Công Lư, Điều Kiện Lành Mạnh Hóa Xă Hội

1 2

man

 

 

 

 

Công Lư, Theo Tinh Thần Phúc-Âm

Ta hãy trở về với khung cảnh Chúa rao giảng Tin Mừng, và não trạng quần chúng đi theo nghe Ngài. Một đều ta cần ghi nhớ là khi Chúa Kitô giảng cho dân chúng, Ngài luôn luôn dùng các dụ ngôn, các hình ảnh quen thân trong cuộc sống, các ngôn từ được dùng trong các bài giảng cũng rất gần gủi với cuộc sống của người dân. Mỗi lần giảng dạy, Chúa Kitô muốn nói cho người dân một sứ điệp về Nước Trời, Ngài dùng dụ ngôn hình ảnh đời thường, ngôn từ thân quen với môi trường sinh sống của người dân, tất cả phương tiện Chúa xử dụng chỉ có một mục đích là àm sáng tỏ sứ điệp mà Ngài muốn trao ban cho dân chúng! Sứ điệp của Nước Trời, Hành Động Cứu Chuộc của Thiên Chúa được Chúa Kitô trình bày cho dân dưới dạng thức đơn sơ, dễ hiểu, những hình ảnh, những chất liệu quen thuộc thân thương lấy từ cuộc sống thực tế, chẳng hạn, Ngài nói đến con chiên lạc được tìm thấy, được vác len vai, còn đàn chiên 99 con để lại trên sườn nuí, chim trời không gieo, không gặt, hoa huệ không thêu thùa mà có áo đẹp sang hơn vua chúa trần gian...men làm dậy cả thúng bột, lái buôn đi tìm viên ngọc qúi, người đàn bà vui mầng tìm lại được đòng xu bị mất...Nước Trời như viên ngọc qúi bị chôn vuì trong ruộng… hạt cải nhỏ nhất…nhưng khi mọc lên lại trở thành to lớn làm nơi nương tựa cho chim trời....cỏ lòng vực mọc trong ruộng lúa...cây vả không trái sẽ bị vất bỏ ra ngoài vườn nho...hạt lúa gieo xuống lòng đất lạnh ...biến thành cây lúa mới hứa hẹn mùa gạt vàng tươi...tất cả đều quen thuộc với người dân chất phác hiền từ..họ nghe lời Ngài rao giảng …và họ hiểu biết Ngài muốn nói với họ những gì!

Một ngày kia Chúa nói với họ dụ ngôn về người nông phu ra đi gieo giống xuống ruộng đồng...trong lúc gieo vãi...có hạt rơi xuống vệ đường...có hạt rơi vào sỏi đá...có hạt rôi xuống buị rậm đầy gai gốc...và có những hạt rơi trên đất hoa màu ....(Mt. 13:4-9)...

Câu chuyện người đi gieo giống là trường hợp đặc biệt, vì sau khi nghe Chúa giảng, các môn đệ tỏ ra không am tường mấy về ý nghĩa sâu xa của dụ ngôn, mãi cho đến khi dân chúng giải tán rồi, Chúa mới bắt đầu cất nghĩa rõ hơn, chi tiết hơn cho các ông về sự khác biệt của các loại đất, được biểu tượng cho nhiều thái độ nghe Lời Chúa của nhiều hạng ngưòi khác nhau. Lời Chúa, sứ điệp Nước Trời, một khi được rao truyền, ai biết lắng nghe, sẵn sàng đón nhận với tất cả lòng trí, chắc chắn sẽ mang lại hoa trái mùa màng như lòng Chúa mong đợi!

 

Thực Thi Công Lư, Nghĩa Vụ Của Mỗi Cá Nhân

Bao giờ người nghe về sứ điệp “ đói khát công chính, sẽ sinh hoa qủa công chính? Cuộc tranh đấu cho sự công chính cần được khởi sự từ đâu? Câu trả lời biến thiên theo mỗi người, theo hoàn cảnh sống, theo khả năng, địa vị, môi trường sinh sống của từng cá nhân, và sau cùng, tùy theo tiếng gọi của Chúa đến với từng người, từng gia đình, từng nghề nghiệp, từng sắc thái văn hóa....Có người có thể bắt đầu nghiên cứu luật pháp, những vấn đề mà giới lập pháp đang tranh cãi, cố gắng ảnh hưởng giới luật pháp để cứu giúp thay đổ thuận lợi cho những người dân đang cần những thay đổi về mặt pháp luật! Người khác có thể dùng tài văn chương tranh luận, có ảnh hưởng tới công luận, những bức thư cá nhân được viết trong chiều hướng thuận lợi dọn đường cho số đông chấp nhận cách thức tranh đấu của mình nhằm bênh vực quyền lợi cho những người nghèo, những kẻ bị bóc lột, cưỡng bức một cách bất công! Nếu bạn có khả năng và ảnh hưởng, nên bày tở tư tưởng và ý kiến của mình trong các cuộc thuyết trình, hội thảo, làm cho đại chúng thâm tín chân lý minh muốn tranh đấu bảo vệ. Nói cách khác, bằng nhiều sáng kiến cá nhân, tư riêng, nhưng mỗi nguời cố gắng đem thiện chí và tài năng của mình ra mà phụ vụ cho công lý được chóng vãn hồi. Dùng những phương tiện hữu hiệu của truyền thông nhằm phổ biến, quảng cáo những tư tưởng xây dựng, dùng tài năng để thuyết phục dư luận quàn chúng , đó là cách tranh đấu bất bạo động hữu hiệu nhất cho công việc đấu tranh cho công lý và hoà bình, nhằm vào mục tiêu tối hậu là thay đổi như cơ cấu bất công, bất nhân của xã hội! Khi một cá thể bắt đầu dấn thân tích cực cho công lý, hành vi của họ sẽ tác dụng trên tập thể và trong xã hội. Tục ngữ ta có câu:”Hữu xạ, tự nhiên hương”. Đức Phật Thích Ca dặn dò chúng ta, mỗi tư duy, mỗi tư tưởng của một cá nhân cũng quang tỏa thành đợt sóng vang động đến tư duy của tha nhân, và của toàn thế giới. Lão Tử khẳng quyết rằng:” Cuộc hành trình vạn lý, khởi sự bằng một buớc”! Chính sự nhất quyết của một cá nhân, sự thành tâm thiện chí của một người,cũng có một tầm âm hưởng vô cùng quan trọng.

