Các Bài Giảng Tĩnh Tâm Linh Mục
Trong Năm Giáo Dục Kitô Giáo 2008

1 2 3

Thánh Gia

 

 

 

LINH MỤC
NHÀ GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

 

 

ĐGM. Phaolô BÙI VĂN ĐỌC

 

 

 

I. LINH MỤC, THẦY DẠY ĐỨC TIN

 

1. Linh mục là ai, làm ǵ ?

Chức vụ và đời sống linh mục có thể được phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau, xoay quanh ba chức năng chủ yếu của chính Đức Kitô là tư tế, tiên tri và vương đế (mục tử).

Linh mục được kêu gọi để thông phần tư cách làm đầu của Chúa Kitô trên cả ba b́nh diện. Do đó linh mục phải là người “rập khuôn” với Chúa Kitô. Chúa Kitô dựa theo các sách Tin Mừng, tiên vàn là một Thầy Rabbi : một vị thầy, một người thầy, một nhà giáo dục đến từ Thiên Chúa để giáo dục, dạy dỗ muôn dân (nhân loại).

Chúa Kitô đến dạy cho mọi người biết Thiên Chúa, để nhờ biết Thiên Chúa và phụng thờ Thiên Chúa mà họ được hạnh phúc, được cứu rỗi. Giáo hội tiếp nối sứ mạng của Chúa Kitô, nên Giáo hội không những là Mẹ, mà c̣n là Thầy, có sứ mạng dạy dỗ muôn dân.

Linh mục là “thừa tác viên” của Giáo hội, là người được đào tạo để trở nên như vị Thầy, như nhà giáo dục đức tin. Linh mục là thầy dạy, không phải dạy văn hoá hay thể dục thể thao, không phải dạy làm nghề hay kinh doanh, nhưng dạy điều quan trọng nhất là “sống đức tin”, dạy cách bước theo Chúa Kitô, dạy cách làm môn đệ Chúa Kitô để được cứu rỗi.

Để hiểu được tầm quan trọng của linh mục là thầy dạy đức tin, trước hết chúng ta cần ư thức tầm quan trọng của đức tin. Theo thánh Phaolô, con người được “công chính hoá” nhờ đức tin (x. Rm 3,27-31) : “Chúng ta sẽ được kể là công chính, v́ tin vào Đấng đă làm cho Đức Giêsu, Chúa chúng ta, sống lại từ cơi chết” (Rm 4,24).

Tin Mừng Gioan cũng khẳng định sự cần thiết của đức tin để được cứu độ : “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, để ai tin vào Con của Người th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời… Ai tin vào con của Người, th́ không bị kết án, nhưng kẻ không tin th́ bị lên án rồi, v́ đă không tin vào Danh Con Một Thiên Chúa” (Ga 3,16-21).

Tầm quan trọng của đức tin đối với ơn cứu độ vẫn luôn luôn là giáo lư cốt yếu của Giáo hội. Trải qua quá tŕnh hơn 30 năm đối thoại thần học, tuyên ngôn chung giữa Công giáo và Liên đoàn Tin Lành Luther Thế Giới về “ơn công chính hoá” là một xác quyết quan trọng về ơn công chính hoá bởi đức tin (x. Tuyên ngôn chung về học thuyết công chính hoá của Liên Đoàn Tin Lành Luther Thế Giới và của Giáo hội Công Giáo, được kư vào tháng 10 năm 1999, đặc biết các số 25-27).

 

2. Linh mục, thầy khơi dậy đức tin

Nhiệm vụ đầu tiên của linh mục là “khơi dậy” đức tin nơi những người chưa biết Chúa. Các Tông Đồ đă khơi dậy đức tin của người nghe bằng “lời rao giảng” mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Họ không làm việc đó một ḿnh, nhưng cùng với Thánh Thần. Cùng với Chúa Thánh Thần, họ đă làm chứng cho Chúa Giêsu, Đấng đă sống lại từ cơi chết.

Theo thánh Phaolô, tin là “bởi nghe” (ex auditu). Sau khi khẳng định sự cần thiết của đức tin : “Có tin thật trong ḷng mới được nên công chính” (x. Rm 10,9-10), thánh Phaolô nhấn mạnh đến “sứ vụ rao giảng” : “Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe ? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng ?” (Rm 10,14). Do đó, mục tiêu đầu tiên của việc rao giảng là “khơi dậy đức tin” nơi người nghe. Đó là nhiệm vụ của linh mục khi rao giảng. Nhưng linh mục không thể tự sức ḿnh khơi dậy đức tin, v́ đức tin là một ân sủng. Linh mục chỉ có thể khơi dậy đức tin nhờ vào ân sủng của Thiên Chúa. Rao giảng là một việc làm siêu nhiên, thực hiện trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần tác động nơi người nói, và cũng tác động nơi tâm hồn người nghe, đánh động họ, như lời sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật về bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô và các Tông Đồ : “Nghe thế, họ đau đớn trong ḷng, và hỏi ông Phêrô cùng các Tông Đồ khác : “Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm ǵ ?” Ông Phêrô đáp : “Anh em hăy sám hối, và mỗi người hăy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần” (Cv 2,37-38).

