Mục vụ Hôn nhân dị chủng

Thánh Gia

 

 

Thảo luận trong
NGÀY GIA Đ̀NH

Thứ bảy 12/04/2008
Giáo Xứ Việt Nam Paris

 

 

1. Con cái học giáo lư, tiếng việt và sinh hoạt Thiếu nhi Thánh Thể

Ai có dịp ghé giáo xứ hôm nay, hẳn sẽ thích thú ngạc nhiên thấy cảnh sống gia đ́nh phơi bày hiển hiện trước mắt.

Trong một pḥng nhỏ, các trẻ thơ, từ 2 đến 6 tuổi được giữ trong một « vườn trẻ ». Các cháu ngồi vẽ h́nh, xem tranh, ăn kẹo, nghe truyện.

Các Ấu nhi, từ 6 đến 8 tuổi ; các Thiếu nhi, từ 8 đến 12 tuổi, các Nghĩa sĩ, từ 13 đến 15 tuổi ; các Dự Bị Trưởng, từ 15 đến 18 tuổi, và các trưởng,…Tất cả, trên dưới 280 em, đều hoặc học tiếng việt trong một pḥng học với các thầy cô tiếng việt ; hoặc sinh hoạt Thiếu nhi Thánh Thể với các trưởng ; hoặc học giáo lư với các giáo lư viên.

Bên cạnh đó, các phụ huynh, một số phải lo những công việc dịch vụ chung cho cộng đoàn, như chỉnh trang, vườn tược, nấu ăn, bán đồ ăn, thức uống,…Một số, lợi dụng thời giờ, đi sắm sửa cuối tuần.

Và một số đông, theo lời mời của cha tuyên úy, vào pḥng họp, để trao đổi và thảo luận với Nhóm Gia Đ́nh Trẻ về đề tài, mà chính họ đă mới đây nêu lên : « Hôn nhân dị chủng »

 

2. Phụ huynh trao đổi và thảo luận về « Hôn nhân di chủng »

Trong pḥng họp này, từ 15 giờ, các thành viên Ban Mục Vụ Hôn Nhân và Nhóm Gia Đ́nh Trẻ đă có mặt. Người coi lại bài nói, kẻ duyện lại câu hỏi. Người khác dọn lại bàn ghế cho pḥng họp được đủ chỗ và thoải mái. Người khác nữa trao đổi, hỏi thăm nhau,…

Nhóm Du ca, trách nhiệm việc hoạt náo chương tŕnh, đang lấy nhạc cụ ra, sửa lại dây đàn, hoà thử vài bản, ca thử vài bài : « Con tim trên bàn tay, tôi đem trao cho người. Đong đưa nơi bàn tay, t́nh yêu thương vơi đầy. Ḥ lơ, ho lớ ḥ lơ. Ḥ lơ ho lớ, ḥ lơ ».

15 giờ 30, pḥng họp đă đầy với khoảng 50-60 phụ huynh. Như chương tŕnh dự liệu, anh Phạm Trung Hiền ngỏ lời chào mừng các phụ huynh đă đến tham dự buổi thảo luận và giới thiệu chương tŕnh. Anh mời cha Tuyên Úy Đinh Đồng Thượng Sách mở lời khai mạc.

Năm 2002, mở lời khai mạc Ngày Gia Đ́nh đầu tiên, Cha Đinh Đồng Thượng Sách đă đưa ra 4 sự kiện 1) Tại Việt Nam 11.10.02, Hội Đồng Giám Mục đă ra thư chung ‘thánh hóa gia đ́nh’. 2) Tại Roma 18.11.02, Hội Đồng Giáo Hội về Gia Đ́nh ra văn thư về mục vụ gia đ́nh. 3) Hội Đồng Giám Mục Pháp, họp tại Lourdes, từ 3-9.11.02, 1 trong 5 hồ sơ bàn thảo là chuẩn bị cho các đôi tân hôn lập gia đ́nh. 4) Năm 2003, tại Phi Luật Tân sẽ có đại hội thế giới về Gia Đ́nh. Do đó, Ngày Gia Đ́nh tại giáo xứ là dịp tốt để suy nghĩ t́m hướng đi cho gia đ́nh. Như Đức Giáo Hoàng ao ước thiên kỷ thứ 3 là của gia đ́nh.

