ĐÓN CHÀO ANH EM TÂN T̉NG
tại Giáo Xứ Việt Nam Paris

DonchaoTanTong

 

 

 

 

 

 

Từ dự ṭng đến tân ṭng

Mùa Phục Sinh 2009 năm nay, Giáo Xứ Việt Nam đă được hân hạnh đón tiếp 18 tân ṭng. Đây là một chuẩn bị kỹ lưỡng và tương đối lâu dài. Có người đă theo học cả hơn năm nay. Không kể lễ nghi chung « Được gọi chính thức » với các dự ṭng khác ở nhà thờ Đức Bà Paris với Đức Hồng Y Tổng Giám Mục André Vingt-Trois, riêng tại Giáo Xứ hai lễ nghi đă được cử hành : lễ dự ṭng gia nhập công đoàn vào chủ nhật I mùa vọng và lễ tân ṭng lănh nhận bí tích rửa tội và thêm sức vào chủ nhật Phục Sinh.

Chủ nhật 30.11.2008, chủ nhật thứ I mùa Vọng, 18 anh chị dự ṭng đă làm lễ gia nhập cộng đoàn tại Giáo Xứ Công Giáo Việt Nam. Trong nghi thức gia nhập cộng đoàn này, Đức Ông Mai Đức Vinh, cùng toàn Ban Giám Đốc Giáo Xứ và tất cả cộng đoàn, đă tiếp đón các anh chị dự ṭng. Ngài nói : « Quí anh chị thân mến, Chúng tôi cũng như cả Cộng Đoàn và cả Giáo Hội rất vui mừng đón tiếp quí anh chị hôm nay. Bởi v́ sự hiện diện của quí anh chị hôm nay, chứng tỏ quí anh chị muốn đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, mà chính mỗi người quí anh chị đă nghe biết, và chính Chúa dẫn quí anh chị tới đây để xin cùng Giáo Hội của Chúa ơn đức tin, ơn được sống trong Chúa Kitô. Quí anh chị đang đồng hành với Chúa Kitô, và nhờ người, quí anh chị học biết tường tận hơn về Thiên Chúa, yêu thương Ngài đằm thắm hơn, sẵn sàng tích cực đáp lại những điều Ngài đang chờ đợi nơi quí anh chị » (1).

Chủ nhật Lễ Lá 05.04.2009, Bản tin Giáo xứ loan báo « Đón chào và cầu nguyện các anh chị em Tân Ṭng : Xin Cộng Đoàn cảm tạ Chúa và Đức Mẹ đă khấng cho Cộng Đoàn chúng ta được gần 20 anh chị em dự ṭng sẽ gia nhập Giáo Hội vào chủ nhật Phục Sinh 2009 này. Xin mọi người hân hoan đón chào và chung lời cảm tạ với anh chị em cũng như với mọi tân ṭng khác trong Tổng giáo phận Paris và trên khắp thế giới ».

Chủ nhật Phục sinh 12.04.2009, gần 20 anh chị dự ṭng, sau một thời gian học hỏi kỹ lưỡng, đă được ước lượng đủ hiểu biết và ư muốn để lănh nhận Bí tích rửa tội.

Ngay sau bí tích rửa tội, các anh chị cũng đă được lănh nhận Bí tích thêm sức. Bí tích đă được diễn ra với lời huấn dụ cho các thỉnh nhân và cho toàn cộng đoàn ; lời cầu nguyện cho các thỉnh nhân và ban phép bí tích : « Anh (Chị) hăy lănh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần ».

Sau hai bí tích này, người tân ṭng đă thực sự là một giáo dân, một tín hữu, hay nói như Đức Ông Mai Đức Vinh, họ đă qua ba đoạn đường học hỏi và đă đến được với Thiên Chúa T́nh Yêu.

