SÁCH ĐẠO

Choir

 

 

 

 

1. In ấn, phát hành và gia tăng số người đọc sách

Đại Hội Dân Chúa 2010 đang được đón chờ như một sự kiện có thể tạo cho Giáo Hội tại Việt Nam một đà tiến mới. Nhân dịp này, chúng con xin đóng góp vài suy tư, có thể không ăn khớp nhiều với đề cương được vạch ra nhưng nếu có thể góp phần gián tiếp cách nào đó th́ cũng vui rồi. Chúng con xin nói về chuyện sách vở và viết lách, với 5 bài.
Đây là bài 1: in ấn, phát hành và gia tăng số người đọc sách;
bài 2 nói về: một hướng dịch thuật;
bài 3: gia tăng số người viết;
bài 4: một bản dịch Thánh Kinh chính thức;
bài 5: Ngài và Người.

 

1. TỪ BỨC XÚC CỦA MỘT GIÁO DÂN TRẺ

Tháng Năm 2006, trong một chia sẻ tại Hoa viên Hiệp Nhất, DCCT Sài G̣n, chúng con có nêu lên cho Giáo hội Việt Nam đề xuất một năm mục vụ về việc phát hành sách. Thoạt nghe cứ ngỡ như đùa, thế nhưng cùng thời gian ấy, một giáo dân trẻ làm việc trong ngành phát hành sách đă gửi đến một vị Giám mục già một thư dài tŕnh bày những ghi nhận của anh về hiện trạng sách vở Công giáo tại Việt Nam. “Kính thưa Đức Cha, Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhà sách mọc lên như nấm sau mưa. Từ TP đến nông thôn, ra ngơ là gặp nhà sách, nhà sách của nhà nước (Cty PHS, FAHASA), cũng như nhà sách của tư nhân tham gia vào thị trường sách, làm cho dân trí được nâng cao…. Giữa thị trường nhộn nhịp ấy, vắng bóng nhà sách Công giáo”. Thay v́ thư hồi âm, vị Giám mục đă gọi điện nói chuyện tâm t́nh với anh suốt 30 phút về sách, về từng điểm anh nêu ra và nói thêm những suy nghĩ của ngài. Kết luận, ngài nói: “Tuy nhiên, bây giờ cha già rồi, không c̣n sức để làm những ǵ mong muốn, cha sẽ nói chuyện này với Đức Cha X. là học tṛ cha.”

Bạn trẻ này đă dự tính sau lá thư ấy sẽ viết thêm một thư góp ư t́m hướng cho sách đạo nhưng thấy t́nh h́nh như vậy lại thôi.

Khi nghe bạn trẻ này tâm sự, con bảo anh: Chắc là Đức Cha X. sẽ chẳng trả lời anh, v́ vấn đề vượt ngoài chuyên môn của ngài.

Bạn trẻ này làm việc trong ngành phát hành sách mấy năm qua và ngạc nhiên v́ sự vắng bóng của sách vở Công giáo trong hệ thống phát hành sách đời, trong khi sách vở Phật giáo có mặt với một khối lượng rất lớn. Cho đến một hôm có một linh mục ở nước ngoài về thăm nhờ anh mua một số sách đạo. Anh tự tin bảo rằng sẽ đến tận những nơi phát hành để mua cho ngài với giá rẻ 40%. Anh rảo qua Nhà sách Đức Mẹ, Nhà sách Đức Bà, Nhà sách Fatima B́nh Triệu và phát hiện ra một điều hết sức bất ngờ đối với anh. Anh được những nhà sách mang tầm cỡ “Tổng phát hành” này cho biết họ chỉ được ăn hoa hồng 10% hay 12%, cao lắm là 15% với những sách khó bán; thậm chí các sách của nhóm Antôn&Đuốc Sáng và của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ chỉ có 7%.

