LINH ĐẠO HÔN NHÂN HIỆN ĐẠI

1 2 3 4 5

marriage

 

 

4. Khổ hạnh Kitô Giáo Về Hôn Nhân

  Khổ hạnh (ascetism), một từ ngữ tuy gợi lên h́nh ảnh các nhà khổ tu ăn chay và các nhà ẩn sĩ khắc khổ, vẫn có thể áp dụng cho cả những khía cạnh thông thường và hàng ngày nhất của cuộc sống Kitô hữu. Khổ hạnh trong lối dịch hiện nay, mà chúng tôi từng gợi ư ở đầu Sách, có ư nói tới kỷ luật của cuộc sống Kitô hữu. Gợi ư ấy, tuy không mấy cấp tiến, nhưng có nghĩa là: muốn trở nên Kitô hữu, ta phải làm điều ǵ đó. Điều phải làm đó là điều ǵ? Ta phải hành động ra sao để có thể trở nên Kitô hữu trưởng thành? Hôn nhân và gia đ́nh Kitô hữu ngày nay đ̣i phải có thứ kỷ luật nào? Ta đă biết bí tích Rửa Tội mà thôi chưa đủ; cần một điều ǵ đó hơn cả việc đi nhà thờ đều đặn nữa.

Nền linh đạo được sách này phác họa bắt đầu bằng xác tín cho rằng Kitô hữu nh́n ra một điều ǵ khác trong đời và đáp ứng điều nh́n ra ấy theo cách của ḿnh. Nền linh đạo của hôn nhân và gia đ́nh Kitô giáo bắt đầu với việc nh́n nhận và chú tâm tới một hiện hữu, tức sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời ta, một hiện diện luôn nâng đỡ ta và thách thức ta cũng như mời gọi ta vươn quá nơi ta hiện đang có mặt. Một nền linh đạo như thế khởi diễn ngay trong sự hiện diện và chín mùi của việc ta đáp trả lại hiện hữu kia. Hiện diện bao hàm một kỷ luật bởi chú tâm và ư thức thường là các trách vụ khó khăn. Không cần mất nhiều thời gian ta cũng hiểu ra rằng không có kỷ luật và chú tâm, các trách nhiệm của công ăn việc làm cũng như các điều quen làm trong sinh hoạt gia đ́nh chắc chắn sẽ làm ta sao lăng sự hiện diện của Chúa đang hoạt động trong đời ta, một hiện diện không luôn luôn hiển hiện.

Ư niệm hiện diện không có ư chỉ những xuất hiện hay thị kiến ngoại thường; nó có ư nói tới những điều thông thường xẩy tới và những gặp gỡ hàng ngày vốn tạo thành cuộc sống hôn nhân và gia đ́nh của ta. Hăy xem ngay sự hiện diện với nhau của ta. Hăy bắt đầu với cảm nghiệm phấn chấn thuở lăng mạn đầu tiên, sự hiện diện ấy phải tiếp tục được thể hiện và soi sáng. Nền khổ hạnh Kitô giáo về hôn nhân liên quan đến việc tiếp diễn và chín mùi hóa sự hiện diện đầy thơ mộng của thuở ban đầu này. Trong hôn nhân ngày nay, có rất nhiều lực lượng có thể cản trở việc khai triển đó: các đ̣i hỏi của nghề nghiệp, việc ra đời của con cái, khó khăn trong chia sẻ các tham vọng mới và nỗi sợ sệt khi những điều vừa kể xuất hiện trong ta. Cũng có nhiều mời gọi và cơ may để thâm hậu hóa ư thức ta về nhau và về Chúa cả trong các sinh hoạt của đời sống gia đ́nh lẫn trong những thời điểm đặc biệt và hiểm nghèo hơn.

Nếu phải vẽ sơ đồ cho cuộc sống hôn nhân và gia đ́nh của ta, có lẽ phần lớn chúng ta sẽ vẽ lên một sơ đồ bao gồm các thời kỳ “b́nh thường” ổn định, với đôi chỗ bị đứt đoạn bằng một biến cố đặc biệt nào đó. Một đứa con bệnh nặng, một thăng thưởng bất ngờ, một khó khăn trầm trọng trong mối liên hệ của ta, tất cả có chung một đặc điểm này là ta có thể coi chúng như có tiềm năng tôn giáo và quan trọng đối với nền linh đạo hôn nhân. Trong những lúc gay cấn hay khủng hoảng như thế, ta thường nhận thấy ḿnh hiện hữu với nhau cách đặc biệt hơn và cũng có thể hiện hữu với Chúa nữa. Lúc ấy, quả là hữu ích nếu ta chịu thăm ḍ các mối dây liên kết giữa khủng hoảng và hiện diện.

 

Khủng Hoảng Và Hiện Diện

  Trong tâm lư học phát triển của Erik Erikson, khủng hoảng chỉ một thời điểm hàm hồ, một giai đoạn gồm quyết định và cơ may. Như Erikson đă ghi nhận, trong những lúc dễ bị thương tổn hơn nhưng cũng có nhiều tiềm năng hơn ấy, chúng ta bước vào “giai đoạn gay cấn trong đó ta không thể tránh mà không làm một bước quay có tính quyết định”. Ta tiến tới một chú tâm đặc biệt và nắm được cơ may đưa ra một chọn lựa có tính quyết định đối với tương lai.

Trước khi khảo sát các nét tâm lư và tôn giáo của khủng hoảng hôn nhân, ta nên nhắc lại một số điển h́nh rất chung của thách thức này. Việc con cái ngă bệnh làm ta hoảng hốt và buộc ta phải chú tâm; bỗng nhiên ta thấy ḿnh hiện diện với nhau và với Chúa một cách mới và khác hẳn. Hay khi tôi mất việc và do đó mất cảm thức an toàn cho cả gia đ́nh. Việc đó xem ra như một thất trận, khiến tôi phải đặt câu hỏi về chính ḿnh và về giá trị của ḿnh. Hay khi gia đ́nh chúng tôi di chuyển tới căn nhà mới trong một thành phố mới. Thoạt đầu rất phấn khởi, nhưng dần dần chúng tôi cảm thấy bất an. Trong cái khu phố mới lạ này, chúng tôi thấy ḿnh thật chơ vơ, rối mù.

