SƯU TẬP NHỮNG
GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI
VỀ TRUYỀN GIÁO

1 2 3 4 5a 5b 6 7

MichelAnge

 

 

CHƯƠNG IV-
Phần 2

 

 

NHỮNG ĐƯỜNG LỐI TRUYỀN GIÁO

 

 

IV. ĐỐI THOẠI ĐỂ TRUYỀN GIÁO

 

1. Tầm quan trọng của đối thoại

Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á nhận định rằng: Giáo Hội đang phải thực hiện một cuộc Phúc âm hóa mới cho thế giới, v́ thế giới đa số chưa biết Đức Giêsu Kitô, mà c̣n muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi sự tiến bộ và thịnh vượng của ḿnh. Cho nên điều Giáo Hội phải quan tâm để Phúc âm hóa thế giới không phải là t́m những ǵ thiết yếu để nói cho thế giới , nhưng là nói những điều đó cách nào để thế giới hiểu rơ và sẵn sàng chấp nhận. Đức Gioan Phaolô II trong Tông Thư 2001 đă viết: ”Đối thoại có tầm quan trọng rất đặc biệt để thiết lập một nền tảng vững chắc cho ḥa b́nh, và xua đuổi bóng ma dễ sợ của những cuộc chiến tranh tôn giáo đă nhiều phen làm cho lịch sử nhân loại phải vấy máu” (số 55). Như thế đối thoại ngày nay trở nên một thành tố cốt yếu trong sứ vụ Phúc âm hóa của Giáo Hội (GHCA, 29).

67. Cần phải mở một kỷ nguyên mới loan báo Tin Mừng không những v́ sau hai ngàn năm vẫn c̣n một phần lớn gia đ́nh nhân loại chưa nhận biết Đức Kitô, mà c̣n v́ t́nh h́nh mà Giáo Hội cũng như thế giới đang sống trước thềm thiên niên kỷ mới này là một t́nh h́nh đặt ra nhiều thách đố đối với niềm tin tôn giáo và các chân lư phát xuất từ niềm tin ấy. Gần như ở đâu cũng thấy có xu hướng xây dựng sự tiến bộ và thịnh vượng mà không cần liên hệ với Thiên Chúa, đồng thời giản lược chiều kích tôn giáo của con người thành một chiều kích thuộc lănh vực riêng tư. Một xă hội mà bị tách ra khỏi chân lư căn bản nhất về con người hay bị tách khỏi quan hệ giữa con người với Đấng Tạo Hóa, chỉ có thể là càng ngày càng lạc xa nguồn sự sống, nguồn t́nh yêu và nguồn hạnh phúc thôi. Cái thế kỷ khủng khiếp đang tiến nhanh tới hồi kết, đă minh chứng cho ta thấy sự ǵ sẽ xảy ra khi người ta bỏ rơi sự thật và sự tốt lành để chạy theo quyền lực và sự bành trướng bản thân ḿnh. Tân phúc âm hóa hay là lời kêu gọi hoán cải để lănh ơn sủng và sự khôn ngoan, chính là nguồn hy vọng chính hiệu duy nhất cho phép ta nghĩ tới một thế giới tốt đẹp hơn và một tương lai sáng sủa hơn. Vấn đề c̣n lại không phải là Giáo Hội có điều ǵ quan trọng để nói với con người hôm nay không, mà là Giáo Hội phải nói điều ấy như thế nào cho minh bạch và thuyết phục.

Trong thời gian nhóm họp Công Đồng Vatican II, Đức Phaolô VI trong Thông điệp “Ecclesiam suam” đă tuyên bố rằng: vấn đề quan hệ giữa Giáo Hội và thế giới hôm nay chính là một trong những mối bận tâm lớn nhất của thời đại. Ngài viết rằng: “vấn đề ấy đă xuất hiện và mang tính khẩn trương tới mức tạo ra một gánh nặng trên tâm hồn chúng ta, cũng như trở thành một yếu tố kích thích, một lời mời gọi chúng ta”. Kể từ Công Đồng ấy, Giáo Hội luôn tỏ ư muốn theo đuổi quan hệ ấy trong tinh thần đối thoại. Tuy nhiên, muốn đối thoại không phải chỉ là một chiến thuật để sống chung ḥa b́nh giữa các dân tộc; nhưng đó là một phần thiết yếu trong sứ mạng Giáo Hội, v́ nó xuất phát từ chính sự đối thoại yêu thương của Chúa Cha với nhân loại thông qua Chúa Con trong quyền năng Chúa Thánh Thần. Giáo Hội chỉ có thể hoàn thành sứ mạng của ḿnh theo một cách giống như cách Thiên Chúa đă làm trong Đức Giêsu Kitô: Ngài đă trở thành con người, chia sẻ cuộc sống con người và nói bằng ngôn ngữ loài người để truyền đạt sứ điệp cứu độ. Sự đối thoại mà Giáo Hội đề xuất được xây dựng trên nền tảng là logic của sự Nhập Thể (đă làm người, th́ sinh sống ăn nói như mọi người, với mọi người để loan báo và thực hiện sứ điệp cứu độ). Bởi đó không phải v́ điều ǵ khác hơn là do liên đới một cách nhiệt t́nh, vô vị lợi mà Giáo Hội đă mở cuộc đối thoại với những con người Á Châu đang t́m kiếm sự thật trong t́nh thương.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 29).

 

2. Ư nghĩa đối thoại

63. Từ ngữ Đối thoại có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trước hết, ở cấp độ thuần túy con người, nó có nghĩa là thông tin cho nhau nhằm đưa đến một mục đích chung, hoặc ở một cấp độ sâu xa hơn, nó nhằm nói đến một sự hiệp thông liên nhân vị (giữa con người với nhau). - Thứ đến, từ ngữ đối thoại có thể sử dụng theo nghĩa một thái độ cung kính và thân thiện (lănh vực hành động), thấm nhập hoặc cần thấm nhập tất cả các sinh hoạt cấu tạo nên sứ mệnh truyền bá Phúc Am của Giáo Hội. Đúng hơn gọi là “tinh thần đối thoại”. – Nghĩa thứ ba nằm trong một bối cảnh của thực trạng đa tôn giáo, từ ngữ đối thoại có nghĩa là “toàn bộ những tương quan liên tôn, tích cực và xây dựng, với những người và những cộng đồng của các tín ngưỡng dị biệt, nhằm t́m cách quen biết nhau và làm phong phú cho nhau”.
(Hội đồng Ṭa Thánh về liên lạc với các tôn giáo, Đối thoại và Rao Truyền, 9).

 

3. Đối thoại đại kết

Lư do: Các tín đồ cùng tin Chúa Kitô tại Châu Á chỉ là thiểu số, muốn đem dân tộc Á Châu về với Chúa Kitô như lệnh truyền của Ngài th́ cần phải hiệp nhất, hiệp thông với nhau. Có hiệp nhất th́ thế giới mới tin rằng Chúa Cha đă cử Chúa Con đến, như Đức Giêsu Kitô đă cầu nguyện.

Thái độ phải có: (1) Bác ái được biểu lộ trong ước muốn sẵn sàng cộng tác với các tín đồ khi có thể. (2) Trung thành với Giáo Hội Công giáo dù biết nhiều tín đồ Công giáo có nhiều khuyết điểm. (3) Suy xét phân định để biết những cái tốt cái hay đáng ca ngợi. (4) Thành thật muốn gạn đục khơi trong và đổi mới.

