ĐẤNG KITÔ, NGÀI LÀ AI ?

VietNam

1 2

 

 

 

 

  Phần anh em, anh em nghĩ Ta là ai ?
“ Vos autem quem me esse dicitis?
(Mt.16, 13)

 

Đấng Kitô, Một Enigma Cho Nhân Loại

ĐẤNG KITÔ LÀ AI? Câu hỏi đă gây thổn thức cho rất nhiều vị thức giả, đă làm hao tổn biết bao giấy mực trên gịng văn hóa nhân loại suốt dọc lịch sử Đông Tây kim cổ !

Kitô giáo đă hiện hữu trong hơn hai ngh́n năn lịch sử, lẽ tất nhiên con người trên thế giới đă biết Đấng Kitô lá ai ! Câu hỏi Đấng Kitô là ai, phải chăng không cần thiết ? Phải chăng đây là một luận cứ thách đố ? Một hoài nghi ? Một châm biếm ? Một xúc phạm ?

Tại sao không để Đức Kitô yên như các vị sáng lập đạo khác : Khổng Phu Tử, Lăo Tử, Phật Thích Ca, Mahomét v.v.v. Tai sao con người mọi thời đại cứ tiếp tục đặt nghi vấn về Đấng Kitô ?

Khách bàng quang th́ hỏi để thỏa mạn tính hiếu kỳ !

Các nhà nghiên cứu lịch sứ các tôn giáo hỏi để t́m hiểu sâu xa hơn nhằm so sánh với các dữ kiện được khai phá nhờ các phương pháp kỷ thuật tân thời.

Những kẻ thù hoặc những người có ác cảm với Kitô giáo hỏi về Đấng Kitô để mà khiêu khích, đào thêm hố sâu thù hận, chống đối hoặc khước từ !

Nhưng phần các tín hữu thuộc Kitô giáo hỏi về Đấng Kitô để hiểu biết và yêu mến khăng khít với Ngài nhiều hơn, biết Chúa Kitô nhiều giúp cho họ trong việc rà xét lương tâm và cuộc sống cá nhân làm sao để sống đạo trung thực, phù hợp với lư tưởng Đạo Chúa đ̣i hỏi ! Đều đó có nghĩa là người Kitô hữu thăng tiến trong cuộc sống theo h́nh ảnh của Chúa Kitô, bắt chước để sống như Ngài, yêu như Ngài, dấn thân phục vụ tha nhân như Ngài, và nếu cần, có thể chết như Ngài.

Nhưng lư do thiết yếu của câu hỏi về Đấng Kitô có chiều kích sâu xa hơn, liên quan tới căn tính nền tảng của Kitô giáo, một nét đặc trưng riêng chỉ có trong Kitô giáo mà thôi, không t́m thấy trong bất cứ tôn giáo nào khác trên hoàn cầu. Đó là sự hiệp thông và đồng hóa toàn vẹn giữa người tín hữu và Chúa Kitô.

Thực vậy, trong khi các tôn giáo khác xây dựng nền tảng đạo trên căn bản của một triết lư, hay một học thuyết nào đó, chẳng hạn như Khổng giáo được xây dựng trên hệ thống Khổng học, Lăo giáo, được xây trên nền tảng triết lư Lăo-Trang, Phật giáo được xây trên triết lư nhà Phật. Một người nghiên cứu kỷ tư tưởng triết lư Khổng học, Lăo học hay hệ thống tư tưởng nhà Phật, người đó có thể thực hành Khổng giáo, Lăo giáo hay Phật giáo. Họ có thể tự coi ḿnh là đạo hữu của tôn giáo giáo đó, không cần đến sự liên hệ cá nhân (personal relationship) với vị sáng lập đạo.

Trái hẳn với các tôn giáo khác, Kitô giáo không phải xây nền tảng trên lư thuyết về Kitô học hoặc trên lư thuyết xă hội học Kitô, mà được xây dựng trên cá nhân và cuộc sống của chính Chúa Kitô. Chúng ta có thê khẳng định : Chúa Kitô là Kitô giáo, hoặc Kitô giáo là Chúa Kitô. Một sự đồng hóa bất khả phân ly :

‘Thầy là cây nho, anh em là cành nho,
Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy,
Th́ người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái,
V́ không có Thầy, anh em không làn được ǵ

Ego sum vitis, vos palmites.
‘Qui manet in me, et ego in eo, hic fert fructum multum,
Quia sine me nihil potestis facere’‘(Jn. 15,5)

Trong các tôn giáo lớn khác trên hoàn cầu, người ta chỉ cần nắm chắc được giáo thuyết, là có thể am tường về tôn giáo ấy để có tự thể theo đạo, tự hành đạo một cách khách quan, vai tṛ của vị giáo chủ không cần thiết. Nếu cần cũng chỉ cần một cách tương đối mà thôi như người ta cân con đ̣ để qua sông ‘đáo bỉ ngạn ’, khi đă qua được bên kia sông rồi, vai tṛ của con đ̣ không cần thiết nữa ! Mối tương quan giữa vị sáng lập đạo và người đạo hữu có chăng đi nữa cũng là mối tương quan giữa ngón tay chỉ mặt trăng và chính mặt trăng, hay tương quan giữa người hướng đạo và Chân Lư.

Trong Kitô giáo, một người muốn trở thành kitô hữu, không những phải học biết giáo lư và những chân lư Đạo Kitô dạy, mà c̣n phải thiết lập và cảm nghiệm được mối liên hệ mật thiết với Chúa Kitô. Không có sự liên hệ mật thiết và cảm nghiệm được sức sống với Chúa Kitô, người đó chưa phải là một kitô hữu trung thực. Kitô giáo là một cuộc sống năng động, một sự kết hợp thực sự với Chúa Kitô. Người tín hữu đồng hóa với Chúa Kitô. Chúa Kitô đồng hóa với người kitô hữu. Không thể có Kitô giáo tách ĺa Chúa Kitô. Nếu ta từ bỏ mối liên hệ cá nhân (personal relationship) và cuộc sống của bản thân Chúa Kitô, Kitô giáo sẽ biến mất trong linh hồn người tín hữu. Không có Chúa Kitô, không thể có kitô giáo. Kitô giáo hết là Kitô giáo trung thực, khi tách ĺa khỏi nguồn sống ân sủng của Chúa Kitô. V́ thế, người tín hữu kitô được gọi tên là ALTER CHRISTUS : Kitô khác.

Thánh Phaolô đă cảm nghiệm chân lư đồng hóa thắm thiết nầy giữa Chúa Kitô và người tín hữu một cách sâu xa, Ngài đă diễn tả niềm xác tín nầy như sau :

‘Tôi sống nhưng không c̣n phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đă yêu thương tôi, đă liều mạng chết v́ tôi’

Vivo autem iam non ego, vivit vero in me Christus; quod autem nunc vivo in carne, in fide vivo Filii Dei, qui dilexit me et tradidit seipsum pro me, (Gal.2 :20).

Mối liên hệ với Đức Kitô c̣n mănh liệt hơn cả sự sống, chết với Chúa Kitô là một mối lợi to lớn nhất trên đời nầy :

V́ đối với tôi, sống là đức Kitô và chết là một mối lợi,
‘Mihi enim vivere Christus est et mori lucrum. (Phl.1 : 21)

Người Kitô hữu một khi trở thành môn đệ của Chúa Kitô, Chúa Kitô trở nên trung tâm điểm đời sống của họ. Ngài muốn là mẫu mực và là cùng đích tối hậu của đời sống cho những ai nhận Ngài là cứu cánh của ḿnh. Đấng Kitô v́ thế, không nhữngchỉ là vị sáng lập Kitô giáo mà Ngài c̣n long trọng tuyên bố Ngài chính là Đường, Là Sự Thật và là Sự Sống

“Ego sum via et veritas et vita; nemo venit ad Patrem nisi per me. (Jn 14:1-6)

Chỉ có trong Kitô giáo, người tín hữu trung thực ư thức sâu xa đời sống của họ thực sự hiệp thông trong sự sống và cái chết của Chúa Kitô. Sự sống đích thực của ngưới kitô hữu được t́m thấy trong mầu nhiệm vượt qua “khổ nạn và phục sinh của Chúa kitô:

Vivo autem iam non ego, vivit vero in me Christus; quod autem nunc vivo in carne, in fide vivo Filii Dei, qui dilexit me et tradidit seipsum pro me. (Gal.2 :20).

