MỤC VỤ GIỚI TRƯỞNG THÀNH

Thánh Gia

 

 

Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp
Khóa gặp gỡ XII
từ 01 đến 04/05/2008
tại LA PUYE, POITIERS


 

 

 

1. NGÀY TIẾP ĐÓN, 01/05/2008

 

 

11. 1990 : Lập Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành cho các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp

Từ sau 30/04/1975, người việt nam đến Pháp càng ngày càng đông, trong đó, số người công giáo tương đối quan trọng. Năm 1997, 17 cộng đoàn Công Giáo Việt Nam đă được thiết lập trên đắt Pháp. (Mới đây, vào năm 2006, các tuyên úy đă ghi nhận 46 cộng đoàn). Trước sự kiện ấy, để làm việc mục vụ cho người công giáo việt nam, Hội Đồng Giám Mục Pháp đă quyết định thành lập một cơ cấu chính thức cho Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam. Đó là Đại Diện Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ bên cạnh các Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp.Vị Đại Diện đầu tiên là cha Samuel Trương Đ́nh Hoè, được bổ nhiệm ngày 9-6-1977. Mười ba năm sau, năm 1990, trong nhiệm kỳ của Cha Mai Đức Vinh (Đại diện các tuyên úy VN tại Pháp: 1990 - 1996), Tuyên úy Đoàn đồng ư thành lập 2 ban mục vụ chuyên biệt, đặc trách Giới Trưởng Thành và Giới Trẻ.

Từ ngày được thành lập, Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đă liên tục tổ chức các khóa gặp gỡ, để các đại diện các cộng đoàn gặp gỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm mục vụ và học hỏi về một kỹ thuật, một lănh vực hay một tổ chức mục vụ, qua các đề tài như :

Ø ‘Vai tṛ và trách nhiệm của giáo dân dựa trên các văn kiện của Công Đồng Vatican II’
Ø ‘Khai tâm và nhận diện thực chất của Giáo dân Việt Nam tại Pháp dựa trên các yếu tố thực tế ‘
Ø ‘T́m hiểu một số các hội đoàn đang sinh hoạt trong các xứ đạo Pháp‘,
Ø ‘Giáo dục thanh thiếuniên trong môi trường gia đ́nh Việt Nam tại xă hội Pháp’
Ø ‘Vai tṛ người phụ nữ Việt Nam trong gia đ́nh và cộng đoàn tại xă hội Pháp’
Ø ‘Đào tạo nhân sự cộng đoàn’
Ø ‘Những yếu tố làm sống cộng đoàn’
Ø ‘Từ mọi ngôn ngữ và mọi văn hóa, chúng ta phải cùng nhau sống và trở nên một Giáo Hội có sứ mệnh tŕnh bày Đức tin trên lănh thổ có nhiều người di cư này‘
Ø ‘Hôn nhân dị giáo và hôn nhân dị chủng‘
Ø ‘Khác biệt giữa các tôn giáo‘ (Đạo nào cũng giống nhau),...

 

12. Bốn ngày 01-04/05/2008 là lần gặp gỡ thứ 12 cúa Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành.

Năm 2004, cha Hà Quang Minh được bổ nhiệm làm Đại Diện Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ bên cạnh các Tuyên Úy Việt Nam. Năm 2007, một Ban Tuyên Úy mới đă được bầu cho Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành, gồm cha Nguyễn Kim Sang, Cha Lê Văn Vĩnh, cha Vũ Mộng Thơ, sư huynh Trần Công Lao, phó tế Nguyễn Văn Thạch và nữ tu Đỗ thị Lan. Về phía giáo dân, các thành viên gồm : Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh (Paris), ông Nguyễn Xuân Tuệ (Rennes), Bà Delaprune Minh Tâm (Versaille), ông Đoàn Quốc Khánh (Orléans), bà Coissard Nguyễn Kim Phỉ (Clermond Ferrand).

Năm 2008 này, cuộc gặp gỡ được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 04/05/2008, tại LA PUYE, gần thành phố POITIERS, tại Nhà Mẹ, Nhà Ḍng Les Filles de la Croix.