64. Tại Châu Á, là nơi số Kitô hữu tương đối nhỏ, sự chia rẽ càng làm cho công việc truyền giáo trở nên khó khăn hơn. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng nh́n nhận rằng “ gương xấu của một Kitô giáo chia rẽ đúng là một trở ngại lớn cho công cuộc phúc âm hóa tại Châu Á. Thật vậy, nhiều người Á Châu đang t́m kiếm sự ḥa hợp và thống nhất qua tôn giáo và văn hóa của họ đă coi sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là một lời chứng chống lại Đức Giêsu Kitô. Bởi đó, Giáo Hội Công Giáo tại Châu Á cảm thấy bị thôi thúc cách đặc biệt phải cùng với các Kitô hữu khác làm việc cho sự hiệp nhất, ư thức rằng muốn có được một sự hiệp thông trọn vẹn, mọi người phải sống bác ái, biết phân định, can đảm và luôn hy vọng. “Muốn cho công cuộc đại kết được trung thực và sinh kết quả, phía người Công giáo cần phải có một số thái độ căn bản: trước hết là bác ái, biểu lộ qua sự nhân hậu và ḷng khao khát cộng tác mỗi khi có thể với tín hữu các Giáo Hội và các cộng đồng khác ; thứ đến là trung thành đối với Giáo Hội Công giáo của ḿnh, dù vẫn không làm ngơ hay phủ nhận những khuyết điểm của một số thành phần trong Giáo Hội; ba là phải có óc phân định để biết đánh giá tất cả những ǵ là tốt đẹp và đáng khen. Sau cùng là chân thành ước ao được thanh tẩy và được đổi mới. Dù vẫn nh́n nhận c̣n nhiều khó khăn trong các quan hệ Kitô hữu, không những từ các thành kiến kế thừa từ quá khứ, mà c̣n do những phê phán dựa trên những tin tưởng rất sâu đậm ràng buộc chính lương tâm, nhưng các nghị phu Thượng Hội Đồng vẫn nêu ra những dấu chỉ phản ảnh các quan hệ đă được cải thiện giữa một số Giáo Hội và Cộng đồng Kitô giáo tại Châụ Á (….). Những điều này chính là cơ sở vững chắc cho hai bên tiếp tục công cuộc đối thoại đại kết rất kết quả qua thiên niên kỷ tới, một thiên niên kỷ mà chúng ta hy vọng và cầu xin sẽ chấm dứt hoàn toàn những chia rẽ đă diễn ra trong thiên kỷ sắp sửa kết thúc này.

Trên b́nh diện thực hành, Thượng Hội Đồng đề nghị các Hội Đồng Giám Mục quốc gia tại Châu Á hăy mời các Giáo Hội Kitô khác tham gia vào việc cầu nguyện và tham khảo bàn bạc để t́m ra những khả năng xây dựng những cơ cấu và tổ chức mới mang tính đại kết, có thể giúp đẩy mạnh các Kitô hữu.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 30.2).

 

4. Đối thoại với các anh em thuộc các tôn giáo khác.

a. Lư do: Đối thoại liên tôn không phải chỉ để giúp hai bên hiểu biết nhau và được thêm phong phú, nhưng là thành tố trong sứ vụ Phúc Âm hóa. Dẫu biết rằng các tôn giáo khác có những điều chân thật và thánh thiện, như là phản ảnh sự thật soi sáng muôn dân. Giáo Hội vẫn phải đối thoại để chứng thực cho các tín đồ bạn biết chỉ có Đức Giêsu Kitô mới có thể cứu độ trọn vẹn, và chỉ có Giáo Hội của Ngài là phương thế thông thường để được cứu độ.

b. Điều kiện phải có: Trong tiến tŕnh đối thoại liên tôn, không được từ bỏ các nguyên tắc truyền thống đức tin và xác tín tôn giáo, cũng không được ḥa hoăn giả tạo, nhưng phải chứng tỏ cho nhau thấy mỗi bên muốn cho nhau được tiến bộ hơn về tôn giáo ḿnh, và xóa bỏ đi những thành kiến, bất khoan dung và hiểu lầm.

- Kitô hưũ c̣n phải có một đức tin trưởng thành và chắc chắn, phải sống hạnh phúc trong cộng đoàn đức tin của ḿnh. V́ thế cần phải được đào tạo để đối thoại.

- Phải đối thoại “bằng cuộc sống và bằng tấm ḷng”, một tấm ḷng khiêm tốn dịu dàng, không tự phụ cũng không trịch thượng trong khi gặp gỡ nhau.

65. Trong Tông Thư “Tertio Millennio Advenniente” (Khi ngàn năm thứ ba tới), tôi đă chỉ ra rằng một thiên niên kỷ nữa sắp tới đúng là một cơ hội tốt để đẩy mạnh việc đối thoại giữa các tôn giáo và để tổ chức các cuộc gặp gỡ các nhà lănh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới. Tiếp xúc, đối thoại và cộng tác với tín đồ các tôn giáo khác chính là một công việc mà Cộng Đồng Vatican II đă giao cho toàn thể Giáo Hội làm như một bổn phận và một thách đố. Những nguyên tắc hướng dẫn việc quan hệ cách tích cực với các truyền thống tôn giáo khác đă được nêu ra trong Tuyên Ngôn của Công Đồng “Nostra aetate” (Vào thời đại chúng ta), ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965. Đây chính là bản hiến chương của việc đối thoại liên tôn giáo trong thời đại chúng ta. Đứng trên quan điểm Kitô giáo, đối thoại liên tôn giáo không phải chỉ là một cách để giúp các bên biết nhau và làm giàu cho nhau. Nhưng đó c̣n là một phần trong chính sứ mạng phúc âm hoá của Giáo Hội, là một cách thực hiện sứ mạng “đến với lương dân”. Khi tham gia đối thoại liên tôn giáo, các Kitô hữu xác tín rằng chỉ có Đức Kitô đem lại sự cứu độ trọn vẹn và cộng đoàn Giáo Hội mà họ đang tham gia là phương thế thông thường để được ơn cứu độ. Đến đây tôi xin nhắc lại những ǵ tôi đă viết cho Hội Nghị khoáng đại lần thứ năm của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu: “Dù Giáo Hội vui sướng nh́n nhận bất cứ điều ǵ chân thật và thánh thiện trong các truyền thống tôn giáo của Phật Giáo, An Độ Giáo và Hồi Giáo đều là phản ảnh sự thật đang khai sáng mọi người, nhưng như thế không có nghĩa là Giáo Hội phải bớt đi nhiệm vụ và quyết tâm của ḿnh, tức là tuyên bố một cách dứt khoát Đức Giêsu Kitô là “đường đi, sự thật và sự sống” …Thật ra các tín đồ các tôn giáo khác vẫn có thể nhận được ơn Chúa và được Đức Kitô cứu độ ngoài phương thế thông thường mà Ngài đă lập ra, điều ấy không loại bỏ việc họ được kêu gọi đến nhận lănh đức tin và phép Rửa như Chúa hằng muốn cho hết mọi người” (x. SVĐCĐ 55).

Trong quá tŕnh đối thoại ấy, như tôi đă viết trong Thông Điệp “Sứ Vụ Đấng Cứu Độ” (Redemptoris Missio) “không được bỏ qua những nguyên tắc hay theo chủ nghĩa thỏa hiệp giả tạo, mà cả hai bên cùng phải đưa ra và tiếp nhận được những bằng chứng giúp nhau tiến tới trên con đường t́m ṭi và sống kinh nghiệm tôn giáo, cũng như loại trừ những thành kiến, thái độ bất khoan nhượng và những ngộ nhận về nhau “. Chỉ những ai có đức tin Kitô Giáo trưởng thành và sâu sắc mới đủ tư cách tham gia việc đối thoại liên tôn giáo chính hiệu. “Chỉ những Kitô hữu nào từng đắm ḿnh trong mầu nhiệm Đức Kitô và đang sống hạnh phúc trong cộng đoàn đức tin của ḿnh mới có thể tham gia các cuộc đối thoại liên tôn giáo mà không sợ gặp rủi ro, ngược lại có hy vọng gặt hái những hoa trái tốt đẹp “…Bởi đó, Giáo Hội tại Châu Á cần phải giới thiệu những mô h́nh xứng hợp cho việc đối thoại liên tôn giáo – phúc âm hóa trong khi đối thoại và đối thoại để phúc âm hóa – và cung cấp cho những người tham gia việc đối thoại ấy một sự đào tạo thích đáng.

