SÁCH ĐẠO

Choir

 

 

 

 

2. MỘT KẾ HOẠCH DỊCH THUẬT

 

 

Để xây dựng ṭa nhà văn hóa cho Giáo Hội Việt Nam, cần bắt đầu lại từ chỗ phải bắt đầu: dịch thuật.

 

1. CẦN CÓ MỘT KẾ HOẠCH DỊCH THUẬT

Chúng ta nói nhiều đến thích nghi, đối thoại, hội nhập… tuy nhiên sẽ rất khập khiễng nếu chúng ta chưa có được bản dịch Việt ngữ những tài liệu nguồn mạch của Kitô Giáo.

Dù đă có mặt tại Việt Nam gần 500 năm, ngoài Thánh Kinh, Cộng Đồng Công Giáo chưa có bản dịch các Giáo Phụ, các Công Đồng, các Văn Kiện Toà Thánh,... (Đài Loan, Đại Hàn, Inđônêsia, Nhật và Thái Lan đă thực hiện đến mức nào? Nghe đâu người ta đă làm xong hầu hết!) Ngay cả Thánh Kinh, cho đến nay ta vẫn chưa có một bản dịch chính thức. Chưa đủ quan tâm đến “Nguồn”, việc “hội nhập văn hoá” và đối thoại với thiên hạ có nguy cơ dựa trên cái nghèo nàn chủ quan chứ không phải trên cái phong phú bao la và khách quan của truyền thống Hội Thánh.

Kho tàng của Hội Thánh cụ thể đă được các cha Ḍng Tên tuyển dịch vào bộ Sources Chrétiennes, NXB Du Cerf. Quyển mới xuất bản tháng 01-2008 được đánh số 519, trung b́nh mỗi quyển 380 trang, toàn bộ sách ước lượng gần 200.000 trang. Chuyển dịch khối lượng này sang tiếng Việt là một công việc mênh mông. Để thực hiện xong phần cơ bản, một kế hoạch 5 năm hay 10 năm không đủ, cần phải có một kế hoạch 25 năm dọn mừng kỷ niệm 500 năm Kitô Giáo Việt Nam (1533-2033). Năm 2008 này, ta c̣n đúng 25 năm nữa. Nếu dịp dọn mừng 500 năm ta không làm nổi th́ e sẽ chẳng bao giờ làm được!

Một công cuộc như thế cần được tổ chức cách có hệ thống. Cần có một Uỷ Ban Giám Mục lo riêng cho công cuộc dịch thuật. Uỷ Ban này không dịch thuật nhưng định hướng, điều phối và khích lệ. Uỷ Ban này sẽ đưa ra một chương tŕnh tổng thể, mời gọi các Ḍng cũng như các nhóm phiên dịch đảm nhận. Những đơn vị đảm nhận sẽ hoàn thành công việc ḿnh trong ṿng 15 năm để kịp tiến dần tới tổng kết trong 5 năm tiếp đó.

Các Ḍng tại Việt Nam ngày nay nói chung đều đă lớn mạnh, nhiều Ḍng đă có học viện riêng khá bề thế, việc phiên dịch một số tài liệu cao cấp không c̣n là một thách đố quá lớn nhưng là dịp để khẳng định chính ḿnh. Một số Ḍng chưa có nhân sự về lănh vực này nhưng có tài lực, v́ sự nghiệp chung, cũng có thể nhận và thuê người làm.

Ngoài các Ḍng, cần khuyến khích quy tụ thêm những nhóm dịch thuật mới, làm việc có kỷ luật và kiên tŕ. Có được dăm ba nhóm dịch thuật lớn, cùng trao đổi kinh nghiệm, sẽ giúp công việc ngày càng đạt chất lượng.