Triết lý của Nho gia vẩn thâm tín vào thuyết đồng vọng, tức là :” Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Khi niềm tin và và công lý khởi nguyên từ một tâm hồn, những đợt sóng “đòng thanh tương ứng sẽ theo sau, những cơ hội sẽ triển nở, những phong trào, những triều hướng sẽ mọc lên như mầm của cây nấm trên rừng, một khi nó khởi sự trổ sinh, không có sức mạnh nào ngăn cản nổi! Nếu lòng ta tha thiết đói khát sự công chính, nếu lòng khát khao đó được nối kết với những cõi lòng khác, những tâ hồn cùng có một lòng khát mong như ta, chắc chắn ta sẽ nhìn thấy thành qủa, lòng chúng ta sẽ được Chúa cho mãn nguyện!

Cũng có những lúc ta có thành tâm thiện chí, nhưng ta cảm thấy hầu như bất lực vì nhu cầu quá ư lớn lao, mà khả năng của ta lại qúa bé nhỏ hạn hẹp so với ngút ngàn trời cao biển sâu của vấn đề công lý. Những lúc như thế ta dễ bị hoàn cảnh và thưc tế phủ phàng làm ta nản chí! Đối diện với những giờ phút nản chán nản và thử thách như thế, thay vì buồn nản tuyệt vọng, ta nên coi n hững lúc như thế là thời điểm thuận lợi cho ta củng cố lại niềm tin của mình. Chúng ta cần có một niềm tin vững chắc để có thể nhìn thầy hành vi cứu chuộc của Thiên Chúa đang thực hiên trong thế giới. Với niền tin yêu vững mạnh vào Bàn Tay uy quyền của Chúa, Chúng ta sẽ thấy những kỳ lạ Chúa làm, lý giải và sự khôn ngoan nhân loại không thể tưởng tượng nổi! Hãy thâm tín điều nầy, sức cố gắng của ta, cùng vớisự hộ phù trợ lực của Chúa, chẳng có gì khó mà không thể thực hiện , như lời sứ Thần nói cùng Nữ Trinh Maria trong ngày Truyền Tin:” Với Chúa, không có gì là bất khả”(Lk. 1, 37) Một khi có niềm tin mănh liệt, cọng thêm uy quyền của Thiên Chúa, chúng ta sẽ tạo nên sự khác biệt, và chúng ta sẽ được mãn nguyện, khi Nước Trời được hoàn thành trọn vẹn nơi trần thế!

Kỷ nguyên chúng ta đang sống được mệnh danh là kỷ ngyên của tự do, dân chủ, dân quyền! Bản quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc tuyên bố côg nhận cách đây ba chục năm 1966, các nước trong tổ chức L.H.Q. đã chấp nhận những điều kiện tự do căn bản của người dân. Ví dụ điều 1, khoản 1, nói về căn bản của tự do:” tất cả mọi người đều có quyền tự quyết, nghĩa là họ được tự do chọn lựa thể chế chính trị, và tự do theo đuổi các sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hoá! Văn bản Nhân Quyền của L.H.Q. còn chưa khô mực, những chữ ký của đại diện các quốc gia trên thế giới c̣n mới mẻ, thì sự vi phạm quyền của con người vẩn xẩy ra khắp nơi trên thế giới. Đạo binh bảo vệ hoà bình UN của L.H.Q. hình như ngày càng vô hiệu.

Thật mỉa mai thay, trong thời đại văn minh dân chủ dân quyền như thời đại chúng ta hôm nay, câu nói chí lý của nhà tư tưởng thời danh Pascal vẩn còn ứng dụng:”Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng”( La raison du plus fort est toujours la meilleur).

Bởi vì:” Công lý mà không có sức mạnh sẽ bị người đời khinh khi, coi thường, nhưng sức mạnh mà không có công lý th́ sẽ bị lạm dụng, v́ trong xă hội luôn có những kẻ độc tài tàn bạo”(justice without might is helpless; might without justice is tyrannical. Justice without might is gainsaid because there are offenders; might without justice is condemned. We must then combine justice and might and for this end make what is just strong, or what is strong just. (Pascal’s Pensées, 298, New York, E.P Dutton & Co, Inc)

Lịch sử của nền văn minh nhân loại, trên chín muơi phần trăm (90/100), công lý bị sức mạnh lấn át, ức hiếp! Có những lần, những người bị áp bức, bóc lột, hội đủ sức mạnh, thay vì để bảo vệ công lý, họ lại làm tay sai cho một thức sức mạnh khác vắng bóng công lý! Vì thế, gịng sinh mệnh nhân loại là một tiến trình không ngừng để lấy lại thế quân bình và hoà hợp giữa công lý và sức mạnh. Cả hai đều cần thiết cho con người duy trì một xã hội lành mạnh khả dĩ tạm dung, chưa nói tới lý tưởng!

Không ai có thễ chối cãi là có nhiều thảm cảnh, những bóc lột, những đàn áp, những bất công trong xã hội loài người. Lịch sử đã chứng minh có nhiều nổ lực của cá nhân hay tập thể nhằm xóa bỏ bất công, tái thiết công lý trên thế giới. Các lý thuyết tôn giáo, như Kitô giáo chẳng hạn, là một cố gắng không ngừng để đưa lại hòa bình và công lý cho tất cả mọi người. Hai nghìn năm lịch sử trôi qua, giấc mơ thiết lập công lý hoà bình cho hết mọi người thiện tâm thiện chí trên trái đất vẫn còn là một giấc mơ của con người! Có bao giờ và biết đến bao giờ con người thấy được cảnh thanh bình thịnh trị trên toàn thế giới! Chung sống trong an b́nh thịnh trị đối với nhân loại vẫn chỉ là một niềm mơ (A wishful thinking) của con người! Phải công nhận rằng thế giới nầy không phải là một thế giới hoàn hảo vẹn toàn hạnh phúc! con người vẫn tiếp tục chiụ đựng những tàn bạo, những nỗi bất hạnh miên truờng. Bất công đầy ứ khắp nơi trên trái đất! Sự dữ và tội ác lan tỏa khắp nơi, thấm nhập vào khắp mọi lãnh vực của cuộc nhân sinh! Nói như thế, có nghĩa là chúng ta chấp nhận một sự thực hiển nhiên là có vô vàn vô số con người đói khát ước mong sự công chính! Mong ước cho mọi sự được yên ổn êm đềm! Ước mong cho con người trên thế giới biết sống lương thiện, biết cư xử tử tế sống hiền hòa với nhau, biết yêu thương tôn trọng lẫn nhau!

