DẪN NHẬP VÀO BỐN SÁCH TIN MỪNG
HAY
TỪ MỘT ĐỨC GIÊ-SU ĐẾN BỐN TIN MỪNG

1 2 3 4 5 6

MichelAnge

 

 

CHƯƠNG III

 

NGUỒN GỐC CÁC SÁCH TIN MỪNG

 

ĐỜI SỐNG CỦA ĐỨC GIÊ-SU TẠI PA-LÉT-TIN

 

I. CHÚNG TA PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Thường th́ chúng ta giải thích nguồn gốc các Sách Tin Mừng bằng cách bắt đầu với 4 tác giả và với công tŕnh mà các ngài đă thực hiện. Các ngài đă có một chia sẻ quan trọng trong bản văn các Tin Mừng. Tuy nhiên, các ngài chỉ thuộc về giai đoạn thứ ba, tức giai đoạn sau cùng của Truyền Thống mà thôi. Trước khi các ngài viết các Sách Tin Mừng th́ các Tông Đồ và các nhà rao giảng đầu tiên của Ki-tô giáo đă dùng chính lời nói từ miệng các ngài mà công bố Tin Mừng về lời nói và việc làm của Đức Giê-su. Chúng ta gọi đó là Truyền Thống Truyền Khẩu. V́ thế, trước khi nh́n vào các nguồn văn, chúng ta phải t́m ṭi giai đoạn Truyền Thống Truyền Khẩu liên quan tới Đức Giê-su. Các nghiên cứu so sánh câu chuyện phía sau các Sách Tin Mừng với điều mà người ta biết trong các xă hội không có hoặc có ít học vấn, cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa Truyền Thống Truyền Khẩu và Truyền Thống Thành Văn. V́ vậy trước khi chúng ta phân tích các Sách Tin Mừng như là một tác phẩm văn chương th́ chúng ta phải nh́n vào Truyền Thống Truyền Khẩu là Truyền Thống có trước khi bản văn đầu tiên xuất hiện.

Trước lúc các Tông đồ và các nhà rao giảng Ki-tô giáo hoạt động th́ bằng lời nói và việc làm riêng của ḿnh, Đức Giê-su đă công bố Tin Mừng. V́ thế những ǵ mà chúng ta tiếp cận được khi chúng ta đọc các Sách Tin Mừng là thành quả sau cùng của ba giai đoạn và cách riêng của công tŕnh của các tác giả Tin Mừng, nhưng khởi điểm của tất cả những quá tŕnh đó là chính Đức Giê-su.

 

II. LỜI NÓI & VIỆC LÀM

Một điều hết sức quan trọng mà chúng ta luôn phải lưu ư là các Sách Tin Mừng xoay quanh các “lời nói và việc làm của Đức Giê-su.” Các Sách Tin Mừng không chỉ chứa đựng các lời Đức Giê-su đă nói, mà cũng không chỉ tường thuật lại các việc Đức Giê-su đă làm. Những lời Đức Giê-su đă nói và những việc Đức Giê-su đă làm không sao có thể tách rời nhau được và phải được xem xét trong thế bất khả phân ly ấy. Ngay từ lúc khởi đầu này chúng ta nên xem hai yếu tố ấy - lời nói và việc làm - chứa đựng những ǵ.

"Chính Đức Ki-tô Chúa chúng ta đă chọn các môn đệ trong số những người đă đi theo Người từ buổi đầu, đă chứng kiến các việc Người làm, đă nghe các lời Người nói và bằng cách ấy họ được trang bị để làm chứng cho cuộc sống và giáo lư của Người. Khi dùng miệng lưỡi mà cắt nghĩa giáo lư của ḿnh, Đức Giê-su đă theo cách lư luận và cách tŕnh bày đang thịnh hành thời bấy giờ. Người thích ứng với năo trạng của thính giả và thấy những ǵ Người nói gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí các môn đệ và được họ ghi nhớ "(Huấn Thị, VII).

