thiên Chúa không phải chỉ ở trên bàn thờ nhưng c̣n “trong sự bẻ bánh nữa” (Lc 24:30, 35). Đây là một hành vi cụ thể biết chia sẻ lương thực hàng ngày với người đói khát, tiếp đón người xa lạ, và trao ban cho họ niềm hy vọng. Như vậy, khi tham dự Thánh Thể, chúng ta t́m thấy sự tương hợp tích cực giữa hạnh phúc của con người ở trần gian và ơn cứu độ mai sau trên thiên quốc, giữa niềm hy vọng vào tương lai nội tại của lịch sử thế giới và niềm hy vọng cánh chung vào Nước Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể, do đó, “không thể không chú tâm đến các vấn đề của thế giới, nhất là vấn đề cung cấp thực phẩm đang áp đặt trên nhân loại.”[35] Chính trong viễn tượng này, chúng ta có thể hiểu bí tích Thánh Thể như của ăn và của uống nuôi dưỡng niềm hy vọng cho thế giới.

Tuy nhiên, chúng ta ghi nhận rằng lương thực không nhất thiết chỉ là phương tiện để sống c̣n hoặc để c̣n sống. Trong Tân ước, chẳng hạn việc ngồi đồng bàn với Đức Giêsu, theo một nghĩa rộng lớn hơn, là một biến cố của ḥa b́nh, giải phóng, tin tưởng và hiếu khách, một dấu hiệu giao ḥa và dự báo cho bữa tiệc cánh chung trong Nước Thiên Chúa (Lc 14:15; 15:2; MC 2:15-17; Mt 26:29). Có một điều hiển nhiên, tuy không theo sát nghĩa đen, trong việc Đức Giêsu tự xưng ḿnh là Bánh hằng sống (Ga 6:35, 48, 51), mà Thiên Chúa ban xuống v́ sự sống trần gian, nghĩa là trở thành lương thực thần linh làm thoả măn cơn đói khát của nhân loại về ư nghĩa và mục đích của cuộc đời. Như vậy, bí tích Thánh Thể trở nên một thách đố liên tục cho cộng đoàn Kitô hữu trong việc t́m kiếm các tương quan thích hợp với đời sống xă hội, kinh tế và chính trị, để hướng tới một cộng đoàn biết chia sẻ và ḥa giải với nhau, nhất là làm sao cho mọi người được mời gọi đến với sự sống sung măn trong Thiên Chúa.

 

3. Thánh Thể như là quà tặng cánh chung của Thiên Chúa trong Đức Kitô:

Như thế, nơi bí tích Thánh Thể, trong ư nghĩa nào th́ chúng ta có thể nói rằng các Kitô hữu tiền dự vào tương lai và được hưởng nếm trước những điều mà ngày mai sẽ trở thành hiện thực? Ở đây câu trả lời của chúng ta phải được hiểu trong bối cảnh của niềm hy vọng Kitô giáo, trong đó chúng ta được mời gọi tham dự vào kế hoạch mà Thiên Chúa thực hiện trong Đức Kitô để biến đổi toàn thể thụ tạo. Hơn nữa, v́ bí tích Thánh Thể đưa chúng ta vào tương quan hiệp thông đă được khai mở trong Đức Kitô, nhưng chỉ thành tựu viên măn khi Nước Thiên Chúa trị đến, vậy th́ làm thế nào để sự mong chờ này trở thành nguồn năng lực mới xây đắp cho cuộc sống trần gian với mọi khía cạnh cụ thể của niềm hy vọng? Chúng ta nhớ rằng bí tích Thánh Thể luôn là quà tặng tự hiến và tự do trao ban của Thiên Chúa, là một khởi xướng hoàn toàn nhưng không cho sự hiệp thông cánh chung của sự sống và t́nh yêu. Ở đây, khái niệm quà tặng thuần túy, thực tế tương ứng với kinh nghiệm phê phán hiện đại, cũng là căn bản cho những cách thức giúp chúng ta hiểu đúng ư nghĩa hơn về bí tích Thánh Thể như là việc cử hành hy lễ tạ ơn.

 

3.1 Thánh Thể là quà tặng của tự do:

Quà tặng của tự do gắn liền với Thánh Thể như Thánh Thể gắn liền với Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô. Bí tích Thánh Thể là sự cử hành cuộc Vượt Qua mới, trong đó Đức Kitô trao ban chính Người làm quà tặng cho con người để toàn thế giới có thể hướng về “tự do vinh quang của con cái Thiên Chúa” (Rm 8:21; 1 Ga 3:1-3). Bí tích Thánh Thể, xét như là thực tại cứu độ là chính Đức Kitô tự hiến làm quà tặng, cho thấy ư nghĩa đích thực của t́nh yêu được tự do trao ban: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về ḿnh c̣n ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13:1). Trong nghĩa này, bí tích Thánh Thể diễn tả nhăn quan căn bản của mầu nhiệm ân sủng như một tặng phẩm thần linh được ban phát cách nhưng không. Khi cùng nhau chia sẻ bí tích Thánh Thể, các Kitô hữu cởi mở ḷng trí cho quà tặng tự do này trong Đức Kitô. Do đó khi ăn và uống Ḿnh và Máu của Đức Kitô, họ trở nên những con người được tự do thông phần vào đời sống vinh quang của Người. Như lời tung hô của Kinh Nguyện Thánh Thể IV: “Lạy Chúa, nhờ Thập giá và việc Chúa phục sinh, Chúa đă làm cho chúng con được tự do. Chúa là Đấng Cứu Độ trần gian.” V́ thế bí tích Thánh Thể là cuộc cử hành lễ Vượt Qua mới, bao hàm ư nghĩa giải thoát từ bóng tối đến ánh sáng, từ tội lỗi đến tự do. Quả thật, chúng ta biết rằng điều mà cộng đoàn Kitô hữu nhận lănh nơi bí tích Thánh Thể là ơn thánh hóa và cùng đích của ơn thánh hoá chính là sự sống vĩnh hằng (Rm 6:22).