Sau khi nhấn mạnh nhu cầu đối thoại liên tôn giáo để tạo niềm tin vững chăi vào Đức Kitô, các nghị phụ Thượng Hội Đồng tiếp tục đề cập tới nhu cầu tổ chức cuộc đối thoại bằng cuộc sống và bằng con tim. Môn đệ Đức Kitô phải có con tim dịu dàng và khiêm tốn của Thầy ḿnh, không bao giờ tự phụ, không bao giờ tỏ vẻ luồn cúi khi gặp gỡ các đối tác của ḿnh trong cuộc đối thoại (x.Mt 11, 29). “Những quan hệ giữa các tôn giáo sẽ được mở mang tốt đẹp nhất là khi mọi người sống trong bầu khí cởi mở đối với nhau, có ư muốn lắng nghe, tôn trọng và thông cảm người khác trong những sự dị biệt của họ. Để làm được tất cả những việc này, cần phải có t́nh yêu đối với người khác. Từ đó mới có sự cộng tác, hoà hợp và làm giàu cho nhau”.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 31).

 

5. Những h́nh thức đối thoại liên tôn

66. Văn kiện Đối thoại và Rao truyền (1991) vạch ra các h́nh thức đối thoại :

1/ đối thoại bằng cuộc sống : mỗi người cố gắng sống tinh thần cởi mở và sống với nhau như láng giềng tốt, cùng nhau chia vui sẻ buồn, chia sẻ các vấn đề và lo âu của con người.

2/ đối thoại bằng cộng tác với nhau trong công việc phát triển con người toàn diện, và giải phóng con người trọn vẹn

3/ đối thoại bằng trao đổi thần học: các nhà chuyên môn t́m cách đào sâu kiến thức về các giasản tôn giáo của nhau và thẩm định các giá trị siêu nhiên nơi các tôn giáo bạn.

4/ đối thoại bằng chia sẻ kinh nghiệm tôn giáo: đi sâu vào chính truyền thống tôn giáo của ḿnh, chia sẻ những giá trị siêu nhiên phong phú của ḿnh, chẳng hạn những giá trị liên quan đến cầu nguyện và chiêm niệm, đến đức tin và những con đường t́m đến Thiên Chúa hoặc Đấng Tuyệt đối.
(Hội đồng Ṭa Thánh về liên lạc với các tôn giáo, Đối thoại và Rao Truyền , 42).

 

6. Những trở ngại và khó khăn cho việc đối thoại

67. Ở đây chúng ta nêu lên một số những trở ngại được xem là quan trọng hơn cả cho việc đối thoại :

a. Không bám rễ sâu đủ trong chính đức tin của riêng ḿnh.

b. Không hiểu biết đầy đủ tín ngưỡng và phương thức hành đạo của các tôn giáo khác có thể đưa đến một lối sống thẩm định thiếu sót về ư nghĩa của chúng, và đôi lúc c̣n có những giải thích sai trật.

c. Những dị biệt có tính cách văn hóa phát xuất từ tŕnh độ kiến thức khác nhau, hoặc từ lối vận dụng các cách diễn tả khác nhau.

d. Những nhân tố xă hội – chính trị xảy ra trong quá khứ có liên quan đến hai bên tranh chấp, xung đột .

e. Hiểu sai các từ ngữ như trở lại, phép rửa, đối thoại …

f. Chưa hoặc thiếu cởi mở, đưa đến một thái độ tự vệ, hay c̣n đi đến t́nh trạng gây hấn.

g. Thiếu xác tín về đối thoại liên tôn, mà một số người có thể xem như một phận vụ dành riêng cho những nhà chuyên môn và một số khác lại xem như một dấu chứng thua cuộc, hoặc như là một sự phản bội lại đức tin.

h. Nghi ngờ về các động lực muốn đối thoại của phía bên kia.

i. Tŕnh bày hay diễn tả các xác tín tôn giáo của ḿnh theo tinh thần hiếu chiến hiếu thắng.

j. Không bao dung và có thái độ trịch thượng do yếu tố chính trị, kinh tế, chủng tộc …

k.Một số hiện tượng của bầu khí tôn giáo hiện nay: trào lưu duy vật vô thần đang lên, dủng dưng về tôn giáo và sự gia tăng các giáo phái mới tạo ra nhiều vấn đề mới….
(Hội đồng Ṭa Thánh về liên lạc với các tôn giáo, Đối Thoại và Rao Truyền, 74).

 

Trao đổi :

1. Đối thoại có tầm quan trọng như thế nào trong công cuộc Truyền giáo tại Việt Nam?

2. Người Công giáo Việt Nam phải biết đối thoại với những ai nếu muốn loan báo Tin Mừng cứu độ cho những người không Công giáo?
3. Để biết cách đối thoại với những người không tin sống chung quanh ḿnh người giáo dân Việt Nam vần dược trang bị những ǵ ?

 


 

V. HỘI NHẬP VĂN HÓA: LÀM CHO TIN MỪNG NHẬP THỂ VÀO NỀN VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC.

Từ sau Công Đồng Vatican II Hội Nhập văn Hóa đă trở thành một việc làm cấp bách. Hội Nhập Văn Hóa không phải chỉ là một cuộc nghiên cứu mà là một cuộc sống qua một tiến tŕnh chậm chạp. Hội Nhập Văn Hóa là biến đổi thâm sâu những giá trị văn hóa chân thật bằng cách hội nhập vào Kitô giáo và có nghĩa là làm cho Kitô giáo ăn rễ sâu vào trong các nền văn hóa khác nhau của con người.

68. Khi thi hành hoạt động truyền giáo của ḿnh giữa các dân tộc, Giáo Hội tiếp xúc với những nền văn hoá khác nhau và thực hiện tiến tŕnh hội nhập văn hoá. Đây là một đ̣i hỏi đậm nét trong suốt quá tŕnh lịch sử của Giáo Hội, và ngày nay đ̣i hỏi này trở nên đặc biệt rơ rệt và cấp bách.

Quá tŕnh Giáo Hội thâm nhập vào nền văn hoá của các dân tộc đ̣i hỏi nhiều thời gian : đó không phải chỉ là thích ứng bên ngoài, v́ hội nhập văn hoá “có nghĩa là biến đổi thâm sâu những giá trị văn hoá chân thật bằng cách hội nhập vào Kitô giáo, và có nghĩa là làm cho Kitô giáo ăn rễ sâu vào trong các nền văn hoá khác nhau của con người “. Như thế, đây là một tiến tŕnh sâu xa và toàn diện gắn liền với sứ điệp Kitô giáo cũng như suy tư và nếp sống của Giáo Hội. Nhưng đó cũng là một tiến tŕnh khó khăn, v́ không được làm tổn hại đặc tính và sự toàn vẹn đức tin Kitô giáo bất cứ cách nào.

Qua việc hội nhập văn hoá, Giáo Hội làm cho Tin Mừng nhập thể vào các nền văn hoá khác nhau, và đồng thời Giáo Hội dẫn đưa các dân tộc cũng như các nền văn hoá riêng của họ vào trong chính cộng đoàn Giáo Hội; Giáo Hội truyền thông cho các nền văn hoá ấy những giá trị của ḿnh, bằng cách đón nhận những ǵ là tối đẹp trong các nền văn hoá đó và đổi mới các nền văn hoá đó từ bên trong. Về phần ḿnh, qua việc hội nhập văn hoá, Giáo Hội trở thành dấu chỉ rơ rệt hơn về bản chất của ḿnh,và trở thành khí cụ thích hợp hơn cho sứ vụ của ḿnh.