Chúa Kitô và người tín hữu của Ngài tuy hai mà một, Ngài với họ tuy một mà hai:

Non pro his autem rogo tantum, sed et pro eis, qui credituri sunt per verbum eorum in me,
ut omnes unum sint, sicut tu, Pater, in me et ego in te, ut et ipsi in nobis unum sint; ut mundus credat quia tu me misisti.

Et ego claritatem, quam dedisti mihi, dedi illis, ut sint unum, sicut nos unum sumus;
ego in eis, et tu in me, ut sint consummati in unum; ut cognoscat mundus, quia tu me misisti et dilexisti eos, sicut me dilexisti.
(Jn 17,20-23)

Bí quyết cuộc hiện sinh của người kitô hữu là gắn liền với Chúa Kitô, là hội nhập và tan ḥa trong mạch sống ân sủng thần linh vô biên của Ngài, bởi v́ không có Ngài, họ không làm được ǵ :

‘Manete in me, et ego in vobis. Sicut palmes non potest ferre fructum a semetipso, nisi manserit in vite, sic nec vos, nisi in me manseritis.

Ego sum vitis, vos palmites. Qui manet in me, et ego in eo, hic fert fructum multum, quia sine me nihil potestis facere. (Jn 15: 4-5)

Trong biến cố ngă ngựa, trở lại của Phaolô trên đường đi Đamascô, chính Chúa Kitô đă khẳng định sự đồng hóa bất khả phân ly giữa Ngài và người tin theo Ngài:

“Vậy đang khi ông (Saun) đến gần Đamascô, th́ bổng nhiên có một luồng sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông, ông ngă xuống đất và nghe có tiếng nói với ông:”Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Khốn cho ngươi dám dơ chân đạp mũi nhọn”

“Et cum iter faceret, contigit ut appropinquaret Damasco; et subito circumfulsit eum lux de caelo, et cadens in terram audivit vocem dicentem sibi: “ Saul, Saul, quid me persequeris? ”.
Qui dixit: “ Quis es, Domine? ”. Et ille: “ Ego sum Iesus, quem tu persequeris!
Sed surge et ingredere civitatem, et dicetur tibi quid te oporteat facere ”.
Viri autem illi, qui comitabantur cum eo, stabant stupefacti, audientes quidem vocem, neminem autem videntes’
(Acts 9 :3-7)

 

Đấng Kitô, Dưới Ánh Sáng Mặc Khải

Với mầu nhiệm Nhập-Thể Lam-Người của Ngôi-Lời, Thiên Chúa thực sự trở nên người.

Đấng Thượng Đế Chí Tôn đă biến thành tạo vật. Đấng Vô-Biên nay khép ḿnh trong hữu hạn. Trường Cửu(Eternity) đă đi vào thời tính(Temporality) .Đấng Tuyệt-Đối đă khởi sinh trong ḷng tương đối! Trời đất giao thoa, Thần nhân hội ngộ! Một cuộc sáng tạo mới, Đấng Tạo-Hóa vô h́nh đă hội nhập vào gịng sinh mệnh của gia đ́nh nhân loại!

(Et habitavit in nobis, et videmus gloriam ejus, Jn 1, 14).

Chúa Kitô, Con Thiên Chúa Giáng trần làm người, ở thế gian ba mươi ba năm

Có đến ba mươi năm dài dòng dã Chúa sống tại làng quê nghèo bé nhỏ Bethléem trong ầm thầm lặng lẽ! Tại sao Chúa Cứu-Thế đã trải qua đến ba mươi năm sống trong im lặng? Chúa đã làm gì trong ba mươi năm thinh lặng âm thầm ấy?

Chúa Kitô là Con Thiên Chúa Nhập-Thể, Ngài vừa là Thiên Chúa và là Con Người, Ngài là Chúa-Người, hay là Người-Chúa. Nói khác đi, nơi Chúa Kitô có hai bản tính:bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại, vì thế Ngài là Chúa Thật và cũng là Con-Người thật. Ba mươi ba năm nơi trần thế Chúa Kitô sống kết hợp mật thiết với Chúa Cha trong phận vị Thiên Chúa, đồng thời, Ngài cũng sống trọn vẹn là thân phận con người. Ba mươi năm dài đằng đảng tại quê nghèo Nazareth Chúa Kitô cư ngụ giữ cộng đồng con người, Ngài học sống làm người bằng sự hiện hữu thực thể của Ngài để chia sẻ, để cảm thông, để chịu đựng và để khởi sự tiến trình ơn Cứu-Rỗi. Với ba mươi năm dài thầm lặng, Chúa Kitô, không những nguyện cầu kết hợp với Chúa Cha mà thôi, Ngài còn liên kết mật thiết với cuộc sống của con người trần thế như lời Thánh Phaolô:

"Dù Ngài mang bản chất Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không dám được đồng dạng với Thiên Chúa. Ngài đã hạ mình xuống ra nhưng không, là nhận lấy thân phận làm tôi đòi, trở nên giống như con người, đem thân đội lốt phàm nhân, Ngài đã hạ mình xuống thật thấp hèn, trở nên vâng phục cho đến chết, và chết trên thập gía”!

(Qui cum in forma Dei esset,
non rapinam arbitratus est esse se aequalem Deo,
sed semetipsum exinanivit formam servi accipiens,
in similitudinem hominum factus;
et habitu inventus ut homo,
humiliavit semetipsum factus oboediens usque ad mortem,
mortem autem crucis.
Propter quod et Deus illum exaltavit
et donavit illi nomen,
quod est super omne nomen,
ut in nomine Iesu omne genu flectatur
caelestium et terrestrium et infernorum,
et omnis lingua confiteatur
“ Dominus Iesus Christus!),
in gloriam Dei Patris. (Ph 2:6-12)

Chúa Kitô chấp nhận thân phận làn làm người, sống như mọi người, chịu đựng khổ đau, qua mọi nhịp cầu đoạn trường khúc nôi của kiếp người như mọi người, ngọai trừ tội lỗi. Điều đó có nghĩa là Ngài đã hoàn toàn nhập-thể và nhập thế. Với sự nhập cuộc hiện sinh nầy, Chúa Cứu-Thế đã đến với con người, thực sự có mặt, hiện diện đích thực với gia đình nhân loại đọa đày, khốn khổ lầm than! Ngài đã đến bằng sự nhập thể sinh ra trong gia đình nhân loại, một nhận loại bị tàn phá băng hoại. Ngài cam chịu sinh ra làm một thành phần của gia đình băng hoại phá sản đó, trước hết để chứng tỏ ngài yêu thương họ, sự hiện của Ngài nói cho nhân loại rằng Ngài muốn có mặt để cảm thông thân phận loài người của họ, như lời Thánh sử Gioan:
 

“Và Ngôi Lời đã hóa thành huyết nhục
Và đã cư ngụ giữa chúng ta"

Et Verbum Caro factum est,
Et habitavit in nobis) (Jn 1, 14).

Mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi-Lời Thiên Chúa là một tiến trình được diễn tả bằng ba mệnh đề sau đây:

 

Đấng Kitô Đã Đến

Mầu-nhiệm Cứu-Chuộc là một chương trình chứ không phải là một biến cố, vì biến cố chỉ xảy ra trong một thời điểm nào đó, “Ơn Cứu Rỗi” không xảy ra trong một thời điểm hạn định, mà tỏa lan ra bao trùm tòan diện lịch sử của nhân loại. Trong ý niện bao hàm của ơn cứu rỗi đó, chúng ta nhìn hành vi cứu thế của Chúa Kitô như một tiến trình tiệm tiến mà mọi hành vi của Ngài đều quang toả đến toàn thể vũ trụ nhân linh cũng như vũ trụ nhiên giới! Ngài đến để chia sẻ và cảm thông thân phận của số kiếp của chúng ta. Ngài đã đến trong thế giới của con người bằng mầu nhiệm nhập thể làm người, để trở nên một phần tử của gia đình nhân loại, một nhân loại bị băng hoại, thương tích, tàn phá bởi tội lỗi và sự dữ, một nhân loại nghèo nàn, khốn-khổ, Ngài đến để chung hòa với trái tim tan nát tả tơi ấy của con người, để cứu vớt con người! Nếu chỉ để cứu vớt con người, Thiên Chúa có thể dùng muôn phàn phương thế trong tư cách là Thiên Chúa quyền năng cao cả, cần chi phải xuống trần mang thân phận và chịu số kiếp con người?

Kinh-Thánh mặc khải cho ta: Chúa cứu-Thế nhập tể làm người chỉ vì Ngài yêu thương nhân loại, như lời thánh sử gioan khẳng quyết:"Thiên Chúa đã yêu thương loài người qúa theể, đến nỗi Ngài đã sai chính Con-Một của mình xuống gian trần"( Jn 3,16) điều đó có nghĩa, Chúa Kitô, Con Thiên Chúa Toàn Năng, Đấng Tuyệt-Đối siêu việt đã đi vào lòng lịch sử, đã chấp nhận làm thân hữu thể bị giới hạn bởi không-gian và thời gian hầu trở nên giống nhân loại mà Ngài yêu thương:"Ngài đã yêu thương nhân loại đến tận cùng”

(Dilexit eoas ad finem)! Khi yêu ai ta muốn trở nên người mình yêu. Chúa yêu người, nên Ngài trở thành người, để gần với con người, để nói lên trọn vẹn hai tiếng yêu thương!

Hai chữ yêu thương thoạt nghe qúa thân thương đến nỗi ra tầm thường, quen thuộc đối với con người trần thế, nhưng hai chữ yêu thương đó cũng đã gòi ghém trọn vẹn những lý giải tại sao Thiên Chúa làm người, một đeèu mà chính lý trí nhân loại không thể hiểu được. Đúng như lời khẳng định của nhà tư tưởng Pascal:

“Trái tim có những lý chứng, mà ngay đến lý trí cũng không thể thấu triệt được"

(Le coeur a ses raisons que la Raison ne connaît pas, Pascal, Pensées)

Đến đây, chúng ta đối diện với một nan đề nữa: chương trình cứu chuộc nhân loại là một huyền nhiệm, vĩ đại có liên quan đến số phận của toàn thể nhân loại. Vì tính cách trọng đại, nghiêm chỉnh ấy, Thiên Chúa đă chuẩn bị trong một lịch sử thật tiệm tiến và lâu dài. Chương trình được manh nha trong lời hứa sai Đấng Cứu Thê xuống, ngay sau khi Thiên Chúa ra án lệnh phạt nguyên tổ loài người trong vườn Địa-Đàng:" Ta sẽ đặt thù hận giữa ngươi và người đàn bà, giữa giòng giống ngươi và giòng dõi của người đàn bà, bà sẽ đạp đầu ngươi, còn ngươi thì suốt đời rình cắn gót chân của người"(Gen 3:15-16).

Suốt dọc giòng lịch sử lâu dài của dân được tuyển chọn để chuẩn bị cho Lời-Hứa, trong hơn hai nghìn năm dài đàng đẳng ấy, có biết bao vị tiên tri đã bỏ nắm xuống tàn dưới mộ phần, mà lời thề nguyền xưa chưa phai mờ trong lòng con cái Chúa. Các sứ ngôn được Chúa sai đến với dân của ngài để nhắc nhớ đến lời thề xưa, đặc biệt là ngôn sứ Isaia tiên báo ngày xuất hiẹn của Đấng Thiên Sai:"Dân đi trong tối tăm đã nhìn thấy ánh sáng chiếu soi rực rỡ, rạng ngới trên những người trầm luân trong vùng tăm tới mịt mùng. Chúa sẽ ban cho lòng thiên hạ được tràn ngập hân hoan, được mầng vui như ngày đại hội!

Bởi vì ách nô nệ gông cùm sẽ không còn, những kẻ hành hạ dân cũng bị tiêu trừ như những ngày ở Median. Gót giầy thô bạo và chiến bào hôi tanh mùi máu của kẻ xâm lăng sẽ bị thiêu đốt ra tro bởi ngọn lửa thiêng!

Bởi vì

“Một Trẻ Thơ đã được sinh ra! Một Người Con như qùa tặng Thiên Chúa ban xuống cho nhân loại! Vai của Ngài sẽ nắm lấy hết quyền-uy và danh dự, và muôn dân thiên hạ sẽ tung hô danh hiệu của Ngài: Là Vị Cố Vấn Kỳ-Diệu, Quân Sư lạ Lùng! Người Cha Muôn Thủa! Ông Vua Thái Bình”!

“Parvulus enim natus est nobis,
filius datus est nobis;
et factus est principatus super umerum eius;
et vocabitur nomen eius
admirabilis Consiliarius, Deus fortis,
Pater aeternitatis, Princeps pacis.
Magnum erit eius imperium,
et pacis non erit finis
super solium David et super regnum eius,
ut confirmet illud et corroboret in iudicio et iustitia
amodo et usque in sempiternum:
zelus Domini exercituum faciet hoc’’(Is 9:1-6).

Ngài đến như một biến cố trọng đại của lịch sử Cứu-Rỗi, hay nói khác đi, như một thăng hoa, một kết tụ của chương trình hành động yêu thương của Thiên Chúa, như lời Thánh Phaolô: "Trong các thời của xa xưa, Thiên Chúa đã phán dạy con người bằng nhiều cách thể và qua các vị ngôn sứ, Ngài đã dạy dỗ dân của Ngài, nhưng đến thời kỳ sung mãn nhất của lịch sữ, Ngài không dùng miệng lưỡi của các ngôn sứ nữa, mà nói trực tiếp với gia đình nhân loại qua sự hiện diện của Người Con Một yêu dấu của Ngài là Đức Jésus Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng ta" ( Heb.1,1-2)

Suy tư về lịch sử ơn Cứu Chuộc, từ lúc khai nguyên cho đến ngày thành tựu, Thánh sử Gioan đã đặt bút diễn tả mầu nhiệm ấy một cách thần tình trong một câu văn vô cùng súc tích:" Và Ngôi Lời đã biến thành huyết nhục! và Ngài đã cư ngụ giữa chúng ta, và chúng ta đã nhìn thấy vinh quang của Ngài

(Et Verbum Caro factum est!
Et habitavit in Nobis!
Et videmus Gloriam ejus)! (Jn 1, 14)

 

Đấng Kitô ĐĂ Thấy

Chúa đã đến với nhân loại không trong tư thể uy quyền của một vị Thượng Đế toàn năng, cũng không với tính cách bàng quang của một vị sứ gĩa lạnh lùng, nhưng với tất cả nỗi lòng của một con người nhỏ bé, chân thành cởi mở cảm thông, và dân thân trọn vẹn. Ngài cam lòng trở nên một phần tử của một gia đình nghèo, trong một vùng đất nghèo nàn, không tên tuổi! Ngài đã trải qua một thời gian dài trong âm thầm yên lặng để học làm người, một kiếp người khiêm tốn! Ngài đã trải qua một cuộc sống khiêm tốn mai danh ẩn tích trong ba mươi năm trường! Ngài đã làm gì trong ba mươi năm dài ấy?

