THIÊN CHÚA CÓ QUY ĐỊNH
VỢ TÙNG PHỤC CHỒNG KHÔNG?

Choir

 

 

VẤN ĐỀ HÔN NHÂN KITÔ GIÁO
Dựa theo các bản văn Tân ước
 

Herbert Schneider, SJ
Trường Thần học Loyola

 

 

 

Sarrastro, linh mục thượng phẩm trong vở kịch “Chiếc sáo kỳ diệu” của Mozart đă diễn tả mô h́nh của mối quan hệ vợ – chồng trong xă hội quy ước từ thời đại Kinh thánh cho đến ngày nay. Ngài nói với Damina: “Một người đàn ông phải hướng dẫn cơi ḷng của cô, bởi v́ không có đàn ông người nữ sẽ có nguy cơ thiếu bầu khí tạo ra ảnh hưởng của ḿnh”(1). Người nữ không chỉ nằm dưới sự bảo trợ của đàn ông, mà c̣n cần phải lệ thuộc đàn ông theo hướng đó để trở thành người nữ có ảnh hưởng thật sự. Mô h́nh này được công nhận cho đến thời gian gần đây, và có thể t́m thấy trong xă hội Tây phương đến thời của triết gia Aristote. Nó được t́m thấy trong xă hội thế tục, cũng như trong các cộng đồng Do Thái của thế kỷ thứ nhất, và nó nằm đàng sau các bản văn Tân ước và Giáo hội tông truyền.

Là lời Chúa được linh hướng, Kinh thánh là quy phạm nền tảng nhất của đức tin và luân lư cho Kitô hữu. Tuy nhiên, các bản văn bàn về quan hệ vợ – chồng xem ra hoàn toàn trái ngược với quan điểm và lối hiểu của người đương thời. Một số các bản văn này được t́m thấy trong cái gọi là “các quy ước gia đ́nh” của Tân ước, chẳng hạn Cl 3: 18-19; Ep 5: 21-33; 1 Pr 3: 1-7; 1 Tm 2: 8-15; Tt 2: 1-10. Trong các đoạn văn này, người vợ được khuyên hăy tùng phục chồng ḿnh. Quy ước gia đ́nh c̣n chứa các lời khuyên khác liên quan việc xử sự của người nô lệ với chủ, con cái với cha mẹ, công dân với chính quyền. Tuy nhiên ở đây, điều quan tâm ưu tiên là mối quan hệ vợ – chồng.

 

Ngôn ngữ Tân ước về việc cầm đầu và tùng phục.

Một phái sinh dạng động từ của từ gốc taxis được dùng để nói về lối cư xử của người vợ, người nô lệ (trong 1 Pr 2:18), công dân, người trẻ đối với người cao niên (1 Pr 2:13 và 5:5). Động từ “vâng lời” được dùng cho con cái và nô lệ trong thư Cl và Ep. Động từ thật sự nói về lối cư xử của người vợ, nô lệ và thanh niên là ghép các từ hypo (dưới) tasso (trật tự, vị trí). Như thế người vợ được khuyến khích giữ vai tṛ thấp hơn trong việc tôn trọng chồng ḿnh, công dân tôn trọng chính chuyền, người trẻ kính trọng người cao tuổi… Cần phải nhớ rằng động từ trên thường được dịch trong Kinh thánh là “tùng phục”, “là con dân”, nghĩa là sống trong trật tự, có vai tṛ đặc biệt trong mối quan hệ với người khác.