Từ nhiều thập niên vừa qua, đời sống đức tin của người kitô hữu trong xă hội thành thị biến chuyển không ngừng. Không những về h́nh thức bề ngoài (đọc kinh, xem lễ ), mà c̣n ở trong lối suy nghĩ về ư nghiă sống đạọ, truyền đạo, về nền tảng luân lư gia đ́nh, xă hội. Riêng đối với những người di dân, đặc biệt là người Việt Nam, cách hiểu đạo và hành đạo tại Âu Châu gây nhiều hoang mang trong lương tâm và ư thức trách nhiệm cuả các bậc cha mẹ, các vị lănh đạo tinh thần... Những lư do nào đă dẫn đến những thay đổi nói trên ? Những thay đổi đó đă gây ra những hậu quả nào cho gia đ́nh và cộng đoàn ? Giáo Hội nghĩ ǵ, có thái độ ǵ... trước những vấn đề đặt ra hiện nay ? Đó là những ưu tư mà các đại diện các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp sẽ cùng chia sẻ với nhau trong kư họp toàn quốc giới trưởng thành thứ 12. Như vậy, một cách tổng quát, các tuyên úy đă hướng chủ đề học hỏi và trao đổi cho khóa họp thứ XII về đề tài : “Những thách đố cho người công giáo Việt Nam tại Pháp hôm nay”. Bốn khía cạnh sẽ được khai triển:

1. “Những thách đố cho Giáo Hội ngày hôm nay” / do cha Vũ Mộng Thơ
2. “Những thách đố cho gia đ́nh ngày hôm nan” / do Gs Trần Văn Cảnh
3. “Những thách đố cho cộng đoàn công giáo ngày hôm nay”/ do Thày Trần Công Lao
4. “Đối thoại cha mẹ con cái ” / do ba bạn trẻ Nha Ty, Vân Thiên và Thiên Phúc

Từ 14 giờ trưa, các hội thảo viên, trên dưới 50 người, gồm các tuyên úy và các đại diện 16 Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, đă dần dà đi đến nhà mẹ Nhà Ḍng các nữ tu Les Filles de la Croix, trong một làng nhỏ nằm cách thành phố Poitiers 40 cây số. Nơi đây, các hội thảo viên đă có dịp được chiêm ngắm một kiến trúc tuyệt đẹp của một tu viện, xây theo lối cổ điển.

18 giờ, các cha tuyên úy hiện diện, đă cùng các hội thảo viên cầu nguyện qua thánh lễ khai mạc. Rồi từ 19 giờ, họ đă cùng nhau dùng cơm tối, gặp gỡ, làm quen, nhận diện chương tŕnh, đọc kinh tối chung, và đi nghỉ đêm.

 

13. Chương tŕnh khóa gặp gỡ được đề nghị như sau

Thứ năm 01/05/08
14 g 00 : Tiếp đón, nhận pḥng.
18 g 00 : Thánh lễ khai mạc.
19 g 00 : Cơm tối.
20 g 30 : Gặp gỡ, làm quen, thông qua chương tŕnh, kinh tối, nghỉ đêm ( cha Sang)
22 g 00 : Họp ban điều hành.

Thứ sáu 02/05/08
08 g 00 : Điểm tâm.
09 g 00 : Kinh sáng. Cha Đại Diện khai mạc khoá, bầu chủ toạ cho mỗi ngày và ban thư kư cho cả khoá, chia nhóm.
09 g 45 : Cha Vũ Mộng Thơ tŕnh bầy : “ Những thách đố cho Giáo Hội ngày hôm nay”.
10 g 45 : Giải lao.
11 g 00 : Hội nhóm
11g 45 : Đúc kết ( pḥng lớn )
12 g 30 : Cơm trưa.
14 g 30 : G.S Trần Văn Cảnh tŕnh bầy : “ Những thách đố cho gia đ́nh ngày hôm nay”
15 g 30 : Giảo lao + goûter.
15 g 45 : Hội nhóm.
1¬6 g 30 : Đúc kết.
17 g 30 : Tập hát lễ. Chủ tế cha Vũ Mộng Thơ.
19 g 00 : Cơm tối.
20 g 30 : Giới thiệu chương tŕnh văn nghệ tối thứ bẩy.
21 g 30 : Kinh tối.
21 g 45 : Sinh hoạt “Hương Vị Bốn Phương ”.

Thứ bẩy 03/05/08
08 g 00 : Điểm tâm
09 g 00 : kinh sáng
09 g 30 : Thầy Lao tŕnh bầy “ Những thách đố cho cộng đoàn công giáo ngày hôm nay ”
10 h 30 : Họp nhóm
11 g 30 : Giải lao
11g 45 : Đúc kết. Chụp h́nh kỷ niệm.
12 g 30 : Cơm trưa.
14 g 30 : Trao đổi về các đề tài : “Giới trẻ và Vi Tính” - “Đối thoại cha mẹ, con cái” - “Sinh hoạt cuả các cộng đoàn”.
15 g 30 : Giải lao, chuẩn bị văn nghệ.
17g 45 : Kinh chiều, tập hát. Lể kính Đức Mẹ.
19 g 00 : Cơm chiều.
20g 30 : Kinh tối, văn nghệ.