 

2.1 Lời Nói

Khi chúng ta nghe từ Tin Mừng chúng ta nghĩ ngay đến một trong các Sách Tin Mừng. Tin Mừng có nghĩa là Tin Vui, Tin Tốt Lành. Từ này trong ngôn ngữ Hy Lạp là EUANGELION, có nghĩa là Tin Mừng Cứu Độ. V́ thế Tin Mừng có nghĩa là Sứ Điệp, là việc Loan Báo Ơn Cứu Độ.

Tin Mừng có nghĩa là Sứ Điệp, là việc Loan Báo Ơn Cứu Độ.

Từ Tin Mừng theo nghĩa nguyên thủy có ư nhắc đến lời nói. Đức Giê-su đă không hề viết một hay bốn Sách Tin Mừng. Đức Giê-su đă loan báo Tin Mừng và Người mong muốn người ta nghe Người nói. Tất cả những ǵ được viết ra có liên quan tới lời giảng dậy của Người là do những người khác viết.

Do đó, khi chúng ta sử dụng từ Tin Mừng, chúng ta có ư nói đến:

 

1. Những Tin Tốt Lành mà chính Đức Giê-su đă rao truyền như trong Mc 1,14-15:

Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đă măn, và Triều Đại Thiên Chúa đă đến gần. Anh em hăy sám hối và tin vào Tin Mừng.

 

2. Lời rao giảng về Đức Giê-su của các Tông đồ và Ơn Cứu Độ nơi Người như trong Cv 15,7:

Ông Phê-rô đứng lên nói: ”Thưa anh em, anh em biết: ngay từ những ngày đầu, Thiên Chúa đă chọn tôi giữa anh em, để các dân ngoại được nghe lời Tin Mừng từ miệng tôi và tin theo”

 

2.1.1 Các tác giả Sách Tin Mừng là những người công bố Lời Chúa

Chúng ta nên nhấn mạnh vào sự kiện này là khởi thủy Tin Mừng là việc rao giảng và đón nghe, chứ không phải là việc viết và đọc.

MichelAnge Trong Tân Ước, từ Tin Mừng liên quan tới hoạt động của người rao giảng, điều đó có nghĩa là tác giả Tin Mừng được hiểu là người rao giảng chứ không phải là người viết. Thật thế, Phao-lô đă nhắc đến sự có mặt của các người rao giảng Tin Mừng trong cộng đoàn trước ngày mà Sách Tin Mừng đầu tiên được viết ra (Ep 4,11). Một điều hiển nhiên là ở buổi đầu tác giả Tin Mừng chẳng gắn liền với bất cứ hoạt động ghi chép nào.

 

2.1.2 Sự thay đổi ư nghĩa

Qua quá tŕnh thời gian các từ thường thay đổi và mang một ư nghĩa đặc thù hơn hoặc có tính kỹ thuật. Điều đó cũng đă xảy ra đối với từ euangelion. Từ này chuyển sang nghĩa là những sách ghi chép về cuộc sống và lời rao giảng của Đức Giê-su. Và v́ thế các tác giả bốn Tin Mừng biến thành những nhà viết Sách Tin Mừng. Sự thay đổi trọng tâm từ điều được nói sang đều được viết đă được thực hiện vào thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên. Sự phát triển này không đương nhiên xuất phát từ ư nghĩa nguyên thủy của từ. Chúng ta không nên để cho việc thay đổi ấy làm lu mờ ư nghĩa ban đầu của từ euangelion (Tin Mừng).

 

2.2 Việc Làm

 

2.2.1 Mặc khải bằng lời nói?

Khi chúng ta sử dụng từ mặc khải, thường chúng ta nghĩ đến tất cả những ǵ Thiên Chúa hay Đức Giê-su đă nói ra và chỉ những ǵ đă nói ra. Nhưng Thiên Chúa không nói. Thiên Chúa không có miệng! Điều mà Thánh Kinh muốn ám chỉ là vào một thời điểm nhất định Thiên Chúa làm cho Dân Chúa hay một người nào đó hiểu ra một điều ǵ đó, như A-bra-ham hay Mô-sê. Nhưng Thiên Chúa có cả trăm cách để làm cho người ta nhận biết thánh ư hay kế hoạch của Người. Khác với Thiên Chúa, Đức Giê-su là một con người thật sự, Người nói, nhưng điều mà Người mặc khải cho chúng ta không chỉ giới hạn trong lời nói của Người.

