ĐỌC VỀ KITÔ HỌC

1 2 3 4

Christ

 

 

 

II. LỊCH SỬ HỌC LƯ KITÔ HỌC.

 

  (...)

 

4. Việc Chấp nhận không tranh luận Tín điều Kitô Học tại phương Đông và tại phương Tây thời Trung Cổ

  a. Đối với phương Đông, học lư Kitô Học, khi được khuôn định chính thức, đă cung cấp một biểu thức thoả đáng về đời sống và ḷng sùng đạo của Giáo Hội hướng về tương lai. Tuy chỉ một số ít nhà thần học thấu hiểu nó, c̣n quảng đại quần chúng tín hữu th́ không bao giờ hiểu về nó tận tường, ngày nay cũng thế thôi. Nhưng, học lư ấy quả đă được rút tỉa từ chính tinh thần của Giáo Hội Hy Lạp, một Giáo Hội không ngừng có khả năng biết nhận ra ḿnh trong học lư ấy, và ngày qua ngày biết rút tỉa sức mạnh từ nó, dù rằng và có lẽ chính v́ nó đă trở thành một mầu nhiệm không một thành viên nào hiểu được. Học lư (mathesis) hay tín điều Kitô Học, do hiệu quả của diễn tŕnh mystagogia (huyền nhiệm hóa) đă trở nên một thứ tôn phái gây hiệu quả và ảnh hưởng lạ thường, một thứ bản thể của cứu rỗi theo nghĩa Hy Lạp. Diễn tŕnh huyền nhiệm hóa này được tạo nên bởi bất cứ điều ǵ trong huyền nhiệm của tôn phái kể cả những phương tiện sơ đẳng nhất là ảnh tượng. Con người lịch sử của Chúa Giê-su Kitô trở nên vắng bóng kể cả các quan niệm của thánh Phao-lô về tội và ơn phúc cũng thế. Mục tiêu duy nhất của cứu độ là athanasia (bất tử), nhận đuợc nhờ diễn tŕnh thần hóa qua Thiên Chúa Làm Người. Chỉ trong những năm gần đây, nhờ công tŕnh của Dostoyevsky và một số người khác, Giáo Hội nước Nga mới mở đường trở lại với con người Chúa Giê-su Kitô và do đó với cuộc khổ nạn của Người.

 b. Học lư của Hy Lạp luôn luôn là một yếu tố ngoại lai đối với phương Tây, và măi măi như thế. Nhưng nó đă đi vào chính trọng tâm suy tư của Kitô giáo phương Tây với một sức mạnh quan yếu đến nỗi không thể gỡ bỏ được nữa, kể cả lúc này; và trong tương lai, nó sẽ không bao giờ bị Giáo Hội Công Giáo Rô Ma từ bỏ, và cả các Giáo Hội Thệ Phản cũng không bao giờ hoàn toàn quên được nó. Một trong các lư do là sự kiện, như ta đă thấy, chính phương Tây đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc cung cấp cấu trúc chính thức cho tín điều này vào thời điểm quyết định đưa ra định thức của nó. Nhưng hiệu quả c̣n lớn hơn nữa là do sự thống trị của thiên tài Hy Lạp đối với thế giới tri thức, bắt đầu từ thời Alexander đệ nhất cho đến lúc thế giới cổ thời suy vong, một ảnh hưởng thấy rất rơ nơi nhà tư tưởng số một của phương Tây lúc ấy là Augustine. Tuy nhiên, cuối cùng phải nhớ rằng học lư Hy Lạp đại biểu một loạt các vấn đề và nhiều cố gắng để giải đáp chúng, và không phải ngẫu nhiên khi cố gắng đầu tiên ấy mặc h́nh thức này, một kết quả tất yếu phát sinh từ chính bản chất của toàn bộ vấn đề. Dù ǵ đi nữa, ngay từ đầu, bên phương Tây đă có một căng thẳng thấy rơ giữa học lư và ḷng đạo đức thực tế. Với thời gian, sự căng thẳng này mỗi ngày một gia tăng thêm. Trước và trong thời Trung cổ, các căng thẳng này chưa trầm trọng đủ để đẩy vấn nạn Kitô Học lên hàng đầu. Nhưng chúng đă cho ta lư do tại sao chỉ có phương Tây mới là nơi diễn ra những khai triển trong ngoài Giáo Hội, và cuối cùng tạo ra một Kitô Học hoàn toàn mới hẳn.