Trong thực tại ân sủng này, người Kitô hữu hoàn toàn tự do đón nhận Thánh Thể được trao ban cho họ. Đây không phải là điều mà họ được hưởng như một ân thưởng do công đức riêng của ḿnh. Tuy vậy, chính việc đón nhận ân sủng Thánh Thể tăng cường tự do của người Kitô hữu, khiến họ biết tự do cho đi trong các mối quan hệ vô điều kiện với Thiên Chúa và với tha nhân. Quà tặng Thánh Thể, do đó, không giống như một món nợ hoặc một nghĩa vụ phải đáp trả để thỏa măn sự đổi chác như trong lănh vực kinh tế. Khi các Kitô hữu cử hành mầu nhiệm phục sinh trong bí tích Thánh Thể, họ tăng trưởng trong đời sống mới của sự tự do mà đức Kitô đă dành lại cho thế giới hay nhân loại. Sự tự do này là khả năng phát triển và tạo ra các điều kiện cần thiết để hướng cuộc sống con người về tương lai, trong đó công tŕnh cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trọn vẹn. Nói cách khác, bí tích Thánh Thể vừa là thông dự vào nguồn mạch tự do thần linh vừa là tiền dự vào lời hứa của Thiên Chúa cho tương lai. Có thể nói đây là hồng ân và đồng thời là hành động của Thiên Chúa trong chiều kích hiện sinh của hy vọng, nghĩa là nối kết với chính nỗ lực phát triển của chúng ta trong lịch sử hầu cho Nước Thiên Chúa được hoàn tất.

Nếu tự do là sự hoàn thành chung cuộc của niềm hy vọng và là điều duy nhất cần thiết, bí tích Thánh Thể là quà tặng đáng ngạc nhiên nhất của tự do thiên linh, chứa đựng tất cả mọi quà tặng tự do khác trong mầu nhiệm của Đức Kitô. Các quà tặng này có thể được diễn tả như tự do khỏi cô đơn và cô độc để đi đến giao tiếp và hiệp thông, tự do khỏi đói khát để chia sẻ trong bữa tiệc của Nước Thiên Chúa, tự do khỏi tội lỗi để được cứu độ và ḥa giải, tự do để hy vọng vào sự viên măn của vinh quang mai sau.

 

3.2 Thánh Thể như việc cử hành tạ ơn

Như đă được triển khai, và trong hoàn cảnh nào chăng nữa, Thánh Thể là bí tích tạ ơn, nơi đó các Kitô hữu tụ họp lại để cử hành và chia sẻ ơn cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Kitô. Theo tư tưởng phê b́nh hiện đại, việc trao ban và đón nhận một quà tặng, tự bản chất là hoàn toàn do ḷng quảng đại. Do đó, nếu chúng ta không chờ mong một sự đền đáp dưới bất cứ h́nh thức nào, th́ làm sao người Kitô hữu hiểu biết được bí tích Thánh Thể như việc cử hành hy lễ tạ ơn? Vậy th́ điều ǵ thích đáng nhất mà chúng ta có thể thực hiện để cử hành những ân huệ tuyệt hảo toả rạng từ ḷng ưu ái độ lượng của Thiên Chúa?

Các Kitô hữu họp nhau để dâng lời cảm tạ, không phải v́ cảm nhận ḿnh mang nợ trong quan hệ mặc cả đổi chác, nhưng v́ được sống trong một thế giới tràn đầy ân sủng và phúc lành; họ được dự phần trước vào sự hoàn tất của t́nh yêu Thiên Chúa tự hiến trong lịch sử. Chính bí tích Thánh Thể đă biến đổi cộng đoàn Kitô hữu thành một nhân loại mới của Đức Kitô, để đến phiên ḿnh, họ trở nên bánh cho thế giới, bánh được bẻ ra, trao ban và hưởng dùng. Bí tích Thánh Thể là sự cử hành lễ tạ ơn trong ư nghĩa xác thực rằng ân sủng của Thánh Thể là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa, mà không ai có thể chiếm hữu, bởi v́ nó không đơn thuần dừng lại ở hiện tại, nhưng có đặc tính cánh chung, nghĩa là luôn chuyển động về với tương lai.