Chủ nhật 04/ 04/ 08
08 g 00 : Điểm tâm.
09 g 00 : Họp mặt, rút ưu khuyết điểm, hướng về khoá gặp gỡ thứ X III.
10 g 30 : Thánh lễ ( cha Minh )
11 g 30 : Nghi thức giă từ. Cơm trưa. Ra về.

Xin chúc các hội thảo viên thực hiện một cuộc hội học và trao đổi với nhiều kết quả tốt đẹp.

 

2. NGÀY HỘI HỌC TRAO ĐỔI, 02/05/2008

 

21. Một ngày sống trong cầu nguyện và huynh đệ.

Đức Cha Lambert de la Motte và Đức cha Pallu, hai Giám mục Đại Diện Tông Ṭa đầu tiên ở Việt Nam, đă góp công rất nhiều vào việc xây dựng Giáo Hội Việt Nam. Một trong những công tŕnh mà hai đức cha đa để lại cho giáo hội việt nam là đường tu đức cầu nguyện. Trong công đồng Thừa Sai Hải Ngoại đầu tiên, họp vào năm 1664, tại thủ đô Ayuthia, Thái Lan, hai đức cha đă cùng các thừa sai tiên khởi xác định những nguyên tắc và chương tŕnh làm việc thừa sai, trong đó đời sống cầu nguyện và huynh đệ chiếm một chỗ rất quan trọng. Khóa họp mặt Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đă duy tŕ lối sống cầu nguyện và huynh đệ tốt đẹp ấy trong ngày h ội h ọc trao đ ổi 02.05.2008.

Sáng sớm dậy, các hội thảo viên cùng nhau cầu nguyện qua kinh sáng. Xế chiều, họ cùng nhau dâng thánh lễ. Tối khuya, trước khi đi ngủ, họ cùng nhau đọc kinh tối.

Trong bầu khí cầu nguyện liên tục ấy, các hội thảo viên đă vui mừng và tích cực chia sẻ các của ăn tinh thần và vật chất một cách huynh đệ. Về của ăn vật chất, họ đă cùng nhau dùng cơm sáng, cơm trưa và cơm tối chung và đặc biệt thưởng thức rược chát bordeaux do cha Nguyễn Đức Phúc, tuyên úy cộng đoàn Bordeaux mang tặng. Rồi tối khuya, họ đă cùng nhau thưởng thức « Hương vị Bốn Phương », do các cộng đoàn mang lại và chia sẻ chung với nhau. Về của ăn tinh thần, ba chia sẻ đă được thực hiện : 1- Lời chào mừng và khai mạc của cha Đại Diện Hà Quang Minh, 2- Lời chia sẻ về « Những thách đố cho Giáo Hội » của cha Vũ Mộng Thơ và 3- Lời chia sẻ về « Những thách đố cho gia đ́nh » của giáo sư Trần Văn Cảnh.

 

22. Lời chào mừng và khai mạc khoá XII

Khai mạc khóa hội thảo thứ XII, cha Đại Diện Hà Quang Minh đă nói lời mở đầu cho ngày hội thảo 02.05.2008. Cha nói :

Kính thưa qúy cha, qúy sơ, sư huynh và toàn thể đại diện các cộng đoàn,

Tôi rất vui mừng và hân hạnh chào đón tất cả qúy tuyên úy, qúy vị đại diện các cộng đoàn, đă không quản ngại đường xá xa xôi, về họp mặt nơi đây, một điạ danh mà đa số chúng ta chưa hề nghe tới. La Puye ? Ở đâu thế ? Có ǵ nên hồn ở cái nơi “ khỉ ho c̣ gáy” đó ? Tôi nghĩ đến Nazareth, nghĩ đến câu nói cuả Nathanael thưở xưa : “ Từ Nazareth có ǵ là tốt ?” (Gioan 1, 46).Có chứ, thưa ông Nathanael. Có đức Giêsu con Thiên Chuá. La puye, có ǵ lạ ? Có chứ ! có hai vị thánh thế kỷ 19, St Elisabeth Bichier và St André Hubert Fournet, hai đấng sáng lập ta Cộng Đoàn các Nữ Thánh Giá ( filles de la Croix ) một hội ḍng truyền giáo có mặt tại nhiều quốc gia Âu Châu, Mỹ Châu và Phi Châu. “Chuá hạ bệ những ai quyền thế. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhu”.La Puye bé nhỏ. Nhưng hôm nay vui mừng đón tiếp 16 cộng đoàn công giáo việt nam tại Pháp. Nhà Mẹ các nữ tu đă trở thành quán trọ cho người công giáo việt nam trong cuộc hành tŕnh đức tin 33 năm qua. Mười sáu cộng đoàn hiện diện : Antony, Belley-Ars, Bordeaux, Châteauroux, Clermont-Ferrand, Lille, Nantes, Paris, Poitiers, Reims, Rennes, Saint Etienne, Toulon, Troyes, Vannes, Versailles. Đẹp đẽ dường bao các khuôn mặt đức tin, sáng ngời niềm hy vọng cữu rỗi. Sự hiện diện cuả qúy vị không những là một ṃn quà tinh thần qúy giá cho Cộng đoàn Công giáo Việt nam Điạ phận Poitiers, mà c̣n có một ư nghiă truyền giáo cho người điạ phương ở đây.