Kinh Thánh không nói rõ! Nhưng đọc Phúc Âm Thánh Luca về đời thơ ấu của chúa, ta thấy, Ngài đã sống rất người, trong số những con người tầm thường vô danh tiểu tốt:

“Và Ngài đã cùng với ông bà trở về nhà tại thành Nazareth. Và Ngài hằng tùng phục hai ông bà.Còn Mẹ Ngài thì giữ kỹ các điều ấy trong lòng! Và Đức Kitô cứ tấn tới thêm về khôn ngoan, vóc dáng và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta!

Et descendit cum eis et venit Nazareth et erat subditus illis. Et mater eius conservabat omnia verba in corde suo. Et Iesus proficiebat sapientia et aetate et gratia apud Deum et homines. (Luke 2:51-52)

Qua đoạn Kinh Thánh nói về quảng đời thơ ấu của Chúa, có một chi tiết ta cần ghi nhận: là Chúa Jésus "cứ tấn tới thêm về khôn ngoan, ân sủng và vóc giáng: có nghĩa là Ngài học làm người, Ngài nhìn thấy tường tận và cảm nghiệm sâu xa về số kiếp làm người của nhân loại.Nhưng Ngài đã nhìn thấy những gì?

Ngài đã nhìn thấy những con người thét gào, tìm kiếm, khát mong hạnh phúc!

Ngài đã thấy tận mắt những nỗi lầm than khốn cùng của dân Ngài bị đè bẹp dưới gót dày tàn bạo của quân thốnt trị La-Mã thô bạo!

Ngài đã nghe thầu tiếng kêu cứu của những con người bị áp bức, không những bởi quyền lực chính trị, xã hội, mà còn nhưững quyền lực khác ghê gớm hơn đó là sức đè nặng của đam mê, của dục vọng, của tội lỗi!

Ngài đã tận mắt nhìn thấy đám đông vô kể những con người trầm luân trong bóng tối của ngu dốt, của nghèo đói tinh thần vẫt chất, của hận thù cuả phong kiến, ngay đến của truyền thống tôn giáo sa đoạ!

Ngài đã nhìn thấy vô số những con người tuyệt vọng đang sa xuống vực thẳm không ai cứu vớt!

Ngài đã nhìn thấy hàng hàng lớp lớp nhưng con người trẻ bị lôi cuống trong triều hướng của vật chất của hưởng thụ, của đam mê cuồng vọng.

Ngài đã nhìn thấy đám đông vô kẻ những người dân kéo lê cuộc đời không định hướng, không lãnh đạo, họ như đàn chiên không chủ chăn:" Ta thương đám dân nầy, họ bị bỏ rơi không ai chăn sóc như đàn chiên không chủ chăn"

Họ rũ rượi bên bờ ruộng đời như những bông lúa vàng rục xxuống bên bờ ruộng mà không có thợ gặt:"Kìa lúa chím đầy đồng mà thiếu thợ gặt, hãy xin với chủ ruộng sai thêm thợ gặt ra ruộng đồng"(Luke 10, 2), Mt 9, 37-38)

Ngài đã thấy một gia đình nhân loại đang bị bao vây bởi quyền lực của bóng tội lỗi và sự chết, đang rên xiết cầ mong được giải cứu!

 

Đấng Kitô Đã Thắng.

Chúa cứu thế đã chiến thắng trong cuộc giải cứu nhân loại, không phải bằng quyền uy tòn năng của một vì Thiên Chúa, nhưng bằng trái tim yêu thương nồng độ của Con-Người Thiên-Chúa! Một cuộc chiến thắng nhiệm lạ, không bằng sức lực của khí giới vật chất, nhưng bằng sức lực của tình-Yêu nhập thể!

Chúa Kitô đã chiến thắng sự thống khổ, đọa đày của nhân loại, không phải bằng những chính sách chính trị, kinh tế hay lý thuyết cách mạng xã hội, nhưng là bằng cuộc hiện hữu trung thựvc làm người, ở giữa loài người, và bằng cuộc hành trình thương khó cứu-Chuộc của Ngài, cuộc hành trình chấp nhận Thiên-ž, cuộc hành trình đổi cả hướng đi c8a lịch sử loài người, bằng cuộc siêu việt hóa và thăng hóa cuộvc sống trần thế. Nói cách khác, Chúa Kitô gỉai cứu con người bằng cách dâng hiến cho họ một con đường mới, con đường tâm linh siêu thoát, con đường tái sinh bằng sức mạnh của Thần Linh Thiên Chúa, con đường của Nước-Trời đang nẩy sinh trong tâm hồn của mọi người. Ngài đã chiến thắng đau khổ bằng cách vạch ra cho nhân koại một con đường mới, con đườgn huy hoàng sáng lạng, con đường nhiệm mầu của cây Thập-Gía, ngườn suối phát sinh một hấp lực mới, một lý tưởng mới và một cuộc sống mới: đó là con đường của Ngày-Thư-Sáu, Ngày Chết đi của vật chất, của xác thịt của tội lỗi, của con người cũ của đam mê cuồng vọng!

Con đường của Ngày Thứ Sáu Chịu Nạn là con đường của hạt lúa giống phải chịu mục nát đi, qua sự mục nát đó, một mầm sống mới đang ló dạng tươi tốt diễm tuyệt, đầy hy vọng cho một mùa lúa mới!

Ngài đã chiến thắng bằng cách siêu việt hóa cuộc sống của nhân loại. Cái gọi là hạnh phúc mà con người tìm kiếm khát mong bấy nay, là những thứ tạm dung trong thế giới tương đối vô thường, thưoc về vật chất, cảm giác nhất thời, Hạnh phúc chân thực mà Ngài dâng hiến cho con người là cuộc sống mới tràn đày ân sủng và bình an viên mãn vĩnh hằng không hề tan biến hư hao!Niềm hạnh phúc trường cửu nầy khơi người từ cuộc sống kết hợp với thần-linh Thiên Chúa, suối nguồn của hạnh phúc chân thực muôn thủa của nhân loại!

Ba mươi ba năm sống tại thế của Chúa Kitô, là một thời gian dài vừa đủ để Ngài chứng tỏ lòng thương yêu bao la của Ngài đối với gia đình nhân loại! Cuộc hiện sinh của Ngài giữa con cái loài người là một chứng minh hùng hồn trái tim "rất người" của Ngài đối với nhân thế. Còn gì "người" hơn nữa mà Chúa Kitô đã không làm để cảm nghiệm trọn vẹn số kiếp và thân phậm con người? Ba mươi năm trường sống giữa xã hội loài người, Chúa đã thấu hiểu trái tim con người, Ngài đã cảm nghiệm nhu cầu căn bản khẩn trương, cũng là giắc mơ trọng đại của loài người: mong được sống hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau!

