THÁNH PHANXICÔ ĐAM MÊ TIN MỪNG

Choir

 

 

 

Roy M. Gasnick, O.F.M.

Trong thời kỳ mà các sách lịch sử gọi là “Thời kỳ đen tối” của Trung Cổ, Thiên Chúa đă sai thánh Phanxicô Átxidi đến trần gian để đem lại ánh sáng cho người nghèo hèn, người đau khổ, người bị áp bức và người bối rối lo âu.

Mặc dầu là người giàu có, thánh Phanxicô chọn trở nên nghèo hèn, và dầu là người có ăn học, ngài thích thú trở nên người điên của Chúa. Với một năng khiếu độc đáo, ngài gây sửng sốt cho cả châu Âu bằng cách nói “không” với quyền lực, với tiền tài, với bất cứ cơ cấu hoặc đường lối chính trị nào, vốn làm cho anh em đồng bào phải đau khổ.

Thánh Phanxicô bị lôi kéo đến với các sự lạ thường như thế, bởi v́ Chúa đă chọn ngài giữ một vai tṛ đặc biệt trong lịch sử cứu độ. Ngài được tách ra khỏi mạng nhện của các cơ cấu xă hội Thời kỳ đen tối, để lại đưa Tin mừng Đức Giêsu làm nền tảng cho đức tin của Kitôhữu, và như thế là để xây lại Giáo hội và thế giới.

Thánh Phanxicô có niềm đam mê Tin mừng, một đam mê đă thiêu đốt cả con người của ngài và nhờ đó tung ra nhiều ánh lửa sáng để xua tan bóng tối của thời đại ngài.

Các ánh lửa ấy đều có tên gọi. Mỗi ánh lửa được lấy từ Tin mừng. Mỗi ánh lửa thắp sáng ít nhất một phần nhỏ của bóng tối. Cộng chung lại, các ánh lửa ấy tạo ra một sức sáng lớn, đủ xua tan mọi phần của bóng tối măi măi.

 

MỘT DUNG MẠO MỚI CHO CHÚA

Chúa đối với Phanxicô không phải như một nhà độc tài gây khiếp đảm, buộc phải nghe lời nếu không sẽ bị ném xuống hoả ngục. Không phải như vậy. Chúa đối với ngài là một Người rất gần gũi, một người Cha lư tưởng ban cho con cái nam nữ món quà sự sống quư giá, một nhân cách không giống với tạo vật khác, các tài năng để sống và phát triển trong thế giới này, và sự tự do để sử dụng hoặc lạm dụng các tài năng ấy.

Giống như một người cha người mẹ lư tưởng, Chúa luôn sẵn sàng để giúp uốn nắn các điểm gồ ghề, khuyên nhủ trong các chọn lựa khó khăn, an ủi và ban thêm sức mạnh khi các sự việc trở nên xấu đi.

Không lạ ǵ khi thánh Phanxicô thường trích dẫn câu Kinh thánh sau đây với ḷng tín thác hoàn toàn: “Hăy phó thác cho Chúa và Người sẽ lo toan cho ngươi”.

 

NHÂN TÍNH CỦA ĐỨC KITÔ

Không thể nghi ngờ ǵ về t́nh thương của thánh Phanxicô đối với Đức Giêsu Kitô. Đây không thể là Đức Giêsu của nhiều bức hoạ cuối thời Trung cổ -- Vị thẩm phán của ngày phán xét chung. Nhưng đây chính là Đức Giêsu thành Bêlem, là một con người thật sự, bởi v́ Ngài đồng hoá với mỗi con người; là Đức Giêsu của Bữa Tiệc ly, Đấng tự hiến làm của ăn cho nhân loại đang đói khát phần thiêng liêng; là Đức Giêsu của Đồi Canvê, Ngài đă chết như của lễ hiến dâng để cho mọi người có thể trỗi dậy từ bóng tối của tội lỗi tập thể và tội lỗi cá nhân.

Trong nhân tính của Đức Giêsu, thánh Phanxicô t́m thấy mối dây nối kết với Thiên Chúa của vũ trụ càn khôn. Ngài đă t́m thấy rằng Chúa là Chúa và là Anh em của mọi người chúng ta.

 

CON ĐƯỜNG TIN MỪNG

Phanxicô quá vui mừng trước khám phá này đến nỗi ngài thấy không có sự ǵ đáp trả cho cân xứng bằng sự hoán cải toàn diện, sự hoán cải này giống như một câu chuyện t́nh hơn là sự từ bỏ dứt khoát đời sống cũ của ḿnh.