Thực vậy, trải qua 4 thể kỷ truyền bá Phúc âm trên đất Việt, người công giáo việt nam đă trung thành làm chứng cho T́nh Yêu Chuá Kitô trong mọi nghịch cảnh, trước mọi biến cố. Hạt giống đức tin gieo vào tâm thức và con tim người dân Nước Việt đă trổ bông kết trái, sinh lợi ich, không những cho quê hương xứ sở mà c̣n cho Giáo Hội hoàn vũ, cụ thể là nước Pháp nơi chúng ta đang an cư lạc nghiệp. Không một thách đố nào có thể làm chùn bước người gieo tin mừng cứu độ. Chúng ta là những chứng nhân kitô hữu cuả ngày hôm nay. Đứng trước những thay đổi văn hoá, xă hội, kinh tế, kỹ thuật...chúng ta phải có thái độ nào, lập trường nào trong đời sống đức tin ? Đóng kín trong lồng kính luân lư cổ truyền việt nam cuả ông cha đế lại ư ? Liệu những h́nh thức sống đạo, giữ đạo hôm qua, trong bối cách lịch sử văn hoá việt nam c̣n có thể cập nhật hoá cho xă hội Pháp thời đại vi tính không ? Hay là bỏ tất cả dĩ văng để chạy theo những biến đổi không ngừng trong thế giới truyền thông và hưởng thụ cuả Âu châu ? Câu trả lời không phải là dễ. Nhất là đối với những người có trách nhiệm, các đấng chủ chăn, những người sống thiên chức cha mẹ.

Tôi bỗng nghĩ đến một h́nh ảnh xa xưa, h́nh ảnh con gọng vó lội ngược ḍng. Người dám đương đầu với những nghịch cảnh, nghịch lư, nghịch lương tâm, nghịch lư trí ... là người luôn lội ngược ḍng tím đến đích. Cái đích cuả người công giáo chúng ta là ǵ ? Có lẽ đây là câu hỏi đầu tiên mà mỗi kitô hữu cần đặt ra ? Nếu không rơ, không tường mục đích sống đạo, mục đích truyền đạo, e rằng những cố gắng cá nhân và tập thể cũng bằng thừa. Vậy th́ chúng ta nên bắt đầu từ việc nhận định hiện trạng cuả ngày hôm nay.Chúng tôi xin đề nghị ba cái nh́n, ba quan điểm khác nhau. Bắt đầu là Giáo Hội hoàn vũ (bài nói chuyện cuả cha Vũ Văn Thơ) . Sau đến Cộng Đoàn ( bài cuả Sh Trần Công Lao). Và kết thúc là Gia Đ́nh ( bài thuyết tŕnh cuả GS Cảnh). Khi đă đặt ḿnh vào con đường cuả Thiên Chuá, lúc đó, chúng ta mới t́m thấy sự yên b́nh trong tâm hồn.Và cũng chính lúc đó, nghị lực, đức tin sẽ giúp chúng ta vươn lên, vươn lên không ngừng, để đạt đến mục đích.

Tôi trân trọng đại diện Tuyên Úy đoàn gởi đến qúy vị đại biểu lời chào mừng thân ái và tuyên bố khai mạc khoá gặp gỡ - huấn luyện giới trưởng thành thứ XII, năm Mậu Tư 2008.

(L.m Phêrô Luca Hà Quang Minh, Đại diện Tuyên Úy đoàn)

 

23. Chia sẻ về Những thách đố cho Giáo Hội hôm nay

Có trách nhiệm gợi ư, cha Vũ mộng Thơ đă giới thiệu hai khía cạnh của đề tài. Trước nhất ngài tŕnh bày 5 thách đố mà đức cha Agins đă đề cập đến trong bản phúc tŕnh thực hiện năm 1996 :

• Khủng hoẳng xă hội từ cá nhân, gia đ́nh, quốc gia : cá nhân chủ nghĩa và thế tục hóa
• Xáo trộn về chính sách kinh tế, chính trị : thất nghiệp, bất an ninh, dân kiều cư,, kỳ thị chủng tộc
• Khủng hoẳng giữa các thế hệ : văn hóa, kỹ thuật, các hiểu biết khác,…
• Sự thay đổi nhanh chóng của các kỹ thuật siêu âm và điện toán, ….kéo theo tâm linh.
• Vấn đề các tôn giáo ngoài Kytô, đặc biệt là phật giáo và các giáo phái,..