Trên giòng lịch sử của nhân loại, đã có biết bao hiền nhân quân tử, biết bao đạo giáo, ý-hệ, chủ thuyết, triết thuyết đã xuất hiện để cứu nhân độ thế! Nhưng tất cả những lý thuyết kia, dẫu có sâu sắc, thu hút, hữu-hiệu đến bao nhiêu, cũng chỉ đáp ứng được một phần nào đó của con người và bị dưới hạn trong nhãn quan trần thế, vật chất, hoặc trong lãn vực tương đối, nhất thời của thế giới vô thường nầy mà thôi. Cái mà người ta thường gọi là hạnh phúc, sung sướng trên đời, không siêu việt lên trên những nhu cầu: no cơm, ấm áo, tiện nghi, thoải mái, yên ổn trong cuộc sống vật chất. Và để đạt tới thứ hạnh phúc nầy, người ta phải vận dụng đến những phương thế ngoại thân chẳng hạn như tiền bạc, quyền lực, sự chiếm hữu và hưởng thụ, sức mạnh của pháp luật, những quyền bính thế tục!

Chúa xuống trần gian, mang đến cho con người một chân trời mới, một thứ gía trị mới, và đặ biệt, cuộc hiện sinh tại thế của Ngài đổi một hướng đi mới cho lịch sử nhân loại! Cuộc sống con người không còn chỉ xoay quanh nhu cầu vật chất cơm áo, hay những thỏa mãn khác của thân xác, niềm hạnh phúc chân thật siêu việt trên vật chất và rung cảm của thân xác. Bởi vì:" con người không chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn sống bằng những Lời do Thần Linh Thiên Chúa phán dạy"(Luke 4, 14). Chúa đến làm người, chung thân phận người để cải biến con người! Ngài là Thiên Chúa "Làm Người" để cho những con người có cơ hội "trở thành con cái của Thiên Chúa". Nói cách khác, Chúa làm người, để cho nhân loại được trở nên Chúa, được tham dự vào số phận thần linh! Trong nhãn quan ấy, con người sống hạnh phúc, không chỉ là được thỏa mãn những nhu cầu vật chất, mà siêu việt lên sống chia sẻ số phận thần linh, nói theo ngôn từ thần học của thánh sử Gioan, "được trở nên những người con của Thiên Chúa, những ai chấp nhận Ngài, những người tin theo Thiên Chúa, được sinh ra không phải do xác thịt và sự ước muốn của người, nhưng là do quyền uy của Thiên chúa tạo nên"(Jn1:12-14).

Xác thịt, vật chất không làm cho con người sống hạnh phúc viên mãn, nhưng chính là tinh thần. Con đường mới mà Chúa Kitô đem đến cống hiến nhân loại đó là con đường sống của tinh thần. Muốc có cuộc sống viên mãn trường tồn của tinh thần, con người cần phải siêu vượt lên cao hơn chính bản thân, vươn cao hơn lên trên những đòi hỏi thèm khát vật chất, để kết hợp với thế giới thần linh.

Vươn cao hơn, lên trên thế giới vật chất, không có nghĩa là chối bỏ, khước từ vật chất. Muốn đi vào cõi phúc của thế giới tinh thần của thần linh, con người nhất thiết phải hiện sinh tại thế, phải xử dụng những thực tại trần gian như chiếc đò đưa ta qua sông, giòng sông định mệnh nầy không thể thiếu vắng, nếu con người muốn vươn tới thế giới siêu linh. Nói cách khác, cuộc sống trần thế của con người là ngọ môn đưa con người vào cõi phúc của thế giới tinh thần. Vật chất, trần thế là những phương tiện cần thiết cho con người như cái giàn phóng chiếc phi thuyền vào quỉ đạo tinh thần! Chúa phán:" hãy xử dụng của cải giả trá trần gian mà mua sắm lấy Nước Thiên Đàng"(Lk.16, 9-11)

Ba mươi ba năm xuống làm người, sống giữa xã hội làm người, ba năm bước chân ngài miệt mài rao giảng Tin-Mầng Nước-Trời, Chúa Kitô chỉ giảng có một đề tài thôi: một lời đưa con người vào "Cõi phúc thật"! nghĩa là tìm giải thoát con người khỏi vòng cương tỏa của đau khổ bất hạnh trói buộc kiếp người đọa đầy thống khổ!

Đừng Hạnh Phúc là trọng tâm của đời Chúa rao giảng!

Đây không phải là lời rao giảng bình thường như muôn vàn lời rao giảng khác của các bậc thánh hiền trên giòng triết sử, cũng không phải là lời khôn ngoan của nhân loại, nhưng đây là Lời của Thần Linh nhập thể, Lời duy nhất âm vang trong suốt qúa trình lịch sử nhân loại!" Ta là Đường, là Sự Tật và là Sự Sống"Ego sum Via, Vita et Veritas” (Jn.14, 6). Chúa Kitô là Đường nhân loại phải đi, là Chân-lý, con người phải nghe, là sự sống nhân trần phải thông truyền đón nhận, nếu họ muốn được sống hạnh phúc, vượt thắng khổ đau!

 

Đấng Kitô, Niềm Hy Vọng Hạnh Phúc Cho Nhân Loại

"Con Đường"đưa ta vào hạnh phúc không đâu xa lạ mà là chính nơi tâm hồn của ta! Thiên-Đàng viên mãn vĩnh hằng cũng bắt ngưồn từ đây. Bản trường ca hạnh phúc bất diệt cũng khởi tấu từ nơi trái tim nhân loại nầy. Nếu một tâm hồn không cảm nghiệm được niềm hạnh phúc nơi trái tim mình hôm nay, giữa chốn gian trần nầy, họ sẽ không bao giờ tìm được một thiêng đàng trường cửu tong mai hậu! Chính cuộc sống nơi gian trần, trong thân xác hạn hẹp bé nhỏ nầy, chính trong cuộc đời tạm bợ chóng qua vô thường nầy có khúc nhạc thiên đàng đang khởi tấu. Khúc nhạc hạnh phúc tuy chỉ khởi tấu, ngắn hạn, tương đối vô thường, nhưng là bắt đầu của trường cửu, bởi vì trường cửu đã nẩy mầm, bám rễ nơi cuộc sống trần gian. Chúa Kitô đến để khơi nguồn thánh sủng cho ta ngay tại cuộc sống nơi trần thế nầy:

“Ta đến để cho các con được sống, một cuộc sống sung mãn hơn"

(Fur non venit, nisi ut furetur et mactet et perdat; ego veni, ut vitam habeant et abundantius habeant. (Jn 10, 10).

Chân-lý của Chúa sẽ soi chiếu những đam mê u tối của ta, để ta chân nhận ra sự thật, và chính sự thật sẽ giải thoát chúng ta khởi những phù vân oan trái ràng buộc! Chúng ta sẽ bắt đầu cuộc sống hạnh phúc trường cửu nơi cuộc đời chóng qua thay đổi nầy bằng cách điều chỉnh cái nhìn, đường lối suy tư cũng như não trạng của tâm hồn. Nói cách khác, chân lý của chúa sẽ giải thoát ta khỏi nững "tham-sân-si", chính ân sủng của Ngài sẽ thanh tẩy và thăng hóa giác quan và cảm nghĩ và lý giải của ta để tâm hồn ta được tự do bay lên cao, thật cao trên vòm trời huyền nhiệm của thần linh ngay tại thế gian vô thường hạn hẹp nầy. Chính thần trí của Ngài sẽ thay đổi con người cũ, của xác thịt phàm tục của ta, để ta cảm nghiệm được niềm vui diệu vợi của "phước lộc triều nguyên"đang tuôn chảy trong lòng ta khi ta kết hợp với Ngài, như lời Thánh Phaolô khẳng quyết:" Cuộc sống của tôi trong thân xác nầy, nhưng không còn phải là tôi sống, nhưng chính Chúa Kitô đang sống trong tôi"(Ga, 19-20).

Tin yêu Chúa Kitô, tuyên xưng Chúa Kitô, sống kết hợp mật thiết với Chúa Kitô, là chúng ta mang sẵn trong lòng mình một Thiên Đàng vô tận, một niềm hạnh phúc không bao giờ tàn phai, là bắt đầu cuộc hành trình đi vào miền viên mãn nghìn thu!

