DẪN NHẬP VÀO BỐN SÁCH TIN MỪNG
HAY
TỪ MỘT ĐỨC GIÊ-SU ĐẾN BỐN TIN MỪNG

1 2 3 4 5 6

MichelAnge

 

 

CHƯƠNG II

 

NGUỒN GỐC CÁC SÁCH TIN MỪNG

 

I. T̀M HIỂU VỀ CÁC SÁCH TIN MỪNG

Khi gặp một người mà trước đó chúng ta chưa gặp bao giờ, chúng ta sẽ quan tâm đến mọi điều có thể giúp chúng ta biết rơ hơn về người ấy, để chúng ta có xác lập mối quan hệ với người ấy. Nhưng chúng ta sẽ không dừng ở đó, mà c̣n đặt ra nhiều câu hỏi liên quan tới công ăn việc làm, tới nơi sinh sống, tới gia đ́nh và người bạn đời của người ấy... Và có thể chúng ta sẽ rất thích thú khi nghe được những mẩu chuyện vui về người ấy do một người nào đó kể lại cho chúng ta.

Điều chúng ta vừa nói ở trên cũng có thể áp dụng vào các Sách Tin Mừng. Nếu chúng ta muốn hiểu các Sách Tin Mừng, chính chúng ta phải làm quen với bối cảnh xă hội và lịch sử của các Sách ấy. V́ chưng cũng như chúng ta không thể biết rơ một người nếu chúng ta không để ư tới các yếu tố giúp chúng ta hiểu về con người ấy, cũng thế chúng ta không thể hiểu các Sách Tin Mừng nếu chúng ta không quan tâm tới các khía cạnh xă hội và lịch sử có liên quan tới nguồn gốc và sự phát triển của các Sách ấy.

 

II. LÀ SÁCH TIỂU SỬ HAY LÀ LỜI CÔNG BỐ?

 

2.1 Đặt vấn đề

Ít ra từ một thế kỷ nay, các nhà chuyên môn về Kinh Thánh đă nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh những vấn đề có liên quan tới nguồn gốc và sự phát triển của các Sách Tin Mừng. Các Sách ấy đă được tiến hành biên soạn như thế nào? Các Sách ấy đă được viết ở đâu và đă được viết khi nào?

Chúng ta không thể hiểu các Sách Tin Mừng nếu chúng ta không quan tâm tới các khía cạnh xă hội và lịch sử có liên quan tới nguồn gốc và sự phát triển của các Sách ấy

Trong một thời gian dài các nhà chuyên môn về Thánh Kinh cho là tạm đủ khi biết rằng Mát-thêu, một nhân viên thu thuế và là một tông đồ, đă viết Tin Mừng thứ nhất; rằng Mác-cô đă biên soạn Tin Mừng thứ hai dựa vào lời rao giảng của Phê-rô; rằng Lu-ca đă tường thật lại những điều mà “các người đă được chứng kiến ngay từ đầu và đă phục vu Lời Chúa truyền lại cho chúng ta” (Lc 1,2). Sau hết là Gio-an tông đồ đă viết “một Sách Tin Mừng mang tính tâm linh” là những suy tư về cũng một sứ điệp Tin Mừng kia. C̣n ngày nay những người t́m hiểu Tân Ước muốn biết trước khi các tác giả quyết định viết thành Sách Tin Mừng th́ đă xẩy ra những chuyện ǵ? và các Sách Tin Mừng đă được viết ra vào bán phần thứ hai của thế kỷ thứ nhất như thế nào?

Đă có lúc người ta cho rằng người ta có thể viết Tiểu Sử của Đức Giê-su từ những sự kiện trong cuộc đời Ngài đă được Tin Mừng Nhất Lăm ghi chép lại. Tin tưởng rằng các Sách Tin Mừng chứa đựng những ǵ liên quan tới Đức Giê-su, các nhà văn đă thử rút ra tất cả những chi tiết mà họ có thể thu góp được làm chất liệu cho việc xây dựng một chuyện kể liên tục về cuộc đời Đức Giê-su. Nhưng rất nhanh chóng người ta nhận ra rằng đó là một công việc rất khó thực hiện và người ta c̣n thiếu nhiều dữ kiện quan trọng.

 

2.2 Những khác biệt trong các Sách Tin Mừng

Chẳng hạn các Sách Tin Mừng không đếm xỉa ǵ tới giai đoạn giữa biến cố Đức Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem vào lúc 12 tuổi (Lc 2,41-51) và khi ngài bắt đầu cuộc sống công khai lúc ngài khoảng “ba mươi tuổi” (Lc 3,23). Hơn nữa Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca có nhiều khác biệt đáng kể về các chi tiết khi các ngài kể lại các sự kiện. Hơn nữa trong Sách Tin Mừng thứ tư tức Sách Tin Mừng của Gio-an, việc sắp xếp các sự kiện về cuộc đời Đức Giê-su lại khác xa với cách sắp xếp của các Sách Tin Mừng Nhất Lăm (ví dụ sự kiện tẩy uế đền thờ).