Uỷ Ban đặc trách của HĐGMVN sẽ có một Ban Tu Thư đánh giá công việc các nhóm. Nếu HĐGMVN có một vài ban dịch thuật th́ những ban này cũng nên được xếp ngang hàng với các nhóm dịch thuật khác chứ không đóng vai tṛ trọng tài. Vai tṛ trọng tài là của Ban Tu Thư. Ban Tu Thư sẽ dùng mạng Internet để giúp các nhóm trao đổi kết quả và kinh nghiệm.

Một công cuộc như thế đ̣i phải đầu tư cực lớn, nhiều chục tỉ đồng, để tài trợ, trao những giải thưởng có giá trị cho những cá nhân hay tập thể đă làm xong những công tŕnh giá trị, tài trợ để hoàn thiện những bản dịch chưa đạt cũng như để hỗ trợ những nhóm phiên dịch mới.

Nhiều công tŕnh xây cất đó đây của Giáo Hội Công giáo Việt Nam lên đến nhiều chục tỉ, trong đó có những công tŕnh bị coi là lăng phí. Nếu giảm bớt được một công tŕnh loại ấy để đầu tư cho công cuộc dịch thuật th́ quư biết bao. Thiết tưởng có thể xin Văn pḥng Phối Kết Mục Vụ Hải Ngoại động viên các cộng đoàn Việt Kiều đóng góp tài chánh cách riêng cho công cuộc rất tốn kém này.

Khi công cuộc dịch thuật như thế tiến triển, việc đào sâu Hán Việt nơi lớp trẻ sẽ gia tăng, và việc san định thuật ngữ Kitô Giáo cho tiếng Việt cũng sẽ ngày càng hứa hẹn hơn.

 

2. TIẾN TỚI THỐNG NHẤT TỪ VỰNG

Theo biên bản buổi họp ngày 06-12-2007, Uỷ Ban Giáo Lư Đức Tin đă thành lập nhóm thực hiện “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam”, do cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết làm trưởng nhóm. Biên bản cũng cho biết hiện đă có rất nhiều loại Từ Điển liên quan đến công giáo đă được xuất bản, được in, nhưng là những sách hoặc dịch từ tiếng nước ngoài, hoặc là những mảng rời rạc, khiếm khuyết. Với định hướng là “tâm thức Việt Nam”, nhóm này sẽ cố gắng làm việc khoa học, nghiên cứu đến nơi đến chốn, để biên soạn cuốn “Từ Vựng Công Giáo Việt Nam” có chất lượng. Dự tính kết quả sẽ thấy được cụ thể trong 10 năm tới.

Quả là một dự án đầy an ủi và hy vọng. Để công việc sớm đạt kết quả tối đa, chúng con xin góp một ư nhỏ về cách làm việc. Đó là, mặc dù những từ điển hiện có c̣n nhiều khuyết điểm, xin hăy chọn một trong những quyển ấy để bắt đầu thay v́ bắt đầu lại từ số không. Nếu bắt đầu lại từ số không, công tŕnh mới sẽ luôn có cùng một nguy cơ chủ quan và bất toàn như bất cứ công tŕnh nào trước nó. Chọn một quyển có sẵn, xin mọi người góp ư để loại dần những bất toàn của nó, kiểm tra lại từng từ, khẳng định phần ưu việt đă có được rồi tiếp tục bổ sung dần từng từ một, nhất định sẽ mau hơn là bắt đầu từ đầu (Bản dịch Sách Lễ Rôma 1992 đă phế bỏ bản dịch trước đó để làm lại từ đầu, nhưng rồi mười năm sau đă phải có một bản dịch mới để phục hồi nhiều điểm rất hay của bản dịch bị phế bỏ!).

Chúng con xin đề nghị chọn quyển Từ Điển Công Giáo của Nguyễn Đ́nh Diễn, NXB Tôn Giáo 2001 làm khởi điểm. Tại sao? Tại v́ đây là quyển có lượng từ ngữ phổ thông vượt trội hơn bất cứ quyển nào khác. Ngôn từ cần xây dựng phải là ngôn từ cho đại chúng, không được phép cầu kỳ nhưng cần hết sức dễ hiểu. Dĩ nhiên không thể tránh được những thuật ngữ rất chuyên môn, nhưng nếu ngay từ đầu chúng ta chọn đứng về phía đại chúng th́ rồi những thuật ngữ chuyên môn chọn được cũng sẽ dễ hiểu hơn.

