Trở Về Nguồn

1 2

man

 

 

 

 

 

 

 

Trở Về Nguồn Qua Chứng Từ Kinh Thánh

Trở về nguồn để gần Thiên Chúa hơn không phải là một giáo thuyết mới mẻ, nhưng đã khởi nguyên từ Kinh Thánh. Hãy lần mở những trang Kinh Thánh Cựu Ước, đặc biệt về các Tiên Tri, Chúa Yahvê đã dùng miệng lưỡi các đấng tiên tri để rao giảng truyền cho dân Chúa nhu cầu thiết yếu là họ phải qay trở về với Ngài

Tiên tri Isaia khẳng quyết với dân Chúa nếu họ muốn được cứu sống, chỉ còn một cách nữa là trở về với Ngài, vì ngoài Thên Chúa ra, không còn thần linh nào khác có thể cứu được họ:

“Hãy quay lại với Ta, hòng được cứu thoát,
Hởi toàn thể cõi bờ thế giới,
vì chính Ta là Thiên Chúa, không còn ai khác nữa!
Ta lấy mình Ta ta thề,
từ miệng Ta phát ra lời đức nghĩa,
lời sẽ không bao giờ phải hối, là trước mặt ta, mọi gối sẽ lạy thờ,
mọi miệng lưỡi sẽ tuyên xưng rằng: chỉ nơi Yahvê có đức nghĩa uy hùng

“Convertimini ad me et salvi eritis,
omnes fines terrae,quia ego Deus, et non est alius.
In memetipso iuravi:
Egressa est de ore meo iustitia, verbum, quod non revertetur;
Quia mihi curvabitur omne genu,et iurabit omnis lingua ”. (Isa 45:22-24)

Trong tai ương hoạn nạn mà biết quay trở về, Thiên Chúa sẽ hoán cải số phận hẩm hiu, lời sấm của tiên tri Jêrêmia vang vọng:

"Có khi ta lên án dân tộc nầy hay dân tộc khác phải tận diệt,
nhưng nếu dân tộc ấy biết hoán cải, bở con đường tà vạy mà quay về chính lộ, ta sẽ đổi số phận của chúng"
(Jer 18:7-8)

Những kẻ ăn ở vô đạo nghĩa, vô luân thường đạo lý , mà cứ lỳ lẫm không chịu nghe lời khuyên can để cải tà qui chính, chắc chắn sẽ không tránh khỏi tai ách đang đổ xuống trên số phận của họ!Tiên tri Ezekiel cảnh cáo:


" phường vô đạo nghĩa, dầu đã được nghe lời cảnh cáo mà không chịu hoán cải đường tà, nó sẽ chết vì tội lỗi mình gây nên"( EZ 33:9)

Bước sang thời điểm Tân-œớc, Thánh Gioan tẩy gỉa cũng đã theo truyền thống các vị tiên tri thời cổ, mời gọi mọi người ăn năn thống hối, trở về đường lối ngay thẳng của Thiên Chúa. Chính Gioan đồng hóa mìh với tiếng kêu trong sa mạc, người tiền hô dọn đường cho Đấng Cứu-Thế, theo ngôn từ vang vọng từ thời Cựu-œớc của tiên tri Isaia:

" Tiếng của người hô trong sa mạc,
Hãy dọn đường cho Chúa đến,
hãy san bằng những lối đi:
nơi cao hãy bạt xuống.
hố sâu hãy lấp đầy,
mọi núi đồi hãy hãy hạ thấp xuống,
nhô9ng nơi cong co tà vạy, hãy uống cho ngay thẳng,
mọi lối đi hãy làm cho phẳng lì,
bởi chưng những con mắt trần thế,
sẽ được nhìn thấy ơn cứu chuộc của Thiên Chúa"

Anno autem quinto decimo im perii Tiberii Caesaris, procu rante Pontio Pilato Iudaeam, tetrarcha autem Galilaeae Herode, Philippo autem fratre eius tetrarcha Ituraeae et Trachonitidis regionis, et Lysania Abilinae tetrarcha, sub principe sacerdotum Anna et Caipha, factum est verbum Dei super Ioannem Zachariae filium in deserto.
Et venit in omnem regionem circa Iordanem praedicans baptismum paenitentiae in remissionem peccatorum,
Sicut scriptum est in libro sermonum Isaiae prophetae:
“ Vox clamantis in deserto:
“Parate viam Domini,
rectas facite semitas eius.
Omnis vallis implebitur,
et omnis mons et collis humiliabitur;
et erunt prava in directa,
et aspera in vias planas:
Et videbit omnis caro salutare Dei”
( Luke 3:1-7)

Lời kêu gọi trở về nguồn, canh tân cải hóa cuộc sống như một sứ điệp khẩn trương vang vọng trong cả bốn Phúc Âm.

Cho con cái nhà Israel, thánh sử Mathêu mạnh dạn tuyên bố:
" Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến"(Mt 1, 2 ).

