“HAECCEITAS” (Sở ngă tính) và “DASEIN” (Hiện tính thể)

1 2

Choir

 


 

III. Haecceitas và Dasein (Sở ngă tính và Hiện tính thể)

 

III.1. Tương đồng và khác biệt

“Khái niệm haecceity (sở ngă tính) của Scotus giữ một vai tṛ lớn trong các cuộc thảo luận của các triết gia Kinh viện về cá thể hóa, và nhờ Gootfried Wilhelm Leibniz, khái niệm đă được một số lớn các triết gia hiện đại[38] chú ư tới, trong đó có Heidegger, người xem việc thảo luận của Scotus về trực giác của sở ngă tính (haecceitas) là “một nỗ lực để phục hồi khả năng hiểu biết ban sơ của lịch sử tính, chống lại sự nhai đi nhai lại các công thức cũ”[39] đến nỗi ông gọi là “haecceitas” của Scotus là “tính duy nhất và dịp duy nhất có thể hiểu được[40] (the understandable oneness and onceness) của sự sống trong lịch sử. Cá thể hóa là một chức năng của thời tính; haecceitas cho thấy sự hiện hữu tại một thời tính đặc biệt.[41]

Scotus và Heidegger không chỉ đề cao tính ưu việt của cá nhân, mà c̣n khám phá tính độc nhất và tính độc đáo của cá nhân. Sau khi đă có nhiều nỗ lực vất vả trong việc t́m kiếm ư nghĩa của hiện hữu mà tự bản thân nó vốn không bị giới hạn trong sự tự tỏ lộ ḿnh và xuất hiện như một vực sâu thẳm, th́ nguồn tư duy và sự thán phục - kết quả mà Heidegger rút ra từ suy luận triết học của ông- lại là một khẳng định bi đát: con người là một “tính-thể-qui-tử” (Sein-zum-Tode). Cũng cùng một cách thể tương tự, câu hỏi siêu h́nh cơ bản ở thuở đầu suy tư của ông: “Tại sao có cái ǵ khác hơn là hư vô?”, nay t́m được câu trả lời : hiện hữu xuất hiện để con người khám phá ra được cái không-hiện-hữu! Trật tự hiện hữu của chúng ta là “một trật tự ngẫu nhiên, nó hiện hữu để rồi ra đi, bởi v́ không có ǵ liên can đến nó yêu cầu nó phải hiện hữu.”[42] Phát hiện này làm cho con người lo âu xao xuyến, khiếp hăi, bởi v́ vào cuối đời ḿnh, con người phải đối diện với không không, với hư vô! Quan điểm này có ảnh hưởng lớn lên các triết gia hiện sinh thời hiện đại (Albert Camus, Simone de Beauvoir, nhất là Jean-Paul Sartre với tác phẩm “L'Être et le Néant (Tồn tại và hư vô)”... ) là những người đă trải nghiệm không chỉ phẩm giá con người, sự tự do, mà đồng thời c̣n cảm nghiệm sự cô đơn của hoàn cảnh con người, tính không phương hướng của tự do, sự hủy diệt kinh khiếp t́nh yêu, sự hư không và phi lư của hiện hữu như triết gia Schopenhauer đă mô tả cách chí lư : “ Đúng là sự khác biệt nằm giữa sự bắt đầu và sự kết thúc của chúng ta! Chúng ta khởi đầu từ sự điên rồ ham muốn nhục dục và đam mê lạc thú, chúng ta kết thúc trong sự tiêu tan mọi phần cơ thể chúng ta và mùi hôi thối của thây ma. Và chặng đường từ phần này tới phần kia là toàn đi […] xuống dốc đều đều.”[43]