Nhiệm vụ khơi dậy hay khơi lại ḷng tin của những người nghe, cũng là nhiệm vụ Phúc Âm hoá hay tái Phúc Âm hoá của Giáo hội, vẫn luôn là nhiệm vụ hàng đầu của linh mục. Nội dung của lời rao giảng là mầu nhiệm Tử Nạn Phục Sinh của Chúa Giêsu phải được loan báo như thế nào để người nghe nắm bắt, hiểu được, đón nhận và tin. Rao giảng Tin Mừng là một nghệ thuật thần linh mà linh mục chỉ có thể hoàn thành tốt đẹp cùng với Chúa Thánh Thần và trong Chúa Thánh Thần. Chính v́ thế mà người rao giảng phải là người đầy Thánh Thần, như Phaolô và Barnaba. Để có đầy Thánh Thần, người rao giảng phải cầu nguyện nhiều trước và trong khi rao giảng.

 

3. Linh mục, thầy củng cố đức tin

Linh mục không những có nhiệm vụ khơi dậy đức tin nơi những người nghe, mà c̣n có nhiệm vụ củng cố đức tin cho các tín hữu.

Cuộc sống ở trần gian là một cuộc đời lữ thứ, một hành tŕnh gian nan và đầy thử thách. Khó có ai có thể trải qua cuộc sống trần gian này cách hoàn toàn yên hàn.

Những đau khổ và khó khăn, những bóng tối của sự dữ và tội ác loài người, gánh nặng của thời gian, là những thử thách rất lớn cho đức tin của người tín hữu, đặc biệt của những người mới tin Chúa (Mục vụ tân ṭng). Thiên Chúa là Đấng vô h́nh. Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, nhập thể làm người và ở giữa chúng ta, nhưng Người đă chết và đă sống lại, vượt qua thế gian, ngự bên hữu Chúa Cha, nên chúng ta cũng không thấy được Người bằng mắt phàm. Đó là lư do hết sức cơ bản để cho Giáo hội, để cho chúng ta thi hành nhiệm vụ mà Chúa đă trao cho thánh Phêrô : “Một khi đă trở lại, hăy làm cho anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22,32). Chúng ta luôn có nhiệm vụ củng cố ḷng tin của anh em (các tín hữu). Chúa Giêsu cầu nguyện cùng Chúa Cha cho chúng ta và ban ơn cho chúng ta, để chúng ta khỏi mất ḷng tin, như Người đă cầu nguyện và ban ơn cho Phêrô, để Phêrô có thể củng cố đức tin cho anh em ḿnh.

Điều mà linh mục thường xuyên thiếu sót là việc củng cố đức tin : để người khác củng cố đức tin cho ḿnh, ḿnh tự củng cố đức tin cho chính ḿnh và củng cố đức tin cho anh em, cho giáo dân, đặc biệt là lúc giáo dân gặp thử thách và đau khổ đến tâm sự trong và ngoài toà giải tội.

Linh mục phải biết cách củng cố đức tin cho giáo dân bằng những lời an ủi, bằng cầu nguyện, bằng Lời Chúa, bằng các bí tích và bằng sức mạnh của Thánh Thần. Linh mục hăy đón tiếp những ai gặp khó khăn trong đời sống đạo, đừng hất hủi họ. Thay v́ thái độ lạnh nhạt, hững hờ trước những khó khăn của giáo dân, linh mục hăy luôn luôn biết ân cần khích lệ các tín hữu.

Chỉ có Chúa Thánh Thần mới thực sự có sức mạnh để củng cố đức tin nơi các kitô hữu, chúng ta chỉ có thể củng cố đức tin cho người khác trong sức mạnh của Thánh Thần.

 

4. Linh mục, thầy nuôi dưỡng đức tin

Đức tin không những cần được củng cố mà c̣n cần được nuôi dưỡng không ngừng. Đức tin không được nuôi dưỡng sẽ “suy dinh dưỡng”, rồi sẽ trở thành đức tin chết.

+ Mục vụ Lời Chúa : Có đức tin là do ân sủng Chúa ban. Và ân sủng ấy, ơn đức tin ấy, trở thành “sự sống đức tin nơi chúng ta” Sự sống đức tin được nuôi dưỡng bằng “Lời Chúa”, v́ Lời Chúa là Lời ban sự sống. Linh mục phải là người giảng Lời Chúa, giải thích Lời Chúa, chỉ cách cho giáo dân ứng dụng Lời Chúa vào cuộc sống. Lời Chúa là thức ăn bổ dưỡng nhất cho tâm hồn, là “đồng cỏ xanh tươi” cho các con chiên của Chúa.