Nhờ hoạt động này trong các Giáo Hội địa phương, chính Giáo Hội phổ quát được phong phú về những cách diễn tả, và về những giá trị mới trong các lĩnh vực khác nhau của nếp sống Kitô hữu, chẳng hạn như việc loan báo Tin Mừng, việc phụng tự, nền thần học, những việc từ thiện; Giáo Hội nhận biết và diễn tả mầu nhiệm Chúa Kitô rơ rệt hơn và được thúc đẩy tự canh tân không ngừng. Những chủ đề trên đă có trong Công Đồng, và kế đó, trong các giáo huấn của Huấn Quyền tôi đă không ngừng đề cập đến trong những lần viếng thăm mục vụ tại các Giáo Hội trẻ trung.

Hội nhập văn hoá là một tiến tŕnh chậm chạp bao gồm toàn bộ phạm vi của sinh hoạt truyền giáo và có liên hệ đến những tác nhân khác nhau trong sứ vụ đến với muôn dân: các cộng đoàn Kitô giáo trên đà phát triển, các vị chủ chăn có trách nhiệm phân định và khích lệ việc tiến hành hội nhập văn hoá.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, 52).

Những thừa sai phải am tường việc Hội Nhập Văn Hóa như am tường ngôn ngữ, lịch sử của các dân tộc địa phương; phải yêu mến di sản văn hóa địa phương để có thể tŕnh bày Tin Mừng một cách phù hợp với cách suy luận và cảm nghiệm của người địa phương (TG 26)

69. Các nhà truyền giáo xuất thân từ những Giáo Hội và những xứ sở khác phải thâm nhập vào trong thế giới văn hoá, xă hội của những người mà ḿnh được sai đến, bằng cách vượt qua những qui cách nơi môi trường gốc của ḿnh. V́ vậy, họ phải học ngôn ngữ của nơi tới làm việc, phải am hiểu những cách diễn tả ư nghĩa nhất trong nền văn hoá của dân địa phương, bằng cách nhờ kinh nghiệm trực tiếp mà khám phá ra những giá trị ở đó . Chỉ với những am hiểu như thế, họ mới có thể trao cho các dân tộc ấy mầu nhiệm dấu ẩn, một cách khả tín và có kết quả (Rm 16,25-27; Ep 3,5). Đối với họ chắc chắn không phải là từ khước căn tính văn hoá của ḿnh, nhung là hiểu biết, đề cao, cổ vơ và phúc âm hoá văn hoá của môi trường họ đang làm việc, và như vậy, họ có thể thực sự tiếp xúc với môi trường đó, bằng cách chấp nhận một kiểu sống trở thành dấu chỉ cho chứng tá Tin Mừng và cho t́nh liên đới với mọi người .

Được Tin Mừng linh hứng, các cộng đoàn Giáo hội đang thành h́nh, sẽ có thể dần dần diễn tả kinh nghiện Kitô giáo một cách độc đáo, miễn là trung thành với những yêu cầu khách quan của đức tin đích thực. Nhằm mục đích này, đặc biệt trong những ǵ liên quan đến những lĩnh vực tế nhị nhất của việc hội nhập văn hoá, các Giáo Hội địa phương trong cùng một lănh thổ sẽ phải làm việc trong tinh thần hiệp thông với nhau, và với toàn thể Giáo hội, xác tín rằng chỉ có sự lưu tâm đến Giáo Hội và các Giáo Hội địa phương mới có thể giúp họ có khả năng chuyển dịch kho tàng đức tin bằng nhiều cách diễn tả khác nhau hợp lư. Chính v́ thế, những nhóm đă được nghe loan báo Tin Mừng sẽ cống hiến những yếu tố giúp “chuyển dịch “sứ điệp Tin Mừng, trong khi lưu ư đến những yếu tố tích cực đă tích luỹ được qua hiều thế kỷ, nhờ sự gặp gỡ của Kitô giáo với những nền văn hoá khác nhau, nhung đừng quên những nguy cơ biến chất đôi khi đă xuất hiện .
(ĐGH Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, 53).

Hội Nhập Văn Hóa phải tiến hành đúng đắn và được chỉ đạo bởi hai nguyên tắc: Tương hợp với Tin Mừng và Hiệp thông với Giáo Hội phổ quát. Phải khẳng định mọi nền văn hóa dù là những vườn hoa tươi đẹp, vẫn là sản phẩm của con người, nghĩa là có sai lầm. Do đó khi Hội Nhập Văn Hóa không được đánh mất chính ḿnh bằng cách quá đề cao các nền văn hóa địa phương v́ thiếu quân b́nh thiếu suy xét. Các Giám Mục có nhiệm vụ canh chừng để không ai lạc đường trong khi Hội Nhập Văn Hóa.

70. Về vấn đề này, c̣n một số khẳng định căn bản. Việc hội nhập văn hoá tiến hành đúng đắn phải được chỉ đạo bởi hai nguyên tắc: “Sự tương hợp với Tin mừng và sự hiệp thông với Giáo Hội phổ quát “ các Giám Mục phải lưu tâm đến sự trung thành, và nhất là phân định, điều này đ̣i hỏi phải có sự quân b́nh sâu sắc; bởi v́ người ta có nguy cơ , do thiếu suy xét , đi từ vong thân văn hoá đến chỗ đánh giá quá cao văn hoá, một sản phẩm của con người, và v́ thế có in dấu vết của tội lỗi . Chính văn hoá cũng cần được “thanh tẩy, nâng cao và kiện toàn.

Một tiến tŕnh như thế phải được thực hiện theo từng cấp độ để thực sự là cách diễn tả kinh nghiệm Kitô giáo của cộng đoàn; Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI đă nói ở Kampala: ”Cần phải có thời gian ấp ủ mầu nhiệm Kitô giáo trong đặc tính của dân tộc anh em, để rồi tiếng nói đặc sắc , trong sáng và chân thực hơn của dân tộc anh em được vang lên một cách hài ḥa, trong bản hợp ca nhiều giọng của Giáo hội phổ quát” Kết cục, hội nhập văn hoá phải là công việc của tất cả Dân Thiên Chúa chứ không phải chỉ là của một vài nhà chuyên môn, bởi v́ đă rơ Dân Thiên Chúa phản ánh cảm thức chân thực của đức tin, điều mà ta không bao giờ được quên. Quả thực, việc hội nhập văn hoá phải được hướng dẫn và khuyến khích, nhưng không được g̣ ép để khỏi gây ra những phản ứng tiêu cực nơi các Kitô hữu: đó phải là cách diễn tả sinh hoạt cộng đoàn, tức là phải chín muồi giữa ḷng cộng đoàn chứ không phải là kết quả của những t́m kiếm uyên bác. Bảo vệ những giá trị truyền thống là kết quả của một đức tin đă trưởng thành.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, 54).

 

5.1 THÁCH ĐỐ CỦA VIỆC HỘI NHẬP VĂN HÓA

71. Văn hóa là không gian vô cùng quan trọng, trong đó con người sẽ có dịp đối diện với Tin Mừng. Văn hóa là kết quả phát xuất từ cuộc sống và sinh hoạt của một tập thể nhân loại nào đó. Nên những người thuộc về tập thể ấy cũng được nền văn hóa trong đó họ sinh sống khuôn đúc lên tới một mức nào đó. Nếu con người và xă hội thay đổi, văn hóa cũng sẽ thay đổi theo. Ngược lại, nếu văn hóa đổi thay th́ con người và xă hội cũng được văn hóa ấy biến đổi theo. Đă đành Tin Mừng và việc phúc âm hóa không đồng nhất với văn hóa, nhưng độc lập với văn hóa. Nhưng Nước Chúa lại đến với những con người đă có liên hệ sâu xa với một nền văn hóa nhất định nào đó, và không thể xây dựng Nước Chúa mà không vay mượn một số yếu tố lấy từ các nền văn hóa nhân loại.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 21.1).