Hơn nữa, tác giả Nguyễn Đ́nh Diễn không hề tạo thêm một từ mới nào mà chỉ sử dụng vốn từ sẵn có trong ḷng đại chúng Công giáo. Kinh nghiệm này rất đáng quan tâm. Ngôn ngữ không h́nh thành từ những công tŕnh nghiên cứu khoa học nhưng được chắt lọc từ cuộc sống. Từ cái nh́n ấy, có hai việc cần làm trước khi làm quyển từ vựng, nếu không sẽ là chuyện đặt cái cày trước con trâu.

Việc thứ nhất là duyệt lại mấy chục kinh đọc hằng ngày của Công đồng Đông Dương 1923. Các kinh này hiện vẫn đang được dùng thống nhất tại 26 giáo phận. Chỉ duyệt lại chứ không dịch lại. Duyệt lại nhằm bảo tồn và tôn tạo gia sản của tiền nhân chứ không phế bỏ để làm cái mới. Vốn từ trong mấy chục kinh này là căn bản đầu tiên để thống nhất thuật ngữ Công giáo tiếng Việt. Việc duyệt lại sẽ khẳng định những thành tựu rất quư giá của truyền thống, ví dụ, được rỗi (được tự do, từ đó, cứu rỗi: giải cứu cho được tự do, khác với cứu độ: đưa qua đ̣), hay Hội Thánh (Giáo Hội Phật Giáo, Giáo Hội Cao Đài, vv… nhưng chỉ có Công Giáo và Tin Lành mới gọi được là Hội Thánh), đồng thời cũng thay thế những từ và kiểu nói đă lỗi thời bằng những từ và kiểu nói mới có nghiên cứu cẩn thận. Việc này hiện chưa có ban bệ nào đảm nhận, thiết tưởng nhóm Từ vựng có thể dành vài tháng duyệt lại các kinh này, tung ra cho mọi người góp ư rộng răi trước khi đúc kết xin HĐGMVN phê chuẩn.

Việc thứ hai cần làm để tạo nền móng thực dụng cho quyển từ vựng là một bản dịch Thánh Kinh chính thức. Điều này chúng con sẽ nói riêng ở bài thứ tư. Quyển thuật ngữ sẽ ưu tiên chọn những từ được bản dịch chính thức sử dụng và điều chỉnh những ǵ cần điều chỉnh để các bản dịch Thánh Kinh chính thức về sau được hoàn bị hơn. Bản dịch Thánh Kinh chính thức là việc của UBGM về Thánh Kinh nhưng cần được tiến hành với sự cộng tác của nhóm Từ vựng để hai công tŕnh ăn khớp với nhau.

Quyển Giáo Luật hiện đă có bản dịch chính thức, sẽ cung cấp lượng từ vựng về giáo luật. Ba công tŕnh khác khác hiện đang được xúc tiến để tiến tới bản dịch chính thức, cũng cần có sự cộng tác của nhóm Từ vựng. Đó là bản dịch quyển Sách Giáo Lư của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch các sách Phụng Vụ và bản dịch các văn kiện Công Đồng Vaticanô II. Với sự cộng tác như thế, những công tŕnh ấy sẽ thêm chất lượng và công việc của nhóm Từ vựng sẽ vừa có tiến độ nhanh vừa hồn nhiên và sát thực tế. Lượng từ vựng rút từ những công tŕnh trên đây có lẽ đă chiếm hơn ba phần tư số từ vựng phổ thông cần san định. Lượng từ vựng c̣n lại sẽ nặng phần chuyên môn, không ảnh hưởng nhiều đến ngôn ngữ thường nhật của Dân Chúa, có lẽ nhóm làm việc chỉ cần đầu tư thêm một vài năm là xong.