Sự việc khiến anh suy nghĩ và bỏ giờ truy t́m rất nhiều số liệu để viết nên lá thư nói trên. Anh đếm được khoảng 10 nhà sách Công Giáo trên địa bàn TPHCM, hầu hết do tu sĩ quản lư, chủ yếu là bán ảnh tượng hơn là bán sách; hầu như giáo xứ nào cũng có chỗ bán ảnh tượng nhưng sách đạo th́ không. Đang khi đó, “đưa mắt nh́n qua bên Phật giáo, theo con đánh giá, họ đang trên đà phát triển vũ băo, hầu hết chùa lớn đều có pḥng phát hành kinh sách, tư nhân tham gia vào cũng rất đông, từ những nhà sách có tiếng như Trí Tuệ, Ngọc Linh, Văn Thành… cho đến những người bán vỉa hè trước cổng chùa. Công tác phát hành của họ được tổ chức có bài bản, theo con là đạt tŕnh độ chuyên nghiệp” (Trích thư nói trên). Cả tại các tỉnh những chùa tương đối lớn đều có pḥng bán sách, …

“Không có nhà sách đạo là v́ bán sách đạo không có lời, nhiều rủi ro, chôn vốn. Không hiệu quả nên không hấp dẫn tư nhân. Bán sách đạo lời 7%, 10% hay 15% th́ một nhà kinh doanh thông thường, chẳng qua trường lớp nào, cũng thấy ngay là lỗ, bán ảnh tượng lời hơn!” (nđd)

“Trong khi đó, bên Phật giáo, sách của họ chiết khấu 30%-40%. Cũng có một số do Thành Hội Phật Giáo in ấn với chiết khấu 15% nhưng những sách này giá lại rất rẻ, cuốn sách dày cộm 400-500 trang, giá chỉ 20.000$ hay 30.000$. KL: Sách đạo của ta đắt hơn sách bên Phật”

“Khung giá b́a cho thị trường sách 2006 như sau:

- Sách đời: Kiến thức, học làm người, nấu ăn… 110đ/trang, chiết khấu 40%
- Sách Phật do các nhà sách tư nhân xb: 100đ/trang, chiết khấu 30-35%
- Sách của Thành Hội PG xb: 60-80đ/trang, chiết khấu 15%
- Sách đạo Công Giáo: 100đ/trang, chiết khấu 10%” (Nđd).

 

2. PHÁT HÀNH VỚI CHIẾT KHẤU 40% GIÁ B̀A

Phát hành sách là sinh hoạt rộng khắp đất nước và nó có quy luật của nó: Người bán lẻ phải được hưởng số hoa hồng lớn nhất (có thể lên đến 40%) th́ các nhà sách nhỏ ở các địa phương xa mới tồn tại được.

Có người nói: Để phát hành với chiết khấu hoa hồng 40%, sẽ phải ghi giá b́a cao và giáo dân mua không nổi. Vấn nạn này liên quan đến chuyện trợ giá. Đối với các sách được trợ giá, vẫn cứ giữ giá thấp (với chiết khấu thấp) để phục vụ đối tượng được trợ giá, đồng thời cũng có thể trao cho hệ thống phát hành đời với một giá cao hơn (với chiết khấu 40%, chúng con sẽ có thêm chi tiết ở dưới).

Nêu lên chiết khấu 40% là để có thể đưa sách Công giáo vào hệ thống phát hành sách đời, khỏi phụ ḷng những độc giả cả trong và ngoài Công giáo đến các nhà sách t́m mua sách Công giáo mà không có, đồng thời cũng để đặt vấn đề công bằng đối với những sách Công giáo hiện đề giá cao như hoặc hơn khung giá sách đời mà vẫn chỉ giảm cho các nhà sách 10%.

Theo chỗ chúng con biết, hiện chỉ có các sách Kinh Thánh của nhóm CGKPV và bán giá rất thấp ở mức dưới 35$/trang. Một vài quyển của HĐGMVN được trợ giá để tặng hoặc bán giá rất thấp. Các sách của Ṭa Giám Mục Nha Trang không được trợ giá (trừ quyển Kinh Thánh Cựu Ước Tuyển Chọn) nhưng vẫn ghi giá b́a dưới 50$/trang.