Trong quá tŕnh gặp gỡ các nền văn hóa khác nhau của thế giới, Giáo Hội chẳng những truyền đạt các chân lư và giá trị của ḿnh, cũng như đổi mới các nền văn hóa ấy từ bên trong, mà c̣n thu dụng nhiều yếu tố tích cực t́m thấy được từ các nền văn hóa khác nhau ấy. Đây là con đường bắt buộc các nhà truyền giáo phải đi qua khi giới thiệu đức tin Kitô giáo và biến nó thành một phần trong di sản văn hóa của một dân tộc. Ngược lại, các nền văn hóa khác nhau ấy, một khi đă được tinh lọc và đổi mới lại dựa vào Tin Mừng, sẽ trở thành những cách diễn đạt rất xác đáng đức tin duy nhất của Kitô giáo. “Nhờ hội nhập văn hóa, về phần ḿnh, Giáo Hội sẽ trở thành một dấu chỉ dễ hiểu hơn cho biết bản chất thật của ḿnh, cũng như trở hành một dụng cụ đắc lực hơn thi hành sứ mạng”. Dấn thân với các nền văn hóa như thế xưa nay đă trở thành một phần trong cuộc hành tŕnh của Giáo Hội trong lịch sử. Thế nhưng, ngày nay vấn đề này trở nên cấp thiết đặc biệt khi so sánh với t́nh h́nh đa chủng tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa của Châu Á, một nơi vẫn coi Kitô giáo như xa lạ.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 21.2).

Đến đây, ta cần nhớ lại những ǵ các nghị phụ thường nói trong Thượng Hội Đồng: Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc đưa đức tin Kitô giáo hội nhập văn hóa vào Châu Á. Thánh Thần đă từng đưa chúng ta vào chân lư toàn diện cũng sẽ tạo điều kiện cho cuộc đối thoại của chúng ta với các giá trị văn hóa và tôn giáo của các dân tộc được kết quả, v́ Ngài đă có mặt ở các dân tộc ấy một cách nào đó rồi (…). Khi cống hiến cho người khác Tin Mừng Cứu Chuộc, Giáo Hội cố gắng t́m hiểu văn hóa của họ. Giáo Hội t́m cách hiểu ra năo trạng và tâm hồn của người nghe, những giá trị và tập quán, những vấn đề và khó khăn, những hy vọng và ước mơ của họ. Một khi biết được và hiểu được những khía cạnh khác nhau này của văn hóa, Giáo Hội có thể mở cuộc đối thoại cứu độ; Giáo Hội có thể giới thiệu Tin Mừng Cứu Độ cho tất cả những ai tự nguyện muốn lắng nghe và muốn đáp trả, giới thiệu một cách kính trọng nhưng cũng rơ ràng và xác tín không kém. Bởi đó những người Á Châu muốn biến niềm tin Kitô giáo thành của ḿnh trong tư cách của những người Á Châu, có thể an tâm rằng những hy vọng và ước mơ, những lo âu và đau khổ của họ chẳng những đă được Đức Giêsu đảm nhận lấy, mà c̣n trở thành điểm nóng cho ơn đức tin và quyền năng Thánh Thần đi sâu vào cuộc sống của họ.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 21.3).

 

5.2 NHỮNG LĂNH VỰC THEN CHỐT CẦN HỘI NHẬP VĂN HÓA

 

a. Phát triển nền Thần học hội nhập văn hóa

72. Thượng Hội Đồng đă khuyến khích các nhà thần học trong một công việc tế nhị là phát triển một nền thần học đă hội nhập văn hóa, nhất là trong môn Kitô học. Phải tiến hành công tác suy tư thần học với ḷng tôn trọng các cảm nhận của các Kitô hữu, để nhờ được hướng dẫn từ từ làm quen với các h́nh thức hội nhập văn hóa diễn tả đức tin, dân chúng không cảm thấy bối rối hay khó chịu. Trong mọi trường hợp, phải tiến hành việc hội nhập văn hóa bằng cách bảo đảm sự tương hợp của nó với Tin Mừng và bảo đảm sự hiệp thông với đức tin của Giáo Hội toàn cầu, phù hợp với truyền thống Giáo Hội và luôn nhằm củng cố đức tin của dân chúng. Muốn biết sự hội nhập văn hóa có đúng đắn không, ta sẽ xem dân chúng tại đó có trở nên gắn bó hơn với đức tin Kitô giáo của họ hay không sau khi hiểu đức tin ấy rơ ràng hơn từ văn hóa của ḿnh.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 21.1).

 

b. Phụng vụ

Phụng vụ là cội nguồn và là cao điểm của toàn bộ đời sống và sứ mạng Kitô giáo. Phụng vụ là phương thế nắm vai tṛ quyết định trong việc phúc âm hóa, nhất là tại Châu Á, v́ tại đây tín đồ các tôn giáo rất bị thu hút trước sự thờ phượng, các lễ hội tôn giáo và các việc đạo đức b́nh dân. Phần lớn phụng vụ của các Giáo Hội Đông Phương đă được hội nhập văn hóa một cách thành công qua nhiều thế kỷ có tác động qua lại với văn hóa địa phương. Tuy nhiên, các Giáo Hội mới được thành lập cần phải làm sao cho phụng vụ trở thành một nguồn nuôi dưỡng ngày càng quan trọng hơn cho đời sống tâm linh của các dân tộc bằng cách vận dụng các yếu tố rút tỉa từ các nền văn hóa địa phương, một cách khôn ngoan và hiệu quả. Tuy nhiên, đưa phụng vụ hội nhập văn hóa không phải chỉ là chú ư tới các giá trị văn hóa truyền thống, các biểu tượng và nghi lễ; c̣n phải lưu ư tới những thay đổi trong ư thức và thái độ của đồng bào do các nền văn hóa nặng tính tiêu thụ và thế tục đang ảnh hưởng đến cảm quan của người Á Châu về sự thờ phượng và cầu nguyện.

Các Hội Đồng Giám Mục quốc gia và khu vực cần cộng tác mật thiết hơn với Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích để t́m ra phương thế hữu hiệu cổ vơ các h́nh thức thờ phượng thích hợp với bối cảnh Á Châu. Viêc cộng tác ấy hết sức quan trọng, v́ Phụng Vụ Thánh là nơi diễn tả và cử hành một niềm tin chung của hết mọi Giáo Hội, và v́ thế, các Giáo Hội địa phương không thể sửa đổi Phụng Vụ một cách độc lập với Giáo Hội toàn cầu, một khi Phụng Vụ đă trở thành một di sản chung của toàn thể Giáo Hội.

 

c. Kinh Thánh

73. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng hết sức nhấn mạnh tới tầm quan trọng của ngôn từ Kinh Thánh khi tiếp tục chuyển giao sứ điệp cứu độ cho các dân tộc Á Châu, v́ tại đây ngôn từ truyền đạt được đánh giá rất cao trong việc bảo tồn và trao đổi kinh nghiệm tôn giáo. Bởi đó, cần phải phát triển công tác tông đồ Thánh Kinh một cách hiệu quả, sao cho các bản văn Thánh Kinh được phổ biến rộng răi hơn và được sử dụng dồi dào hơn trong tinh thần cầu nguyện giữa các thành phần Giáo Hội Á Châu. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng đă lưu ư phải lấy đó làm nền tảng cho mọi công việc rao giảng, truyền giáo, huấn giáo và tu đức dưới bất cứ h́nh thức nào. Cần phải cổ vơ và hỗ trợ những nỗ lực chuyển dịch Kinh Thánh ra các ngôn ngữ địa phương. Việc đào tạo về Thánh Kinh phải được coi là một phương thế quan trọng trong nỗ lực giáo dục dân chúng trong đức tin và trang bị cho họ thi hành công tác loan báo Tin Mừng. Phải đưa các khóa học học có định hướng mục vụ về Thánh Kinh, nhấn mạnh tới việc áp dụng các điều được giảng dạy vào các thực tế phức tạp của đời sống tại Châu Á, vào trong chương tŕnh đào tạo hàng giáo sĩ, người tận hiến và giáo dân. Cũng nên phổ biến Thánh Kinh cho tín đồ các tôn giáo khác, v́ Lời Chúa có sức mạnh gây cảm kích cho các tâm hồn và Thánh Thần mặc khải chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa cho thế giới thông qua Thánh Kinh. Ngoài ra, thể văn kể chuyện trong nhiều tác phẩm của Kinh Thánh rất gần với các bản văn tôn giáo điển h́nh của Châu Á.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 22.4).