+ Linh mục là thầy dạy đức tin, biết cách nuôi dưỡng đức tin của giáo dân. Đức tin được các giáo phụ phân biệt làm hai khía cạnh : “fides quae creditur” (nội dung đức tin), và “fides qua creditur” (cường độ đức tin). Cả hai khía cạnh này đều cần được nuôi dưỡng. Nội dung đức tin của người kitô hữu phải càng ngày càng sáng tỏ, phong phú, bao trùm và ảnh hưởng trên toàn bộ cuộc sống.

+ Mục vụ huấn giáo : Nội dung đức tin cơ bản, tức là “những mầu nhiệm chính yếu trong đạo” mà mọi người kitô hữu phải biết (Kinh Tin Kính các Tông Đồ), cần được linh mục minh hoạ, giải thích tựa vào Kinh Thánh, giáo huấn của Giáo hội, nỗ lực suy nghĩ của lư trí. Nội dung ấy phải trở thành “ánh sáng chân lư” chiếu soi trên thực tế đời sống. Linh mục không được phép để đức tin của người tín hữu trong trạng thái nghèo nàn, nội dung quá sơ sài.

+ Mục vụ bí tích (mystagogue) : Huấn giáo c̣n phải là huấn giáo bí tích. Linh mục giải thích ư nghĩa của bí tích cho giáo dân thật cặn kẽ, để giáo dân lănh hội được ư nghĩa và thực hiện cách tích cực, hữu ích cho cuộc đời kitô hữu của họ. Bí tích nào cũng là bí tích đức tin, phải có đức tin mới hiểu được. Bí tích cũng có tác dụng nuôi dưỡng đời sống đức tin cách sâu sắc.

+ Linh mục c̣n là thầy dạy giáo dân “tăng cường đức tin”, làm cho cường độ đức tin mỗi ngày thêm mạnh hơn. Cường độ đức tin có mạnh mới ảnh hưởng trên đời sống, lay chuyển cuộc sống.

 

5. Linh mục, thầy dạy sống đức tin

Đưa đức tin vào cuộc sống hay sống đức tin là điều khó nhất đối với người giáo dân, đối với cả linh mục tu sĩ.

+ Người có đạo nhiều khi biết giáo lư khá rơ, nghe lời Kinh Thánh cũng nhiều, nhưng không được hướng dẫn, không được thực tập đưa Lời Chúa vào đời sống. Hậu quả là hạt giống Phúc Âm, hạt giống Lời Chúa vẫn ở bên lề cuộc sống. Đạo vẫn là một mớ lư thuyết, nên không có sức hấp dẫn những người chưa biết Chúa. Lư thuyết và thực hành trong đời sống của người có đạo c̣n rất xa nhau. Kết quả là cuộc đời của người có đạo, bản thân con người tín hữu không được biến đổi, chẳng trở nên đẹp đẽ ǵ hơn. So sánh với cuộc sống của lương dân, cuộc đời của người có đạo không hơn ǵ bao nhiêu.

+ Linh mục có nhiệm vụ giáo dục đức tin, là thầy dạy giáo dân sống đạo. Trước hết hăy tập cho giáo dân biết “phản tỉnh”, biết suy nghĩ về cuộc sống thực tế, biết đặt cuộc sống thực tế của ḿnh dưới ánh sáng đức tin, ánh sáng Lời Chúa. Giáo dân phải được tập suy nghĩ, tập phán đoán theo những tiêu chuẩn của Phúc Âm. Tập phản ứng, tập quyết định, tập hành động theo giáo huấn của Tin Mừng, theo thánh ư của Thiên Chúa.

+ Lănh vực thần học luân lư hôm nay là một lănh vực rất quan trọng trong Giáo hội, v́ thần học luân lư nhằm hướng dẫn hành động của con người cho phù hợp với thánh ư của Thiên Chúa : ư Trời, mệnh lệnh của Trời. Người ta có biết ư trời, có tri thiên mệnh, th́ mới trở thành “con người khôn ngoan”. Hơn bao giờ hết, thế giới đầy những khó khăn, những phức tạp, những hỗn loạn về mọi mặt, cần phải có người khôn ngoan hướng dẫn để khỏi mất phương hướng. Chính Chúa Giêsu đă được Giáo hội coi như vừa là một Mục Tử, vừa là “nhà hiền triết” (x. ĐGH. Bênêđictô XVI, Spe salvi, số 6) . Người dạy cách sống đúng “ư Trời”.

+ Linh mục tập cho giáo dân thực hành từng bước giáo huấn của Chúa Giêsu, thực hành giới răn mới của Chúa trong xă hội ngày hôm nay : học thuyết xă hội của Giáo hội công giáo (Mục vụ xă hội).

