Con Đường Ta Đi
(Triết Lư Sống Kitô Hữu)

1 2

rural road

 

 

 

 

1.
Trong niềm Tín Thác

Con người hành tŕnh vào đời mang theo nhiều thứ hành trang, v́ tin rằng chúng sẽ giúp ḿnh đạt tới đích điểm mong muốn, Trí tuệ, mưu cơ, tài năng, xảo thuật là thứ hành trang ta cẩn trọng, được ǵn vàng giữ ngọc như những bửu bối bảo đảm cho con người công thành danh toại, Nhưng nhiều khi chúng đă trở nên gánh nặng trói buộc, vướng cản trên đường ta đi.

Tưởng rằng với trí tuệ cơ mưu ta có thể định đoạt, kiểm soát, lèo lái được đời ḿnh. Tưởng là với thông minh, năng khiếu, tài ba ta có thể nắm chắc thành công trong tay. Nghĩ là chiếm hữu được nhiều tiền bạc và các tiện nghi vật chất, ta có thể sống một đời hạnh phúc an b́nh. Tin rằng danh vọng quyền uy có thể mang lại cho ta một đảm bảo vững chắc về cuộc đời dương thế,

Thế nhưng, kinh nghiệm cho thấy vẫn có những người thông minh trí tuệ tuyệt vời, lại phải trải qua một đời lao lư vất vả.

Tại sao có những người tài ba xuất chúng, những thiên tài vang danh lưu thế, mà cuộc sống thật hẩm hiu tăm tối? Tại sao có những người giàu có sang trọng, sống trên nhung lụa, được người đời tôn trọng nể v́, thế mà phải nếm khúc đoạn trường? Bởi v́, cuộc dời không phải là một bài toán có thể dùng trí tuệ mà lư giải, nhưng là một một huyền nhiệm ta cần chấp nhận và cảm nghiệm, như bi khúc đoạn trường, có qua cầu mới hay. Thông minh, tài trí thôi, chưa đủ và không thể bảo đảm hạnh phúc cho ta, c̣n một yếu tố khác huyền bí cao siêu mà người xưa gọi là Thiên-Ư.

Luận về sự thành bại cũng như hạnh phúc khổ đau trên đời, Đông Phương Đạo Học, qua mấy ngh́n năm minh triết, đă phát biểu niềm tin vào Thiên-Ư trong một mệnh đề ngắn gọn mà sâu xa “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Ước mơ, toan tính là việc của loài người, nhưng thành tựu được hay không là do quyền định đoạt của Trời.

Cũng với một niềm xác tín sâu sa ấy, thi hào Nguyễn Du trong chuyện Kiều đi xa hơn trong việc xác nhận Thiên mệnh trong đời người qua vần thơ bất hủ in sâu vào ḷng người:

Gẫm hay muôn sự tại Trời,
Trời kia đă bắt làm ngưới có thân,
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho Thanh cao mới dược phần thanh cao,
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
.
Nguyễn Du.

Đă biết không thể tự ḿnh định đoạt, điều khiển định mệnh theo như ư, con người cần học biết để nh́n nhận giới hạn của thân phận làm người, ngơ hầu biết sống khiêm tốn hơn, an b́nh hơn. Bởi v́ hạnh phúc khởi nguyên từ nơi cung ḷng khiêm cung từ tốn và an b́nh. Ḷng khiêm cung biết nh́n nhận giới hạn bé mọn của thân phận làm người, sẽ dâng hiến cho ta sự b́nh an tâm hồn, đồng thời cũng tạo điều kiện cho niềm tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa, v́ chỉ ḿnh Ngài thôi mới có quyền năng và ḷng yêu thương đảm bảo cho ta sự cứu -Rỗi tuyệt đối.

Cứ tín thác vào quyền năng và t́nh yêu thương vô biên của Thiên-Chúa, rồi yên hàn vui sống, quẳng bớt những âu lo sầu muộn.

Hăy đầu hàng Chúa đi, Ngài sẽ an bài cho ta mọi điều thiện hảo như ḷng ta hằng mong ước, Dứt bỏ mưu-cơ, loại trừ xảo trí, cứ để Chúa chúc phúc cho.

An tâm trao phó cho sự quan pḥng quyền năng của Ngài. Vững ḷng trông cậy vào ḷng quảng đại bao dung của Ngài. B́nh yên ẩn trú dưới bóng từ bi của Ngài như bé thơ say giấc ngủ thiên đàng trên cánh tay hiền mẫu.

An b́nh, Tín thác là Con Đường Ta Đi.

 

2.
Khiêm Tốn Chấp Nhận Giới Hạn

Emmanuael Kant, một triết gia lỗi lạc, người đă khởi xướng cuộc Cách mạng tri thức Âu-Châu. Tuy được cả thế giới cúi đầu khâm phục, nhưng ông đă khiêm tốn nhắc nhớ nhân loại những lời bất hủ: “Con người được tác thành trong giới hạn, con người cần học để biết sống trong giới hạn” (Emmanuel Kant).

Những lời nhắn nhủ trên của Kant đặc biệt ám chỉ sự kiêu căng quá lố của trường phái duy lư cận đại cho rằng: lư trí con người là ch́a khóa thần mở hết các bí mật vũ trụ, con người và Thượng Đế. Họ chủ trương con người với khả năng trí tuệ đă không c̣n cần đến Thượng Đế nữa. Nói cách khác, trí thức là Thượng-Đế của con người.

Để phản đối thái độ ngạo nghễ của những kẻ tôn thờ trí thức, tác giả Saint Exupéry th́ dí dỏm khi đề cập đến ḷng kiêu hănh của con người: Được phú bẩm cho chút trí tuệ và tài năng. Con người đă làm nên những điều điên dại, khiến các vị thiên thần cũng phải ngậm ngùi rơi lệ.

Quả thế, suốt dọc lịch sử của nền văn minh nhân loại, con người không những đă làm cho các vị thần linh phải rơi lệ, mà c̣n làm tuôn rơi nhũng gịng máu đào, đă chất đầy những núi đồi xác chết v́ sự kiêu ngạo điên rồ của chính ḿnh.

Hăy mở trang đầu Kinh-Thánh Cựu-Ước, nguyên tổ loài người, mặc dầu được Thiên Chúa nuông chiều, cho hưởng đủ mùi hạnh phúc nơi vườn Diệu quang, vẫn chưa thỏa măn, c̣n ngạo nghễ muốn lên ngang hàng với Thiên Chúa: "Con rắn đă nói với Evà: ngày nào ngươi ăn quả cây Thiên Chúa cấm, mắt các ngươisẽ mở ra, các ngươi sẽ trở nên như Thiên Chúa, sẽ biết tốt xấu. Người đàn bà nh́n quả cây, thật là xinh ngon, nh́n sướng con mắt, ăn th́ trở nển tinh khôn. Và bà đă ăn quả cây cấm,và trao cho chồng cùng ăn, Sauk hi cả hai cùng ăn mắt họ mở ra, thấy ḿnh trần truồng, biết xấu hổ nên lấy lá che than” (Gen 3:4-8).

V́ kiêu căng bất tuân lệnh Thiên Chúa, Ông bà nguyên tổ bị Thiên Chúa ra án phạt, quất đuổi ra khỏi vườn diệu quang, ra đi lang thang thất thểu, kéo theo lịch sử của cả một nhân loại đọa đày từ đây!

Đối diện với những oan khiên đau khổ trên đường đời, có lúc chúng ta uất hận nghẹn ngào, cật vấn tra khảo nguyên cớ nào khiến con người đau khổ? Giềng mối nào đă đưa thế giới loài người vào ṿng khổ lụy tang thương, nước mắt và tiếng khóc không dứt trên gịng sinh mệnh là v́ đâu?