Ở đây có một nhận định quan trọng: bí tích Thánh Thể không phải là một món quà tự đóng kín, nhưng là tặng phẩm cởi mở tuôn tràn ân phúc cho toàn thể lịch sử và vũ trụ. Như Lời Tiền Tụng Chung tuần IV trong Kinh Nguyện Thánh Thể diễn tả: “Thật ra, Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng được tạ ơn Cha là một hồng ân cao cả, v́ những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm ǵ cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.” Đứng trước quà tặng Thánh Thể như thế, không như kiểu trao ban của con người, chúng ta thấy rằng sự trao ban của Thiên Chúa không đ̣i hỏi một nghĩa vụ nào cho cân xứng, nhưng chỉ biết tuôn đổ sự sống thần linh một cách tự do và rộng lượng, phát xuất từ ước muốn cho đi cách nhưng không. Vậy th́ lời đáp trả phù hợp nhất có thể đem lại ư nghĩa cho hành vi chúc tụng và cảm tạ của cộng đoàn Kitô hữu là ước muốn tự nguyện đi vào sự thông hiệp t́nh yêu giữa các Ngôi Vị Thần Linh, và cùng tham dự việc chia sẻ sự sống đó với tha nhân. Như Kelly giải thích:

Quà tặng Thánh Thể gia tăng không ngừng, và một lúc nào đó sẽ vượt qua mọi giới hạn, trở thành b́nh minh liên tục báo hiệu cho tương lai cánh chung

Dù hoàn cảnh ra sao chăng nữa, chỉ có Thiên Chúa là khởi nguyên và kết thúc của những ǵ chúng ta có – và tạ ơn sự thiện hảo của Người là một chiều kích thường xuyên của đức tin, đức cậy, đức mến mà chúng ta tuyên xưng. Mặc dầu Thiên Chúa không cần chúng ta ngợi khen và tạ ơn Người, chúng ta cần trở nên người biết ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa, nếu chúng ta sống trong tự do đích thực và tinh thần sáng tạo (The Bread of God: Nurturing an Eucharistic Imagination, 75).

Chúng ta có thể nói đây là sự đáp ứng chân thực và tự nhiên nhất trước quà tặng cao cả của bí tích Thánh Thể. Do đó, hành vi cảm tạ của người Kitô hữu là cách thức đi vào đời sống nội tại của Thiên Chúa. Khi tham dự việc tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa, chúng ta được thu hút vào lối sống của Thiên Chúa. Trong ư nghĩa này, quà tặng Thánh Thể gia tăng không ngừng, và một lúc nào đó sẽ vượt qua mọi giới hạn, trở thành b́nh minh liên tục báo hiệu cho tương lai cánh chung. V́ vậy, quà tặng này không thể chiếm hữu trọn vẹn trong giây phút hiện tại, cũng không thể trả lại cho Thiên Chúa, hoặc thêm ǵ cho Người, nhưng là chứng từ cho mầu nhiệm t́nh yêu tự hiến của Đức Kitô, luôn luôn khai mở trước sự ngạc nhiên của con người.

 

3.3 Thánh Thể như sự chia sẻ hồng ân cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử

Một kết quả quan trọng của tầm nh́n cánh chung về bí tích Thánh Thể là sự chia sẻ có trách nhiệm của các Kitô hữu về hồng ân cứu độ của Thiên Chúa trong lịch sử, dọn đường cho Nước Thiên Chúa trị đến. Nếu hồng ân chỉ được đón nhận khi trao ban, mà không mong nhận lại, th́ cũng thế cộng đoàn Kitô hữu được mời gọi trở thành hiện thân của lời hứa về Nước Thiên Chúa mai sau. Bởi vậy, như Wainwright nhận định, Bí tích Thánh Thể,“không thể không bao hàm ư nghĩa truyền giáo, trong mức độ là dấu chỉ của bữa tiệc vĩ đại mà Thiên Chúa sẽ dọn ra... diễn tả sự chiến thắng toàn diện của ư định và mục đích cứu độ của Người.”[36] Như vậy trong hồng ân Thánh Thể có một ḍng chảy mở rộng khả thể tuôn tràn đến mọi người, đặc biệt lôi kéo người Kitô hữu vào nguồn hiệp thông của chứng tá và sứ mạng truyền giáo.