Người của thời Tân ước đă hiểu thế giới của họ được xếp đặt theo trật tự lớp lang. Chẳng hạn, hoàng đế Roma đứng đầu trên hết, rồi đến giới quư tộc, công dân tự do, người nô lệ, người ngoại quốc, người xa lạ. Gia đ́nh cũng có trật tự lớp lang. Đứng đầu là người đàn ông làm chủ, kế đó là người vợ, các nô lệ, con cái. Trong thế giới quan này, người cấp cao chỉ huy người cấp thấp hơn. Trước công nguyên, Aristote đă viết rằng người đàn ông cai trị gia đ́nh, v́ đó là người có lư trí nhất. Người vợ phải phục tùng chồng, v́ nàng có lư trí kém hơn. Con cái là cấp dưới của cả cha lẫn mẹ, v́ chúng chưa trưởng thành, và nô lệ là cấp thấp nhất, v́ họ có lư trí rất kém. Trong xă hội như thế, việc cầm đầu bao hàm một địa vị cao hơn, và sự tùng phục bao hàm một địa vị thấp hơn. Một tác giả khác của thời đại ấy đă phát biểu rơ ràng hơn nữa. Ông nói: “Người cai trị theo lẽ tự nhiên là người nam, và không chỉ nơi loài người, mà nơi các loài vật khác cũng vậy, v́ con đực ở khắp nơi đều có quyền cai trị mở rộng trên con cái”. Một tác giả khác cùng thời với hoàng đế Caesar Augustus, và Đức Giêsu Kitô ra đời trong triều đại ông, đă viết: “Đàn ông có quyền cai trị gia đ́nh do bản chất, v́ khả năng thảo luận nơi phụ nữ là thấp hơn, nơi trẻ con th́ khả năng đó chưa có, và nơi người nô lệ th́ hoàn toàn xa lạ”.

Kitô hữu của thời ấy không mất thời giờ để cố gắng thay đổi thế giới quan chủ đạo ấy. Họ để mọi chuyện diễn ra như b́nh thường. Tuy nhiên họ đă có sự thay đổi cơ bản trong mối quan hệ vợ – chồng bằng cách đưa ra các bản văn mới.

Họ khuyến khích người vợ giữ vai tṛ tùng phục với sự tôn trọng người chồng, giống như lối xử sự của phụ nữ trong xă hội thời đó; tuy nhiên, họ không hề nói về việc người chồng điều khiển gia đ́nh hoặc chỉ huy vợ ḿnh. Họ đă cách mạng hóa mối quan hệ vợ – chồng bằng cách bảo người chồng hăy yêu mến vợ với t́nh yêu giống như t́nh Chúa Giêsu Kitô yêu giáo hội.

Với kiến thức nền như trên, chúng ta hăy nh́n kỹ các đoạn văn Tân ước dạy bảo về mối quan hệ vợ – chồng.

 

Cl 3: 18-19

“Người làm vợ hăy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hăy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ”.

Đây có lẽ là đoạn văn đầu tiên bàn về mối quan hệ vợ – chồng trong Tân ước. Người vợ không buộc phải có vị trí lệ thuộc với ḷng tôn trọng chồng ḿnh. Bản văn có nghĩa tương đương: “Hăy để cho người vợ có quyết định tự do về vị trí phục vụ của họ đối với người chồng”. Nói cách khác, người vợ được cổ vũ mạnh mẽ là hăy mong muốn phục vụ chồng ḿnh. Đàng khác người chồng được bảo hăy yêu thương vợ ḿnh. Ư nghĩa của “yêu thương” phải phát sinh từ văn mạch. Tác giả bức thư đang khuyến khích cộng đoàn Côlôxê hăy đối xử với nhau cách khiêm nhượng và yêu nhau như Đức Kitô đă yêu (xem 3:14 và 3:17). “Yêu thương” có nghĩa là sống cho người khác, phục vụ người khác, sẵn sàng hiến mạng sống cho người khác.

“Các tuyên bố này của Haustafel of Col ấn định lời cuối cùng trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, không dựa vào chế độ phụ hệ, cũng không vào chế độ mẫu hệ. Mối quan tâm thật sự không chỉ là xóa bỏ quyền lực của chồng đối với vợ, và do đó không nói về các nhượng bộ mà qua đó người vợ có thể tham dự vào quyền lực của chồng, mà c̣n là xóa bỏ các cơ cấu cai trị trong quan hệ phái tính. Không có nỗ lực t́m sự b́nh đẳng trong ư nghĩa của quyền bính b́nh đẳng đầy đủ, nhưng là một sự b́nh đẳng dựa vào yêu thương và phục vụ lẫn nhau”(2).