Nhân loại hôm nay đang đối diện với rất nhiều khó khăn trầm trọng, nhưng nan đề to lớn nhấ, nhức nhối nhất, không phải là vấn đề chính trị, kinh tế, bệnh tật hay khoa học kỷ thuật, nhưng là câu hỏi làm sao loài người có thể chấp nhận, tôn trọng nhau và chung sống với nhau trong ḥa b́nh! Có lẽ, đây là chính thời điểm con người cần t́m về niềm tin vào Thiên Chúa, nền tảng vững bền của công lư!

Con người luôn khát mong sự công lư! Nhưng con người không thể đảm bảo cho con người công lư bền vững được. Chỉ có Thiên Chúa, và một mình Thiên Chúa mà thôi có thể đem lai cho nhân loại điều lòng họ mong ước: Công Lư Vững Bền!

 

Thiên Chúa, Căn Nguyên Của Công Lư

Thiên Chúa là căn nguyên và là nguồn mạnh sự công chính Toàn bộ Kinh Thánh Tân œớc và Cựu Ước qủa quyết một điều: Thiên Chúa là căn nguyên và là Đấng khơi người sự công chính! Vì Thiên Chúa chính là Công-chính! Cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều xác nhận: chỉ có một Thiên Chúa, không có ai, không hữu thể nào có thể thay thế Ngài! Tất cả những gì là công minh chính trực đều khơi ngườn từ Vị Cha Chung trên trời, bất cứ ta gọi Ngài bằng ngôn từ nào đi nữa, Ngài vẫn là Đấng Duy Nhất, bất khả thay thế! Trong ngôn ngữ Do-Thái, từ ngữ công chính được dịch là Tsedeq, được dùng đến năm trăm(500) lần trong Cựu-Ước. Trong khi đó ngôn ngữ Hy-Lạp dịch công chíng là Dikaiosune, xuất hiện trên hai trăm(200) lần trong Tân-Ước Thiên Chúa, Đấng công minh chính trực là tư tưởng dẫn đạo, nòng cốt của Kinh Thánh. Đó cũng là ý niệm chính yếu, căn cơ, cốt llơi về Thiên Chúa! Sau đây là một vái thí dụ đặc trưng về quan n iệm Thiên Chúa, Đấng công Chính:

“ Hãy ngợi khen Thiên Chúa theo sự chính trực của ngài”(Psm :17)

“Ngài sẽ xét xử các dân nước theo lễ côngminh”(Psm :8)

“ Chúa hướng dẫn chúng ta theo đường nẻo công minh”(Psm 3:3)

“Trời đất tuyen xưn sự công minh của ngài”(Psm 7:6).

“Thành trì của Chúa sẽ được họi là thành trì của nền công chính”(Is.1:26).

“ Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước và sự công chính, còn mọi sự khác sẽ ban cho các con sau ( Mt:23).

Sau cùng Thánh Phaolô cũng lên tiếng xác quyết rằng:

”đâu có ân sủng thống trị, thì ở đấy có sự công chính mang lại sức sống vĩnh cữu qua Đức Kitô, Chúa chúng ta”(Rm 5:21).

Trong lối giao tế hằng ngày, đôi khi ta dùng chữ công chính, công minh với một nghĩa đen không được cao thượng cho lắm chẳng hạn khi chữ righteousness có dùng kèm theo chữ self(self-righteousness) có nghĩa là người tự kiêu, người khoe khoang, tự kiêu, tự mãn, nhiều tự aí, tự đề cao chính mình, khinh thường tha nhân. Vì thế, ngôn từ ( Self-righteousness) tự cao tự mãn làm cho người nghe như bị thương tích, khó chịu....

Nhưng sự công minh chính trực hoặc công lư của Thiên Chúa không bao giờ bao hàm một ý nghĩa tiêu cực nào, ngay cả khi đề cập đến Chúa công minh kết án người gian ác xấu xa, thì sự kết án đó của Chúa như hiệu quả tất nhên của sự công chính. Sự dữ, tội ác là một kẻ thù “bất công đái thiên chi thù”, với sự công minh thánh thiện của Thiên Chúa nghìn trùng thành thiện.Trong trường hợp nầy, sự công chính của Thiên Chúa đồng nghĩa với sự thánh thiên của Ngài. Cũng như Trời cao cách biệt trái đát, cũng như ánh sáng đối nghịch với bóng tối thế nào, sự công minh thánh thiện của Thiên Chúa đối nghịch lại vớ sự dữ, cvới tội lỗi gian ác như cậy! Công Lư hay thánh thiện của Thiên Chúa được quan niệm, được nhìn nhận là một giá trị, một thực thể tích cực tốt đẹp nhất trong thế giới nầy!

Để tiện bè lý giải, chúng ta hãy nhìn vấn đề trên một bình diện nhỏ bé và thực tế hơn lấy từ trong kinh nghiệm của đời thường! Trong cuộc sống chắc mỗi người có cảm nghiệm về sự công minh chíng trực của một nhân vật nào đó mà ta cảm phục ca tụng. Được gần cạnh bên con người”tốt lành” đó ta cảm thấy long mình bình an hơn, yên hàn hơn, sự thánh thiện người đó hình như quang tỏa chung quanh hữu thể của họ, ta thấy hình như mình cảm nghiệm được thánh thiện của nhân vật đó. Những người được gần cạnh Thánh Gandhi đều tỏ cảm nghiệm tốt đẹp đó! Nhưng các vĩ nhân dẫu có tốt lành thánh thiẹn đén mức nào chăng nữa, sự thánh thiện công chính của họ cũng chỉ là một tia sáng nhỏ phản chiếu nguồn sáng thánh thiện tuyệt vời của Thiên Chúa! Với Thiên Chúa, vì Ngài là Đấng Tự-Hữu ,"Ego sum qui sum", cho nên sự công chính và thánh thiện của Ngài quang toả ra từ bản tính của mình!

Bởi vì sự công chính thánh thiện củaNgài phát xuất từ bản tính của Chúa, nói khác đi, sự côngchính phát nguyên từ Thiên Chúa! Mọi sự trở nên tốt đẹp hơn vì Thiên Chúa hiện hữu. Nguyên sự hiện hữu của Chúa cũng làm phát sinh ra mọi sự tốt đẹp, vì Ngài chính là sự tốt đẹp! Nếu như Thiên Chúa không hiện hữu , thì vũ trụ nhiên giới cũng như thế giới tâm linh đều chìm vào trong thẳm sâu của vực tăm tối và tuyệt vọng! Thiên Chúa hiện hữu trong thế giới, vậy tại sao thế giới đầy dẫy sự dữ và tội ác?