Qua các bài giảng ở nhà thờ, trên đài phát thanh, trên sách báo, ta thấy ngôn ngữ nhà đạo dường như ngày càng giả tạo và xa ĺa dân chúng. Điều đáng chờ đợi là quyển Từ vựng đang san định sẽ thành phương tiện định hướng, giúp ngôn ngữ nhà đạo lại trở nên trong sáng và dễ hiểu. Đây là điều hết sức quan trọng bởi v́ tôn giáo của chúng ta là tôn giáo của Lời, của Mặc Khải. Nhắm mục tiêu ấy, nhóm Từ vựng cần có một trang web riêng để nhiều người ở nhiều nơi có thể cùng theo dơi và góp ư kịp thời.

Với sự hợp tác đa phương như thế, hy vọng nhóm Từ vựng có thể hoàn thành một công tŕnh hài ḷng mọi người trong ṿng 10 năm.

 

3. ĐÀO TẠO KHẢ NĂNG DỊCH THUẬT HỌC HÁN VIỆT

Thời gian qua, nhóm phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ đă đào tạo được một số dịch giả trẻ. Hiện nay, có một linh mục đang giúp một nhóm chủng sinh tập dịch thuật, tập trung vào các tiểu thuyết Công Giáo. Cũng có một giáo dân đă mở vài khoá chia sẻ kinh nghiệm dịch thuật cho một số người trẻ. Đó là những nỗ lực đào tạo đáng mừng tuy nhiên số người được đào tạo ra c̣n quá ít.

Để dịch trung thực, người dịch cần nắm vững ba điều: lănh vực mà nội dung tác phẩm thuộc về, ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Về các lănh vực khác nhau của tư tưởng Kitô Giáo nơi các tác phẩm “Nguồn”, số người nắm vững không thiếu, nhất là với số lượng những người du học hiện nay; về ngoại ngữ th́ ngày càng có nhiều người sở trường tiếng Anh, số người chuyên sâu tiếng Pháp và tiếng Latinh ngày càng hiếm; tuy nhiên điều đáng buồn và đáng lo hơn cả lại ở chỗ số người hiểu tiếng Việt cho thật rơ ngày càng ít đi. Chuyện này không chỉ riêng trong giới Công giáo mà là thực trạng chung. Cứ xem những bản dịch hiện hành, cả chính thức lẫn tư nhân, th́ rơ. Cách riêng là những từ có gốc Hán Việt, nhiều linh mục cũng như tu sĩ trẻ không c̣n nắm vững cấu trúc cũng như ư nghĩa các từ Hán Việt. Có đến gần một nửa dùng từ yếu điểm ở chỗ lẽ ra phải nói là nhược điểm. Chúng ta không bao giờ nói đại nhà mới, nhưng suốt mấy năm liền khắp nơi đă dùng cụm từ đại năm thánh mà không ngượng miệng! Mọi thảo luận về hội nhập văn hoá sẽ vô nghĩa khi ta thiếu mất nền tảng đầu tiên là hiểu cho đúng Tiếng Việt. Vừa sính dùng Hán Việt vừa không nắm vững nó, ta đi đến chỗ lố bịch.

Thiết tưởng chương tŕnh các Chủng Viện Việt Nam ngày nay cần dành ít là 60 tiết học nhập môn để giúp chủng sinh có một hiểu biết tối thiểu về Hán Việt. Hy vọng việc nhập môn này sẽ gợi hứng cho có thêm người dấn thân học kỹ về Hán Nôm. Thiếu sự đào tạo Hán Việt ở chủng viện, quyển Từ Vựng sẽ không đủ sức ổn định ngôn ngữ Kitô Giáo cho người Việt v́ lẽ sẽ không thiếu các linh mục và tu sĩ tự đề ra những từ ngữ lạ lùng đến quái đản và bắt đàn em hoặc giáo dân dùng!