Nơi bí tích Thánh Thể, t́nh yêu tự hiến của Thiên Chúa tỏ lộ trong t́nh yêu tự hiến của Đức Kitô, và v́ thế, như David Power h́nh dung: “T́nh yêu tự hiến của Đức Kitô tỏ lộ xa hơn nữa khi t́nh yêu ấy được hiện thân trong Giáo hội nhờ Chúa Thánh Thần, và đến phiên ḿnh Giáo hội trao ban sự sống ấy, tuôn trào t́nh yêu ấy từ trong ḷng ḿnh, để cho những người khác có thể được chia sẻ trong đó. Là những kẻ được lănh nhận lănh, các Kitô hữu trở thành người trao ban.”[37] Do đó, chúng ta không thể nói về t́nh yêu tự hiến của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể một cách trung thực nếu như hồng ân này không thấm nhập vào đời sống Kitô giáo, trong mọi cách thức diễn tả của t́nh yêu tự hiến, ngơ hầu trở nên những con người biết tham gia tích cực vào công việc biến đổi thế giới. Nói cách khác, mỗi lần cử hành bí tích Thánh Thể là chúng ta đi sâu vào trong mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô. Chính khi tuyên xưng sự tự hiến hoàn toàn tự do của Người, là lúc chúng ta cử hành đời sống tự do của chúng ta, và mặc lấy tính vô vị lợi trong cuộc sống cộng đoàn của Thiên Chúa Ba Ngôi, và nhờ đó mà được thông dự vào t́nh yêu vị tha của Thiên Chúa. Ư nghĩa Thánh Thể và cánh chung liên kết mật thiết với nhau trong sự tự hiến của Đức Kitô. Tựu trung, chúng ta có thể nói rằng ư nghĩa chính yếu của bí tích Thánh Thể chính là tấm bánh được bẻ ra và được chia sẻ trong niềm hy vọng tiền dự vào tương lai.

Chỉ nguyên hành vi dâng lễ vật và kinh dâng lễ cũng đă nhắc đến các thực tại kinh tế, chính trị và xă hội của thế giới con người và mọi h́nh thức của sự sống, cho chúng ta có ư thức hơn về mọi tặng vật, mọi thứ trao ban nhằm nuôi dưỡng cuộc đời của chúng ta, cũng như sự thánh thiện và toàn vẹn của tất cả tạo thành. Khi cộng đoàn Kitô hữu tiếp tục “tuyên xưng sự chết của Chúa cho đến khi Ngài lại đến” (1 Cr 11:26), bí tích Thánh Thể ôm lấy các thực tại của kinh nghiệm con người, kể cả sự thiếu tự do và các kinh nghiệm về tha hóa và các vấn đề sinh thái. Trong chiều hướng đó, bí tích Thánh Thể được cử hành trong niềm hy vọng đạt tới tự do tối hậu từ những thực tại cụ thể của đau khổ và sự chết. Niềm hy vọng đích thực, do đó, được học biết từ trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, Đấng ở cùng chúng ta, v́ chúng ta, và nhập cuộc với chúng ta trong sự đấu tranh đem lại một thế giới công bằng và yêu thương. Hiểu như vậy, chúng ta mới t́m thấy nơi bí tích Thánh Thể một ư nghĩa sâu sắc cho sứ mạng của Giáo hội trong thế giới hôm nay.

Dù tương lai nhân loại và vũ trụ xảy đến như thế nào, hành động cứu độ của Thiên Chúa sẽ hoàn toàn kiên định với những ǵ Người đă thực thi trong lịch sử cứu độ qua sứ vụ cụ thể và cuộc Phục sinh của Đức Kitô. V́ lư do này, thế giới lịch sử có tầm quan trọng thật sự, v́ thế giới ấy là trung gian cho ḷng nhân từ và ơn cứu độ của Thiên Chúa đến với toàn thể nhân loại theo đường lối bí tích. Do đó, hạ giá lịch sử là hạ giá cánh chung. Bởi lẽ cánh chung không phá huỷ lịch sử, nhưng đưa ra phán xét và giúp lịch sử hoàn tất.[38] Hơn thế nữa, chúng ta có thể nói rằng lịch sử trần thế không nằm ngoài lịch sử cứu độ; chính nó c̣n dự báo cho một tương lai đổi mới nữa. Như vậy, cử hành Thánh Thể như là bí tích cánh chung ḥa nhập cộng đoàn Kitô hữu vào những giá trị thăng tiến xă hội, của các thành tựu văn hóa và tất cả mọi cách thức khác biệt, mà Chúa Thánh Thần thực hiện trong thế giới. Trong việc cử hành hy tế tạ ơn, “hoa mầu trái đất và lao công của con người” không chỉ nhắc nhở chúng ta về mọi hồng ân tốt lành đă được lănh nhận một cách nhưng không từ công tŕnh sáng tạo của Thiên Chúa, mà c̣n là biểu trưng cho khát vọng sâu thẳm của con người về sự đổi mới vạn vật trong tương lai.

 

4. Cử hành phụng vụ Thánh Thể như là cảnh vực thần linh của Chúa Ba Ngôi:

Bài khảo luận về mối tương quan giữa bí tích Thánh Thể và niềm hy vọng cánh chung c̣n dẫn chúng ta đến việc nhận biết Thánh Thể là cảnh vực thần linh, là cảnh giới thánh thiêng nơi chúng ta đón nhận mầu nhiệm ban sự sống của Chúa Ba Ngôi. Khi người Kitô hữu quy tụ với nhau để cử hành Thánh Thể, họ hợp thành một cộng đoàn cánh chung, được nối kết trực tiếp với chính sự sống của Thiên Chúa. Đặc biệt chúng ta thấy Kinh Nguyện Thánh Thể gói trọn, trong ngôn từ và cử chỉ, cảm nghiệm về niềm hy vọng Kitô giáo. Vinh tụng ca “Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô, và trong Đức Kitô, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, mọi vinh quang và danh dự đều thuộc về Cha là Thiên Chúa toàn năng đến muôn thuở muôn đời” biểu lộ đường hướng mang chiều kích cánh chung và Chúa Ba Ngôi. Như vậy, toàn việc thờ phượng Thánh Thể trở thành tụ điểm để tiếp nhận và chuyển giao viễn ảnh về một tương lai, nơi đó, mọi sự mọi loài đều phát xuất từ một khởi điểm chung và hướng về một đích điểm chung là Thiên Chúa Ba Ngôi, là cội nguồn và cùng đích của vũ trụ.