Hăy lắng nghe Thánh Phaolô giải bày nguyên cớ trong bức thư của Ngài viết cho giáo đoàn Roma:

“V́ sự sa ngă và tôị lỗi của một người mà sự dữ và chết chóc đă đi vào thế giới, th́ cũng nhờ công đức của một người, tức là Chúa Kitô, mà mọi người sẽ được cứu rỗi

“Igitur sicut per unius delictum in omnes homines in condemnationem, sic et per unius iustitiam in omnes homines in iustificationem vitae;
sicut enim per inoboedientiam unius hominis peccatores constituti sunt multi, ita et per unius oboeditionem iusti constituentur multi”. (Rm 5, 18-19)

Nếu nguyên tổ loài người, chỉ v́ kiêu ngạo muốn lên ngang hàng với Thiên Chúa, đă khơi nguồn bất hạnh cho con cháu, th́ suốt dọc lịch sử, con người cũng chỉ v́ ngông cuồng tự cao tự đại đă tạo nên những nghiệp chướng, tạo thành những quả đắng cay cho cuộc sống sống đồng loại.

Kinh Thánh c̣n ghi lại đậm nét những đỗ vỡ tan hoang của Tháp Babel, những nổi trôi ch́m khuất của Đại-Hồng-Thủy, những thiêu đốt của Sôđôma, và muôn vàn tai ương cũng tại v́ ḷng kiêu căng ngạo mạn của con cháu Evà.

Nhờ trí tuệ và tài năng, von người đă ra khỏi sự nô lệ, kềm chế của vũ trụ nhiên giới để rồi trở lại cai trị và chế ngự thiên nhiên.

Nền văn minh cơ khí kỷ nghệ khai mào vào thế kỷ thứ mười chin, để rồi vươn lên đỉnh cao khoa học kỷ thuật điện toán vào cuối thế kỷ hai mươi, con người say men chiến thắng muốn hạ bệ cả Đấng Tạo-Hóa.

Triết gia Frederic Nietzsche đă đại diện nền văn minh kỹ thuật Tây-Âu tuyên bản án tử h́nh cho Thượng-Đế, khi ông dơng dạt tuyên bố”Thượng-Đế đă chết rồi”God is dead)! Vẫn c̣n nhiều nghi nan về bản án tử dành cho Thượng Đế của Nietzsche, một văn hào khác, ông Jean-Paul Sartre, ông tổ của của phong trào triết học hiện sinh, đă nhận danh tự-do tuyệt đối của con người để truất phế Thiên Chúa, ông nói:”Con người chỉ có tự do đích thực, khi con người nhảy lên làm Thiên-Chúa, v́ c̣n chấp nhận có Thiên Chúa, con người sẽ mất hết tự do”! Kết quả khủng khiếp và ghê rợn cho con người một khi lên án tử h́nh và lật đổ Thiên Chúa, Thiên Chúa không biến mất, nhưng chính con người tự đánh mất Thần Linh trong tâm hồn và trong cuộc sống của ḿnh.

Một cuộc sống mà thiếu vắng thần linh, cuộc sống sẽ vô nghĩa và u buồn phi lư biết mấy. Một khi đă đánh mất Thần Linh, con người sẽ đối diện với vực thẳm của âu lo sầu muộn, nghĩa là, con người phải sống trong một thực trạng lo- sợ miên trường. Lo-âu, hoài nghi mô tả con người thời đại.

Nếu hiểu rằng, sống là một cuộc t́m kiếm, truy tầm giá trị, v́ nhân phẩm con người được xây dựng trên nền tảng giá trị tuyệt đối là Thiên Chúa, nhưng một khi giá trị Tuyệt-Đối ấy bị lật đổ, th́ con người cũng mất căn bản lượng giá đời ḿnh. Chỉ c̣n lại một trống vắng năo nề, một vực thẳm tăm tối mà thôi.

Nhưng ta cũng đừng vội trách cứ các triết gia Nietzsche đă giết Chúa hoặc Sartre đă lật đổ Dấng Thượng-Đế Tối-Cao, bởi v́ Nietzsche báo động Thiên Chúa chết trên ng̣i bút luận lư triết học của ông, mặt khác, tiếp theo câu báo động cái chết của Chúa Chết, Nietzsche c̣n them là tất cả chúng ta đă dấy máu trong vụ giết Chúa nầy. Mọi người đă giết Thượng-Đế bằng chính cuộc sống vô luân thường đạo lư của ḿnh. Một cuộc sống vô luân thường la cuộc sống không đạo nghĩa, cuộc sống cho Thượng Đế đứng bên lề, đứng ngoài, không ăn nhằm, không ành hưởng đến ḿnh. Cũng đừng vội trách triết gia Sartre đă lật đổ Thiên Chúa và thay thế bằng tự do tuyệt đối cho con người và v́ con người. Sartre chỉ hô hào trong văn chương tiểu thuyết của ông thôi, ông c̣n dành tự do chọn lựa của mỗi cá nhân.

Theo Sartre, mỗi người phải tự chọn lấy giá trị, phải sang tạo nên giá trị, không ai thay thế tự do cá nhân được. Tự do chọn ḿnh thay Chúa, đâu có chi mới lạ dưới ánh sáng mặt trời.

Đọc Kinh Thánh, há từ đầu Thiên Chúa đă không trao ban cho loài thụ tạo được tự do chọn lựa đó hay sao? Lucifer và bè lũ của y đă chọn sự bất phục tùng Thiên Chúa: Lời”Non Serviam” (Tôi không ṭng phục) của Lucifer phải chăng vẫn c̣n vang vọng trong gịng sinh mệnh nhân loại.

Lời tuyên bố Chúa chết của Nietzsche, lời hạ bệ Thiên Chúa của Sartre phải chăng cũng là cơn cám dỗ của con người muôn thủa muốn tự ḿnh nhảy lên làm Thần - Linh!

Nhưng một khi con người tự đặt ḿnh lên ngôi Thần Linh, hỏa ngục cũng bắt đầu hiện hữu. Cũng thế, cuộc đời vô đạo nghĩa, cuộc sống không luân thường, con người thiếu vắng Thần Linh, hỏa ngục sẽ sừng sững mọc lên ngự trị giữa trái tim.

Nước mắt và khổ đau cũng từ đó tuôn tràn. Lịch sử sẽ măi măi ngấn dài ḍng huyết lệ.

 

3.
Cuộc Đời Có Thần Linh

Phản đồ Giuda có một lần, chỉ v́ tham lam nên đă chối Chúa để rồi thấy đất trời sụp đổ tan hoang, ông phải đi thắt cổ tự vẫn. Chúng ta, những người tín hữu, con cái Chúa, đă hơn một lần âm thầm chối bỏ Ngài, cho nên chúng ta cũng có một đời phiền muộn khổ đau không dứt.

Chúng ta không dám và không nỡ tâm công khai chối bỏ hoặc khước từ lên án cho Ngài, nhưng cuộc sống riêng tư ch́m khuất trong tội lụy nhơ nhuốc của mỗi người cũng làm cho Chúa ngất ngư hấp hối miên trường.

Từng ấy khổ đau dai dẳng trong đời vẫn chưa đủ sức thuyết phục ta: rằng ta không thể tự ḿnh nhảy lên hàng Thần Linh. Chúng ta, những con người trần tục, không thể tự ḿnh sống b́nh an hạnh phúc mà vắng bóng Ngài.