Lúc ấy, các lời của Đức Giêsu trong Tin mừng tuôn ra ngoài như một lực sống nóng cháy. Đây là niềm cậy trông. Đây là sự sống. Đây là sự giải thoát khỏi mọi quyền lực tối tăm. Đây là vận mạng của cả loài người, và của toàn tạo vật.

Không lạ ǵ khi Phanxicô kêu lớn tiếng trước niềm vui quá mới mẻ này: “Đây là điều tôi mong mỏi! Đây là điều tôi kiếm t́m! Đây là điều tôi ước ao với trọn tâm trí và linh hồn tôi”.

 

TRỞ NÊN NHƯ ĐỨC KITÔ

Các phần của ước ao ấy dần dần được thực hiện trong cuộc đời thánh Phanxicô. Chẳng hạn lễ Giáng Sinh không chỉ là một biến cố lịch sử. Đức Giêsu không chỉ giáng sinh một lần vào thời xưa, nhưng c̣n trong thời nay và sau này nữa. Bất cứ ai đón nhận sự sống Tin mừng sẽ đón nhận một đ̣i hỏi từ Thiên Chúa: Đem Đức Giêsu vào cuộc sống người ấy trong thế giới này.

Với cách nh́n mạnh dạn như vậy, Phanxicô viết: “Chúng ta là mẹ khi chúng ta mang Chúa trong tâm hồn và thân xác ta, qua một t́nh yêu và một lương tâm chân thành và tinh tuyền; chúng ta sinh ra Ngài qua cách làm việc thánh thiện, vốn sẽ toả sáng trước người khác như một gương tốt”.

 

T̀NH HUYNH ĐỆ

Trong ánh sáng này, có lẽ câu nói gây xúc động nhất trong Di chúc của Phanxicô là câu ngài dùng để mô tả việc qui tụ các anh em đầu tiên: "Và sau đó, Chúa đă ban cho tôi một số anh em..."

Vào thời ngài, việc phân biệt tầng lớp đă trở nên chặt chẽ. Trong đời tu, các thầy trợ sĩ và nữ tu trợ tá chỉ có quy chế hạng hai. Trong nhân dân, có chủ và tớ, quí tộc và nông dân, người giàu và người nghèo. Sự nghi ngờ và không tin tưởng là chuyện b́nh thường giữa bạn bè với nhau.

Khi “các anh em” đến với Phanxicô, ngài không nh́n vào các ḍng khổ tu, nhưng nh́n vào Tin mừng như niềm cảm hứng cho lối sống mới của anh em. Mọi anh em đều b́nh đẳng, đều được yêu thương, đều được trợ giúp để khẳng định ḿnh, và đều được mến chuộng.

Nhà viết tiểu sử đầu tiên của Phanxicô, cũng là một nhân chứng, đă mô tả cộng đoàn đầu tiên của ngài như sau: “Khi anh em cùng đến bất cứ nơi nào, hoặc gặp ai trên đường, anh em đều tỏ t́nh thương thiêng liêng và ḷng quyến luyến. Những cái ôm thanh sạch, cảm t́nh dễ mến, nụ hôn thánh thiện, cuộc nói chuyện vui vẻ, nụ cười đơn sơ, cái nh́n vui tươi...sự đồng ư về mục tiêu, vâng lời sẵn sàng, bàn tay trợ giúp không mệt mỏi, tất cả những điều này đều có nơi anh em”.

 

MỌI TẠO VẬT ĐỀU LÀ ANH EM

Từ t́nh anh em như vậy, thánh Phanxicô lấy thêm một bước nhảy liều mạng. Trái với những người khác, ngài không giới hạn “t́nh anh em” vào con người hoặc giới tu sĩ. Tin mừng vang vọng lớn tiếng về việc này.

Ngài sớm lập Ḍng nh́ dành cho phụ nữ, gọi là Ḍng Clara Nghèo. Sau đó, ngài lập ra Ḍng ba, gọi là Ḍng Phan sinh Tại thế, dành cho các người nam nữ sống Tin mừng theo cách riêng của họ giữa thế gian.

Việc giải thích của ngài về t́nh huynh đệ theo Tin mừng dẫn ngài đến một mầu nhiệm cao hơn: t́nh huynh đệ của tất cả tạo vật. Nếu các người nam và người nữ là anh chị em với Đức Kitô, Đấng là trưởng tử giữa mọi tạo vật, th́ mọi động vật, chim chóc, mặt trời, mặt trăng, gió, lửa, nước, cũng là anh chị em với loài người, v́ tất cả đều do Thiên Chúa tạo thành.