Trong bí tích Thánh Thể, do đó người tín hữu được mời gọi liên kết mật thiết với từng Ngôi Vị trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Lời mời gọi này đưa họ đến hiệp thông trong và với sự sống thần linh được gói ghém trong lời nguyện phụng vụ dâng lên Chúa Cha, nhờ Chúa Con là Đức Kitô và trong Chúa Thánh Thần.

Trước tiên, khi chúng ta nguyện cầu với Đức Chúa Cha, là “Đấng Thánh, là Nguồn mạch mọi sự thánh thiện,”[39] là Đấng “ban sự sống và thánh hoá muôn loài muôn vật,”[40] là “Đấng duy nhất tốt lành và là nguồn mạch sự sống,” th́ bí tích Thánh Thể là tột đỉnh của lời kinh mà Giáo hội cảm tạ “mọi ơn lành cho thế gian” đă được trao ban qua Đức Kitô, cũng như lời ngợi khen về mọi hoạt động tỏ bày “thượng trí và t́nh thương”[41] của Thiên Chúa trong lịch sử con người. Trong nghi lễ chúc tụng và tạ ơn này, chúng ta nhận biết Đức Chúa Cha hiện hữu như vị Thiên Chúa của sáng tạo và hoàn tất. Điều Thiên Chúa đă h́nh thành lúc khởi nguyên, Người sẽ đưa đến viên măn toàn vẹn vào thời cánh chung, v́ mục đích của Thiên Chúa là đổ đầy trên “toàn thế giới muôn phúc lộc chan ḥa.”[42] Theo ư nghĩa đó, bí tích Thánh Thể diễn tả ơn gọi của mọi thụ tạo là làm vinh danh Thiên Chúa, nghĩa là tham dự vào bài ca tung hô của toàn thể vũ trụ: “Thánh, Thánh, Thánh”. Do đó, tất cả tạo thành cử hành và ca tụng vinh quang Thiên Chúa qua ngôn ngữ của con người. Như Enrico Mazza nhận định: “Như thế, kinh Sanctus (Thánh, Thánh, Thánh) bày tỏ sự hiệp nhất của phụng vụ thiên quốc với phụng vụ trần thế trong các nghi thức của cộng đoàn tế tự. Trên trần gian này, chúng ta lấy kiểu mẫu của các Thiên Thần và các Thánh mà sử dụng trong việc thờ phượng để tung hô và tôn vinh Thiên Chúa chúng ta; v́ thế mà kinh nguyện hiến tế biểu lộ sâu sắc chiều kích cánh chung của bí tích Thánh Thể.”[43] Quả thật, khi cử hành phụng vụ, các tín hữu tiếp cận với thời đại cánh chung, và nhờ đó họ có thể cảm nghiệm được trở nên một với toàn thể vũ trụ, trở thành tiếng hát thay cho hoàn vũ không ngừng ca tụng Thiên Chúa.

Bí tích Thánh Thể đ̣i hỏi người tín hữu sống một tương lai vừa ló dạng, nghĩa là sống mầu nhiệm Nước Thiên Chúa ngay trong giây phút hiện tại.

Kế đến, cộng đoàn Kitô hữu cử hành Thánh Thể là để tưởng nhớ mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, bao gồm tất cả cuộc đời, cái chết, sự phục sinh và lên trời vinh hiển của Người. Trong cuộc cử hành hy tế Thánh Thể, Đức Kitô hiện diện đích thực trong tư cách Thượng Tế của Giao Ước Mới, duy nhất thực hiện nghi thức phụng vụ một cách chính đáng, và chính nhờ Người mà Giáo hội thực thi hành động tư tế tương tự. V́ vậy, khi đáp lại lời truyền dạy của Đức Giêsu: “Hăy làm việc này mà nhớ đến Thầy,” cộng đoàn tín hữu biểu lộ cụ thể lời cảm tạ và sự tôn vinh Thiên Chúa:“Lạy Cha, giờ đây chúng con tưởng nhớ Con Cha đă chịu khổ h́nh để cứu độ muôn người, đă sống lại diệu huyền và lên trời vinh hiển; đồng thời mong đợi Người lại đến, chúng con dâng lên Cha hy lễ hằng sống và thánh thiện này để tạ ơn Cha.” Nói cách khác, khi người Kitô hữu họp nhau cử hành hy lễ Thánh Thể, th́ ư nghĩa của biến cố Đức Kitô trở thành tâm điểm. Chính trong khung cảnh phụng vụ này, họ có thể hưởng nếm trước hương vị của ngày Chúa ngự đến vào thời cánh chung: đó là cảm nhận được gặp gỡ Đức Kitô dưới h́nh thức bí tích, bởi v́ trong phụng vụ cử hành có nghĩa là làm cho điều được cử hành trở nên “hiện diện” giữa cộng đoàn. Mặt khác, v́ là cuộc tưởng niệm Đức Kitô, nên bí tích Thánh Thể yêu cầu cộng đoàn Kitô hữu trở thành môi giới để mọi người thực sự cảm nhận được lời mời gọi tiên khởi gia nhập vào Nước Thiên Chúa của Đức Kitô. Bí tích Thánh Thể, do đó, đ̣i hỏi người tín hữu sống một tương lai vừa ló dạng, nghĩa là sống mầu nhiệm Nước Thiên Chúa ngay trong giây phút hiện tại.