Như cá không thể sống mà không có nước, như chim trời không thể sống ngoài ṿm không khí, con người phàm hèn chúng ta không thể sống đầy đủ ư nghĩa, sống b́nh yên hạnh phúc mà không có Ngài. Thổn thức lo-âu, nước mắt khổ sầu, xao xuyến băn khoăn là dấu chứng chúng ta đang khao khát t́m kiếm Ngài, bởi v́ ta tự Ngài mà đến, rồi lại huyền đồng trở lại với Ngài. Bao lâu chưa gặp Ngài ta sẽ phiền muộn lo âu, ta sẽ ưu buồn thống khổ cho đến lúc gặp được Ngài, như lời Thánh Augustinô nói trong sách tự thú: “Linh hồn tôi thổn thức buồn phiền cho đến khi an nghĩ trong Ngài, Lạy Chúa”! (Confessions)

Những người vô thần dụng tâm khước từ Thiên Chúa bằng chủ thuyết triết lư hoặc luận đề văn chương. Những người sống vô đạo nghĩa chối bỏ Thượng Đế bằng thái độ lạnh nhạt dửng dưng bất cần. Với họ, Thượng Đế hiện hữu hay không, chẳng quan hệ ǵ đến cuộc đời của họ, không cần lưu tâm. Trước con mắt bàng quang của họ, một ngày như mọi ngày, cuộc đời trôi đi vô t́nh vô cảm lạnh lùng, quả là “Thiên địa bất nhân, coi người ta như loài cỏ khấu”. Nếu cần tin Trời cao xanh kia,chỉ là một cách để nói quen miệng của nhân gian. Ông Trời đối với họ, chỉ là một khái niệm, một bóng h́nh mờ ảo, hoặc chỉ là một huyền thoại.

Phần chúng ta, những người tự nhận là con cái của Chúa, chúng ta tin Ngài từ thủa bé thơ, khi c̣n ngồi bên ḷng mẹ, chúng ta ngụp lặn trong niềm tin vào Chúa khi chúng ta bú sữa của mẹ. Mặc dầu ta tin nhận Ngài là Chúa của ta, nhưng ta đă có một đời chạy trốn Ngài, hoặc để Ngài đứng bên lề cuộc đời của ta.

Chúng ta tin có Chúa quan pḥng, nhưng ít khi chúng ta dám để Ngài xen vào cuộc đời của ta. Chúng ta đẵ vạch sẵn cho ḿnh đường đi nước bước đời ḿnh rơ rang mạch lạc như người thảo cầm chương làm những con toán giải đáp những rắc rối của vấn đề. Chúng ta hănh diện về các trường nổi tiếng, các vị giáo sư, các vị cố vấn đă cung cấp cho trí năo ta những kiến thức những kinh nghiệm về khoa học kỷ thuật cũng như những kinh nghiệm về cuộc đời.

Đă có những mô thức được trắc nghiệm. Đă có những định luật được kiểm chứng. Đă có những lư giải cho các vấn đề gặp thấy tgrong thị trường kinh tế trong chinh trường hoặc các binh pháp cho chiến trường và chiến trận.

Loài người đă cho ta đủ khí giới và chiến cụ cho bất cứ cuộc giao chiến nào: trên băi chiến trường hay trong năo bộ, tất cả đều có những qui tắc, cứ theo đó mà hành sự ta sẽ nắm chắc thảnh công. V́ ta quá thông minh, và được trang bị quá đầy đủ, nên có lẽ v́ thế, các con cái Chúa đă lăng quên Ngài, hoặc chỉ cầu cạnh Ngài, nguyện xin Ngài, khi xảy ra sự chẳng lành, nghĩa là khi có trục trặc kỳ thuật, ta mới t́m đến Ngài. Người xưa mỉa mai chúng ta:

“Khi hữu sự th́ khấn vái tứ phương,
Đến khi yên ổn, nén hương không màng”
!

Chúng ta những người con Chúa đă hất hủi Chúa bằng cách để Ngài đứng ngoài cuộc đời ḿnh, nói khác đi, ta để Ngài bên lề cuộc đời như bánh xe “Xơ cua”, chỉ cần đến khi hữu sự mà thôi. Chúng ta đă lăng quên Ngài, hay không dám mời Ngài đi vào cuộc đời ta. Phần đông, không coi Chúa là quan trọng, không thân t́nh nghĩa thiet61k, không nhập cuộc với ta. Điều đó cũng có nghĩa là ta không yeu mến Ngài, không tín thác Ngài như người con yêu thương và tín nhiệm cha ḿnh. Nói văn vẽ hơn, chúng ta tín nhiệm Thiên Chúa, nhưng coi Ngài như một vị thần linh xa lắc xa lơ, không có lien hệ ǵ với cuộc sống thực của ta mỗi ngày.

Chúng ta tôn thờ Chúa, nhưng ta chỉ thờ Ngài nơi giáo đường, một giờ vào ngày Chúa Nhật, có thế thôi. Ta dành một giờ cho Thiên Chúa, thời giờ cỏn lại, ta muốn Ngài đừng hay biết ǵ đến cuộc đời riêng tư của ta. Ta muốn Ngài cứ ngủ yên trong cung điện, nơi đền thánh như một vị thần xa lạ, để ta được tự do hành sự theo trái tim trần tục vô đạo nghĩa của ta.

Ta nguyện cầu nhưng xin Chúa đừng nghe, ta van nài Người, nhưng xin Ngài đừng can thiệp, hăy cứ để ta trong cuộc sống tung hoành ngang dọc như thể không có Chúa.

Ta muốn bắt chước Sartre được tự do tuyệt đối, v́ khi có Chúa, ta sợ sẽ mất hết tự do ngông cuồng ngu dại của ḿnh. Cho nên ta tin Chúa mà dường như không tin chi cả, v́ tin là chấp nhận sự hiện hữu của Ngài trong cung ḷng và trong cuộc sống của ta. Và như thế có vô số con cái Chúa vẫn âm thầm chối Chúa, chối trong chính cuộc sống, chối trong tư duy, chối trong ngôn ngữ và hành động mâu thuẫn của ḿnh, chối trong cách cư xử và lối sống thiếu t́nh nguời đối với tha nhân. Sau cùng chối trong cuộc sống nhiều chua cay thiếu ngọt ngào của t́nh thương mến.

Chúng ta đă, đang và sẽ đều đều chối bỏ Thiên Chúa của ta, khi ta không dảnh chỗ cho niềm hy vọng vào t́nh yêu nhập thể của một Đấng dă siêu việt không gian và thời gian. Một Đấng đă đi vào đời để yêu thương xóa tan thù hận, để niềm hy vọng dâng cao vời vợi che lấp cả sự lo sợ của con người. Một Đấng vẫn mời gọi ta từng giây phút, suốt dọc gịng đời, rằng đằng sau mọi biến cố của cuộc đời, c̣n có Ngài, chính bàn tay Ngài điều khiển hướng dẫn lối đi của lịch sử và cả toàn cơi vũ trụ.

