ĐỌC VỀ KITÔ HỌC

1 2 3 4

Christ

 

 

 

III. LƯ THUYẾT KITÔ HỌC

 

1. Phương Pháp

 

Đầu tiên ta sẽ xét đến vấn đề phương pháp; đồng thời thảo luận một số các phát biểu Kitô Học dựa theo các phương pháp họ sử dụng.

Kitô Học suy lư và duy tâm, mặc dù xét trong tổng quát có giá trị lớn, đă từ từ mất đi sức thuyết phục thế nào th́ phương thức cổ truyền có tính giáo điều và diễn dịch (khởi đi từ việc xem sét các thuộc tính của chính Thiên Chúa và sự tiền hữu của Chúa Kitô) cũng cùng chung một số phận như vậy. Trong Kitô Học này, mạc khải phải được coi chủ yếu là làm cho người ta biết đến các liên hệ đời đời của Thiên Chúa, nghĩa là một nhận thức đi lùi lại phía sau lịch sử và có thế giá học lư. Nhưng ta đâu có trực tiếp nắm được thứ nhận thức phía sau lịch sử, mà chỉ biết được các hiện tượng cụ thể như đă được biểu hiện ra trong lịch sử. Cho nên bất cứ cố gắng nào nhằm phục hồi quan điểm suy lư và diễn dịch đều bế tắc trên chính Phúc Âm. Luther đă cảnh cáo ta không nên suy lư.

Mà diễn tŕnh qui nạp cũng chả thích đáng bao nhiêu. Đây là một diễn tŕnh ngược hẳn lại diễn tŕnh trên nghĩa là đi t́m ư nghĩa của Chúa Giê-su bằng cách tóm lược tất cả các hiệu quả lịch sử mà Người đă mang lại. Phương thức nghiên cứu ấy có thể biện minh được cách hoàn hảo, khi dựa trên lịch sử tư tưởng; nhưng cả khi đă đạt tới b́nh diện cao nhờ hiểu được tường tận tâm lư học tôn giáo và lịch sử các tôn giáo, nó vẫn không thể đưa ta vào chính hữu thể sâu xa nhất của Chúa Kitô. Trong phương thức này, người ta chú ư trước nhất đến điều thực sự đă đạt được trong gịng lịch sử, và việc miêu tả về Chúa Kitô dựa trên các điều đă đạt được ấy, tức là dựa vào những hiệu quả sờ mó được do Người mang lại. Điều này không những giả thiết rằng theo một nghĩa nào đó ta có thể coi các hiệu quả kia đă hoàn tất và hoàn bị, mặt khác cũng phải giả thiết rằng qui mô của các hiệu quả kia thực ra tùy thuộc con người đă tạo ra chúng và qui mô các hoạt động bản thân của người này. Bây giờ, chắc chắn ta có thể nói đến qui mô và giới hạn của con người Chúa Kitô, khi ta nh́n Người như một biến cố lịch sử được giới hạn vào các khả thể của một cuộc đời nhân bản nhất định, nhưng cái qui mô và giới hạn này được ấn định bởi h́nh thức mà đời sống kia mặc lấy, chứ không phải bởi chính nội dung bên trong của nó.

Dù ǵ đi nữa, Phúc Âm cũng đă qui trách việc giới hạn các thành quả lịch sử trong sứ mệnh Chúa Giê-su trên những người đă từ khước không chịu tiếp nhận Người: ‘Các ngươi đă từ khước không đến với Ta’. Và Phúc Âm đă liên kết luận phạt với việc qui trách ấy. Như thế, đức tin có thể thấy các hiệu quả ở bên ngoài phạm vi lịch sử tư tưởng con người; chỉ có đức tin mới có khả năng luận án một cách chính đáng đâu là giới hạn của các hiệu quả mà cuộc sống của Chúa Giê-su đă đem lại trong gịng lịch sử. Đức tin không xem xét vấn đề liệu các giới hạn kia có chống đối cách nào đến thẩm quyền hoàn toàn mà Chúa Kitô đă có được trên lịch sử cũng như thời hiện tại hay không, đúng hơn nó chỉ coi sự kiện Chúa Kitô có quyền lực và gây hiệu quả vô giới hạn như là một sự kiện tự nó có thể chứng minh được. Điều có tính quyết định đối với đức tin không phải là hiệu quả tính lớn hơn hay nhỏ hơn của Chúa Kitô, mà là ư nghĩa của nó. Hiệu quả lịch sử là điều tương đối, v́ đời người là tương đối; đó là lư do tại sao hiệu quả ấy có thể đánh lừa những ai không nh́n quá bên kia nó. Chính v́ lư do này, quan điểm của Schleiermacher liên quan đến toàn bộ cuộc đời của Chúa Kitô xem ra không thỏa đáng lắm về phương diện phương pháp học. Ông từng nhấn mạnh rằng sức mạnh trong ư thức của Chúa Giê-su về Thiên Chúa luôn luôn được thể hiện trong cuộc sống nhân bản như một toàn bộ. Do đó, trong cách phán đoán này, ông đă giả thiết phải có đức tin vào Chúa Kitô.

Việc nghiên cứu cuộc đời Chúa Giê-su theo phương thức lịch sử và phê phán (historical and critical) cũng không đưa chúng ta lại gần mục tiêu của ḿnh hơn chút nào. Cái cảm t́nh lớn mà trước đây phương thức này vốn duy tŕ được đă và đang bị phản ứng chống chủ nghĩa duy sử (historicism) của thời nay gặm nhấm, và điều ấy cũng đúng thôi. Bởi v́ phương thức ấy bị cột chặt vào những vấn đề chi tiết không thể giải quyết được; chính những chi tiết này ảnh hưởng đến việc hiểu toàn bộ và biến nó thành nghi vấn. Và quan tâm của chúng ta là vấn đề trung tâm và ư nghĩa của nó đối với chúng ta. Càng ngày người ta càng nh́n nhận rộng răi rằng việc hiểu vấn đề trung tâm của Kitô Học đ̣i phải có những giả thiết mà chức năng chính thức của các nghiên cứu phê phán không thể cung cấp được; thí dụ nếu không có việc đức tin nh́n nhận các khẳng định về Chúa Giê-su, th́ người ta không thể nào hiểu biết được tận tường các khẳng định ấy hoặc phán định được vị trí của Người trong lịch sử tôn giáo. Khoa phê b́nh sử học là một dụng cụ có giá trị; nhưng giá trị của nó tùy thuộc cách nó được sử dụng, theo tinh thần nào và do ai.

Việc cố gắng đưa ra một chân dung đạo đức có tính tổng quát hơn về Chúa Kitô, biệt lập với cái nh́n hạn hữu hơn của đức tin nhằm đưa lại một giải thích về Người được nhiều người hơn ủng hộ, trên thực tế cũng là điều không thể có được. Chính Chúa Giê-su có lẽ cũng không chấp nhận, v́ lư tưởng đạo đức cũng như sức mạnh đạo đức của Người chỉ có thể hiểu như là việc nói lên và khẳng nhận sự hiệp nhất của Người với Thiên Chúa, chứ không phải là căn bản của sự hiệp nhất ấy. Ta chỉ có thể hiểu nội dung đạo đức trong công việc của Người trên căn bản trách vụ cao cả của Người và tất cả những ǵ được trao ban cho Người. Ai không coi ḿnh được Người hiệp nhất với Thiên Chúa th́ không thể nhận ra sự thật trong lư tưởng đạo đức của Người. Tự nó, tư tưởng đạo đức của Chúa Giê-su rất lớn lao và có ư nghĩa, nhưng rất bí nhiệm và khó hiểu và do đó bị người ta nghi ngờ. Việc giải thích về Chúa Giê-su trên phương diện đạo đức không thể tách ĺa khỏi sự giải thích do đức tin mang lại, mà phải tạo thành một phần của sự giải thích sau, như là một khía cạnh của nó. Tuy thế ta phải luôn nhớ rằng đức tin cũng phải có một h́nh ảnh rơ nét về khía cạnh đạo đức trong công việc của Chúa Giê-su.