 

2.2.2 Mặc khải bằng việc làm

Các Tin Mừng không phải là một tổng hợp những giáo huấn như một minh chứng về sự can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử. Tuy nhiên các Tin Mừng không nhằm chứng minh tính chân thực của các ư tưởng tôn giáo cho bằng nhằm mục đích chứng minh sự kiện Thiên Chúa hành động giữa dân Người. Bằng chứng ấy chạy dài trong Kinh Thánh, như được ghi trong lời sau đây:

Khi Người dùng các dụ ngôn để nói về Triều Đại ấy th́ Người biểu hiện bằng hành động cho người ta thấy Triều Đại của Thiên Chúa, y như trong các phép lạ Người làm và như trong cách xử sự của Người.

Bấy giờ chúng tôi đă kêu lên cùng Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông chúng tôi; Người đă nghe tiếng chúng tôi, đă thấy cảnh khổ cực, lầm than, áp bức chúng tôi phải chịu. Đức Chúa đă giang cánh tay mạnh mẽ uy quyền, đă gây kinh hồn táng đởm và thực hiện những dấu lạ điềm thiêng, để đưa chúng tôi ra khỏi Ai Cập (Đnl 26,7-8).

Bản văn trên là một phần của lời tuyên xưng niềm Tin mà Dân Chúa đọc vào dịp dâng của lễ đầu mùa (Đnl 26, 4-11). Điều ấy khẳng định rằng mặc khải mà Thiên Chúa tự ḿnh thực hiện trong lịch sử th́ trước hết là mặc khải bằng hành động. Đức Giê-su cũng tiếp tục sử dụng phương pháp sư phạm ấy và rao giảng Triều Đại của Thiên Chúa. Khi Người dùng các dụ ngôn để nói về Triều Đại

MichelAnge ấy th́ Người biểu hiện bằng hành động cho người ta thấy Triều Đại của Thiên Chúa, y như trong các phép lạ Người làm và như trong cách xử sự của Người. Thực ra, chính trong cung cách ấy mà chúng ta có thể hiểu về các câu chuyện phép lạ được tường thuật lại trong các Tin Mừng. Các phép lạ ấy không phải là những bằng chứng về thần tính của Đức Giê-su cho bằng là sự khởi đầu Triều Đại của Thiên Chúa trong một cung cách mới mà Đức Giê-su đem đến.

 

III. LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM H̉A VÀO CÙNG MỘT MẶC KHẢI

Thiên Chúa tự mặc khải ḿnh cả bằng lời nói lẫn bằng việc làm. Hai yếu tố ấy được t́m thấy trong các Tin Mừng, không thể tách rời nhau và mang tính bổ túc cho nhau. Các lời Đức Giê-su nói sẽ có ít ư nghĩa nếu như các lời ấy không liên kết với các việc Người làm. Chẳng hạn chúng ta hăy nhớ lại lời tuyên bố của Đức Giê-su:”Tội con đă được tha” (Mc 2, 5) và thái độ của Đức Giê-su diễn tả sự tha thứ vô điều kiện của Thiên Chúa. Nói cách khác, các việc Đức Giê-su làm có thể thường được hiều theo cùng một hướng với các lời Người nói.