Bảy năm sau, ngày gia đ́nh thứ bảy, 12/04/2008, cha nêu ra ba sự kiện : 1- Nhóm Gia Đ́nh Trẻ đă quyết định tổ chức Ngày Gia Đ́nh từ năm 2002, 2- Các phụ huynh Thiếu Nhi Thánh Thể đă nêu ra một ưu tư về việc con cái có thể lập gia đ́nh với người ngoại quốc, 3- Nhóm Gia Đ́nh Trẻ đă quyết định chọn đề tài « Hôn Nhân dị chủng » để thảo luận trong Ngày Gia Đ́nh 2008. Rồi ngài chúc buổi thảo luận thành công và hữu ích cho mọi người.

Anh Nguyễn Thanh Phong giới thiệu các người tham dự buổi thảo luận, anh đặc biệt giới thiệu quí vị giảng viên Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đ́nh của giáo xứ, các khóa sinh vừa tốt nghiệp Khóa Chuẩn Bị Hôn Nhân Phục Sinh 2008. Anh giới thiệu anh Bành Đ́nh Hùng sẽ có đôi lời khai đề.

 

21. Dẫn nhập vào đề tài : « Hôn nhân dị chủng » đă là một thực tại

Để giới thiệu đề tài, anh Bành Đ́nh Hùng đă phác qua diễn tiến của thực tại hôn nhân dị chủng trong lịch sử văn hoá việt nam. Anh tóm tắt như sau :

Do bản năng « bảo vệ ḍng giống », người Việt Nam ta rất gắn bó với hôn nhân cùng giống, cùng ḍng, thậm chí cùng làng. Ca ông bà khuyên nhủ để lại « Ruộng đầy chợ, vợ giữa làng », hay « Ruộng giữa đồng, chồng trong xóm ». Và răn bảo rơ ràng « Lấy chồng khó giữa làng, hơn lấy chồng sang thiên hạ ». Hay « Tiếc thay cây quế giữa rừng, Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo. Hèn mà làm bạn với sang, Chỗ ngồi chỗ đứng có ngang bao giờ ». Để tổng quát kết luận « Ta về ta tắm ao ta, Dù trong, dù đục, ao nhà vẫn hơn ».

« Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu, Một trăm năm đô hộ giặc tây », Hôn nhân cùng làng, cùng nước vẫn là nguyên lư được toàn dân chấp nhận, dẫu hôn nhân dị chủng với người Tầu, người Tây, tuy ít ỏi, nhưng đă là một sự thực xă hội.

Từ 1975, hoàn cảnh xâ hội hoàn toàn đổi mới cho những người đi tỵ nạn sinh sống ở Âu Mỹ. Việt kiều hải ngoại không c̣n sống trong lũy tre xanh, cũng chẳng c̣n sống trên quê cha đất tổ nữa, nhưng đă đổi hẳn môi trường, mà sống trong những thành phố Âu Mỹ. Hôn nhân dị chủng đă dần dà trở thành quen thuộc với việt kiều hơn. Trong nước, từ những năm 2000, một « dịch vụ phi nhân, dịch vụ lấy chồng Đài Loan » đă nhiều lần làm xôn xao dư luận. Muốn hay không muốn, v́ nhiều lư do khác nhau hôn nhân dị chủng đă là một sự thực cho nhiều việt kiều.

Nhận thấy sự kiện này, các cha tuyên úy của các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, rất thao thức với mục vụ hôn nhân, đă đề nghị với Ban mục vụ trưởng thành lấy đề tài « Hôn nhân dị tôn và hôn nhân dị chủng » cho cuộc hội thảo ba ngày hằng năm, 20-23/05/2004. Ban phụ huynh Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể, trong một cuộc trao đổi mới đây về tâm lư trẻ em, đă có người nêu lên ưu tư « làm sao giúp con ḿnh lập gia đ́nh với người việt nam ? Nhóm Gia đ́nh trẻ, thành lập từ 1992, đă lấy quyết định tổ chức « Ngày Gia Đ́nh » hằng năm, từ 2002, cho các phụ huynh trẻ, qua những đề tài trao đổi và thảo luận liên hệ đến gia đ́nh.