Đang khi đó các sách đạo khác hiện bày bán ở những nhà sách nói trên vẫn ghi giá b́a như sách đời: 100$/trang hoặc 120$/trang (trang trung b́nh là 14cm x 21cm) . Số này chiếm phần lớn. Vẫn đề giá b́a cao như sách đời mà người bán sách chỉ được hưởng 10%, tác giả cũng chỉ được hưởng 10%, vậy phần lợi gấp 3 người bán và gấp ba tác giả lọt vào tay ai?

“Giải thích việc sách đạo giá quá cao, một vài tác giả cho rằng sách chỉ in 300 hay 500 cuốn nên giá cao. Với chút hiểu biết về chuyện in ấn, theo con, điều đó không đúng. Bên Phật họ cũng in lậu nhộn nhịp như ḿnh, nhưng sách in lậu lại rẻ hơn sách in chính thức, chỉ 70đ/trang” (Nđd).

Tác giả lá thư có một lư giải rất nhân từ: “ Theo con, các tác giả không t́m đúng người in ấn, qua nhiều trung gian nên giá thành lên cao. Theo tính toán của con, giá thành một cuốn sách phát hành trên thị trường gồm: tiền bản quyền, quản lư phí, nhập bài, dàn trang, xuất nhũ, đổ giấy và công in, với số lượng in 1000 cuốn th́ thành phẩm chưa vượt qua 50% giá b́a, in 500 cuốn sẽ mắc hơn một chút nhưng vẫn không đến giá các tác giả bỏ mối cho nhà sách đạo.”

Ở đây chúng con xin miễn nói chuyện với những kẻ thừa cơ đục nước béo c̣, luộc sách, in chui, lỗi công bằng, xâm phạm quyền tác giả cả về tiền bạc và sự chính xác về nội dung. Chúng con chỉ muốn thưa chuyện với các tác giả và các mục tử của Giáo Hội.

Ngày nay luật xuất bản khá ṣng phẳng. Càng có nhiều sách xin phép, càng thu được nhiều thuế xuất bản (gọi là xuất bản phí hay quản lư phí), cho nên ngoại trừ những sách phản động và đồi trụy, các sách khác đều có thể xin phép xuất bản. Công thức tính thuế xuất bản là: 60$ x số trang x số lượng x 7%. Ví dụ: Sách dày 200 trang, xin in 1.500 cuốn, thuế xuất bản sẽ là: 60 x 200 x 1.500 x 0,07 = 1.260.000 $. Thuế này là chuyện của cả làng, không riêng ai.

Câu hỏi: Xin phép sẽ bị kiểm duyệt? Bản thân chúng con đă một vài lần làm việc với người biên tập của một nhà xuất bản nọ. Nói chung họ chỉ sửa những lỗi chính tả và quy cách tŕnh bày. Đôi khi có một vài chi tiết về nội dung được họ yêu cầu bỏ hoặc thay đổi, nhưng chúng con cắt nghĩa rơ th́ họ lại để nguyên như trong bản thảo. Có lẽ đa số các tác giả Công giáo có sách in chui không biết rằng cùng một mức độ tốn kém mà lại có thể in chính thức và phát hành công khai rộng răi.

Có người lại hỏi: Liệu các nhà phát hành đời có nhận không? Xin thưa, nếu họ đánh giá sách bán chạy, họ sẽ nhận. Tác giả lá thư cũng đă thử đẩy đi 5 quyển sách Công giáo thứ thiệt và người ta đă bán hết! Nhiều người ngạc nhiên thấy sách Công giáo xuất hiện tại các nhà sách đời ở tỉnh lẻ, kể cả quyển “Tĩnh tâm cho nữ tu” của Dunoyer!

Từ những ghi nhận ấy, chúng con thiết nghĩ các tác giả sách Công giáo nên xin giấy phép chính thức để xuất bản công khai, ghi giá b́a theo luật chung và phát hành với 40% để có thể phổ biến sách qua hệ thống phát hành sách đời (Những nhà sách Công giáo địa phương muốn nâng đỡ độc giả tín hữu sẽ tuỳ nghi giảm 10% hay 15% cho người mua).