Một lý chứng duy nhất để giải nghĩa tại sao thế giới đầy dẫy những gian ác như ta thấy hôm nay, bởi vì con người lạm dụng tự do của mình để khước từ chương trình tốt lành của Thiên Chúa, thay vào đó, con người loại bỏ thần linh ra khỏi cuộc đời, khước từ sự công minh chính trực của Thiên Chúa, không cho trật tự thần linh thấm nhuần cuộc sống của họ! Nói tóm lại, con người khước từ không muốn cọng tác với chương trình của Thiên Chúa, không muốn cọng tác với Ngài làm cho công lý thánh thiện ngự trị trên thế giới. Thế giới có lẽ đã trở nên khác, nếu như giấc mơ của các vị tiên tri đã được thực hiện! Được như thế, tức là các dân nước trên thế giới đã nhân biết Thiên Chúa như Chủ Tể của họ để rồi cơ-cấu-hoá đời sống, công ăn việc làm, các tổ chức chính trị, các cơ sở văn hoá kinh tế, nói tắ, tất cả sinh hoạt của con người về mọi lãnh vực đưoợc tổ chức, được điều hành dưới sự soi sáng của Thần Linh Thiên Chúa! Nhưng thế giới đâu phải là một nơi đơn thuần như chúng ta tưởng. Thế giới gồm có những hữu thể tự do, đã là tự do, thì trăm người trăm ý, thế giới đã bị chia rẽ ra nhiều phe nhóm! Có những người và những phe nhóm công khai chủ trương chống đối lại những gì là công lý thánh thiện! Kinh Thánh giải thích khuynh hướng chối đối lại với công lý, thánh thiện, nghĩa là chương trình của Thiên Chúa, do Satan và các thần dữ không phục tùng mệnh lệnh của ThiênChúa! Trong thời đại chúng ta, có nhiều người không còn tin vào việc có Satan, ma quỉ nữa, họ coi chuyện nói về Satan, ma quỉ, tương tự như những chuyện trong thần thoại các dân ngoại cổ xưa của Hy-Lạp và Roma, chẳng hạn nư thần thoại Zeus, Homes, Hercules, hoặc Athena, những thần linh trong thần thoại không có thực, đó chỉ là tác phẩm của óc tưởng tưởng tượng của con người, chính trí tưởng con người tạo nên thần thoại, thần linh chỉ là con đẻ của thần thoại của một thời xa xưa khi chưa có sự xuất hiện của khoa học kỷ thuật, thì thần thoại được dùng để cắt nghĩa các hiện tượng thiên nhiên, và các bí ẩn trong cuộc sống!

Nhưng khi chúng ta đọc kỹ Kinh Thánh Tân-Ước, chúng ta phải nhận chân ra sự kiện nầy là Chúa Kitô và các tín hữu sơ khởi hiểu biết về thực tại Satan, ma quỉ rất nghiêm chỉnh! Đọc Phúc-Âm thánh Mathêu, nơi chương thứ tư(4), một ít câu trước bài giảng trên nuí, là chuyện kể Chúa Kitô được thánh thần hướng dẫn vào hoang địa để chay tịnh trong bốn mươi đêm ngày, trong chốn hoang địa nầy, Chúa Kitô đã bị Satan cám dỗ đủ điều! Cuộc chiến đấu của Chúa Kitô chống lại với Satan và ma quỉ, có thể được coi như có tính cách thần học và kiểu mẫu cho những thử thách của người kitô hữu sau nầy, nghĩa là những cuộc chiến đấu trình bày những loại thử thách mà người tin theo Phúc Âm cần phải trải qua trong cuộc sống, như một thứ mầu nhiệm Vượt Qua cần thiết cho sự Cứu Rỗi, tuy nhiên, nhưng cơn cám dỗ của Chúa trình bày cuộc sống thực tại mà bất cứ con người nào cũng phải đương đầu với! Đây là chuyện có thực, thực sự đã xãy ra, trong cuộc đời thực tế, chứ không phải là ngụy tạo, bịa đặt, bởi vì chúng ta hết thảy đều tin rằng, cuộc chiến đấu chống lại quyền lực của Satan, ma quỉ và quyền lực của bóng tối, sự dữ nói lên tính chất thiết yếu của cuộc đời và sứ mệnh cứu thế của Ngài! Sau nầy, khi Chúa Kitô nói về dụ ngôn nước Thiên Chúa tương tự như hạt giống tốt được gieo trong ruộng đồng, đang đêm,, kki mọi người yên ngủ, thì kẻ thù đến gieo cỏ lồng vực xuống ruộng! Khi lúa mọc lên, thì cỏ lồng vực cũng trổ sinh làm nghẹt cả lúa. Khi các tôi tớ đến xin chủ ruộng ra lệnh nhổ cỏ lồng vực khỏi ruộng đồng, nhưng chủ ruộng không cho vì ông sợ trong khi người ta chú tâm nhổ cỏ lồng vực, có thể nhở tay nhổ luôn cả lúa, ông chủ cho lệnh kiên nhẫn đợi chờ cho đến mùa gặt, khi gặt lúa thì cũng là thời điểm dứt trừ cỏ lồng vực. Lúa thì đem phơi rồi ho cất vào kho lẫm, còn cỏ lồng vực thì cho vào lò lửa đốt đi!(Mat 13:24).

 