Ngài nói với “các chị chim”, với “anh sói”, và chúng cũng nói chuyện với ngài. Điều này cho thấy dường như Chúa đă tái lập t́nh trạng ngây thơ vô tội thuở ban đầu, mà ông Adam và bà Eva đă đánh mất. Phanxicô hoàn toàn đi vào mầu nhiệm này, khi ngài sáng tác và hát một trong các bài thơ độc đáo nhất trong lịch sử tôn giáo, đó là Bài ca các Tạo vật. Sự kính trọng của ngài đối với tạo vật vẫn c̣n gây kinh ngạc cho đến ngày nay, đến nỗi ngài đă được đặt làm Bổn mạng của Môi sinh/Môi trường.

 

NGHĨA HÈN MỌN

Thánh Phanxicô đă chọn gọi các đồng bạn của ngài là “Anh em hèn mọn”. Từ “hèn mọn” chứa một ư nghĩa mà ngày nay chúng ta thường dùng khi nói về các nhóm thiểu số -- tức người nghèo, không quyền lực và không có tiếng nói có trọng lượng. Đối với Phanxicô, hèn mọn có nghĩa là từ bỏ ước muốn quyền lực, danh vọng và quy chế cao trọng. Hèn mọn là muốn trở nên như các anawim của Kinh thánh -- tức người nghèo của Chúa, người không được trợ giúp, người không được bảo vệ, người mà Đức Kitô nói là các người được chúc phúc, v́ Nước trời là của họ.

Hèn mọn là một quyết định để phục vụ chứ không phải được phục vụ, một ước muốn sẵn sàng giúp đỡ, nối kết, chia sẻ, đau với người đau, vui với người vui, một quyết định để vượt qua một xu hướng xấu nhất nơi mỗi người -- đó là ước muốn có quyền lực và chỉ huy ngươi khác.

 

NGHÈO KHÓ

Tài sản, tiền bạc, của cải riêng, và tham muốn ngày càng có thêm vật chất -- đó là những cái mà thánh Phanxicô xem là cản trở cho t́nh huynh đệ và sự kết hiệp với Chúa. Những người mà cuộc sống bị thống trị bởi tiền bạc và những ǵ tiền bạc có thể mua được, là những người quan tâm đến vật chất hơn là quan tâm đến người khác -- đây là một sự huỷ hoại khủng khiếp cho chương tŕnh của Chúa.

Con người quan trọng hơn tài sản và con người quan trọng hơn mọi vật. Đức nghèo của Phanxicô nhằm chứng minh chính xác rằng ngài chọn nghèo hèn cá nhân, chọn đứng về phía người nghèo, ngươi bị áp bức, người bị bỏ rơi của xă hội.

 

CẦU NGUYỆN

Việc cầu nguyện, nhất là cầu nguyện chiêm niệm, là quá quan trọng đối với Phanxicô đến nỗi ngài bị cám dỗ mạnh mẽ là nên từ bỏ sứ mạng làm tông đồ cho thế giới, và rút lui vào cuộc sống ẩn tu.

Sứ vụ của ngài, như Chúa đă nói với ngài, là một hướng khác. Nhưng dù Phanxicô sống bất cứ nơi đâu -- trong hang động, nơi chợ búa, trên núi cao hay trong nhà của Đức hồng y, với anh em hay đang lao động hoặc ở một ḿnh – ngài luôn sống tâm t́nh cầu nguyện: khi th́ chiêm niệm, khi th́ cầu nguyện tự phát, khi th́ chung với anh em, khi th́ vừa lao động vừa cầu nguyện.

 

HOÀ B̀NH

Các nỗ lực can trường của Phanxicô về xây dựng hoà b́nh đă đi vào huyền thoại: trong tranh chấp giữa người giàu và người nghèo ờ Átxidi, giữa Kitôhữu và người Hồi giáo trong thời Thập tự chinh, giữa người quí tộc và nông nô trong các vấn đề đăng kư nghĩa vụ quân sự. Điều quan trọng đáng lưu ư là thánh Phanxicô đă được chấp nhận làm người kiến tạo hoà b́nh, bởi v́ chính bản thân ngài là con người hoà b́nh thực sự.

Ngài nói với các anh em: “Trong khi anh em rao truyền hoà b́nh bằng môi miệng, anh em phải có hoà b́nh chan hoà trong người ḿnh trước. Có như vậy, không ai có thể tức giận hoặc nhục mạ anh em, khi anh em rao truyền. Và mọi người sẽ được đánh động với hoà b́nh, thiện chí và t́nh thương, vốn là kết quả của sự tự chế tinh thần của anh em".