Sau đó, cha Thơ giới thiệu đường hướng Tân Phúc Âm hóa mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đă đề nghị như một giải đáp cho những thách đố và khó khăn nêu trên. Đường hướng này gồm 5 điểm sau :

• Trở về nguồn của chính Tin Mừng Đức Kitô và giá trị nhân bản đích thực.
• Hiệp nhất Kitô giáo
• Đối thoại với các tôn giáo ngoài Kitô và thế giới hôm nay
• Hiểu biết và thích nghi với những biến đổi của xă hội từng ngày
• Loan báo Tin Mừng cho những người nghèo và các dân tộc bị áp bức.

Sau phần tŕnh bày của cha Vũ Mộng Thơ, 4 nhóm đă chia nhau hội thảo mỗi nhóm trong một pḥng riêng và một giờ sau đă trở về đúc kết chung, và nghe trả lời, tóm tắt của cha thuyết tŕnh viên.

 

24. Chia sẻ về những « Thách đố cho gia đ́nh hôm nay »

Sau trưa, các hội thảo viên đă cùng giáo sư Trần Văn Cảnh chia học hỏi và trao đổi về các thách đố của gia đ́nh hôm nay.

Dựa trên những thách đố to lớn đang đặt ra cho giáo hội mà cha Vũ Mộng Thơ đă tŕnh bày, Gs Cảnh đặc biệt hướng các hội thảo viên về những thách đố hiện nay trong xă hội Pháp đối với các gia đ́nh việt nam. Ba khía cạnh đă được ông đặt vấn đề và đưa ra gợi ư :

a). Theo quan niệm b́nh dân việt nam, gia đ́nh có những chức năng nào ? Ông phân tích câu ca dao : « Vợ chồng là nghĩa tào khang, Chồng ḥa vợ thuận nhà thường yên vui. Sinh con mới ra thân người, Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no », rồi vạch ra 7 chức năng căn bản mà người b́nh dân việt nam đă gắn cho gia đ́nh. Đó là : 1- Dáp ứng nhu cầu tính dục và t́nh yêu, 2- Tương trợ xă hội và chung thủy yêu thương, 3- Điều ḥa t́nh cảm, 4- Truyền sinh, 5- Giáo dục và xă hội hóa, 6- Lao động và kinh tế, 7- Xây dựng quốc gia dân tộc.

b). Tổ chức gia đ́nh trong xă hội Pháp đă đặt những thách đố nào cho người việt nam ? Trích các tài liệu của INSEE, cơ quan thống kê kinh tế Pháp, Gs Cảnh phân tích 5 cấu trúc gia đ́nh ở Pháp, với những căn bản luật pháp rất dồi dào và những chính sách trợ cấp gia đ́nh rất nhân bản và nêu ra 10 thách đố cho người công giáo việt nam : 1- Tự do tính dục ngoài hôn nhân, 2- Dùng thuốc điều ḥa sinh sản, 3-Ly thân, ly dị, 4-Khế ước sống chung cùng phái tính, 5- Hôn nhân dị giáo, dị chủng, 6- Uy quyền, uy tín cha mẹ bị giảm, 7- Giáo dục con cái bị khó khăn, 8-Liên lạc, thân t́nh họ hàng thành lỏng lẻo, 9- Hiếu thảo với cha mẹ bị lơ là, 10- Tôn kính ông bà tổ tiên bị biếng trễ.

c). T́m đâu ra những giải đáp ? Gs Cảnh giới thiệu hai đề nghị. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông Huấn Gia đ́nh viết năm 1981, đă đưa ra giải đáp : « T́nh yêu ăn rễ sâu trong Đức Tin ». Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong thơ mục vụ 2002, đă đua ra hai giải đáp : 1 Là người Công giáo, chúng ta hăy nh́n đời sống hôn nhân và gia đ́nh dưới ánh sáng Mạc khải nơi T́nh Yêu tạo dựng và cứu độ của Thiên Chúa, 2- tất cả mọi người hữu trách và mọi người thiện chí đều phải quan tâm đến việc bảo vệ và thăng tiến các giá trị đời sống gia đ́nh.

Sau phần tŕnh bày của giáo sư Trần Văn Cảnh, 4 nhóm thảo luận đă đi họp riêng. Và sau một giờ trao đổi, họ đă cùng trở về pḥng họp lớn làm tổng kết chung.