Với những tâm hồn thành tâm thiện chí chờ mong ơn cứu rỗi, thánh sử Marcô rao truyền phép rửa thống hối để nhân lấy thần linh và ân sủng của Thiên Chúa:

"Nầy ta sai sứ thần ta đi trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi, tiếng của người kêu trong sa mạc:hãy dọn đường Chúa, hãy san phẳng các lối đi

"phần tôi , tôi thanh tẩy anh em bằng nước, nhưng có Đấng đến sau tôi, nhưng cao trọng hơn tôi, chính Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và Ân Sủng."( Mk 1: 2-9)

Với những tâm hồn sùng mộ sống trong ơn nghĩa với Thiên Chúa, thánh sử Gioan, tác gỉa của Phúc-„m thứ tư mô tả sự canh tân đổi mới của về nguồn như một cuộc tái sinh linh thiêng trong ân sủng và trong Chúa Thánh Thần:

" Quả thật ta phán bảo ông:
Ai không tái sinh bởi nước và Thánh Thần,
thì khơng thể vào Nước Thiên Chúa được,
sự gì sinh bởi xác thịt, là xác thịt,
sự gì phát sinh bởi Thần Linh là thần linh
"

Respondit Iesus: “ Amen, amen dico tibi: Nisi quis natus fuerit ex aqua et Spiritu, non potest introire in regnum Dei.
Quod natum est ex carne, caro est; et, quod natum est ex Spiritu, spiritus est.
Non mireris quia dixi tibi: Oportet vos nasci denuo. (John 3:5-7)

Sự trở về nguồn chân lý và thần linh bắt buộc con người phải khước từ những gì ngụy tạo, gỉa trá do bàn tay loài người thêu dệt ra trên tiên trình của lịch sử. qua cuộc đối thoại với thiếu nữ Samarita bên bờ giếng Giacop, Chúa Cứu-Thế mặc khải cho ta nhu cầu sống thực phải khởi sự bằng một khước từ quyết liệt ngay cả đến vÔi những gì ta cho là truyền thống ngàn đời cảu cha ông:

" Chúa Kitô phán bảo người phụ nữ: Hởi bà, hãy tin Ta, đã đến giờ, những kẻ tôn thờ Thiên Chúa đích thực, không phải thờ trên núi hay trong thánh đường Jêrusalem, mà tôn thờ ngài trong tinh thần và trong chân lý...vì Thiên Chúa là Tinh Thần, nên phải thờ kính Ngài trong Tinh Thần và trong Chân-Lý"

Dicit ei Iesus: “ Crede mihi, mulier, quia venit hora, quando neque in monte hoc neque in Hierosolymis adorabitis Patrem.
Vos adoratis, quod nescitis; nos adoramus, quod scimus, quia salus ex Iudaeis est.
Sed venit hora, et nunc est, quando veri adoratores adorabunt Patrem in Spiritu et veritate; nam et Pater tales quaerit, qui adorent eum.
Spiritus est Deus, et eos, qui adorant eum, in Spiritu et veritate oportet adorare ”.
(John 4:21-25).

Thần Linh và Chân Lý là trung tâm của Đạo mặc khải, muốn giữ cho lòng mình luôn có Thần Linh và Chân Lý, người con Chúa phải hành trình liên tục để trở về cội nguồn Linh Thánh, bởi vì sống giữa cuộc đời như thuyền trôi giữu giòng nức lũ, mà thế gian, ma qủi xác thịt như những chướng ngại vật ngăn cản, xô đẩy con người đi xa cội ngườn của mình!

Đoạn Kinh Thánh trên cũng mạc khải cho chúng ta một chân lý nòng cốt của Đạo Chúa. Dân Chúa thời cựu ước coi Đạo như một thứ truyền thống mà cha ông họ truyền lại,nên họ giữ đạo như tiếp tục gìn vàng giữ ngọc một tập tục, một tuyền thống tốt của quốc gia giòng giống của mình, đạo vì thế trở nên một trang trí cho văn hóa chủng tộc Do-Thái của họ. Chúa Kitô nhắc nhở họ nhu cầu trở về nguồn Thần Linh và Chân Lý là nền móng và gốc rễ của Đạo. Hơn thế nữa, Chúa Kitô còn nhấn mạnh Đạo là Con Đường phải đi, là cuộc Sống mà con người phải sống mỗi ngày. Chính Chúa Kitô là Con Đường và cuộc Sống viên mãn đó đang tuôn tràn xuống cho trần gian qua biến cố Nhập Thề Giáng Trần của Ngài. Chúa Phán:

" Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống"

Dicit ei Iesus: “Ego sum via et veritas et vita;
Nemo venit ad Patrem nisi per me” (John 14, 6).

Vì thế, người tín hữu kitô giáo được định nghĩa bằng ngôn từ la ngữ Christianus, nghĩa là người có Chúa Kitô, người mang Chúa Kitô và làm nhân chứng sống động cho ngài. Có Chúa hay mang Chúa diễn đạt một tình trạng được thông truyền, được tiếp nối với ngồn sống thần linh. Người tín hữu chúa là người được chia sẻ cuộc sống ân sủng, nghĩa là được nguồn ơn thánh sủng của Thiên Chúa ba Ngôi tuôn chảy trong tâm hồn, như những con sông nhỏ, hay những giòng nhỏ, những on suối đang được tiếp nguồn với giòng sông lớn ăn qua đại dương. Chúa là đại dương thánh đức, người thông hiệp với Chúa được ân thánh sủng tuôn trào trong linh hồn như giòng điện được nối liền với mạch điện. Trở về nguồn vị thế, theo ngôn từ triết Lão-Trang, là cái động của Đạo. Và nói theo từ ngữ của truyền thông công giáo là hiệp thông, là chung hoà với với Thiên Chúa. Sự trở về ngồn của những tâm hồn tội lỗi chính là sự ra đi về nhà Cha của người con hoang đàng trong Phúc-„m thánh Luca. Vì xa laì nhà cha, lạc xa tình Cha chỉ còn đêm tối mờ mịt, mất mát ê chề mà thôi!

Trở về với Thiên Chúa, nguồn ơn thánh sủng , sức sống nuôi dường đời nguời tín hữu!

Trở về với Chân-Thiện-Mỹ , kim chỉ nam cho con người thành tâm thiện chí muôn thủa!