 

Ba giai đoạn trên đường dẫn đến Thiên Chúa T́nh Yêu

Là người có trách nhiệm dậy giáo lư, đặc biệt là giáo lư tân ṭng trong 21 năm (1977-1998) cho người Việt Nam tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, Đức Ông Mai Đức Vinh đă cho biết những động lực thúc đẩy người Việt Nam xin học giáo lư để gia nhập đạo Công Giáo và ba chặng đường học đạo như sau trong một bài mới viết cho cuốn sách « Giáo Xứ Việt Nam 60 năm », đang in và sẽ phổ biến nay mai.

Những động lực nào đă thúc đẩy người Việt Nam xin học giáo lư để gia nhập đạo Công Giáo? Xin thưa : v́ đă khấn hứa với Chúa và Đức Mẹ (đặc biệt trước khi rời Việt Nam…), v́ đă lănh nhận một ân huệ Chúa và Đức Mẹ ban (ơn khỏi bệnh, thoát nạn, được việc làm…), v́ muốn gia đ́nh được hiệp nhất trọn vẹn và bảo đảm hạnh phúc lâu bền (các đôi bạn đă lập gia đ́nh một số năm, hay sắp lập gia đ́nh), v́ cảm mến đạo công giáo (thấy đạo công giáo quan tâm nhiều về bác ái nhân đạo, có những nhân vật nổi tiếng như Mẹ Têrêsa Calcutta, Abbé Pierre, Đức Gioan Phaolô II, hoạt động bác ái của Giáo xứ Việt nam…), v́ ảnh hưởng tốt của các bạn công giáo (ngoại quốc hay Việt Nam, có khi đă quen thân lâu năm, có khi những năm ở ca đoàn, trong một sinh hoạt … như JMJ, trại hè).

Hành tŕnh đức tin của một tân ṭng Việt Nam dài vắn tùy theo hoàn cảnh : Nếu là một người cao niên, tức là trên 70 tuổi, thời gian ngắn và chương tŕnh học đơn giản hơn. Nếu là người b́nh thường duới 70 tuổi chương tŕnh đầy đủ với thời gian dài hơn như chúng tôi sẽ nói tới dưới đây. Nếu là một bệnh nhân, tất nhiên thời gian và chương tŕnh chỉ là tối thiểu. Thời gian b́nh thường là từ sáu tháng đến một năm, học đều đặn mỗi tuần một lần, mỗi lần một giờ tới môt giờ rưỡi hoặc với một linh mục, hay một phó tế hoặc một tu sĩ, hay đôi khi với một giáo dân. Ngày giờ học được xếp theo sự thuận lợi tối đa cho dự ṭng, v́ thế có khi học từng nhóm bốn năm người, có khi một hay hai người theo ngày và giờ hẹn. Cũng v́ nương theo hoàn cảnh của mỗi dự ṭng, nên việc học giáo lư có thể vào thời điểm thuận lợi, nhưng thường là đầu tháng chín mỗi năm. Thời gian học được chia thành ba giai đoạn chính (étapes) mỗi giai đoạn được kết thúc bởi một « ngày nghi lễ » :

 

1. Gia Nhập Cộng Đoàn (Entrée dans la Communauté)

là chủ nhật thứ nhất Mùa Vọng : Sau một thời gian học giáo lư, thường là ba tháng và riêng rẽ về người dạy và về ngày học, nay được xum họp lại trong một buổi cử hành nghi thức mang nhiều ư nghĩa :

• Người dự ṭng thấy ḿnh không lẻ loi, trong Cộng Đoàn c̣n có nhiều anh chị em khác cũng đang đi t́m Chúa như ḿnh. Họ sẽ phấn khởi thêm…

• Người dự ṭng được đón tiếp vào Cộng Đoàn hay Giáo Xứ là đơn vị cơ bản của Giáo Hội. Người công giáo không thể sống đạo ngoài khuôn khổ Cộng Đoàn. Cộng Đoàn phấn khởi đón tiếp họ và ư thức bổn phận phải cầu nguyện cho anh chị em dự ṭng. Ư nghĩa này nổi bật bởi hai sự kiện : chính cha sở chủ sự nghi lễ, người Đại Diện Cộng Đoàn chào mừng và đón tiếp anh chị em dự ṭng.