Thánh Augustine, mà quan niệm về cứu độ dựa vào thánh Phao-lô, đă ủng hộ mạnh mẽ ư niệm chuộc tội, ngược với hy vọng đơn thuần được bất tử (aphtharsia), và nhờ thế đă bảo vệ được chủ đề căn bản của Kitô giáo, và phục hồi được cuộc khổ nạn cũng như thập giá Chúa Giê-su Kitô đưa nó trở lại vị thế quyết định trong công tŕnh cứu chuộc. Nhờ thế, người ta đă nhấn mạnh nhiều hơn đến con người nhân bản của Chúa Giê-su cũng như đến Ngôi Lời trong học lư huyền nhiệm thần hóa. Điều này đúng trong suốt thời Trung Cổ khi truyền thống Augustine luôn luôn sống động dù đôi lúc bị hạn chế đôi chút. Cũng v́ lư do này, ḷng sùng đạo huyền học phát sinh tại phương Tây trong thời Trung Cổ, tiếp diễn sang thời hậu Thệ Phản và thời hiện đại của Công Giáo, chưa bao giờ trở thành một thứ huyền học thuần siêu h́nh và vũ trụ luận như của phương Đông, trái lại luôn duy tŕ được ít nhất một tiếp xúc nào đó với thực tại lịch sử. Điều này thấy rơ trong biểu thức ‘Chúa Kitô huyền học’ (Christ-mysticism) khá nghịch lư. Huyền học này đạt tới đỉnh cao nơi thánh Bernard thành Clairvaux, với ‘t́nh yêu say đắm Chúa Giê-su’. Nhưng mặc dù phong trào này đưa ra nhiều h́nh thức rất khác nhau, nhất là ở cao điểm của thời trung cổ, và mặc dù trường phái kinh viện đă khai triển tín điều Kitô Học theo nhiều hướng khác nhau, th́ đó cũng chỉ là những vấn đề bên lề (side issues) không gây hiệu quả ǵ đối với chính tín điều, và chắc một điều là đă không tạo nên một yêu cầu nào đ̣i phải duyệt lại nó. Thực tế ra, cùng với thời gian, ḷng tôn sùng ngày một quay lưng lại Chúa Kitô. Mỗi lúc Người mỗi lui vào hậu trường sâu hơn; ư niệm ngột ngạt về một quan án của toàn thể vũ trụ đă khiến Người trở nên ngày một xa thẳm khiến ḷng đạo b́nh dân không sao vươn tới được. Truyền thống Augustine không mạnh đủ để phủ lấp hố sâu ngăn cách. Đức Maria và các thánh đă trám chỗ của Người trong việc thoả măn hoài mong cứu chuộc; thánh mẫu học đă thay thế Kitô Học trong giáo huấn và ḷng tôn sùng thực tiễn của Giáo Hội, hệt như diễn tŕnh mystagogia (huyền nhiệm hóa) đă thực hiện bên phương Đông. Và sự phân sẻ giữa thần học và việc sống đạo trên thực tế, một phân sẻ qua tính bí tích ngày một tách người tín hữu giáo dân không cho họ hiểu biết trực tiếp Chúa Kitô, đă không tự dẫn nó tới một căng thẳng đủ để có thể gây nên những khai triển Kitô Học mới bên trong Giáo Hội Công Giáo.

 

5. Kitô Học của Cải Cách và của Thệ Phản chính thống

 a. Phong trào Cải Cách của Luther đă đúc khuôn lại hoàn toàn đức tin và ḷng tôn sùng trong Kitô giáo, và do đó cả học lư, đặc biệt là Kitô Học nữa. Như ta đă biết, một đặc điểm của Cải Cách là Luther đă không bắt đầu bằng việc phê phán thuần lư các tín điều xưa, như các phong trào tín lư của cuối thời Trung Cổ và đầu thời cận đại từng làm. Đúng hơn, ông quan niệm đức tin Kitô giáo một cách hoàn toàn mới trong chính căn bản và bản chất của nó, kết quả đưa lại một thay đổi hoàn toàn về cấu trúc và chủ điểm trong thần học tín lư, không cần trước đó phải chi tiết phê phán chi hết. Thay v́ lấy các suy luận tôn giáo và siêu h́nh học làm trung tâm cho đức tin, Luther đă quay về với tinh thần thánh Phao-lô để đặt vấn đề cứu độ vào trái tim của thần học Kitô giáo, biến nó thành một thực thể biệt lập và độc lập, một thực thể liên kết chặt chẽ cứu thế học và Kitô Học lại với nhau. Nghĩa là bản tính Chúa Kitô liên hệ tới việc làm của Người cách vĩnh viễn măi măi. Và v́ việc làm này xẩy ra trong ḷng lịch sử, nên Chúa Kitô trong con người của Người lúc nào cũng phải được nh́n nhận trong tương quan với việc làm ấy. Đó là công tŕnh cứu độ của Thiên Chúa trong ḷng lịch sử. Không thể có một suy luận Kitô Học nào tách biệt khỏi điều đó được; mọi phát biểu liên quan tới Chúa Kitô phải khởi từ sự kiện ấy và phù hợp với nó. ‘Đó là bức tranh người ngụy biện vẽ về Người, cho thấy Người vừa là người vừa là Thiên Chúa ra sao, đếm luôn cả chân tay Người, và trộn lẫn cả hai bản tính của Người lại với nhau cách tuyệt diệu; đó chỉ là sự hiểu biết của người ngụy biện về Chúa Kitô, chứ Chúa Kitô có được gọi là Kitô chỉ v́ Người có hai bản tính đâu; v́ điều đó nào có gây hiệu quả ǵ nơi tôi đâu? Nhưng Người mang cái tước hiệu đầy vinh quang và ủi an kia là do chức vụ (office) và công việc Người tự đảm nhiệm lấy, chính cái đó mới đem lại tước hiệu cho Người. Do bản tính, Người vừa là người vừa là Thiên Chúa, điều ấy tốt thôi, nhưng việc Người thi hành trách vụ, tuôn trào t́nh yêu của Người ra và trở nên đấng cứu độ và đấng cứu chuộc tôi, chính điều ấy mới đem lại cho tôi an ủi và ơn ích, v́ điều tôi quan tâm là ư muốn của Người nhằm giải thóat dân người khỏi ṿng tội lỗi. Trong chương thứ nhất Phúc Âm Matthiêu, Thiên sứ Gabriel nói với chúng ta rằng Người sẽ được gọi là Giêsu. Không phải v́ Người vừa là Thiên Chúa vừa là người, nhưng chỉ v́ Người sẽ thi hành chức vụ và bước vào công việc giúp đỡ chúng ta thoát ṿng tội lỗi và sự chết. Chính điều đó làm Người trở nên người, và cũng v́ lư do đó, ta phải coi Người như đầu và Chúa của Kitô giáo và mọi sự tốt lành’ (Weimar chủ biên XVI pp.217 và kế tiếp).