 

6. Linh mục, thầy dạy truyền bá đức tin

Truyền bá đức tin là nghĩa vụ của mọi kitô hữu, không trừ một ai (x. Bộ Giáo lư Đức tin, Lưu ư giáo thuyết về một vài khía cạnh của Phúc Âm hoá, ngày 3 tháng 12 năm 2007).

+ Việc hiểu sai tinh thần của Công đồng Vaticanô II và giáo lư của Công đồng về “ơn cứu độ phổ quát” đă làm cho nhiều thành phần trong Giáo hội chùn bước một thời gian khá lâu trong sứ mạng loan báo Tin Mừng, truyền bá đức tin. Hậu quả là đời sống đức tin của người tín hữu ở nhiều nơi suy giảm về số lượng lẫn chất lượng. Điều này đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sáng suốt nhận định, và ngài đă lớn tiếng kêu gọi “tái Phúc Âm hoá”, “tân Phúc Âm hoá” (nhiều lănh vực chưa được Phúc Âm hoá, dù thuộc về những vùng “văn hoá Kitô giáo”).

+ Vấn đề đối thoại các tôn giáo là một vấn đề rất quan trọng hiện nay cũng đă bị nhiều người hiểu sai và do đó làm chùn bước những sứ giả loan báo Tin Mừng. Điều đó buộc Giáo hội phải lên tiếng trở lại để khẳng định sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội và của mỗi người kitô hữu.

+ Là thầy dạy đức tin, linh mục cũng phải là thầy dạy truyền bá đức tin cho mọi thành phần dân Chúa. Linh mục phải dạy cho giáo dân, tập cho giáo dân làm việc tông đồ : tập cho thiếu nhi, giới trẻ và người lớn có ư thức mạnh mẽ về bổn phận loan báo Tin Mừng.

+ Nếu thực sự linh mục kinh nghiệm được t́nh yêu của Thiên Chúa, linh mục biết Chúa và tin Chúa yêu ḿnh, ḿnh đang sống bằng t́nh yêu của Chúa, hạnh phúc v́ được Chúa yêu thương, linh mục càng mạnh dạn công bố, loan báo t́nh yêu của Thiên Chúa. Sở dĩ linh mục chưa mạnh dạn, chưa biết cách, là v́ chưa xác tín về t́nh yêu của Thiên Chúa.

+ Linh mục hăy chỉ cho giáo dân cách giới thiệu Thiên Chúa cho người khác : bằng lời nói, hành động, cách sống, bằng các khả năng đa dạng của ḿnh (lănh vực tin học, du lịch và xă hội…).

Chúa muốn cho mọi người biết Chúa, tin Chúa và yêu Chúa, nhờ đó được chia sẻ t́nh yêu, sự sống và hạnh phúc của Thiên Chúa. Chúng ta yêu Chúa, muốn cho ư Chúa được thể hiện.

 

II. LINH MỤC, THẦY DẠY YÊU THƯƠNG

“Yêu mến Thiên Chúa hết ḷng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính ḿnh” là chóp đỉnh và trọng tâm của lề luật. Chẳng có điều răn nào khác hơn điều răn đó (x. Mc 12,30-33).

“Anh em đừng mắc nợ ǵ ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; v́ ai yêu người, th́ đă chu toàn Lề Luật” (Rm 13,8).

“Đây là điều răn của Thầy : anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em” (Ga 15,12).

Điều răn đă có từ thuở ban đầu, đó là chúng ta phải yêu thương nhau. Và yêu thương là sống theo điều răn của Thiên Chúa : “Đây không phải là một điều răn mới tôi viết ra, nhưng là điều răn chúng ta đă có từ lúc khởi đầu - đó là : chúng ta phải yêu thương nhau. Yêu thương là sống theo các điều răn của Thiên Chúa. Như anh em đă được nghe từ lúc khởi đầu, điều răn này là : anh em phải sống trong t́nh thương” (x. 2Ga 1,5-6).

T́nh yêu của Chúa Kitô là t́nh yêu tha thứ, phục vụ và hy sinh mạng sống, các môn đệ phải noi gương Người : “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được t́nh yêu là ǵ : đó là Đức Kitô đă thí mạng v́ chúng ta.Như vậy, cả chúng ta nữa,chúng ta cũng phải thí mạng v́ anh em” (x. 1Ga 3, 16).

Ai yêu mến anh em thật ḷng là đă yêu mến Chúa rồi, mặc dù không minh nhiên ư thức : “Ta đói, các ngươi đă cho ăn; Ta khát, các ngươi đă cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đă tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đă cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đă thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han… Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đă làm cho chính Ta vậy” (x. Mt 25,34-40).

 

I. Linh mục, thầy dạy yêu Chúa

 

1.