 

IV. ĐỨC GIÊ-SU LÀ CON NGƯỜI CỦA THỜI ĐẠI

Lời nói và việc làm của Đức Giê-su đă xẩy ra trong thời gian và không gian. Điều đó có nghĩa rằng các lời nói và việc làm ấy mang sắc thái của thời đại và của địa phương mà chúng đă được nói lên và đă được làm. Không phải vấn đề là làm thế nào mà sau biến cố Phục Sinh các Ki-tô hữu đầu tiên có thể đi đến chỗ nhận biết và tin rằng Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa” (Mc 1,1), v́ những người đương thời với Đức Giê-su đă chẳng hề nh́n thấy Thiên Chúa hoặc nghe Thiên Chúa nói (xem 1 Ga 4, 12). Họ đă nh́n thấy một con người và nghe người đó nói: đó là Đức Giê-su Na-da-rét (Ga 9,11). Đức Giê-su không phải là Thiên Chúa tàng h́nh đi đi lại lại. Chúng ta phải xem sự kiện Nhập Thể là một việc nghiêm chỉnh. Đức Giê-su là một người thật sự của thời đại Người. Người là một người Do Thái ở thế kỷ thứ nhất. Người đă đi đây đi đó, đă hành động và suy nghĩ như một người Do Thái lúc bấy giờ. Điều đó có tầm quan trọng đặc biệt để chúng ta hiểu về điểm xuất phát của Truyền Thống Tin Mừng, là Truyền Thống chứa đựng lời nói và việc làm của Đức Giê-su, v́ điều đó có liên hệ với:

(1) Ngôn ngữ của Đức Giê-su,
(2) Bối cảnh xă hội-kinh tế và chính trị,
(3) Nền văn hóa,
(4) Thế giới quan hiện đại.

 

4.1 Ngôn ngữ của Đức Giê-su.

Đức Giê-su nói năng như một người thuộc thời đại và địa phương ḿnh. Người nói tiếng A-ram, một thứ ngôn ngữ sê-mít có nhiều giới hạn mà một trong những giới hạn ấy là không có “thể” so sánh. Người ta không thể nói “hơn, kém” trong ngôn ngữ A-ram. Thay vào đó dân chúng dùng kiểu nói cực đoan, đối chọi, ví dụ: ”Kẻ được gọi th́ nhiều, mà người được chọn th́ ít” (Mt 22,14). Hơn nữa để nói về các thiên thần và ma quỉ Đức Giê-su đă có thể nói như người đồng thời của ḿnh và các từ ngữ Người dùng chắc chắn không thể được coi là những bằng chứng có tính giáo lư về sự có mặt của các Thiên Thần. (Tuy nhiên, chúng tôi không thể nói ở đây rằng nhận xét vừa nêu giải quyết cách dứt khoát vấn đề có thiên thần và ma quỉ. Chúng tôi chỉ muốn nói rằng các lời nói của Đức Giê-su không đương nhiên được coi là các chứng cớ có tính quyết định).

Khi dùng lời nói để tŕnh bày giáo lư của ḿnh, Chúa Giê-su đă dùng các phương pháp lư luận và các cách tŕnh bày đang thịnh hành trong xă hội lúc bấy giờ; như vậy là Người đă thích nghi với năo trạng của các thính giả của ḿnh.

Khi dùng lời nói để tŕnh bày giáo lư của ḿnh, Chúa Giê-su đă dùng các phương pháp lư luận và các cách tŕnh bày đang thịnh hành trong xă hội lúc bấy giờ; như vậy là Người đă thích nghi với năo trạng của các thính giả của ḿnh… (Huấn Thị, VIII)

 

4.2 Bối cảnh xă hội-kinh tế và chính trị.

Đức Giê-su đă sinh ra vào một trong những thế kỷ nhiều chiến tranh và nhiều dấy loạn nhất của lịch sử dân Do Thái (và các Tin Mừng -thật ra là toàn bộ Tân Ước- đă được viết có ư phản kháng lại cái bối cảnh đầy âu lo đă tác động đến các miền ở ngoài Pa-lét-tin, nơi mà người Do Thái cư ngụ). Xứ Pa-lét-tin của thời Đức Giê-su là một xứ sở bị chiếm đóng. Các nguyên nhân của t́nh trạng âu lo trên được thâu tóm như sau:

1. Quân đội nước người chiếm đóng,
2. Mâu thuẫn giai cấp và bài giáo sĩ,
3. Xă hội đầy tội phạm,
4. Tôn giáo quá khích,
5. Xuất hiện các ngôn sứ cách mạng và những người cho ḿnh là mê-si-a,
6. Nếp sống vô luân của các quan chức Ro-ma,
7. Tranh giành giữa các nhóm cách mạng khác nhau,
8. Chế độ sưu cao thuế nặng vừa do người Ro-ma, vừa do vua Hê-rô-đê và các vua kế vị,
9. Mối hận thù sâu đậm giữa người Do Thái và người Sa-ma-ri (J.M.Ford).