Đó là nền tảng của Kitô Học mới. Nhưng phải ghi nhận rằng trong Kitô Học này, việc làm và ơn ích của Chúa Kitô chính là công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, một việc làm của Thiên Chúa, đấng đă tự mạc khải trong Người chứ không chỉ qua Người. Nhiều nghiên cứu gần đây về Luther, dù rất bổ ích về các phương diện khác, đă tỏ ra thiếu sót khi không nh́n ra vị trí trung tâm của Chúa Kitô và do đó của Kitô Học nơi Luther, trái lại cho rằng đối với Luther, Chúa Kitô chỉ là vị ngôn sứ sau cùng và vĩ đại nhất của Thiên Chúa. Nếu đúng như thế, không những chỉ có Kitô Học của Luther mà trọn bộ công tŕnh của ông cuối cùng đều trở thành vô nghĩa cả. Thực ra, theo ông, các vấn nạn siêu h́nh học trong thần học tín lư Hy Lạp không đưa lại vấn đề nào tức khắc hết. Quan niệm về bản tính Thiên Chúa và nhân loại không c̣n nữa. Trong công tŕnh cứu độ, Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Chuộc, một ngôi vị thần nhân, hiệp nhất nên một một cách có thể gọi được là năng động (dynamic) chứ không theo quan niệm tĩnh của siêu h́nh học Hy Lạp. Quan điểm của Luther xưa nay vốn được miêu tả như là ‘h́nh thái luận ngây thơ, điều có lẽ chấp nhận được với điều kiện coi nó như một loại suy (analogy), v́ ư niệm xưa về h́nh thái (modus) không có trong đầu óc Luther theo h́nh thức ấy. Trong diễn tiến sau này của công tŕnh và trách vụ thần học Cải Cách, Kitô Học của Luther cũng đă kinh qua một khai triển mới qua học lư phổ cập tính (ubiquity), cho rằng Ḿnh Thánh Chúa Kitô hiện diện khắp mọi nơi, được đưa ra vào lúc có những tranh luận chung quanh Phép Thánh Thể. Học lư này được coi như đi trệch ra ngoài quan điểm nguyên thủy của ông. Tuy nhiên, coi như thế chỉ đúng có một phần. Đành rằng một khi lời tuyên bố của Luther về vấn đề này được hiểu theo nghĩa hoàn toàn vật chất và được thu gọn trong tín điều như học lư chính thống sau này, th́ học lư ấy quả đă trở nên vô nghĩa. Nhưng điều ông nói ra, theo nghĩa của ông, không phải chỉ là những cách nói mà thôi. Bên dưới chúng là cả một quan tâm sâu sắc về đức tin, một quan tâm muốn thiết lập một tổng hợp cao hơn giữa hữu hạn không thể bao hàm vô hạn (finitum non capax infiniti) và hữu hạn có thể bao hàm vô hạn (finitum capax infiniti), một quan tâm đương nhiên phải được giải quyết theo nghĩa sau. Và bởi thế, Kitô Học của ông bắt đầu khá giống với học lư của Cyril, ngược với quan điểm rơ ràng thiên về Nestorius của Calvin, mặc dù đương nhiên phải nhớ rằng các phạm trù trong giai đoạn đầu của lịch sử học lư chỉ là những loại suy so với cấu trúc sau này. Trong mạch cảnh ấy, phải quan niệm rằng học lư của Luther đă được khai triển theo chiều ngược lại, và ta có thể đơn cử việc ông sử dụng cách ngây thơ các từ ngữ chuyên môn của học lư Hy Lạp, nhất là học lư hai bản tính, để bênh vực cho quan niệm này. Nhưng như ta đă thấy, người ta phải nhớ rằng các từ ngữ chuyên môn kia nói lên một số những qui luật tất yếu có giá trị đối với Luther cũng như đối với bất cứ ai khác, và cũng cần phải đặc biệt nhớ rằng triết học đương thời không đem lại cho ông một quan niệm nào khả dĩ có thể giúp ông tŕnh bày Kitô Học cứu thế của ông (với đặc tính năng động của nó) mà vẫn duy tŕ được các phương cách diễn tả của người xưa. Phải đợi đến thời Kant ta mới gặp được một nền triết học đầu tiên cung cấp được những hạn từ cho một khai triển tiến bộ về Kitô Học. Trong nhất thời, học lư chính thống của Luther, vốn xây dựng trên cái khung kinh viện của tư tưởng Luther hơn là trên nội dung thực sự của nó, đă đem lại một cuộc đổi mới cho Kitô Học truyền thống, nhất là cho học lư tương thông thuộc tính (communicatio idiomatum) đề cập đến mối liên hệ nối kết hai bản tính lại với nhau.

 b. Sự độc lập của phong trào Cải Cách Thụy Sĩ đối với Luther trong các vấn đề căn bản của đức tin cũng đă được biểu lộ trong Kitô Học. Nguyên tắc căn bản về một tái dựng hoàn toàn đă được chấp nhận. Nhưng v́ những truyền thống thần học khác có từ thời Trung Cổ, và đặc biệt từ thời phong trào nhân bản mới, cũng hiện diện trong phong trào Cải Cách Thụy Sĩ, nên cấu trúc Kitô Học rất khác, thực tế, có tính thuần lư và giản đơn hơn. Sự khác biệt này là đầu mối gây ra các tranh luận gay gắt sẽ xẩy ra sau này. Zwingli và cả Calvin sau này nữa đă không hiểu mối quan tâm sâu sắc của Luther đối với học lư ubiquity về Chúa Kitô (Ḿnh Thánh Chúa Kitô hiện diện khắp nơi). Và đó là lư do tại sao họ đă không thoát ly khỏi các truyền thống của Trung Cổ. Họ tự trói họ vào các phạm trù duy lư của thời kỳ đó, những phạm trù tự chúng có nhiều mâu thuẫn nội tại, và từ khước không cố gắng giải quyết vấn đề. Do đó, Zwingli coi việc thay đổi các thuộc từ giữa bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại chỉ như một thứ hỏa mù ngôn từ có tính hoa mỹ. Chính trong quan điểm này, cũng như trong nguyên tắc căn bản của Calvin, tức nguyên tắc hữu hạn không thể bao hàm vô hạn (finitum non capax infiniti), và trong điều sau này gọi là chủ nghĩa phân ngoại của Calvin (extra Calvinisticum) theo đó, Ngôi Lời hiện hữu hoàn toàn bên ngoài nhân tính Chúa Kitô, người ta hiểu tại sao có thuật ngữ ‘Trường phái Nestorius’ trong Kitô Học Cải Cách. Điều ấy khiến cho học lư về hai trạng thái khổ nhục và vinh quang tự nó trở thành dư thừa không cần thiết, nhưng sau này đă được tái lập chỉ v́ đó là học lư cổ truyền. Kitô Học Cải Cách cũng tránh né Kitô Học khó hiểu của học lư chính thống Luther, rút từ những phát biểu nghịch lư của chính Luther, cho rằng họ không muốn can dự ǵ vào điều được Calvin miêu tả là ‘quái gở’ (portenta) nơi Luther. Điều ấy cho thấy khi từ khước không muốn dựa vào bất cứ nền tảng mới nào cũng như không t́m được sự trợ giúp của một nền triết học mới, họ đă không thể tạo ra được một Kitô Học nào thực sự mới hết. Họ chỉ thành công trong việc đặt các công thức khác nhau của thời xưa lại bên nhau, và khuynh hướng thiên về Nestorius đă làm hại đến cứu thế học của họ như các nhà thần học của Giáo Hội Luthêrô đă phê phán, một phê phán đôi khi bị xem là ác ư.