Không một phát biểu nào nếu muốn chở theo nhận thức về Chúa Kitô được phép phát biểu mà lại đi trước đức tin hoặc tách biệt khỏi đức tin, v́ điều ấy sẽ đem ta trở lại với chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa duy thức (intellectualism), là hai chủ nghĩa thật xa rời thánh kinh Phúc Âm.

b. Từ quan điểm của đức tin, Chúa Kitô phải được hiểu theo ư nghĩa sứ mệnh của Người. Như thế, Người đ̣i hỏi một quyết định, một đáp trả và một thái độ có tính bản thân, sự vâng lời và ḷng sùng kính hoàn toàn. Người đ̣i hỏi tất cả những điều đó v́ Thiên Chúa, bằng cách đ̣i hỏi chúng cho chính Người. Chỉ có sự đối chất bên trong đó mới mở mắt ta để thấy Người, thấy công việc của Người và thấy chính con người của Người. Qua đó, ta đạt được sự hiểu biết dưới hai phạm trù cứu độ và mạc khải, là hai phạm trù không thể tách biệt với nhau; đến nỗi ta có thể nói rằng sự hiểu biết ấy đến với ta dưới phạm trù duy nhất là sự mạc khải ơn cứu độ, một mạc khải giúp ta chọn lựa giữa sống và chết, nó đụng đến chính nền móng cuộc hiện sinh của ta. Đó không phải là h́nh thức nhận thức tự nhiên hay phi bản vị, v́ nó không quan tâm đến các liên hệ phi bản vị; nó là một nhận thức rút từ hoàn cảnh cứu độ mà ta được đặt vào, một nhận thức rút từ đức tin.

Không một phát biểu nào nếu muốn chở theo nhận thức về Chúa Kitô được phép phát biểu mà lại đi trước đức tin hoặc tách biệt khỏi đức tin, v́ điều ấy sẽ đem ta trở lại với chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa duy thức (intellectualism), là hai chủ nghĩa thật xa rời thánh kinh Phúc Âm. Nghịch lư (paradox) mà thôi không đủ; việc nhẩy vào bóng tối, một phần của đức tin, không phải là một dấn thân vô nghĩa vào điều nghịch lư vốn hấp dẫn trí khôn ta, nhưng là một hướng mặt về Chúa Kitô và Chúa Cha trên trời. T́nh thuận hảo với Thiên Chúa càng tuyệt vời trong con mắt đức tin, th́ ư nghĩa càng sâu sắc. Yếu tố duy nhất có tính quyết định là vị trí của Chúa Kitô, v́ chính vị trí này thiết lập ra t́nh thuận hảo (fellowship) với Thiên Chúa tối cao. Trong Chúa Kitô, đức tin biết ḿnh đang đứng trong một liên hệ tuyệt đối mới với Thiên Chúa, liên hệ cha con; liên hệ này là một cái ǵ hoàn toàn, bất kể các hiệu quả trần thế có nhỏ nhoi, có giới hạn thế nào đi chăng nữa. Trong mối liên hệ này, đấng Trung Gian không phải là nguồn chia rẽ, mà là nguồn hiệp nhất; Người không cản lối ta trực tiếp đến với Chúa Cha cũng như liên kết trực tiếp với Chúa Cha, nhưng khai mở đường đến với Chúa Cha một lần măi măi. Trách vụ chân thực của Kitô Học là để miêu tả điều đó; thành quả lớn nhất của những người từng giảng dạy đức tin Kitô Giáo là hiểu được và biết nh́n nhận vấn đề ấy. Nhưng mọi người đều thất bại trong việc giải quyết nó, và liên tục thất bại cho đến tận ngày nay.

Tuy nhiên, nhận thức do đức tin mang lại không thể dựa trên cảm nghiệm nội tâm để kết luận về điều Chúa Kitô đang thực hiện, bởi như thế là phán đoán hoàn toàn tương đối. Dù yếu tố chủ quan của đức tin có lớn bao nhiêu, nó cũng phải được điều hướng về Chúa Kitô, Đấng mà nơi Ngài mối liên hệ tuyệt đối của một người con Chúa phải đặt căn bản vào. Kinh nghiệm đức tin có giá trị và nó có dẫn ta tới Chúa Kitô; nhưng điều quan trọng là nó phải hiểu thấu một cách trực tiếp và do đó nh́n nhận và chấp nhận các khẳng định và thế giá của Chúa Kitô, gồm cả những điều Người đă thực hiện lúc c̣n trên dương thế. Chứ không phải chỉ là cách nh́n ngược lại bắt đầu bằng Chúa Kitô khải hoàn. Đối với đức tin, Chúa Kitô khải hoàn cũng là Chúa Kitô đă từng chiến đấu và chịu đau khổ trên dương gian, và sau đó chịu đóng đinh. Trách vụ chân thực của Kitô Học phải là một cái nh́n toàn bộ (overall view).

Chúa Kitô lịch sử phải được hiểu cùng một lúc với ư nghĩa siêu lịch sử của Người. Đức tin không khởi đi từ con người Giêsu đến Thiên Chúa của Người, nhưng nh́n Chúa Kitô một cách trực tiếp như đă được Thiên Chúa định nghĩa, nghĩa là dưới ánh sáng của Thiên Chúa, và đồng thời trong tương quan giữa Người và Thiên Chúa, tức là nh́n Chúa dưới ánh sáng của Chúa Kitô. Đức tin nh́n ra đấng hành động nhân danh Thiên Chúa và do quyền lực của Người trong Chúa Kitô. Thay v́ một cấu trúc dựa trên diễn dịch luận lư, hay một quan điểm qui nạp dựa trên việc xem sét các hiện tượng lịch sử, cái nh́n tổng hợp của đức tin giúp ta nh́n ngay vào Chúa Kitô và ư nghĩa sứ mệnh của Người. Đức tin hiểu rằng ngay cả khi đă đạt được nhận thức, th́ nhận thức ấy vẫn là đức tin. Cái lối ngộ đạo (gnosis) hiểu theo nghĩa nhận thức vượt quá đức tin là điều cần phải bác bỏ. Nhưng việc ráng t́m ra đầy đủ cấu trúc bên trong và căn bản mạc khải của Thiên Chúa trong Chúa Kitô lại là chuyện khác, v́ điều này là điều có thể làm được, miễn là nó không làm ta sao lăng vấn đề duy nhất thực sự cốt yếu đó là tính thống nhất trong cuộc đời bản vị của Chúa Kitô, vốn là nền tảng cho đức tin của ta.

Bản vị và công việc của Chúa Kitô tạo thành một thực tại đơn nhất, và do đó chỉ về và soi sáng lẫn nhau. Công việc của Chúa Kitô giả thiết bản vị tính của Người; bản vị tính của Người chỉ được hoàn tất (consummated) trong công việc của Người mà thôi. Khi người ta nói rằng thực tại trên mang lại mạc khải, đền thay và cứu chuộc, là người ta nói đến cả hai khía cạnh trên cùng một lúc. Và trái với chủ nghĩa duy thức của thần học cổ truyền, đức tin cũng biết rằng nhận thức của ḿnh có giới hạn. Đức tin tự bằng ḷng khi hiểu được rằng ơn cưú độ đă được mang tới trong Chúa Kitô, và chính Chúa Kitô mang ơn cứu độ tới, c̣n cách thực hiện ơn cứu độ ấy ra sao th́ măi măi là một mầu nhiệm, chỉ có Chúa biết mà thôi. Điều ta biết được chỉ là cuộc đời Chúa Giê-su, một cuộc đời hướng về ta, trong cuộc đời ấy việc Thiên Chúa tiếp cận với ta đă thành hiệu lực; c̣n cuộc đời quay hướng về Thiên Chúa của Người, tức cuộc sống thân mật với Chúa Cha của Người, và cuộc sống cầu nguyện từng làm Người có năng lực đem Thiên Chúa lại gần chúng ta th́ măi măi vẫn c̣n là mầu nhiệm.