Về phần Duns Scotus, bởi v́ ngài luôn ca ngợi vẻ đẹp của trật tự ngẫu nhiên như là quà tặng của t́nh yêu thần linh, ngài không chỉ yêu thích giá trị tuyệt đối và không thể thay thế của mỗi sở ngă tính (haecceitas), ngài c̣n khám phá mầu nhiệm con người trong “ultima solitudo, nỗi cô đơn tột cùng của ḿnh[44] ; thật ra, mỗi người đều phải sống cuộc sống riêng của ḿnh, không ai sống thay cho ai được, dù là chồng sống thay cho vợ, hay là mẹ sống thay cho con yêu dấu chăng nữa…Đây là sự sở hữu bản thân trong tính duy nhất độc đáo riêng của ḿnh[45]. Theo Scotus, “Hữu thể con người là một người sống trong một thế giới tự nhiên, khô cứng và hợp pháp trong nỗi cô đơn tột cùng của ḿnh”[46] và nỗi cô đơn này, người ta cảm nghiệm sâu sắc hơn khi đối diện với sự chết : nó là của riêng ḿnh (eigen), như Heidegger nói thật có lư. Tuy nhiên, như chúng ta đă nói, nỗi cô đơn tột cùng này không là cô độc, không là cô lập; không c̣n ǵ phải sợ sự chết nữa, bởi v́ là môn đệ của thánh Phanxicô Átxidi, Scotus đón nhận “Chị Chết” như một phần của đời con người và như ngưỡng cửa đưa vào cuộc sống mới vượt sức tưởng tượng của chúng ta. “Chúng ta đều chào đón lời chị ca hát như lời chúc tụng khi chúng ta được đưa về nhà trong ḷng Thiên Chúa, Đấng duy nhất tạo dựng chúng ta và yêu thương chúng ta trong cơi sống.”[47]

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
v́ Chị Chết đang đợi chờ thân xác
không ai trên đời ḥng thoát khỏi.
Bất hạnh người khi lâm chung,
ḿnh c̣n mang tội trọng!
Phúc thay ai trong giờ Chị tới,
thánh ư Ngài vẫn một mực tuân theo,
cái chết thứ hai không làm hại được.
” (Bài ca các tạo vật)

Và đây là nét cơ bản nói rơ sự bất tương đồng giữa HaecceitasDasein, một sự khác biệt bắt nguồn từ quan điểm triết học khác nhau của Duns Scotus và Heidegger.

 

III.2. Điểm khác biệt: hiện hữu

Trong thực tế, khi tiếp cận một vấn đề và đi t́m giải pháp cho nó, chúng ta nhất quyết ư thức rằng bối cảnh lịch sử của người suy tư, quan điểm mà người ấy nh́n vấn đề là một điều tuyệt đối không thể bỏ qua được. Bởi v́ “con người là người của thời kỳ ḿnh sống theo một nghĩa tận căn, mà tư tưởng, niềm tin, sự đáp trả với thế giới và hành động của ḿnh, là hoa trái của thời điểm lịch sử ấy.”[48] Heidegger diễn tả rơ ràng ư thức về điều này của ông trong tác phẩm Fruhe Schriften (Gesamtaugabe, FS 2)

“Triết học Trung cổ quan niệm điều mà con người Trung cổ cảm nghiệm, và cảm nghiệm Trung cổ này lại bám sâu vào “mối quan hệ siêu vượt và ưu tiên của linh hồn với Thiên Chúa.” (FS 2 409). Con người Trung cổ không d́m ḿnh vào trong thế giới có thể nhận thức bằng giác quan, nhưng luôn nh́n nó trong tương quan với một trật tự hữu thể cao hơn, và lệ thuộc vào trật tự ấy. Trái lại, con người hiện đại lại quay cuồng trong ḍng chảy của những ǵ là khả giác, trong “sự bất an và mất phương hướng”(FS 2 409)[49]

Nói một cách cụ thể, điểm khác biệt của hai người nằm trong quan điểm của mỗi người về hiện hữu : trong triết học của Duns Scotus, hiện hữu cá nhân là một thực tại bản thể, thực thể cuối cùng của bất cứ hữu thể nào, sự thiện hảo tràn đầy[50], một mầu nhiệm thánh thiêng mà chỉ có Chúa biết, “nhân vị trong hành động tự phản tỉnh chính ḿnh.”[51] ,

trong khi các triết gia hiện sinh lại quan niệm nó như một sự tương đối thuần túy. Qua sự việc có quá nhiều triết gia hiện sinh tách rời giá trị được gán cho bản thể và cho các họat động suy đóan của tư tưởng, chỉ biết nh́n nhận tính năng động của lọai tự do không chấp nhận có luật pháp, th́ ư tưởng của họ về sự tự sáng tạo, khi nó không là hỗn độn, vẫn chắn chắn là chưa trọn vẹn.”[52]