 

4. TRÂN TRỌNG CÁC DỊCH GIẢ

Có một vị thầy đáng kính của chúng con đă nằm xuống. Thầy làm chủ được cả tiếng Pháp và tiếng Việt, có thể dịch rất nhanh. Trong tuổi già, thầy dịch thuật kiếm chút tiền nuôi sống gia đ́nh. Một linh mục Salêdiêng và bản thân chúng con đă động viên và thầy sẵn ḷng dành ưu tiên cho sách vở Công giáo. Khả năng tài chánh của hai anh em chúng con, một tu sĩ và một kẻ làm thơ, chỉ đủ chi trả cho vài quyển sách. Khi dàn xếp được để thầy có thể giúp cho những công việc đích đáng cho Hội Thánh th́ mức thù lao rơ là quá thấp không sống nổi, thầy đành chuyển sang dịch sách Phật!

Vượt trên chuyện thù lao cho, c̣n phải đặt vấn đề vinh danh những người đi trước, khẳng định thành tựu của những người đă khuất, tôn trọng công tŕnh của họ, cũng như đặt vấn đề nâng đỡ công cuộc của những người đang làm việc âm thầm. Xin nêu vài trường hợp.

Bản dịch quyển “Tự Thuật” của Thánh Âu Tinh trước đây đă được in ronéo, không ghi tên dịch giả nhưng các linh mục và tu sĩ ở Sài G̣n ai cũng biết là do Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ dịch. Năm 2007 NXB Tôn Giáo đă đứng ra in lại (“St. AUGUSTIN, Les Confessions, TỰ THUẬT”) một cách rất đáng đặt vấn đề. Sau những lời rào đón, là 36 trang “lời người dịch” không hề có trong bản dịch của Đức Cha Micae. “Lời người dịch” kết thúc như sau: “Trong số hai mươi lăm ngàn vị thánh mà Giáo Hội đă tôn vinh, chúng tôi đă chọn lấy năm vị để tượng trưng trong tác phẩm này” (trang 44). Tiếp theo là trọn quyển sách “Thánh Augustinô, vị thánh của trí tuệ”, tiếp đến là 10 trang “tiểu sử tác giả” trích từ 10 trang đầu ấn bản ronéo của Đức Cha Micae. Cả ba phần lại được khéo léo đặt dưới một tựa đề chung trên đầu các trang sách là “cuộc đời thánh Augustinô”. Thật ra phần “lời người dịch” và phần “Thánh Augustinô, vị thánh của trí tuệ” là trọn quyển sách đầu tiên trong bộ sách năm quyển do vị khác đă dịch. Những trang đầu được sửa đổi đi một ít cho khác với ấn bản rônêô đă lưu hành. Thủ thuật lắp ghép trên đây khiến những người đă biết bản dịch của Đức Cha Micae cầm sách lên không thể nào ngờ rằng đó là bản dịch của ngài. Dịch giả bộ sách năm cuốn cũng không thể ngờ rằng cả một dịch phẩm của ḿnh bị cuỗm lót vào đấy.

Lời phi lộ rào đón đầu sách nói rằng “cho đến nay, người mượn đọc bản dịch cũng như chúng tôi chưa biết ai là dịch giả của ấn phẩm”. Lời phi lộ ấy không kư tên ai và đă kết thúc như sau: “Bằng mấy lời phi lộ này, chúng tôi xin dịch giả cho phép in ấn, và nếu có yêu cầu về quyền lợi dịch thuật, chúng tôi xin chịu trách nhiệm đáp ứng, chỉ cốt mong sao tác phẩm nổi tiếng này đến được với độc giả Việt Nam bằng Việt ngữ với tâm nguyện học hỏi giáo lư và văn hóa Kitô giáo qua thánh Augustinô. Địa chỉ liên lạc: tontien1958@hcm.fpt.vn”.