 

4.
Tín Thác Vào Chúa Quan Pḥng

Khi hăm hở bước vào đời, con người đă có một thờ gian dài chuẩn bị cho ḿnh những kiến thức, những khả năng chuyên môn nơi học đường..Tưởng rằng kiến thức học hành, khôn ngoan, tinh xảo, kinh nghiệm, sự quen biết, bạn bè, người thân, tất cả những thứ đó được coi như những yếu tố cần thiết, tất yếu cho sự thành công của ta trên đường đời, nhưng kinh nghiệm trường đời cũng cho ta những bài học thật chua cay, mâu thuẫn và nhiều khi nghịch lư. Những yếu tố ta nắm trong tay, nhiều khi không dâng hiến cho ta thành công, trái lại có yếu tố ta không ngờ, nhiều lúc lại cho ta được công thành danh toại. Yếu tố đó, người không có niềm tin vào Đạo thường gọi là sự may mắn, sự may rủi, vận số, duyên cơ, người con cái Chúa gọi yếu tố là ân sủng của Thiên Chúa, nói khác đi, yếu tố hạnh phúc của con người trên cơi đời này, chính là sự quan pḥng của Thiên Chúa.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, có nhiều người, lúc c̣n ngồi trên ghế nhà trường, rất thông minh tài giỏi được thầy thương, bạn mến chiếm bảng vàng trong các kỳ thi, thế mà khi ra đời th́ long đong, lận đận, nếm từ thất bại nầy đến chua cay khác, từ trong cuộc sống riêng tư gia đ́nh, vợ chồng con cái cho đến cuộc sống công cộng, nơi làng xóm cũng như trong cuộc đời chức nghiệp, phải lên voi xuống chó. Trong lúc đó, người bạn đồng nghiệp khi c̣n lứa tuổi học tṛ và ngay trong đời sinh viên nơi đại học thật hẩm hiu, học hành chẳng đi đến đâu, số học tài thi phận. Thế mả khi ra đời lại thành công rực rỡ, trong đời sống gia đ́nh th́ có vợ đẹp con ngoan, nơi xă hội th́ đúng là rồng mây gặp hội, làm ǵ cũng thành tựu, đi đâu cũng gặp những điều thiện hảo. Người đời gọi đó là số tốt vận may, hên xui mù quáng như mèo khờ vớ được cá chiên, v́ thế mới có câu:”Thánh nhân đăi kẻ khù khờ”.

Truy nguyên về những rủi ro may mắn, những thành công thất bại trong đời, có rất nhiều lư thuyết đă lần lượt xuất hiện trên gịng triết sử, trong số đó, môn triết học hiện sinh được coi như tân thời, v́ nó hợp với khẩu vị của con người thời đại. Theo trường phái triết hiện sinh, cuộc đời được mô tả như một huyền nhiệm, bởi không thể áp dụng trí tuệ mà lư giải được. Một thoáng nh́n vào văn học Việt Nam, chuyện Kim-Vân-Kiều được coi như một kiệt tác, trong đó văn hào Nguyen Du cố t́m một giải pháp th ích đáng cho vấn đề số mệnh. Nhưng khi phân tích kỹ chuyện Kiều, ta thấy Nguyễn Du tỏ ra lây lất đong đưa giữa các học thuyết.

Khởi dầu chuyện, Nguyễn Du tài t́nh đưa lời tiên đoán số kiếp nàng Kiều trong một bút pháp tài ba mô tả sắc đẹp của nàng:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn,
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh,
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đ̣i một, tài đành họa hai.

Với cách mô tả thần t́nh về nét đẹp khiến thiên nhiên phải đánh ghen với Kiều, Nguyễn Du muốn chứng minh cho lư thuyết “Tài-mệnh-tương đố” mà tiên sinh đă nêu trên khi chủ trương:

Lạ ǵ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen,

Vào giữa câu chuyện cuộc đời trôi nổi ch́m khuất của nàng Kiều, với biết bao biến cố thăng trầm, có lúc nàng dung đến kinh nghiệm và mưu trí để đối xử với đời, Nguyễn Du tiên sinh tưởng như đă áp dụng được chủ thuyết quân tử, dùng trí lực, đem đức độ ra đối chọi với cuồng phong nghiêng ngă của chốn ba đào:
Xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều

Từ chủ thuyết “tài mệnh tương đố” đến niềm tin “Nhân định thắng Thiên” Nguyễn Du, vào cuối chuyện Kiều, nhất là sau biến cố nàng Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường nhằm kết liễu cuộc đời phồn hoa tanh hôi, nhất định dùng sức người mà rút tên ra khỏi sổ đoạn trường mà không thành:

Đoạn trường phải rút tên ra
Đoạn trường thơ phải đem mà trả nhau

Bất lực trước mưu sự của người, khi mà Trời chưa cho phép, Nguyễn Du, cuối cùng đă chạy đến thuyết thiên mệnh, với niềm tin mọi sự trên đời đều do bàn tay Ông Trời định đoạt, Nguyễn Du tiên sinh muốn nhân co hội nảy để bày tỏ niềm tin vào Thiên mệnh.

Sư rằng muôn sự đạo Trời,
Cội nguồn cũng bởi long người mà ra,
Tại Trời mà cũng tại ta,
Tu là cơi phúc, t́nh là dây oan

Kết thúc chuyện Kiều, và cũng để tuyên xưng niềm tin vào mệnh Trời, Nguyễn Du đă hạ bút viết mấy câu thơ kết đọng như lời kinh cho muôn đời suy gẫm:

Gẫm hay muôn sự tại Trời,
Trời kia đă bắt làm người có thân,
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao,
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.

Những nổi trôi, những cơn song gió của đời nàng Kiều rồi cũng có hồi kết thúc, cũng như mọi cuộc bàn căi, những lư luận phải kết thúc ở một niềm tin nào đó như cứ điểm khởi hành cho cuộc sống. Nguyễn Du, đại diện cho Nho giáo, cho rằng tất cả đời Người đều do số Trờ hay mệnh Trời định sẵn khong sai chạy được.

Điều mà nhà Nho cho là Thiên Mệnh hay ư Trời, chúng ta, con cái Cháu tuyên xưng mọi sự xảy ra trên gịng sinh mệnh nhân loại và trong đời mỗi người đều do bàn tay quan pḥng của Thiên Chúa. Làm sao lư giải được giáo thuyết Chúa quan pḥng?

Niềm tin vào một Thiên Chúa Toàn Năng. Đấng Quan Pḥng Chí Công, nhưng làm sao giải thích được thực tế:”người hiền đức th́ dập dồn tai họa, đứa ác nhân th́ sung sướng thảnh thơi”? Suốt gịng lịch sử nhân loại tự cổ chí Kim, biết bao nhiêu trí óc đă miệt mài t́m câu trả lời cho vấn nạn trên, nhưng mầu nhiệm sự dữ và bất công vẫn là một thách đố niên trường của những ai đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Có Thiên Chúa toàn năng Thánh trí, khoan dung nhân ái không? Nếu có, tại sao tội ác vẫn tuôn chảy măi trên gịng sông lịch sử loài người?

 

Chúa Quan Pḥng Trong Cựu Ước

Trong Kinh Thánh, cuốn sách mang tên một vĩ nhân cũng là một đấng Thánh, Thánh JOB, đă một đồi chịu khổ, một đời t́m câu trà lời cho vấn nạn trên. Trong khi Job lâm cơn hoạn nạn, người đời mỉa mai, bạn bè cật vấn ông, những người có niềm tin vào đạo truyền thống th́ nhân cơ hội này để nghi ngờ ông, hoặc lên án ông là người tà ma ngoại đạo bị thần thánh sát phạt.

Thánh Job trong cơn hoạn nạn, khi sản nghiệp bị tiêu tan, tổ ấm gia đ́nh bị tàn phá, bạn bè quay mặt làm ngơ, bà con xóm làng trốn mặt quay lưng, người thân yêu, vợ con bị thảm sát. Ông bị bao vây bởi một đại họa, người đời ruồng bỏ ông, ông bị đuổi ra khỏi đất kẻ sống, ngồi trên đống phân tro, dành cho thân phận của người phong hủi. Người yếu kém niềm tin chắc sẽ buông xuôi cho số kiếp hoặc nguyền rủa số phận hoặc lộng ngôn buông lời chê trách trời cao. Thánh Job sau khi dùng mọi biện luận trả lời người đời và bè bạn, ông chỉ c̣n biết ngước mắt lên trời cầu xin Thiên Chúa đoái hoài ban thêm sinh lực chịu đựng cơn tai ác oan khiên. Trời cao không bỏ con người trong mọi lúc, lời nguyện cầu của con cái trần gian luôn được Thiên Chúa lắng nghe. Thiên Chúa can thiệp con người bằng cách nào, thật nhiệm mầu trí năng ta không thể suy đoán được.