Trở về nguồn khám phá lại Nguồn Ánh-Sáng Chân-Thực soi đường chỉ lối cho mọi người, đặc biệt những người mang trách nhiệm làm lịch sử, là một nhu cầu khẩn trương cho nhân loại bên thềm tân thiên kỷ!

 

Sám hối, trở về nguồn :
Điều kiện đón nhận Nước Trời

Với sự xuất hiện của Chúa Kitô, sứ điệp sám hối trở về nguồn đă thay h́nh đổi dạng và mang một nội dung hoàn toàn mới mẻ. Thực vậy, Chúa Kitô đến, không những để loan báo về Nước Trời, mà Ngài c̣n làm cho Nước Chúa trở thành một thực tại sống động nơi trần thế. Với Ngài, Nước Trời đă khởi đầu, và diễn biến trong một tiến tŕnh đến chỗ thành tựu vẹn toàn nhiệm lạ. Trong khi lời rao giảng của Gioan tẩy giả về sự ăn năn sám hối chỉ là một dọn đường cho tương lai, th́ sứ điệp sám hối là chính cuộc đời sứ mệnh của Chúa Kitô. Ngài đến trong thế gian là để kêu gọi người có tội ăn năn trở lại:

Ta đến, không nhằm kêu gọi những người hiền đức, nhưng là người tội lỗi cần ăn năn sám hối”. (Lk 3, 32)

Kêu gọi người có tội hối cải trở về với Thiên Chúa là trọng tâm của giáo thuyết Phúc-Âm. Theo đó, khi người có tội, ư thức được t́nh trạng tội lụy của ḿnh, tín thác vào Chúa Kitô, muốn quay trở về với Ngài, Ngài sẽ tha thứ cho họ, v́ Ngài có quyền tha tội

“Song để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất, bây giờ Ngài phán bảo người bất toại: “Hăy chỗi dậy, vác giường về nhà”. (Lk. 9, 6)

Tuy nhiên, sứ điệp sám hối được Chúa Kitô ban bố, cũng chịu chung số phận như lời rao giảng của các vị ngôn sứ trong thời Cựu-Ước, tức là gặp phải sự chống đối của người đương thời, bởi v́ sứ điệp ấy trước hết va chạm tới ḷng tham lam tiền bạc, gắn bó với vật chất của con người:

…Và Chúa Kitô nh́n người thanh niên đem ḷng thương mến mà phán bảo: “Ngươi hăy về bán đi tất cả những ǵ chiếm hữu mà bố thí cho người nghèo khó, và ngươi sẽ có một kho tang vô giá trên trời, rồi hăy đến mà theo Ta”. Người thanh niên nghe những lời ấy th́ tối sầm mặt lại, lặng lẽ bỏ đi, v́ anh ta có nhiều của ci

Ille autem dixit ei: “ Magister, haec omnia conservavi a iuventute mea ”.
Iesus autem intuitus eum dilexit eum et dixit illi“Unum tibi deest: vade, quaecumque habes, vende et da pauperibus et habebis thesaurum in caelo; et veni, sequere me.
Qui contristatus in hoc verbo, abiit maerens: erat enim habens possessiones multas”
(Mk 10, 21-22)

Những người giàu sang quyền quư mà ḷng kiêu căng tự phụ, chẳng hạn tầng lớp Phariseu t́m thấy nơi sứ điệp của Chúa Kitô như một thách đố căn để, một kết án nặng nề, v́ thế họ đă kháng cự kịch liệt, không những với lời rao giảng của Chúa, mà cao điểm đến khi chính Chúa Kitô đă phải chịu treo trên Thập Tự Giá, như dấu chỉ của tiên tri Gioana xưa giữa ḷng một thế hệ hư hỏng tội lụy.

Như xưa dân Isael khước từ lời rao giảng của Gioana, không chịu ăn năn hối cải v́ ḷng họ đă ĺ lợm chai đá, nên đă bị Thiên Chúa trừng phạt, th́ những người Phariseu cứng ḷng kiêu căng thù nghịch với lời kêu gọi của Chúa Kitô, cũng là căn cơ mở đường cho muôn vàn khốn khó sẽ xảy đến cho họ.

“Nhằm lúc ấy, có người đến báo tin cho Ngài về những người Galilê, Philatô đă đổ máu ḥa với lễ tế của họ, Ngài phán bảo họ: Các ngươi tưởng những người Galilê ấy là hạng người tội lỗi hơn các người khác, v́ đă phải khốn đốn như thế sao? Không đâu, ta bảo thật các ngươi, nếu các ngươi không hối cải, th́ hết thảy các ngươi sẽ bị tiêu diệt như thế. Hay mười tám người khác đă bị tháp Silôam đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn các người khác cư ngụ tại Jerusalem sao? Không dâu, Ta bảo thật các ngươi, nếu các ngươi không hối cải, tất cả các ngươi cũng sẽ bị tiêu diệt như thế”. (Lk 13, 1-5)

Loan báo h́nh phá tương lai đối với những ai kiêu căng tự phụ, những hạng người ĺ lợm chai đá, chỉ là giai đoạn giáo đầu của sứ điệp Trở về. Trọng tâm lời rao giảng của Chúa Kitô là mời gọi mọi người chuẩn bị tâm hồn để đón nhận hồng ân Cứu-Rỗi, bắt đầu bằng sự tái sinh, trở nên con người mới cho triều đại Nước Trời đang đến giữa ḷng nhân thế. Chính những tâm hồn trở nên trong sạch, khiết tịnh, đơn sơ như trẻ thơ sẽ khát mong t́m kiếm Nước Thiên Chúa. Nói cách khác, t́m kiếm Nước Thiên Chúa là trọng tâm lời rao giảng của Chúa Cứu-Thế.