+ Linh mục là thầy dạy sống đạo, và sống đạo là thực hiện lệnh truyền của Chúa. Lệnh truyền quan trọng nhất là giới răn yêu thương. Tất cả các giới răn có thể được tóm lại trong hai giới răn nền tảng : mến Chúa và yêu người.

+ Dạy giáo dân “mến Chúa và yêu người” là nhiệm vụ cơ bản nhất của linh mục, là nội dung chủ yếu trong sứ mạng tiên tri của linh mục (giáo dục Dân Chúa). Ơn gọi của người kitô hữu là bước theo Đức Kitô, gắn bó với Người, nên một với Người, để được cùng Người ở trong ḷng Thiên Chúa Ba Ngôi, hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa.

+ Chúng ta học sống đạo chủ yếu với Đức Kitô. Măi măi Đức Kitô là vị Thầy dạy chúng ta sống đạo sâu xa nhất, và hoàn toàn phù hợp với thánh ư của Thiên Chúa. Sống đạo sâu xa là trở nên người môn đệ không ngừng noi gương Thầy chí thánh, trở nên đồng h́nh đồng dạng với Thầy, giống Thầy ở điều sâu thẳm nhất là “t́nh yêu đối với Chúa Cha”. Đó là điều sâu thẳm nhất nơi Chúa Giêsu, không c̣n ǵ sâu thẳm hơn nữa.

 

2.

+ Linh mục tiếp nối sứ mạng của Đức Kitô, dạy người tín hữu yêu mến Thiên Chúa cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô. Linh mục dạy cho các kitô hữu thực hiện điều răn thứ nhất : “yêu mến Thiên Chúa hết ḷng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn”. Không ai có thể thực hiện được điều đó nếu không kết hợp với Đức Kitô. Chỉ có Đức Kitô mới có thể yêu mến Chúa Cha đến thế (yêu hết ḿnh, yêu cho đến cùng, yêu cho đến chết : usque ad finem)

+ Do đó, dạy cho con người yêu mến Thiên Chúa là dạy họ kết hợp với Đức Kitô, nên một với Đức Kitô, để cùng với Đức Kitô yêu mến Thiên Chúa. Dạy cho người tín hữu nên thánh là nhiệm vụ chủ yếu của linh mục. Nên thánh cách cụ thể là yêu mến Chúa Giêsu, gắn bó với Chúa Giêsu, nên một với Chúa Giêsu. Linh mục có nghĩa vụ làm cho giáo dân yêu mến Chúa Giêsu (officium amoris). Đây là một nhiệm vụ rất khó, nếu chính linh mục không có ḷng yêu mến Chúa Giêsu.

+ Linh mục phải yêu mến Chúa Giêsu thế nào cho đủ để có thể dạy giáo dân yêu mến Chúa ? Ở đây không thể áp dụng quy luật “nemo dat qod non habet - Không ai cho điều ḿnh không có”. Nếu ứng dụng quy luật này, người linh mục sẽ thất vọng v́ thấy ḿnh không bao giờ yêu Chúa đủ để có thể dạy giáo dân yêu mến Chúa. Tự ḿnh, linh mục không thể thực hiện nghĩa vụ làm thầy (magister : ba lần hơn). Có khá nhiều linh mục thấy như vậy, nghĩ như vậy, nên không c̣n thực hiện nghĩa vụ chủ yếu của ḿnh nữa (không c̣n dạy giáo dân yêu Chúa nữa).

 

3.

+ Thực ra, tự sức ḿnh, không ai có thể tin Chúa và yêu Chúa. Không ai có thể nói Chúa Giêsu là Chúa nếu không bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Dạy giáo dân yêu mến Chúa Giêsu mà không nói đến Chúa Thánh Thần là điều không thể được.

T́nh yêu dành cho Chúa Giêsu không là một t́nh yêu thuần túy tự nhiên, nhưng là một t́nh yêu siêu nhiên, được thực hiện với ân sủng của Thiên Chúa : “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đă sai tôi, không lôi kéo người ấy” (Ga 6, 44.66). Yêu Chúa là một hành vi siêu nhiên. Ư nghĩa sâu xa của chữ “siêu nhiên” là : “tự sức ḿnh, con người không thể thực hiện được”, nhưng họ chỉ thực hiện được với sức mạnh của Thiên Chúa, với thần lực của Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần.