Nhưng chắc chắn Trời cao luôn lắng nghe. Và Thiên Chúa đă trả lời Thánh Job, người hiền triết muốn t́m minh triết qua biến cố đời ḿnh. Nhưng Ngài không trực tiếp trả lời ông tại sao hiện hữu những oan khiên ngang trái trong đời, ánh sang trên cao soi chiếu những cho ông chấp nhận cuộc đời như một huyền nhiệm.

Thiên Chúa có cho thánh Job câu trả lời, một trả lời nằm trong huyền nhiệm về cuộc sống và con người. Cuộc đời con người không phải là đối tượng cho lư giải, nhưng là một huyền nhiệm, con người phải sống, trong ch́nh cuộc sống thân thiện với Thiên Chúa, con người từ từ khám phá ra ư nghĩa của một huyền nhiệm, chứ không phải là giải đáp của một vấn nạn.

Đời sống theo cách hiểu biết cũa Thánh Job là một chuỗi hồng ân của Thiên Chúa ban cho ta như một tặng phẩm, sau cùng Thánh Job đi đến kết luận: mọi sự trên đời là quà tặng của Thiên Chúa. Chính ban tay thánh thiện của Ngài đă ban xuống cho con người mọi sự, những sự tốt lành, và ngay cả những sự không hài ḷng ta. Nếu ta chấp nhận các ơn lành do tay Ngài, tại sao không mở ḷng đón nhận những cái gọi là sự dữ như những thử thách làm sang lạn và vững mạnh niềm tin của ta. Thánh Job kiên tŕ trong cơn thử thách cam khổ, chấp nhận mọi sự do bàn tay Chúa gửi đến, lời nguyện cầu của Ngài pha trộn với gịng huyết lệ:

Con người mở mắt chào đời với hai bàn tay trắng.
Đến khi giă biệt cơi đời trở về với ḷng đất lạnh,
Lại trắng hai bàn tay!
Mọi sự của ta là do Chúa ban.
Và Người lại thu hồi tất cả.
Xin chúc tụng Thánh ư của Chúa Trời

“Tunc surrexit Iob et scidit vestimenta sua et, tonso capite, corruens in terram adoravit
et dixit:Nudus egressus sum de utero matris meae
et nudus revertar illuc.Dominus dedit, Dominus abstulit; sicut Domino placuit, ita factum est:
sit nomen Domini benedictum ”.In omnibus his non peccavit Iob labiis suis neque stultum quid contra Deum locutus est”. (Job 1, 20-22)

Người đời chỉ nh́n thấy một cách rất phiếm diện những ǵ đang xảy ra cho Job họ thương hại, tội nghiệp cho số kiếp hẩm hiu, hoặc nguyền rủa Gióp, coi như bị Trời trừng phạt v́ tội ác đă gây nên. Có khi họ nh́n tai biến của Job như cơ hội để họ mỉa mai nguyền rủa ông cho bỏ cơn ghen tức v́ thấy những ǵ mà họ thua thiệt Gióp trước đây.

Dẫu bị người đời khinh miệt, mỉa mai nguyền rủa hoặc nghi kỵ long đạo đức của ông, Job vẫn giữ được thái độ của một triết nhân hiền hậu trung thực, ông biết chấp nhận với một tâm hồn khiêm cung nhẫn nhục chịu đựng. Ông đă đầu hang mọi lư giải, hay sự không ngoan của minh triết loài người, ông cầu xin nguồn sang của nền minh triết trời cao, không những để hiểu biết bằng trí khôn, nhưng là chịu đựng với trái tim hiếu thảo hiền thục thuần phác.

Cuối cùng, sau cơn giông, trời lại sáng và ngày mai sẽ là một ngày mới, Thánh Job tin tưởng thế, và niềm tin khiêm tốn trung thành của Thánh Gióp đă được ân thưởng., Thiên Chúa đă phục hồi cho ông trở lại t́nh trạng nguyên thủy của những ngày xa xưa, trước cơn hoạn nạn.

Sự quan pḥng của Thiên Chúa đă toàn thắng mọi lư luận của loài người. Tác giả Kinh Thánh kết luận:”Đoạn Thiên Chúa đă khôi phục Job trong t́nh trạng nguyên thủy của ông, đang khi ông đang chuyển cầu cho các bạn hữu của ḿnh, và Thiên Chúa đă gia tăng gấp bội những ǵ Job có bấy nay”.

Thân bằng quyến thuộc lại dập d́u lui tới nhà để cùng ông chén thù chén tạc, lien hoan mừng vui. Ai nấy chân thành chia vui, nhắc nhớ những tai ương đă qua. Họ trao tặng ông những món quà lưu niệm quí giá.

Đức Yahvê Thiên Chúa đă thăng hoa cuộc đời cũa Job hơn thủa trước bội phần: người ta tính được ông có cả mười bốn ngàn con chiên, sáu ngàn con lạc đà, c̣n ḅ mẹ, gia súc th́ vô ngần không sao đếm nổi. Thêm vào đó, ông cho ra đời thêm bảy trai và ba gái: ông đặt cho con gái nầy là Bồ Câu, cô kia là Hoa Quế, c̣n cô út, ông đặt tên là Rừng-Hương-Phấn. Các con gái ông có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến trong toàn cơi không có cô gái nào sánh bằng, các con gái của ông vừa đẹp lại vừa giàu sang phú quí. Sau đó Job c̣n sống thêm được một trăm bốn mươi tuổi, được nh́n thấy đàn con cháu đến bốn đời. Khi đă hưởng một cuộc đời đại thọ tràn đầy phúc đức, chồng chất tuế nguyệt, ông mới từ biệt trần gian”. (Job 42, 10-16)

 

Chúa Quan Pḥng Trong Tân Ước

Mặc dầu niềm tin vào Thiên Chúa Quan Pḥng được khơi nguồn bàng bạc trong Cựu Ước, nhưng giáo thuyết nầy được biểu lộ cách minh nhiên trong Tân Ước.

Suốt cuộc đời rao giảng Tin-Mừng, Chúa Kitô không ngừng nhắc nhở con người về chân lư căn bản này: “Thiên Chúa là Cha chung của tất cả mọi người, Ngài không những tạo dựng mà c̣n không ngừng thương yêu săn sóc các con cái do chính bàn tay Ngài tạo tác. Với niềm tin vào Thiên Chúa Quan Pḥng, Chúa Kitô mời gọi nhân loại đi vào mối lien hệ mật thiết cha con: giữa con người và Thiên Chúa. Kính tin một Thiên Chúa yêu thương, tha thứ khoan dung, phải chăng là trung tâm điểm của đời rao giảng Chúa Kitô.

Khai mạc cho cuộc rao giảng Phúc Âm, Chúa Kitô đă kêu gọi con người trờ về với chân lư căn bản, đồng thời là nghĩa vụ ưu tiên của con người sống trên trấn thế:

"Tiên vàn các con hăy t́m kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Nước Người, c̣n các sự khác Chúa Cha sẽ ban thêm cho các con”.

“ Quaerite autem primum regnum Dei et iustitiam eius, et haec omnia adicientur vobis. Nolite ergo esse solliciti in crastinum; crastinus enim dies sollicitus erit sibi ipse. Sufficit diei malitia sua » . (Mt 6, 33)

Cảm thông sự yếu đuối của con người, luôn bị xâu xé bởi mối lo cơm áo, nên Chúa Cứu Thế đă căn dặn chúng ta:

“Các con đừng quá lo âu, bối rối về sự kiện ngày mai ta sẽ ăn ǵ, uống ǵ, làm sao có đủ cơm no áo ấm cho ngày mai? Các điều đó, dân ngoại kiếm t́m, Phần các con Cha trên trời biết các con cần những ǵ”.