Dấu chỉ sự hiện hữu của Nước Trời nơi ḷng người là nỡi vui mừng và niềm hy vọng quang tỏa trong cuộc sống. Sự sám hối trở về với Thiên Chúa không những đem niềm vui tuyệt vời trên chốn trời cao. Phúc Âm Thánh Thánh Luca như chứng từ của sứ điệp niểm vui nơi những tâm hồn sám hối t́m lại được thiên đàng nơi dương thế.

“Ta bảo các ông hay, trên trời sẽ vui mừng gấp bội v́ một người tội lỗi biết hối cải hơn là chin mươi chin người công chính, những kẻ không cần thống hối ăn năn”. (Lk 15, 7)

Tóm lại, toàn bộ Phúc Âm, khi ghi lại đời rao giảng của Chúa Kitô, các tác giả tuy có khác nhau về chiều hướng thần học, sắc thái văn chương và nhăn quan mục vụ, nhưng đều qui hướng về một điểm then chốt, tức là sứ điệp cải hối canh tân như một điều kiện để đón nhận Nước Trời.

Trong lúc sinh thời, Chúa Cứu- Thế đă đích thân đi giảng dạy hoặc sai các môn đệ ra đi loan truyền Tin mừng Nước Thiên Chúa. Sau khi từ cơi chết sống lại, Chúa lại tiếp tục dạy các tong đô về sứ mệnh cao quí nầy. Trước khi về trời hiển vinh, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, làm vua cai quản vũ trụ, Ngài lại long trọng tuyên bố cho các môn sinh sứ mệnh khẩn thiết phải ra đi khắp thế gian rao giảng cho mọi dân mọi nước về sự thống hối và phép tha tội”

“Và nhân danh Ngài, phải được rao giảng cho các dân tộc việc hối cải để được tha thứ tội lỗi, khởi từ Jerusalem. Về các điều ấy, các ngươi là nhân chứng”.

“Et praedicari in nomine eius paenitentiam in remissionem peccatorum in omnes gentes, incipientibus ab Ierusalem”. (Lk 24, 47)

Đồng thời Chúa Kitô cũng hứa là Ngài luôn hiện diện trong giáo hội do Ngài sáng lập, để bênh vực, hỗ trợ ngơ hầu sứ mệnh của giáo hội sẽ đạt tới cùng đích viên măn.

Chúa Kitô phán bảo các môn đệ: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất được ban cho Ta, vậy các ngươi hăy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều Ta đă truyền dạy cho các ngươi, Này đây, Ta sẽ ở với các ngươi mọi ngày cho đến tận thế”.

V́ thế, người tín hữu được định nghĩa bằng ngôn từ La ngữ Christianus, nghĩa là người có Chúa Kitô, người mang Chúa Kitô và làm nhân chứng sống động cho Ngài. Có Chúa hay mang Chúa diễn đạt một t́nh trạng được thông truyền, được tiếp nối với nguồn sống thần linh.

Người tín hữu Chúa là người được chia sẻ cuộc sống ân sủng, nghĩa là được nguồn ơn thánh sủng của Thiên Chúa Ba Ngôi tuôn chảy trong tâm hồn, như ngành nho tiếp nối với thân cây nho, hoặc như những con sông nhỏ, những con suối nhỏ đang được tiếp nguồn với gịng sông lớn để thông vào đại dương.

Chúa là đại dương thánh đức, Người thông hiệp với Chúa được ơn thánh sủng tuôn trào trong linh hồn như mạch điện được nối liền với gịng điện. Trở về Nguồn v́ thế, theo ngôn từ triết Lăo-Trang, là cái động của Đạo. Và nói theo từ ngữ của truyền thống công giáo là hiệp thông, là chung ḥa với Thiên Chúa. Sự trở về nguồn của những tâm hồn tội lỗi chính là sự đi về nhà Cha của Người con hoang đàng trong Phúc-Âm thánh Luca. V́ xa ĺa nhà Cha, lạc xa t́nh Cha, chỉ c̣n đêm tối mờ mịt, mất mát ê chề mà thôi.

Trở về với Thiên Chúa, nguồn ơn thánh sủng, sức sống nuôi dưỡng đời người tín hữu. Trở về với Chân-Thiện-Mỹ, Kim chỉ nam cho con người thành tâm thiện chí muôn thủa.

Trở về nguồn khám phá lại Nguồn Ánh-Sáng Chân-Thực soi đường chỉ lối cho mọi người, đặc biệt nghững người mang trách nhiệm làm lịch sử, là một nhu cầu khẩn thiết cho nhân loại bên thềm thiên niên kỷ.

 

Trở Về Nguồn Hạnh Phúc Chân Thực

Bài Giảng Trên Núi cũng được gọi là"Tám-Mối-Phúc-Thật"chiếm một phần quan trọng trong giáo thuyết của Chúa Kitô! Như sẽ bàn sau nơi chương một"Ba năm rao-giảng một chủ đề": Đưa nhân loại vào đường chân hạnh phúc", tất cả mọi lời giảng huấn của Chúa xoay quanh đề tài nầy, hay nói khác đi, "Bài Giảng Trên Núi là cao điểm của giáo thuyết Phúc-Âm", vì con đường cứu rỗi của con người là tùy vào sự áp dụng chân lý được hàm chứa trong "Tám Mối-Phúc-Thật" nầy. Vì thế, người viết muốn đặt tên cho cuốn sách nhỏ nầy là "Cõi-Phúc", gồm những suy tư về "Bài Giảng Trên Núi". Tầm quan trọng của "Tám-Mối-Phúc-Thật", không những là đề tào bao hàm mọi lời rao giảng của Chúa Cứu Thế mà thôi, mà còn trở nên mẫu mực cho cuộc sống của bất cứ ai dám nhận mình là môn đệ của Ngài. "Tám-Mối-Phúc-Thật, vì thế được các giáo-phụ đặt tên là Hiến Chương Nước-Trời, là kim chỉ nam, là lý tưởng, khuôn-khổ, mẫu-mực cho cuộc sống của người kitô hữu! Sau cùng "Tám-Mối-Phúc-Thật" trở nên như chìa khóa mở cữa "Nước-Trời" cho những ai tin nhận Chúa Kitô là Cứu-Chúa!