Tất cả các cảm nghiệm ấy đều có tính tiêu cực: chúng làm gián đoạn ḍng đời đang xuôi chẩy của chúng tôi.. Trong thẳm sâu, chúng thách thức chính cái khả năng kiểm soát đời ḿnh của chúng ta. Ta trở nên mất hướng. Các tiêu chuẩn thường hay được dùng để đánh giá “một ngày sống đẹp” không c̣n giá trị ǵ nữa; mẫu mực quen thuộc của cuộc sống bị bể nát. Những lúc nhưthế, ta dễ cảm thấy bị đe dọa. Đôi khi ta lao ḿnh vào hoạt động, hy vọng khi bận bịu như thế, cảnh rối trí kia sẽ tan đi. Đôi lúc ta chạy đến với Chúa, xin Ngài làm t́nh thế kia tốt hơn.

Về phương diện tâm lư, những cuộc khủng hoảng này là dấu chỉ nhiều cơ may lạ thường. Thoát ra ngoài những mẫu mực và giá trị quen thuộc của cuộc sống hàng ngày, ta có cơ hội khám phá và phục hồi nhiều giá trị khác. Ta có cơ hội lượng giá lại: Trong quá khứ, ḿnh đă săn sóc con trẻ ra sao? Công việc thực ra đă nghĩa lư ǵ với ḿnh? Làm thế nào mà ḿnh lại đi sống cách khác tại một thành phố mới như thế này? Những câu hỏi quan trọng như thế thường chỉ âm ỉ dưới sức ép của các nhiệm vụ cũng như sao lăng hàng ngày. Như thế, khủng hoảng làm gián đoạn, làm vỡ tung cuộc sống hàng ngày và giúp ta nh́n vào bên trong. Chúng mời gọi ta tiến tới cái nh́n thông sáng.

Khi krisis dùng để chỉ lúc Chúa phán xét, th́ đó cũng là thời Chúa hiện diện cách đặc biệt. Nghĩa là thời đặc sủng, thời thánh thiêng.

Những cơ may trên cũng có ư nghĩa lạ thường về tôn giáo. Nguyên ngữ Hy Lạp krisis trong Tân Ước có nghĩa là phán xét hay quyết đoán. Thông thường hơn, nó chỉ giai đoạn đưa ra các quyết định có tính chủ yếu. Khi krisis dùng để chỉ lúc Chúa phán xét, th́ đó cũng là thời Chúa hiện diện cách đặc biệt. Nghĩa là thời đặc sủng, thời thánh thiêng. Ư nghĩa nước đôi về phương diện tâm lư của khủng hỏang, nghĩa là vừa chỉ đe dọa vừa chỉ hứa hẹn, cũng có trong Tân Ước nữa. Khủng hỏang là thời tận cùng: nó công bố việc kết thúc một điều ǵ đó, mất mát một điều ǵ đó. Trong mỗi khủng hoảng tôn giáo, quả có một cái ǵ đó đang chết đi, như cách ta hiện diện với người khác, một gắn bó, ngay chính cả sự sống, nhưng cũng có một cái ǵ đó mà ḿnh hy vọng đang sinh ra.

Như thế, trong cách dùng của Tân Ước, khủng hoảng là thời của quyết định trong đó ta chờ mong sẽ mất đi một cái ǵ trước khi bước vào sự hiện diện Chúa. Khủng hoảng theo nghĩa gián đoạn tôn giáo là cách Thiên Chúa bước vào cuộc sống ta. Trong cái bận bịu tíu tít của cuộc sống gia đ́nh, hôn nhân và công ăn việc làm, sự hiện diện của Chúa tuy thường hằng nhưng thường thường không dễ ǵ nhận ra được. Tệ hơn nữa, ta thường án ngữ cuộc sống ta bằng thật nhiều điều làm ta sao lăng hay làm nó đầy rẫy những cột kiểm soát ức chế đến không c̣n chỗ nào trống, không c̣n khe hở nào để Chúa lẻn vào hay lên tiếng nữa. Có thể so sánh đời ta với tấm áo đang dệt: mỗi ngày ta dệt trên nó một mẫu dệt, một mẫu dệt được nhận dạng là của ta. Khủng hoảng được coi như việc Thiên Chúa phá tung cái mẫu dệt ấy đi; chúng như những đường nối, đường rách ta đang chế tạo trong đời ta. Thói quen và sao lăng bị xé tung cùng với mẫu dệt. Ta bắt buộc phải chú ư nhiều hơn đến đời ta và những người ta yêu thương. Và cái mẫu dệt kia chắc chắn sẽ phải thay đổi khi ta hiểu ra rằng đời ta quan trọng hơn là công việc thêu dệt của ḿnh.

 

Khủng Hoảng Và Kể Truyện

  Một ẩn dụ khác chỉ đời ta là ẩn dụ câu truyện đang được kể lại. Kể lại câu truyện này cả hàng chục năm, miết rồi ta sẽ tưởng ḿnh là tác giả duy nhất. Trong câu truyện này, khủng hoảng giống như một dụ ngôn. Trong Tân Ước chẳng hạn, dụ ngôn là một loại truyện đặc biệt. Nó đi ngược lại thiên hướng và làm gián đoạn câu truyện của ta, lật ngược hẳn nó lại. Nó làm ta lâm ngơ bí bởi một khúc quanh bất ngờ trong đời. Một lần nữa, ta bị bắt buộc phải để ư đến câu truyện của ḿnh; nó nhắc ta nhớ nó là thành phần của một câu truyện lớn hơn mà ta không phải là tác giả duy nhất.

Tổ Ấm

Trong gia đ́nh, rất nhiều câu truyện đang diễn ra và do đó rất nhiều cuộc khủng hoảng đang chờ được xuất hiện. Một khổ hạnh Kitô giáo về hôn nhân và gia đ́nh đ̣i phải có một quyết tâm và một kỹ năng ngày một cao để xử lư những biến cố thánh thiêng nhưng đôi khi có tính đe dọa này. Không hoảng sợ mà bỏ cuộc trước đe dọa mất mát này, ta phải nh́n nhận rằng không nên lúc nào cũng tránh né hay đi ṿng quanh các khủng hoảng . Một số khủng hoảng ấy cần được bước qua, nh́n thẳng vào. Ở đây ta rất có thể bị mất hướng nhưng cũng nghe được tiếng Chúa đang bắt đầu một chương mới, một chương không ngờ cho câu truyện của gia đ́nh ta.

