SOS TRÊN INTERNET

SOS

 

 

 

Thứ hai, 14-4-1997, tại Denton, bang Texas (Mỹ). Đi học về, Sean Redden đẩy cửa vào nhà.

Sharon Redden, bà mẹ, cười chào đứa con trai 12 tuổi. Sean mở mạng internet. Tiếng bíp bíp của máy liên tục vang lên trong pḥng bếp nhỏ.

Bà Sharon hỏi:

- Con chơi ǵ nữa?

Sean đẩy con chuột chạy trên tấm lót và nhún vai đáp:

- Con không biết… có lẽ vào phần tṛ chơi giải trí.

Không nh́n thấy tṛ chơi ǵ mới, em gơ mục t́m bạn để trao đổi về việc học.

Khoảng sáu giờ tối, lúc sắp ngừng chơi, em nh́n thấy nhấp nháy tên một người tham dự mới là Susan Hicks. Và mẩu tin “tôi cần giúp đỡ” được đánh chữ hoa.

Sean gơ hỏi:

- Có chuyện ǵ thế?

- Tôi không thở được. Nhờ giúp.

Sean cau mày. Tin này có vẻ là chuyện kỳ quặc.

Nhưng người đối thoại bí mật kêu cứu tiếp: “Xin giúp tôi! Tôi khó thở. Phía trái của tôi bị mất cảm giác và tôi không đứng lên được”. Sean nghĩ: “Đúng thật rồi”. Tuy vậy, vẫn ngờ ngợ sợ người ta đùa dai, em định đi qua tṛ chơi khác, nhưng rồi em suy nghĩ và dừng lại: “Nếu không phải đùa th́ sao? Biết đâu cô ấy đau thật?”. Em gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đến xem này. Có người nhờ giúp đỡ.

- Có lẽ là đùa chơi thôi con ạ- Bà vừa nói vừa cúi xuống nh́n màn h́nh.

 

Lời kêu cứu từ Phần Lan

Lời kêu cứu ấy không hề là tṛ đánh lừa. Đằng sau biệt danh Susan Hicks là một nữ sinh viên 20 tuổi, tên Taija Laitinen, đang làm việc khuya tại thư viện Đại học Kerava, gần Helsinki. Lời kêu cứu gửi từ Phần Lan, cách Texas gần 12.000 km. Taija đang t́m hiểu trên mạng Internet để làm bài tập địa lư, th́ cảm thấy một cơn đau dữ dội ở mắt cá, lan dần ra hai chân. Từ bé, cô đă là nạn nhân của nhiều cơn đau thoáng qua: vết bỏng ở chân, nhiều cơn đau nhói ở chân, có khi đau lên tận hông và dọc xương sống.

Đêm ấy, Taija có cảm tưởng là bị điện giật ở đùi và hông. Lúc đó, chỉ c̣n một ḿnh cô ở tầng hai của thư viện. Điện thoại gần nhất nằm ở hành lang, và cô không thể bước tới đó được, v́ một cử động nhỏ cũng làm cô đau buốt. Bỗng nhiên, một ư tưởng lóe lên trong đầu cô: tại sao không xin giúp đỡ qua mạng mà cô thường mở để học thêm Anh ngữ? Cơn đau bắt đầu làm cô khó thở.Cô đánh biệt danh vào mạng và xin SOS. … Sean nói với mẹ:

- Con nghĩ là chuyện nghiêm chỉnh, mẹ ạ.

Em gơ chữ hỏi cô gái:

- Cô gọi EMT được không? ( tức Sở y tế cấp cứu Mỹ).

Sean và mẹ dán mắt vào màn h́nh, chờ đợi. Vào giờ cao điểm, mạng internet có qúa nhiều thông tin trao đổi, do đó thời gian chờ đợi lâu hơn mọi lúc. Câu trả lời: “EMT hả? Đó là ǵ vậy?”.

Tin là có vấn đề xảy ra với cô gái, Sean hỏi:

- Bạn bao nhiêu tuổi?

- 20 tuổi.

- Bạn ở đâu?

Một lát sau, câu trả lời hiện ra:

- Ở Phần Lan.

- Phần Lan hả? – Hai mẹ con cùng kêu lên.

 

“Tôi bị chóng mặt…”

Taija phải t́ vào tay ghế để bớt đau. Mặc dù bị chóng mặt, cô vẫn liên lạc với Sean. Cô ráng gơ bàn phím: “Tôi không đùa đâu. Giúp tôi với”. … Sean nghĩ: ở đâu bên kia địa cầu, một cô gái bằng xương bằng thịt cần sự giúp đỡ, và chỉ có ḿnh và mẹ biết chuyện này thôi.