 

Ep 5: 21-33

V́ ḷng kính sợ Đức Kitô, anh em hăy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hăy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, v́ chồng là đầu của vợ cũng như Đức Kitô là Đầu của Giáo hội, thân thể của người. Và như Giáo hội tùng phục Đức Kitô thế nào, th́ vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy. Người làm chồng, hăy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Giáo hội và hiến ḿnh v́ Giáo hội; như vậy, Người thánh hóa và thanh tẩy Giáo hội bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Giáo hội xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể ḿnh. Yêu vợ là yêu chính ḿnh. Quả vậy, có ai ghét thân xác ḿnh bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác ḿnh, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Giáo hội, v́ chúng ta là bộ phận trong thân thể của người. Sách thánh có lời chép rằng: chính v́ thế, người đàn ông sẽ ĺa cha mẹ mà gắn bó với vợ ḿnh, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Giáo hội. Vậy mỗi người trong anh em hăy yêu vợ như chính ḿnh, c̣n vợ th́ hăy kính sợ chồng”.

Cũng giống như trong Cl 3: 18-19, người vợ được khuyến khích hăy phục tùng và tôn trọng chồng ḿnh, và người chồng được khuyến khích hăy yêu thương vợ ḿnh. Tuy nhiên, thư Ep đi xa hơn thư Cl, bằng cách đưa ra lư lẽ và động cơ cho sự cư xử của vợ và chồng.

Thật ngạc nhiên khi đoạn văn mở đầu với lời kêu gọi phục tùng lẫn nhau. Trong quy ước gia đ́nh – thế tục, Do thái hay Kitô giáo – sự tùng phục thường được giới hạn cho một số nhóm: chẳng hạn, cá nhân Kitô hữu đối với đất nước (Rm 13:1, 5; 1 Pr 2:13; Tt 3:1). Ư tưởng phục tùng lẫn nhau đă được diễn tả trong Tân ước, mà không có từ ngữ nào về tùng phục được sử dụng cả, chẳng hạn trong Rm 12:16; Pl 2:3; Gl 6:2; 1 Pr 5:5b. 1Pr 5:5b viết: “Anh em hăy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau” (xem Ep 4:2). Sự tùng phục trong nghĩa này trở nên sự diễn tả trọn vẹn cho các mối quan hệ của cộng đồng Kitô giáo(3).

Sau đó, tác giả thư Ep tiếp tục giải thích cách thức các thành phần cộng đồng tùng phục lẫn nhau là sống như lối sống tùng phục nhau của vợ và chồng. Đối với người vợ, động từ được hiểu trong câu 22 từ câu 21, và trong câu 24b từ câu 24a. C̣n sự tùng phục của chồng đối với vợ được diễn tả bằng t́nh yêu như t́nh yêu của Đức Kitô. Chúng ta cần đặc biệt chú ư đến t́nh yêu mà người chồng được kêu gọi thực thi, để hiểu được ư nghĩa của sự tùng phục của người vợ trong bối cảnh của đoạn văn, bởi v́ sự tùng phục của vợ là sự đáp trả cho t́nh yêu của người chồng.

T́nh yêu đối với vợ là bắt chước t́nh yêu của Đức Kitô đối với Giáo hội. Những tính chất của t́nh yêu Đức Kitô đối với Giáo hội là:

1. Người hiến ḿnh v́ Giáo hội (5:25).

2. Mục đích của Đức Kitô là làm cho Giáo hội trở nên thánh thiện (5:26) và xinh đẹp lộng lẫy (5:27).

Người chồng phải yêu vợ như yêu thân xác ḿnh. Nền tảng là khái niệm Giáo hội là thân xác của Đức Kitô. Người vợ là thân thể của người chồng, là “ḿnh” của chồng. Họ là một xương một thịt như sách Sáng Thế nói trong 5:31. Tác giả thư Ep cố giải thích mọi cách để người chồng cần chăm sóc vợ ḿnh. Ngược lại, Plutarch, một tác giả đương thời với tác giả thư Ep, đă viết:

“Người chồng cai trị vợ ḿnh không như một ông chủ quản trị tài sản, nhưng như hồn cai trị xác, với sự thấu cảm và lương tri để hiệp nhất nhiều hơn”(4).

Plutarch dùng chữ “cai trị”, trong khi tác giả của thư Ep gọi là “t́nh yêu hy sinh” như Chúa Kitô đă yêu.