Sau cùng, phải chăng tương đối tính của các nguồn tài liệu há lại không hàm nghĩa tương đối tính của chính Chúa Kitô hay sao? Nếu điều ǵ đó có thể là đối tượng cho một t́m ṭi sử học, th́ há nó lại không trở thành tương đối hay sao? Giải thích hay miêu tả theo sử học quả có tương đối thật. Nhưng liệu con người mà các phương thức này miêu tả có hẳn cũng v́ thế mà tương đối chăng? Không hẳn thế, v́ cái yếu tính sâu thẳm nhất của một con người lúc nào cũng vượt quá tầm với của nghiên cứu sử học, và nói chung của bất cứ nhận thức đặc thù nào đó. Bởi thế, tương đối tính của các nguồn tài liệu lịch sử, với tất cả những đặc điểm tùy thể (accidental) của chúng vẫn có thể chứng thực về bản nhiên tuyệt đối của con người nó diễn tả.Một nguồn tài liệu vụn vặt (fragmentary) vẫn có thể diễn tả được đức tin vào thế giá tối thượng của Chúa Kitô.

 

2. Con Người Chúa Kitô

Những lời phát biểu liên quan đến bản vị Chúa Kitô không nhằm để giải thích bản vị ấy, mà chỉ nhằm để hiểu và đặt tên cho những quan điểm căn bản từ đó việc hiểu biết kia đă đạt được. Một nét quan trọng trong công thức Chalcedon là việc ấn định nhờ đó trương lực trong bản tính Chúa Kitô, tức nhị nguyên tính của nó, đă được phát biểu một cách mạnh mẽ. Chính v́ từ khước mọi cố gắng để hiểu, nên nó đă không phục vụ đức tin bao nhiêu. Nó đă không thành công trong việc đưa ra một h́nh ảnh về đời sống thực sự bản vị của Chúa Kitô. Thần học Thệ Phản gần đây nhấn mạnh nhiều hơn đến sự cần thiết phải đạt được một phương thức hiều Chúa Kitô cả trong cuộc sống bản vị của Người. Nhưng luôn có nguy cơ là kiểu hiểu biết ấy sẽ làm hại đến trương lực nói trên. Thí dụ như Shleiermacher chẳng hạn, ông ráng hiểu Chúa Kitô như nguyên mẫu (archetype), như viên măn, như hoàn hảo, như hành vi nền tảng của bản tính nhân loại, như Adam thứ hai. Người là nguyên mẫu theo nghĩa Người biểu lộ chân lư nội tại, cái thẳm sâu siêu h́nh của bản tính nhân loại. Nhưng điều ấy không giải thích tại sao nguyên mẫu ấy lại không được thể hiện thường xuyên hơn, ít nhất dưới ảnh hưởng của Chúa Giê-su.

Nếu, thay vào đó, đấng Cứu Chuộc được coi như độc nhất và có một vị thứ tuyệt đối, th́ rơ ràng điều này là do ư muốn của đức tin qua đó Giáo Hội muốn hiển dương Người, hệt như lối miêu tả Người như nguyên mẫu là do thế giới quan suy lư mà có. Phức tạp tính, mà cũng là hấp dẫn tính (fascination), của thứ Kitô Học trên là hậu quả của việc thất bại không hoà giải được các quan tâm tôn giáo và triết học. Việc lượng gía Chúa Kitô về phương diện tôn giáo tỏ ra giả tạo, và không phải là phần nội tại của toàn bộ cấu trúc, v́ đă được thực hiện bằng những phương tiện ư niệm thiếu sót. Ngược lại, nơi thánh Phao-lô, ư niệm Adam thứ hai không hề được hiểu như là yếu tố chính trong Kitô Học của thánh nhân, mà chỉ là để tạo ra một quan niệm bổ túc. Nó có giá trị ở chỗ đă làm ta chú ư đến tầm quan trọng của đức vâng lời nơi Chúa Giê-su: Người đă biểu lộ đức vâng lời mà con cái Adam từng từ khước. Các giải thích tương tự khác cũng đă được đưa ra cùng trong chiều hướng này, không giống như lư thuyết của Schleiermacher. Khi t́m cách tránh né (skirted) các khó khăn, người ta lại càng ư thức được sự thiếu trương lực (tension) do nhị nguyên tính của Chúa Giê-su trong các phác họa về Người gây ra. Điều này đúng khi một trường phái coi Người như một thiên tài tôn giáo, một quan điểm khá hấp dẫn đối với nhiều người v́ xem ra điều này vừa nói lên được nét đặc trưng nhất của Người vừa tránh được tuyệt đối tính quá cứng cỏi. Người ta cho rằng ư thức thiên sai nơi Chúa Giê-su chỉ là sản phẩm do môi trường đương thời đem lại. Đàng sau cái ư thức ấy là một thiên tài tôn giáo với cái nh́n hết sức sâu sắc và độc đáo về Thiên Chúa, một cái nh́n chứa đựng chân lư riêng và có giá trị tự kiểm chứng.

Quan niệm coi Người như thiên tài, nhất là thiên tài tôn giáo là một quan niệm có giá trị; sứ mệnh của Người đến từ Thiên Chúa hóa công, Chúa Tể của lịch sử, và Người đặt sứ mệnh ấy dưới quyền sử dụng của nhân loại có thể v́ ư muốn tự tôn vinh hay hoàn toàn do vị kỷ. Nhưng quan niệm ấy chỉ đúng nếu bản tính Người chỉ đơn thuần được nh́n từ cường độ sâu sắc và mạnh mẽ trong ư thức của Người về Thiên Chúa, nghĩa là, trong tôn giáo thiết thân của Người, và nếu cách thế Người được Thiên Chúa đánh động và hướng dẫn chỉ có nghĩa là Người không có ǵ khác biệt, trái lại hoàn toàn thuộc cùng một bản tính giống hệt với mọi người chúng ta. Trong trường hợp ấy, tầm quan trọng của Người chỉ hệ ở chỗ Người hiểu biết và có sức linh hứng, chứ chẳng hệ ǵ ở mối liên hệ đặc biệt, tiềm ẩn và liên tục của Người với Thiên Chúa. Vấn đề sẽ ra khác đi khi ta bàn đến căn bản của việc đánh bại tội lỗi và việc tạo ra t́nh thân thiện mới với Thiên Chúa toàn năng; ở đây, ta phải nhận rằng việc chắc chắn có được t́nh thân thiện kia tùy thuộc hành vi dứt khóat của Thiên Chúa làm chứng cho Người. Một thiên tài có thể gây hứng khởi cho ta như một anh hùng hay một lư tưởng; nhưng Chúa Kitô không phải chỉ gây hứng khởi cho ta mà thôi, mà Người đem ta tới mặt đối mặt với thực tại không thể trốn chạy được là Thiên Chúa, Đấng đơn thuần đ̣i hỏi con người cho chính ḿnh. Người đem ta đến phục lạy trước sự thánh thiện của Thiên Chúa, buộc ta phải chọn lựa, và do đó biến cuộc đời dưới ánh sáng Thiên Chúa thành một gánh nặng; nhưng đồng thời chính Người lại giải quyết sự lựa chọn kia, cất đi gánh nặng này, và là hiện thân và bảo đảm t́nh yêu cứu vớt và thánh thiện của Thiên Chúa, và ban cho ta măi măi đường đi tới t́nh thân thiện với Người.