Nolite ergo solliciti esse dicentes: “Quid manducabimus?”, aut: “Quid bibemus?”, aut: “Quo operiemur?”. Haec enim omnia gentes inquirunt; scit enim Pater vester caelestis quia his omnibus indigetis. (Mt 6, 31-32)

Chúa Kitô khuyên ta không nên quá âu lo cho vấn đề vật chất, bởi v́ Thiên Chúa Quan-Pḥng đă an bài mọi sự cho mọi loài. Với những ai c̣n chưa thâm tín được chân lư này, Chúa Kitô mời gọi họ hăy nh́n vào Thiên nhiên để thấy Thiên Chúa toàn năng đă an bài cho cuộc sống của chim trời, cá biển, không có loài thọ tạo nào bị nguy hại v́ thiếu thốn những nhu cầu cần thiết, Chúa phán:

“Hăy nh́n xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, thế mà Cha các con trên trời đă nuôi nấng săn sóc chúng. Phần các con, các con lại không giá trị hơn những chim trời sao? Trong các con, có ai nhờ tư lự mà kéo dài mạng sống của ḿnh được chăng”?

Đừng lo chi về chuyện áo mặc, hăy nh́n xem những hao huệ ngoài đồng, chúng có lao tác thêu dệt đâu, thế mà Ta bảo các con, vua Salomon dù trong vinh quang tuyệt đỉnh trần gian, cũng chưa có bộ áo lộng lẫy sánh bằng. Nếu hoa ngoài đồng sáng tươi chiều héo mà Thiên Chúa c̣n chăm sóc cho chúng như thế, hỏi rằng loài người c̣n được Thiên Chúa chú tâm chăm sóc đến chừng nào, hỡi những ai yếu kém niềm tin, các ngươi đừng quá bận tâm lo lắng thái quá về của ăn áo mặc, hăy để cho kẻ ngoại âu lo những thứ đó. Cha trên trời biết các con cần những thứ ǵ rồi. Tiên vàn hăy t́m kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Nước Ngài, c̣n mọi sự khác sẽ ban them cho các con, Hăy để ngày mai lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khó của ngày đó” (Mt 6, 25-32)

Sẽ không c̣n lời bảo chứng nào mănh liệt hơn, xác thực hơn, an toàn hơn vào sự quan pḥng của Thiên Chúa bằng những lời do miệng của Con Thiên Chúa phán ra.

Sẽ không c̣n lư chứng nào hung hồn, trung thực hơn là chính lời của Ngôi Lời Thiên Chúa Giáng Trần, Đấng từ cung long Chúa Cha mà đến. Ngài đă mang đến cho con người Lới-Chân-Lư sẽ giải thoát chúng ta khỏi những lo-âu về cuộc sống.

Chúa Kitô dạy con người đặt niềm tin vào sự quan pḥng của Thiên Chúa, không phải để con người lười biếng, ỷ lại, nhưng là muốn mời gọi ta siêu vượt trên những ưu tư lo lắng thái quá về thực tại trần thế với những lôi cuốn quyến rũ của chúng, để tâm hồn được tự do thanh thoát mà hướng vọng về thực tại cao cả hơn đó là Thiên Quốc, quê hương viên măn vĩnh hằng:

“Đừng lo tích lũy tài sản trên trái đất nầy, v́ những thứ đó dễ bị mối mọt đục khoét làm hư hại, hoặc bị phường đạo tặc xoi tường khoét vách vào đánh cắp. Trái lại, hăy lo mà tích trữ các của cải trên Nước trời, nơi đó không bị mối mọt làm hư nát hoặc bị trộm cắp đe dọa. Bởi v́ của cải ở đâu th́ ḷng trí các ngươi ở đó”.

“Nolite thesaurizare vobis thesauros in terra, ubi aerugo et tinea demolitur, et ubi fures effodiunt et furantur; thesaurizate autem vobis thesauros in caelo, ubi neque aerugo neque tinea demolitur, et ubi fures non effodiunt nec furantur”; (Mt 6,19-20)

Với những lời khẳng định trên, Chúa Kitô nhắc nhở con người, tuy sống giữa trần gian, bị bao vây và cương tỏa bởi thực tại trần thế, nhưng đừng để cho linh hồn làm nô lệ cho trần thế.

Tóm lại, con cái Chúa phải có thái độ cao thượng, siêu thoát như hoa sen kia, sống nơi bùn đất mà không vướng mùi bùn, chính đó là vẽ cao quí của loài hoa sen”gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Người tín hữu Chúa phải là những bông sen cao quí ấy, sống giữa cơi trần ai, mà không bị ràng buộc bởi trần ai. Muốn thế, con cái Chúa cần đến nguồn ơn thánh sủng để cải hóa và thăng hóa tinh thần thế tục, mặc lấy tinh thần Phúc-Âm, bắt chước Chúa-Cứu-Thế giáng trần làm người để cứu con người, đồng thời kéo cả một gia đ́nh nhân loại da đọa biết vươn lên. Đó là sứ mệnh của các con cái Ngài, những người đă hơn một lần thề hứa dấn thân bước theo Ngài.

 

5.
Niềm Tin Trời Trong Dân Gian

Trên đây là những trích dẫn từ Kinh Thánh cả Cựu-Ước và Tân Ước khẳng quyết về chân lư Chúa Quan Pḥng, như một giáo thuyết có nền tảng vững chắc. Thực ra, niềm tin vào sự quan pḥng của Trời đă tang ẩn trong ḷng người từ muôn thủa. Thoáng nh́n vào các nền văn hóa, ta sẽ t́m được vết tích của niềm tin kia. Chẳng hạn trong ca dao tục ngữ Việt Nam, có phát biểu về bàn tay săn sóc của ông Trời cho mọi loài mọi vật. Tuc ngữ ta có những câu như:”Trời sinh, Trời dưỡng” hoặc “Khi nên Trời giúp công cho”. Nhưng mănh liệt nhất vẫn là niềm tin của dân gian vào sự an bài quyền năng của Ông Trời đối với đời sống con người:

Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lầy rơm đun bếp.

Rơm đun bếp là thứ rẻ mạt tần thường trong đời sống người dân, thế mà ông Trời vẫn an bài trù liệu cho người nông dân không thiếu rơm đun bếp. Tuy tầm thường. nhưng nếu thiếu nó, người nông dân không có cơm ăn. Nên chỉ khi xin Trời cho được mùa màng, có cơm no áo ấm, người nông dân không quên xin Trời cho đủ rơm đun bếp.

Suy niệm về sự quan pḥng của ông Trời trong cuộc sống nhân gian, không ǵ đẹp hơn, thâm thúy hơn là câu chuyện”Người mất ngựa biên thùy”, coi như một bằng chứng hung hồn về niềm tin vào sự quan pḥng của ông Trời cho cuộc sống con người.

Dân gian truyền tụng chuyện xưa rằng tại một vùng hẻo lánh nơi biên thùy, có gia đ́nh lăo tiều phu và một đứa con trai, suốt đời lam lũ vất vả ngược xuôi bán củi khô nuôi thân, dành dụm được tiền mua con ngựa kéo cây rất khỏe. Đời sống của người cha già và cậu con trai đều tùy thuộc vào con ngựa kéo nầy. Cuộc sống đang êm đềm trôi, rồi bỗng một đêm mưa gió băo bùng, sấm chớp bao phủ tư bề. Các gia cư trời thương che chở được b́nh an vô sự, duy có gia đ́nh lăo tiều phu bị mất đi con ngựa tốt.