+ Chúa Thánh Thần là sức mạnh yêu thương (la force d’aimer) của Chúa Cha đối với Chúa Con, và của Chúa Con đối với Chúa Cha. Muốn yêu mến Chúa Giêsu, phải có sức mạnh của Thiên Chúa lôi kéo chúng ta. Chính v́ thế, trong nhiệm vụ dạy giáo dân yêu Chúa, linh mục chỉ là dụng cụ của Chúa Thánh Thần. Linh mục là “thầy dạy yêu Chúa” nhờ vị thầy siêu đẳng là Chúa Thánh Thần. Vẫn cần phải có linh mục, v́ người ta không thể thấy được Chúa Thánh Thần, mà thấy “dụng cụ hữu h́nh” của Chúa Thánh Thần là linh mục (officium amoris). Chính v́ thế, có những linh mục yêu mến Chúa ít hơn giáo dân mà vẫn có thể dạy giáo dân yêu mến Chúa, vẫn có quyền và có nghĩa vụ dạy giáo dân yêu mến Chúa. Có khi linh mục dạy giáo dân yêu mến Chúa, nhưng chính giáo dân lại yêu mến Chúa hơn linh mục. Và chính linh mục cũng học yêu mến Chúa khi dạy giáo dân yêu mến Chúa.

 

4.

+ Dù là vị thầy có thể yêu Chúa ít hơn học tṛ, linh mục vẫn có thể dạy cho học tṛ yêu Chúa, v́ linh mục có vị thầy siêu đẳng là Chúa Thánh Thần, Đấng là T́nh yêu nối kết Chúa Cha và Chúa Con mật thiết đến nỗi trở nên một. Thiên Chúa giàu ḷng nhân ái và là Đấng quảng đại hơn con người gấp bội, nên không tiếc ban ân sủng, cũng như lấp đầy tâm hồn của một linh mục c̣n chút t́nh yêu thương (c̣n trong ân nghĩa Chúa, ơn thánh Chúa). Chỉ cần linh mục c̣n chút thiện chí th́ Chúa sẽ rót đầy ân sủng, ban tràn Thánh Thần, để linh mục có thể làm thầy dạy yêu Chúa trong Thánh Thần và cùng với Thánh Thần.

+ Nhưng điều kiện quan trọng là linh mục phải c̣n ở trong ân nghĩa Chúa, phải có ơn thánh (gratia sanctificans), mới có thể là thầy dạy yêu Chúa. Linh mục không ở trong ân nghĩa Chúa th́ không thể là thầy dạy yêu mến Chúa, v́ công việc giáo dục của linh mục không thuộc lănh vực “ex opere operato” (do sự), mà là “ex opere operantis (do nhân).

Thừa tác viên có thể là người rất yếu đuối và khô khan, nhưng vẫn là dụng cụ của Chúa Thánh Thần khi cử hành thánh lễ (do sự). Sứ vụ làm thầy và công việc giáo dục không phải “do sự” (lănh vực bí tích), mà là “do nhân”. Do đó, kẻ phạm tội trọng không thể thi hành sứ vụ “thầy dạy yêu thương”, nếu chưa hoán cải trong tâm hồn.

 

5.

+ Linh mục là dụng cụ của Chúa Thánh Thần, nhưng không là dụng cụ bất động, mà là dụng cụ sống động, vẫn là thầy, nên tận dụng những phương pháp tự nhiên cũng như siêu nhiên để thúc giục giáo dân yêu mến Chúa. Linh mục dạy giáo dân yêu mến Chúa Giêsu dựa vào Kinh Thánh, nhất là các sách Tin Mừng, các thư Phaolô và các tác giả Tân Ước khác. Linh mục dạy giáo dân biết Chúa th́ họ sẽ yêu mến Chúa. Chúa Thánh Thần là tác giả của Kinh Thánh nên sử dụng Kinh Thánh là sử dụng đường lối giáo dục của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần sẽ hướng trái tim người kitô hữu đến với Đức Kitô, hay có thể nói ngược lại, Chúa Thánh Thần sẽ đưa Đức Kitô vào trong trái tim của người kitô hữu.

+ Chúa Thánh Thần sẽ tháp nhập người tín hữu vào trong mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô (Tử nạn - Phục Sinh), để người tín hữu cùng chết với Chúa và cùng sống lại với Người.

+ Linh mục c̣n có thể dùng hạnh các thánh để thúc đẩy, tăng cường ḷng yêu mến Chúa nơi bổn đạo. Linh mục có thể dùng gương sáng của nhiều người giáo dân tốt lành để xây dựng một cách tế nhị cho các giáo dân khác. Linh mục c̣n có thể dùng “khoa tu đức” mà ḿnh đă học để giúp giáo dân tiến bước trên con đường t́nh yêu. Linh mục hăy dạy giáo dân cách tiếp xúc với Chúa, để nhờ gặp gỡ Chúa, họ thêm ḷng yêu mến Chúa.

 

6.