 

Khủng Hoảng Và Nhẫn Nại

  Kỷ luật cho cuộc sống Kitô hữu cũng bao gồm cố gắng liên tục để hiện diện với chính ta, với những người ta yêu thương, và với Chúa đang hành động trong cuộc sống những người ấy. Có nhân đức Kitô giáo nào liên quan đến trách vụ này, một trách vụ quá khó khăn trong lối sống bận bịu ngày nay không? Trong nghiên cứu của ḿnh tựa là Young Man Luther, Erikson đề nghị một mách nước khi ông nói tới những “khủng hoảng … làm ta trở thành người chịu đựng”. Erikson dùng chữ patients ở đây, không theo nghĩa bệnh nhân thông thường mà theo nghĩa gốc: ta buộc phải trải qua, phải chịu đựng các biến cố không thể nào tránh được đó. Đối với ông, nhẫn nại là khả năng tâm lư cho phép các biến cố ấy xẩy tới và từ chúng, ta học hỏi được. Nghịch lư một điều, sự nhẫn nại này lại là một khả năng rất sinh động: với nó, ta có thể duy tŕ được chú tâm đối với những điều đang xẩy ra cho đời ta và cho người thân của ta. Là một điểm mạnh tâm lư, nhẫn nại thắng vượt lo lắng băn khoặn sợ sệt trước khủng hoảng. Nó giúp ta nh́n thẳng vào khủng hoảng, hơn là trốn ẩn đàng sau những sinh hoạt làm ta sao lăng và kiệt lực.

Làm thế nào biến khả năng tâm lư này thành nhân đức nhẫn nại của Kitô giáo? Nhân đức này đôi lúc được hiểu theo nghĩa hết sức thụ động. Thay v́ chỉ thái độ của ta trước mặt Chúa, đôi lúc nó trở thành toa thuốc chính trị cho một số loại người Kitô hữu: Các bà vợ, chẳng hạn, nên sống nhẫn nại; nhiệm vụ các bà là phải tuân phục và chấp nhận. Bầy tôi phải nhẫn nại với lănh tụ, cả đời lẫn đạo. Vâng lời và chấp nhận vị trí tuân phục vốn là trật tự tự nhiên của mọi sự. Nhưng nếu hiểu nhân đức này theo nghĩa ấy, th́ ngày nay ta chẳng có bao nhiêu nhẫn nại.

Với tư cách một nhân đức Kitô giáo, nhẫn nại là khả năng giúp ta biết chờ đợi việc Chúa hành động trong đời tôi và trên thế giới. Như thế nó là một sức mạnh có tính sinh động cao, nhắc cho tôi nhớ rằng tôi không thể ủy thác trách nhiệm đối với chính cuộc đời ḿnh. Tôi không thể “nhẫn nại” chờ người khác giải thích đời tôi và nói cho tôi hay nó có nghĩa lư ǵ. Nhẫn nại là một nhân đức của người trưởng thành kêu gọi tôi phải chú ư đến cuộc sống ḿnh và đáp ứng bất cứ mạc khải nào t́m thấy nơi đó.

Nhẫn nại đặt cơ sở trên tín thác (trust). Ta chỉ có thể chú ư đến các chuyển động đặc thù của cuộc sống khi ta tín thác chính ḿnh. Nếu không biết ḿnh là ai và không tin chính các cảm nhận của ḿnh, ta không thể nhẫn nại được. Và nhẫn nại có gốc rễ ở một loại tín thác khác, tin vào sự hiện diện và mục tiêu của Chúa ở trong đời. Không tin rằng Chúa đang hành động trong cái thế giới đầy rắc rối này và không tin rằng Chúa đang dẫn ta tới một nơi nào đó, ta không thể nào nhẫn nại được nữa. Lúc ấy ta trở thành nôn nóng (impatient), hoặc ngă ḷng hoặc tự nắm lấy tương lai đời ḿnh trong tay. Sự can dự của Kitô hữu vào trần gian là một kết hợp giữa một cam kết cao độ và một chú ư đầy chờ mong. Trong tư cách một nhân đức Kitô giáo, nhẫn nại không thụ động chút nào. Nó không hề có nghĩa trao trách nhiệm đời ḿnh cho người khác, dù ta được cho hay những người khác này biết rơ điều ǵ tốt nhất cho ta. Việc đảm nhiệm lấy trách nhiệm đời ḿnh và thế giới bắt đầu với việc ư thức được điều đang xẩy ra. Ư thức này phát sinh trong nhẫn nại, tức khả năng sẵn sàng hiện diện với các biến cố không ngừng làm ta ngạc nhiên đang xẩy đến trong đời ta.

Nôn nóng, một thất bại đối với nhân đức nhẫn nại, mang rất nhiều khuôn mặt trong thế giới ngày nay. Đôi lúc, nôn nóng có nghĩa như các cố gắng nhằm cưỡng buộc đời ta phải đi theo một chiều hướng nào đó: bằng cách từ khước không muốn nghe các giới hạn cũng như các điểm mạnh đặc thù của chính ḿnh, ta cứ nôn nóng theo đuổi thứ huyền thoại về người vợ lư tưởng hay người phụ huynh hoàn hảo hoặc người chồng chỉ biết chăm lo bổn phận. Ta đi theo những lư tưởng trừu tượng ấy chỉ v́ ḿnh quá nôn nóng không nghe ra những tín liệu đặc biệt, dù chưa rơ ràng, phát sinh từ chính ơn gọi và cảm nghiệm của chính ta về cuộc hôn nhân này. Có lẽ h́nh thức thông thường nhất của nôn nóng ngày nay là việc khó mà ở yên được. Ta đă quá quen với bận rộn (“ở nhưng là sưởng làm của ma qủy”), quá quen thuộc với ồn ào, sao lăng. Tất cả những thứ này thật ra cũng có một hữu dụng nào đó: chúng giúp tâm trí ta quên đi những lời mời gọi chẳng mấy dễ nghe phát sinh từ Chúa, hay từ người bạn đời hôn phối của ta, hay từ con cái khi gia đ́nh ta tăng trưởng! Người của các xă hội văn minh đặc biệt bị cám dỗ đánh mất bản thân ḿnh trong những lịch tŕnh cực kỳ hối hả của việc làm và di chuyển, của ồn ào từ máy truyền h́nh và phát thanh nổi. Tất cả những thứ ấy đều góp phần làm ta mất hết khả năng ở yên và chú ư đến những mạc khải âm thầm và dễ tan biến hơn của ta. Nhẫn nại, một nhân đức quan trọng dành cho gia đ́nh, đem đến cho ta một kỷ luật để ta biết chăm chú lắng nghe các cuộc sống đang diễn ra quanh ta. Tín thác bản thân ta vào Chúa, ta sẽ lắng nghe để nhận ra các động tĩnh của Chúa, tức các mạc khải của Ngài trong cuộc sống hàng ngày của ta. Khổ hạnh Kitô giáo về hôn nhân bắt đầu từ đây.