Những sách được trợ giá hoặc có chủ trương bán giá thật thấp cho giáo dân, có thể thêm một giá b́a cao hơn cho lượng sách phổ biến qua mạng phát hành sách đời.

Nếu giá thấp là A và chiết khấu 10%, giá cao sẽ là:
(A$ x 0,90 :60) x 100

Ví dụ:

Quyển Kinh Nguyện Gia Đ́nh của TGM Nha Trang, 288 trang, nếu theo khung giá thị trường (100$/trang) sẽ là 29.000 $, do trợ giá sẽ phát hành với 2 giá b́a, giá thấp cho các nhà sách Giáo hạt là 12.000$ (chiết khấu 10% c̣n lại 10.800$0), giá cao cho nhà phát hành sách đời sẽ là (12.000$ x 0,90 : 60)x 100 = 18.000$ (chiết khấu 40% vẫn c̣n 10.800$).

Quyển Kinh Thánh Cựu Ước tuyển chọn, 808 trang (theo khung giá thị trường sẽ là 80.000$) cũng sẽ có 2 giá b́a: giá thấp 12.000$, giá cao 18.000$,

Nếu giá thấp là A và chiết khấu 7%, giá cao sẽ là:
(A$ x 0,93 : 60) x 100

Ví dụ quyển Kinh Thánh trọn bộ, 1712 trang, theo khung giá thị trường sẽ là 170.000$, do trợ giá sẽ phát hành với 2 giá b́a, giá thấp cho nhà sách đạo là 60.000$ (chiết khấu 7%, c̣n 55.800$), giá cao cho nhà sách đời là 93.000$ (chiết khấu 40% vẫn c̣n 55.800$).

 

3. ĐẠI LƯ SÁCH TẠI CÁC GIÁO HẠT VÀ BAN VĂN HOÁ GIÁO XỨ

Tuy nhiên, phải nói rằng có rất ít giáo dân đặt chân vào các nhà sách đời. Để sách đến tay giáo dân, cần có thêm những nhà sách Công giáo tại các tỉnh lẻ. Tốt nhất là cổ vơ giáo dân lập nhà sách theo luật kinh doanh để bán sách đạo. Bằng không, ít ra mỗi Giáo hạt cần có một Đại lư sách với số lượng sách tồn kho khá lớn, đủ cung cấp cho các Giáo xứ trong Hạt. Các Ban Văn Hoá Giáo Xứ (BVHGX) sẽ liên lạc về Đại lư sách Giáo hạt để mua sách cho giáo dân xứ ḿnh.

Dành một pḥng nào đó đă có sẵn trong cơ sở của Giáo hạt, sắm kệ sách, máy vi tính hết khoảng 50 triệu, để có sách tồn kho cho cả Hạt (một số sách mua đứt, một số khác trả gối đầu) cần thêm dưới 40 triệu (chỉ sách thôi, việc bán ảnh tượng có lời hơn nhưng nhường cho nơi khác – một pḥng đại lư sách ở Giáo hạt không phải để kinh doanh nhưng để đào tạo và truyền giáo).

Ôi! Ước ǵ mỗi Giáo Hạt đều có một linh mục tha thiết thăng tiến Dân Chúa sẵn ḷng bỏ ra 100 triệu lo phát hành sách! Nếu có những Giáo hạt quá nghèo không lo được một Pḥng đại lư sách, ước ǵ các Ḍng có tâm nguyện truyền giáo sẽ quan tâm giúp đỡ!

Một Pḥng đại lư sách của Giáo hạt cũng giúp chọn lọc sách theo hướng mục vụ của Giáo phận: Ưu tiên cho những sách có imprimatur; những sách “có vấn đề” sẽ không được giới thiệu ở đại lư sách Giáo hạt.