• Đây là bước thứ nhất chính thức đi dần vào Giáo Hội hoàn vũ…

• Nghi thức Gia Nhập Cộng Đoàn gồm ba phần : - Phần tiếp đón, nổi bật ‘Chúa Giêsu là Ánh Sáng chiếu soi tâm hồn dự ṭng’, và lời chào mừng của vị đại diện cộng đoàn. – Phần nghi thức, chính yếu là ‘linh mục vẽ Thánh Giá trên trán, hai tai, hai mắt, môi miệng, trước ngực, hai vai và toàn thân mỗi dự ṭng’. – Phần Lời Chúa : bài Thánh thư, bài Tin Mừng và bài chia sẻ diễn tả ‘việc Chúa kêu gọi và con đường dự ṭng đi theo Chúa’, và Lời nguyện giáo dân (xem Rituel du Baptême des Adultes par Etapes, II, ‘L’Entrée en Catéchuménat).

 

2. Được gọi chính thức (Appel Décisif)

Tại Paris, nghi thức này thường được tổ chức vào chiều thứ bảy tuần thứ nhất Mùa Chay tại một nhà thờ lớn của Paris, dưới sự chủ toạ của Đức Hồng Y với những ư nghĩa sau đây :

• Sau ngày ‘Gia nhập Cộng Đoàn’, hôm nay anh chị em dự ṭng lại tiến thêm một bước nữa, là gia nhập vào Giáo phận hay Giáo hội địa phương. Một lần nữa họ thấy ḿnh không cô đơn trên đường đi t́m Chúa. Nếu tại Giáo Xứ Việt Nam trung b́nh có 17-20 dự ṭng, th́ tại Tổng Giáo phận Paris trung b́nh có 300 dự ṭng mỗi năm. Cả tổng giáo phận và chính những anh chị em thuộc nhiều sắc tộc đều phấn khởi hân hoan lên tŕnh diện với vị Chủ Chăn…

• Hôm nay, chính ngài sẽ chính thức mời gọi dự ṭng tiến lên, tiếp tục dọn ḿnh gần để lănh nhận Bí Tích Rửa Tội vào dịp lễ Phục Sinh, ‘Gia nhập vào Giáo Hội hoàn vũ, đại gia đ́nh dân Chúa, thành phần tử của Giáo Hội, thành ‘đàn em của Chúa Giêsu’ và ‘con cái của Thiên chúa…’.

• Hôm nay Đức Hồng Y sẽ xướng tên từng dự ṭng, như giới thiệu họ với cộng đồng dân Chúa trong Tổng giáo phận. Tên họ được ghi vào cuốn sổ riêng và Đức Hồng y giao cuốn sổ qúy ấy cho các ḍng tu trong Giáo phận với trách nhiệm cầu nguyện cho anh chị em dự ṭng cách riêng trong Mùa Chay là thời gian chuẩn bị gần đến giếng Rửa tội.

• Một nhắc nhủ đặc biệt cho dự ṭng là chiếc khăn tím dài mà Đức Hồng Y sẽ quàng vào cổ cho mỗi người : «Qúy anh chị đă được Thiên Chúa kêu gọi, qúy anh chị sẽ học hỏi kỹ càng về các Bí Tích Đức Tin trong suốt Mùa Chay này cho đến đêm lễ vọng Phục Sinh ». – « Chúng con tạ ơn Chúa ». - «Thiên Chúa trung thành với lời kêu gọi của Ngài, th́ đến lượt qúy anh chị em, anh chị em hăy trung thành với Ngài… » (xem id tr. 79-92 ; xem thêm GLNTT 393).