 c. Trong hậu bán thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, công tŕnh thực hiện trên Công Thức Concord (Formula of Concord, bản tín điều mà năm 1577, phái Lutêrô đă khẳng định, tương đương vơi giáo lư của Công Đồng Trent) và cuộc tranh luận giữa các nhà thần học của Tubingen và Giessen đă dẫn đến việc h́nh thành ra Kitô Học chính thống của phái Luthêrô, một học lư thực ra đă không dẫn đến một quan điểm thống nhất nào, cũng như chẳng đem lại một tiến bộ nào đáng kể. Có thể nói, Kitô Học ấy chạy song song với Kitô Học cũ, không đưa lại cho nó một cải tiến nào. Các thần học gia vùng Swabia, theo chân Brenz, đă níu lấy học lư hai trạng thái (khổ nhục và vinh quang). Mặt khác, Major, Crell, và Eber của trường phái Wittenberg bác bỏ học lư ‘hiện diện khắp nơi’. Những cố gắng làm trung gian của Chemmitz, người đă phối hợp con người lịch sử của Chúa Kitô Cứu chuộc với học lư ‘hiện diện khắp nơi’, bằng cách đưa ra học lư kenosis (Chúa Kitô tự hư vị hóa) đă dẫn tới Công Thức Concord nói trên. Nhưng Hợp đồng này chỉ đặt hai chủ đề kề cận nhau, chứ không t́m ra được bất cứ sự ăn ư nào giữa hai chủ đề ấy. Và cũng giống như định nghĩa Chalcedon, Công Thưc này chỉ tổ gây nên những tranh luận mới. Các thần học gia trường phái Helmstedt đă không chấp nhận Công Thức này, và ngay những người chấp nhận cũng thiếu sự thống nhất. Có nhóm, để chống lại nhóm Swabia, đă cố gắng áp đặt các chủ trương của Chemmitz như các tiêu chuẩn giải thích. Cuộc tranh luận của các thần học gia Giessen với nhóm Tubingen (Mentzer, Hafenreffer) đă tạo ra một đối địch chua cay. Các thần học gia Giessen cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách đi theo học lư tự hư vị hoá (kenosis) của Chemmitz và phân biệt giữa việc sở hữu và việc sử dụng bản tính Thiên Chúa. Họ nh́n nhận rằng Chúa Kitô có bản tính Thiên Chúa, và các thuộc tính của bản tính ấy như thể được di chuyển qua nhân tính, bên cạnh các thuộc tính nhân bản tự nhiên của Người, nhưng Người khước từ không sử dụng bản tính Thiên Chúa trong nhân tính ḿnh khi Người c̣n trong trạng thái khổ nhục. Các thần học gia Tubingen cho rằng phân biệt như thế là phân ly làm mất tính đơn nhất trong ngôi vị của Người, và do đó họ đă chủ trương rằng sự tự hư vị hóa của Người chỉ là sự che dấu việc sử dụng thiên tính của Người mà thôi. Cả hai trường phái đều không đưa ra được một tŕnh bày hoàn toàn hợp luận lư cho các quan điểm Kitô Học của ḿnh. Để không hạ cấp cuộc khổ nạn của Chúa Kitô xuống hàng một cuộc diễn kịch đơn thuần, trường phái Tubingen đành phải chấp nhận sự tự hư vị hóa thực sự, ít nhất trong trường hợp này, điều đă đi ngược hẳn lại chủ đề căn bản của họ. Trường phái Giessen không vượt qua được nhị nguyên tính giữa Ngôi Lời và nhân tính Chúa Kitô và v́ họ quả quyết rằng Ngôi Lời vẫn có quyền năng vô biên đối với toàn thể vũ trụ ngay khi c̣n trong trạng thái khổ nhục, nên buộc ḷng họ phải thừa nhận chủ nghĩa phân ngoại Calvin (extra Calvinisticum), một điều đúng ra không thể có đối với một Kitô Học Luthêrô. Nhưng trên hết, việc phân biệt giữa sở hữu và sử dụng tự nó đă là điều không hợp luận lư chút nào, mà ngay các thần học gia Giessen cũng không thể nhất quán áp dụng được.

Nguồn gốc đích thực phát sinh ra mọi Kitô Học phải được t́m thấy trong các biến cố xẩy ra sau cái chết của Chúa Giê-su. Như thế, đức tin vào sự sống lại chính là khởi đầu của mọi Kitô Học.