Lời rào đón không đủ trung thực, người đứng tên thực hiên quyển sách đă làm sách Công giáo ở Sài G̣n mấy chục năm quá rơ ai là dịch giả; đàng khác lời rào đón không giải thích được tại sao lại ghép nguyên một quyển sách khác vào trước bản dịch của Đức Cha Micae.

Chúng con không biết có bao giờ Đức Cha Dịch Giả yêu cầu ǵ về “quyền lợi dịch thuật” chăng nhưng chắc hẳn ngài rất đau ḷng v́ chỉ mới 10 ḍng đầu tiên in lại bản dịch của ngài (trang 163) đă có hơn 10 sai lỗi trong đó có những lỗi trầm trọng khiến nội dung bị hiểu sai:

“Aurelius Augustinus” trở thành “Anre Jus Augustinus”.

“Người c̣n có một em trai, Navigius, và một em gái, sau này làm bề trên một nữ tu viện” trở thành: “Ngài c̣n có một em trai và một em gái, người em gái sau này trở thành một nữ tu.” Chúng con không có giờ để đối chiếu từ ḍng 11 đến ḍng cuối cùng của tác phẩm. Tuy nhiên chẳng cần đối chiếu, chỉ đọc thôi cũng đủ thấy sách tŕnh bày rất đẹp nhưng bên trong, một bản dịch rất giá trị đă bị biến thành một đống rác.

Trách nhiệm thuộc về ai? Người viết bài này xin nhân danh một độc giả có “tâm nguyện học hỏi giáo lư và văn hóa Kitô giáo qua thánh Augustinô” để đặt câu hỏi với ông Giám đốc Nhà Xuất Bản Tôn Giáo và những người đứng ra thực hiện quyển sách.

Một câu hỏi khác: Đến bao giờ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sáu triệu thành viên mới được quyền có một nhà xuất bản riêng để in ấn sách vở theo nhu cầu của ḿnh?

Trường hợp thứ hai là bộ Tổng Luận Thần Học của Thánh Tôma, do Lm Giuse Nguyễn Ngọc Châu, giáo phận Qui Nhơn, bỏ ra hai mươi năm để thực hiện, cặm cụi đánh máy và sửa kỹ từng chữ một. Một lần nọ, cha Giuse đă giao toàn bộ bản dịch cùng với tất cả số tiền dành dụm của ngài vào tay con với ước nguyện bản dịch được in ra đúng như ngài đă dịch. Sáng hôm sau, nhớ ra một vị nào đó có điều kiện chu toàn việc ấy thuận lợi hơn con, ngài đă xin lại cả bản thảo lẫn số tiền. Không lâu sau khi ngài qua đời, bản dịch đă được in ra nhưng con thấy là không đúng với nguyện vọng của ngài. Thiết tưởng trước hết người được ủy quyền cần làm đúng nguyện vọng của vị dịch giả quá cố đă cống hiến cả công sức và tiền bạc dành dụm chắt chiu cho đại cuộc. Sau đó ai muốn hiệu đính và có tầm cỡ để hiệu đính th́ cứ thực hiện một ấn bản khác, ghi rơ tên tuổi người chịu trách nhiệm hiệu đính. Đôc giả có quyền được đối chiếu để biết độ chênh giữa bản dịch nguyên thủy và bản hiệu đính.

Không thiếu những trường hợp khác như thế.

Trường hợp thứ ba là bản dịch “Kinh Thánh” của cha Nguyễn Thế Thuấn. Cho đến nay, chưa một bản dịch Thánh Kinh Việt ngữ nào có được tính khoa học bằng bản của cha Thuấn. Đây là một công tŕnh hết sức quư báu cho việc nghiên cứu Thánh Kinh của các sinh viên thần học cũng như những người giảng thuyết. Cũng chính bản dịch này đă làm dậy lên phong trào học hỏi Lời Chúa những năm liền trước và sau ngày thống nhất đất nước. Thế nhưng có những lư do thực tế khiến nó đang có nguy cơ bị đẩy lùi vào bóng tối. Thiết tưởng đă đến lúc phải phục hồi chỗ đứng của bản dịch cha Nguyễn Thế Thuấn. V́ ích lợi cho việc học hỏi Thánh Kinh cách sâu xa, bản dịch này cần được hỗ trợ để in lại và phát hành sâu rộng cho đại chúng, nhất là cho các sinh viên thần học sử dụng. Hơn nữa, thiết tưởng cần có một nghĩa cử vinh danh ngài, như một Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Thánh mang tên ngài chẳng hạn.