 

3. ‘Ngày cử hành các Bí Tích Khai Tâm’ (Célébration des Sacrements de l’Initiation)

cũng gọi là ngày ‘Gia nhập vào Giáo Hội hoàn vũ’ hay ‘Ngày lănh Bí Tích Rửa Tội’. Đây là trạm chót của hành tŕnh dự ṭng.

• Theo Giáo Luật hiện nay (Đ 863) việc cử hành Bí tích Rửa Tội cho người lớn (từ 14 tuổi trở lên) dành cho Đức Giám Mục giáo phận, tuy nhiên Ngài có thể ủy quyền cho một linh mục, như trường hợp của Giáo Xứ Việt nam từ nhiều năm nay.

• Thường cử hành trong đêm thứ bảy Tuần Thánh, tuy nhiên có thể cử hành vào chính ngày lễ Phục Sinh hay một ngày nào khác tùy tiện. Tại Giáo Xứ Việt Nam trong khoảng 1978-1985, số dự ṭng đông, trên 30 người mỗi năm, nên việc cử hành Bí tích Rửa Tội được tổ chứùc vào hai ngày, lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh, kể từ 1986 tới nay, chỉ cử hành vào ngày lễ Phục Sinh.

• Sau thời gian ‘ảm đạm của Mùa Chay và u buồn của Tuần Thánh’, bầu khí phụng vụ trở nên rực rỡ và tràn ngập hân hoan kể từ đêm lễ vọng Phục Sinh… Cũng vậy, hôm nay Cộng Đoàn thêm hồ hởi nh́n thấy qúy anh chị em dự ṭng đổûi khăn tím và mang khăn trắng, cải tên ‘dự ṭng’ thành tên ‘tân ṭng’, sau những tháng học giáo lư vất vả, hôm nay phấn khởi đón nhận tràn đầy ơn thánh qua ba Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể. Từ nay, anh chị em thực sự là nghĩa tử của Thiên Chúa, là chi thể của nhiệm thể Giáo Hội, là thành viên trong Cộng Đoàn dân chúa » (2)

 

LỜI KẾT

Giáo hội Việt Nam đang hồ hởi chuẩn bị cử hành NĂM THÁNH 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Chính Ṭa Việt Nam (1960-2010). 50 năm đầy hồng ân Chúa, nhưng cũng là 50 năm mà công việc tông đồ truyền giáo có chiều không tăng mà lại giảm. Phải chăng đây là dịp để giáo sĩ và giáo dân việt nam nh́n lại để dấn thân hơn và hữu hiệu hơn trong công việc tông đồ ? để dẫn đưa nhiều lương dân hơn vào « Đường dẫn đến Thiên Chúa T́nh Yêu » ?

Năm 1533, Theo « Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục », vào tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ I (1533), một người Âu Châu tên là Inêkhu lén đến truyền giáo ở làng Ninh Cường, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ thuộc giáo phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định ngày nay (3). Năm 1533 được các nhà làm sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam coi là năm đầu tiên Công Giáo đi vào xă hội Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ gọi là BẢO HỘ, 1533-1659. Kết quả, nhờ sự giảng đạo của các cha Đaminh, Phanxicô và nhất là Ḍng Tên, đặc biệt là cha Đắc Lộ, vào năm 1659, Giáo Hội Việt Nam, chưa có giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh, nhưng có khoảng 100.000 tín hữu, 20.000 trong Nam và 80.000 ngoài Bắc (4), với 265 nhà thờ (5). Cùng với các thừa sai khác, cha Đắc Lộ đă khai sinh ra Chữ Quốc Ngữ.