 

2.3 Hai giải pháp

Có thể đưa ra hai giải pháp để giải quyết vấn đề trên. Giải pháp thứ nhất của một số người là, dựa vào trí tưởng tượng, họ cố gắng xây dựng những phần c̣n thiếu bằng cách chọn lọc những chi tiết có thể đóng góp vào bối cảnh của các sự kiện. Giải pháp thứ hai của một số người khác là họ tự hỏi xem Tin Mừng muốn nói ǵ với ḿnh về Đức Giê-su ?

Những người chọn giải pháp thứ nhất phải g̣ các thông tin có giá trị vào trong các khuôn đă được định trước do nhu cầu về tiểu sử bắt buộc. Những người chọn giải pháp thứ hai nỗ lực đi xa hơn những thông tin về tiểu sử đă t́m thấy trong các sự kiện có gía trị và t́m hiểu ư nghĩa sâu xa hơn gắn liền với các sự kiện ấy. V́ ư thức hơn về bản chất đích thực của các Sách Tin Mừng, các nhà chuyên môn thường bị thúc ép phải viết nên Tiểu Sử Đức Giê-su (Albert Schweitzer), và nh́n nhận các Sách Tin Mừng là một Lời Công Bố. V́ thế người ta đă xử dụng một cách thức mới để tiếp cận các Sách Tin Mừng và các bản văn bắt đầu mang một ư nghĩa to lớn hơn chứ không chỉ là chứa đựng các dữ kiện có tính tiểu sử. Một cuộc cách mạng trong công cuộc t́m hiểu Thánh Kinh đă được thực hiện.

 

III. BA GIAI ĐOẠN CỦA TRUYỀN THỐNG

 

3.1 Tŕnh tự thời gian

Các Sách Tin Mừng xuất hiện như những Sách đầu tiên của Tân Ước. Tuy nhiên các Sách ấy không phải là những tác phẩm văn chương đầu tiên của Ki-tô giáo. Các Thư của Phao-lô đă được viết trước Sách Tin Mừng có sớm nhất (khoảng năm 50-60 sau Công Nguyên). Và cho dù có chứa đựng những tư liệu đă có trước th́ các Sách Tin Mừng cũng chỉ được biên soạn vào khoảng thời gian từ năm 65 đến năm 100 sau Công Nguyên mà thôi.

V́ thế cho nên trong bất kỳ cách sắp xếp về tŕnh tự thời gian nào của các Sách Tin Mừng th́ các Sách ấy cũng được xếp sau các Thư của Phao-lô. Đó là một yếu tố quan trọng mà chúng ta phải quan tâm để hiểu cho đúng về các Sách Tin Mừng. Điều đó có nghĩa là đă có một khoảng thời gian chừng 35 năm trong đó Ki-tô giáo giảng dạy và hoạt động truyền giáo trước khi xuất hiện cuốn Sách đầu tiên ghi chép về hoạt động và lời giảng dạy của Đức Giê-su, dưới dạng Sách Tin Mừng.

 

3.2 Ba giai đoạn

Nếu biến cố Đức Giê-su chết và phục sinh xẩy ra vào năm 30 sau Công Nguyên và Sách Tin Mừng đầu tiên chỉ xuất hiện vào khoảng năm 65-70 sau Công Nguyên, th́ có ǵ đă xẩy ra trong khoảng thời gian 35 năm ấy? Tài liệu “Huấn Thị về Chân Lư Lịch Sử của Các Sách Tin Mừng” của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh (1964) cung cấp cho chúng ta một hướng dẫn quan trọng, như sau:

Nhà chú giải - nếu muốn phán đoán một cách chính xác - phải quan tâm đến ba giai đoạn của Truyền Thống qua đó Giáo huấn và Cuộc sống của Đức Giê-su đă được truyền lại cho chúng ta (VI, 2).

Liên quan tới giá trị đáng tin cậy của những điều được chuyền tải trong các Sách Tin Mừng, nhà chú giải - nếu muốn phán đoán một cách chính xác - phải quan tâm đến ba giai đoạn của Truyền Thống qua đó Giáo huấn và Cuộc sống của Đức Giê-su đă được truyền lại cho chúng ta (VI, 2). Nếu không quan tâm tới những điều có liên quan tới nguồn gốc và sự h́nh thành của các Sách Tin Mừng và không biết sử dụng một cách đúng đắn tất cả những thành tựu của công cuộc khám phá mới, th́ nhà chú giải sẽ không làm tṛn trách nhiệm của ḿnh là t́m hiểu những ǵ mà các tác giả được linh ứng muốn nói và thực sự nói trong các Sách Tin Mừng ấy (X).

“Ba giai đoạn của Truyền Thống” mà Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh nhắc đến ở trên là:

1. Giai đoạn Đức Giê-su sống tại Pa-lét-tin;

2. Giai đoạn các Cộng Đoàn Giáo Hội Tiên Khởi được h́nh thành sau Biến Cố Phục Sinh trong xứ Pa-lét-tin cũng như ở bên ngoài xứ sở ấy; vai tṛ của các Cộng Đoàn ấy trong việc h́nh thành các Sách Tin Mừng;

3. Giai đoạn các tác giả Sách Tin Mừng viết các Sách Tin Mừng.

Chúng ta sẽ đề cập đến 3 giai đoạn ấy một cách chi tiết trong ba chương kế tiếp.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.