 

Khổ hạnh Về Th́ Giờ

  Các cố gắng hiện diện với nhau của ta xẩy ra trong thời gian. Đối với các gia đ́nh, không có vấn đề nào thường thấy hơn vấn đề th́ giờ, nó đi đâu vậy ḱa? Làm sao tiết kiệm được nó? Ta ân hận v́ quá bận bịu không c̣n th́ giờ dành cho người thân; trong một tuần, không làm sao đủ th́ giờ để làm mọi điều ta muốn. Thêm vào các rắc rối với thời gian ấy, là cảm nghiệm mỗi ngày thấy ḿnh già hơn: th́ giờ như cao bay xa chạy.

Th́ giờ của đời ta phải chăng là một dữ kiện? Nó có phải chỉ là ranh giới của đời người trong đó ta làm hết sức những điều ta có thể làm được? Hay có cách nào ta có thể nhất định sử dụng được nhiều th́ giờ hơn của ḿnh? Việc sử dụng th́ giờ có liên quan ǵ tới các giá trị Kitô giáo hay không? Nền linh đạo Kitô giáo hiện đại đối với vấn đề th́ giờ ra sao?

Kitô hữu luôn ư thức được tiềm năng thánh thiện của th́ giờ. V́ Kitô giáo vốn là một tôn giáo lịch sử: ta tin rằng Thiên Chúa đă vào trần gian để thay đổi và thánh hóa nó. Tuy nhiên, có đôi lúc trong lịch của họ, người Kitô hữu lại tin rằng Thiên Chúa sống tách biệt khỏi thời gian, ở cái cơi vĩnh hằng đầy thinh lặng và yên tĩnh kia. Với một quan điểm về Chúa như thế, bổn phận tôn giáo của ta là phải thóat ra ngoài thời gian, một cố gắng rũ bỏ cái ṿng tử sinh này và t́m đường tiến tới cái cơi hiện hữu thực sự thánh thiện kia.

Nhưng xác tín có tính Kitô giáo chân thực hơn cho rằng Thiên Chúa ngụ cư ở đây và lúc này trong chính cuộc sống ta. Ta gặp gỡ Chúa, tiếp nhận ơn thánh của Ngài và cảm thấy buồn khổ khi thấy Chúa xa vắng khỏi những thăng trầm thay đổi của đời ḿnh. V́ thế, một linh đạo Kitô giáo về th́ giờ phải bàn đến việc làm thế nào để hiện diện với Thiên Chúa của chúng ta giữa những phấn khởi và sao lăng của th́ giờ.

Bổn phận tôn giáo của ta là phải thóat ra ngoài thời gian, một cố gắng rũ bỏ cái ṿng tử sinh này và t́m đường tiến tới cái cơi hiện hữu thực sự thánh thiện kia.

Các Kitô hữu tiên khởi mượn của thế giới Hy Lạp hai từ ngữ để mô tả cảm nghiệm của họ về Chúa trong thời gian. Chữ chronos để chỉ th́ giờ thông thường, diễn biến hàng ngày của đời sống. Đó là thứ th́ giờ hết ngày này sang ngày nọ, không có tập chú hay ư nghĩa ǵ đặc biệt. Trong tiếng Anh, gốc chronos t́m thấy trong khá nhiều từ ngữ như chronoligical (theo thứ tự thời gian) hay chronic (kinh niên, măn tính)…C̣n chữ kairos chỉ cảm nghiệm khác nhau về th́ giờ: thời gian có những khẩn trương hay tiềm năng đặc biệt; thời gian khi một điều ǵ đó sắp sửa xẩy ra, thời gian của những cơ may, nguy hiểm hay dễ bị thương tổn đặc thù. Kairos chỉ thời gian thích hợp hay thuận lợi để đưa ra một quyết định hay một hành động.

Các dịch giả của Cựu Ước và các soạn giả Tân Ước thường dùng hai từ ngữ trên để nắm bắt cho được cảm nghiệm của ḿnh về thời gian như một điều ǵ thánh thiện hay như thời không có sự hiện diện đặc biệt của Chúa. Trong Tân Ước, chronos có ư chỉ thời gian dài của lịch sử trước khi Thiên Chúa tự mạc khải ḿnh ra trong Chúa Giêsu Kitô (Rm 16:25). Từ ngữ này cũng được dùng để mô tả những giai đoạn ốm nặng lâu dài trước khi được Chúa Giêsu can thiệp chữa lành cho như trong câu truyện người đàn ông nằm bên chiếc giếng ở Giêrusalem nhiều năm (Ga 5:6). Chronos đă được Chúa Giêsu dùng để hỏi về khoảng thời gian người bị qủy ám mang bệnh: “Việc này đă xẩy ra cho anh ta bao lâu rồi?” (Mc 9:21). Mặc dù chữ chronos không luôn được sử dụng theo nghĩa đặc biệt này, song nó thường ám chỉ một loại th́ giờ trong đó người ta cảm nhận ra sự xa vắng của Thiên Chúa hay một cơn bệnh nào đó, một thời gian không được cứu vớt. Loại thời gian này gợi lên ư niệm đời là “măn tính kinh niên”, hoặc v́ bệnh tật hoặc v́ không có mục đích, tôi không cảm nghiệm được đời ḿnh như một thách đố hoặc được sự hiện diện của Chúa chữa lành.

Kairos trong Cựu Ước thường để dịch những thời điểm quan yếu đặc biệt, bất kể đó là thời đau thương (Is 33:2 và Grm 2:27) hay thời hân hoan sung sướng (Xh 13:10; 23:14; 34:18). Một trong những đoạn văn cảm động trong đó có chữ kairos là Thánh Vịnh 71, lời cầu nguyện của một cụ già: “Đừng vất bỏ con trong thời trọng tuổi”. Tuổi già chắc chắn không phải là thời điểm b́nh thường, nhưng là lúc dễ bị thương tổn cách đặc biệt. Đó là lúc ta cảm nhận cách đặc biệt cả việc Chúa hiện diện lẫn việc Chúa vắng xa.