Một quyết định được đưa ra tại Cử Tri Đoàn Saxony năm 1624 đă cố gắng hoà giải hai quan điểm trên. Quyết định đó lên án ‘chủ nghĩa huyễn tượng’ của trường phái Tubingen, nhưng cũng bác khước một số mệnh đề khó hiểu của học lư tự hư vị hóa của trường phái Giessen. Tuy nhiên, cốt yếu mà nói, nó đă chấp nhận quan điểm của trường phái sau. Quan điểm Giessen v́ thế ở thế mạnh hơn, tuy nhiên không giải pháp dứt khóat nào đă đạt được. Các thần học gia Tubingen vẫn duy tŕ các quan điểm của họ đến tận cuối thế kỷ 17, nhưng chỉ là nhờ không cho phép người ta tranh luận thêm. Thần học chính thống trong thế kỷ 17 chỉ có thể khai triển các ư niệm hiện hữu theo chiều hướng của quyết định năm 1624, và không đưa lại được điều ǵ mới. Sự tương tự với hoàn cảnh cuối thời h́nh thành học lư Kitô Học khá rơ ràng. Tín điều Công Giáo được khẳng định một lần nữa, và người ta chủ yếu nhấn mạnh đến việc bác bỏ học lư cũ, đến độ không thể đạt tới bất cứ quan điểm nào thực sự mới cả. Việc cả Công Giáo lẫn Thệ Phản đều cho rằng học lư tương thông thuộc tính (Communicatio idiomatum, nghĩa là trong Chúa Kitô, thiên tính và nhân tính hỗ tương lệ thuộc nhau) vốn là chủ trương của Eutyches có phần đúng. Tuy nhiên, Kitô Học chính thống thời đó, giống như toàn bộ thần học tín lư chính thống, phải được coi như một cố gắng thần học đích thực và nghiêm chỉnh, tương phản với các cố gắng lặp đi lặp lại sau này nhằm tái phát biểu học lư, nhưng cố gắng này không thành công v́ vẫn dựa vào các phương tiện do triết học của thế giới cổ thời cung cấp.

 

6. Sự Tan Vỡ của Kitô Học trong Thế kỷ thứ 18

Gốc gác gây ra sự tan vỡ của Kitô Học chính thống một phần đă có ngay trong thời kỳ trước lúc nó ra đời. V́ các khuynh hướng duy lư trong phong trào nhân bản,và cả phong trào duy linh thái quá của phái Rửa Tội Lại (Anabaptists) nhất định phải đối nghịch với học lư Chúa Ba Ngôi và do đó với Kitô Học. Nhưng v́ cả Zwingli lẫn Calvin đều thuộc một truyền thống nhân bản hoàn toàn khác với Luther và các người theo ông, nên hạt giống hư thối đă có ở khắp nơi ngay từ lúc bắt đầu, kể cả trong Kitô Học Cải Cách nữa, nhất là trong chủ nghĩa phân ngoại Calvin và việc bác bỏ tương thông thuộc tính. Một số lớn những người chống lại tín điều Ba Ngôi và Kitô Học đă tránh được sự hành khổ của các Giáo Hội Công Giáo và Thệ Phản nhờ đi nương náu tại Ba Lan. Tại đó, trong cuốn giáo lư Racow (1605), Faustus Socini đă đưa ra chủ trương phản ba ngôi bằng việc tuyên xưng đức tin từ bỏ học lư hai bản tính và việc tiền hữu của Chúa Kitô, và đặt toàn bộ tín điều dưới sự phê phán duy lư. Nhưng đấy không phải là một luận bác thực sự, càng không phải là một cố gắng tái tạo. Những người lạc giáo này không bác khước việc Sinh Ra Bởi Người Nữ Đồng Trinh, cũng như các phép lạ của Chúa Giê-su và việc xác Người sống lại. Họ vẫn là một pha trộn gồm chủ trương duy siêu nhiên (supra-naturalism) cổ truyền và các yếu tố duy lư và duy kinh thánh (biblicist) nữa. Đức tin mới của Luther vào sự cứu độ không có một chút ảnh hưởng nào đối với chiều hướng này. Các nguyên tắc tổng quát của trường phái Arminius đă dẫn họ đến chỗ bác bỏ sự kết hiệp hai bản tính của học lư xưa; nhưng họ lại không có khả năng đưa ra được điều ǵ mới cả, hay gây ra một sụp đổ cho tín điều bằng các cho rằng nó không cần thiết cho việc cứu rỗi.

Tín điều Kitô Học cuối cùng đă không bị luận bác do nghiên cứu hay đối nghịch của các giáo phái hay các nhà thần học, nhưng đă trở nên thiếu khả năng tự chống đỡ ḿnh, và do đó đă bị tiêu diệt bởi thế giới quan mới của Phong Trào Ánh Sáng (Enlightenment), một thế giới quan đă có từ Phong Trào Phục Hưng và Nhân Bản, bắt nguồn từ triết lư cổ thời. Giai đoạn chuẩn bị (do S.J. Baumgarten, Doderlein và Reinhard đại diện) bao hàm một chủ thuyết duy siêu nhiên thận trọng tuy đă thẳng thừng từ bỏ học lư cổ truyền. Phong trào duy lư tiếp theo đă vẽ Chúa Giê-su như một phàm nhân với những phẩm tài phi thường và tư chất luân lư ngoại hạng, do đó đă được tôn kính như một anh hùng tôn giáo, người đă chuyển giao cho nhân loại một thứ tôn giáo tự nhiên và nhất là một học lư đạo đức, xét trong chính nó, hoàn toàn có tính tự nhiên, ta có thể t́m ra không cần có ngài. Mối liên hệ nội tại giữa Chúa Kitô và Kitô Giáo do đó bị tiêu hủy hoàn toàn; đức tin vào cứu độ và cánh chung được thay thế bởi học lư thưởng công đầy tính răn đời để hưởng lạc phúc (eudaemonist) (Rohr, Wegscheider...). Trong khi đó, những người như Sembler, Lessing, Jean Souverain, Herder... yếu ớt đưa ra các cố gắng nhằm triển khai những đường hướng tiếp cận mới. Việc Kitô Học của phe duy lư không hẳn không đưa lại một hiệu quả nào đó đă được sự kiện sau đây chứng minh: cho đến tận ngày nay, nó vẫn c̣n là quan điểm nổi bật nơi một số đông các kitô hữu giáo dân.