 

d. Đào tạo các nhà rao giảng Tin Mừng

74. Một khía cạnh then chốt khác nữa của việc hội nhập văn hóa, quyết định phần lớn tương lai của tiến tŕnh này, là việc đào tạo các người rao giảng Tin Mừng. Trong quá khứ, việc đào tạo này thường bám sát phong thái, phương pháp và chương tŕnh nhập từ Tây Phương. Các nghị phụ Thương Hội Đồng, tuy vẫn đánh giá cao những ơn ích do phương thức đào tạo này mang lại, cũng đă nh́n nhận một đóng góp tích cực do các nỗ lực gần đây nhằm thích nghi việc đào tạo các người rao giảng Tin Mừng cho phù hợp với bối cảnh văn hóa của Châu Á. Song song với việc tạo cho đức tin nền tảng vững chắc trong các môn học liên quan đến Kinh Thánh và các Giáo Phụ, các chủng sinh c̣n cần phải nắm vững và hiểu biết chi tiết di sản triết học và thần học của Giáo Hội, như tôi đă kêu gọi trong tông thư “Fides et Ratio” (Đức Tin và Lư Trí). Với sự chuẩn bị này, họ sẽ rút tỉa được những lợi ích khi tiếp xúc với các truyền thống triết học và tôn giáo của Châu Á. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng cũng khuyến khích các giáo sư và ban giám đốc các chủng viện t́m cách hiểu biết sâu xa các yếu tố làm nên linh đạo và kinh nghiệm thích hợp với tâm hồn người Á Châu, cũng như tham gia sâu xa hơn vào công cuộc t́m kiếm một cuộc sống triển nở hơn của các dân tộc Á Châu ấy.

Ngoài ra, v́ công việc hội nhập văn hóa là công việc chung của toàn thể Dân Chúa, nên vai tṛ của người giáo dân rất quan trọng. Hơn ai hết, họ chính là những người được mời gọi biến đổi xă hội, cộng tác với các Giám Mục, linh mục và tu sĩ, bằng cách thổi “tinh thần của Đức Kitô” vào năo trạng, tập quán, luật lệ và cơ chế của thế giới mà trong đó họ đang sống. Việc đưa Tin Mừng hội nhập văn hóa một cách rộng răi hơn ở mọi cấp trong xă hội Á Châu sẽ tùy thuộc phần lớn vào việc đào tạo thích đáng mà mỗi Giáo Hội địa phương làm được cho hàng giáo dân của ḿnh.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 22.5).

 

Trao đổi :

1. Thế nào là Hội nhập Văn hóa?

2. Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người đă hội nhập văn hóa của dân tộc Do Thái như thế nào và đă dùng các chất liệu của văn hóa Do Thái để diễn tả Tin Mừng Cúu độ như thế nào?

3. Để hội nhập văn hóa thành công, người Công giáo Việt Nam cần được trang bị như thế nào?

4. Trong hoàn cảnh hiện nay, Đạo Công Giáo Việt Nam cần ưu tiên hội nhập văn hóa ở những lănh vực nào? và phải tiến hành như thế nào cho đạt kết quả?

 


 

VI. THĂNG TIẾN CON NGƯỜI

Việc rao giảng Tin Mừng luôn bao hàm sự giải phóng và phát triển toàn diện con người, v́ đây là ư nguyện mà Đức Giêsu đă thể hiện trong suốt cả cuộc đời.

Không thể tách rời sứ vụ rao giảng Tin Mừng và sứ mạng phát triển thăng tiến nhân loại v́ con người được phúc âm hóa không là một hữu thể trừu tượng mà là một hữu thể thuộc lănh vực xă hội kinh tế. Việc cứu chuộc không chỉ là cứu rỗi con người đơn thuần mà c̣n phải trải rộng tới những cơ chế xă hội của họ để chúng cũng thấm nhuần tính Phúc Am, là những đ̣i hỏi của t́nh thương, công bằng và ḥa b́nh.

MichelAnge

 

6.1 QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI

75. Những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những người đau khổ, cũng là những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có ǵ thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong ḷng các môn đệ Chúa.
(Công đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ ,1).

Giáo Hội chọn con người là con đường đầu tiên mà Giáo Hội phải đi qua để chu toàn sứ vụ của ḿnh
(ĐGH Gioan Phaolô II, Thông điệp Bách chu niên, 33).

V́ thế nhân loại là con đường trước tiên Giáo Hội phải theo trong khi thực thi sứ vụ của ḿnh. Nhân loại là con đường trước tiên và căn bản của Giáo Hội, con đường đă được Đức Kitô vạch ra, con đường trải qua mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc.

 

6.2 NGƯỜI NGHÈO LÀ ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TIÊN CỦA VIỆC TRUYỀN GIÁO

76. Trung thành với tinh thần của các mối phúc, Giáo Hội được mời gọi chia sẻ với người nghèo và những người bị áp bức dưới mọi h́nh thức. Chính v́ thế, tôi khuyên nhủ tất cả các môn đệ Đức Kitô và tất cả các cộng đoàn Kitô hữu, từ gia đ́nh đến giáo phận, từ giáo xứ đến ḍng tu, hăy chân thành duyệt xét đời sống của ḿnh trong chiều hướng liên đới với người nghèo. Đồng thời tôi cảm ơn các nhà truyền giáo, nhờ sự hiện diện đầy t́nh mến và sự phục vụ khiêm tốn đă hoạt động cho việc phát triển toàn diện con người cũng như xă hội, nhờ các cơ sở giáo dục, các trung tâm sức khỏe, các trại phong, các nơi đón tiếp những người tàn tật và già cả, những sáng kiến thăng tiến phụ nữ và nhiều điều khác nữa. Tôi khích lệ những người thiện chí trong các tổ chức tư nhân, ngày nay càng lúc càng gia tăng, đă hiến thân cho các hoạt động từ thiện và thăng tiến con người.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, 60).

 

6.3 PHẨM GIÁ CON NGƯỜI

77. Con người, chứ không phải của cải hay kỹ thuật, là chủ thể và là mục tiêu chính yếu của sự phát triển. Thế nên, sự phát triển mà Giáo Hội xúc tiến vượt ra ngoài những vấn đề kinh tế và kỹ thuật. Sự phát triển ấy bắt đầu và kết thúc với sự toàn vẹn của con người, đă được tạo dựng theo h́nh ảnh Thiên Chúa và được ban cho một phẩm giá cũng như các quyền hạn bất khả nhượng từ chính Thiên Chúa. Các bản Tuyên Ngôn Quốc tế khác nhau về các quyền con người cũng như các sáng kiến đa dạng được cảm hứng từ các tuyên ngôn ấy chính là dấu hiệu cho thấy càng ngày người ta càng quan tâm tới phẩm giá con người, cả ở cấp toàn cầu. Rất tiếc, trong thực tế, các bản tuyên ngôn này thường bị vi phạm. Năm mươi năm sau ngày long trọng công bố bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền, nhiều người vẫn là nạn nhân của những h́nh thức bóc lột và sử dụng phi nhân nhất, biến họ thành nô lệ thực sự cho những kẻ có nhiều quyền thế hơn, cho một ư thức hệ, cho quyền lực kinh tế, cho những hệ thống chính trị đàn áp, cho chủ nghĩa kỹ thuật thống trị hay sự xâm nhập của các phương tiện truyền thông đại chúng.