Trong Phúc-Âm thứ nhất, khi đề cập đến những hoạt động mục vụ đầu đời của Chúa Cứu-Thế, Thánh Sử Mathêu đã hạ bút viết lên những giòng nầy:

" Khi Chúa thấy dân chúng lũ lượt kéo tới, Ngài đi lên triền núi, và sau khi an tọa, có các môn đệ bao quang, Chúa đã cất tiếng giảng dạy họ”

“Videns autem turbas, ascendit in montem; et cum sedisset, ac cesserunt ad eum discipuli eius; et aperiens os suum docebat eos dicens: "(Mt. 5:1-2)

Bài giảng của Chúa ngày đó được thâu tóm lại trong" Tám Câu Huấn-Dụ" mà ngày nay chúng ta gọi là "Tám-Mối-Phúc-Thật".Với não trạng vật chất của con người tân tiến ngày nay, "Tám-Mối-Phúc-Thật" qúa lý tưởng và xa vời đới với cuộc sống hiện thực. Chúng ta không phủ nhận rằng Tám-Mối-Phúc-Thật thật tuyệt vời, được coi như một thứ lý tưởng được Chúa phác họa nên để thách đố chúng ta sống trọn vẹn đời sống kitô hữu một cách cao đẹp. Khi Chúa giảng Tám-Mối-Phúc-Thật, Ngài không có ý đề xướng một thứ đạo đức luân lý mới thay thế Mười Đều Răn trong "Đạo Cũ"cũng không đề nghị những nhân đức mới cho con người tùy cơ chọn lựa! Chắc không phải như thế! Khi ban bố "Tám-Mối-Phúc-Thật", Chúa Kitô mặc khải một con đường sống mới, và con đường sống mới nầy đuợc xây dựng trên nền tảng của sự liên hệ, cậy dựa vào Thiên Chúa, đồng thời bày tỏ gía trị siêu việt của người theo Chúa một cách trung thực, chân chính..

 

Sứ Điệp Phúc Âm Trên Gịng Sinh Mệnh Kitô Giáo

Suốt dọc giòng lịch sử kitô giáo, Tám-Mối-Phúc-Thật đã trở nên kim chỉ nam cho những tâm hồn khao khát sự thánh thiện, là phương châm hành độnh cho những môn đệ trung trinh, là nền tảng cho tòa nhà đạ đức của giáo hội. Hai nghìn năm sau, Tám-Mối-Phúc-Thật vẫn nguyên vẹn là căn bản nội tại uốn nắn hướng dẫn người môn đệ của Chúa trong cuộc giao tranh, giằng co với tinh thần lụy bại hư đốn của tinh thần thế tục đễ diễn tả lý tưởng cao đẹp của thánh thiện siêu thoát ngay trong cuộc sống trần gian của mình! Đã có biết bao những trí óc miệt mài suy tư về lý tuởng cao vời của Tám-Mối Phúc-Thật", đã có vô số những sách vở, bài giảng, suy niệm về đề tài nầy, đã có biết bao những quảng diễn, những học hỏi, những trao đổi về Tám-Mối Phúc-Thật", thì có thêm cuốn cuốn sách nhỏ nầy, thiết tưởng chỉ là việc đem muối đỏ xuống biển mà thôi!

Tuy vậy, tôi vẫn can đảm, dám mão muội viết lên những lời suy tư khiêm tốn nầy với mục đích là minh chứnng rằng:"Tám-Mối-Phúc-Thật", không những hợp cho thời xa xưa mà thôi, mà còn giúp trả lời cho con người ngày nay một thời đại được mệnh là văn minh tiến bộ kỷ thuật cao độ, nhưng lại chất chứa đầy những thương đau thống khổ của con người!. Hãy nhìn kỹ cuộc sống của con người thời đại, hãy phân tách của cuộc sống xã hội hôm nay, chúng ta sẽ thấy vô vàn những ưu tư, những oắi oăm, những sầu muộn, những bí ẩn, những thắc mắc, những thách đố, những oan khiên, những tăm tối chìm khuất, những ngang trái thác loạn của thời đại hôm nay! Với niềm xác tín rằng sứ điệp "Tám-Mối-Phúc-Thật" của Chúa Cứu Thế có gía trị và ý nghĩa siêu vượt trên không gian và thời gian, chúng ta cần đặt thêm một điều kiện nữa là con người mỗi thời đại, mỗi nền văn hóa cần liên tục giải thích dưới ánh sáng của kiến thức mới. Chẳng hạn, những khám phà mới về khoa khảo cổ học cho con người hôm nay những kiến thức sâu rộng hơn về các loại cổ ngữ, như hế đưa đến những cái nhìn mới mẽ về khoa Kinh-Thánh.