 

4.3 Nền văn hóa.

Nền văn hóa của thời Đức Giê-su là một nền văn hóa mang tính thánh thiêng hơn là phân biệt thành nhiều lănh vực khác nhau (kinh tế, chính trị, giáo dục, tôn giáo). Tất cả mọi lănh vực đều ḥa trộn vào nhau.

Một nghiên cứu về đời sống xă hội xứ Ga-li-lê cho thấy các sắc thái chính trị, xă hội, kinh tế và văn hóa liên kết với nhau như thế nào. Khi lượng giá các bức họa của Tin Mừng phải nói rằng cho dù thiếu chi tiết hay mối quan tâm tŕnh bày toàn bộ hệ thống, có một điều đáng tin căn bản đối với bối cảnh hơn là những nguồn tài liệu văn chương hay khảo cổ khác.

Điều nổi bật là làng xă và nông dân làm nền cho văn hóa cho vùng đất Ga-li-lê. Mặc dù chịu áp lực của nhiều thành phần khác nhau nhất là của giới ưu tú là giới làm nên nhóm Hê-rô-đê trong lănh thổ An-ti-pas, và ḍng dơi tư tế ở Giê-ru-sa-lem với cả hai khuynh hường tôn giáo và trần thế. Thêm vào đó, nền văn hoá của thế giới Hy Lạp phổ biển là một kinh nghiệm nhiều giá trị. Trong khi nền văn hoá ấy cung cấp nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế thông qua sự phát triển thị trường và các dịch vụ khác, th́ nền văn hoá ấy cũng tạo nên một môi trường thù nghịch trong đó các nền văn hoá thấp kém (văn hóa địa phương) luôn trong thế bị đe dọa bị lấn chiếm hoặc tiêu hủy hoàn toàn (S. Freyne).

 

4.4 Thế giới quan hiện đại.

Mỗi người - kể cả người chưa bao giờ tham dự một buổi triết học nào - đều có một triết lư hoặc một thế giới quan. Là người của thời đại ḿnh, Đức Giê-su có một thế giới quan khác hẳn chúng ta. Đối với Đức Giê-su và với người đương thời của Người Thiên Chúa đă dựng nên thế giới này bằng cách đem trật tự vào chốn hỗn mang, nghĩa là bằng cách tách đất khô ra khỏi vùng nước (St 1, 9-10). Mặt đất này như một mặt phẳng được các cột chống đỡ, bị nước bao vây xung quanh và nổi trên mặt nước.

Là người của thời đại ḿnh, Đức Giê-su có một thế giới quan khác hẳn chúng ta. Đối với Đức Giê-su và với người đương thời của Người Thiên Chúa đă dựng nên thế giới này bằng cách đem trật tự vào chốn hỗn mang, nghĩa là bằng cách tách đất khô ra khỏi vùng nước (St 1, 9-10).

Trên mặt đất là một ṿm trời rộng lớn và kiên cố, trên đó cũng là nước. Từ trên đó khi nước rơi xuống là chúng ta có mưa. Mặt trời và mặt trăng là hai tinh tú lớn và nhỏ được gắn trên bầu trời để chiếu sáng mặt đất là trung tâm của tạo dựng. Ngai ṭa của Thiên Chúa ở trên các tầng trời trong khi sức mạnh của ma quỉ theo nguyên tắc bị gạt xuống dưới vùng nước dưới trái đất. Khoảng trống giữa bầu trời và mặt đất là nơi có nhiều thần tốt… Nhưng rồi đến thời Cô-péc-nic và Ga-li-lê… và thế giới quan của chúng ta rất khác xa. Trong thế giới quan cổ xưa ấy, việc tin rằng Thiên Chúa ở “trên kia” và ma quỉ “ở dưới này” là điều không ai nghi ngờ chút nào. Nhưng một khi người ta coi thế giới như một quả cầu th́ làm ǵ c̣n có ở trên kia hay ở dưới này nữa?