 

3. NGÀY SUY XÉT VÀ ĐỐI THOẠI 03/05/2008

Ngày 01.05.2008, các đại biểu của 16 cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đă trở về một làng nhỏ La Puye, miền trung nam nước Pháp để gặp gỡ nhau. Ngày 02/05/2008, họ đă cầu nguyện, hội học và trao đổi với nhau về hai vấn đề rất thiết thân với đời sống đức tin : những thách đố cho giáo hội hôm nay và những thách đố cho gia đ́nh công giáo việt nam hôm nay.

Vẫn trong bầu khí cầu nguyện và trong tinh thần liên đới, ngày 03/05/2008, các đại biểu đă tiếp tục hội học và trao đổi. Nhưng hai đề tài này đ̣i các đại biểu phải suy xét nhiều hơn và đối thoại nhiều hơn, v́ chúng dính liền với sự sinh tồn của các cộng đoàn và sự hạnh phúc của các gia đ́nh. Hai đề tài đó là « Những thách đố cho các cộng đoàn công giáo việt nam hôm nay » và « Sự đối thoại cha mẹ - con cái ». Và v́ là ngày áp chót của khóa gặp gỡ, cha Tổng Đại Diện Hà Quang Minh đă tiên liệu kết thúc khóa hội học bằng một nghi thức « sai đi » và một « tối văn nghệ ».

 

31. Những thách đố cho các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp

Tác giả cuốn sách « Người Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 1975-2005 », Sư huynh Trần Công Lao là người đă sinh sống với các Cộng đoàn CGVN tại Pháp từ 1978 và đă tham dự vào việc mục vụ của các cộng đoàn này, ở lănh vực địa phương Saint-Etienne, cũng như ở lănh vực Tuyên Úy Đoàn và Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành. Ngài hiểu rất rơ về đời sống của các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp. Theo sư huynh, các Cộng Đoàn Công Gáo Việt Nam tại Pháp gặp 4 thách đố quan trọng :

Thách đố cộng đoàn đức tin : Trong những năm đầu mới hội nhập (1975-1985), các sinh hoạt mục vụ các sinh hoạt mục vụ của các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam xem ra rất năng động, không ai chối căi. Thánh lễ lúc nào cũng đông đảo, không những chỉ có người trưởng thành và thanh niên thiếu nữ, mà c̣n có các trẻ nhỏ, ngay cả những em bé c̣n nằm trong xe đẩy (cả gia đ́nh). Nhưng nay, sau hơn 32 năm sống ở « quê hương thứ hai », cảnh đó rất hiếm thấy, hoặc không c̣n thấy nữa.

Thách đố cộng đoàn cầu nguyện : Tại Việt Nam, giáo dân không những có thói quen đọc kinh sáng tối trong mỗi gia đ́nh, mà c̣n đặc biệt hơn nữa, vào các tháng Ba, Năm, Sáu, Mười, nhiều xứ đạo tổ chức đọc kinh chung tại nhà thờ. Người ta gọi đó là « làm việc tháng ». Dôi khi cũng mời những xứ đạo lân cận tham gia, để cuộc rước kiệu trở nên hoành tráng. Đây là những tập quán tốt đẹp.

Nhưng nay qua Pháp, các sinh hoạt choán đường phố để rước kiệu như bên Việt Nam là vấn đề không thể thực hiện. C̣n việc đọc kinh trong gia đ́nh cũng gặp nhiều trở ngại : buổi sáng phải đi làm sớm, tối về chương tŕnh truyền h́nh lôi kéo, v́ suốt ngày làm việc ở hăng xưởng mệt nhọc, hay phải đi làm nhà hàng cơm, nên bỏ tập quán đọc kinh. Nếu gia đ́nh c̣n tổ chức được, th́ con cái cũng chẳng bao giờ tham dự, chúng (viện lư do) lo học bài, nhưng có khi dúi đầu vào Internet. Thách đố đáng lưu ư ở đây là các gia đ́nh trong cộng đoàn Việt Nam hiện nay đă đánh mất tập quán đạo đức tốt đẹp trước đây, là việc cầu nguyện bằng sự đọc kinh tối sáng trong gia đ́nh. Liệu có cách nào để phục hồi được không ?

Thách đố cộng đoàn t́nh thương : Nếu mọi người biết thực thi lời Chúa dậy, sống thương yêu đoàn kết như các cộng đoàn giáo hữu tiên khởi, th́ mỗi cộng đoàn Việt Nam hiện nay sẽ là « một đại gia đ́nhthánh ». Nhưng trong thực tế, nhiều cộng đoàn có những sự chia rẽ khá trầm trọng. Đây là một thách đố đối với cộng đoàn, thách đố chia rẽ nội bộ.