Trong Tân Ước, kairos là thời kỳ đặc biệt lúc Chúa Giêsu ra sống công khai: “Thời giờ đă điểm… và nước Thiên Chúa đă gần kề” (Mc 1:15). Nó cũng là thời điểm kinh hăi chỉ lúc Ngài sắp sửa qua đời: “Giờ Ta đă gần” (Mt 26:18). Đối với Kitô hữu, kairos chỉ các thời điểm có sự hiện diện đặc biệt của Thiên Chúa ở trong đời. Sự hiện diện đó có thể thách thức ta trong các khủng hoảng hay khó khăn; nó có thể chữa lành và an ủi ta. Nhưng lúc nào nó cũng là thời gian được biến đổi nhờ việc Thiên Chúa đột nhập vào đời ta. Đó là lúc Chúa đ̣i ta phải chú ư, hoặc qua tai ương hoặc nhờ cái nh́n thông sáng. Nó cũng là lúc quyết định: ta được mời gọi thay đổi con người ḿnh đế đáp ứng lại sự hiện diện kia.

 

Kairos và Chronos Ngày Nay

  Nền linh đạo Kitô giáo luôn bao gồm việc đời ta được Phúc Âm, được Tân Ước do truyền thống Kitô giáo cử hành thách thức. Bởi thế, nền linh đạo hiện đại về th́ giờ phải thăm ḍ xem chronos và kairos được cảm nghiệm ra sao trong đời sống ta ngày nay. Trong cuộc sống tại các nước công nghiệp ngày nay, xem ra có hai loại cảm nghiệm thông thường về chronos. Trong loại thứ nhất, ta cảm nghiệm cuộc sống chỉ như việc ngày lại qua ngày không có chủ điểm hay mục tiêu ǵ đặc biệt. Các thiếu niên thường có loại cảm nghiệm này về th́ giờ: ấy thế nhưng nếu không có mục tiêu hay chủ điểm, họ có thể thấy đời họ không có đích điểm và do đó chắc chắn sẽ tự hỏi tại sao họ cần phải tiếp tục. Người anh hùng trong tiểu thuyết L’Étranger của Albert Camus cho thấy rơ cảm nghiệm về th́ giờ này: Chả có nơi nào để đi, chả có điều ǵ để làm. Theo nghĩa này, chronos miêu tả đời như nhàm chán, một “thứ kinh niên”, không có mục đích đặc biệt nào làm chính nghĩa, chẳng có người yêu hay Thiên Chúa nào cả.

Loại cảm nghiệm thứ hai, một cảm nghiệm rất khác về chronos là cảm nghiệm của lối sống đầy ám ảnh. Giống như người bị quỉ ám trong Tân Ước, đôi lúc ta cảm thấy ḿnh bị đưa đẩy, bị ám ảnh với đủ điều cần được hoàn thành và mục tiêu cần đạt tới. Đời sống như thế tuy nhiều năng lực và tập chú, nhưng rất ít tự do. Ta bị ám ảnh bởi các lư tưởng bức bách hay những mệnh lệnh phải làm điều này, phải làm điều nọ. Trong một cảm nghĩ như thế, ta hối hả sống, quá bận rộn và lơ đễnh không sao hiện diện nổi với những người thân yêu của ḿnh. Ta thấy th́ giờ như bóng câu qua cửa, xồng xộc chạy đi bắt đời ta lúc nào cũng phải ở hàng đầu. Th́ giờ như thế quả đă thành kẻ thù , một thứ hàng hóa không đủ cung cấp; trong một bầu không khí như thế, cuộc hôn nhân khó mà triển nở được.

Tuy nhiên, dù coi đời chỉ như chronos bao nhiêu, ta vẫn t́m thấy kairos ở trong đó. Kairos nói về những thời điểm đặc biệt trong cuộc sống hôn nhân và gia đ́nh của ta: những thời điểm ngoại thường chung quanh ngày hôn lễ, ngày con cái ra chào đời, ngày đi nghỉ với nhau. Nhưng kairos cũng ám chỉ những thời kỳ đau đớn, thử thách chung quanh một cơn bệnh hay một cái chết hay những ngày tháng trong đó cuộc hôn nhân của ta xem ra lâm nguy, buộc ta phải chú ư đến nó cách đặc biệt. Trong mỗi thời điểm ấy, có khi kéo dài mấy ngày, có khi kéo dài mấy tháng, Thiên Chúa quả đă đột nhập vào đời ta, vào th́ giờ của ta. Cuộc đột nhập này làm gián đoạn hẳn diễn tiến thời gian trong cuộc sống hàng ngày của ta, các khuôn mẫu ta kiểm soát, ta sao lăng hay nhàm chán. Thời gian mặc lấy đặc tính khác hẳn v́ ta buộc phải chú ư đến đời ḿnh nhiều hơn. Khi nh́n lại những thời điểm này, ta thấy ta bị xé nát tả tơi hoặc được chữa khỏi lành lặn, mà có khi nhận được cả hai thứ ấy: điều chắc chắn, ta biết ta đă thay đổi.

Cũng có một cảm nghiệm thông thường hơn về kairos trong đời ta. Các điển h́nh ở đây ít bị khủng hoảng điều hướng, nhưng cũng không kém thánh thiện. Đó là cảm nghiệm về một thời kỳ được tập chú, được tập trung và hữu hiệu đặc biệt. Trong các thời điểm này, ta thấy ḿnh làm việc có hiệu năng và không bị ám ảnh chi hết; ta thấy ḿnh chú ư tới người thân yêu hơn lúc b́nh thường, đồng thời cũng chú ư nhiều hơn tới các chuyển vần của trái tim ta. Đây là giờ biết sống cách duyên dáng, yêu thương và làm việc với hết sinh lực và tập trung.

 

Một Nền Linh Đạo Về Th́ Giờ

  Đến đây, ta đă nói về kairos như thời điểm của Chúa, như việc Chúa xâm lấn vào th́ giờ của ta. Một khổ hạnh về th́ giờ liên quan tới việc ư thức được loại kairos này trong lịch sử đời ḿnh nhưng cũng liên quan tới việc đáp ứng của ta nữa. Khổ hạnh không phải chỉ nói về việc chờ đợi Chúa đến cứu chuộc ta; nó là một cố gắng đầy quyết đáp để khuôn định th́ giờ đời ta ngơ hầu để Chúa ra vào đó nhiều hơn. Khổ hạnh Kitô giáo chính là để nói về các cố gắng hàng ngày nhằm lên khuôn lối sống của ta để ta có thể sống cách nhất quán hơn với sự hiện diện của Chúa và của nhau. Linh đạo là nói về sự biến cải chronos thành kairos vậy.