Tất cả những điều ấy diễn ra đều do quyền năng sáng tạo của Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống. Nếu nói rằng bí tích Thánh Thể minh chứng quyền năng của Đức Kitô đang hoạt động trong lịch sử, th́ cũng có nghĩa là nói rằng Chúa Thánh Thần đang hoạt động, bởi v́ Đấng Phục Sinh vinh hiển là Đấng-đầy-tràn-Thần-Khí. V́ chỉ có một Thánh Thần của Đức Kitô, nên ở đây, chúng ta có thể ghi nhận chiều kích Kitô học và chiều kích Thánh linh học của bí tích Thánh Thể gắn chặt với nhau. Trong lịch sử cứu độ, cũng như trong biến cố Thánh Thể, các sứ vụ của Đức Kitô và Chúa Thánh Thần bổ túc cho nhau; sứ vụ của Ngôi Vị này bao hàm sứ vụ của Ngôi Vị kia. Như thế, mục đích của kinh Epiclesis, lời khẩn cầu Thánh Linh, là hoàn tất sứ vụ tự hiến của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể. Trong cuộc cử hành phụng vụ, lễ dâng là bánh rượu được thánh hiến và được biến đổi thành thực tại tối hậu: “Chúng con xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này để biến thành Ḿnh và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.” Chúng ta cũng tha thiết cầu khẩn Chúa Thánh Thần hoạt động để sự hiệp thông Thánh Thể vào Thân Ḿnh Đức Kitô có hiệu quả nơi các tín hữu: “Và khi chúng con được Ḿnh và Máu Con Cha bổ dưỡng, được tràn đầy Thánh Thần của Người, xin cho chúng con trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô.” John H. McKenna mô tả tư tưởng chủ đạo này như sau:

Chúng ta nhận thấy đây là mục đích của bí tích Thánh Thể. Và do đó, công việc nội tâm hóa và thần hóa là nhiệm vụ chính đáng của Chúa Thánh Thần trong nhiệm tích Thánh Thể. Ngài đến không phải chỉ để “thánh linh hóa” bánh và rượu, bằng cách làm cho Ḿnh và Máu Thánh hiển vinh của Đức Kitô thực sự hiện diện trong đó. Hơn thế nữa, Chúa Thánh Thần c̣n “thánh linh hóa” những người tham dự vào tấm bánh và chén rượu này để làm cho Đấng Phục Sinh cũng hiện diện trong họ.[44]

Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói bản chất của bí tích Thánh Thể là biến cố hiệp thông. Mục đích của bí tích Thánh Thể chính là thần linh hóa cộng đoàn Kitô hữu, nghĩa là vừa đưa cộng đoàn tín hữu vào sự hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, đồng thời vừa làm cho họ hiệp thông với nhau. Khi được thánh hóa và biến đổi bởi tác động của Chúa Thánh Thần trong Thân Ḿnh Đức Kitô, cộng đoàn Kitô hữu làm chứng cho vinh quang Thiên Chúa, và được tái tạo thực sự trong sự sống thần linh của Ba Ngôi chí thánh. Qua t́nh yêu tự hiến của Đức Kitô và nhờ quyền năng sáng tạo của Chúa Thánh Thần, cộng đoàn Kitô hữu được nhận biết Chúa Cha, được thần linh hóa, và được lôi cuốn vào biến cố cứu độ của Ba Ngôi Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể do đó mạc khải mầu nhiệm hiệp thông của Chúa Ba Ngôi. Nói cách khác, bí tích Thánh Thể tập trung vào vinh quang của Chúa Ba Ngôi, được hiển thị qua cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, cũng như chứa đựng lời hứa về sự sống mới cho tất cả tạo thành được đi vào cơi vĩnh hằng. V́ là môi trường trao ban sự sống của Chúa Ba Ngôi, nên bí tích Thánh Thể chỉ có thể loan báo cho con người niềm hy vọng hồng phúc mà thôi.