 

Những Biến Cố Lịch Sử, Móc Xích Chia Thời Đại

Trong số những biến cố lịch sử có những biến cố được gọi là những “móc xích” chia thời đại chẳng hạn như những biến cố sau đây:

1- Việc hợp thức hóa Kitô giáo trong đế quốc Roma năm 313 sau công nguyên

2- Sự sập đổ Rôma, và đế quốc Lamã tan rã vào năm 476 sau công nguyên.

3- Người Norman xâm chiếm nước Anh năm 1066.

4-Cuốn sách đàu tiên được in trên báo Gutennnnnberg năm 1453.

5-Mỹ-châu được khám ra ra năm 1492.

6-Khởi đàu phong trào cải cách của giáo phái Thệ-Phản vào năm 1517.

7-Cuộc cách mạnh tại Hoa-Kỳ chống lại sự thống trị Đế quốc Anh năm 1776

8-Việc xử dụng hơi nước chạy máy đàu tiên vào năm1785.

9-Xuẫt bản cuốn sách”Nguồn gốc các chủng loại của Darwin năm 1859.

10-Vén màn bí mật sức mạnh của nguyên tử vào năm 1945.

Nhưng trong số những biến cố lịch sử cuả thế giới, có một biến cố, và chỉ có Một Biến cố mà thôi đã chia-phân lịch sử nhân loại thành hai phần, đó là biến cố sinh nhật của Chúa

 

Sinh Nhật Đấng Kitô, Một Biến Cố Lịch Sử Trọng Đại.

Ngày sinh nhật nầy có một tầm vóc quan trọng thật sự đối với toàn thể nhân loại. Thánh sử Matheô ý thức dược tầm quan trọng đó, cho nên, khi viết về Chúa Jeseus, ngài đã khởi đàu không những với biến cố sinh nhật Jésus mà thôi đâu, biến cố sinh nhật nầy gắn liền với toàn thể giai đoạn tiền sử của thế giới, cùng với lịch sử của reÛng dân tộc Do-Thái, ngược giòng thời gian cho tới thời tổ phụ Abraham, và ngài đã chứng minh rằng: toàn thể giai đoạn tiền sử kia, dẫu có giáo trị đối với dân Chúa chọn bao nhiêu, cũng chỉ là khúc giáo đầu cho biến cố Chúa Jésus giáng trần.Chính biến cố đến nầy của Chúa Jésus phân lịch sô8 làm hai phần:Trước và Sau, nghĩa là Trước Công-Nguyên và Sau Công Nguyên. Hai chữ “Trước” và “Sau” không những có nghĩa lý đối với lịch sử nhân loại, mà còn mang nhiều ý nghĩa đới với lịch sử của từng cá nhân, từng con người, nhất là những ai được cảm nghiệm tiếng gọi của Nước Thiên Chúa. u chuyện có người phi châu sau được ơn trở lại Đạo Chúa, được nhiu ơn lành, đã thay đổi tên gọi của mình thành (After). Mr. After nói, kể từ khi gặp chúa Kitô, mọi sự trong đời tôi đả thay đổi hoàn toàn,. mọi sự với ông trổ nên quan trọng sau khi ông gặp Chúa Kitô, vì thế tên ông phải gọi là Mr. After. Thánh sử Mathêo có lẽ cũng có cảm giác như thế. Trong cái nhìn chuyên nghịp của một sử gia của ngài, ngài thấy tấn kịch bi hùng của vũ trụ và cuộc đời chỉ là một khúc hoà tu cho biến cố vĩ đại của Jésus giáng thế

Trước hết là biến cố đầu thai nhiệm lạ trong lòng Mẹ! Nhiệm lạ trong lòng của Mẹ Ngài!.. Nhiệm lạ vì bào thai không khởi nguyên do người cha tương lai, nhưng là bởi quyền năng của Thần Linh Thiên Chúa! Rồi đến việc sứ thần hiện ra báo mộng ch người ch nuôi trong giấc mơ, báo cho ông biết rằng Hài Nhi đang trong lòng Mẹ là Một haì Nhi Nhiệm lạ, sẽ ra đời để cứu dân tình khởi vòng tội lụy.` Kế tiếp là một biến cố có tầm vóc quốc tế:các nhà chiêm tinh đến từ Đông Phương đến châu thành Jerusalem tìm kiếm tân vương, gọi là “Vua dân dân Do-Thái” vừa mới sinh ra. Tin truyền về biến cố Tân-Vương Do Thái” vừa sinh hạ, làm cho triều đình Herode và toàn dân náo loạn...Vua Hỗrôđe triệu tập quần thần văn võ để nghiên cứu nguồn tin về biến cô tân vương, đồng thời cho vời các chiêm tinh gia, căn dặn mọi đều về hài nhi tân vương. Các chiêm tinh ra đi theo ánh sao lạ về hướng Bethlêem và sau cùng họ đã tìm thấy hài nhi và cha mẹ của hài nhi. Các ông được thiên thần báo mộng trở về quê quán bằng con đường khác, chứ không trở lại thăm Hêrôđê, vì ý xấu của ông ta. Cha nuôi của Hài Nhi được thiên thần báo mộng phải đêm con trẻ và Mẹ Thánh trốn sang Aicập chạy thoát ăm mưu khát máu của Hêrodê...

Một thời gian lâu, sau khi Herodê chết, thiên thần lại bào mộng ch Giuse đem con trẽ và Mẹ Ngài trở về quê quán...Bé Jesus được nuôi dưỡng và lớn lên khôn ngoan thông thái trước mặt Thiên Chúa và loài bfười tại quê hương Nazareth, xứ Galilêa....

 

Gioan Tẩy Giả, Vị Tiền Hô Của Đấng Kitô

Thời gian trôi qua lặng thầm rồi đến một ngày, biến cố mới làm chấn động cả nước: Gioan tẩy giả công khai rao giảng sự thống hối làm phép Rửa tha tội cho dân chúng. Đoàn đoàn lớp lớp dân chúng kéo đến nghe sứ điệp của Gioan, nhà tu hành khắc khổ, vị diễn thuyết đầy thần lực khiến ai nấy hăm hở nghe theo và thành tâm thống hối.Tiếng đồn khắp gần xa, từ thành thị đến thôn quê mãi đến vùng hoang dã. Jésus, lúc đó là một trang thanh niên tuấn tú, rồi đồng bằng Galilea đi tìm Gioan tẩy giả, Khi Gioan thoạt trông thấy Jésus, bổng nghe có tiếng văng vẳng bên tai mình,”tôi càn được Ngài ban phép rửa cho, Nhưng sao Ngài lại đến với tôi(Mat, 3,14). Nhưng Chúa Jésus nài nẳng Gioan cứ làm Phép rửa cho mình. Gioan làm phép rửa cho Chúa Jésus. Vừa chịu “Phép-Rửa” xong, lập tức tầng Trời mở ra, Thần Linh Thiên Chúa lấy hình Chim Bồ Câu đỗ xuống trên đầu người,bổng chốc có tiếng vang vọng từ trời xuống:

"Đây là con ta yêu dâu, đẹp lòng ta mọi đàng

Et ecce vox de caelis dicens: “Hic est Filius meus dilectus, in quo mihi complacui ”. (Mat.3:17) .