Ta làm việc đó ra sao? Một khổ hạnh như thế buộc phải bắt đầu với việc dành th́ giờ mà suy nghĩ xem gia đ́nh ta phải dùng th́ giờ như thế nào; khi đă chín mùi, khổ hạnh ấy phải khảo sát cách trung thực và cẩn trọng các bức bách từng làm méo mó đời ta, như nhu cầu phải thành công hay thu tích của cải, hay có trách nhiệm với toàn thể thế giới! Một suy tư về chính những kinh nghiệm cụ thể của ta về chronos và kairos sẽ giúp ích ở đây: càng quí trọng các kinh nghiệm quá khứ này, ta càng được khuyến khích để thay đổi các mẫu mực sống có tính cách “kinh niên” để đổi lấy những mẫu mực quân b́nh hơn của kairos.

Việc lên khuôn lại lối sống đời ta theo khổ hạnh có gốc rễ trong niềm xác tín về trách nhiệm và động lực (agency) của chính ta. Không ai khác có thể nói cho gia đ́nh ta biết phải sống tốt nhất như thế nào, nghĩa là phải quân b́nh hóa ra sao giữa làm việc và vui chơi, phải cầu nguyện với nhau như thế nào, phải sử dụng tốt nhất các ngày cuối tuần ra sao. Trách nhiệm làm Kitô hữu của chính ta sẽ dẫn dắt chúng ta tới các chọn lựa đó. Sự chín mùi của người trưởng thành có nghĩa là không trở thành nạn nhân cho các quyết định của người khác hay là nạn nhân của chính những bức bách ám ảnh của riêng ḿnh; sự chín mùi của người Kitô hữu có nghĩa là phải nhận lấy trách nhiệm đối với th́ giờ đời ḿnh và khuôn định nó để yêu thương và công lư có cơ triển nở. Sau cùng, sự suy tư của gia đ́nh về việc dùng th́ giờ của ḿnh sẽ xẩy ra tốt nhất trong một bầu khí hỗ tương. Các quyết định về th́ giờ chung không dễ ǵ đặt thành qui định. Nhưng nếu biết đánh giá được việc mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau, chúng ta sẽ tạo được một nhất trí và một thỏa hiệp về cách dùng th́ giờ tốt nhất của gia đ́nh.

Trong thư gửi tín hữu Êphêsô của Thánh Phaolô (5:16), ta đọc thấy lời khuyên này: “Hăy tận dụng th́ giờ của anh em”. Đây chắc chắn không phải là lời cố vấn có tính tư bản chủ nghĩa nhằm tăng năng xuất, nhưng là cái nh́n thông sáng có tính tôn giáo thúc giục ta phải sống trọn vẹn hơn trước mặt Chúa. Tận dụng th́ giờ là tự cứu ḿnh khỏi kiệt sức và sao lăng, nhất là đừng để những điều đó thành kinh niên. Thường xuyên sống mà kiệt sức và sao lăng là không thể yêu thương và làm việc cách tốt đẹp được; ta cũng khó thực hiện các trách vụ nhân hậu và công lư trong thế gian. Diễn tŕnh của khổ hạnh hiện đại về th́ giờ có thể được mô tả là cố gắng kết thân với th́ giờ. Th́ giờ chỉ là kẻ thù dẫn ta tới hủy diệt sau cùng là cái chết, nếu ta không tin vào Chúa. Nó chỉ là một phương tiện trung lập nếu ta không chờ mong gặp gỡ Chúa ở đó. Ấy thế nhưng, ta vốn cảm nghiệm điều này là chính trong thời gian, ta đă si t́nh, đă phục vụ người lân cận khi gặp khốn khó, gặp gỡ Chúa. Th́ giờ là môi trường tự nhiên, là đất nhà cho t́nh yêu triển nở và cho gia đ́nh ta lớn mạnh. Th́ giờ là nơi thánh, nhưng chỉ là nơi thánh nếu ta biết nh́n nhận nó và kết thân với nó.

Thuật ngữ “hăy tận dụng th́ giờ” của Tân Ước cũng có thể dịch là “hăy cứu chuộc th́ giờ”. Đây chính là chủ điểm của khổ hạnh về th́ giờ.

Thuật ngữ “hăy tận dụng th́ giờ” của Tân Ước cũng có thể dịch là “hăy cứu chuộc th́ giờ”. Đây chính là chủ điểm của khổ hạnh về th́ giờ. Thông thường, ta phí phạm th́ giờ, tiêu phí nó hay làm nó ra cứng ngắc bằng cách sống nó một cách đầy ám ảnh. Khi ta để Chúa cứu vớt ta và gia đ́nh ta khỏi lối sống phung phí và đầy ám ảnh, là ta đang dự phần vào diễn tŕnh cứu chuộc thời gian rồi vậy. Ta trở nên hiện diện với nhau nhiều hơn, có khả năng yêu thương tốt hơn và tỉnh táo hơn đối với những niềm tin sâu sắc nhất của ḿnh. Cứu chuộc th́ giờ của đời ta là làm công việc ai ai cũng phải làm, đó là tiết kiệm th́ giờ. Tiết kiệm th́ giờ là góp phần vào việc cứu rỗi th́ giờ (*).

 

Cử Hành Th́ Giờ Đời Ta

  Mỗi cuộc hôn nhân, mỗi gia đ́nh đều có những thời điểm đặc biệt. Như lúc đứa con ra chào đời, một thành viên bị bệnh nặng, hay lúc giải quyết được một tranh chấp lâu dài. Ta thường nh́n lại những thời điểm ấy mà thầm ước ao phải chi những lúc ấy ḿnh chú ư đến các biến cố đó nhiều hơn, hay t́m cách cử hành chúng mới phải. Chỉ ở những lúc phản tỉnh như thế ta mới hiểu ra những thời điểm trên đă khuôn định và làm gia đ́nh ta lớn mạnh như thế nào. Và cũng có những thời điểm đặc biệt cho nhiều biến cố thông thường: các chiều Thứ Bẩy, các cuộc nghỉ hè Tháng Tám, mùa Giáng Sinh và nhiều dịp khác quan trọng riêng với gia đ́nh. Tất cả những dịp ấy đều là thời gian ta hiện diện đặc biệt với nhau, đôi lúc là hiện diện thoải mái, đôi lúc là căi cọ thù nghịch, cũng có khi là sợ hăi, bực bội nữa. Gia đ́nh ta đáp ứng các thời điểm ấy ra sao cho hợp cách thế thực sự Kitô giáo? Ta phải cử hành các thời điểm này như thế nào, bất luận muốn hiểu “cử hành” như tiệc tùng pháo nổ hay như những cuộc ḥa giải dịu dàng?