 

7.Các Cố gắng Thế kỷ 19 Nhằm Tái dựng Kitô Học

 a. Trong khi ấy, chủ nghĩa duy lư không đủ khả năng tiêu diệt bản chất cốt yếu của Kitô Giáo. Ngay lúc bề ngoài xem ra như đang ở đỉnh cao nhất, nó vẫn bị các lực lượng của chủ nghĩa duy tâm tấn công tiêu diệt, nhất là nhờ các hoạt động của Hamann và Herder. Ở đây, chính quan niệm quan trọng về tăng trưởng và khai triển của ư niệm nguyên thủy và nội tại trong bất cứ biểu hiện lịch sử nào, và trên hết chính ư thức mới về bản chất hiện thực của lịch sử, ngược với các cấu trúc duy lư về sự hiểu biết của con người, đă làm lung lay ṭa nhà duy lư chủ nghĩa. Khi đă đạt đến cực thịnh, nó được mọi người nh́n nhận là đă không hứa hẹn đưa lại được bất cứ tiến bộ nào. Chính Schleiermacher có nhiệm vụ phục hồi sự liên kết giữa Chúa Kitô và Kitô Giáo. Và đặc điểm của ông là luôn dựa vững vàng vào truyền thống Cải Cách. Thực thế, Kitô Học của ông khởi đi từ học lư căn bản của phong trào Cải Cách, lần đầu tiên được xếp đặt có hệ thống, về mối liên hệ tất yếu giữa con người và công việc của Chúa Kitô, trong hậu cảnh học lư đạo đức về cứu chuộc, một học lư không cần đến nguyên lư hai bản tính. Trong kinh nghiệm tự ư thức về ḿnh của người kitô hữu, và trong việc giải thoát ư thức khỏi cảnh nô lệ giác quan để có thể chia sẻ ư thức về Chúa, ông đă nh́n nhận công tŕnh cứu chuộc của Chúa Giê-su và do đó con người của Người. Dĩ nhiên đây là một cấu trúc “từ dưới xây lên”. Đấng Cứu Chuộc đưa tín hữu vào lănh vực ảnh hưởng của chính sự ư thức của Người về Thiên Chúa, và điều ấy chỉ có thể hiểu được nếu ư thức về Thiên Chúa này tự nó hoàn hảo trong Người, nếu Thiên Chúa ở trong Người. Schleiermacher diễn tả điều ấy bằng ư niệm Chúa Kitô như nguyên mẫu chứ không phải chỉ là một kiểu mẫu để ta bắt chước. Nhưng nguyên mẫu này lại được miêu tả là ‘sự hoàn hảo không thể đo lường được’. Sự phát triển nhân bản trong Chúa Giê-su phải được hiểu theo nguyên mẫu và lịch sử. Đàng khác, Schleiermacher là ngươi đầu tiên biện minh cách có hệ thống việc bác bỏ sự liên kết giữa phục sinh, lên trời, và việc mong chờ cánh chung Chúa sẽ đến lần thứ hai với con người và công việc của Chúa Kitô. Cũng cùng cách như ông đă phân rẽ học lư Chúa Ba Ngôi ra khỏi toàn bộ thần học tín lư theo nghĩa hẹp.

Kitô Học của Schleiermacher lập tức trở thành trọng tâm tranh luận. V́ cực lực chống đối các quan điểm cũ (chủ nghĩa duy siêu nhiên và duy lư), nên học lư của ông mau chóng được các tư tưởng gia trẻ bước theo, dù bị D.F. Strauss phê phán một cách qúa đáng và không chính đáng (Glaubenslehre II, 1841, tr.180), ví nó như một cấu trúc tân thời nhưng vô giá trị và hời hợt tương phản với ṭa lâu đài cổ bị bỏ hoang phế nhưng đầy những tài nguyên hữu ích. Ảnh hưởng của Kitô Học Schleiermacher có thể được giải thích qua sự kiện này là trong diễn tŕnh khai triển, ông đă luôn luôn có thái độ tích cực đối với các chi tiết cá biệt của học lư, và do việc ông luôn lái học lư của ông theo các Bản Kinh Tin Kính (creeds) và Tuyên Xưng Đức Tin và như thế đă giới thiệu lại cho ta các tư liệu của tín điều cổ truyền, tuy dưới h́nh thức sửa đổi. Nhưng cũng chính v́ vậy ông đă dọn đường cho những cố gắng lầm lẫn muốn tái khẳng định nền thần học tín lư trước đó, những cố gắng đă không hiểu được nền tảng tư duy hoàn toàn khác biệt của ông.

 b. Một thứ phe hữu trong những người ủng hộ Schleiermacher v́ vậy đă xuất hiện. Kitô Học của họ xem ra hết sức gần gũi Kitô Học chính thống ngày trước. Điều này một phần do ảnh hưởng của phong trào Phục Hưng xuất hiện khắp nơi ở đầu thế kỷ 19 qua các phong trào như phục hoạt (revivalist), lăng mạn. Đàng khác, khi ráng ḥa giải quan điểm của ông với học lư cũ, một số môn đệ của ông thấy rằng học lư của Schleiermacher, với ‘cấu trúc từ dưới xây lên’, quả đă đi ngược lại học lư cũ. Hơn nữa, rơ ràng một điều là quan điểm của Schleiermacher không dành chỗ thỏa đáng cho quan niệm căn bản của Cải Cách về cứu độ, về công chính hóa và đền tội thay (atonment) cũng như cho con người lịch sử của Chúa Giê-su. Do đó các môn đệ như K.J. Nitzsch, Twesten, Umbreit, Ullmann, Martensen, R. Rother đă quay trở lại chống ông cách mạnh mẽ và đi theo Kitô Học thuở trước.