2002 : « Khác biệt tính t́nh trong đời sống lứa đôi »,
2003 : « Những khó khăn trong cuộc sống lứa đôi »,
2004 : « Giáo dục con cái »,
2005 : « Hạnh phúc vợ chồng »,
2006 : « Đối thoại vợ chồng »
2007 : « Giáo Dục con cái ở bậc tiểu và trung học »

Năm nay, 2008, trước viễn tượng tương lai của con cái đang lớn lên, các phụ huynh Nhóm Gia Đ́nh Trẻ đă quyết định chọn thảo luận về đề tài : « Hôn nhân dị chủng ».

Tiếp theo lời giới thiệu của anh Bành Đ́nh Hùng, hai anh Trần Thiện Hải và Nguyễn Thanh Phong đă điều khiển cuộc trao đổi thảo luận. Các anh đặt câu hỏi tiếp theo ư dẫn nhập vừa được gợi ra : « Các anh chị nghĩ ǵ về thực tại hôn nhân dị chủng » ? Bốn ư kiến đă lập tức được trao đổi.

Một chị : Nếu em lấy chồng tây, th́ người ấy phải có cùng tôn giáo, cùng sở thích, cùng sinh hoạt, cùng… với em.

Một chị khác : Ḿnh không thể giữ cho con cái ḿnh 100% văn hóa việt nam được. Dẫu chúng là gốc việt nam, nhưng sống ở tây, chúng gặp tây, sống hằng ngày với tây, nhiễm văn hóa tây. Tôi thuộc thế hệ thứ hai, sinh ra trên đất Tây, con tôi, nếu lấy việt nam th́ tốt, nhưng nếu nó lấy tây, tôi cũng sẵn sàng chấp nhận, chứ không cấm cản. Tôi đă chuẩn bị tinh thần như vậy.

Một anh : Trong gia đ́nh tôi có một anh trai muốn kết hôn với một cô đầm. Ba mẹ tôi không bằng ḷng. Anh tôi năn nỉ măi không được. Anh em chúng tôi xúm vào năn nỉ nữa. Rút cục ba mẹ tôi bằng ḷng. Chị dâu đầm này hoàn toàn ḥa đồng với gia đ́nh tôi. Anh chi tôi từ đó vẫn hạnh phúc.

Một anh khác : Tôi có một người bạn qua tây du học từ nhỏ. Thành tài, lấy vợ đầm. Trong những cuộc gặp gỡ bạn bè việt nam, chúng tôi nói tiếng việt, chị vợ anh bạn tôi không hiểu ǵ hết. Mấy năm sau, họ vẫn trung thành trong hôn nhân, nhưng ít khi họ đi chung với nhau nữa. Mỗi người dường như có những giao tiếp riêng.

 

22. Nếu muốn cho con kết hôn với người việt nam th́ phải làm ǵ ?

Rất khéo léo, hai anh Hải và Phong muốn hướng cử tọa tiếp tục thảo luận vào một câu hỏi cụ thể. Bà Tạ Thanh Minh Khánh đề nghị câu hỏi là : « Vậy, nếu ta muốn cho con ḿnh kết hôn với người việt nam, th́ phải làm ǵ ?

Một anh : Việc lấy vợ lấy chồng là do gặp gỡ mà ra. Vậy nên, nếu ta muốn con ḿnh lấy người việt nam, th́ phải cho chúng giao du với việt nam, đến giáo xứ, đến với các cộng đoàn và tổ chức việt nam. Vai tṛ của cha mẹ, theo tôi nghĩ, rất là quan trọng. Nhiều cha mẹ việt nam bị ảnh hưởng tây, để con làm chủ. Không nên như vậy. Ḿnh phải làm chủ con cái ḿnh. Phải bắt đầu từ khi chúng c̣n nhỏ.

Một chị : Anh nói đúng, tôi đồng ư. Theo tôi, chẳng những bên này, ḿnh cho con lui tới với việt nam, mà ḿnh c̣n nên đưa con về thăm Việt Nam nữa. Hằng năm, tôi đưa các cháu về Việt Nam. Chúng thích lằm. Như vậy, ḿnh tạo điều kiện cho chúng biết cảnh sống việt nam, biết họ hàng, làng xóm việt nam.