Bà Sharon nói:

- Để mẹ gọi cảnh sát.

… Amy Schmitt, nữ nhân viên tổng đài của trạm cảnh sát Denton, đang trực cùng với bà sếp. Buổi trực diễn ra êm xuôi. Đến 6 giờ 14, chuông điện thoại reo.

- Cảnh sát, tôi nghe đây…

- Con tôi nhận được tín hiệu SOS trên mạng internet. Đó là một cô gái khó thở cần giúp đỡ.

Amy đứng dậy, sẵn sàng đi tiếp cứu. Chị nghĩ là cơn đau tim.

- Tốt lắm. Cô ấy ở đâu?

- Ở Phần Lan.

- Hả?

Cứ nghĩ đó là tṛ đùa dai, nhưng rồi qua thực tế nghề nghiệp, cô hiểu mỗi cuộc gọi là một vụ khẩn cấp.

- Xin cô ấy cho biết số điện thoại.

Rồi quay sang sếp, chị nói:

- Hăy tin tôi, nhưng chúng ta phải đi cấp cứu tận… Phần Lan đấy!

Sếp b́nh tĩnh đáp:

- Cứ giữ máy. Tôi sẽ xem ḿnh giúp được ǵ.

… Nhiều phút sau khi Sean yêu cầu “Susan” cho biết số điện thoại, màn h́nh vi tính vẫn trống rỗng. Em cứ lúc lắc đầu, bực ḿnh v́ internet qúa chậm. Cuối cùng một dăy số hiện lên màn h́nh.

Sean lại hỏi xin số điện thoại của sở cấp cứu y tế tại Phần Lan. Nhưng, thay v́ các con số, em đọc thấy: “Tôi bị chóng mặt”. Sean đáp: “Cố gắng lên! Chúng tôi đang nhờ giúp đỡ”. Lát sau, ḍng chữ khác xuất hiện: “Tôi đau qúa”.

Sean đă ngồi bên máy suốt hai giờ, và em cũng bắt đầu cảm thấy nhức đầu. Em yêu cầu Susan cho địa chỉ chính xác. Câu trả lời làm em rất vui. Em nói với mẹ:

- Cô ấy ở đại học!

Lúc ấy là hai giờ sáng tại Phần Lan.

…Bà sếp nói với cô tổng đài:

- Tôi t́m số điện thoại của sở cấp cứu y tế của tỉnh Kerava, Phần Lan. Tại Phần Lan, một người bệnh xin cứu giúp qua mạng Internet với một người tại Mỹ.

Cô tổng đài bên kia cười lớn tiếng.Vấn đề cũng thật lạ. Bà sếp nói:

- Chuyện khó tin, nhưng rất nghiêm chỉnh.

Chị mất hơn 10 phút gọi nhiều tổng đài, cuối cùng chị biết số điện thoại qua sở điện thoại Phần Lan.

Cô tổng đài tại Phần Lan đoan chắc là một toán người cứu thương đă lên đường. Khi Sean biết tin này, cậu bé thở phào nhẹ nhơm. Cậu thông báo cho Susan: “Nhóm cấp cứu đang đến”.

… Gập người trên bàn phím, Taija (tức Susan) cố chịu đựng nỗi đau trên ghế. Bỗng chốc, cô nghe tiếng chân bước và tiếng nói trong hành lang. Trước khi cô kịp kêu to th́ các tiếng động đă xa dần. Thất vọng, cô gơ tiếp cho Sean: “Tôi nghe tiếng họ, nhưng họ không thấy tôi”. Sean đáp: “Đừng lo. Họ đến ngay”.

Taija quay lại và nh́n thấy nhiều ánh đèn trong hành lang. Rồi cửa mở ra. Một toán người cấp cứu và ba cảnh sát bước vào pḥng. Cô gái gơ lần cuối vào phím: “Họ đến. Cảm ơn. Chào”.

- Ồ! – Sean thở ra- Thoát rồi.

… Bốn ngày sau, đồn cảnh sát Denton nhận thông báo của Interpol, gửi từ Helsinki: “Nhờ người bạn trên Internet, Taija đă được đưa vào bệnh viện trong cơn nguy kịch, nhưng hôm nay t́nh trạng cô ấy đă khả quan”.

 

Nguyễn Trọng Đa
(Theo Sélection)

 


 

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.