Một kích thích mới đối với Kitô Học đă được triết học suy lư và duy tâm (speculative & idealist) cung cấp. Các giả thuyết của triết học này xây trên chủ nghĩa duy tâm của Platon, và dựa trên căn bản ấy, nó đă tái khẳng định học lư Ngôi Lời của thời xưa theo nghĩa vũ trụ luận. Do đó nó đă dọn đường cho việc phục hồi Kitô Học ‘thượng phái’ (‘high’ christology). Phải nhận rằng một h́nh thức của triết học này đă nhất quán chuyên chú khai triển khía cạnh suy lư trong cách tiếp cận này, do dó đă biến Chúa Kitô thành người mang ư niệm thống nhất Thiên Chúa và con người, và v́ thế đă xử lư mọi sự trên b́nh diện ư niệm siêu h́nh học, dù họ có xét đến con người lịch sử của Chúa Giê-su; trường phái này quả đă nh́n tín điều Kitô Học như một h́nh thức dọn đường cho ư niệm mà Schelling cho là tư tưởng nhân bản sẽ đạt được cách thoả đáng. Đúng là cái nh́n này đă tạo ra hậu quả triệt để bác bỏ Kitô Học thuở ban đầu. Nhưng mặt khác, theo quan điểm này, ta phải nh́n nhận Kitô Học kia có giá trị, v́ nó chứa đựng, tiên báo (prefigured), và dọn đường cho cách hiểu qun trọng nhất. Chính v́ thế Hegel đă kết luận rằng niềm xác tín về sự nhập thể của Thiên Chúa trong một con người, là Chúa Giê-su Kitô, là điều cần thiết đối với ư thức bất suy lư (non-speculative consciousness). Cánh hữu của trường phái Hegel đă lập tức tiếp nhận ư tưởng trên, bằng cách khẳng nhận ngược với các kết luận của D.F. Strauss rằng yếu tính của ư niệm bao hàm ư nghĩa tuyệt đối của việc nó xuất hiện như một hiện tượng cá biệt; và từ đó, họ diễn dịch ra sự tất yếu của một Thiên Chúa – nhân có bản vị (a personal God-man) (xem Rosenkranz). Như thế có thể nói triết học suy lư quả đă cung cấp điểm tựa chính yếu cho việc phục hồi tín điều của Giáo Hội.

Tuy nhiên vấn đề chưa thể kết thúc ở đây được. Người ta đă công nhận rằng cách tiếp cận chủ yếu có tính vũ trụ luận của triết học suy lư biến nó thành bất thích hợp không thể đóng vai quyết định để tạo ra một Kitô Học. Và dù sao, theo Philippi, một cố gắng nếu chỉ nhằm diễn tả lại và khẳng định lại học lư cổ truyền sẽ luôn luôn bị cô lập, v́ người ta không thể làm ngơ các thay đổi trong lănh vực tri thức từ thế kỷ 18 đến nay. Ngay các thần học gia tân ‘chính thống’ cũng phải đi t́m phương pháp tiếp cận mới. Và họ đă t́m ra trong học lư kenosis (hư vị hóa), tŕnh bày bằng những cách khác nhau nhờ các thần học gia như Liebner, Sartorius, Gottfried Thomasius, Gess, F.H.R. Frank.... Người biện hộ triệt để nhất cho học lư này phải kể là Gess. Ông đă đi thật xa trong việc khẳng nhận sự tự hư vị hóa hoàn toàn của Ngôi Lời, và ư thức này được khai triển từ từ trong diễn tŕnh tăng trưởng nhân bản của Chúa Giê-su. Nhưng theo Biedermann, đấy không phải chỉ là một ‘hư vị hóa hoàn toàn sự hiểu biết’ mà c̣n là một lạc giáo gớm ghiếc hơn cả phái Arius nữa. Rơ ràng đó là thuyết tam thần (tritheism), một h́nh thức của đa thần giáo; từ trước đến nay chưa có ai dám nói đến một tăng trưởng nơi Thiên Chúa bao giờ. Tuy nhiên, b́nh tĩnh mà xét th́ cái Kitô Học gớm ghiếc này cũng đưa lại một chút ánh sáng nào đó cho hiện t́nh kéo dài tận ngày nay. V́ đặt căn bản trên Kitô Học ‘thượng phái’, một Kitô Học dĩ nhiên bị Luther cực lực bác bỏ, nên nó đă được coi là ‘chính thống’ và được chấp nhận khi đem so sánh với các trường phái khác.

 c. Các cố gắng trong thế kỷ 19 nhằm khẳng định lại Kitô Học và thần học cổ truyền, mà phần lớn phải bị coi là phản động (reactionary), đă gây ảnh hưởng lớn trên giáo huấn chính thức của Giáo Hội, cũng như trên các phe nhóm đă đẻ ra các cố gắng ấy và các nhóm ủng hộ chúng. Chủ nghĩa duy lư đă hoàn toàn bị hạ bệ trong Giáo Hội. Các cố gắng của những người như Biedermann, Lipsius và Pfleiderer nhằm thiết lập ra một thứ thần học tự do (liberal theology), dựa trên truyền thống Đại Ánh Sáng, cũng như các cố gắng của Schleiermacher và Hegel, tạo được rất ít sức mạnh tôn giáo nên ít được chấp nhận. Điều gọi là thần học môi giới (mediating theology) của những người như H. Weiss và Beyschlag sau cùng tỏ ra rất xứng với tên gọi. Nhưng v́ nền Kitô Học đă lấy lại được ảnh hưởng lớn đối với giáo huấn chính thức của Giáo Hội kia trong yếu tính chỉ là một khẳng định lại học lư cũ, nên nó chỉ tổ tạo nên một hố cách biệt giữa Giáo Hội chính thức, cũng như những nhóm nhỏ giáo dân chính thống và sùng đạo với đại đa số kitô hữu rửa tội. Tuy nhiên, sự xụp đổ của hệ thống Hegel và việc ra đời của chủ nghĩa duy nghiệm (positivism) và duy vật trong đời sống tri thức và văn hóa chẳng mấy chốc sẽ lấy đi mọi ủng hộ và chấp nhận nơi các giới trí thức hàng đầu dành cho việc tái khẳng định Kitô Học cổ truyền, trừ khi có một thúc đẩy mạnh mẽ nào đó để duy tŕ nó nhân danh truyền thống, hay nhân danh các mục tiêu chính trị, không tôn giáo.