Thiên Chúa Sẽ Văn Hồi Mọi Sự Trong Công Lư

Câu chuyện cỏ lồng vưc trong ruộng lúa là một hình ảnh tuyệt vời nói lên cách thế sự công chính thánh thiện của Thiên Chúa hoạt động nơi trần thế! Cũng như người chủ ruộng khôn ngoan kinh nghiệm không cho phép nhổ cỏ lồng vực khi chúng đang trong nhỏ bé, không phải vì xót thương chúng, nhưng vì muốn bảo vệ những cây lúa non ngây thơ vô tội, bởi vì sự tiêu diệt cỏ lồng vực có thể gây tai họa cho các cây lúa. Lòng kiên nhẫn của chủ ruộng được học biết qua kinh nghiệm nghề nghiệp của ông! Tất cả đã có sẵn trong dự kế dự kỳ của ông ta. Thiên Chúa cũg vậy, theo chương trình Cứu Chuộc của ngài được tiền định từ muôn thế hệ. Chúa đã sáng tạo nên thế giới do lòng tốt lành nhân ái của ngài, tức là muốn chia sẻ hạh phúc của ngàivới nhân loại.Thế giới chính ta bối cảnh trong đó Thiện Chúa, một cách tiệm tiến, thực hiện chương trình yêu thuơng của Ngài! Một điểm then chốt ta cần ghi nhớ trong tâm trí, là bên cạnh vũ trụ nhiên giới vô tri, Chúa tạo dựng nên những nhân vật tự do(free person), tức là những nhân vị nầy có khả thể đáp lại tình yêu thương và tiếng mời gọi cọng tác với Ngài, nhưng đồng thời các nhân vị tự do nầy cũng có khả thể không tuân theo chương trình của Ngài, có thể chống lại Ngài, có thể trở nên thù nghịch với ngài! Đó là câu chuyện Kinh Thánh giải thích Satan và các thần dữ, những tạo vật đầu tiên đã dấy loạn không phục tùng Thiên Chúa.Tiếng"Non Serviam" (tôi không thuần phục), đã môt lần từ miệng lưỡi tạo vật Lucifer và bè lũ thốt lên chống lại Thiên Chúa .Tiếng "Non Serviam" nầy còn tiếp tục vang vọng trong giòng lịch sữ nhân loại, và còn vang vọng cho đến ngày tận cùng thời gian! Cỏ lồng vực lớn lên nhởn nhơ tung hoành trong ruộng lúa! Cũng một thứ luận lư loại suy, Satan và sự dữ tội ác vẩn nghênh ngang hoành hành trong lịch sữ loài người, trong xã hội, trong gia đình, và ngay trong trái tim con người! Hảy để cho cỏ lồng vực sống, chờ ngày gặt(harvest time)! Hãy để cho tội ác và sự dữ tốn tại cho đến Ngày Chúa Đến! Hãy để cho tội ác, sự tàn bạo gian tham, sự bất công tha tham lam, Hãy để cho xảo trá, lừa gạt, phỉnh phờ, âm mưu, xảo thuật, kế hoặch lừa đảo , bất luơng, bất chính, ô trọc, và mọi thứ xấu xa, ghê tởm, bần tiện, nhỏ mọn, đàng điếm,gian ngoa, biển lận có hội thi thố! Phần chúng ta, nhữngngười theo Chúa, hãy mơ, mơ giấc mơ của yêu thương, của công minh chính trực, của tình thương, giắc mơ của tình người, giắc mơ của sự lành thánh, của lòng lương thiện, ngay thẳng, lịch duyệt, bác ái hòa bình, chính trực đáng cho người đòi tin tưởng, giấc mơ của sự thông cảm tha thứ, giấc mơ của bình dị đơn sơ trong sạch! Và ngày ngày hãy lắng nghe sứ điệp của Chúa Kitô vang vọng bên tai:" Hãy đói khát sự công chính thánh thiện, lòng các ngươi sẽ mãn nguyện"!Mãn nguyện, hai tiếng no thỏa, hiểu theo nghĩa thể lý, và mãn nguyện hiểu theo nghĩa luân lý!

Trong ngôn ngũ Hy-Lạp, người ta dùng động từ Chortazo để dịch nghĩa chữ no thỏa. Trong Phúc-Âm Thánh Marcô, chữ Chortazo được dùng một lần nữa để chỉ kết qủa sau khi chúa Kitô làm phép lạ hoá bánh ra nhiều để cho đám dân theo Ngài đói khác được no thỏa. Phúc-Âm Thánh Marcô có ghi rõ:

"Trong những ngày ấy, lại có ất đông dân chúng theo ngài, họ tụ tập lại rất đông, và họ không có gì dể ăn. Ngài gọi môn đệ lại nói với họ: Ta xót thương dân chúng, vì họ theo ta đã ba ngày mà không có chi lọt dạ, nếu ta để cho họ bụng đói mà ra về, e rằng có nhiều người chết xỉu dọc đàng chăng!trong họ lại có kẻ từ xa đến! Các môn đệ đáp lại ngài rằng: làm sao tìm đâu ra bánh cho từng ấy người ăn, , nhất là ở đây là nơi hoang địa! và Ngài hỏi các ông: Có được mấy chiếc bánh? Họ thưa có bảy chiếc bánh!Ngài truyền cho dân chúng ngồi xuống đất, rồi cầm bảy chiếc bánh trong tay, Ngài tạ ơn Chúa đoạn bẻ bánh ra, cứ ban tiếp cho các môn đệ để họ thiết đãi dân chúng, Họ cũng có ít con cá nhỏ, và Ngài cũng chúc tụng, làm phép đoạn trao cho môn đệ thiết đãi dân. Mọi người được ăn một bữa no nê, đồ ăn còn lại thu được bảy thúng đầy! Số người được ăn hôm đó lên tới bốn ngàn người. Cho họ ăn uông no nê rồi, Ngài truyền dân chúng ra về! Sau đó Ngài lên thuyền cùng với các môn đề đi về vùng Dalmanutha.(Mark 8:1-9).

Dân chúng được ăn uống thỏa thuê ngay trong sa mạc! Qủa là một hình ảnh tuyệt đẹp, nói lên một niềm hy vọng tràn đầy cho những ai đói khát sự can thiệp của Chúa! Đây cũng là viễn ảnh chứa chan niềm vui và ủi an chi đức tin của người kitô hữu! Dân chúng thèm khát điều mà thế gian không thể cho họ được. Dùng luận lý và sự khôn ngoan của loài người, bốn ngàn dân lang thang trong sa mạc chắc chắn đối diện nghiêm chỉnh với cảnh chết đói chết khát. Khi loài người xem ra tuyệt vọng, Chúa ban cho họ ngay trưức mắt không thể ngờ được! Chúa trù liệu mọi sự cho mọi người, điều mà họ khát khao tìm kiếm! Mọi người ăn uônt no nê ngay trong cảnh sa mạc khô cạn! Sự kiện phép lạ hoá bánh cho bốn ngàn người ăn trong sa mạc, tất cả những chi tiết lạ lùng trên đều có liên hệ mật thiết với biến cố Nước Trời và thời điểm của Nước Chúa đang đến trong con người và cuộc sống của Chúa Kitô mà ngươi đương thời của Ngài không nhận diện ra! Ngay cả chúng ta, sau hai nghìn n1m lịch sử kitô giáo, con người thời nay vẫn chưa nhận ra biến cố Nước Trời đang đến ngay giữa họ! cơ cấu chóng lại cơ cấu bất công của thế gian đang đến, hiện hữu giữa lòng nhân loại, nhưng, dường như chưa toàn vẹn, Nuớc Trời đã đến giữa chúng ta, nhưng những nạn nhân khốn cùng của thế gian vẫn còn đầy dẫy, làm sao ta giải nghĩa được? Làm sao giải nghĩa cho con ngưừi hôm nay tin được là Nước Trời đang đến nơi Chúa Kitô, thế mà quyền lực của con rắn gìa xưa vẩn còn ảnh hưởng khắp nơi? Làm sao thuyết phục cho người cứng lòng tin hôm nay là chúa Kitô là quyền lực của Nước Trời sẽ giải cứu họ.