Ví dụ khác về những tiến bộ trong nhiều nghành của khoa tâm lý cho ta hiểu biết sâu rộng hơn về bản chất con người. Với nững kiến thức ngày càng sâu xa hơn, xác thực hơn về các khoa học tân tiến liên quan đến nhân bản, mỗi thế hệ, con người tự hỏi mình:" Tám Mối Phúc Thật của Chúa dạy cho thế hệ ta những gì về cuộc sống kitô hữu?Nhờ thế, Sứ-Điệp của chúa sẽ luôn mới mẽ cho mỗi thế hệ, khi con người đi truy tầm ý nghĩa và động lực thúc đẩy cho cuộc sống của chính mình.

Dẫu vậy, sự diễn giãi Tám-Mối Phúc-Thật cho con người của thời đại thuộc thời đại tân tiến hôm nay cũng cần phải được bắt đầu bằng sự hiểu biết về bối cảnh trong đó Chúa đã thuyết giảng.

Đọc kỹ Phúc Âm thánh Mathêô, ta thấy, "Tám-Mối-Phúc-Thật" được diễn tả trong mấy câu đầu của chương thứ năm, mang nhiều tính cách biểu-trưng(symbolic), câu đầu tiên cho thấy có sự hiện diện của đám đông dân chúng, chứ không phải chỉ có các môn đệ mà thôi! Cũng vì đáp ứng lòng khao khát "Nước-Trời của đám đông, đã bỏ lại đàng sau tất cả mọi sự để theo Chúa lên núi nghe Chúa, nên Ngài đã phán dạy họ Lời Hằng Sống!

Mặt khác, theo não trạng của dân Do-Thái, và các nhóm tôn giáo thời đó, người ta thường có thói quen coi "Núi" là nơi ngự trị của thần linh. Họ thường thách đố nhau về nơi chốn ngự trị của thần luinh của mình bằng những cách diễn tả đại khái như: "Chúa chúng tôi ngự trên núi cao" đều đó có nghĩa: Chúa của họ là vị Chúa Tể Cao-Cả Nhất, Đấng Quyền Năng Vô Đối. Và do đó lêo lên nói có nghĩa là ước muốn được gần với Thiên Chúa hơn. Hành độnh lên lên núi của Chúa Kitô ám chỉ một lời mời gọi dân chúng tiến bước lên gần hơn trong mối liên hệ với Thiên Chúa. Khi Chúa bắt đầu ngồi xuống, dân chúng hiểu ngay là Ngài sắp giảng dạy họ theo như cách thế các thầy Rabai thường giảng dạy các môn sinh của họ. Dân chúng gồm đủ các thành phần, thuộc mọi cơ tầng trong xã hội, thuộc mọi hạng tuổi tác:gìa, trẻ, nam, nữ, và cả các em thiếu nhi nữa! Tất cả đoàn lũ ngồi xuống vây quanh chân Chúa khao khát nghe lời Ngài giảng dạy!

 

Sám Hối, Điều Kiện Đón Nhận Nước Trời

Phân tách "Bài Giảng Trên Núi", ta thấy có hai ngôn từ cần chú ý đặc biệt, vì những ngôn từ nầy đã là đề tài của nhiều bàn thảo, nhiều bất đồng quan điểm. Đó là từ ngữ"Được chúc phúc" và chữ "vương quốc". trong tiếng Do-Thái, thì chữ "được chúc phúc" (blessed) là một tán-thán-từ (exclamation), nghĩa là bày tỏ một sự ngạc nhiên, một lời kêu lên một cách lạ lùng. Chữ "được chúc phúc nơi đây có thể dịch sang tiếng Việt là:"Phúc Thay" hoặc "Hạnh Phúc Biết bao", hoặc "Có Phúc Thay". Xét theo văn mạch, mở đầu "Bài Giảng Trên Núi, Chúa Cứu-Thế đã không chỉ đề cập đến các phúc đức mà càc môn đệ của ngài sẽ được, nhưng Ngài đã tuyên dương tình trạng họ được chúc phúc:" Phúc Thay Cho Các Con Là Những Kẻ......Biết Cây Dựa vào Thiên Chúa...Biết Thương Xót, Có Lòng Từ Tâm..Biết Khao Khát Điều Công Minh Chính Trực...

Có Trái Tim Trong Sạch...Biết Kiến Tạo Hoà Bình....Có Lòng Can Đảm Chịu Bách hại Vì Chân Lý.....Nghĩa là Chúa tuyên dương trạng thái tâm hồn của họ được Thiên Chúa chúc phúc...Họ là những kẻ được gọi là có phước, bởi chưng họ đang ở trong trạng thái đáng được chúc phúc.....

Nói tóm lại, Chúa gọi các môm đệ và những ai đang lắng nghe Ngài vì họ đã theo Ngài, đã muốn tham dự vào phần của Nước Trời mà Chúa Cứu Thế đang thiết lập. Tình trạng được chúc phúc nầy không phải do công lao riêng tư của họ, nhưng là ân sủng nhưng không của Thiên Chúa đã khấng ban xuống cho họ.

Một đều khác cần lưu ý là thánh Mathêu dùng chữ "Nước-Trời(Kingdoom of Heaven) mà không xử ddụng chữ"Nước Thiên Chúa", lý do là thánh Mathêu viết Phúc Âm cho cộng đoàn người Do-Thái. Người Do-Thái, như chúng ta đã thấy, dùng nhiều ngôn từ ám chỉ Đấng Thánh, chẳng hạn như chữ Lord có nghĩa là chủ tể, hoặc Chúa. Riêng danh từ " Yahvêh " mà ta dịch là Thiên Chúa, thì người Do-Thái lại dùng để ám chỉ Tên Riêng của Thiên Chúa. Nghĩa là Thiên Chúa của người Do-Thái có tên gọi riêng là "Yahvêh"!