Tin mất ngựa của gia đ́nh lăo tiều phu chẳng mấy chốc thổi nhanh khắp thôn làng. Bà con lối xóm lần lượt đến viếng thăm bày tỏ ḷng thương xótcủa họ. Ai nấy gặp lăo tiều phu đều buông lời tội nghiệp chia buồn, cả cậu con trai nữa, trước lời chia sẻ ngọt bùi của dân trong làng, cậu cảm thấy khổ đau tiếc xót cho con ngựa, tài sản duy nhất, nguồn trợ lực của gia đ́nh cậu nay đă không c̣n.

Mọi người trong xóm đều tiếc xót thương cảm, duy chỉ có ḿnh lăo tiều là dửng dưng, lăo không tỏ ra buồn bă tiếc xót chút nào, khiến cho ai nấy thấy vậy cũng ngạc nhiên, họ lại bĩu môi mỉa mai lăo:”Chứ bộ ông không có t́m sao? Mất của như thế, con cái buồn bă đến thế mà cứ tỉnh bơ như vô sự”. Sau khi bị mọi người cật vấn măi, lăo tiều phu mới mở miệng:”mất con ngựa chưa hẳn là đại họa cho gia đ́nh tôi, biết đâu mà chẳng là dấu lành. Dân làng nghe lăo tiều nói thế bèn chê cười cho là lăo điên khùng hoặc mất trí.

Thời gian trôi qua thật nhanh, nỗi buồn mất ngựa chừng như bị quên lăng, th́ dân làng được tin: nhà lăo tiều phu có thêm một bầy ngựa trời cho. Số là con ngựa tốt khi bị gió băo kinh hoàng, nó chạy vào núi sâu ẩn náu, không dè trong nơi sâu có bầy ngựa hoang, làm quen với ngựa hoang, dần dà chú ngựa tốt t́m về chủ cũ, bầy ngựa cũng đi theo chú ngựa, thành ra tự dưng mà nhà lăo tiều có thêm một bầy ngựa mà chẳng mất một đồng xu nhỏ.

Tin vui đồn đi khắp vùng, người ta lại lũ lượt đến coi đàn ngựa trời cho, đồng thời chúc mừng cho lăo tiều phu may mắn. Cậu con trai th́ giết nhiều heo gà đăi tiệc làng xóm, ai nấy say sưa thỏa thích, tiếng đàn ca hát xướng rền vang cả một vùng đồi núi. Mọi người mừng vui, riêng chỉ ḿnh lăo tiều là dửng dưng, chẳng nói điều nào trong bữa tiệc mừng được của. Xóm làng ai nấy đều xầm x́ cho rằng lăo tiều đă bị mất hết tính người, không c̣n biết đến vui thú là ǵ nữa.

Nói về cậu con trai, sau khi làm chủ một bầy ngựa, chẳng thiết ǵ làm ăn nữa, ngày ngày bay nhảy với chúng bạn, nhất là vùi đầu vào việc cỡi ngựa giải trí. Cậu và các bạn bè thi nhau đua ngựa từ sang đến tối, lăo tiều có nói cũng bằng thừa, với cậu, cỡi ngựa bây giờ là lẽ sống. Cậu c̣n mộng mơ sẽ có ngày trở nên danh tướng và c̣n được nhiều vinh hoa phú quí nhờ tài cỡi ngựa bắn cung. V́ quá say mê cỡi ngựa, cậu chọn một con ngựa quí mà bạn bè gọi là ngựa thố, chạy cả ngàn dặm không biết mệt. Rồi một ngày phóng con thố mă qua khe núi, thố mă hất chủ của nó xuống găy cả hai chân, bạn bè khiên để trước tiền đường nhà của lăo tiều. Được tin con lăo tiều găy chân, trở nên người tàn phế, làng trên xă dưới, ai nấy đểu xót xa ngậm ngùi thương cho chàng trai mới giàu sang v́ được của, nay đă trở thành phế nhân.

Dân làng lại dập d́u kéo đến nhà lăo tiều để phân ưu chia buồn với lăo. Họ dùng nhiều lời nhằm an ủi lăo già, cho rằng nhà lăo không có phước để hưởng giàu sang. Có người c̣n bỉu môi chê cậu con trai là đồ dở hơi không biết tự kiềm chế nên mới đến nông nổi này. Nhiều bạn bè của cậu trai khóc lóc than thân trách phận thay cho cậu. Cậu trai th́ tức tưởi trách trời không công bằng, trách con ngựa phản chủ. Riêng lăo tiều vẫn ngậm miệng không than thở một lời. Có người hỏi lăo tại sao lăo hợm quá vậy, vui cũng chẳng nói, buồn cũng chẳng khóc có nghĩa là ǵ, phải chăng lăo không có chút t́nh thương nào dành cho đứa con tàn tật ấy sao? Lăo b́nh tĩnh trả lời:”Té ngựa găy chân chưa hản là đại họa, biết đâu trong họa lại có phúc? Dân làng lắc đầu không hiểu nổi thái độ của lăo tiều, họ bỏ ra về để mặc cho cha con ông với chuỗi ngày hờ hững.

Câu chuyện té ngựa vừa yên th́ có tin giặc tràn về chém giết cướp bóc các miền biên giới. Lệnh động viên được nhà vua ban bố: các nam nhân trai tráng phải lên đường ṭng chinh giết giặc ǵn giữ giang sơn. Thế là các trai tráng trong làng đều bị cưỡng bách thi hành nghĩa vụ cứu nguy đất nước. Gia đ́nh lăo tiều không hội đủ điều tiêu chuẩn ṭng quân, nên được ở lại quê nhà yên ổn sống nghề đốn củi như xưa.

Cuộc chiến càng ngày càng trở nên tàn khốc, các người trai tráng trong làng hầu hết đă hy sinh đền nợ nước bỏ thân nơi sa trường. Làng trên xă dưới đầy tiếng khóc than, và vành khăn tang phủ trắng mái đầu các thiếu phụ trẻ. Chỉ riêng có gia đ́nh cha con lăo tiều phu là được sống an b́nh vô sự.

Trong một thời gian ngắn mà biết bao biến cố tang thương đă xảy ra cho dân làng nhỏ bé. Người dân biên thùy phải chịu biết bao khổ đau. So sánh các biến cố xảy ra trong gia đ́nh bé nhỏ của lăo tiều phu và nhửng tang thương ngẫu lục của dân làng, người ta không biết ai có phước hơn ai?

Những chuyện rủi ro may mắn, những phúc họa đến với con người trong cuộc sống thật khó mà lường. Chẳng ai dám chắc đâu là lằn mức của hai chữ phúc- họa. V́ thế nhà hiền triết Lăo –Tử xưa có nói:

Họa hề phúc chi sở ư,
Phúc hề họa chi sở phục.

Nghĩa là họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ núp của họa, phúc đó rồi họa đó, đó là bề mặt bề trái của cuộc đời, không tránh khỏi họa. Phúc rồi họa, họa rồi phúc, xen lẫn tiếp tục nhau không ngớt.

Trở lại câu chuyện người mất ngựa biên thùy, ta thấy đám đông dân chúng buồn vui cứ đong đưa, nổi trôi theo đà của các biến cốm họ vui đó rồi cũng buồn đó. Họ là biểu tượng cho dư luận cuộc đời thay đổi đong đưa theo chiều gió. Cậu trai trong câu chuyện biểu trưng cho thái độ thụ động của nạn nhạn, chỉ biết khóc hay cười tùy theo dư luận của đại chúng, là nạn nhân của dư luận, bị thổi phồng lên hay xẹp xuống tùy theo dư luận người đời, họ không có lập trường riêng, không có suy nghĩ riêng.

Trong khi đó lăo tiều b́nh tĩnh, chịu đựng, lắng nghe và chờ đợi, lăo không nh́n và phê phán sự việc cách rời rạc riêng biệt. Với lăo, đời không chấm tận ở một biến cố nào đó, v́ đời như một cái ǵ c̣n dang dở, luôn luôn c̣n chỗ cho một cái ǵ nữa đang đến, và sẽ đến.