Nếu muốn có cách hiểu Chúa Giê-su từ thực tại cuộc sống và việc làm lịch sử của Người, th́ tốt nhất ta nên t́m về với tước hiệu bản vị và hết sức độc đáo của Người, đó là tước hiệu Con được xức dầu của Thiên Chúa. Trước hết, tước hiệu này muốn nói đến ơn gọi độc đáo dành cho một con người duy nhất nào đó mà thôi, có đặc tính độc chiếm, một ư nghĩa phải được hiểu ngay bên trong nó chứ không trong liên hệ với những nhóm khác. Điều ấy đă tạo nên một trở ngại đối với lư trí, là khả năng vốn suy nghĩ theo nhóm, theo loại, cũng như đối với quan điểm triết học về lịch sử. Nhưng bất cứ ai đă đạt đến kết luận cho rằng Chúa Kitô không phải chỉ là một thiên tài tôn giáo th́ phải sẵn sàng chấp nhận trở ngại này. Nhưng mặt khác, tước hiệu này cũng mang theo ḿnh một nhị nguyên tính cốt yếu và độc đáo, vượt quá hiểu biết thuần lư và đầy giằng co. Nó đến với ta từ một diễn tŕnh lịch sử cụ thể và chỉ về một một khuôn mặt lịch sử đặc thù; tuy nhiên cùng một lúc nó lại vượt quá lịch sử, và liên kết khuôn mặt lịch sử đặc thù kia một cách hết sức đặc biệt với sự sống Thiên Chúa, và với việc hành xử của Người với nhân loại; một người nào đó tuy là một con người trong số muôn người nhưng lại được tách biệt khỏi mọi người, và mọi sự cứu độ đều phải t́m về để khởi đi từ Người. Trách vụ của hiểu biết đức tin là phải thừa nhận nhị nguyên tính này, nghĩa là vừa phải hiểu dưới h́nh dung tôi tớ vừa phải hiểu như là thẩm quyền Con xức dầu của Thiên Chúa, được trải dài suốt ḍng lịch sử. Quyên năng Thiên Chúa được mạc khải trong sự yếu đuối nhân loại. Ta tiếp nhận Phúc Âm để cúi đầu trước thực tại như nó xuất hiện với ta.

Ta đă đi quá học lư truyền thống của Giáo Hội khi nh́n nhị nguyên tính trong bản tính Chúa Giê-su Kitô như một cuộc đời bản vị đă được thống nhất hóa. Bất cứ giải thích nào về bản vị Chúa Kitô cũng phải dựa vào sự kiện trên. Như thế, ta không thể chấp nhận học lư phi bản vị (impersonality) trong bản tính nhân loại của Chúa Kitô. Điều nhân bản nhất và bản vị nhất ta biết được là đức tin và cầu nguyện. Chúa Giê-su thực hành cả hai điều ấy một cách sống động. Dĩ nhiên có cả một mầu nhiệm ở đây; như chủ thể của hành động đức tin này, Người lại là đối tượng cho đức tin của ta; con người nhân bản này đang thi hành thẩm quyền Thiên Chúa. Đức tin và lời cầu nguyện của Người là dấu chỉ cho thấy Người luôn luôn tiếp nhận từ Thiên Chúa, và lúc nào cũng tùng phục nơi Thiên Chúa. Trong mọi điều Người làm, Người đều t́m sự hướng dẫn và giúp đỡ từ Chúa Cha qua cầu nguyện. Ngay trong công cuộc cứu độ cao cả, Người cũng hoàn toàn trông cậy nơi Chúa Cha. Người ư thức rằng Người chỉ tiếp nhận quyền năng lạ lùng từ Chúa Cha đến mức cần thiết để chu toàn trách vụ thiên sai của ḿnh.

Quyền làm phép lạ đă được ban cho Người để khởi động đức tin, đó chính là lư do tại sao các phép lạ ấy đă không thể chấp nhận được bởi những người cứng đầu không tin, và đă bị từ chối đối với đám đông t́m chúng như những điềm thiêng. Người khiêm tốn nhận rằng ḿnh không thể hứa cho ngồi bên phải hay bên trái trong vương quốc Chúa Cha. Lời cầu bầu của Người cho đức tin lung lay của Phê-rô và cho người Do Thái vốn từ khước Người đem vinh dự lại cho một ḿnh Thiên Chúa mà thôi. Việc can thiệp vào lịch sử và việc khai mở nước Thiên Chúa là hành vi của một ḿnh Thiên Chúa; trách vụ của Chúa Kitô là việc chuẩn bị có tính sinh tử lịch sử trong đó các sức mạnh của vương quốc trở thành hữu hiệu cách trông thấy. Quả t́nh việc ấy có tính quyết định đến độ Chúa Kitô đă được thiết dựng là người thay mặt Thiên Chúa trong ngày phán xét cuối cùng. Trách vụ của Chúa Kitô là cứu chuộc vào ngày phán xét chung, là mang lại ơn cứu độ và thiết lập vương quyền Thiên Chúa trên con người và trên lương tâm nhân loại. Người đ̣i con người hối lỗi và hoán cải. Người thi hành công việc cứu chuộc qua lời tha thứ. Quả thật Người không bao giờ nói lời quyền năng ấy mà lại không chắc mẩm rằng đó là ư Thiên Chúa, một chắc mẩm Người nhận được trong cầu nguyện; nghĩa là, Người chỉ nói lời ấy nhân danh Chúa Cha.

Điều ấy quả là vô tiền khoáng hậu, như chính địch thủ Người đă nói ra. Bởi tha thứ tội lỗi là đặc quyền của Thiên Chúa. Tuy nhiên, với lời công bố tha tội, ta vẫn có thể coi Chúa Kitô như thuộc phạm trù tiên tri. Nhưng khi phân biệt với các tiên tri trong tước hiệu Con Thiên Chúa, Người là một cái ǵ c̣n hơn tiên tri nữa. Bởi v́ không phải Người chỉ công bố lời tha tội mà thôi, mà lời tha tội của Người đă trở nên quyền năng, ở chỗ trong chính bản tính Người, Người hiện thân cho ư muốn tha thứ của Thiên Chúa, bởi từ trong chính bản vị của Người, ơn thánh của Thiên Chúa đă được thông ban cách hiệu quả tới ta. Điều độc đáo và chưa có tiền lệ là lời của Người công bố ra điều chính bản vị của Người mang tới một cách chắc chắn trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể; qua chính bản vị ḿnh, Người dẫn đưa kẻ có tội vào cái chết và cái chết này lại là đường đưa họ đến sự sống. Cái ư nghĩa thâm sâu nhất của đức tin và lời cầu nguyện của Người tiềm ẩn nơi điều ấy. Chính đức tin của Người, một đức tin qua đó Người hoàn toàn phó thác cho Chúa Cha trong khi cầu nguyện, đă làm Người có thể hiến ḿnh cho con người như một biểu thức tinh tuyền của t́nh yêu thánh thiện nơi Chúa Cha, và tự đặt ḿnh vào thân phận khốn cùng lầm than của kiếp nhân sinh để giải thoát nhân loại khỏi cảnh lầm than ấy. Hoàn toàn được Chúa Cha thánh hóa, Người đă nói lên lời tha thứ một cách đặc biệt đến nỗi đă khơi lên đức tin và vượt thắng tâm thức tội lỗi. Nhờ thế, Người dẫn ta tới Chúa Cha, bằng cách mời gọi ta đến với Người, và kết hiệp ta với Thiên Chúa bằng cách kết hiệp ta với chính Người.