Với kiến thức nền tảng này, chúng ta sẽ xác định ư nghĩa của lời kêu gọi người vợ phục tùng chồng. Mặc dầu thư Ep được viết trong một nền văn hóa riêng, trong đó vợ phải tùng phục chồng, tác giả thư Ep đă làm trọn từ ngữ “phục tùng” với một ư nghĩa mới. Sự phục tùng trong thư kêu gọi người vợ hăy cởi mở với t́nh yêu của người chồng. Họ được kêu gọi cho phép chồng họ yêu thương và phục vụ họ, như Chúa Kitô yêu thương Giáo hội và đón nhận qua t́nh thương của chồng t́nh yêu đích thực của Đức Kitô. Ư tưởng này đă được Stephen Francis Miletic nhấn mạnh trong cuốn One Flesh(5).

Người vợ phải tùng phục hoàn toàn – nghĩa là nàng phải chấp nhận trọn vẹn t́nh thương và quà tặng bản thân của người chồng như t́nh yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội. Chồng phải yêu thương trọn vẹn vợ ḿnh, đến nỗi có thể hiến ḿnh v́ vợ. Cả hai vai tṛ có tính Kitô học, cả hai đ̣i hỏi tự từ bỏ bản thân hoàn toàn và cả hai góp phần vào tiến tŕnh cứu độ, tỏ hiện sự hiệp nhất “một xương một thịt” của Đức Kitô và Giáo hội, Adam mới và Eva của thời Sáng tạo mới”(6).

Đối với Miletic, tác giả thư Ep suy tư trong khuôn khổ coi trọng người nam hơn, nhưng đă biết thay đổi định hướng bằng cách đổi ư nghĩa của ngôn từ tùng phục và cầm đầu. Thư Ep loại bỏ tiềm năng thống trị, nhất là trong các mối quan hệ vợ-chồng(7). Vai tṛ người chồng được liên kết với t́nh yêu của Đức Kitô, và qua định nghĩa này thư Ep đă gạt bỏ mọi yếu tố thống trị kẻ khác. Mặc dầu cơ cấu phụ hệ không hề thay đổi, người vợ tùng phục người chồng và mục tiêu là v́ hạnh phúc của người vợ.

“Theo Ep 5:22-25, sự tùng phục không đơn thuần là sự vâng lời một bạo chúa, cũng không phải là điều mà vợ buộc phải làm, theo quy định của truyền thống văn hóa phù hợp với các khuôn mẫu xă hội. Sự tùng phục của nàng hoặc ước muốn chấp nhận t́nh thương của chồng “trong mọi sự” (5:24) nói lên rằng nàng chấp nhận t́nh yêu của chồng như là quà tặng Chúa ban”(8).

Tác giả thư Ep nghĩ như vậy khi đưa hôn nhân từ nền tảng thống trị vào một bầu khí môn đệ. Một lối sống đầy ơn Thánh linh là nền tảng mới của quyền bính, vốn giải thoát chồng và vợ “khỏi sự đấu tranh quyền lực phi nhân bản giữa người cai trị và người bị trị, giữa người mạnh và người yếu trong năng động xă hội quy hướng người nam nhiều hơn”(9). Theo Miletic, người phối ngẫu không c̣n cần phải đấu tranh để cai trị hoặc để tránh bị cai trị. Nhờ sự tùng phục, cầm đầu và sống v́ hạnh phúc người khác, cả hai người đi vào sự tự do thật sự. T́nh yêu như t́nh yêu của Đức Kitô ban sức mạnh cho người chồng để sống v́ hạnh phúc của vợ, với cả ḷng mong ước và chọn lựa sống v́ vợ. Sự tùng phục của vợ đón nhận hành động yêu thương không ích kỷ của người chồng với niềm vui trọn vẹn, như thể đó là quà tặng Chúa ban(10). Schnackenburg dường như đồng ư với ư kiến này. Sự tùng phục của vợ đối với chồng như thủ lĩnh cần phải được nh́n trong ánh sáng của sự tùng phục lẫn nhau do kính sợ Đức Kitô (5:21)(11). Đoạn Ep 5:21-33 muốn đôi vợ chồng trao ban cho nhau với t́nh yêu trong ư nghĩa trọn vẹn của agape (t́nh yêu)(12).