Thách đố « sống c̣n » cho cộng đoàn chứng nhân : Vào những năm cuối 70 và đầu 80, các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam có giáo hữu đông đảo, đủ mọi thành phần, lứa tuổi, ngay cả những em bé, cũng được cha mẹ dắt theo. Nhưng bây giờ, 17 năm sau, thánh lễ chỉ c̣n một số người lớn tuổi tham dự. Lớp trẻ nhỏ và thanh niên nam nữ không thấy bóng dáng nữa. Tre già mà măng không mọc. Tuổi tác những người lớn này không cho phép trù liệu những ǵ lâu dài. Đây là thách đốsống c̣n của các cộng đoàn thuộc loại nhỏ. Thêm vào đó, các cộng đoàn hạng nhỏ này c̣n thường gặp một khó khăn khác là sự vắng thiếu linh mục. Đây cũng là một yếu tố khác của thách đố sống c̣n.

Trước bốn thách đố trên đây, các cộng đoàn loại nhỏ cần có bốn yếu tố giải đáp để duy tŕ và phát triển. Trước nhất, nếu được một chủ chăn năng nổ, trụ tŕ, nghĩa là luôn ở tại địa phương, th́ dù nhỏ, cộng đoàn cũng sẽ có nhiều khởi sắc. Năng nổ, nghĩa là chủ chăn thăm viếng các gia đ́nh, đi t́m con chiên, chứ không phải chờ con chiên đến, như khi c̣n ở Việt Nam khi xưa. Cùng với vị tuyên úy năng nổ, nếu cộng đoàn có Ban Đại Diện tận tâm, đoàn kết, th́ không những cộng đoàn được tồn tại, mà c̣n sẽ được phát triển. Và để cộng đoàn sống có t́nh nghĩa anh em trong cộng đoàn và với những người khác, từ tuyên úy đến giáo dân, cộng đoàn phải thực sự sống Đức Tin, Đức Cậy và Đức Ái, ba nhân đức trụ cột của đạo công giáo.

 

2. Đối thoại cha mẹ - con cái

Là Đoàn Trưởng, Đoàn Phó và Dự bị trưởng của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể « Kitô Vua », Anh Nha Ty, chị Vân Thiên và em Thiên Phúc đă đáp lời mời của Đại Diện Tuyên Úy Đoàn, bỏ Paris đến La Puye chia sẻ với các đại biểu các cộng đoàn về « (Những khó khăn) đối thoại Cha Mẹ - Con Cái ». Đặc biệt những điểm sau đây đă được anh đoàn trưởng và chị đoàn phó nêu ra :

Cơ hội gặp gỡ và đối thoại ít oi. Trong cuộc sống hằng ngày, thời gian cha mẹ con cái sống chung, hiện diện, nói chuyện và trao đổi với nhau càng ngày càng ít. Qua những phút gặp gỡ vắn vỏi này, câu chuyện chỉ xoay quanh vài thông tin « Sao, hôm nay ở trường thế nào » ? « Làm bài được không » ? « Ăn uống cái ǵ » ? Sự đối thoại v́ vậy hầu như không có. Thêm vào với những câu hỏi thông tin này, cha mẹ hay bảo con cái « phải làm cái này, không được làm cái kia ». Mà nếu con cái hỏi « tại sao vậy », th́ cha mẹ hoặc không cắt nghĩa, hoặc chỉ bảo « mai mốt sẽ hiểu ».

Có những hiểu lầm do ngôn ngữ gây ra. Ở nhà ít, nói chuyện với nhau ít, con cái dần dần ít nói tiếng việt, quên dần tiếng việt, càng ngày càng ít hiểu tiếng việt. Trái lại tiếng tây, lại được nói nhiều. Trẻ sinh bên này, nhiều khi không thấy lư do phải nói tiếng việt. Khả năng tiếng việt kém, trẻ nói tiếng việt sai, cha mẹ hiểu lầm. Cha mẹ nói tiếng việt, trẻ không hiểu hết, đi đến chỗ hiểu lầm. Trẻ nói tiếng tây, cha mẹ không hiểu hết, lại một hiểu lầm nữa. Từ vấn đề tiếng nói, sự đối thoại, nếu có, giữa cha mẹ con cái gặp trở ngại về ngôn ngữ và ư tưởng.

Giáo dục nhiều cấm đoán hơn là đi về nguồn. Khi c̣n nhỏ, ở trong gia đ́nh, con cái chỉ gặp cha mẹ. Chúng hoàn toàn nghe theo cha mẹ. Khi đi học, chúng tiếp xúc với nhà trường, với các trẻ nhỏ khác, chúng thấy ḿnh có những điều phải giữ, khác với các trẻ khác, phải chào hỏi, phải thưa bẩm, phải đọc kinh, đi lễ,…chúng so sánh và dần dà khám phá ra những bó buộc của giáo dục việt nam và công giáo,… đôi khi chúng không hiểu tại sao phải giữ những bó buộc ấy. Lớn lên, đôi khi chúng bỏ bớt ! Điều quan trọng có lẽ là đi về nguồn, nghĩa là cần phải làm « tốt hơn », mà không nhất thiết « phải tốt như vầy, như nọ ».