Các nghị phụ Thượng Hội Đồng ư thức rất rơ những sự xâm phạm liên tục đối với các quyền con người tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại Châu Á, nơi có hằng triệu triệu người đang phải chịu sự kỳ thị, bóc lột, nghèo đói và bị gạt ra bên lề xă hội. Các ngài đă nói lên nhu cầu đặt ra cho toàn thể Dân Chúa tại Châu Á là phải nhận thức rơ về một thách đố không thể tránh được, không thể từ khước được, đó là bênh vực các quyền con người, cũng như đẩy mạnh công lư và ḥa b́nh.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 33).

 

6.4 ƯU TIÊN YÊU THƯƠNG NGƯỜI NGHÈO

78. Trong lúc t́m cách thăng tiến phẩm giá con người, Giáo Hội tỏ ra yêu thương ưu tiên người nghèo và người không có tiếng nói trong xă hội, v́ Chúa đă tự đồng hóa ḿnh với họ một cách đặc biệt (Mt 25,40). T́nh thương ấy không loại trừ ai, mà chỉ thể hiện một sự ưu tiên trong phục vụ như toàn bộ truyền thống Kitô giáo đă làm chứng. “Yêu thương ưu tiên người nghèo và có những quyết định xuất phát từ t́nh thương ấy không là ǵ khác hơn là muốn ôm hết con số đông đảo những người đói khát, túng thiếu, vô gia cư, không được chăm sóc về y tế, và nhất là, không hy vọng có một tương lai tốt đẹp hơn. Không thể không xét đến sự có mặt của những thực tế ấy. Làm ngơ không biết đến tức là đă bắt chước “ông nhà giàu” làm bộ không biết người hành khất Lazarô nằm trước cổng nhà ḿnh (Lc 16,19-31).

Điều này đặc biệt đúng đối với Châu Á , một lục địa có tài nguyên phong phú và có những nền văn minh lớn, nhưng lại là quê hương của một số quốc gia nghèo nhất trên thế giới, và là nơi có hơn nửa dân số phải chịu thiếu thốn, nghèo đói và chịu bóc lột. Những người nghèo tại Châu Á cũng như những người nghèo trên thế giới sẽ luôn t́m được lư do vững chăi để hy vọng ngay trong chính mệnh lệnh Tin Mừng dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Đức Kitô đă yêu thương chúng ta (Ga 13,34). Giáo Hội tại Châu Á cũng không thể làm ǵ khác hơn là ra sức thi hành mệnh lệnh ấy đối với người nghèo, trong lời nói cũng như trong hành động.

Sự liên đới đối với người nghèo sẽ trở nên đáng tin hơn, nếu bản thân các Kitô hữu cũng sống giản dị, theo gương Đức Giêsu sống giản dị, tin sâu xa và yêu chân thành mọi người, nhất là đối với người nghèo và những người bị khai trừ. Chắc chắn đó là những dấu hiệu rất rơ cho thấy Tin Mừng đang vào cuộc thế nào. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng kêu gọi các người Công Giáo Á Châu hăy chấp nhận một lối sống phù hợp với giáo huấn Tin Mừng, để phục vụ công cuộc truyền giáo của Giáo Hội một cách tốt đẹp hơn và để Giáo Hội trở thành Giáo Hội của người nghèo và cho người nghèo.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 34.1-2).

 

6.5 NGƯỜI BẢN XỨ

79. Hầu như ở nước nào của Châu Á cũng có đông đảo người bản xứ, mà một số trong họ đang sống trong điều kiện kinh tế thấp nhất. Thượng Hội Đồng một lần nữa ghi nhận rằng các dân bản xứ ấy lại thường cảm thấy bị cuốn hút bởi con người Đức Giêsu Kitô và Giáo Hội Người, như là một cộng đoàn yêu thương và phục vụ. Đây chính là cánh đồng bao la cho các hoạt động giáo dục và y tế, cũng như cho việc cổ vơ dấn thân xă hội. Cộng đoàn Công giáo cần gia tăng công việc mục vụ giữa những người này bằng việc quan tâm tới các ưu tư và các vấn đề công bằng đang tác động lên đời sống của họ. Muốn thế, phải tỏ ḷng kính trọng sâu xa đối với tôn giáo truyền thống của họ và các giá trị của tôn giáo ấy. Cũng cần phải giúp họ biết tự giúp ḿnh, để họ có thể làm việc mà cải thiện hoàn cảnh của họ, hầu trở thành các người phúc âm hóa chính nền văn hóa và xă hội của ḿnh.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 34.5)

 

6.6 TRẺ EM

80. Không ai có thể thờ ơ măi trước đau khổ của vô số trẻ em tại Châu Á, đang trở thành nạn nhân của những sự bóc lột và bạo lực kinh khủng tới mức không thể chịu nổi, không phải chỉ do tội ác của những cá nhân mà thường là hậu quả trực tiếp của những cơ chế thối nát của xă hội. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng đă ghi nhận rằng, việc bắt trẻ em lao động, lạm dụng t́nh dục trẻ em và nghiện ngập ma túy là những tệ đoan xă hội ảnh hưởng tới trẻ em trực tiếp nhất, và thêm vào những tệ đoan ấy là t́nh trạng nghèo đói. Giáo Hội phải làm hết sức ḿnh để khắc phục những tệ đoan ấy, để hành động thay mặt những người bị bóc lột nhiều nhất và để t́m cách hướng dẫn những con người nhỏ bé ấy đến với t́nh yêu của Đức Giêsu v́ Nước Trời là của họ (Lc 18,16).
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 34.6).

 

6.7 PHỤ NỮ

81. Thượng Hội Đồng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với các phụ nữ đang sống trong những t́nh cảnh vẫn c̣n nghiêm trọng tại Châu Á, bị kỳ thị và bạo hành nhiều khi ngay trong chính gia đ́nh ḿnh, tại nơi làm việc và ngay cả trong hệ thống luật pháp. Mù chữ là hiện tượng phổ biến nhất trong giới phụ nữ, và nhiều phụ nữ chỉ được đối xử như một món hàng trong nghề măi dâm, du lịch và công nghiệp giải trí. Trong cuộc đấu tranh chống lại mọi h́nh thức bất công và kỳ thị, phụ nữ phải t́m được đồng minh nơi cộng đoàn Kitô hữu, và v́ lư do này, Thượng Hội Đồng đề nghị nơi nào có thể, các Giáo Hội địa phương của Châu Á nên đẩy mạnh các hoạt động phục vụ nhân quyền cho các phụ nữ. Mục đích là làm sao tạo ra một sự thay đổi trong thái độ, nhờ hiểu biết thích đáng vai tṛ của nam và nữ trong gia đ́nh, xă hội và trong Giáo Hội, nhờ ư thức sâu sắc hơn sự bổ sung độc đáo giữa người nam và người nữ, và nhờ nhận thức rơ ràng hơn tầm quan trọng của chiều kích phụ nữ trong mọi lănh vực đời sống con người. Những đóng góp của người phụ nữ rất thường bị đánh giá thấp hay bỏ qua, và từ đó đưa tới sự nghèo nàn của con người về mặt tâm linh. Giáo Hội tại Châu Á sẽ làm nổi bật phẩm giá và tự do của người phụ nữ một cách rơ ràng và hiệu quả hơn bằng cách khuyến khích phụ nữ tham gia vào đời sống của Giáo Hội, kể cả trong đời sống trí thức của Giáo Hội, và bằng cách mở ra cho các phụ nữ nhiều cơ hội lớn hơn để họ có mặt và hoạt động trong sứ mạng yêu thương và phục vụ của Giáo Hội.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 34.7).