Trong tư cách một người đă băng qua kinh nghiệm tinh thần của kiếp nhân sinh lịch sử, một người từng tin và từng cầu nguyện, Chúa Giê-su đă phải trải qua các cơn cám dỗ.Ta thấy có những giai đọan hẳn ḥi trong cuộc sống tinh thần của Người. Các cơn cám dỗ của giai đoạn thấp đi vào hậu trường nhường chỗ cho các cơn cám dỗ của giai đoạn cao hơn. Cuộc chiến đấu nội tâm tại Vườn Cây Dầu không phải chỉ là những nỗi sợ trần tục tầm thường của đau đớn và chết chóc, nhưng là nỗi sợ của đấng thiên sai, tức đấng hiểu rơ sự chết đang là án treo trên đầu nhân loại tội lỗi. Như thế, Chúa Kitô phải đối diện với các cơn cám dỗ thiên sai nghĩa là các cơn cám dỗ nằm bên ngoài các giới hạn tinh thần của kiếp nhân sinh, những cơn cám dỗ mà trong tư cách được chỉ định làm Đấng Thiên Sai, Người phải chống trả và vượt qua một ḿnh, những cơn cám dỗ nhằm vào chính sứ mệnh của Người, và là những cơn cám dỗ, theo các tŕnh thuật từ đầu các Phúc Âm nhất lăm, đă phát sinh từ chính các ư niệm của người Do Thái về Đấng Thiên Sai. Người đă chiến thắng các cám dỗ này; việc Người luôn quay hướng về Thiên Chúa đă nâng đỡ Người khi các nguy cơ trở nên lớn hơn. Ta có đủ lư do nhấn mạnh đến ḷng thủy chung của Người, đến việc Người phó thác bản thân và phó thác cách tích cực cho Thiên Chúa.

Người chỉ là Chúa Kitô nếu Người chống trả được cơn cám dỗ cuối cùng, nếu không, Người không phải là Chúa Kitô. Bởi thế, các môn đệ biết rằng ơn cứu độ của họ tùy thuộc những ǵ được thực hiện trong cuộc đời của đấng vô tội. Đây là phán đoán của đức tin, một phán đoán không ngừng được sản sinh khi ta gặp gỡ Chúa Kitô. Công tŕnh thiên sai của Người và tội lỗi là hai điều hoàn toàn khử trừ lẫn nhau. Quyền năng của Người trong việc đem ta vào t́nh thuận hảo với Chúa Cha tùy thuộc ở t́nh trạng vô tội của Người, nghĩa là tùy ở t́nh thuận hảo nguyên thủy, liên tục và căn cơ của riêng Người với Chúa Cha. Đối với người đă được sự hy sinh của Người giao ḥa với Thiên Chúa, th́ chỉ có thể có một phán đoán này là Người đă dâng lên một hy lễ hoàn toàn tinh tuyền. Chính nhân cách của Chúa Giê-su buộc người ta phải xác tín một cách không thể lầm lẫn rằng bất cứ ai chối từ t́nh trạng tội lỗi của riêng ḿnh đều là kẻ nói láo và tự lừa dối ḿnh (Ullmann). Điều ấy xác nhận đức tin của ta vào việc một ngày kia ta sẽ mặt đối mặt với Người trong tư cách quan án của ta. Như thế công việc của Người vừa là hành vi nhân bản vừa là công tŕnh của Thiên Chúa cùng một lúc, trong một thống nhất không thể phân chia.

Chính nhân cách của Chúa Giê-su buộc người ta phải xác tín một cách không thể lầm lẫn rằng bất cứ ai chối từ t́nh trạng tội lỗi của riêng ḿnh đều là kẻ nói láo và tự lừa dối ḿnh (Ullmann).

Nhưng ta nên nh́n sát hơn vào hành động của Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Đúng là Chúa Giê-su đă hoàn toàn tự hiến ḿnh cho ư muốn cứu độ của Thiên Chúa, và Người thực hiện sự tự hiến ấy cách hoàn toàn tự do; nhưng khi làm điều ấy, Người đă không chỉ tiếp nhận sự trợ giúp của Thiên Chúa trong các hành vi cá biệt, nhưng Người biết rơ Người được quyền năng và t́nh yêu Thiên Chúa hoàn toàn choán đầy và thấm nhiễm. Chính thái độ tin của Người khiến Người luôn luôn ư thức rằng Người được tràn đầy Thiên Chúa; đây là một mối tương quan mà ta chỉ có thể so sánh xa xa với mối tương quan của thế giá luân lư.

H́nh thức mà cuộc sống đức tin và cuộc đời cầu nguyện của Người mặc lấy đều là do cách thế Người được Chúa Cha bao bọc. Học lư cổ truyền của Giáo Hội xem ra như đă bác khước bản vị tính (personnality) đối với bản tính nhân loại của Chúa Kitô, tuy nhiên sự bác khước này có một hàm ư (implication) đúng dù khó diễn tả được hoàn toàn bằng những ư niệm hiện có: ư chí tiếp nhận từ một ư chí khác biết rằng khi tiếp nhận điều được ban cho kia, th́ ḿnh quả đă đâm rễ trong ư chí người cho vậy. Chỉ có Chúa Giê-su mới có thể, qua thực tại bản thân ḿnh, chuyển tới ta phán quyết và ơn phúc từ Chúa một cách trực tiếp, không cần ta phải thực hiện một bước nào khác từ Người tới Chúa, bởi v́ cuộc sống bản vị của Người đă được rút ra từ hữu thể và ư chí nội thẳm nhất của Thiên Chúa, và bởi v́ cuộc sống ấy đặt căn bản thực sự nơi hữu thể và ư chí nội thẳm nhất của Thiên Chúa. Căn bản và nền tảng nơi Thiên Chúa này dĩ nhiên có đặc điểm đảm bảo tự do đích thực trong cuộc sống bản thân của Chúa Giê-su, và được diễn tả ra ngoài dưới h́nh thức một đức tin bản thân. Và mối liên hệ đó chính là mối liên hệ nguyên thủy, chứ không phải là mối liên hệ được tạo nên để khỏa lấp một khoảng trống, đúng hơn nó là mối liên hệ trong đó việc tự hiến ḿnh của Chúa Cha được đáp trả bằng việc tự hiến hoàn toàn trong trắng của Chúa Con.

Đức tin của ta, một đức tin thực ra cũng chỉ là một sự tự hiến bản thân, có thể hiểu được cách thế trong đó cuộc sống bản vị kia được rút ra một cách nguyên thủy và căn để từ Thiên Chúa, bất kể nó là một mầu nhiệm và phép lạ lớn lao thế nào đối với ta. Về điểm này, đức tin của ta được củng cố nhờ các tuyên xưng trong Phúc Âm Gioan rằng Chúa Con thực thi công tŕnh của Chúa Cha, lời của Người là lời của Chúa Cha mà Người đă vâng lời thi hành. Chân lư trong học lư genus majestaticum của Luther cũng trở nên rơ ràng: nếu h́nh ảnh của ta về Chúa Kitô mang lại cho ta một thị kiến về t́nh yêu thánh thiện của Thiên Chúa, th́ nó không thể chỉ bao gồm những nhân đức nhân bản được nâng lên bậc cao hơn; như thế ta phải t́m trong đó ơn phúc và dạ thủy chung của Thiên Chúa đă được dành sẵn cho ta trong con người nhân bản của đấng Cứu Thế.

Người ta từng cho rằng giải pháp duy nhất thay thế cho Kitô Học cổ truyền có tính qui thần (theocentric) của Giáo Hội là Kitô Học qui nhân (anthopocentric). A. Rirschl chẳng hạn đă t́m cách tŕnh bày bản vị tính nhân loại của Chúa Giê-su như một hiện thân biệt lập và độc lập cho mọi chức năng của Người, và coi việc mạc khải ơn phúc và dạ thủy chung của Thiên Chúa chẳng là ǵ khác hơn là chính nội dung cuộc sống của bản vị tính kia. Ông gợi ư rằng điều nguy hiểm khi ta coi cuộc sống bản vị của Chúa Kitô không ngừng thành thân (embodied) nơi Thiên Chúa hay Ngôi Lời, là ta liều ḿnh biến nó đơn thuần trở thành một cỗ máy. Điều này có thể đúng trong trường hợp người ta quan niệm về Thượng Đế theo kiểu không phải là Kitô Giáo, giống như thế giới cổ thời. Nhưng một cách tổng quát, quan điểm ấy lại một lần nữa khiến cho việc đánh giá Chúa Kitô về phương diện tôn giáo trở nên bấp bênh không chắc chắn, v́ đă đặt sự đánh giá ấy dưới một số khía cạnh hoàn toàn có tính đạo đức (ethical), và đă để khía cạnh này thay thế khía cạnh kia.

