Bằng chứng Chúa đă sống lại

Choir

 

 

 

Mục sư Craig Harris
(Tạp chí The Palestine Herald, 7-4-2007)

Ngày chủ nhật Phục Sinh, chúng ta cử hành việc Chúa Giêsu chịu chết, an táng trong mồ vàø sống lại. Nhưng Ngài đă thật sự sống lại không nhỉ? Nếu Ngài không sống lại, Ngài là người dối trá, hoặc là người điên. Nếu Ngài không sống lại, đức tin của chúng ta trở nên vô ích, và sẽ không có sự sống đời sau. Nếu ngài không sống lại, toàn bộ Kinh thánh là sự dối trá.

Như thế, có bằng chứng thật sự về Chúa đă sống lại không? Hoặc đó chỉ là một huyền thoại? Tôi muốn chia sẻ một số bằng chứng rơ ràng về việc Chúa Giêsu đă thật sự sống lại.

1. Trước tiên, sự khả tín của Kinh Thánh. Bạn có biết rằng chúng ta có hơn 5.000 bản chép tay của Tân ước bằng tiếng Hy Lạp hay không? Đó quả là một số lượng lớn. Một số bản chép tay ra đời trong ṿng 100 năm sau bản gốc, và chúng đều giống như nhau. Lẽ tất nhiên, cũng có những điểm khác biệt nhỏ, nhưng lại có quá nhiều bản chép tay và mô tả chính xác những ǵ các tác giả Tân Ước đă nói. Điều này có nghĩa rằng Kinh Thánh thật là đáng tin, với tư cách là tài liệu lịch sử.

2. Chúng ta có các bản văn của nhiều sử gia ngoài Kinh Thánh, trong đó các câu chuyện liên quan Chúa Phục Sinh. Các sử gia này, chẳng hạn Pliny The Younger, Ptolemy, Tacitus và Josephus, không những nêu tên các vua Chúa, các tổng trấn, ngày tháng và địa điểm có trong Kinh thánh, mà c̣n nêu tên các môn đệ và cả chính Chúa Giêsu nữa.

3. Ngôi mộ trống. Các tác giả Tin Mừng đều nói rằng ngôi mộ là trống trơn trong buổi sáng Phục sinh. Nếu có một thi thể trong mộ, chắc chắn các thủ lĩnh Rôma hoặc Do thái đă phát hiện, và như thế họ đă kết liễu Kitô giáo ngay lập tức rồi. Chúng ta nên nhớ rằng ngôi mộ trống được canh gác rất kỹ lưỡng. Hơn nữa trong Kinh Thánh, các phụ nữ là những người nh́n thấy ngôi mộ trống trước tiên: điều này không bao giờ có thể xảy ra trong suy nghĩ của người Do Thái thời đó. Như thế rơ ràng ngôi mộ trống là có thật.

4. Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô nói rằng 500 người khác nhau đă nh́n thấy Chúa Giêsu sau khi Ngài sống lại. Thánh Phaolô viết điều này khoảng 20 năm sau khi Chúa sống lại, và nói rơ rằng đa số họ vẫn c̣n sống vào thời điểm đó, và có thể làm chứng điều họ đă nh́n thấy. Không có ai bàn căi về tính lịch sử và giá trị đáng tin của Thánh Phaolô hoặc thư gửi tín hữu Côrintô, hơn nữa 500 người không thể có cùng ảo giác như nhau.

5. Tại sao các Kitô hữu thời sơ khai đă cử hành hiến lễ tạ ơn và phép Rửa tội, nếu Chúa Giêsu vẫn nằm chết? Lịch sử dạy rằng, các Kitô hữu bắt đầu cử hành Bữa tiệc ly của Chúa khoảng 20 năm sau khi Ngài sống lại. Thánh lễ tưởng nhớ cái chết hy sinh của Chúa Giêsu, bằng cách mừng máu Ngài đă đổ ra và Thân ḿnh Ngài đă vỡ tan. Tại sao các tín hữu làm như thế, nếu cái chết của Chúa Giêsu không có ư nghĩa ǵ cả? Hơn nữa, các tín hữu từ sơ khai đă đổi ư nghĩa của phép Thanh tẩy, từ một nghi thức tẩy sạch của Do Thái giáo ra ư nghĩa là “được mai táng với Ngài và được sống lại từ cơi chết với Ngài” (Rm 6: 4).

6. Tại sao các môn đệ có thể chết cho sự nói dối? Trong Tin mừng, chúng ta đều thấy rằng các vị đều là nhát gan. Tại sao các con chiên nhút nhát này lại có thể biến thành các con sư tử của đức tin? Vâng, người ta chết cho điều người ta tin là có thật, nhưng người ta không dại ǵ chết cho điều ḿnh biết là không có thật. Lịch sử cho biết các môn đệ, trừ Gioan, đều đổ máu v́ đức tin của các vị.

7. Sự h́nh thành và phát triển của Giáo hội. Giáo hội khởi đầu với một nhóm nhỏ, đa số là người nghèo, và họ đă bị bách hại và bị xử chết v́ đức tin của ḿnh. Thế nhưng, trong ṿng 200 năm sau đó, Giáo hội đă chinh phục Roma. Chúng ta có thể đặt tên chó nuôi là Nero và Caesar, nhưng phải đặt tên con cái ḿnh là Gioan, Phaolô, Tôma... Hàng ngàn nhà thờ và vô vàn con người thay đổi tâm hồn đă là chứng tá cho việc sống lại của Chúa Giêsu.

8. Nhiều người hoài nghi đă trở lại đạo. Vô số người không tin, trong đó có bà con của Chúa Giêsu, Phaolô và người vô thần, đă đặt niềm tin vào Chúa Kitô, sau khi nh́n thấy Ngài sống lại hoặc xem xét các bằng chứng sống lại.

9. Các cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu hôm nay. Qua ḍng lịch sử, hàng triệu người chúng ta đă có một cảm nghiệm về sự trở lại đạo. Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đang sống v́ chúng ta đă cảm nhận, đă biết và cảm nghiệm chính Ngài.

Như thế Tin vui đó là: Chính Chúa đă đến thế gian, cứu chuộc chúng ta và được chúng ta cảm nghiệm. Ngày lễ Phục Sinh, hăy nhớ rằng chúng ta không cử hành cuộc đời tốt đẹp của một người đă chết, nhưng là cử hành sự sống lại của Đấng cứu chuộc hằng sống, Người đă dựng nên ta, yêu thương ta và biết rơ chúng ta. Chúc niềm vui Phục sinh đến với mọi người thế giới này.

 

Nguyễn Trọng Đa dịch

 


 

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.