Đang khi viết bài này, chúng con gọi điện hỏi thăm kinh nghiệm một cha đă sáng lập ra pḥng bán sách tại một TGM nọ để hỏi về kinh phí cần thiết cho một Đại lư sách Giáo hạt. Chính ngài cung cấp số liệu trên đây và bất ngờ ngài chia sẻ thêm: “Nhưng, cha ơi, cái khó là các Cha chẳng quan tâm ǵ!” Vâng, có thể có những cha xứ cảm thấy ḿnh bận lo nhiều việc khác không có giờ lo phát huy văn hoá cho Dân Chúa, thế th́ mong sao cấp Giáo phận sẽ liệu để mỗi Giáo xứ có một BVHGX.

Chúng con viết bài này trong chiều vọng lễ Giáng Sinh tại một xứ miền rừng núi của Giáo phận Quy Nhơn. Chiều 23 và suốt ngày 24, loa phóng thanh nhai đi nhai lại một băng nhạc Noel hải ngoại rất phổ biến nhưng cũng rất đời, với các bài “Jingle Bell” và “Ngày Giáng sinh đó c̣n nhớ không em?”. Cha xứ đă có ư nhờ in sang một vài băng dĩa khá hơn nhưng suốt tuần thứ hai mùa vọng ngài nằm bệnh viện, ban chức việc không biết phải mua hoặc in sang băng nhạc Giáng Sinh ở đâu… Không thiếu những tâm hồn lương dân muốn t́m hiểu Đạo Chúa qua sách vở trước khi ngỏ lời với một ai đó. Rất nhiều anh chị em giáo dân muốn mua những sách thích hợp tặng anh chị em lương dân để giúp họ biết Chúa. Những quyển sách giáo dân yêu thích như Gương Chúa Giêsu, Ư nghĩa sự đau khổ, và những quyển sách thực dụng, nơi nào cũng có người cần nhưng không biết mua ở đâu. Cả đến các cha nhiều khi cũng lúng túng, chẳng biết t́m đâu để mua một bản dịch các văn kiện Toà Thánh… Lắm giáo dân ở tỉnh lẻ cần mua vài quyển sách đạo phải nhờ người đi Sài G̣n mua! Rồi cũng trong mấy ngày nay có hai giáo dân ở phía Nam gặp khó khăn ngược lại: Họ thực hiện một CD nhạc phục vụ Năm Giáo dục Gia đ́nh và muốn gửi tặng mỗi Giáo phận 10 CD nhưng chẳng biết nhờ ai chuyển…

Nếu chúng ta có một hệ thống Tổng Phát hành qua các Giáo phận, các Đại lư sách Giáo hạt và BVHGX th́ chuyện mua hoặc phát hành một quyển sách, một băng nhạc hoặc CD đâu c̣n khó như thế. Giáo dân cũng như lương dân khắp nơi đều có một quyền rất chính đáng là được tiếp cận với sách vở Công giáo cách dễ dàng.

Theo website HĐGMVN, từ 26 giáo phận ta tổng kết được 2108 giáo xứ, 413 giáo họ biệt lập, và 34 giáo điểm. Với bằng ấy giáo xứ và giáo điểm mà những tác phẩm giá trị chỉ in 1.000 bản th́ thật vô lư và đáng buồn.

Nếu tất cả giáo xứ và giáo điểm đều có pḥng đọc sách, tổng số sẽ trên 2.500. Với hệ thống ấy, những sách dành cho giáo dân chắc chắn sẽ luôn có thể in hàng chục ngàn bản, và như thế cả giá thành và giá b́a đều hạ. Quyển “Những ngày lễ Công giáo” mỗi năm in đến 100.000 bản, có năm c̣n bị con buôn luộc thêm. Ấy là chỉ mới phát hành cho các giáo phận phía Nam!

Khi có hệ thống phát hành đến tận các Giáo xứ và Giáo hạt, sách in ra có thể bán được nhiều và bán nhanh, ta sẽ có đủ tiền để nhờ những nhóm thực hiện chuyên nghiệp với thù lao xứng hợp, có thể đặt hàng những tác phẩm giá trị về nhạc cũng như về văn chương, những sách cần dùng và những sách mới có giá trị cao sẽ có thể t́m thấy ở khắp nơi. Cho đến nay, chúng ta chưa có những CD và sách thật tốt cho giáo dân, hoặc có mà chất lượng thấp, là v́ số lượng phát hành quá ít thu nhập không đủ vốn bỏ ra.