 

Kết luận

Chúng ta vừa khám phá bản chất cánh chung của Thánh Thể, vừa triển khai các hàm ư của bí tích ấy cho phụng vụ, linh đạo và thực hành đạo đức Kitô giáo, với mục đích để xây dựng một tổng luận có hệ thống về cánh chung quan Thánh Thể. V́ thế, như là cuộc tuởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, và như là“lễ bẻ bánh” (Cv 2: 42-46) trong thời Giáo hội sơ khai, bí tích Thánh Thể được cử hành trong bối cảnh của Chúa Phục Sinh hiện diện sống động giữa các môn đệ của Người (Lc 24: 28-35, 36-43; Ga 21: 9-13). Do đó, chia sẻ trong bí tích Thánh Thể là tiền dự vào việc Đức Kitô sẽ ngự đến trong vinh quang và bữa tiệc thiên quốc.

Đối với các Kitô hữu, một dấu chỉ đặc thù của niềm tin là cho thấy mối tương quan giữa Nước Thiên Chúa và sự phục sinh. Cuối cùng, như là sự thông dự vào sự sống toàn phúc của Đấng Phục Sinh, và cùng với sự biến đổi các yếu tố vật chất của bánh và rượu thành Ḿnh và Máu Đức Kitô, nên bí tích Thánh Thể phát biểu các ước mơ và niềm hy vọng mà Đức Kitô đă khai mở về số phận tương lai cho toàn thể nhân loại và vũ trụ. Chính v́ bí tích Thánh Thể cho phép và đ̣i hỏi cộng đoàn các tín hữu sống “thời gian trung gian” giữa trông chờ và hy vọng của thực tại cánh chung, cho nên một cảm thức mới về cuộc hiện hữu trong thế giới như là hiện hữu trong hiệp thông được đề xướng ra, và làm thay đổi toàn bộ chân trời hy vọng của chúng ta. Khi ăn và uống ở bàn tiệc Thánh Thể là chúng ta được hiệp nhất với Đức Kitô, được nuôi dưỡng bởi t́nh yêu tự hiến và biến đổi của Chúa Ba Ngôi. Việc cử hành hy tế tạ ơn là nơi gặp gỡ như một đặc ân của Chúa Ba Ngôi và cộng đoàn Kitô hữu trong phút giây hiện tại, như một biến cố của lịch sử cứu độ. Dầu vậy, biến cố này mới chỉ là đối tượng của niềm hy vọng, v́ ơn cứu độ được thể hiện vào thời gian hiện tại chỉ là khởi đầu hoặc là một dấu chỉ báo trước cho điều sẽ tới. Là huyền thân của Đức Kitô, cộng đoàn Kitô hữu tiến dâng “hoa mầu ruộng đất, lao công của con người,” kết hợp các từ ngữ, dấu chỉ, các nghi thức cử hành lại với nhau để toả sáng những điều chân thật nhất, tốt lành nhất và đẹp đẽ nhất từ sự thánh thiện và t́nh yêu của Thiên Chúa. Mỗi lời kinh, mỗi hành vi chia sẻ, và cử chỉ cùng ăn cùng uống trong bí tích Thánh Thể đều chan hoà ư nghĩa cánh chung, hướng về ngày lịch sử được hoàn tất trong sự viên măn của thời gian.

Như là “nguồn mạch và đỉnh cao” của đời sống Kitô hữu, bí tích Thánh Thể nối kết toàn thể vũ trụ với Đức Kitô, là “Trưởng Tử” của muôn loài thọ sinh và là đích điểm của công tŕnh tạo dựng. Bí tích Thánh Thể liên đới các Kitô hữu với nhau, và thôi thúc họ đi vào sự hiệp thông cánh chung của tất cả cộng đoàn với Thiên Chúa, Đấng ban sự sống vĩnh cửu cho mọi người trong Đức Kitô và Chúa Thánh Thần. Do đó, một nhăn quan mới về tạo thành xuất hiện. Khi tụ họp với nhau ở bàn tiệc Thánh Thể, các Kitô hữu trở nên thành phần của tạo thành mới được đưa vào vũ trụ t́nh yêu và sự sống của Chúa Ba Ngôi:

Lạy Cha, Cha thật là Đấng Thánh, và muôn vật mà Cha đă tạo thành đều phải ca ngợi Cha: v́ nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con, và do quyền năng tác động của Chúa Thánh Thần, Cha ban sự sống và thánh hóa muôn loài muôn vật, và không ngừng quy tụ một dân riêng, để từ Đông sang Tây cùng dâng lên Cha một hiến lễ tinh tuyền.[45]

Qua lời kinh nguyện trên đây của cộng đoàn Kitô hữu, chúng ta dám khẳng định rằng Thiên Chúa đang thực hiện ơn cứu độ muôn đời cho nhân loại, ngay từ bây giờ, qua bí tích Thánh Thể. Nhờ thông phần vào Ḿnh và Máu của Đức Kitô Phục Sinh, các tín hữu được chia sẻ niềm hy vọng sống lại với Người, cũng như được thừa hưởng hạnh phúc thiên thu, v́ niềm hy vọng cánh chung biến đổi đời sống con người một cách chân chính nhất và mang lại ư nghĩa cho cuộc hành tŕnh của chúng ta trong lịch sử.