Cả hai khía cạnh trên đều phải kết hiệp thành một thể thống nhất ngay từ nguyên thủy. Mạc khải nào của Thiên Chúa nếu chỉ lấy cuộc sống nhân bản làm nội dung, chứ không phải toàn bộ h́nh thể, th́ không phải là mạc khải tự ḿnh của Thiên Chúa. Dù thế nào, đối tượng của đức tin Kitô giáo vẫn là một mạc khải về Thiên Chúa, mà sự mạc khải này, như một hành vi tự do của Thiên Chúa, đ̣i phải được đồng nhất hóa với một cuộc đời bản vị nhân bản tự hiến ḿnh hoàn toàn tự do. Kitô Học qui thần cổ truyền, đặt căn bản trên học lư hai bản tính, và đă được h́nh thành một cách hết sức khó khăn, không thể thay thế được bằng một Kitô Học qui nhân, mà chỉ có thể thay thế bằng một Kitô Học qui thần là một Kitô Học gần hơn với sự thật và trả lại công bằng nhiều hơn cho các chứng tá Phúc Âm.

Thành thử ra, hiệp nhất tính của Chúa Giê-su với Thiên Chúa đối với chúng ta không phải chỉ là sự hiệp nhất trong ư định hay ư chí mà thôi, tức sự hiệp nhất hiểu theo nghĩa đạo đức; mà đó là sự hiệp nhất về bản thể (being) trong Thánh Linh, sự hiệp nhất làm Chúa Con thành đấng thay mặt Chúa Cha nơi nhân loại. Dĩ nhiên, một tiên tri cũng được Thiên Chúa trang bị với quyền lực Chúa Thánh Thần để thi hành mỗi trách vụ; nhưng Chúa Cha tự làm ḿnh trở thành đấng Chúa Con có thể tới được trong bản thể và Thần Trí sâu thẳm nhất của Ngài, và trực tiếp hiến ḿnh, cả trong bản thể lẫn trong Thần Trí sâu thẳm nhất, để sống thân thiện với Chúa Con, từ đó mà có mối liên hệ hiểu biết và thương yêu nhau; Chúa Cha được vinh dự nơi Chúa Con, và Chúa Con vinh danh Chúa Cha. Chúa Cha hiến ḿnh trong Chúa Con, để trong Chúa Con, Người hiến ḿnh cho nhân loại tội lỗi, một nhân loại Ngài yêu thương hết ḿnh nơi Chúa Con, và như thế, trong Chúa Con, Ngài trao trọn trái tim ḿnh cho nhân loại tội lỗi. Chúa Kitô là nhân vật lịch sử mang Thánh Thần Thiên Chúa, là ư chí cứu độ của Thiên Chúa đă hoá thành nhục thể, là đấng trung gian để Thiên Chúa thi hành và thể hiện việc tự hiến của Ngài cho nhân loại.

 

3.Công Việc Chúa Kitô

Sứ mệnh con người Chúa Giê-su được chu toàn nơi công việc của Người. Hiệp nhất tính nơi con người của Người được diễn tả trong hiệp nhất tính nơi công việc Người làm. Mục tiêu công việc của Chúa Giê-su là Giáo Hội của các tín hữu; nói cách khác cho ngắn gọn mục tiêu ấy là chính đức tin. Đức tin nh́n thấy công việc của Người trong chính đồng cảnh của nó. Đức tin cũng nh́n thấy công việc ấy như một sinh hoạt trong hiện tại, cùng một lúc vừa hoàn bị vừa không hoàn bị. Ngày nay nhiều người nh́n nhận rằng cuộc đời và cái chết của Người tạo ra một hiệp nhất tính nội tại. Cuộc đời ấy là một cuộc đời đau khổ; v́ nhân loại, đau khổ chia xẻ với nhân loại gánh nặng của tội lỗi, sự hy sinh, sự phục vụ, và sự cứu chuộc; cái chết của Người cũng là một hành động thể ấy, một dâng hiến thân ḿnh cho Thiên Chúa, một hành động đức tin cao cả nhất. Về sự chết này, ta cần tránh hai quan điểm một chiều.

Quan điểm đầu tiên là quan điểm coi sự chết như chứng cớ ḷng trung thành của Chúa Giê-su đối với ơn gọi của Người, một hành vi hoàn toàn anh hùng; quan điểm kia là quan điểm hoàn toàn khách quan, theo đó hiệu quả chính là việc thay đổi tâm tư (mind) của Thiên Chúa nghĩa là đổi hướng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa từ con người qua Chúa Kitô. Theo quan điểm này, bản nhiên của đức tin đ̣i phải có nơi Chúa Kitô đă thay đổi hẳn; nó trở nên tri thức hóa (intellectualized). Nhưng ngược với môi trường tôn giáo của thế giới cổ thời, Tân Ước không hề đá động ǵ đến việc Thiên Chúa nguôi cơn giận, nhưng chỉ nói đến việc Người hành động nơi Chúa Kitô để giao ḥa nhân loại với Người.

Ta có thể tóm lược công việc của Chúa Giê-su bằng một biểu thức duy nhất này là: công việc của Người là hành vi yêu thương mang lấy tội lỗi nhân loại. Người từng mời gọi tất cả chúng ta đến với Người, bởi v́ tất cả chúng ta đều là kẻ tội lỗi. Khi, với tư cách đấng được Chúa Cha sai đến, Người nói lên lời tha tội, th́ điều ấy áp dụng trước nhất cho các cá nhân mà Người gặp trực diện. Nhưng trước khi mời gọi tất cả đến với Người, Người đă tự đồng nhất Người với nỗi thống khổ (distress) của tất cả chúng ta trong phép rửa qua cái chết của Người. Đây là một giả định làm căn bản cho lời tuyên bố tha tội. Trong tư cách tôi tớ Thiên Chúa, Người chia sẻ sự sống và sự chết với dân Người, vác lấy gánh nặng của dân lên vai ḿnh; và như thế chấp nhận thánh giá như hậu quả tất yếu cho hành động của ḿnh. Điều mà một số cá nhân được bản thân nghe từ môi miệng Người, th́ tất cả chúng ta đă cảm nhận nơi thánh giá, v́ chính thánh giá của tôi tớ Thiên Chúa đă trực tiếp nói với ta, và nơi thánh giá ấy Thiên Chúa đă trực tiếp giao tiếp với ta. Nơi thánh giá của Người, Chúa Kitô mạnh mẽ đem t́nh yêu thánh thiêng của Thiên Chúa vào đời sống nhân bản mọi thời. Cũng nơi thánh giá ấy, Thiên Chúa bày tỏ sự thánh thiêng và t́nh yêu của Người cho mỗi tâm hồn.

Theo các Phúc Âm, vai tṛ thay thế (substitutionary part) qua đó Chúa Kitô tự thực thi điều người khác không thể thực thi được phải được hiểu theo nghĩa bao hàm (inclusive). Trước nhất, Người đại diện Thiên Chúa v́ chính nhân danh Thiên Chúa mà Người hành động và chịu khổ nạn. Sau đó, Người đại diện tất cả những ai Người đă hiệp nhất với Người như đầu (ḿnh và chân tay). Người tự mang lấy thân phận những ai cực nhọc và khốn cùng. ‘V́ chúng con’ là lời luôn luôn ở cửa miệng Người suốt trong cuộc sống và sự chết. Đó chính là ư nghĩa của phục vụ mà Người đă đặt thành tiêu chuẩn yếu tính của nước Thiên Chúa. Tinh thần phục vụ ấy đạt tới đỉnh cao nhất trong việc Chúa Kitô sẵn sàng chịu chết. Người lănh nhận chén đắng từ tay Cha Người và chấp nhận mục tiêu cứu độ của Thiên Chúa qua cái chết của Người. Thánh giá cho ta thấy t́nh yêu của Thiên Chúa đă tách biệt chúng ta ra khỏi Thiên Chúa và đă kết hiệp chúng ta với Người ra sao; nó mạc khải cho thấy t́nh yêu và sự tự hiến của Thiên Chúa quả là tuyệt đối và hoàn toàn bất biến (inflexible).