 

Đấng Kitô Khởi Đầu Cuộc Đời Rao Giảng

Giống như người dũng sĩ trẻ trong các thần thoại và chuyện cổ tích ngày xưa, Jésus đi vào hoang địa suốt bốn mươi đêm bốn mươi ngày chay tịnh và nguyện cầu rồi bị thần dữ thử thách mọi điều. Những cơn cám dỗ thật là khốc liệt, lúc thì bị dẫn lên đỉnh nuí chót vót cao, lúc lại bị phủ vây bằng những cảnh tượng quyền uy vĩ đại chưa từng tháy, mọi cảnh cám dỗ đêỡu dâng hiến cho Jésus quyền bính dsanh vọng tuyệt đỉnh nếu chịu khước từ sứ mệnh thần linh! Nhưng Ngài kiên tâm bền chí trung thành đến cùng, sau đó các vị sứ thần từ trời xuống phục dịch tinh thần mệt lã và thể xác yếu mệt của Ngài.

Thần dữ chưa chịu buông tha! Có thể con Thiên chúa đã chống cự lại các mưu chước của Satan nơi rừng nuí, nhưng biết đau Ngài sẽ thua thảm hại dưới đồng bằng!

Tội nghiệm cho Gioan Tẩy Giả bị lính của Hêrôđê bắt tóng giam, để rồi bị rục trong tù ngục! Các môn đệ ông coi như thua cuộc, tản mác! Lẽ tất nhiên đàu của ông Gioan bị cắt đặt trên đĩa bạc, nạn nhân của kẻ lãnh đạo bạc nhược với tâm tính thất thường! và của quyền lực Thần Dữ, kẻ thù của Thiên Chúa! Câu chuyện không mới lạ gì đối với chúng ta! chúng ta đã được nghe gỉng biết bao nhiêu lần, có khi nghe qúa hóa nhàm!

Với Thánh sử Mathêô và dân gian sống trong thời say mê nghe kể chuyện thì không như thế. Với họ, những chi tiết nhỏ mọn, những đường tơ kẻ tóc cũng được tô điểm và những ngụm cây ngọn cỏ cũng có đày sức sống! Dưới ngòn bút của Mathêô, tất cả đều đi vào tấn bi hùng kịch của cuộc xung đột sâu xa, một cuộc giao tranh bất tận! Bằng những nét thật thắm đậm, Jésus được giới thiệu như vị anh hùng thiên thu, được Thiên Chúa sai xuống trần đi vào cuộc giao đấu với ác thần trng trận chiến khốc liệt dành lại các các linh hồn nhân loại.

Những câu chuyện kể thật là phong phú! Nào là cảnh Giáng-Sinh đày vẽ thần tiên, Nào là sứ thần hiện xuống báo mông, nào là các Đạo-sĩ đến từ Phương Đông, nào là cảnh giết chóc các hài nhi vô tội, nào là cái chết bi thảm của gioan Tẩy giả, bị chặt đàu để trong đĩa bạc cho thực khách xem chơi thõa mạ lòng thù hận của những kẽ llăng loàn!

 

Những Dấu Chỉ Thời Đại

Tất cả những chuyện kể trên thật hấp dẫn, được coi như những dấu chỉ thời đại,những thứ thiên tượngbáo trước cuộc chiến tranh sắp xảy tới. Thế là Bóng Tối và Sự Sáng đi vào một cuộc giao đấu khủng khiếp. Nếu những biến cố tên xẩy ra ở một nơi vô danh tiểu tốt khác, chắc không có hiệu quả gì đáng kể, cũng vản có nhiều câu chyện khác đang tiếp tục xảy ra trong lịch sử thế giới, chẳng ai quan tâm gì cho lắm! Nhưng ở đay trong trường hợp của Jésus, dưới ngòi bùt của Mathêô và với sự ngóng đợi của quần chúng Do-Thái, trong một thời điểm cực kỳ sôi động, những biến cố có tầm định đoạt chét sống của hàng triệu sinh linh, không những trong hiện tại mà còn vang vọng trong một tương lai dài vô hạn định. Những biến cố của đời Jésus có chiều kích và có ảnh hưởng trong toàn cõi hoàn vũ và mang một ý nghĩa thật trọng đại. Dẫu là một sử gia đời, không quan tâm đến vấn đề tôn giáo, vẩn phải chú tâm ghi nhớ các nien hiệu ngày giờ của các sự kiện lịch sử của các biến cố đang xảy ra cho cuộc sống của nhân loại.

Đấng Kitô, khởi Nguyên Nước Trời

Thế nào là Vương quốc Thiên Chúa? Thế nào là Chúa cai trị trên trái đất?

Nhiều thế hệ trôi qua, truyền thống tiên tri trong Israel đã chuẩn bị tâm hồn dân chúng của đất nước nhỏ bé nầy chờ đợi ngày trọng đại Yahvê Thiên Chúa đến hủy bỏ các thứ dân ngọai đạo, tẩy sạch tàn tích những kẻ thống trị trên đời, chính Chúa sẽ nắm quyền cai quản mọi dân nước trên địa cầu. Tỵc gỉa sách Ký-Sự đã giới thiệu tiên tri Nathan, người mang sứ điệp này của Thiên Chúa cho Thánh Vương Đavít như sau:

“Sẽ xảy ra là khi đời ngươi đã mãn, khiến ngươi phải ra đi theo đuường của tổ tiên ngươi đi, thì ta sẽcho giòng giuống ngươi chỗi dậy kế vị ngươi, kẻ thuộc họ hàng con cái ngươi, và ta sẽ cho vương quyền nó kiên vững. Chính nó sẽ xây nhà cho Ta, Ta sẽ cho ngai vàng của nó kiên vững muôn đời. Ta sẽ là cha nó, và nó sẽ là con Ta, và lòng nhân nghĩa của Ta, Ta sẽ không truát khỏi nó, như ta đã truất khỏi kẻ có rước ngươi. Ta sẽ cho nó đứng vững trong nhà của Ta, và trong nước của Ta mãi mãi, ngai nó sẽ được vững bền mãi maĩ (Kư Sự, ch. 17, 11-14).

Nhiều câu Thánh-Vịnh, những sáng tác bày tỏ lòng sùng mộ của dân Israel, mô tả Thiên Chúa ngự trị trên ngai cao thống trị trên mọi thứ quân vương địa cầu, một ngày sẽ tieu diệt hết mọi quân thù và những kẻ không tín ngưỡng:

Thiên Chúa là chốn ẩn náu và là sức mạnh của tôi,
Sức trợ giúp gặp luôn trong cảng ngặt nghèo,
khiến chúng tôi không chút hãi hùng.
Cho dù đát có tang thương,
cho dù nuí non lẩy bẩy giữa trùng biển khơi.
Trong lúc ba đào gầm thét sôi sùng sục;
Núi non lảo đảo và thuỷ triều dâng lên.
Yahvê thiên binh ở với chúng tôi,
th7anh trì của chúng tôi ,Thiên Chúa của Jacob
Sông cả, sông con, niềm reo vui cho thành trì của Thiên Chúa,
Cho chốn cực Thánh giữa các Điện Thờ của Đấng Tối Cao.
Thiên Chúa trấn ngự giữa thànhth7anh sẽ không hề chuyển lay.
Tảng sáng tinh sương thành được Thiên Chúa cứu viện.

(Thánh Vịnh 46, 1-7)

“Hãy nói giữa các dân: Thiên Chúa là Vua,
cả hoàn vũ được kiên vững không lay chuyển;
Người sẽ hạch tội dân theo đường chíng trực.

“Trời hãy hoan ca, đát hãy nhảy mầng,
Biển và muôn vật muôn loài hãy gầm vang,
Đồng ruộng và muôn loài muôn vật hảy hân hoan;
Cùng một lúc hãy reo vui, Olives tất cả cây trên rừng,
trước tôn nhan Yahvê, vì Người ngự đến
Vì người đến xét xử nhân trần;
Người sẽ xét xử dương gian theo lẽ công minh,
Và muôn dân theo chân lý của Người”
.
(Thánh Vịnh 96, 10-13)

“Hãy hoan hô mầng Yahvê, toàn thể cõi đất,
Hãy hân hoan, hãy reo hò, và hãy đàn ca,
, Hãy đàn ca Yahve1, tiếng cầm réo rắt,
tiếng cầm réo rắt tiếng nhạc du dương,
tiếng loa vung dậy, tiếng rúc tù và,
Hãy hân hoan, trước nhan Vua Yahvê.