Theo truyền thống văn hóa của người Do-Thái, tên gọi một người hoặc một vật gì nói lên cá tính của người hoặc vật đó, tên đồng hóa với chính đều được gọi tên, nói khác đi tên của một người đồng thời cũng là thẻ căn cước của người đó, tên là đặc tính của người đó. Nói đến tên tức là nhắc đích danh người đó, giữa người và tên có một sự hổ tương, một mối liên heệ đich thực. Tên tức là người vậy! Người Do-Thái nhận thức được rằng: thật là khó để biết được một cách đầy đủ trọn vẹn huyền nhiện của Thiên Chúa họ tôn thờ, nên đã nhiều thế kỷ trôi qua trước thời Cúa Kitô, họ đã không còn dám kêu tên cực thánh của Thiên Chúa. Trung thành với truyền thống đuợc áp dụng trong các cộng đồng người Do-Thái, thánh Mathêu đã có dụng ý khi xử dụng chữ "Nước Trời" thay vì chữ "Nước Thiên Chúa"!

Riêng về từ ngữ "Vương Quốc", một từ ngữ nghe ra như lỗi thời, và có thể gây nên nhiều ác cảm, nhiều ngộ nhận cho con người sống trong xã hội dân chủ ngày ngày nay. Với người mang nặng nhiều não trạnh dân chủ, hai tiếng "vương-quốc", không những chỉ gây lên những ấn tượng tiêu cực đối với tinh thần dân chủ mà thôi, mà còn làm cho nữ giới hồi tưởng đến một thời kỳ đen tối của lịch sữ trong thời kỳ đó, người có quyền trong vương quốc thường lạm dụng quyền hành của mình để đàn áp kẻ kẻ khác, biết bao người chịu thống khổ vì sự lạm dụng quyền bính trong các vương qquốc, đặc biệt là nữ giới,những người bị coirẽ như những thứ đồ chơi giải trí của những kẻ thống trị!

Vậy để thấu triệt ý nghĩa của"Tám Mối Phúc Thật"chúng ta cần am hiểu ý nghĩa từ ngữ đối với Chúa Cứu-Thế cũng như đối với quần chúng đang có mạt khi họ lắng nghe Chúa giảng. Thật sự, khi Chúa Kitô nói về "Nước-Trời" các thính gỉa của Chúa hiểu được Chúa muốn nói với họ những gì: Chúa muốn bày tỏ một chân lý nền tảng căn cơ nầy là: Thiên Chúa đã sáng tạo nên thế giới, và Ngài có đủ quyền hành để cai trị thế giới một cách vô hạn định. Chúa biết Ngài phả bày tỏ cho các thính giả nghe Ngài giải thích tường tận rõ ràng về bản tính của vương quốc của Thiên Chúa. Dân chúng hiểu ngay sứ điệp của Chúa về vương quốc, vì chính lòng trí họ đang khát khao chờ mong một vị đến giải phóng họ khỏi vòng thống trị tàn ác của đế quốc La-Mã. Chính lòng trí dân chúng đang kỳ vọng vào Chúa Kitô là người đến để thực thi niềm mơ ước giải phóng của họ! Chúa biết lòng dân chúng mong ước như thế, cho nên trên cuộc hành trình rao giảng về "Nước-Trời" nhiều lần Chúa đã bỏ trốn lên núi ẩn thân vì dân chúng muốn tôn Ngài lên làm vua!

Ư niệm của Chúa Kitô về "Nước-Trời" hoàn toàn khác biệt vói ý niệm và não trạng của quần chúng. Chính Chúa cũng thấy khó để hoán cải lòng dân chúng, vì lòng họ chỉ đợi trông vào một vương quốc trần thế, một vương quốc độc lập, tự do, thoát khỏi vòng thống trị của quân La-Mã. Cũng vì lòng dân mê muội khó chấp nhận ý niệm về "Nước Chúa" đúng theo thực chất của ngôn từ, Chúa Kitô đã vận dụng nhiều kiểu cách, bằng nhiều hình ảnh của dụ ngôn khác nhau để giải thích về bản chất của"NướcTrời"với hy vọng sửu sai ý niệm sai lầm của quần chúng đương thời về "Nước Thiên Chúa" và sứ mệnh của Đấng Thiên Sai".

Đọc kỷ các dụ ngôn về "Nước Trời" và các lời giải thích của Chúa Kitô, chúng ta ý thức được "Nước Trời" ở đây được ám chỉ các hoạt động của Thiên Chúa trong thế giới. Vậy nói đến "Nước-Trời" tức là nói đến bàn tay hành động của Thiên Chúa trong lòng trần thế. Một khi Thiên Chúa ban cho con người có ý chí và tự do, Ngài không bó buộc ai, cũng không nài ép ân phúc trên bất cứ ai. Như thế, "Nước trời được ví như " Kho-Tàng" hay "Viên ngọc Quư" được chôn dấu trong ruộng, người ta phải khổ công tìm kiếm lắm mới mong thấy được. "Nước Trời , vì thế, cũng giống như chất "Men" được ẩn tàng trong bột, một khi "Men" dậy lên rồi, sẽ làm thay đổi tất cả bản chất của thúng bột! Hành động của Thiên Chúa cũng được cảm nghiệm như "tiềm năng", như "sự lôi cuốn, "sức hấp thụ" thu hút, cảm hóa và lôi cuốn con người đi tìm kiếm chân thiên mỹ, đang tiềm tảng, đang phảng phất e-ấp trong thế giới hiện thực nầy. Sự hiện diện của Thiên Chúa, vì thế cũng đang trở thành hiện thực cho những ai có niềm tin biết nhìn chân lý đàng sau những gỉa tướng của thến giới vô thường nầy." Nước Trời" vì thế sẽ mọc lên tiệm tiến, nhưng vững mạnh, như hạt cải nhỏ bé khẳng khiu trồ thành cây cải tươi tốt thu hút chim trời đậu xuống làm tổ trên cành!