Thánh giá cũng khẳng định sự thánh thiêng không thể xâm phạm được trong t́nh yêu của Người, một t́nh yêu cho đi không dè dặt. Chúa Kitô chết trên thánh giá để Người có thể đi vào nỗi khốn cùng nhất của đời người, tức cái đớn đau của chết chóc, một thân phận đáng giận đang chờ đợi toàn bộ nhân loại. Người, vốn là đấng vô tội, nhưng lại tự đồng hóa ḿnh với nhân loại tội lỗi, đă đối diện và chia sẻ thực tại chết chóc vốn là án phạt trên đầu nhân loại tội lỗi; điều ấy giải thích tại sao Người đă khiếp sợ trong vườn Giệt-si-ma-ni, và đă cảm thấy như bị Thiên Chúa bỏ rơi trên thánh giá, nỗi sợ chỉ có thể vượt qua bằng niềm tin thiên sai qua tiếng kêu thống thiết ‘Lạy Chúa tôi!’. Qua cử chỉ tuân phục số mệnh và án phạt treo trên đầu nhân loại, v́ chúng ta và để kết hiệp với ta, Người đă thánh hóa án phạt của Thiên Chúa bằng việc trung thành chịu đựng, và đồng thời biến ơn phúc của Chúa thành hữu hiệu, và nhờ đó Người vừa làm cho án phạt của Thiên Chúa được nh́n nhận vừa công bố sự tha thứ của Thiên Chúa, do đó thánh hóa ư Thiên Chúa trước mặt chúng ta và trong chúng ta.

Thánh giá là hành động tiêu biểu nhất của Chúa Giê-su, hành động của vị quân vương và chúa tể lịch sử, nhưng sự vâng lời có tính thụ động lại được kể là sự vâng lời có tính tác động ở độ cao nhất. Như thế, t́nh yêu mang lấy tội lỗi chúng ta đă hiện diện với chúng ta qua việc làm của Người một cách cao qúi đến độ không thể hạ giá hay lạm dụng được. Thánh giá là h́nh thức được hoạt động cứu độ của Chúa Giê-su mặc lấy trong gịng lịch sử, một cái ǵ được thiết dựng một lần măi măi, một cái ǵ chung kết nhưng lại không chấm dứt, và là một cái ǵ có giá trị nền tảng trong tư cách là thánh giá của Chúa Con, đấng đă hy sinh thân ḿnh ‘qua thần khí đời đời’ (dia pneumatos aioniou), nghĩa là luôn luôn hiện hữu, chứ không phải chỉ là một cái ǵ thuộc dĩ văng, do đó luôn trực tiếp đánh động và chinh phục trái tim ta.

Tư tưởng biện lư (rationalizing) đă thất bại không nh́n ra cái nội dung kép của việc làm cũng như của ngôi vị Chúa Kitô với đầy đủ trương lực của nó, và đôi lúc chỉ nh́n thấy nơi thánh giá hoặc t́nh yêu của Thiên Chúa hoặc án phạt của Thiên Chúa mà thôi. Một cái nh́n như thế một là hạ cấp và nhân loại hóa t́nh yêu kia hoặc là biến án phạt kia thành một cái ǵ hời hợt. Nếu chỉ nh́n thấy án phạt mà thôi, ta chỉ có thể suy diễn (inferred) về t́nh yêu của Thiên Chúa; hậu qủa tai hại của cái nh́n ấy đối với việc t́m hiểu đức tin hết sức rơ rệt trong Kitô Giáo. Thực ra, nơi thánh giá, trong sự chết cũng như trong cuộc sống của Chúa Kitô, đức tin trực tiếp nhận ra cả t́nh yêu lẫn án phạt cùng một lúc, t́nh yêu chịu tuân phục án phạt, c̣n án phạt th́ cứu vớt chứ không hủy diệt, án phạt tăng tiến sức mạnh của ơn phúc. Nơi thánh giá, điều đức tin trực tiếp nhận ra không phải chỉ là cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, mà là cả t́nh yêu lẫn cơn thịnh nộ của Người, thịnh nộ cứu độ và t́nh yêu kết án, liên kết với nhau đến nỗi khi nhận ra cơn thịnh nộ ấy, đức tin sẵn sàng nhẩy vào ṿng tay của yêu thương. Sự thánh thiện và t́nh yêu của Thiên Chúa cùng hiện diện như nhau và cùng cung cấp căn bản cho trương lực sống động của đức tin, tạo nên thống nhất tính cho cả sợ sệt lẫn tin tưởng, một thống nhất tính trong đó tin tưởng luôn luôn thắng vượt sợ sệt; đó là giáo huấn của nhiều người kể cả Luther, trong đó, với đức tin, con người luôn luôn vừa công chính vừa có tội trước nhan Thiên Chúa.

Nơi thánh giá, điều đức tin trực tiếp nhận ra không phải chỉ là cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, mà là cả t́nh yêu lẫn cơn thịnh nộ của Người, thịnh nộ cứu độ và t́nh yêu kết án, liên kết với nhau đến nỗi khi nhận ra cơn thịnh nộ ấy, đức tin sẵn sàng nhẩy vào ṿng tay của yêu thương.

Không thể hiểu thánh giá theo nghĩa pháp lư, v́ thánh giá vuợt quá bất cứ liên hệ pháp lư nào; ta chỉ có thể quan niệm một cách đúng đắn về nó như một hành vi yêu đương thánh thiện của Thiên Chúa, một hành vi lạ lùng không tài nào hiểu thấu được, theo những phạm trù tư tưởng mới dựa trên một ḿnh thánh giá mà thôi, chứ không theo các phạm trù khác thuộc thói quen pháp lư của con người cũng như thuộc đạo đức học nhân bản.

Dĩ nhiên, thánh giá là nguồn ơn cưú độ chỉ v́ nó là thánh giá của đấng đă sống lại từ cơi chết, cũng như phục sinh của Chúa Kitô là phục sinh của đấng đă chịu đóng đinh vậy. Nếu ta không được phép quên điều đó, th́ ta phải miêu tả việc làm của t́nh yêu mang tội lỗi ta một cách xát hơn nữa từ hai điểm nh́n là đền thay (atonment) và cứu chuộc. Thực vậy, việc làm của Chúa Giê-su đem lại việc đền thay tội lỗi ta. Trên thánh giá, Người hiến tặng ta sự tha thứ, nhưng cùng một lúc, Người cũng hiến tặng sự đền tội thay; đem lại sự tha thứ, v́ Người đă đem lại sự đền thay và ḥa giải. Tha thứ là một điều vĩ đại, nhưng đền thay tội c̣n cao cả hơn nữa. V́ đền thay tội có nghĩa là dọn đường cho tha thứ, là làm cho tha thứ có hiệu quả, là làm cho tha thứ diễn ra. Đền tội thay nói lên ư muốn sáng tạo, ư muốn nền tảng và khôn cùng của Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ tội lỗi ta.