Dường như có hai lư do chính khiến các gia đ́nh thấy khó có thể cử hành các thời điểm trong đời sống họ, trong một tinh thần đạo hạnh và Kitô giáo rơ rệt. Lư do thứ nhất từng được thảo luận kỹ càng ở đây. Đó là sự bận bịu điên khùng của đời sống hàng ngày. Bận phải làm sao lên hàng đầu cũng như đáp ứng muôn vàn thứ nên làm của xă hội công nghiệp, miết rồi ta thiếu hết th́ giờ để sống bên nhau. Bữa ăn tối nào cũng trở thành bữa ăn theo kiểu nhà binh; chiều nào cũng như chiều nào mệt lả rũ rượi; cuối tuần nào cũng bị hội họp, khiêu vũ, chạy việc vặt tước mất. Th́ giờ qúi hóa cho nhau quả là khó kiếm. Và đây là lúc cần tới một khổ hạnh thực sự: ta phải quyết định dùng th́ giờ ra sao, phải tiết kiệm th́ giờ như thế nào để chăm sóc tới nhau. Tính quyết đóan của người trưởng thành trong ta sẽ được thử thách cách đau đớn trong cố gắng giảm tốc và tập chú nhiều vào đời ta này. Chỉ khi nào khổ hạnh tiết kiệm được th́ giờ để dành cho nhau, ta mới có thể cử hành được các niềm vui và nỗi buồn vốn là thành phần sâu sắc của gia đ́nh ta.

Thanhb́nh

Lư do thứ hai liên quan đến việc ta nghĩ về ḿnh ra sao. Các giáo dân Kitô giáo nói chung và nhất là người Công Giáo nói riêng từng được học và biết rơ họ không phải là người cử hành. Người giáo dân đă được giảng giải kỹ bài học về một thứ bất lực tôn giáo (religious impotence) nào đó: các cử hành tôn giáo là đặc quyền của giáo sĩ và các cử hành chỉ xẩy ra bên trong nhà thờ. Khi các cử hành tôn giáo chỉ giới hạn nơi cung thánh và vào sáng Chúa Nhật, và khi giáo dân chỉ “dự” Lễ và “nhận” các bí tích, th́ hậu quả tất nhiên phải là một thụ động tính sâu xa. Cha mẹ nên đọc kinh trước bữa ăn tối, và chỉ có thế. Một cái hiểu tôn giáo như thế về hàng ngũ giáo dân quả có góp phần duy tŕ sự vững ổn và “phẩm trật tốt”. Nhờ các cử hành được giới hạn trong nhà thờ, mà ta duy tŕ được quyền kiểm soát và đồng dạng tính (uniformity) đáng kể. Người ta có cảm tưởng các cử hành trong gia đ́nh chỉ là những h́nh thức cử hành cá nhân chủ nghĩa, có khi không chính thống là đàng khác. Nhưng cái giá để mua lấy tính đồng dạng ấy chính là sự bất lực tôn giáo và tính thụ động của biết bao nhiêu tín hữu.

Dấu chỉ dẫn đến việc phục hồi năng lực tôn giáo cho người giáo dân Công Giáo nằm ngay trong bí tích Hôn Phối. V́ ở đây, cặp vợ chồng chính là chủ tế! Nếu họ đă cử hành hôn phối của họ trong nghi lễ ngày cưới, th́ họ có được tiếp tục cử hành hôn phối đó khi nó tăng trưởng dọc qua diễn tŕnh dài gồm nhiều thời điểm và khủng hoảng quan trọng không? Những thay đổi gần đây trong cái hiểu của chúng ta đối với các bí tích Hoà Giải và Thánh Thể đă gợi ra nhiều đường hướng cho các cử hành tôn giáo trong gia đ́nh. Tha thứ các sai phạm của ta không phải chỉ là việc với Chúa nơi ṭa giải tội; ta cần sự tha thứ ấy từ Chúa và từ những ai (thường nhất chính là những người thân yêu) ta từng xúc phạm. Việc cử hành bí tích Ḥa Giải theo lối cộng đoàn, được Giáo Hội Công Giáo đưa ra từ Công Đồng Vatican II, quả đă thừa nhận khía cạnh công khai và gia đ́nh của việc tha thứ này nhiều hơn. Nhiều gia đ́nh Công Giáo ngày nay đang cố gắng t́m ra cách thế tôn giáo để chia sẻ sự ăn năn và tha thứ này trong gia đ́nh. Là Kitô hữu, ta cũng cử hành sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta không những chỉ trong h́nh thức phụng vụ chính thức của Phép Thánh Thể mà thôi mà c̣n cả trong gia đ́nh nữa. Một bữa ăn quan trọng đối với gia đ́nh không giống hệt Phép Thánh Thể được cử hành giữa cộng đoàn rộng lớn hơn, song nó cũng không xa cách như ta từng tưởng. Cùng với việc gia đ́nh nh́n nhận cả nhu cầu lẫn niềm vui trong các cử hành mừng sự hiện diện của Chúa và việc ḥa giải này, họ cũng phục hồi được trách nhiệm tôn giáo của riêng họ. Hậu quả không phải là để thay thế hay hạ giá Phép Thánh Thể và bí tích Ḥa Giải nhưng là để thăng tiến các bí tích này bằng cách bổ túc chúng với những hành vi gia đ́nh trong hai hành động hết sức ṇng cốt này của Kitô giáo. Và v́ cha mẹ hiện đảm nhiệm một vai tṛ lớn hơn trong việc giáo dục tôn giáo cho con cái ḿnh, nên sẽ hợp lư nếu việc giáo dục này bén rễ trong hai nghi lễ Kitô giáo hết sức chính yếu này. Nhưng một lần nữa, ta thấy có hai thách thức sau đây: liệu cha mẹ có đủ th́ giờ để chăm nom việc tăng trưởng tôn giáo của con cái ḿnh hay không? Liệu ta có coi ḿnh đủ khả năng để chia sẻ đức tin với con cái hay không?