Ngày 09.09.1659 ĐTC Alexandre VII ban sắc lệnh thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam : ĐC François Pallu được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Ṭa Đàng Ng̣ai, thêm quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc và nước Lào ; và ĐC Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Ṭa Đàng Trong, thêm quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành. Từ đây, ngày 09.09.1659 được coi là ngày mở đầu cho thời kỳ thứ hai trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam : thời kỳ TÔNG T̉A (6). Kết quả là 300 năm sau, vào năm 1960, Giáo hội Việt Nam có 17 giáo phận, có 130.000 người tử v́ đạo, trong đó 117 vị đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Tuyên Phong Hiển Thánh tại Rôma ngày 19/06/1988, có 23 giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 tu sĩ, 1.530 đại và tiểu chủng sinh, có 2.096.540 tín hữu, trên tổng số 29.200.000 dân, chiếm tỷ số 7.17% dân số (7). Số giáo hữu tăng gấp 21 lần. Giáo Hội, dẫu không ngừng bị bách hại bởi chính quyền, đă tạo ra một nền văn học quốc ngữ mới cho Việt Nam, đă tham gia tích cực vào việc xây dựng và cải tiến văn hóa, giáo dục và xă hội cho Việt Nam.

Ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam; các giáo phận hiệu toà trở thành CHÍNH T̉A với 3 toà Tổng giám mục ở Hà Nội, Huế và Sài G̣n. Thành lập thêm ba giáo phận Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên trong giáo tỉnh Sài G̣n. Số các giáo phận tăng lên thành 20 : 10 ở giáo tỉnh Hà Nội, 4 ở giáo tỉnh Huế và 6 ở giáo tỉnh Sài G̣n. Sau 50 năm Chính Ṭa (1960-2010), « Tính đến 31-12-2007, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 26 giáo phận : 10 ở Giáo tỉnh Hà Nội, 6 ở Giáo tỉnh Huế và 10 ở Giáo Tỉnh TP-HCM, 2 Hồng y, 2 Tổng Giám mục, 38 giám mục, 3.510 linh mục, 14.968 tu sĩ nam nữ, 6.087.659 tín hữu trên tổng số 85.154.900 người, chiếm 7,15% dân số. Trong gần 50 năm qua, GHCGVN đă có thêm 6 giáo phận mới, số tín hữu tăng gấp 3, số linh mục tu sĩ tăng gấp đôi » (8). Giáo dân Việt Nam có một tâm thức mới : ư thức rơ rệt ḿnh là việt nam công giáo, dấn thân tham gia trách nhiệm xây dựng quốc gia dân tộc, thậm chí dám đương đầu với các bạo lực bất công thế quyền, để bảo vệ và phát triển chân lư và công b́nh xă hội.

Nhưng tỷ số sút 0.02%. Đây là một vấn đề lớn mà Giáo Hội Việt Nam hôm nay phải đặt ra cho ḿnh. Kết quả truyền giáo chẳng những không tăng, mà c̣n giảm, tại sao ?

 

 

Paris, ngày 28 tháng 04 năm 2009
Trần Văn Cảnh

 

 

 


  Ghi Chú

(1). Trần Văn Cảnh, 18 dự ṭng gia nhập cộng đoàn GXVN Paris, 30.11.2008 http://www.giaoxuvnparis.org/htm/vanhoagiaoxu/cambut/tranvcanh/phongsu/34_18dutong_301108.htm

(2). Mai Đức Vinh, Đường dẫn đến Thiên Chúa T́nh Yêu, 19.03.2007

(3). Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, q. XXXIII, tập II, tr.301, Viện Sử học, NXB Giáo dục 1998

(4) HĐGMVN, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, tr. 189

(5) Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài G̣n : Đường mới, 1972, tr. 129

(6) Trần Văn Cảnh, Thành lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1658, Thiết lập hai Giáo Phận Việt Nam đầu tiên 1959, http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=13&ia=641

(7) HĐGMVN, sđd, tr. 199

(8) Lm Nguyễn Ngọc Sơn, Từ kinh nghiệm truyền giáo ở Việt Nam và Hàn Quốc đến việc xây dựng văn hóa Nhân bản Tâm linh, http://www.vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=65180

 

 

 


Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.