 

1Pr 3:1-7

Chị em là những người vợ, chị em hăy phục tùng chồng, như vậy, dù có những người chồng không tin lời Chúa, th́ họ cũng sẽ được chinh phục nhờ cách ăn nết ở của chị em mà không cần chị em phải nói lời nào, v́ họ thấy cách ăn nết ở trinh tiết và cung kính của chị em. Ước chi vẻ duyên dáng của chị em không hệ tại cái mă bên ngoài như kết tóc, đeo ṿng vàng, hay ăn mặc xa hoa; nhưng là con người nội tâm thầm kín, với đồ trang sức không bao giờ hư hỏng là tính thùy mị, hiền ḥa: đó chính là điều quư giá trước mặt Thiên Chúa. Xưa kia, các phụ nữ thánh thiện là những người trông cậy vào Thiên Chúa, cũng đă trang điểm như thế; họ đă phục tùng chồng. Như bà Xara, bà đă vâng phục ông Ápraham, và gọi ông là “ông chủ”. Chị em là con cái của bà, nếu chị em làm điều thiện và không sợ hăi trước bất cứ nỗi kinh hoàng nào. Cũng vậy, anh em là những người chồng trong cuộc sống chung, anh em nên hiểu rằng đàn bà thuộc phái yếu; hăy tỏ ḷng quư trọng v́ họ cũng được hưởng sự sống là hồng ân Chúa ban. Như thế, việc cầu nguyện của anh chị em sẽ không bị ngăn trở”.

Đoạn văn trên đây có thể chia làm bốn phần: 3:1-2: sự tùng phục của vợ, lối sống thánh và sức mạnh để chiến thắng người chồng chưa có ḷng tin; 3-4: sự tùng phục và trang điểm với việc nhấn mạnh vào tính cách của phụ nữ; 5-6: sự cư xử hiện tại và lối trang điểm được minh họa bởi người nữ thánh thiện thời Cựu ước, nhất là bà Xara; 7: người chồng tôn vinh vợ ḿnh, v́ là người đồng thừa tự với họ trong ân sủng(13).

Tác giả của 1Pr trước đó đă khuyến khích các thành viên của cộng đoàn hăy tùng phục chính quyền dân sự, người nô lệ hăy tùng phục người chủ, và giờ đây khuyên người vợ tùng phục chồng ḿnh. Thật ra, sự hướng dẫn cho người vợ (1Pr 3:1-2) cũng giống với huấn thị chung trong 1Pr 2:12(14). Điều gây ngạc nhiên cho người đọc là lối khuyến khích người vợ cư xử lại khác với các lối khuyến khích cư xử trong thư Cl và thư Ep. Ở đây người vợ Kitô giáo có chồng ngoài Kitô giáo, chồng ngoại đạo. Lối sống và cư xử của người vợ ở đây là một công cụ truyền giáo mạnh mẽ để hoán cải người chồng ngoại giáo (1Pr 3:2).

Một lư do đặc biệt cho sự khuyến dụ trong thư 1Pr được cấu thành bởi hôn nhân “hôn hợp”. Một gia đ́nh chia rẽ về tôn giáo là một gia đ́nh thiếu sự hiệp nhất và là sự đe dọa tiềm tàng cho sự thống nhất đoàn kết của thành phố hoặc đất nước(15). Do đó, trong xă hội thời ấy người ta mong người vợ theo đạo của chồng. Plutarch viết:

Người vợ không nên có bạn bè riêng, nhưng hăy là bạn của các bạn của chồng ḿnh. Các thần là những người bạn đầu tiên và quan trọng nhất. Do vậy người vợ nên thờ phượng và chỉ biết các thần mà chồng ḿnh đang tin và thờ, và hăy đóng cửa lại trước mọi nghi thức kỳ quặc và sự mê tín dị đoan đáng ngờ”(16).