Tôi thử dùng một thí dụ để nói lên tính cách biện chứng của Nước Trời trong trạng thái dường như có, dường như không, dường như đã đến mà cũng dường như chưa tới! Trạng huống nữa có nữa không, như đã như chưa của Huyên Nhiệm Nước Trời, tôi tạm gọ là tính cách biện chứng, theo kiểu nói của trường phái triết lư Hegel(biện chứng tinh thần).

Tôi muốn lấy tình trạng Corpus Christi Acađemy, nơi tôi sống và làm việc cách đây mấy năm: Corpus Christi là một học viện công giáo nổi tiếng vùng cực nam của tiểu bang Texas, học viện nầy được thành lập nhằm mục đích đào tạo các linh mục và những người lãnh đạo công giáo cho tương lai. Đây là một cơ sở khang trang tọa lạc trên 20 mẫu tây, trong một vùng đất yên tịnh lý tưởng cho việc học và việc tu thân, vì nó xa với phố chợ và nhữngnơi giải trí công cọng! Học viện, đă có một thời, được đặt dưới quyền điều hành của các cha Dòng Tên. Học viện là nơi mơ ước cho các học sinh tốt nghiệp trung học và sinh viên của những năm đàu đại học. Tất cả đang yên lắng, im đìm hiền hòa như thành phố thơ mộng thánh thiện mang tên của Mình-Máu Chúa Kitô.Rồi một ngày, không biết vị nào đã đệ trình lên ý tưởng cho vị giám mục lúc đó là Đức Cha Gracida, biến học viên nên chương trình CO-ED, mở cữa cho nử giới và đại chúng. Tin được bắn ra làm hoang mang cả thành phố, nhất là các vị linh mục,, tu sĩ đang có chân trong ban giám đốc của học viện. Một vị Head Master được mời đến để nghiên cứu một cách qui mô toàn bộ chương trình của trường học mang nôi dung mới. Không thấy những tuyên bố hay trên báo chí, mà chì có những giáo sư mới được phỏng vấn, những chuyên viên giáo dục mới chuyên môn được mời tới khảo sát tại chỗ. Những lớp học mới được xây dựng thêm, một thư viện mới đưực xây cắt rất tốn kém có khả năng chứa đựng ba trăm ngàn cuốn sách. Thế giới bên ngoài chẳng hay biết những gì đang thay đổi bên trong học viện. Nhưng các sinh viên và các nội trú viên cảm nghiện sự thay đổi tận gốc rễ của học viện, từ tinh thần cởi mở, đến cách thức và nhân sự điều hành… tất cả đang mang đến cho toàn học viện một thay đổi tốt đẹp, nhất là tạo nên niềm hy vọng cho giới trể trong vùng, không cần đi t́m đâu xa, trong thành phố nhỏ bé hièn hoà của họ, có một nhà trường xứng đáng niềm tin tưởng của giới trẻ và phụ huynh!

 

Chúa Kitô Đến, Sẽ Vén Màn Bí Mật Thực Tại Trần Thế

Khi Chúa đến, Ngài sẽ đi vào các thánh đường ngày Chúa Nhật, Ngài sẽ vạch trần đường lối sai lạc của những người kitô hữu đã làm sai lạc đường lối Phúc-Âm của ngài!

Khi Chúa đến, Ngài sẽ đi vào các toà đô sảnh, các tòa nhà nhà hành pháp, lập pháp, lật tẩy những âm mưu lợi dụng, nhưng kế hoạch lưà lọc của các người làm chính trị, Ngài sẽ lột mặt nạ pháp lý của những kẻ lạm dụng công quyền và pháp luật để thủ lợi riêng cho cá nhân và cho phe nhóm!

Khi Chúa đến, Ngài sẽ đi vào các ngân hàng, các viện kinh tế tài chánh, Ngài sẽ đến tận các bàn giấy của các ông chủ tịch giám đốc gộc cội, những ông tai to mặt lớn, Ngài sẽ mở mắt cho họ thấy, họ đã lạm dụng lòng tin tưởng của dân chún g để sống cuộc đời vương giã, sống thừa thải trong khi đó dân chúng phải chịu kham khổ trănm chiều!

Khi Chúa đến, Ngài sẽ đi thẳng vào các bệnh viện có ghi dấu thập giá của ngài, có mang tên các vị thánh, nhưng trong thực tế, dùng nhãn hiệu đạo đức để cắt cổ dân chúng, thay vì để giúp đỡ thương xót như ngôn từ Hospital, Hospitality! nơi tiếp đón ân cần, nơi thi thố tình thương xót!

Khi Chúa Kitô đến, Ngài sẽ vào thẳng các tối cao pháp viện của các quốc gia, các tòa án, các văn phòng lật sư, các cơ quan đại diện cho nhành tư pháp, Ngài sẽ chĩ cho các ông quan án lớn nhó, các ông lật sư đủ cở, là họ đã bóp méo công lý, biến pháp luật nên dụng cụ của kẻ có uy quyền, thay vì nói thay cho sự thật, họ đã nói cho tiền bạc và quyền bính, Ngài sẽ chỉ cho họ sự mù quáng của kẻ mù hướng dẫn người mù! Chúa sẽ mời họ nghe lại những lời nghiêm nghị xưa ngài dành cho các Pharisêu và các thầy thông luật:" Hởi các luật sĩ và Pharisêo gỉa hình”

Khi Chúa đến, Ngài cũng sẽ viếng thăm căn phòng của mổi người chúng ta, Ngài sẽ chỉ cho ta những sở đoãn, những tội lỗi, những che dấu chìm khuất trong đời của mỗi người trong chúng ta! Tất cả những gì là ngay thẳng chân thực coi như cần phải hiện diện trước khi Nước Chúa toàn vẹn ngự trị trên trần gian! Mọi việc Chúa hoàn thành trong thế giới hình như là qui luật cho dạy ta biết trước rằng: ngày chung thẩm, Chúa sẽ bày tỏ một cách đầy đủ trọn vẹn ân sủng và sự cứu rỗi cho nhưng ai đã khát mong chờ đợi chúng!Có lẽ đó là chứng lý giải thích cho ta tại sao Gioan Tẩy Gỉa lại đến rao giảng sự ăn năn thống hối trước Chúa Jesus! Cũng như những cơn gió nhẹ thổi những lá vàng bay tơi tả, trước khi bão táp cuồng phong xuất hiện!" một cái gì lớn lao đang đến, hãy sẵn sàng"!