+ Linh mục c̣n phải giúp giáo dân kinh nghiệm được t́nh yêu của Chúa trong Giáo hội và qua Giáo hội. Chẳng ai thấy Thiên Chúa. Nhưng người ta sẽ kinh nghiệm được phần nào t́nh yêu của Thiên Chúa qua t́nh thương của linh mục. Dù khuyết điểm, bất toàn và nhiều yếu đuối, linh mục nào yêu mến giáo dân sẽ có nhiều cơ may làm cho giáo dân kinh nghiệm được t́nh yêu của Thiên Chúa và đáp trả lại t́nh yêu ấy. Linh mục yêu mến giáo dân sẽ làm cho giáo dân vui sướng, v́ cảm thấy Thiên Chúa thương ḿnh, Giáo hội thương ḿnh. Cách dạy yêu Chúa hữu hiệu nhất chính là chứng từ đời sống yêu thương của linh mục. Linh mục có thể khô khan như người giáo dân, v́ linh mục không thấy Chúa. Nhưng giáo dân được trao phó cho linh mục, th́ linh mục thấy, và linh mục phải yêu thương những con người ấy, yêu Chúa ở trong họ. Chính t́nh yêu cụ thể dành cho giáo dân là bằng chứng t́nh yêu Chúa của linh mục. Càng yêu mến nhiều người giáo dân nghèo nàn, tội lỗi, linh mục càng biểu hiện ḷng yêu mến Chúa (tránh mục vụ trừng phạt, quở mắng, chùy những giáo dân chống đối, nhưng nên ứng dụng mục vụ con chiên lạc).

 

II. Linh mục, thầy dạy yêu người (bác ái)

 

1. Linh mục, thầy dạy t́nh yêu tự nhiên

+ Không có ǵ cao quí bằng t́nh yêu, dù t́nh yêu ấy thuộc phạm vi tự nhiên. T́nh yêu ấy cần được linh mục trân trọng và khuyến khích. Linh mục phải luôn thúc đẩy t́nh yêu cha mẹ, vợ con của giáo dân, giúp họ củng cố đời sống hôn nhân gia đ́nh.

+ Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, trong thông điệp “Deus caritas est - Thiên Chúa là T́nh Yêu”, không chấp nhận tách rời t́nh yêu tự nhiên (eros) và t́nh yêu siêu nhiên (agape), nhưng xem t́nh yêu siêu nhiên có tác dụng thanh luyện t́nh yêu tự nhiên, để t́nh yêu tự nhiên không rơi vào ích kỷ, đóng kín, và hưởng thụ, mà giúp cho t́nh yêu tự nhiên hướng tới chóp đỉnh cao đẹp nhất là t́nh yêu tự hiến.

+ Để giúp củng cố và thanh luyện t́nh yêu tự nhiên của giáo dân, linh mục phải tỏ ra gần gũi và biết chia sẻ đời sống của họ, những vui buồn và sướng khổ của họ. Dĩ nhiên, linh mục cũng cần một sự khôn ngoan và cẩn trọng để khỏi gây ra hiểu lầm và tạo thêm chia rẽ giữa vợ chồng, hoặc tạo ra những gương mù gương xấu có thiệt hại lớn cho đời sống gia đ́nh của giáo dân.

+ Hơn bao giờ hết, ngày nay t́nh yêu tự nhiên và các giá trị nhân bản cần được linh mục đề cao, để người ta thấy sự gần gũi giữa đạo và đời sống, thấy được sự hiện diện của Chúa trong đời sống thực tế hằng ngày của con người. Đừng để cho giáo dân có cảm tưởng Chúa quá xa lạ với nhu cầu thực tế của con người, những nhu cầu căn bản nhất như “nhu cầu t́nh cảm”.

+ Linh mục c̣n có thể giúp cho giáo dân điều chỉnh các mối tương quan chằng chịt trong cuộc sống, làm cho các tương quan ấy trong sáng, tốt đẹp và đúng đắn, không lệch lạc, giúp giải toả nhiều hiểu lầm gây tai hại, nối kết lại những ǵ đă đổ vỡ. Khoa tâm lư có thể giúp ích nhiều cho linh mục.

 

2. Linh mục, thầy dạy bác ái siêu nhiên

+ Sứ vụ của linh mục không dừng lại ở b́nh diện giáo dục tự nhiên. Mọi nhà giáo chính danh đều được mời gọi xây dựng và giáo dục t́nh người. Linh mục là một nhà giáo đặc biệt, dạy những điều vượt trên b́nh diện tự nhiên. Linh mục là thầy dạy bác ái siêu nhiên. Và chỉ có bác ái siêu nhiên mới có thể vượt mọi ranh giới : ranh giới của hận thù, ranh giới của tội lỗi và ích kỷ, ranh giới của sự chết.