Phần ba cuối cùng của thế kỷ 19 đă chứng kiến việc khởi đầu một bầu khí hoàn toàn mới. Một đàng, đó là thời của triết học Kant, một triết học, cho đến nay, vẫn không thực sự có tính hiệu nghiệm, đàng khác, đó là thời người ta càng ngày càng quan tâm hơn đến lịch sử. Những người tiên phong cho phương thức này là trường phái Tubingen của F.C. Baur, một trường phái rất quan tâm tới lịch sử Kitô giáo sơ khai và việc khai triển ra học lư, và trường phái Erlangen của F.H.R. Frank và von Hofmann, một trường phái quan tâm nhiều đến h́nh ảnh Chúa Giê-su đă được tŕnh bày trong Tân Ước. Cố gắng thực sự mới đầu tiên nhằm tạo ra một Kitô Học dựa trên căn bản Cải Cách là của Albretch Ritschl. Tư tưởng của ông được rút ra từ trường phái Tubingen, và ông chịu ảnh hưởng của Kant và Schleiermacher, tuy nhiên nhân tố quan trọng nhất trong tư tưởng của ông là việc ông tiếp nhận quan điểm chân thực hàm chứa trong ư niệm Cải Cách căn bản của Luther; nhờ vậy, Kitô Học của ông có được một căn bản thần học rất vững, trong khi ông lại biết sử dụng triết học thực sự có tính khoa học của Kant để khai triển nó. Chính bởi thế, ông đă có thể đặt nền móng cho một Kitô Học mới, một Kitô Học dù bị các thần học gia cả hai phía bảo thủ lẫn cấp tiến chỉ trích, nhưng thực sự đă tạo nên một bước tiến mới đối với các gợi ư của Schleiermacher, và một cách tiếp cận mới dựa trên căn bản tư tưởng Cải Cách. V́ trong khi ông liên kết quan niệm của Thệ Phản về cứu độ vào con người Chúa Kitô, một liên kết không thể đi đôi với học lư hai bản tính dưới h́nh thức siêu h́nh học của nó, ông đă qui chiếu toàn bộ học thuyết của ḿnh vào mạc khải Thiên Chúa trong Chúa Kitô lịch sử. Trong nội dung ơn gọi của Chúa Giê-su, ông đă nhận ra thiên tính của Người, sự mạc khải trọn vẹn t́nh yêu Thiên Chúa, một mạc khải có thể tỏ hiện trong một cuộc đời thực sự nhân bản như biểu lộ thiên hướng từ nhân của Thiên Chúa đối với con người dưới h́nh thức ơn phúc và ḷng trung nghĩa. Ở đây không có chỗ cho những lư thuyết về cấu trúc vật lư của Thiên Chúa – nhân (God-man) và tiền hữu của Ngôi Lời, v́ đức tin vào ơn cứu độ chỉ quan tâm đến Thiên Chúa, đấng đă tự mạc khải ḿnh ra trong Chúa Kitô lịch sử. Không c̣n hoài nghi ǵ nữa đây là lần đầu tiên, một bước tiến đă được thực hiện theo chiều hướng mới trong Kitô Học. Ta có thể thấy rơ điều ấy qua sự kiện Kitô Học của Ritschl không những chỉ có ảnh hưởng trên các môn đệ trực tiếp của ông mà thôi, mà ngày nay, bất chấp bị kết tội lạc giáo, c̣n được coi là chính thống dù tên ông không luôn luôn được nhắc đến. Kitô Học ấy tránh được các nguy hiểm của cả suy lư lẫn duy lư. Theo Harnack, Kitô Học này đă thực hiện được bước tiến lớn và tích cực nhằm thay thế tín điều cổ truyền. Dù các nhà thần học thường bác bỏ, nhưng phải nhận rằng công tŕnh thần học gần đây nhất về đề tài này thường t́m về với các ư niệm của Ritschl, dưới ảnh hưởng của môn đệ và đồng nghiệp sáng giá của ông là Wilhelm Herrmann. Tuy nhiên, cũng phải nhận rằng dù những bước do ông thực hiện theo chiều hướng mới có quan trọng đến thế nào đi nữa, ông vẫn chưa bao giờ có thể múc cạn sự trọn vẹn và tính sâu sắc trong các nhăn quan Cải Cách căn bản của Luther, nhất là trong việc liên kết Kitô Học vào quan niệm Thiên Chúa và do đó vào việc công chính hóa và việc đền tội thay.

Những trách vụ lớn lao ấy vẫn c̣n đó cho một Kitô Học thực sự Thệ Phản, một Kitô Học có thể tạo hạch nhân cho một thần học tín lư và đưa lại căn bản để thảo luận cho mọi vấn đề thần học khác, nhất là những vấn đề hết sức cấp bách đối với ngày nay như vấn đề chân lư tuyệt đối của Kitô Giáo. Kitô Học ấy tất nhiên phải làm sao thừa nhận giá trị của đức tin với mọi hậu quả của nó, trong khi ở thế ḱnh chống đối với hoàn cảnh tri thức hiện tại.

 

  Theo Hermann Bauke
Twentieth Century Theology in the Making
do Jaroslav Pelikan chủ biên
Bản tiếng Anh của R.A. Wilson Fontana

 

Vinc. Vũ Văn An

 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.