Bắt học theo ư muốn của cha mẹ hơn là năng khiếu của con cái. Trong một lớp trẻ nhỏ việt nam, nếu hỏi chúng, mai sau lớn lên, các em sẽ làm ǵ ? 100% trả lời làm bác sĩ. Một vài em thấy ngượng, t́m câu trẻ lời khác, nhưng quanh quẩn cũng bảo sẽ làm kỹ sư, giáo sư, luật sư,..Cha mẹ cứ muốn con làm theo ư ḿnh, học điều ḿnh muốn, mà không để cho con chọn học cái nó thích và có năng khiếu.

Quá yêu dấu và mong chờ quá nhiều. Bố mẹ rất hănh diện về con cái, hay kể con ḿnh thế này, thế nọ, chê con người thế này thế kia. Để làm đẹp ḷng cha mẹ, con cái phải gắng làm những điều cha mẹ muốn, tránh làm những điều làm cha mẹ mất mặt. Gánh thành nặng quá. Nhiều em, để tránh bị so sánh với con bà này, con ông kia, đă không đến cộng đoàn nữa. Con cái biết rằng cha mẹ thương ḿnh rất nhiều, nhưng v́ t́nh thương này, nhiều khi cha mẹ mong chờ quá nhiều nơi con cái. T́nh thương này, đôi khi trở thành gánh nặng quá sức chịu đựng của con.

Cuộc đối thoại giữa ba bạn trẻ và các đại biểu các cộng đoàn càng ngày càng hào hứng và hấp dẫn, nhiều vấn đề khác đă được nêu lên, như sự chia cách về nếp sống giữa giáo hội và xă hội, sự giáo dục sinh lư, t́nh yêu quê hương dân tộc, sự gắn bó với cộng đoàn, những điều cần làm để đối thoại có nghĩa và hữu hiệu hơn, sự cung ứng những nhu cầu vật chất, sự cắt nghĩa cần thiết bằng những lời đơn sơ, sự thiếu sót về những nhu cầu học hiểu, nhu cầu tin tưởng, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu bạn hữu, nhu cầu tự quyết, tự chủ, trách nhiệm…

 

3. Nghi thức sai đi

Sau cơm tối và kinh tối, lợi dụng tối cuối cùng gặp nhau, cha Tổng Đại Diện các tuyên úy Hà Quang Minh đă chủ sự một « nghi thức sai đi », như ngầm ư gửi các cán bộ lên đường truyền giáo. Đây là một nghi thức mà các cha Thừa Sai Hải Ngoại Paris đă cử hành mỗi khi gởi đoàn thừa sai lên đường sang Viễn Đông. Các đại diện các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp tối nay cũng bồn chồn không kém ǵ những thừa sai sắp lên đường. Họ như đang hát « bài ca tiễn người thừa sai lên đường », mà một thừa sai, Claude Charles Dallet (1829-1878), đă đặt lời và Charles Gounot (1818-1893) đă phổ nhạc.

Mở đầu nghi thức, cha Hà Quang Minh mời mọi người đứng dậy, nghe bài sai của Chúa, bài sai mà Chúa đă nhắn nhủ các Tông Đồ khi xưa, trước khi về trời : « Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đă truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giêsu đến gần, nói với các ông: "Thầy đă được trao toàn quyền trên trời dưới đất. (19) Vậy anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đă truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mathêu, 28,17-20).

Sau đó Cha Tổng Đại Diện mời mỗi người lên hôn kính Tin Mừng của Chúa và nhận lănh cây nến đốt sáng, như ngầm bảo « anh em hăy là ánh sáng thế gian ». Nghi thức đơn sơ, nhưng ư nghĩa và cảm động.

 

4. Văn nghệ liên đới

Sau nghi thức sai đi, bốn nhóm hội học đă biến thành bốn nhóm văn nghệ. Nhiều màn ca, vũ, kịch đă được tŕnh diễn một cách đơn sơ mà đặm t́nh. Đặc biệt màn Hát đối « Từ muôn phương, đàn chim Việt bay về La Puye » và hài kịch « Đời sống gia đ́nh cụ Cảnh » đă diễn tả những điều mà cuộc gặp gỡ khóa XII đă đặt ra với các đại biểu các cộng đoàn : « Những thách đố cho Giáo Hội, cho gia đ́nh Việt Nam và cho Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ».

Ngày 05 tháng 05 năm 2008
Trần Văn Cảnh

 


Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.