 

V. NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI KHÔNG HIỂU ĐỨC GIÊ-SU

 

5.1 Có hai cách không hiểu.

Sự kiện Đức Giê-su đă nói năng theo cung cách diễn tả và các giá trị mà mọi người thời đó chấp nhận không có nghĩa là Người được người ta hiểu thực sự. Đúng ra Đức Giê-su thường không được người ta hiểu. Nhưng thử hỏi bản chất của sự không hiểu đó là thế nào? Việc không hiểu có thể xẩy ra ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể chỉ ở mức độ thuần giao tiếp: một điều ǵ đó được truyền đạt và v́ lư do này hay lư do khác thông tin ấy không đến được với những người mà nó được chuyển tới. Nhưng cũng có thể hiểu ở mức độ sâu hơn, khi việc hiểu có nghĩa là dấn thân, là chấp nhận v..v.. Ở mức độ này việc không hiểu xẩy ra khi dân chúng không sẵn sàng đối với những thay đổi mà họ được đề nghị. Chúng ta chấp nhận rằng Đức Giê-su đă không được người ta hiểu trong mức độ thứ hai này.

 

5.2 Người ta không hiểu Đức Giê-su.

Đức Giê-su không được đám đông và các đối thủ hiểu, cũng không được thân nhân, kể cả mẹ Người, hiểu (Mc 3, 20-21, 31-35; Lc 2, 50); và điều quan trọng hơn nữa là Người cũng không được các môn đệ của ḿnh hiểu, như các tác giả Tin Mừng, nhất là Mác-cô đă ghi nhận:

- Sau khi Đức Giê-su đi trên mặt biển hồ:
V́ các ông đă không hiểu ư nghĩa phép lạ bánh hóa nhiều: ḷng trí các ông c̣n mê muội” (Mc 6, 52).

- Sau phép lạ bánh hóa nhiều lần thứ hai:
Biết thế Người nói với các ông: ”Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh ? Anh em chưa hiểu chưa thấu sao? Ḷng anh em ngu muội thế?” (Mc 8, 17).

Lu-ca cũng ư thức về vấn đề này v́ ngài đă kể lại phản ứng của các môn đệ sau khi Đức Giê-su tiên báo cuộc Thương Khó lần thứ ba:

Nhưng các ông không hiểu ǵ cả; đối với các ông, lời ấy c̣n bí ẩn, nên các ông không hiểu những điều Người nói.

Ngay cả sau khi Đức Giê-su đă chết và đă phục sinh th́ các môn đệ vẫn chưa hiểu. Dường như các ông đă nuôi một giấc mộng khác:
Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en” (Lc 24, 21).

Và Gio-an tường thuật rằng họ quay lại với nghề cũ:
Ông Si-mon Phê-rô nói với các ông: ‘Tôi đi đánh cá đây.’ Các ông đáp: ‘Chúng tôi cùng đi với anh.” (Ga 21, 3).

 

5.3 Một hiểu biết mới.

Nhưng nếu các môn đệ đă không hiểu những ǵ Đức Giê-su đă nói và đă làm (ví dụ xem Mc 6, 52), th́ sau biến cố Phục Sinh các ngài rao giảng cái ǵ khi các ngài bắt đầu sứ vụ của ḿnh?