Theo lư thuyết, tha thứ và đền tội thay có thể do hai nhân vật thực hiện. Nhưng ở đây, chỉ có một nhân vật mà thôi, đó là Thiên Chúa trong Chúa Kitô; đấng Thiên Chúa này thể hiện sự tha thứ của Người trong Chúa Kitô bằng cách tỏ bày ư muốn của Người cho ta thấy, mạc khải cho ta thấy sự vô dụng (worthlessness) của chính ta, và dẫn ta tới việc nh́n nhận điều ấy trong đức tin. Đền tội thay không phải là một ư niệm được Thiên Chúa công bố, nó không phải là một chân lư cố định và phổ quát mà ta có thể xem sét sau này và do đó thích hợp với chính ta. Đền tội thay không là ǵ khác hơn sự ḥa giải của cá nhân mà lương tâm đă khiêm hạ và được giải thoát trong cuộc gặp gỡ thánh giá, và được đức tin vào ơn thánh của Chúa đưa lại câu trả lời; đền tội thay thực sự là sự hoà giải của Giáo Hội, một Giáo Hội biết rằng nơi thánh giá, ḿnh được bảo bọc bằng ân sủng Chúa. Trong hành vi đền thay, Chúa Kitô thân hành đến gặp kẻ có tội đang cần sự đền thay, và gặp mỗi người có tội, để mỗi người có thể trực tiếp nhận ra và cảm nhận được án phạt và ơn phúc trong việc Người làm. Đúng là hành vi đền thay của Chúa Kitô cũng chẳng kém khách quan tính so với việc chuộc lỗi (payment of satisfaction) trong học lư của thánh Anselm; nhưng trong bản chất, khách quan tính của nó không cô lập, mà là một khách quan tính có tương quan với và hướng về chủ quan tính của đức tin, đó là lư do tại sao nó được đức tin nh́n nhận.

Cùng một lúc và trong cùng một hành động, Chúa Kitô đến với ta như đấng Cứu Chuộc. Người nhấn mạnh đến ư nghĩa này trong hành động của Người khi Người nói rằng Người đến hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc muôn người. Việc Người làm không chỉ liên hệ đến tội theo nghĩa nó tách rời con người khỏi Thiên Chúa, nhưng cũng liên hệ đến quyền lực sự ác như một toàn bộ, từng trải dài trên nhân loại. Câu nói ‘đây là giờ của các ông, và quyền lực của tối tăm’ (Lc 22:53), khi Người bị bắt cầm tù, có ư nhắc đến sự ác trong khách quan tính của nó mà giờ đây cần được bày tỏ đầy đủ trong cái chết của Người, nhưng đồng thời cũng cần phải coi nó như một ô nhục và quyền lực của nó cần được bẻ gẫy cách dứt khoát. Ở điểm này, tư tưởng của Kitô giáo nguyên khởi đă nói lên một chân lư quan trọng dưới h́nh thức huyền thoại, một chân lư thường bị quên lăng trong những năm gần đây. Chính Chúa Giê-su cũng đă coi công việc thiên sai của ḿnh chủ yếu là để khuất phục quyền lực sự ác, sự dữ nói chung, và sự chết, vốn đối nghịch với Thiên Chúa, và để giải thoát và cứu chuộc con cái Thiên Chúa đang khắc khoải dưới ách các quyền lực trên.

Ta sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này là trong bối cảnh trên làm thế nào giải thích được việc coi cái chết của Người từ nền tảng như một chiến thắng sự ác. Một câu trong Bài giảng Trên Núi tức câu đừng chống cự sự ác (Mt 6:39. Phần lớn các Bản đều dịch là: đừng chống trả người ác), nghĩa là đừng chống cự bằng vũ lực, cho ta một soi dẫn khá lư thú về cái chết của Người. Bởi v́ sử dụng vũ lực luôn làm ta can dự vào sự ác và sẽ dẫn ta tới chính sự ác. Trái lại Chúa Kitô đă nạp ḿnh cho quyền lực sự ác mà không hề chống cự. Điều này chỉ có người được Thần Trí Thiên Chúa chiếm hữu mới có thể làm được. V́ người ấy không lấy bạo hành đáp trả bạo hành, họ đứng bên ngoài lănh địa tội lỗi. Bởi thế, cuộc khổ nạn của Người, cuộc khổ nạn của đấng vô tội, chính là bản án trên đầu quyền lực tối tăm. Qua việc đổ máu người vô tội, chính sự ác bị kết án, và quyền lực sự ác, một quyền lực tạo ra sự ác trong lănh vực luân lư, bị hành vi luân lư của kẻ vô tội và t́nh yêu tự hiến ḿnh, vốn chấp nhận đớn đau mà không chống cự, đánh cho nhừ tử. Dĩ nhiên, các hành động đền thay và cứu chuộc liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Sự ác có quyền lực trên con người, v́ con người tự tách ḿnh xa khỏi Thiên Chúa, sống dưới cơn thịnh nộ của Người, và do đó cần sự đền thay. Đền thay lấy đi quyền của sự ác trên con người.

Nhưng đồng thời, trong việc làm của Chúa Kitô, đặc biệt nơi thánh giá, sự ác bị tấn công trực tiếp, và bị kết án trong chính nó. Đó là lư do tại sao cứu chuộc không đơn thuần chỉ là phụ thuộc đối với việc đền thay; v́ cả hai cùng là quà phúc của Thiên Chúa. Như thế, Chúa Kitô là đấng Cứu Chuộc khỏi quyền lực sự ác; và cả thế gian nữa, theo nghĩa của Tân Ước, nghĩa là bao gồm mọi sự chống lại Thiên Chúa. Trong tư cách một lực lượng khách quan, sự ác hay thế gian làm tê liệt hành động của ta và làm ta hoài nghi đối với sự thống trị của Chúa trên vũ trụ. Nhưng ‘các ông hoàng của thế gian’ bị người tôi trung tước hết quyền lực (1 Cor 2:6); họ biết rằng họ đă bị Thiên Chúa luận phạt. Do đó họ phải nhường bước khi ta gặp họ trong quyền lực Chúa Kitô. Tâm hồn ta thoát hết âu lo, và ḷng can đảm trong ta được phục hồi; ta có thể đảm nhiệm cuộc chiến đấu này, bởi kết quả của cuộc chiến đă được định đoạt qua công tŕnh thiên sai của Con Thiên Chúa. Cũng cách ấy, Chúa Kitô là đấng Cứu Chuộc khỏi ách sự chết, khỏi nỗi sợ sệt do chết chóc đưa lại, và khỏi cảnh hư thối. Trong cái chết của Người, Người tấn công quyền lực sự chết, và sự phục sinh của Người cho thấy Người đă chiến thắng sự chết. Ngay cái chết cũng không c̣n chứa đựng sợ sệt đối với chúng ta nữa. Tóm lại, Chúa Kitô cứu chuộc ta để đưa ta vào vương quốc của Người, vào sự sống đời đời. Sự cứu chuộc bứng ta trồng vào sự sống siêu nhiên của t́nh thuận hảo với Thiên Chúa trong Chúa Giê-su Kitô.

V́ Người đem đền thay và cứu chuộc đến, Chúa Kitô cũng đem mạc khải đến; Người làm ta biết Thiên Chúa và sự thánh thiện của Người, và bản chất của t́nh yêu nói chung cũng như t́nh yêu kẻ thù nói riêng, bằng cách Người thực thi tất cả những điều ấy trong ta. Mạc khải này không hề quan tâm đến chân lư phổ quát, mà quan tâm đến chứng tá bản vị của Thiên Chúa đối với chính Người, một chứng tá chỉ có được nhờ đức tin. Mọi h́nh thức duy thức (intellectualism) cần được loại bỏ. Nếu Chúa Kitô Cứu Chuộc là đấng mà nơi Người Thiên Chúa thực thi ư định cứu độ của ḿnh, và nếu cứu chuộc là hoàn thiện hóa công cuộc sáng tạo, th́ đức tin Kitô Giáo có thể t́m hiểu Chúa Kitô như đấng trung gian trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa dành cho vũ trụ. Hậu quả sau chót của tư tưởng cuối cùng này có lẽ sẽ đưa ta tới kết luận như sau: đức tin tự ư thức được rằng ta chỉ có thể có được những ngôn từ ấp úng và những hiểu biết phiến diện, cho đến khi các cố gắng của nó được thăng hoa với việc nhăn tiền được nh́n ngắm dung nhan Thiên Chúa.

 

 Georg Wehrung
Twentieth Century Theology in the Making
do Jaroslav Pelikan chủ biên
Bản tiếng Anh của R.A. Wilson Fontana

 

Vinc. Vũ Văn An

 

Mời đọc

1 2 3 4


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.