"Điều trọng đại đang đến " được Thánh sử Gioan miêu tả trong Sách Khải-Huyền như sau:

" Và một trong bảy thiên thần cầm kim bôi tiến lại gần tôi, mà nói với tôi rằng:" lại đây ta sẽ chỉ cho ngươi phiên xử con điếm gìà, ngồi bên làn nước mênh mông, vua chúa trên trái đất đã hoang dâm với nó, và dân cư trên đất đã say sưa tuý lúy chất rượu dâm dật của nó! Và Ngài đã đưa tôi vào sa mạc, trong khi tối ngất trí, tôi đã thấy có người đàn bà ngồi trên conmãnh thú đỏ ngầu, phủ đầy những khẩu hiệu phạm thượng, con mãnh thú có đến bảy đầu và mười sừng! Người đàn bà thì mặc đồ len cánh kiến và gấm tiá, dắt những vàng bạc trân châu, tay cầm kim âu đầy ngập nhưng đều ghê tởm và những uế vật dâm bôn của nó! Và trên trán của nó viết tên một bí mật:-Babylon vĩ đại, mẹ các gái điếm trên trái đất"!

Nơi câu 8, tác gỉa loan báo số phận của con mãnh thú và sự trừng phạt đến từ cánh tay của thiên Chúa công minh:

" Con mãnh thú ngươi thấy, nó đã có thời hoành hành, nay thì đã không còn lại gì, nhưng nó sẽ từ vực thẳm đi lên, và đi đến chỗ diệt vong, dân cư trên đất, những kẻ tên không được ghi trong sổ bộ sự sống từ tạo thiên lập địa, sẽ bỡ ngỡ thán phục, khi thấy con mãnh thú , đã có hiện không còn và sẽ tái hiện!"

" vì lẽ đó , nội trong một ngày, sẽ ùa đến các tai ương hoạn nạn để phạt nó: ôn dịch, tang tóc, đói kém , và nó sẽ bị hỏa thiêu tận tuyệt! Vì Ngài là thiên Chúa oai hùng , Thiên Chúa đoán phạt nó! Và cúng sẽ đẫm lệ khóc than nó!các vua chúa quan quyền trên trái đất đã cùng nó hoang dâm và xa hoa hưởng lạc thú với nó , khi thấy lửa thiêu nó bốc cháy lên, đô6ng mãi đàng xa kinh ngạc vì hình phạt của nóphải chịu, chúng cât tiếng kêu lên:" Khốn thay! Khốn Thay ! khốn thay kinh thành vĩ đại! babylon 1 Kinh Thành hùng tráng kiêu sa nay đã không còn! vì trong chỉ một giờ án phạt ngươi đã dến"!(REV. 18: 8-10).

Ngày Chúa đến, đức công minh của ngài sẽ xét xử và đoán phạt những tội lỗi, những sa đọa, những cám dỗ, những quyến rũ gây hoang mang, làm hư hại thế giới, đặc biệt Ngài sẽ phán quyết những án lệnh công b́nh nghiêm trị những trung tâm quyền lực lung lạc lòng người!

Phần chúng ta, hãy xem thời gian chờ đợi nầy, khỏang thời gian trước khi con điếm già bị hủy diệt, và thời điểm Nước Chúa ngự trị toàn vẹn trên trái đất, hãy xem như thời gian của ân sủng, thời gian chuẩn bị chính mình và thế giới quanh ta! Đó cũng là lý do tại sao chúng ta muốn Phúc-Âm-Hóa thế giới! Thiên Chúa đã ban cho ta một giai đoạn của sự sống giữa thời khởi nguyên của Nước Trời và thời quang lâm khi Nước Trời trọn vẹn ngự trị trong lòng thế giới! Trong giai đoạn chuyển tiếp nầy, chúng ta có nghĩa vụ, không những uốn nắm cuộc sống của cá nhân mình theo hình ảnh và mẫu mực của "Con Thiên Chúa làm người", đồng thời cũng giúp cho tha nhân sống theo gương mẫu của ta, như lời Thánh Phaolô: " Hãy bắt chước tôi, như tôi đã bắt chước Đức Kitô"(I Cor 9....), nghĩa là làm sao cho con người và cuộc sống của ta phản ảnh trung thực hình ảnh của Con Thiên Chua giáng trần! Như thế, toàn thể thế giới được chuẩn bị cho biến cố trọng đại đang bước tới, đó là Ngày Của Nước Thiên Chúa Đến Vẹn Toàn!

Tác gỉa Khải huyền còn nghe tiếng lạ từ trời, khuyến nhủ các dân nước hãy trốn chạy xa khỏi ảnh hưởng tai hại của con điếm gìà xưa:

" Và tôi đã nghe một tiếng khác từ trời phán:"Hỡi dân ta, hãy ra khỏi đó! kẻo thông đồng với tội lỗi của nó mà chuốc lấy các tai ương, các hình phạt dành cho nó"!( REV. 18: 4-5).

Tác gỉa Khải Huyền quả quyết sẽ có ngày chung thẩm, ngày đó Thiên Chúa uy quyền sẽ đoán phạt những phường hư hỏng tội lỗi! Bây giờ Chúa mong muốn cho dân ngài thoát khỏi ngày oán phạt kinh hoàng ấy, bằng cách trở nên như hình ảnh Chúa Kitô, sống trong Lề Luật Thần Linh của Nước Chúa, sống khăng khít, mật thiết thân thương với tinh thần của Nước Chúa trước khi "Nước Trời đến như một chung cục, một hoàn tất, một tai ương, để phán quyết và kết tội! Khi thời đại mới đến trọn vẹn: đó cũng là thời điểm của Đức Công Minh Chính Trực! Tình trạng chênh lệch bất công, những cơ cấu lệch lạc sai quấy vô nhân đạo sẽ bị làn gió mới thổi bay đi ngay trong bình minh của ngày mới! tinh thần hoà bình lương thiện, nhân aí sẽ ngự trị trong tâm hồn những ai còn sống sót sau cuộc ngày đại hoạ, những ai không bị tàn phá bởi thù hận tham lam, những ai không bị cuốn đi theo cơn lốc của dục tình mê đắm và ngạo mạn khinh khi! Khắp nơi toàn cõi vũ hoàn đều khởi tấu lên một khúc tân ca hát mầng ThÛen Chúa Đấng Sáng Taọ và Cứu Chuộc cho đến muôn thủa muôn đời! khúc ca mới mầng Thiên Chúa Sáng Tạo và Cứu Chuộc!