Lẽ tất nhiên, người nô lệ không có ǵ cần phải bàn trong vấn đề này, mặc dầu người nô lệ Do thái và Kitô giáo vẫn tin vào tôn giáo của ho,ï và không theo tôn giáo của người chủ ngoại giáo của họ. Những sự kết án và vu khống chống lại các thành viên cộng đoàn, từ những người chồng bực tức chống lại người vợ Kitô giáo và người nô lệ, có thể trở thành một sự đe dọa nghiêm trọng cho cộng đồng nói chung. Và cuối cùng xă hội mang nhiều tính chất vô đạo đức(17). Đây là lư do để cho thư Pr nhấn mạnh vào lối sống tốt. C̣n đối với Elliott, “Sự tùng phục là sự minh họa cho chủ đề lớn trong 2:15-4:19, tức là sự cần thiết làm điều đúng thay v́ làm điều sai trái” để tránh bị kết án là làm điều sai trái(18).

Việc đối xử trong sáng, sự trung thành với chồng, và lối sống đơn giản đă được đề cao trong văn chương về quản lư gia đ́nh. Ví dụ, “Nhân đức lớn nhất của phụ nữ là sự trong sạch”, theo một bản văn vào thế 3-2 trước công nguyên. Trong “Lời khuyên cho cô dâu chú rể” của Plutarch, 141E, chúng ta đọc thấy rằng điều trang điểm cho phụ nữ và làm cho nàng thêm xinh đẹp “không phải là vàng bạc đá quư hoặc áo quần sặc sỡ… nhưng là những ǵ đầu tư nàng với những ǵ báo hiệu lối cư xử tốt, phẩm giá và tính nhu ḿ khiêm tốn”(19).

Trong 1 Pr, lời khuyên cho lối sống đơn giản không nhằm mục đích kêu gọi phụ nữ sống lối sống được xă hội chấp thuận, nhưng có lối đối xử cần thiết để phúc âm hóa người chồng chưa có đức tin, và thật sự có hiệu quả trong việc xua tan nỗi sợ hăi rằng những người vợ tin vào một Chúa khác với chúa của người chồng sẽ làm hỏng sự hiệp nhất và ḥa hợp của gia đ́nh(20). Một số phụ nữ thời Cựu ước đă được nêu ra làm gương cho lối cư xử ấy, chẳng hạn bà Xara trong St 18:12 khi bà gọi ông Ápraham là “ông chủ của tôi”. Tác giả của 1Pr lấy cách xưng hô này để biểu thị việc bà tùng phục chồng ḿnh. Cuối cùng, người vợ được khuyến khích hăy làm điều tốt đẹp và không làm trong sự khiếp sợ. Lời khuyên này thật là thích hợp, bởi v́ người vợ, giống như người nô lệ, dễ bị tổn thương bởi sự hăm dọa của người chồng không có đức tin. T́nh trạng của vợ biểu lộ t́nh h́nh bấp bênh của cả cộng đồng. Khi làm điều phải lẽ mà không sợ ǵ cả, người vợ trở nên mẫu gương cho cả cộng đồng(21).

 

Lời khuyên với người chồng :

Thật ngạc nhiên khi trong 1Pr 3:7, người chồng không được bảo hăy yêu thương vợ như trong thư Cl và thư Ep, nhưng bảo hăy quan tâm tới vợ ḿnh. Ư tưởng quan tâm tới người vợ, v́ họ là phái yếu, là khái niệm chung trong xă hội mọi thời đại(22). Điều được t́m thấy ở đây là động cơ của sự quan tâm, chính v́ cả hai người là thừa tự của đời sống ân sủng.

 

Tóm lược

Lời khuyên trên đây, nhất là lời khuyên với phụ nữ, cần được hiểu như thế nào? Điều thư 1Pr nhấn mạnh là lối cư xử tốt đẹp hoặc cuộc sống có trật tự tốt. Lời kêu gọi sống tùng phục phát sinh từ các lối cư xử thường được xă hội chấp nhận, và đ̣i hỏi rằng người vợ sẵn sàng hội nhập và tự phục tùng trong các điều kiện xă hội ấy. Sự tùng phục của người vợ là sự cư xử đúng đắn trong xă hội(23). Tuy nhiên, người vợ được bảo hăy tự phục tùng, không phải bởi v́ điều này đúng với xă hội, nhưng bởi v́ đây là cách mạnh nhất để đưa người chồng chưa tin trở về với Chúa. Qua lối sống tốt ấy, người vợ chứng tỏ ḿnh là hậu duệ đích thực của các phụ nữ thánh thiện thời Cựu ước, và là thành phần của dân Chúa.