 

KÍNH TRỌNG GIÁO HỘI

Ngoại trừ các lĩnh vực tín lư và luân lư, trong Giáo hội luôn có sự yếu đuối và cả sự sai lầm của con người. Sự yếu đuối của một số thành phần trong Giáo hội thời thánh Phanxicô là lớn lao đến nỗi Giáo hội khó là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa ở giữa nhân loại.

Thời ấy, người ta sợ hăi Giáo hội v́ quyền bính chính trị của Giáo hội. Nhiều giáo sĩ sống một đời đầy bê bối và nhiều gương xấu gây vấp phạm.

Chính lúc đó Chúa gọi thánh Phanxicô “Hăy đi xây dựng lại nhà Cha, Giáo hội của Cha mà con thấy đang ngă sụp”.

Dưới lớp bụi bẩn mà Giáo hội đă tích tụ trong “Thời kỳ đen tối”, thánh Phanxicô t́m thấy ngọn lửa sáng chói, sự nồng ấm vô tận của Tin mừng, vốn được thông chuyển từ Chúa Giêsu đến thánh Phêrô, và từ thánh Phêrô đến các đấng kế vị Ngài cho đến Đức giáo hoàng hiện nay. Ngài luôn nghĩ rằng Giáo hội, mặc dù đôi lúc bất toàn, là người bảo vệ con đường Tin mừng của Chúa Giêsu.

Do đó, ngài bắt đầu rủ rừng lớp bụi, để xây lại Giáo hội, lắp ḥn đá này đến ḥn đá khác, cải hoá người này đến ngươi khác, bằng sự cải cách chứ không bằng nổi loạn. Ngài đă thành công trong khi nhiều người đă thất bại, bởi v́ ngài tiếp cận Giáo hội không bằng sự tức giận, nóng nảy, nhưng bằng t́nh thương và kính trọng Giáo hội.

 

SỨ MẠNG TÔNG ĐỒ

Thánh Phanxicô nh́n chung quanh ḿnh. Hầu như toàn bộ châu Âu đă tin vào Đức Kitô, mặc dầu nhiều người chỉ là Kitôhữu trên danh nghĩa. Thế giới Hồi giáo sống tách biệt; miền Viễn Đông chưa nghe nói về Chúa. Công tác truyền giáo -- một thách đố Chúa Kitô giao cho các Tông đồ để rao giảng Tin mừng cho mọi dân nước -- dường như không phát triển được bao nhiêu.

Do đó, thánh Phanxicô làm cho các anh em của ngài trở thành các tông đồ mới, và ngài sai cứ hai người một nhóm, như Chúa đă làm, để rao giảng Tin mừng mới được tái khám phá cho phần đất c̣n lại của châu Âu, châu Phi Hồi giáo và Trung Đông, miền Viễn Đông và các vùng đất chưa được phát hiện.

Nhờ sự sốt sắng như vậy, Phanxicô đă trở nên nhà truyền giáo nước ngoài đầu tiên của thời đại mới.

 

THÁCH ĐỐ CỦA THÁNH PHANXICÔ

Thế giới đă thay đổi rất nhiều lần kể từ thời Phanxicô, nhưng buồn thay, nhiều điều kiện và vấn đề tương tự ở thời ngài vẫn c̣n xuất hiện trong thời đại chúng ta ngày nay.

Hàng triệu lời đề nghị được đưa ra để t́m cách giải quyết các vấn đề ấy, cách thay đổi các điều kiện và cách lay động sự ù ĺ và cứng đờ để đạt đến giải pháp mới.

Phanxicô biết rằng nhiều người không c̣n được các niềm tin hấp dẫn như một người đang tin vào Chúa, ngài mong họ trở nên người biết quan tâm đến người khác, người biết yêu thương, người sống hoà b́nh và tin tưởng phó thác. Mỗi người cần trở nên một con người như Đức Giêsu trong thời đại Ngài hoặc như thánh Phanxicô trong thời đại ngài. Một con người như vô số người sống Tin mừng mà chúng ta gọi là các thánh. Một con người như các linh mục, tu sĩ nam nữ, các tín hữu tại thế của Đức Giêsu, họ đang cố gắng trở nên các chứng nhân cho Chúa. Đối với các anh chị em trong đại gia đ́nh của Phanxicô, từ thời nọ đến thời kia, ngài nói rơ với họ: Hăy trở nên con người đặc biệt. Anh chị em cần phải là sách Tin mừng để cho nhiều người khác nh́n đọc được.

 

Nguyễn Trọng Đa dịch

 


 

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.