Một anh : Tôi xin đưa ra sự kiện này : Dậy con từ nhỏ là một chuyện. T́nh yêu là chuyện khác. Con ḿnh, v́ một duyên nợ nào đó, nó gặp người nó yêu. Ḿnh có cấm cản được không ?

Một chị : Tôi biết một cặp chồng việt, vợ đầm. Cô vợ này là đầm, nhưng c̣n việt nam hơn nhiều cô việt nam nữa kia. Cô ta nói tiếng việt, làm bếp việt, hát nhạc việt.

Một anh : Tôi nghĩ rằng vào hôn nhân, điều căn bản là tinh yêu. T́nh yêu dẫu có là dị chủng, th́ cũng là t́nh yêu. Quan trọng là phải do t́nh yêu chân thành, t́nh yêu xây dựng và t́nh yêu hôn nhân. Cần nhất là phải biết đảm bảo tương lai cho vợ con hay chồng con ; biết nh́n ra giá trị bất khả phân ly và chung thủy của bí tích hôn nhân.

 

23. Tôi vẫn muốn con ḿnh lập gia đ́nh với người việt nam. Nhưng nếu v́ t́nh yêu, nó muốn kết hôn với người ngoại quốc, th́ phải làm sao ?

Một chị : Giữa ta và người ngoại chủng có quá nhiều khác biệt : ngôn ngự, văn hóa, tập tục, cư xử. Tôi nhất định không chấp nhận cho con cái tôi lấy người ngoại chủng.

Anh Hải hướng cử tọa vào ngay một câu hỏi kế cận : « Tôi không chấp nhận cho con cái kết hôn với người ngoại quốc. Nhưng nếu con tôi nhất định muốn kết hôn với người ngoại quốc, th́ tôi phải làm sao ?

Một anh : Con ḿnh sinh đẻ ở tây, nó hóa tăy rồi. Có khi nó lập gia đ́nh với tây đầm, th́ lại hợp hơn và hạnh phúc hơn là lấy người việt nam. Nhiều người việt nam bên này, không có hoàn cảnh để được gặp người việt nam. Nếu con cái chỉ gặp tây đầm, làm sao nó có dịp lấy người việt nam. Đây là một thực tại xă hội cho nhiều gia đ́nh việt nam tại Âu Mỹ.

Một anh : Tôi thiết nghĩ nên dung ḥa ư kiến của chị và anh vừa tŕnh bày. Ưu tiên, ḿnh vẫn muốn cho con ḿnh kết hôn với người việt nam. Nhưng nếu t́nh yêu chân thành xẩy đến, con ḿnh muốn lập gia đ́nh với người ngoai chủng, th́ có hai việc ḿnh nên làm. Trước nhất, trong câu truyện của gia đ́nh, ḿnh cắt nghĩa cho nó rơ những khác biệt văn hóa giữa hai bên và những nguy hiểm nó kéo theo, có thể làm cho hạnh phúc gia đ́nh bị nguy hiểm. Những điểm ḿnh cần nêu ra để chúng nói với nhau là khác biệt nhôn ngữ, phong tục, tŕnh độ, giáo dục con cái, tương quan gia đ́nh lớn. Ḿnh đối thoại và cắt nghĩa như vậy nhiều lần rồi, mà nó vẫn cương quyết đi đến hôn nhân, th́ thứ đến, xin với cha lo phép bí tích cho nó, nói lại với chúng một lần nữa. Điều quan trọnh nhất là để cho chúng hoàn toàn ư thức. Và nếu chúng vẫn quyết định, th́ quyết định có hiểu biết và có suy tính, để lănh lấy trách nhiệm.

 

24. Con ḿnh đă lập gia đ́nh với người ngoại quốc rồi, ḿnh phải làm ǵ để giúp chúng luôn măi có hạnh phúc ?

Ba anh điều khiển buổi thảo luận là anh Hùng, anh Hải và anh Phong đặt tiếp câu hỏi : Vậy, giả sử con ḿnh đă lập gia đ́nh với người ngoại chủng rồi th́ ḿnh phải làm ǵ để giúp chúng xây dựng hạnh phúc ?