Đàng sau mọi biến cố, c̣n có một bàn tay uy quyền của Ông Trời, của thiên mệnh, chính bàn tay đó sắp dặt mọi sự. Và mọi việc trên dời đều xảy ra có một mục đích nào đó, ngoài sự dự đoán và tư duy của con người. Lăo tiều phu b́nh tĩnh cho ta h́nh ảnh của minh triết, một thái độ biết lắng nghe chờ đợi, không đong đưa, khóc cười, không xét đoán theo những biến động ngoại diện hời hợt.

 

6.
Chấp Nhận Ư Trời

Minh Triết dạy con người biết chờ đợi và chấp nhận Ư Trời. Ư Trời hay Thiên-Ư là một tổng kết sự khôn ngoan của nền minh triết Đông-Phương. Nh́n nhận được ư Trời, sống khâm phục, biết hành động theo Thiên Ư là cao điểm của minh triết Đông Phương Đạo-Học vậy.

Nền Minh Triết ấy có thể tóm tắt trong mấy chữ đơn sơ, nhưng sâu xa vô cùng, được coi như khôn vàng thước ngọc con người muôn thủa. Minh Triết Đông Phương dạy rằng:

Mưu sự tại Nhân
Thành sự tại Thiên.
Nhân nguyện như thử, như thử,
Thiên ư vị nhiên, vị nhiên.

Nghĩa là (con người mong muốn, nhưng thành tựu h ay không là do ư Trời, con người muốn như thế đó, nhưng ư Trời chưa đến là chưa đến).

T́m thực hiện Thánh ư Thiên Chúa là trung tâm của giáo thuyết kitô giáo. Chúa Kitô xuống thế làm người, Ngài đă không làm ǵ hơn là thực hiện Thánh ư của Chúa Cha. Kinh nguyện cao trọng duy nhất mà Chúa Kitô truyền dạy các môn đệ phải đọc, đó là kinh Lạy Cha, trong đó lời ṇng cốt là lời:”Xin cho danh Cha được cả sang, Nước Cha trị đến, Ư Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời”.

Trước ngày chịu thương khó, Chúa Kitô đă trải qua giờ phút nghiêm trọng, Ngài đă nguyện cầu cùng Chúa Cha nơi vườn Cây Dầu, lời nguyện rướm máu của Ngài khi Ngài xin với Chúa Cha cho thoát khỏi chén đắng. Nhưng cuối cùng Ngài đă chấp nhận uống chén đắng Thiên-Ư. Đó là lời nguyện của điểm nhất. Khi chấp nhận uống chén đắng Thiên ư, Chúa Kitô đă trở nên mẫu mực cho tất cả lời nguyện cầu của người trần thế.

Làm sao biết được ư Trời?

Khiêm tốn chấp nhận và thực thi Thiên-Ư trong cuộc sống thường nhật, phải chăng là cao điểm của niềm tin và lời nguyện cầu của người Kitô hữu?

Từ nhận thức được giới hạn khiêm tốn của ḿnh, từ việc nhận ra Thánh ư Thiên Chúa trong cuộc sống, chúng ta đi đến một hệ luận tất nhiên và cần thiết đó là con người nên dứt bỏ cơ mưu, diệt trừ xảo trí, biết qui hàng Thiên Chúa, để Ngài an bài cho ta mọi điều mong ước.

Nguyên nhân đưa đến bao cay đắng khốn cùng cho con người chỉ v́ ước muốn thống trị, ư chí chiếm đoạt, nói theo ngôn từ triết học hiện đại, đó là The Will to Power. Với sự ham muốn thống trị chiếm đoạt mù quáng đó, con người cậy sức mạnh của tri thức nhằm kiểm soát, chế ngự và điều khiển được vận mạng của ḿnh, không cần đến Thượng-Đế.

Đó cũng là cội nguồn của mọi thương đau bi đát khi không c̣n nh́n nhận ra được thực chất của thân phận con người bé bỏng yếu đuối của ḿnh, rồi thui chột đui mù trong cái ngạo nghễ kiêu căng. Phương dược chữa trị căn bệnh cao ngạo tự đại là tạo nên những giây phút trầm tư lắng đọng, dừng lại để lắng nghe tiếng ḷng thực của ḿnh, hăy nh́n xem nhũng người chung quanh, những người b́nh thường như mọi người, cái mà Tây Phương gọi là”common sense” ư kiến chung của đại chúng, của cộng đoàn, hăy lắng nghe những người có khái niệm quân b́nh đại chúng nầy nghĩ ǵ, hiểu ǵ và có thái độ nào đối với Đấng Ngự Trên Cao Xanh. Đấng đóng dấu ấn của Ngài trên toàn thể tạo vật dưới ṿm trời. Những lời bày tỏ niềm tin vào Trời vẫn c̣n vang vọng trong ngôn ngữ hằng ngày, chẳng hạn như: âu cũng là ư Trời, hoặc xác tín hơn trong kiểu nói:”vất vả bôn ba, chẳng qua được mệnh số”, “chạy đâu cũng không thoát khỏi mắt Trời” hoặc”Ông Trời có mắt”được diễn tả trong ca dao:

“Mắt trời vừa tỏ vừa sâu
Soi từ phương Bắc tới đầu phương Nam”.

Coi Trời là một Đấng Toàn Năng, có quyền thưởng phạt nghiêm minh, nhà Nho có câu:”Thiên vơng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”, nghĩa là lưới Trời tuy rộng thênh thang, nhưng không ai thoát khỏi. Niềm tin của Nho-Giáo vào quyền lực của Trời được coi như một chân lư tuyệt đối, và niềm tin đó đă trở thành khuôn vàng thước ngọc đo lường giá trị luân lư đạo đức trong đời sống gia đ́nh, xă hội cũng như cho mọi phần tử trong cộng đồng nhân loại, như lời khuyên dạy:”Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”! (Vâng theo đạo Trời th́ sống, mà trái ngược với đạo Trời th́ sẽ bị suy thoái).

Đông–Phương Đạo-Học đă nắm được giềng mối nền tảng cho mọi loài mọi vật đó là Thiên-Ư trong cuộc sống cũng như nắm được nền tảng của Minh Triết soi sang cuộc nhân sinh vậy.

Từ nhận thức con người không tự ḿnh làm chủ được sự sống hay cái chết của ḿnh, con người sống là nhờ bởi quyền lực và t́nh thương yêu của Một Đấng hiện hữu làm nền tảng cho mọi hiện hữu, duy chỉ có ḿnh Ngài thôi mới có thể lấp đầy khát vọng hạnh phúc của con người.

Nắm chắc được chân lư nầy, con người sẽ khiêm tốn hơn, biết qui phục Thiên Chúa và xin Ngài chúc phúc cho cuộc sống của ḿnh, như lời Thánh Phaolô khuyên dạy:

“V́ không ai trong chúng ta được sống cho ḿnh, và cũng không ai được chết cho ḿnh. V́ nếu ta sống, chính cho Chúa mà ta sống; và nếu ta chết, th́ chính cho Chúa mà ta chết. Vậy dù sống dù chết, ta vẫn thuộc về Chúa”.

‘Nemo enim nostrum sibi vivit, et nemo sibi moritur; 8 sive enim vivimus, Domino vivimus, sive morimur, Domino morimur. Sive ergo vivimus, sive morimur, Domini sumus. (Rm 14, 7-8)

...

 

(...)

  Rev.Nguyễn Quốc Hải, Ph.D

 


Mời đọc tiếp:

1 2

Xem các bài viết khác trong Rev. Nguyễn Quốc Hải, Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.