Thật ra, Heidegger giải thích từ ngữ phusis (thiên nhiên) của người Hi Lạp xưa là “sự chỗi dậy tự đơm bông”, và “sự mở ra, sự bộc lộ”[53] , trái lại thời Trung cổ Kitô giáo quan niệm thế giới như ens creatum (hữu thể được tạo thành), một thụ tạo tách rời khỏi vực thẳm nhờ vật chất của nó[54], một quan điểm rất khác biệt với siêu h́nh học của thời kỳ hiện đại, vốn làm cho chúng ta nh́n thế giới như một h́nh ảnh khách quan đối diện với một chủ thể suy tư. Điều này nhằm nói rằng quan điểm triết học của Scotus là khung sườn cho suy tư thần học của ngài. “Nếu đây là một thế giới được tạo thành, và thêm nữa, nếu nó được tạo thành từ hư vô, th́ thế giới này hoàn toàn nợ vào bản tính của Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành quảng đại và Yêu thương.”[55] “Hiện hữu” trong thế giới này, v́ nó là quà tặng của Thiên Chúa; “có mặt”, “xuất hiện” trong thế giới này là để đi ra khỏi nỗi cô đơn tột cùng hầu đạt đến sự thể hiện trọn vẹn chính ḿnh. Với tư cách là mỗi cá nhân, “con người đi t́m kiếm siêu việt tính thật sự, bởi v́ chỉ có siêu việt tính mới tỏ cho thấy sự thông hiệp trên b́nh diện hữu thể giữ các hữu thể với Hữu thể vô cùng.”[56] Nói cách khác

Trong khi đối với các tín hữu, Thiên Chúa là một mầu nhiệm không thể hiểu thấu, một vực đen thẳm, mà chỉ với ḷng tín thác bền bĩ, người tín hữu mới cảm nhận được ở trong đó một bàn tay yêu thương khôn lường. Nhưng đối với Heidegger th́ không có ǵ như thế, bởi v́ mầu nhiệm aletheia (chân lư khai mở) đối với ông không là mầu nhiệm của một con người mà chúng ta không đạt được đến chiều sâu thẳm, nhưng là tṛ chơi bí nhiệm của hiện diện và vắng mặt, của Hữu thể xuất hiện như như một hiện diện cho chúng ta. Aletheia (Chân lư khai mở) của Heidegger không phải là Thiên Chúa, thậm chí cả khi Thiên Chúa của người tín hữu có một chiều kích hợp lẽ với Chân lư khai mở (alethiological) đi nữa."[57]

Choir

Ngoài ra, Heidegger khởi đầu công việc của ḿnh bằng cách đặt câu hỏi : mọi vật hiện hữu có nghĩa là ǵ, và dường như ông trung thành với cách tiếp cận hiện tượng luận và chú giải luận của ông. Điều này làm cho ông vẫn đứng bên ngoài cửa của sự chết khủng khiếp, mặc dù ông “quan tâm đến cảm nghiệm của con người Trung cổ đến nỗi ông tỏ ra quan tâm đến khoa thần bí thời Trung cổ, v́ ông quan niệm người thần bí là người đạt đến kinh nghiệm của thời Trung cổ ở đỉnh cao nhất[58].” Trong phần kết luận của tác phẩm Habilitationsscrift, ông nói rằng “trong thế giới quan trung cổ, Triết học kinh viện và khoa thần bí lệ thuộc vào nhau về cơ bản”( FS 2 410)

Về phần Scotus, nhờ thế giới quan của ngài đậm màu sắc của học thuyết thánh Âu Tinh, và có dấu ấn vừa sống động vừa sâu xa của tinh thần đấng sáng lập Ḍng của ngài, thánh Phanxicô Átxidi, ngài t́m thấy trong “nỗi cô đơn tột cùng” hiện hữu tính tận căn của ngài như một con người có phẩm giá không thể xâm phạm được, và do đó ngài có thể đi vào đối thọai với Đấng Tạo Thành như giữa con người với con người.