 

6.8 TIN MỪNG VỀ SỰ SỐNG

82. Công tác phát triển con người sẽ bắt đầu bằng việc phục vụ chính sự sống. Sự sống là một quà tặng cao cả Thiên Chúa ban cho chúng ta: Ngài giao sự sống cho chúng ta như giao một kế hoạch và một trách nhiệm. Bởi thế, chúng ta chỉ là người ǵn giữ sự sống, chứ không phải chủ nhân của sự sống. Chúng ta đă tự nguyện đón nhận sự sống và trong tâm t́nh biết ơn, chúng ta sẽ không ngừng tôn trọng và bảo vệ nó, từ khi nó khởi sự cho đến khi nó kết thúc một cách tự nhiên. Từ khi thụ thai, mạng sống con người là kết quả hành vi sáng tạo của Thiên Chúa và nó sẽ măi măi có liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa Tạo Hóa, là nguồn gốc và là cứu cánh duy nhất của sự sống. V́ thế, sẽ không có tiến bộ thật sự, không có xă hội văn minh thật sự, không có sự thăng tiến nhân bản thật sự nếu không biết tôn trọng sự sống con người, nhất là sự sống của những kẻ không có tiếng nói riêng để tự vệ. Sự sống của mỗi người, bất kể c̣n là con trẻ trong ḷng mẹ hay ốm đau, tàn tật hoặc già nua, đều là một quà tặng cho con người.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 35).

 

6.9 CHĂM SÓC SỨC KHỎE

83. Theo chân Đức Giêsu Kitô động ḷng trắc ẩn đối với mọi người đă t́m cách “chữa hết các bệnh họan tật nguyền” (Mt 9,35). Giáo Hội tại Châu Á cũng cam kết dấn thân sâu hơn nữa vào việc chăm sóc người đau ốm, v́ đây là một phần quan yếu trong sứ mạng đem ơn cứu độ của Đức Kitô đến cho con người toàn diện. Như người Samari nhân hậu trong dụ ngôn (Lc 10,29-37), Giáo Hội cũng muốn chăm sóc người đau ốm và bệnh tật một cách cụ thể, nhất là tại những nơi thiếu sự chăm sóc y tế sơ đẳng do t́nh trạng nghèo đói và bị gạt ra ngoài bên lề xă hội.

Nhiều lần trong các dịp thăm viếng Giáo Hội tại nhiều nơi trên thế giới, tôi đă hết sức cảm động trước các bằng chứng phi thường mang tinh thần Kitô giáo của các tu sĩ và người tận hiến, các bác sĩ, các điều dưỡng viên và các nhân viên y tế, nhất là những anh chị em đang làm việc với người tàn tật hoặc torng giai đoạn chăm sóc cuối cùng hoặc đang phải chiến đấu với sự lan tràn các loại bệnh mới như AIDS (SIDA). Các nhân viên y tế Kitô giáo càng ngày càng được mời gọi quảng đại và xả thân hơn để chăm sóc nạn nhân của chứng nghiện ma túy và bệnh AIDS, là những người thường bị xă hội khinh bỉ và bỏ rơi. Nhiều cơ sở y tế Công Giáo tại Châu Á đang phải chịu những áp lực của các chính sách y tế không dựa trên những nguyên tắc Kitô giáo; rồi có nhiều cơ sở phải gánh chịu những khó khăn tài chánh ngày càng cao. Mặc dù thế, ta vẫn phải công nhận chính t́nh yêu đến quên ḿnh và ḷng tận tụy yêu nghề rất đáng nêu gương của những con người ấy đă làm cho các cơ sở đó trở thành nơi phục vụ đáng khâm phục cho xă hội và trở thành một dấu chỉ hết sức rơ ràng và hữu hiệu về t́nh thương không suy suyển của Thiên Chúa . Phải khuyến khích và ủng hộ các nhân viên y tế ấy trong những ǵ tốt đẹp mà họ đang thực hiện. Chính sự dấn thân không biết nệt mỏi và sự hiệu năng liên tục của họ là phương cách tốt nhất bảo đảm cho các giá trị và đạo đức Kitô giáo thâm nhập sâu xa vào các hệ thống y tế của châu lục này, biến đổi chúng từ bên trong.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 36).

 

Trao đổi:

1. Trong xă hội ta hiện nay thành phần nghèo đói, túng thiếu, không có nhà ở, không có việc làm, không có học hành, không có chăm sóc ư tế chiếm bao nhiêu phần trăm? Giáo huấn của Chúa Giêsu và của Giáo Hội dạy chúng ta phải làm ǵ cho thành phần đông đảo này?

2. Tại nước ta hiện nay có nhiều tệ nạn xă hội trầm trọng mà nạn phá thai (giết chết sự sống) là điều nhức nhối nhất đối với những ai chủ trương pḥ sự sống. Người và Giáo Hội Công giáo phải làm ǵ để giảm bớt tệ nạn này?

3. Hiện nay giới y-xă-hội (y tế và xă hội) có một vai tṛ quan trọng trong việc hướng dẫn người dân về những biện pháp bảo vệ sự sống và chăm sóc sức khỏe cũng như xây dựng nếp sống văn hóa. Giới này đă dược Giáo Hội quan tâm bồi dưởng về mặt giáo lư đức tin cách tương xứng với vai tṛ của họ chưa? Tại sao? Các Ṭa Giám Mục nên làm ǵ để giúp anh chị em Công giáo là bác sĩ, y tá, điều dưỡng và cán sự/nhân viên xă hội?

 

7. GIÁO DỤC

84. Đâu đâu tại Châu Á này ta cũng thấy Giáo Hội dấn thân vào hoạt động giáo dục một cách rơ ràng và rộng răi; chính đó là một yếu tố then chốt cho Giáo Hội có mặt giữa các dân tộc của lục địa này. Tại nhiều nước, các trường Công Giáo đóng một vai tṛ quan trọng trong việc phúc âm hóa, hội nhập đức tin, giới thiệu những cách sống cởi mở và tôn trọng nhau, cổ vơ sự cảm thông giữa các tôn giáo. Các truờng học của Giáo Hội thường là những nơi duy nhất cung cấp các cơ hội giáo dục cho thiếu nữ, các dân tộc thiểu số, người nghèo ở thôn quê và trẻ em thiếu may mắn. Các nghị phụ Thượng Hội Đồng tin chắc rằng ḿnh phải mở rộng và phát triển việc tông đồ giáo dục tại Châu Á, quan tâm đặc biệt hơn tới những người bị thiệt tḥi, để tất cả mọi người có khả năng đóng trọn vẹn vai tṛ công dân trong xă hội. Như các nghị phụ Thượng Hội Đồng đă ghi nhận, đ́ều đó có nghĩa là hệ thống giáo dục Công Giáo cần phải nhắm một cách rơ ràng hơn nữa tới việc thăng tiến nhân bản, tạo một mơi trường cho các học sinh không chỉ tiếp thu những yếu tố chính của học đường mà c̣n nhận được một sự đào tạo nhân bản toàn diện dưa trên giáo huấn của Đức Kitô. Các trường Công Giáo cần phải tiếp tục là nơi cho người ta giới thiệu và tiến nhận đức tin một cách tự do. Cũng thế, các đại học Công Giáo không chỉ tiếp tục t́m sự xuất sắc về học vấn như đă từng nổi tiếng, mà c̣n phải bảo tồn được một bản sắc Kitô giáo rơ ràng để làm men Kitô giáo trong các xă hội Á Châu.
(ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, 37).

 

Trao đổi:

1. Tại Việt Nam từ mấy thập niên không c̣n trường Công giáo. Đó có là một thiệt tḥi cho đất nước và dân tộc nói chung và cho Giáo Hội Công giáo nói riêng không? Tại sao?

2. Báo chí nói khá nhiều về ngành giáo dục của nước ta. Là người Công giáo bạn có thấy tâm hồn ḿnh nhức nhối và đau xót khi đọc những thông tin đáng buồn ấy không? Bạn thấy ḿnh phải làm ǵ để đóng góp vào việc thay đổi và hoàn thiện ngành giáo dục nước nhà?

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5a 5b 6 7

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.