(Thánh Vịnh 89, 4-6)

“Yahvê là vua, các dân run khiếp,
Người ngự Kỗrubim, đất đã lung lay,
Yahvê lớn lao ở Sion,
Người cao vợi trên khắp muôn dân,
chúng hãy ca ngợi danh thánh Người,
Danh cao cả và đáng sợ! Người là Đấng Thánh !
Vua uy quyền, Đấng chuộng lẽ phải,
Người lập đường ngay,
Lẽ phải, và chính đức nơi Jacob, Người đã gầy nên!
Hãy tôn dương Yahvê, Thiên Chúa chúng ta,
hãy phục lạy dưới bệ chân người, Người là Đ́ng Thánh!
(Thánh Vịnh 99, 1-5)

 

Đấng Kitô, Con Đường Mới của Nhân Loại

Suốt dọc dòng lịch sử hai nghìn năm của ktô giáo, đã có biết bao viết lách, bàn thảo, chú giải về ý nghĩa Bát-Phúc, và chúng ta là nạn nhân của qúa trình chú giải đó. Chúng ta đã quen với cái tiền đề rằng, Nơi bài giảng “Bát-Phúc, Chúa Jésus cố gắng mời gọi con người vươn lên trên cuộc sống ô trọc tầm thường sống cao cả hơn thánh thiện hơn, và đề nghịnhững hình ảnh thiết thực làm sao con người đạt tới những lý tưởng sống đó.chẳng hạn như con người nên sống trong sạch, nên sống vui, sống sòng phảng với Thiên-Chúa, đối đãi công bình với tha nhân, như xây nhà trên nền tảng đá vững chắc.Thực ra, Bài Giảng Trên Nuí của chúa không phải là những mẫu lời khuyên tuyệt diệu, hay là một số tư tưởng hướng dẫn đời sống tâm linh và những tiêu chuẩn phê phán gía trị cuộc sống hiện tại.Trái lại, Bài giảng về ”Bát-Phúc” là những chất liệu, những điều kiện sống thực, cần phải áp dụng trong”Nước của Thiên-Chúa”, nơi đây cuộc sống bổng nhiên được xét lại, hoàn toàn khác với cuộc sống trong qúa khứ, cần phải thay đổi, khi ta nhận diện thực tại “Nước-Trời “ đã xảy ra, với “thời-điểm của Chúa Kitô”.

Đã có nhiều ý kiến chung quanh nghi vấn phải chăng “Bài Giảng Trên Núi”là đòi hỏi quá khắt khe, quá xa vời đối với thực tế, hay là những tiêu chuẩn qúa lý tưởng không thể vói tới được mà Chúa Jésus có ý ám chỉ sự toàn thiện của thiên Chúa, đồng thời nhắc nhở nhu cầu khiêm tốn mà nhân loại càn đến trong cuộc sống giữa con người với con người? Nếu tách biệt “Bát-Phúc” ra khỏi bối cảnh và văn mạch của Phúc Âm, và chỉ xét dưới khía cạnh thuần túy là những huấn lệnh luân lý mà thôi, có lẽ nghi vấn trên về nhu cầu khiêm tốn có phần đúng, vì không ai hy vọng có thể đạt được những tiêu chuẩn bất khả thực hiện trên căn bản thuần túy nhân loại. Nhưng nếu đặt “Bát-Phúc”trong khuôn khổ sức mạnh của Phúc-„m, trong công cuộc của “Nước Chúa”, và trong ý nghĩa là Thiên Chúa bây giờ thực sự can thiệp vào lịch sử của nhân loại, và những “tiêu chuẩn luân lý bát khả thực hiện kia mặc lấy một hoàn cảnh mới mẻ, “Bát Phúc” bây giờ không còn là những qui luật ảo tưởng, hoặc là một thứ bực thang gía trị đo mức thành công về luân lý đạo đức cho những ai muốn leo lên đài cao danh vọng, mà là những mô tả thiết thực về trạng huống của cuộc sống trong “Nước của Thiên Chúa”. Nói cách khác, đây không phải lànhững đòi hỏi đặt ra cho một thứ luân lý đạo đức cho một cuộc sống lý tưởng, nhưng là những tuyên dương về thực trạng của dân chúa trong Vương-Quốc Thần-Linh.

Một khía cạnh khác cần lưu ý là Mathêô thu thập những bài giảng bất khả nầy và gom lại thành những bài giảng trên núi, trong khi Thánh Luke cũng ció nhữngbài giảng như vậy không đểgiảng trên núi mà giảng dưới đòng bằng, sau khi ở trên nuí cầu nguyện và tuyển chọn các môn đệ, Chúa Jésus xuống đồng bằng giảng dạy cho dân:” trong những ngày ấy, Ngài lên núi cầu nguyện, và Ngàithức suốt đêm cầunguyện cùng Thien Chúa, ngày đến Ngài kêu các môn đệ lại, và chọn lấy trong họ nhóm mười hai người (Luke 6:12)..

Từ trên núi xuống với họ, Ngài dừng lại một chỗ đất bằng, có một đám đông môn đò và đoàn lũ dân chúng đông đảo: từ Yudea, Jérusalem,và mièn duyên hải Tyrô và Siđom, họ kéo đến để nghe Ngài, và dể được chữa lành bệnh tật, và những kẽ bị thần ô ué quấy nhiễu, cũng được chữa lành, và tất cả dân chúng tìm cách sờ đến Ngài, vì có sức thiên gtự Ngài xuất ra mà chữa họ lành hết thảy.Bây giờ Ngài ngước mắt nhìn môn đồ và Ngưòi nói:”Phúc cho những kẻ khó nghèo, vì Nước Thiên Chúa là của các ngươi(Luke 7,17-20)

Thánh Mathêô, khác với Luka, có ý đồng hóa Chúa Jésus với Moses, vị lảnh đạo tối cao của dân do-Thái, ngưòi lên nuí để lảnh Mưười Đều Răn Thiên chúa mang xuống truyền cho dân, tức là Lề Luật của Yahvê Thiên Chúa được trao cho dân được tuyển chọn. Và bây giờ nữa, luật của Chúa lại được trao cho dân, Ngai toà của Chúa lại ở giữa dân của Ngài, Lề-Luật Thần Linh lại được khởi xướng giữa lòng dân khi Chúa Jésus đến, bây giờ không còn phải là ý dân muốn làm trọn lề luật của Thiên Chúa, nhưng là Thần Linh của Thiên Chúa Hằng sống ở với dân của Ngài.Họ không những chỉ làm trọn luật của Moisen mà thôi, họ cần phải đi xa hơn, siêu vượt trên luật lệ loài người, để chu toàn luật mới của Đức Kitô. Bây giờ, họ không những không được giết người, mà không được ghét người nữa, không những không được ghét người, mà còn phải yêu thuơng yêu kẻ thù của mình nữa. Những tiêu chuẩn luân lý đạo đức coi như “bất-khả” xưa kia, nay đã trở thành “khả thể” khi nhìn từ điều kiện thuận lợi nầy là: chúng như là thành phần của Lề Luật Thánh nay trở nên thực tại sống động nơi trần thế, là những miêu tả hiện trạng “Con Đường Sống Mới trong Đức Kitô”.

 

  Rev.Nguyễn Quốc Hải, Ph.D

 

 Mời đọc tiếp

1 2

 


Xem các bài viết khác trong Rev. Nguyễn Quốc Hải, Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.