Elliott tóm tắt ư định của lời khuyên trên đối với vợ như sau:

Lời khuyên vợ chồng như thế củng cố hai ưu tư xă hội lớn của bức thư: (1) sự cần thiết của lối cư xử đúng đắn để vượt thắng sự ngờ vực và sự vu khống của người ngoài và giúp một số người khác trở lại đạo và (2) sự cần thiết về trật tự và ḥa hợp trong gia đ́nh, vốn sẽ trở thành gương mẫu cho cả gia đ́nh của Chúa. Trong lời khuyên với toàn thể cộng đoàn sau đó (3:8-12), mục tiêu hai mặt về quan hệ bên trong và bên ngoài của cộng đoàn cũng nhận được sự nhấn mạnh như thế”(24).

Trong thư 1Pr, sự tùng phục trở thành ch́a khóa cho cách cư xử của Kitô hữu. Nếu gộp chung mọi sự việc trong bức thư lại, người ta nhận thấy rằng một lối cư xử được khuyến khích, đó không phải là sự tùng phục quá mức, mà là sự từ bỏ mọi đ̣i hỏi và tham muốn thống trị người khác. Điều được nhấn mạnh là một t́nh yêu sẵn sàng hy sinh mạng sống cho một người hay cho nhiều người, và điều này loại trừ mọi lối vâng phục nô lệ, sự mong muốn cai trị và kiểm soát người khác. Là những người được đức tin giải thoát khỏi mọi sự áp bức, Kitô hữu cần chứng tỏ là ḿnh có thể sống đúng theo ư Chúa, cả trong lĩnh vực đời sống công cộng(25).

 

1Tm 2:11-15; Tt 2:3-5

Đoạn văn trong thư Tm nói đến hai lư do về việc người nữ không có quyền hành trên người nam: (1) Ađam được tạo dựng trước và (2) Eva bị ma quỷ lừa gạt và trở nên người phạm tội. Người nữ có thể được cứu độ nhờ việc sinh con, miễn là họ tiếp tục sống trong đức tin, yêu thương, thánh thiện và khiêm nhu. Lời nhận định về việc người nữ được cứu độ qua sự sinh con cái cần được đọc trong ánh sáng của 1Tm 4:3-5, trong đó những tên nói dối cấm người ta không được kết hôn. Nói cách khác, hôn nhân, t́nh dục, và việc sinh con không ngăn trở cho đời sống thánh thiện Kitô giáo(26). Đoạn văn Tm dường như hơi khác biệt về giọng điệu so với thư Cl và thư Ep, và liên quan nhiều hơn với các nguồn Do thái giáo, lối suy nghĩ và những điều khắt khe của Do thái giáo(27).

Đoạn văn trong thư Tt không đưa thêm điều ǵ mới. Nói chung phụ nữ được khuyên hăy sống các nhân đức được tôn vinh trong và ngoài cộng đồng Kitô giáo. Lư do được đưa ra là “đừng để lời Thiên Chúa bị người ta xúc phạm” (Tt 2:5), nghĩa là lối cư xử của người nữ không trở nên sự cản trở cho công tác phúc âm hóa của cộng đoàn Giáo hội.

 

Sứ điệp nào cho vợ chồng hôm nay?

Ngày nay chúng ta không thể lấy các ư tưởng về người nữ và mối quan hệ vợ- chồng như thời trước đây, có nghĩa là người nữ kém lư trí hơn, yếu hơn, dễ bị cám dỗ hơn, xúc cảm hơn, hướng về t́nh dục hơn, và do đó họ cần được người nam hướng dẫn và chỉ huy để họ hoạt động tốt. Chúng ta cũng không thể lấy ư kiến nói rằng người nữ phải dưới quyền cai trị của người nam, bởi v́ họ phạm tội trước tiên và do đó dễ hướng chiều về sự dữ, cần có người nam bảo vệ che chở để giữ vững đạo đức. Thiên Chúa không tạo ra người nữ thấp kém hơn người nam đâu. Ngài không truyền lệnh phụ nữ tùng phục người nam, bởi v́ phụ nữ không thể hoạt động tốt với tư cách là con người mà không có sự bảo trợ của người nam.