“Trong khỏang 30 năm, Duns Scotus sống và làm việc trong các cộng đoàn Phan sinh, ở miền bắc nước Anh và Oxford, ở Paris và Cologne. Khi viết về đức tin, đức cậy và đức mến, ngài dường như phác họa, một cách không chủ ư, chính đời sống đức tin của bản thân ngài. Danh xưng trung lập đại danh từ ở ngôi thứ ba được đổi thành đại danh từ ngôi thứ nhất “tôi”, và “cái tôi” chủ thể này biểu lộ ước muốn riêng tư là đi t́m Thiên Chúa. Đức cậy chính là sự ước muốn này, một ước muốn đầy chờ mong được trực tiếp hiện thực ở chính nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa trao ban chính ḿnh Người, và Duns Scotus nói với chúng ta rằng: Tôi mong chờ Chúa, tôi không mong chờ Chúa v́ điều ǵ khác, nhưng chỉ v́ chính bản thân Người mà thôi. “Tôi ước ao rằng sự thiện này (tức là Chúa) là của tôi” (Lectura III 26.19). Chúa là mục đích của tôi và “tôi không ngừng ao ước Người, ao ước Chúa” (Lectura III 26.14). “Non recedo”. Đây là bầu khí của tư tưởng Âu Tinh trong câu Cor nostrum est inquietum, donec requiescat in Te (Tâm hồn con vẫn luôn giao động, cho đến khi được nghỉ yên bên Cha).”[59]

Sự kết hiệp này với Chúa, con đường dẫn đến sự hoà nhập này là một hệ quả tự nhiên đối với Scotus, v́ với ngài “lư thuyết và cuộc sống, cái đầu và con tim đều qui về một hướng."[60] Triết học thật là mạnh mẽ trong việc đưa ra một giải thích có lư cho ư nghĩa cuộc đời, tuy nhiên chính đức tin mới cung cấp ư nghĩa đích thực cho cuộc đời! V́ cái này diễn tả trên mức độ khái niệm điều cái kia “đang sống với”.[61]

Để tóm lược, từ ngữ “Hiện hữu” thật là phong phú về nội dung. Mặc dầu mỗi hữu thể là tuyệt đối độc nhất và duy nhất, “tính duy nhất và dịp duy nhất có thể hiểu được”- cụm từ thật đẹp của Heidegger-, nó cần phải được xem xét cẩn thận, nghiên cứu, ngẫm suy…từ nhiều quan điểm khác nhau, vốn làm cho nó hoặc trở thành một chủ đề cho một học thuyết triết học hay một thuyết giải thích khoa học, hoặc một hiện hữu đầy ư nghĩa và có sức thu hút lạ lùng. Xét như thế, người ta có thể xem mỗi “tại-thể-tính” hoặc là một cách tuyệt vọng, chẳng hạn như khi nói “Cuộc đời nào đáng ǵ đâu”[62] hoặc, với một phản ứng tích cực, chẳng hạn như khi nh́n sự chết không phải như là nền tảng cho sự thất vọng, hay phi lư, nhưng như là sự khởi đầu của một hành tŕnh khám phá trong t́nh yêu thần linh. Cuối cùng, chính “vấn đề ư nghĩa của hiện hữu tính”, như Heidegger nêu ra, được quan tâm đến. Và vấn đề này, trong thực tại cụ thể của mỗi cuộc đời con người, vẫn là vấn nạn về bản tính của hiện hữu: “Tại sao có cái này?”, Tại sao “Dasein”? Tại sao “Haecceitas”?

 

Alexis TRẦN ĐỨC HẢI ofm
Nguyễn Trọng Đa dịch

 


Thư mục

1/ Beraud de Saint Maurice, “Existential Import in the Philosophy of Duns Scotus,” trong Franciscan Studies (1949): 274-313.

2/ Bettoni, Ephrem, Duns Scotus: The basic principles of his philosophy. Do Bernadine Bonansea dịch và hiệu đính. Washington D.C. : The Catholic University of America Press, 1965.

3/ Caputo, John D. Heidegger and Aquinas, An Essay on Overcoming Metaphysics. New York : Fordham University Press, 1982.

4/ De Waelhens, A., La philosophie de Martin Heidegger. Publications universitaires de Louvain, Belgique, Xuất bản lần thứ tư, 1955.

5/ Doyle, Eric O.F.M., “Duns Scotus and Ecumenism” trong De Doctrina Ioannis Duns Scoti, Vol. III. Acta Congressus Scotistici Internationalis Oxonii et Edinburgi, 11-17 Sept. 1966 celebrati. Romae : Cura Commissionis Scotisticae, 1968: 633-52.

6/ Heidegger, Martin , What is Metaphysics?

7/ Heidegger, Martin, Being and Time. Bản dịch của Joan Stambaugh. Albany: State University of New York Press, 1953.

8/ Ingham, M.B. và Dreyer, M., The Philosophical Vision of John Duns Scotus. An introduction. Washington: The Catholic University of America Press, 2004.

9/ Ingham, M.B., Scotus for Dunces. An introduction to the Subtle Doctor. New York: Saint Bonaventure University, 2003.