Nghịch lý của "Nước Trời" là ở chỗ nầy: tức là, một đàng"Nước Trời tuy đã hiện thực trong thế giới qua tác động của Thiên Chúa trong trần gian, nhưng lại dường như chưa hoàn toàn thành tựu viên mãn. Có một cái gì đó chưa hoàn toàn, chưa thành tựu, chưa viên mãn, chưa chín muồi, chưa trọn vẹn, chưa cánh chung! Phần ưu tiên lớn lao của nhân loại là họ đã được Thiên Chúa tuyển chọn và mời gọi vào để hợp tác với Ngài hành động nhằm đưa "Vương quốc " của Ngài đến chỗ hoàn bị trăm phần.

Nhưng đáng buồn thay! Có một số hành động của nhân loại, có một số những ý hướng của con người đã không đi theo đường lối của 'Trời Cao, đã làm đình trễ , nếu không muốn nói là đã làm trật đường rầy, hoặc làm trì hoãn, phá hoại, xuyên tạc những hành động của Thiên Chúa. Lịch sử của nhân loại được coi như một màn thãm kịch siêu hình trong đó Thiên Chúa không hoàn toàn thành tựu ý định tốt đẹp của ngài vì những hành vi sai quấy của con người tự do. Nhưng tình yêu của Thiên Chúa không chịu thua tội lỗi và sư hư đốn của con người. Thiên Chúa tiếp tục mời gọi những con người thành tâm thiện chí qua giòng lịch sử và qua các nền văn hóa. Những tâm hồn tông đồ, những trái tim của những kẻ biết tin trung kiên luôn được nhận được lời khích lệ và thách đố nhằm lướt thắng những trở ngại, biết phấn đấu những gian nguy để mở rộng lối đường cho hành động của Thiên Chúa được nở hoa và thành quả phong phú mỹ mãn!

Để cọng tác với hành động của Thiên Chúa trong cõi thế trần, tâm hồn tông đồ và trí lòng của những ai tin kính sùng mộ hãy biết mở rộng cho một nhận thức sâu xa, sắc bén quyền lực huyền diệu của "Tám-Mố-Phúc-Thật", cần có thêm một sự quyết chí dấn thân tươi trẻ đưa lý tưởng của Phúc Âm sống thực giữa lòng đời. Nói cách khác, Lời-Chúa không chỉ là lý tưởng để nhìn ngắm mà thôi, mà cần phải đem vào cuộc hiện sinh của con người.

Sống trên trần thế, con người bị vây hãm bởi biết bao tiếng mời gọi! Tiếng gọi của tình yêu, tình ái, tình dục: nhưng sẽ có một giờ phút, tất cả những tiếng gọi mời nầy sẻ im lặng, khi sự chết lên tiếng gọi. Bây giờ còn tại thế, con người bị mê hoặc bởi nhiều thứ lý tưởng: nào lý tưởng Tình, Tiền, Danh Vọng, nào lý tưởng vợ đẹp con ngoan, lý tưởng nhà cao cữa rộng, lý tưởng các tiên nghi, lý tưởng ăn chơi giải trí, v.v... Nhưng có một ngày, và chắc chắn có một giờ phút không ai ngờ, tất cả lý tưởng đều tan tành như mây khói, khi thần chết xuất hiện thúc dục con người lên đường trở về với nguyên thủy định mệnh! Chỉ còn Lời Thiên-Chúa ở lại với con người! Lời của Chân-Thiện-Mỹ. Lời của Chúa đã có một lần đi vào cuộc đời, Lời đã biến hành huyết nhục và cư ngụ giữa con cái loài người( John 1, 14).

Trên gịng lịch sử nhân loại, đã có nhiều học thuyết xuất hiện, đã có nhiều giáo phái ra đời nhằm cung hiến cho nhân loại con đường giải thoát. Tất cả đều tốt đẹp, bổ ích! Nhưng tất cả đều có giá trị tương đối, tất cả rồi cũng mai một tàn phai với gìng thới gian! Bởi vì tất cả là chỉ là kết qủa của những tư duy của con người, là sản phẩm của loài người, sẽ lụi tàn với số kiếp hay chết của con người. Lời Của Thiên Chúa đã đi vào lịch sử nhân loại, không như một lý thuyết thuần túy như trăm nghìn lý thuyết khác, nhưng đây là Lời của Tình-Yêu-Nhập-Thể, Lời của Thiên- Chúa- Làm- Người để cứu chuộc con người. Chính Lời Thiên Chúa sẽ lặng lẽ thì thầm với hồn ta trong mỗi giây phút của cuộc sống. Lời của Ngài sẽ là Ánh-Sáng soi đường dẫn lối cho người lữ hành cô đơn trên đường về Đất-Hứa! Lời của Ngài như thần lương nhật dụng ban cho ta sự Sống. Lời của Ngài sẽ là người bạn đường giúp ta tìm kiếm được ý nghĩa nhân sinh. Lời Ngài là bản Tình-Ca hạnh Phúc tuyệt vời hôm nay và mãi mãi ngày mai nơi Quê-hương Thiên-Quốc. Lời Ngài, là Lối dẫn ta đi vào hạnh phúc chân thực, viên măn!

  Rev.Nguyễn Quốc Hải, Ph.D

 


Mời đọc:

1 2

Xem các bài viết khác trong Rev. Nguyễn Quốc Hải, Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.