Đặt vấn đề vinh danh các bậc có công đă đi trước là để khẳng định một nguyên tắc làm việc hết sức quan trọng: Muốn khỏi xây đi đắp lại măi những nền móng và không chôn vùi thành tựu của những người đi trước, cần phải tôn tạo chứ không coi thường hay đạp đổ, quá oan uổng cho những đóng góp thật cao quư và đầy giá trị.

Sau nữa, chúng con cần nhắc đến công tŕnh phiên dịch các tác phẩm Hán Nôm của cha Nguyễn Hưng, một công tŕnh hết sức quư báu nhưng thật âm thầm lặng lẽ, cần được biểu dương và giới thiệu rộng răi. Bên cạnh đó có lẽ c̣n có những nỗ lực khác tương tự, ở quy mô nhỏ hơn, cần được phát hiện, biểu dương và trợ giúp.

 

5. MỘT GIẢI THƯỞNG DỊCH THUẬT

Dịch là việc khô khan, mệt mỏi, phần đông rất ngại làm. Cần được quan tâm và nâng đỡ cụ thể bằng những giải thưởng giá trị. Ngoài những giải thưởng trong nước do Ủy Ban Đặc Trách của HĐGMVN chủ xướng, cũng có thể vận động những giải thưởng từ những tổ chức mạnh thường quân ở nước ngoài quan tâm đến vấn đề này.

- Giải thưởng cho những dịch phẩm đă có:
* Các dịch giả đă có sách in không chính thức, xin hoàn thiện lại bản dịch, ghi rơ danh tính và gửi về dự thi.
* Các dịch phẩm trúng giải sẽ được yêu cầu hiệu đính thêm những mặt c̣n yếu và được xuất bản chính thức ở trong hoặc ngoài nước.

- Giải thưởng cho những dịch phẩm mới:
* Những tác phẩm tự chọn
* Những tác phẩm được Ban Tu Thư yêu cầu

 

6. THU THẬP VÀ HOÀN THIỆN NHỮNG DỊCH PHẨM ĐĂ CÓ

Chúng ta mừng 50 năm HĐGMVN. Trong 50 năm qua đă có khá nhiều sách vở được phiên dịch, vàng thau lẫn lộn. Một số rất ít có ghi tên dịch giả, c̣n đại đa số không ghi. Việc không ghi tên dịch giả và cả việc lấy danh nghĩa dịch giả tập thể, không rơ người nào chịu trách nhiệm, đă là một trong những nguyên nhân đưa đến những bản dịch vội vă, không đạt chất lượng. Trong khi nhiều văn kiện Ṭa Thánh không có bản dịch th́ một số sách ăn khách và một số văn kiện có đến hai hoặc ba bản dịch khác nhau.

Dù phẩm chất khác nhau, đây là một khối lượng đáng kể, cần được thu thập, tuyển chọn và có kế hoạch hoàn thiện. Nếu có một Ủy Ban Giám Mục đặc trách và một Ban Tu Thư như nói trên th́ thiết tưởng đây là công việc đầu tiên Ban Tu Thư cần làm. Nhờ việc t́m xác định tên tuổi các dịch giả để trao đổi hợp tác hoàn thiện các bản dịch, Ban Tu Thư sẽ quy tụ được một lượng nhân sự đáng kể, gồm những người có khả năng dịch thuật, yêu thích dịch thuật hoặc ít ra đă có một kinh nghiệm dịch thuật. Việc tổ chức hợp tác hoàn thiện các bản dịch sẽ giúp các dịch giả nâng cao tay nghề. Cũng từ đó có thể tiến tới một website trao đổi kinh nghiệm phiên dịch, những tuần hội thảo và những khóa học.