10/ Ramstetter, Philibert. O.F.M. “Introduction to Franciscan Spirituality,” trong Franciscan Studies 23 (1942): 326-67.

11/ Sondag, Gerard. Duns Scotus. La métaphysique de la singularité. Paris: Librairie philosophique J. Vrin, 2005.

12/ Trotignon, Pierre., Heidegger, sa vie, son oeuvre avec un expose de sa philosophie. Presses universitaires de France, Paris, 1965

13/ Vos, Antonie, The philosophy of John Duns Scotus. Edinburg University Press, 2006.

14/ Werner, Marx, Heidegger and the Tradition. Northwestern University Press, Evanston, 1971.

 


 

Ghi chú

38- ., Early Oxford lecture, vii.; “Duns Scotus là một trong số ít các triết gia và thần học gia….mà quan điểm về cá nhân hóa dường như thu hút đặc biệt sự chú ư của các triết gia thế kỷ này”. Jorge J.E. Gracia, “Individuality and the individuating Entity in Scotus ‘s Ordinatio: An ontological characterization,” trong Metaphysics and Ethics, do Ludger Honnefelder và một số người khác hiệu đính.(New York: E.J. Brill, 1996), 229.

39- McGrath, 9.; Caputo: 43 “Đó là lư do tại sao Heidegger thích Duns Scotus hơn: “ Ông t́m thấy sự gần gũi lớn lao và tinh tế hơn với sự sống thật sự [haecceitas], với tính đa dạng và khả năng căng thẳng tinh thần, hơn so với bất cứ triết gia Kinh viện nào trước thời ông. Đồng thời, ông biết cách thức rời một cách thoải mái cuộc sống no đầy để đi vào thế giới trừu tượng của toán học.” (FS2 203).

40- Heidegger, “Der Zeitbegriff in der Geschichtswissenschaft,” Gesamtaugabe ( abbrev. GA) 1: 427; cf. McGrath, 9.

41- GA 1: 125. Xin xem thêm Scotus, Quaestiones subtilissimae super libros Metaphysicorum, lib.4, q. 10, n. 76: “Accipitur individuum substantia et simul totum stricte, prout includit existentiam et tempus ut hic homo existens et hic lapis existens.”

42- Ingham, Scotus for Dunces, 39.

43- Arthur Schopenhauer, Essays and aphorisms, do R.J. Hollingdale dịch thuật (Harmondsworth: Penguin, 1970)

44- “Solitudo”, Từ ngữ Latinh , phát sinh từ chữ solus : một ḿnh, cô đơn.

45- Nicholl, Recent thought, 77, lưu ư rằng Scotus, cùng với nhiều người khác, được gọi là “triết gia hiện sinh.”

46- Friedrich Heer, L’univers du Moyen Age, bản dịch từ tiếng Đức của Maurice de Gandllac, (Paris: Fayard, 1970), 285. Heer cũng nói : “Người ta có thể nói rằng Scot là cha đẻ của thuyết hiện sinh Kitô giáo.” ibd.

47- D.M Nothwehr, The Franciscan view of human person..Some central elements, (New York: St. Bonaventure University, 2005), 17.

48- Helmut Kuhn, “Existentialisme and Metaphysics,” trong The review of Metaphysics, tháng 12-1947, vol. I, n.2, 45-6.

49- Cf. Caputo, 43-4.

50- Điều này làm cho E. Gilson định nghĩa haecceitas như là “hành vi cuối cùng giản lược mô thức của một loài thành tính đơn nhất của các cá nhân.”, History of Christian Philosophy in the Middle Ages,” (London 1962), 42.

51- M.B. Ingham và M. Dreyer, The philosophical vision of Duns Scotus. An introduction, (Washington: The Catholic University Of America Press, 2004), 208.

52- Beraud de Saint Maurice, “Existential import in the philosophy of Duns Scotus” trong Franciscan Studies, Vol.9, 1949, 274-313.

53- Heidegger, 1959: 14;

54- Ibd. 106

55- Ingham, The philosophical vision, 202.

56- Beraud de Saint Maurice, 275.

57- Caputo, 281.

58- Caputo, 44.

59- Vos, The philosophy of Duns Scotus, 464.

60- Vos, 463

61- Caputo, 44

62- “Phenomenology,” trong The Encyclopedia of Philosophy, vol. VI, 1968.

 


  Đọc phần trước:

1 2

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.