Chúng ta không quên rằng sự tùng phục tự thân không nói được điều ǵ với giá trị của con người trong điều kiện phục tùng. Người thợ không thấp kém hơn người chủ; tu sĩ không thấp kém hơn bề trên của ḿnh. Mối quan hệ giữa việc cầm đầu và sự tùng phục không là mối quan hệ của thống trị, áp bức, và phục tùng, mặc dầu nó có thể dễ bị hiểu lầm như thế. Đức Giêsu biết rơ điều này khi Ngài dạy các môn đệ chọn phương thức lănh đạo khác với phương thức của thế giới chung quanh họ, trong đó cấp cao chỉ huy cấp dưới (Mc 10:42-45). Sức mạnh lănh đạo của các môn đệ phát sinh từ việc họ đặt ḿnh tự do vào vị trí phục vụ người khác. Các môn đệ phải sống cách như vậy, bởi v́ Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mc 10:45).

Sự ḥa hợp, hiệp nhất và trật tự tốt là cần thiết cho gia đ́nh ngày nay cũng như xưa kia. Xă hội La Hy (La mă-Hy lạp) nh́n thấy rơ ràng rằng sự thịnh vượng của quốc gia tùy thuộc vào sự ḥa hợp của gia đ́nh. Sự bất ḥa bất thuận trong gia đ́nh có tác dụng phá hoại cho đất nước. Người xưa đă cố gắng thực thi như thế bằng cách tin rằng thiên nhiên đă ra lệnh rằng người mạnh cai trị người yếu, do đó người nam cai trị người nữ, con cái, người nô lệ. Các cộng đoàn Do thái giáo cũng chấp nhận như vậy, nhưng họ lư luận theo Kinh thánh. Đàn ông được tạo nên trước tiên, rồi mới đến người nữ. Nàng bị con rắn cám dỗ. V́ vậy người nữ cần lệ thuộc người nam để nàng làm tốt công việc của con người, và để cho gia đ́nh cũng hoạt động tốt. Tôi tin rằng các đoạn văn của Cl, Ep và 1Pr gợi ư một cách thức khác để thực thi sự ḥa hợp, hiệp nhất, và trật tự tốt trong gia đ́nh bằng cách thăng hoa việc coi trọng đàn ông, mà không rơi vào sự đấu tranh quyền lực, vốn sẽ đe dọa nghiêm trọng trật tự tốt.

Ch́a khóa nằm trong Ep 5:21: “V́ ḷng kính sợ Đức Kitô, anh chị em hăy tùng phục lẫn nhau”, được cụ thể hóa trong sự tùng phục và yêu thương giống như Đức Kitô. Việc cư xử trong mối quan hệ cá nhân với cộng đoàn cũng giống như sự cư xử của mối quan hệ vợ-chồng trong gia đ́nh. Các từ ngữ Hy Lạp hypotasso (sự tùng phục) và agape (yêu thương) có nghĩa giống nhau. Từ ngữ thứ nhất kêu gọi người ta tự đặt ḿnh trong vị trí phục vụ và vị trí chấp nhận việc phục vụ và chăm sóc. Từ ngữ thứ hai kêu gọi chọn vị trí phục vụ hy sinh đến nỗi sẵn sàng hiến mạng sống cho người khác. Không thể sống cách thức này nếu sự tùng phục trở nên sự lệ thuộc nô lệ và việc cầm đầu trở thành thống trị và đàn áp, trừ phi hai vợ chồng sống đời hôn nhân trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, trong khiêm hạ, tự quên ḿnh, với sự sẵn sàng tha thứ, và lại bắt đầu yêu thương phục vụ, và cho phép người bạn đời của ḿnh yêu thương và chăm sóc ḿnh măi.

 

Nguyễn Trọng Đa

 


 

 

Xem các bài viết khác trong Anh Nguyễn Trọng Đa.