Nhưng sau ngày vinh quang toàn thắng của "Nước Trời", quyền lực sự dữ và tội ác sẽ đi về đâu? Tác gỉa sách Khải Huyền khẳng định rằng:

" Và Ngài đã chộp lấy con Rồng, con Rắn Gìa thời Khai Nguyên, tức là quỉ sứ Satan, và xiềng Nó lại một nghìn năm, và Ngài đã xô nhào Nó xuống vực thẳm, khóa chặt và niêm phong Nó lại, để Nó không còn mê hoặc các dân , cho đến khi mãn một nghìn năm. Sau đó Nó lại được thả ra một thời gian ngắn"!( Rev.20: 3- 4 )

Cuộc chiến tranh Cánh-Chung sẽ diễn ra sau thời gian một nghìn năm hạn định, tức là khoảng thời gian mà Satan thần dữ được phép thét gầm vang rền trên khắp thế gian, tụ tập củng cố quyền lực cho cuộc chiến Cánh-Chung, để rồi sau đó, Nó và đồng loã sẽ bị ném vào biển lửa, bị thiêu đốt cho đến muôn thủa muôn đời!(Rev. 20:7-10)!

Thiên Chúa sẽ hiển trị muôn đời trên ngai toà cao cả giữa lòng mọi hiện hữu, bên cạnh Thiên Chúa Vinh Quang, có Chúa Kitô mẫu mực của một nhân loại mới!

Bấy giờ, những kẻ đói khát sự công chính sẽ được mãn nguyện thỏa lòng! Những lời đoan hứa xưa nay được trở thành hiện thực. Sẽ chẳng còn nghèo đói, bệnh hoạn tật nguyền, sẽ chẳng còn thất vọng, tội ác bất công! Sẽ chẳng còn ai đui mù câm điếc què quặt! Sẽ chẳng còn giàu nghèo chênh lệch! Sẽ chẳng còn cảnh huống âu lo khắc khoải muộn phiền dày xéo trong tâm tư!Sẽ chẳng còn ai cô đơn thất thểu trên đường đời! Sẽ chẳng còn tình trạng phân hóa, nghi kỵ, dèm pha chống đối phản loạn, tranh dành chém giết, chiến tranh, thù hận giữa con người với con người!

Sẽ chẳng còn não trạng con người trở nên xa lạ, phóng thể bản thân mình trong vùng ảo tưởng vô thường!Bởi vì Thiên Chúa sẽ là tất cả trong tất cả! Những kẻ làm dân của người sẽ hân hoan chiêm ngưỡng Thánh Nhan mà hát khúc ca Ngợi Khen Chúc tụng trong đất nước không còn bị đe dọa bởi đêm tối nữa!

Niềm Hạnh Phúc của nhân loại mới sẽ vô cùng diệu vợi, không bút mực nào tả xiết!

Trên đây tác gỉa của Sách khải Huyền vẽ lên cho ta bức tranh của một tương lai Nước Chúa vinh thắng oai phong, và những người có niềm tin vào Ngài sẽ được ân thưởng! Nhưng đó là câu chuyện của tương lai, một tương lai có thể rất xa vời!

Chúng ta, những con người đang sống trong hiện tại, một hiện tại qúa phủ phàng, một hiện tại bày ra trước mặt ta biết bao là đớn đau cay đắng! Và mỗi phút giây của hiện tại, chúng ta đối diện với những bất công, những khổ đau chồng chất bóp nghẹt, hành hạ kiếp người! Làm sao chúng ta đương đầu với những đắng cay phiền toái của cuộc đời bất hạnh của hôm nay!?

Kế hoặch, phương sách nào giúp ta đối phó với vô số kẻ thù trong cộc đời, không những chỉ có Satan, thần dữ, mà ngay cả những người đã hơn một lần ta thương mến đùm bọc chắt chiu? Kẻ thù nguy hiểm nhất trên đời, nó là cái "ngã" của ta! Kẻ nội thù nầy nằm ngay trong trái tim của ta. cuộc chiến đâu từng giây từng phút với ba thù là ma quỉ, thế gian và chính bản ngã tội lỗi luôn thét gào trong trái tim ta! Làm sao ta sống sót sống còn cho đến ngày "Nước của Ngài" hiển trị trong một tương lai xa xăm?

Sẽ không có câu trả lời làm sẵn như mẫu số chung cho tất cả mọi người! Mỗi người có một ơn gọi riêng biệt để hiện thực sứ mệnh của đời mình! Đồng thời Thiên Chúa cũng ban cho mỗi một người những ân sủng cần thiết để chu toàn sứ mệnh và sống xứng hợp với trách vụ ngài trao phó riêng cho mỗi người! Thánh Phaolô khẳng định: Ân sủng của Thiên Chúa đủ cho mỗi người:

“Nhưng Người đă qủa quyết với tôi: Ơn của Thầy đă đủ cho con, v́ sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối. Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào v́ những yếu đuối của tôi để sức mạnh của Đức Kitô ở măi trong tôi. V́ vậy tôi cảm thấy vui sướng khi ḿnh yếu đuối, khi bị xỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ ngặt nghèo v́ Đức Kitô. Bởi chưng chính lúc tôi yếu đuối là là lúc tôi vững mạnh” (2 Cor 12, 9-10)

Chỉ có ân sủng của Thiên Chúa mới giúp cho mỗi người hoàn tất cuộc hành trình sứ mệnh, đủ sức lực nội tâm để vẹn toàn qủi đạo đã an bài.Vì thế mỗi người cần lời nguyện cầu và sống kết hợp với Thiên Chúa để nhìn thấy thiên ý trong cộc đời lữ hành về miền đất hứa. Mỗi người phải tìm kiếm thiên ý mà hoặch định cho mình một thái độ sống xứng hợp, trong khi chờ đợi ngày Nước Ngài ngự đến trong vinh quang!

 

  Rev.Nguyễn Quốc Hải, Ph.D

 


Mời đọc tiếp:

1 2

Xem các bài viết khác trong Rev. Nguyễn Quốc Hải, Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.