Việc phục hồi năng lực tôn giáo của gia đ́nh này, tức khả năng cử hành chính các thời điểm thánh thiện của nó, phải nhậy cảm đối với các mục tiêu hỗ tương mới trong hôn nhân. Ngày nay, việc hướng dẫn ta cử hành không c̣n là đặc quyền của người đàn ông chủ gia đ́nh nữa. Thực vậy, việc làm đầu đă nhường chỗ cho việc hùn hạp tay đôi (partnership), nên các cử hành tôn giáo của gia đ́nh phải được các thành viên có khả năng và cảm thấy thoải mái hoạch định. Trong tư cách cha mẹ, hai vợ chồng sẽ chia sẻ, giữa hai vợ chồng với nhau và có khi cả con cái nữa, trách nhiệm đối với các cử hành này của gia đ́nh.

Nhưng nếu điều trên xẩy ra, th́ cần phải có một kỷ luật kép. Ta phải dành th́ giờ để hiện diện với nhau ngơ hầu ư thức được các thời điểm và các khủng hỏang đặc biệt. Rồi ta phải đánh giá đầy đủ năng lực tôn giáo và tính thánh thiện của chính gia đ́nh ḿnh để có thể cử hành các thời điểm thánh thiêng của hân hoan, sầu buồn và hàn gắn vốn là những dấu chỉ cuộc hành tŕnh của gia đ́nh ta với Chúa. (*) Có sự chơi chữ phần nào ở đây: tiết kiệm th́ giờ trong tiếng Anh là save time. Mà save cũng có nghĩa là cứu rỗi.

 

Đọc Thêm

  Đức Tổng Giám Mục Joseph Bernadin, trong diễn văn của ngài tại thượng hội đồng giám mục năm 1980 họp về gia đ́nh, đă đề cập tới một khổ hạnh hiện đại của hôn nhân, đặt cơ sở trên nhân đức và kỹ năng thân mật. Bản văn bài diễn văn này tựa là “Toward a Spirituality of Marital Intimacy” (Hướng Tới Một Linh Đạo Của Thân Mật Hôn Nhân) in trong Origins số ngày 16 tháng 10 năm 1980. Chính các cặp vợ chồng cũng càng ngày càng tích cực hơn trong việc phát biểu về nền linh đạo Kitô giáo ngày nay. Như Jerry và Marilyn Sexton với loạt băng “Marital Spirituality” (Linh Đạo Hôn Nhân) có tại NCR Cassettes, Kansas City, Missouri.

Erik Erikson định nghĩa khủng hoảng phát triển trong Identity: Youth and Crisis (Căn Tính: Tuổi Trẻ Và Khủng Hoảng) do nhà Norton xuất bản năm 1968, và trong Insight and Responsibility (Hiểu Biết Sâu Sắc và Trách Nhiệm) cũng do Norton xuất bản năm 1964. Trong cuốn đầu, ông phân biệt thành khủng hoảng chuẩn mực (normative crisis), tức các biến cố có ư nghĩa lớn dẫn tới tăng trưởng, và khủng hoảng tâm bệnh (neurotic crisis) là những khủng hoảng dẫn tới bệnh hoạn và ứ đọng (trang 163). Evelyn Eaton và James D. Whitehead khảo sát các đặc tính tôn giáo trong các khủng hoảng của người lớn ở chương 2, cuốn Christian Life Patterns (Các Khuôn Mẫu Sống Theo Kitô Giáo) do nhà Doubleday ấn hành năm 1979. Charles Gerkin, trong cuốn khảo luận của ḿnh về mục vụ huấn đạo tựa là Crisis Experience in Modern Life (Kinh Nghiệm Khủng Hoảng Trong Cuộc Sống Hiện Đại) do nhà Abingdon ấn hành năm 1979, đă đưa ra nhiều thí dụ hữu ích về các loại khủng hoảng hôn nhân và gia đ́nh mà các thừa tác viên rất có thể gặp trong công tác mục vụ của ḿnh. John Dominic Crossan th́ tŕnh bầy các câu truyện, các huyền thoại cũng như dụ ngôn về khủng hoảng và tăng trưởng nhân bản trong cuốn The Dark Interval (Khoảng Giữa Đen Tối) do nhà Argus ấn hành năm 1975.

James D. Whitehead, trong bài “An Ascetism of Time” (Một Khổ hạnh Về Th́ Giờ) đăng trong Review for Religious số tháng Giêng năm 1980, thăm ḍ nhiều hơn về viêc quản trị th́ giờ và linh đạo Kitô giáo. Bài báo này hơi khác Chương 10 cuốn Method in Ministry (Phương Pháp Thừa Tác Vụ) cùa cùng tác giả do nhà Seabury ấn hành năm 1980. Muốn biết một phương thức khác đối với th́ giờ và linh đạo Kitô giáo, xin xem cuốn The Christian Use of Time (Cách Kitô giáo Dùng Th́ Giờ) của Niels-Erik Andreason do nhà Abingdon ấn hành năm 1978. Về cách quản trị th́ giờ, có hai tài liệu thực tiễn. Một của Alan Lakein tựa là How to Get Control of Your Time and Your Life (Làm Thế Nào Kiểm Sóat Được Th́ Giờ và Đời Bạn) do Wyden ấn hành năm 1973. Một của James Davidson tựa là Effective Time Management; A Practical Workbook (Quản Trị Th́ Giờ Cách Hữu Hiệu: Sách Hướng dẫn Thực Tiễn) do Human Sciences Press ân ấành năm 1978.

Mary Reed Newland từ lâu trợ giúp các gia đ́nh Công Giáo và các gia đ́nh khác trong các cố gắng cử hành ư nghĩa tôn giáo của các biến cố xẩy ra trong đời sống gia đ́nh. Trong các đóng góp của bà, ta thấy cuốn The Year and Our Children (Năm Tháng và Con Cái Ta) do nhà Doubleday Image ấn hành năm 1964 và cuốn The Saint Book for Parents (Sách Các Thánh Dành Cho Cha Mẹ) do Seabury ấn hành năm 1979. John Westerhoff và William Willimon th́ bàn đến mối liên kết giữa lối sống Kitô giáo và phụng vụ trong cuốn Liturgy and Learning Through the Life Cycle (Phụng Vụ Và Việc Học Hỏi Nhờ Chu Kỳ Cuộc Sống) cũng do Seabury ấn hành năm 1980.

 

Vinc. Vũ Văn An

 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5


Xem các bài viết khác trong Vũ Văn An , Khoá 3 GHHV Đà Lạt Việt Nam.