+ Trong “bài ca đức ái” của thánh Phaolô (x.1Cr 13), “ḷng mến” hay “đức ái” phải được hiểu theo một nghĩa hoàn toàn siêu nhiên, th́ mới có thể chấp nhập được. Bác ái là “yêu thương như Thiên Chúa” (1Ga 4,11), yêu thương như Đức Kitô (x. Ga 15,12). Đó là một đ̣i hỏi quá lớn, tự sức ḿnh con người không thể làm được; chỉ có một cách duy nhất là nhờ Chúa Thánh Thần, là “sức mạnh yêu thương” của Thiên Chúa, ở trong chúng ta, yêu mến trong chúng ta. Chúng ta chỉ có thể yêu thương như Thiên Chúa, khi yêu thương bằng chính t́nh yêu của Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần được đổ xuống trong ḷng chúng ta : “V́ Thiên Chúa đă đổ t́nh yêu của Ngài vào ḷng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Ngài đă ban cho chúng ta” (Rm 5,5).

 

3.

+ Linh mục phải dạy giáo dân yêu người như Thiên Chúa yêu, như Chúa Giêsu yêu. Điều này xem ra không thể thực hiện được, nếu chỉ dừng lại ở góc độ tự nhiên. Người kitô hữu phải tập yêu mến bằng đức ái siêu nhiên, nếu không mọi sự sẽ là vô ích : “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, th́ tôi cũng chẳng khác ǵ thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, th́ tôi cũng chẳng là ǵ. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, th́ cũng chẳng ích ǵ cho tôi” (1Cr 13,1-3).

+ Và linh mục là người phải dạy giáo dân thực hành đức bác ái siêu nhiên ấy. V́ đức ái siêu nhiên vượt trên mọi khả năng tự nhiên của linh mục, nên linh mục không thể tự ḿnh dạy cho giáo dân sống bác ái được. Cần phải có vị thầy dạy khác hoạt động qua linh mục, đó là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là một vị Thầy kỳ diệu, và là một T́nh Yêu kỳ diệu mà Thiên Chúa ban cho những ai yêu mến Ngài. Những ai yêu mến Chúa th́ được chia sẻ t́nh yêu của Chúa, sống bằng t́nh yêu của Chúa, yêu bằng t́nh yêu của Chúa. Linh mục phải là một con người có ḷng yêu mến Chúa, th́ mới có thể dạy đức ái siêu nhiên.

+ Khi gọi “ḷng mến” là đức ái siêu nhiên, ta không cố ư loại trừ những yếu tố tự nhiên. Nhưng tất cả những ǵ tốt đẹp trong t́nh yêu tự nhiên đều được đảm nhận và thăng hoa trong đức ái siêu nhiên, như những đặc điểm của đức ái mà Phaolô kê khai ra : “Đức ái th́ nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không t́m tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác” (1Cr 13,4-7).

 

4.

+ Rơ ràng ở đây tự nhiên và siêu nhiên không đi ngược với nhau, nhưng hoà lẫn với nhau, bao bọc lẫn nhau, phong phú hoá cho nhau, v́ cả hai đều có cùng cội nguồn là Thiên Chúa T́nh Yêu. Tập cho giáo dân sống bác ái siêu nhiên là tập cho họ siêu nhiên hóa, phúc âm hóa mọi ngỏ ngách của con người và cuộc sống họ.

+ Linh mục phải tập cho giáo dân sống bác ái trong tâm t́nh, phúc âm hóa lănh vực t́nh cảm của họ. Tập cho giáo dân biết kính trọng người khác, chấp nhận người với những khác biệt của họ, biết đón nhận người khác vào trong trái tim ḿnh (biết tự hiến đời ḿnh cho tha nhân).

+ Phải tập cho giáo dân biết “phúc âm hóa” tư tưởng của họ. Người ta thường lỗi đức bác ái rất nhiều trong tư tưởng và phán đoán. Linh mục tập cho giáo dân phán đoán ngay lành, xóa bỏ thành kiến. Linh mục tập cho giáo dân “bao dung trong phê phán”, nhờ đó tránh ngộ nhận, tránh cái nh́n và ư nghĩ đen tối về người khác.

+ Linh mục cũng phải tập cho giáo dân “bác ái trong lời nói”, v́ người ta thường đả thương nhau bằng lời nói, làm mất ḷng nhau v́ lời nói, và thậm chí đưa tới xung đột nặng nề do lời nói. Linh mục tập cho giáo dân biết nói những lời khích lệ, an ủi, thông cảm, chia sẻ với nhau. Linh mục tập cho giáo dân biết nói những lời làm vui ḷng người khác, những lời xây dựng, bày tỏ sự thật để góp ư thăng tiến người khác, xây dựng lợi ích chung.

Cuối cùng, linh mục phải tập cho giáo dân thực hành các hành vi bác ái như : những hành vi giúp đỡ và phục vụ, những hành vi tha thứ và ḥa giải, những hành vi chia sẻ và tự hiến. Người kitô hữu phải được tập luyện để có thể làm nhiều điều đẹp ḷng Chúa và đẹp ḷng tha nhân.

 

 


1 2 3

Xem các bài viết khác trong Rev. Trần Minh Tiến, Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.