 

4. PH̉NG ĐỌC SÁCH GIÁO XỨ, HỘI THI ĐỌC SÁCH CẤP GIÁO XỨ VÀ CẤP HẠT

Khi đă có nhà sách ở cấp Giáo hạt, lại c̣n một vấn đề: Mấy ai đọc sách? Để những linh mục và tu sĩ tương lai sẽ là những người ham đọc sách, phải vận động để tuổi thơ của họ hôm nay tại giáo xứ và gia đ́nh được lớn lên cùng sách vở. Đây là việc của các Ban Văn Hoá Giáo Xứ (BVHGX).

Mỗi Giáo xứ nên có pḥng đọc sách do BVHGX quản lư. Pḥng đọc sách có thể bán một số sách thông dụng: sách Kinh, Giáo lư theo chương tŕnh Giáo phận, Thánh Kinh. Pḥng đọc sách cũng sẽ giới thiệu sách mới và nhận đăng kư mua giúp từ nhà sách Giáo hạt hoặc nhà sách tư nhân trong khu vực. Năm 2007, Nhà sách Đức Mẹ của DCCT Sài G̣n đă thực hiện một tập giới thiệu sách Công giáo với khoảng 600 đầu sách. Mỗi pḥng đọc sách Giáo xứ chỉ cần một tập cũng đủ.

Hội thi đọc sách tại Giáo xứ có thể bố trí những chương tŕnh để giúp các em đọc sách đều đặn cả trong năm học và đọc nhiều hơn trong mùa hè. Ngoài những sách các em tự chọn, tự tóm tắt và tŕnh bày, mỗi tham dự viên c̣n phải đọc một trong hai hoặc ba cụm sách (kể cả những tác phẩm trong bộ Thánh Kinh) do ban tổ chức giới thiệu và trả lời những câu hỏi nhất định.

Giải thưởng nhỏ, kết quả lớn.

 

5. BAN VĂN HÓA GIÁO XỨ

Cũng xin nói riêng về BVHGX. Nhiều nơi các BVHGX đă có những sáng kiến: lớp học t́nh thương, bồi dưỡng Anh Văn, vi tính vv… Rất nhiều việc BVHGX có thể làm:

- Trang thông tin của giáo xứ
- Báo tường các đoàn thể
- Khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi
- Giới thiệu các trang mạng Công giáo cho các bạn trẻ
- Sinh hoạt tết cho học sinh hai năm cuối và sinh viên của giáo xứ
- Thánh lễ nhân ngày nhà giáo hoặc dịp hè, cho các thầy cô công giáo
- Tổ chức hội thi đọc sách
- Tổ chức giải sáng tác văn thơ, báo tường
- Tổ chức pḥng đọc sách và giúp đăng kư mua sách, băng, đĩa, phim đạo
- Vận động tư nhân lập quầy bán ảnh tượng và sách vở Công giáo tại giáo xứ.

Giáo dục hôm nay, Xă hội và Giáo hội ngày mai. Trong cái giáo dục hôm nay của chúng ta, không thể thiếu sách đạo. Hô hào giáo dục mà việc xuất bản và phát hành sách đạo cứ măi èo uột như hiện nay th́ tương lai của Giáo hội Việt Nam quả là mịt mờ! Ngược lại, nếu ta đẩy được sách đạo vào mạng phát hành sách đời và xây dựng được mạng phát hành sách đến tận các giáo xứ như trên, tŕnh độ Dân Chúa cả nước sẽ sớm được nâng cao thấy rơ và công cuộc truyền giáo sẽ gặt hái những kết quả hết sức rực rỡ.

 

Giáo xứ Cây Rỏi, Phù Cát, chiều vọng lễ Giáng Sinh 2007

Lm. Trăng Thập Tự VƠ TÁ KHÁNH

 


 

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.