Công việc này cũng cần một ngân khoản rất lớn. Tuy nhiên, khi đă có hệ thống phát hành rộng răi (xin xem bài 1), việc xuất bản các bản dịch này cũng có thể thu được lợi nhuận giúp trang trải phần nào. (Trước đây các dịch phẩm này thường chỉ mới được in ấn thô sơ, với số lượng phát hành ít, nhu cầu các nơi hiện vẫn c̣n lớn).

 

LỜI KẾT

Chỉ riêng bộ sách phụng vụ thôi, mà đă hơn 40 năm rồi chúng ta vẫn chưa xong được một bản dịch hoàn chỉnh. Sự kiện ấy nếu không làm nản ḷng th́ cũng đủ cho thấy việc phiên dịch không đơn giản. Tuy nhiên, nếu có một cái nh́n cao vọng hơn, rộng hơn và xa hơn, tổ chức làm việc cách có kế hoạch, nhất định mọi chuyện sẽ nhanh hơn và có phẩm chất hơn. Công cuộc này đ̣i sự dấn thân của ba thành phần trong Giáo Hội Việt Nam:

- Phương hướng, tổ chức và điều hành: Đây là việc thuộc thẩm quyền HĐGMVN.

- Nhân sự thực hiện: Công cuộc bao la, cần sự góp phần của rất nhiều người: những linh mục triều tha thiết với việc này, các tu sĩ nam nữ cũng như những giáo dân có khả năng trong nước và ngoài nước. Cách riêng ước ǵ các Ḍng đều quảng đại hy sinh cho ích chung. Những Ḍng nhập cuộc hẳn sẽ không thiệt tḥi tí nào mà được lợi rất lớn: Công cuộc này sẽ là môi trường tự luyện rất hữu hiệu cho những thành viên cầu tiến trong Ḍng.

- Kinh phí: Sự tốn kém sẽ vượt ngoài khả năng của một ngân quỹ HĐGM. Cần sự yểm trợ của các cá nhân và đoàn thể tín hữu Việt Nam trong và ngoài nước. Bài này cũng xin gửi đến các bậc hằng tâm hằng sản một lời ngỏ: Đây là một công cuộc cần được quư vị nâng đỡ, một công cuộc lớn lao, quan trọng và đầy ư nghĩa của Giáo Hội Việt Nam, một công cuộc sẽ có hiệu quả truyền giáo lâu dài hằng thiên niên kỷ.

Thấm thoát, chúng ta đă bước vào kỷ niệm 475 năm Kitô Giáo Việt Nam, cũng là kỷ niệm 20 năm các Hiển Thánh. Bỗng chốc, đại lễ mừng 500 năm Kitô Giáo Việt Nam đang chờ ta trước mặt. Năm 1978, bước lên ngai Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vói chào năm 2000, có người tưởng đâu Ngài đang dùng ngoa ngữ. Thế nhưng rồi chính Ngài đă chủ tŕ Năm Đại Toàn Xá và giờ đây năm hồng phúc ấy đă trôi qua gần một thập kỷ! Cuộc chuyển ḿnh mừng kỷ niệm 500 Kitô Giáo Việt Nam có thể gợi hứng rất nhiều cho các chương tŕnh mục vụ tại Việt Nam và là cơ hội quư hiếm có thể thúc đẩy Cộng Đoàn Dân Chúa Việt Nam hoàn thành nhiều công tŕnh lón lao c̣n dang dở hoặc chỉ mới khởi đầu. Một trong những công tŕnh ấy là phiên dịch các tài liệu nguồn của Kitô Giáo.

 

Trại Bồ Câu Trắng, 16-01-2008

Lm. Trăng Thập Tự VƠ TÁ KHÁNH

 


 

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.