Một chị : Ḿnh đă cản mà không được. Bây giờ chúng đă lấy nhau rồi th́ theo tôi nghĩ, ḿnh phải làm hết sức để cho chúng bớt chênh lệch, cho chúng càng ngày càng hoà hợp hơn. Ḿnh phải biết giao tiếp với gia đ́nh thông gia.

Một anh : Như tôi đă một lần góp ư. Tôi vẫn xin nhấn mạnh đến ba điều : Chúng phải yêu nhau thật ; chúng phải t́m hiểu những khác biệt của nhau ; và chúng phải đi đến bí tích hôn nhân linh thiêng và chung thủy.

Một chị : Theo tôi nghĩ, ḿnh đă cản, mà chúng vẫn quyết, th́ 1- ḿnh phải cắt nghĩa cho chúng thấy những khác biệt của đôi bên ; 2- cho chúng biết nỗi ḿnh lo sợ mất con, 3- bảo nó cắt nghĩa cho bạn nó về cách sống của gia đ́nh ḿnh, phong tục và tập quán của họ hàng ḿnh.

Một anh : Vấn đề là thiện chí của hai trẻ trai gái. Nếu chúng hợp nhau và có thiện chí, th́ theo tôi, chúng có nhiều hy vọng sẽ được hạnh phúc trong hôn nhân. Ḿnh đă chẳng từng thấy bao nhiêu đổ vỡ của những cặp hôn nhân giữa việt nam là ǵ ?

Một anh : Theo tôi, ngoài sự yêu thương của đôi trẻ, cần có sự kính trọng và tương giao giữa hai gia đ́nh thông gia. Nếu nó yêu con thật, th́ nó cũng kính yêu cả gia đ́nh của con nữa.

 

3. Phát chứng chỉ Dự bị Hôn Nhân cho các khóa sinh khoá phục sinh 2008 và phụ huynh cùng con cái tham dự thánh lễ

Thấm thoát thời giờ đi mau, mới đó mà đă 17 giờ 15. Anh Trần Thiện Hải xin chị Giao Phương tóm kết những ư kiến đă được nêu lên. Và xin Giáo Sư Trần Văn Cảnh làm tổng kết buổi thảo luận. Giáo sư Cảnh xác định thực tại hôn nhân dị chủng mà anh Bành Đ́nh Hùng đă nói tới trong lời dẫn nhập. Ông vui mừng thấy buổi hội thảo tiến triển rất tích cực, rơ rệt và phong phú, nhờ tài khéo léo điều khiển của ban điều hành, các anh Hiền, Hải và Phong. Ông lập lại ba câu hỏi đă được nêu lên và những trả lời đă được đưa ra. Ông xác định rằng những trả lời này, tuy chưa đầy đủ bằng bài khảo luận mà Đức Ông Mai Đức Vinh đă viết trong tập « Văn Hóa gia đ́nh » do giáo xứ xuất bản năm 2006. Nhưng tất cả những trả lời hôm nay đă đi trong chiều hướng tư tưởng mà Đức Ông đă tŕnh bày, v́ đă làm một bước đầu « t́m hiểu hôn nhân dị chủng » và phác ra đôi nét về « mục vụ hôn nhân dị chủng ». Ông vắn tắt giới thiệu tư tưởng của Đức Ông và giới thiệu cuốn sách.

Tiếp theo lời tổng kết của Giáo sư Cảnh, Bác sĩ Tạ Thanh Minh cùng với cha Tuyên Úy Đinh Đồng Thượng Sách đă trao « Chứng chỉ Dự Bị Hôn Nhân » cho những khóa sinh đă theo học khóa chuẩn bị hôn nhân mùa Phục Sinh 2008.

Mọi người chụp h́nh chung kỷ niệm, rồi giải lao đôi phút, trước khi tất cả cùng nhau, cùng với các phụ huynh khác và cùng với con cái trong đoàn Thiếu nhi Thánh Thể vào nhà nguyện dự thánh lễ chung, thánh lễ chủ nhật Chúa Chiên Lành.

Paris, ngày 13 tháng 04 năm 2008
Trần Văn Cảnh

 


Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.