Là Thân Ḿnh của Đức Kitô, cộng đoàn Kitô hữu được mặc khải như một dân tộc cánh chung, v́ tự bản chất, đó là một cộng đoàn Thánh Thể, nghĩa là một cộng đoàn cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô qua việc ăn và uống bánh và rượu đă thực sự trở nên lương thực của Nước Thiên Chúa, do đó cuộc sống chính là niềm hy vọng vào lời hứa của Đức Kitô. Bởi v́ bí tích Thánh Thể là hồng ân cánh chung của Thiên Chúa, nên chính việc ban tặng hồng ân đó mở ra ngưỡng cửa hy vọng và giúp các tín hữu h́nh dung một thế giới mới, như được diễn tả trong Kinh Nguyện Thánh Thể II về Hoà giải: “Xin cho muôn người thuộc mọi đoàn thể và tầng lớp, mọi chủng tộc và ngôn ngữ mai sau cũng được quy tụ về dự tiệc trong Nước Cha. Lúc đó chúng con sẽ hân hoan mừng ngày nhân loại được hoàn toàn hiệp nhất trong cảnh thái b́nh vĩnh cửu, nhờ Đức Kitô, Con Cha.” Hướng ḷng về thế giới mới này, các tín hữu cùng nhau tụ họp để tung hô Thiên Chúa, cầu nguyện, và cam kết trong tinh thần của Giao Ước mới; thế nên cử hành Thánh Thể là thể hiện cao cả nhất sự hiệp thông của t́nh yêu Thiên Chúa, Đấng đă thiết lập cộng đoàn Kitô hữu vào Vương Quốc hằng sống trong Con yêu dấu của Người (Cl 1: 12-13).

Đây là nền tảng vững chắc cho niềm hy vọng Kitô giáo, là hiện thân cánh chung của hồng ân tự hiến mà Đức Kitô trao ban giữa chúng ta v́ sự sống trần gian. Sự hiệp thông trong t́nh yêu bền vững đến muôn đời của Thiên Chúa, được cử hành trong bí tích Thánh Thể, vừa là kinh nghiệm được hưởng nếm trước, vừa là lời hứa hẹn về sự hiệp thông tối hậu của chúng ta với Thiên Chúa. Những thử thách và đau khổ triền miên của chúng ta được đưa vào mầu nhiệm mà chúng ta cử hành, và tất cả những ǵ là chân, là thiện, là mỹ mà chúng ta thực hiện trong cuộc đời chắc chắn sẽ dự phần trong mầu nhiệm đó. Do đó, được tràn đầy niềm hy vọng vào sự phục sinh của Đức Kitô, Đấng ban cho nhân loại “niềm hy vọng đạt tới vinh quang” (Cl 1:27), cộng đoàn các tín hữu cùng tiến về một thế giới mới, nơi đó “Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi sự” (1 Cr 15:28). Trong ư nghĩa này, bí tích Thánh Thể là cuộc cử hành phụng vụ căng hướng về tương lai, đặt nền tảng kiên vững cho mọi lập tŕnh đầy hy vọng của người Kitô hữu trong lịch sử, và phác họa một viễn tượng giải thoát có khả năng làm biến đổi đời sống xă hội của con người. Như thế, niềm hy vọng Kitô giáo bao trùm lịch sử và tiến tŕnh thăng tiến vũ trụ; tuy là một đặc ân thần linh tuyệt đối, nhưng niềm hy vọng đó cũng giải thoát con người được tự do hợp tác với Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể cổ vơ người Kitô hữu tích cực dấn thân hoạt động cho vinh quang tương lai nơi trần thế với niềm phấn khởi mang tính cách tiền dự và xác tín rằng trong Đức Kitô, nhân loại và tất cả tạo thành được hưởng nếm trước sự sống vĩnh cửu mai sau.

 

Lm. Phaolô Vũ Chí Hỷ, SSS (Úc)

 

Giuse Nguyễn Trọng Đa và Athanasius Nguyễn Quốc Lâm
(chuyển dịch từ bài viết của Paul Vũ Chí Hỷ, “Towards a Constructive Retrieval of the Eschatological Dimension of the Eucharist, Australian Ejournal of Theology, Issue 3, August, 2004).

 


 

Ghi chú

[32] Gustavo Gutierrez, A Thelology of Liberation, 1993, p. 150

[33] Gustavo Gutierrez, A Theology of Liberation, p. 149

[34] Tony Kelly, The Bread of God: Nurturing a Eucharistic Imagination, 2001, pp. 70-71.

[35] Martelet, The Risen Christ and The Eucharistic World, p. 37

[36] Geoffrey Wainwright, Eucharist and Eschatology, p. 128

[37] David Power, Sacrament: The Language of God’s Giving, 1999, p. 281

[38] Xem Martelet, the Risen Christ and the Eucharistic World, p. 165

[39] Kinh nguyện Thánh Thể 2

[40] Kinh nguyện Thánh Thể 3

[41] Kinh nguyện Thánh Thể 4

[42] Kinh nguyện Thánh Thể 4

[43] Enrico Mazza, The Eucharistic Prayers of The Roman Rite, 1986, p.163

[44] John H. McKenna, Theological Studies, 36.2, 1975, p. 278

[45] Kinh nguyện Thánh Thể 3

 


  Đọc tiếp :

1 2

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.