Khi các môn đệ bắt đầu sứ vụ của ḿnh sau biến cố Phục Sinh, các ngài đă chẳng tŕnh bày các lời nói và việc làm của Đức Giê-su như các ngài đă nghe, đă thấy – mà thường là các ngài không hiểu – trong giai đoạn Đức Giê-su sống với các ngài, nhưng các ngài tŕnh bày các lời nói và việc làm ấy của Đức Giê-su như các ngài đă hiểu sau và trong ánh sáng của kinh nghiệm Phục Sinh là kinh nghiệm bao hàm cả Phục Sinh, Thăng Thiên và Hiện Xuống. Thật thế, chỉ sau Phục Sinh các môn đệ mới bắt đầu hiểu ư nghĩa sâu xa của các lời mà Đức Giê-su đă nói và các việc mà Đức Giê-su đă làm trong đời sống sứ vụ công khai của Người. Chính cuộc gặp gỡ của các môn đệ với Đấng Phục Sinh và Hồng Ân của Chúa Thánh Thần đă ban cho các ngài một hiểu biết mới về những ǵ Đức Giê-su đă nói và đă làm trước đó.

chỉ sau Phục Sinh các môn đệ mới bắt đầu hiểu ư nghĩa sâu xa của các lời mà Đức Giê-su đă nói và các việc mà Đức Giê-su đă làm trong đời sống sứ vụ công khai của Người.

Vai tṛ của Chúa Thánh Thần trong việc phát triển này đă được chính Đức Giê-su khẳng định trong các diễn từ cáo biệt (Ga 14,1-16,33):

- Các điều đó Thầy đă nói với anh em, đang khi c̣n ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Tháng Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đă nói với anh em (Ga 14,25-26).

- Thầy c̣n nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự ḿnh nói điều ǵ, nhưng tất cả những ǵ Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xẩy ra (Ga 16,12-13).

Hai bản văn trên nói về sự dậy dỗ của Chúa Thánh Thần sau Phục Sinh. Sự dậy dỗ ấy tiếp nối sự dậy dỗ của chính Đức Giê-su và cũng được giới thiệu với lời: “và Đức Giê-su nói.” Hai đoạn văn trên nói về sự hiểu biết sâu xa hơn nhờ Chúa Thánh Thần là Đấng đă được cả Chúa Cha, cả Chúa Ki-tô Phục Sinh sai đến.

5.3.1 Nhưng làm thế nào mà chúng ta có thể biết tất cả những chuyện ấy? Chắc chắn các môn đệ đă nghe tất cả những lời Đức Giê-su nói và đă thấy tất cả những việc Đức Giê-su làm trong thời gian Người sống với các ngài. Nhưng vào thời gian ấy các ngài không hiểu ư nghĩa đầy đủ của những lời Đức Giê-su nói và những việc Đức Giê-su làm. Nhưng khi các môn đệ gặp Đức Giê-su Phục Sinh và sau khi nhận Chúa Thánh Thần th́ các ngài có một cảm nghiệm độc nhất khiến họ được khai mở vào một viễn cảnh mới.

5.3.2 Một ví dụ: Có lẽ chúng ta có thể làm rơ điều nói trên bằng một ví dụ. Linh mục Hendrickx đă kể lại một câu chuyện của chính ngài như sau: “Khi c̣n là một sinh viên năm thứ hai một trường đại học cách nhà tôi khoảng 50 cây số, có lần tôi trở về thành phố quê tôi sau học kỳ thứ nhất (tôi đi cùng với ông bà tôi). Đang khi tôi đứng chờ xe buưt để về nơi chúng tôi sinh sống th́ có một người đàn ông lái chiếc xe vào chỗ xe búyt đậu. Thấy tôi, ông liền hỏi có phải tôi là con của ngài thẩm phán Hendrickx không. Sau đó ông đưa tôi về nhà. Trong khi t́m chỗ đậu xe cho tôi xuống, ông nói ông rất vội v́ phải đi dự một cuộc họp nên không ghé vào nhà thăm ba má tôi được, nhưng ông không quên nhắc tôi phải chuyển lời chào của ông đến bố tôi. Khi vào nhà gặp bố tôi, tôi liền kể lại câu chuyện ấy cho bố tôi nghe. Nhưng v́ tôi quá phấn khích được trở về nhà sau một học kỳ nên tôi đă quên không hỏi tên người đă chở tôi về nhà. Sáng hôm sau, trên đường đến nhà thờ, tôi đi ngang qua công viên chợ và tôi bị lôi cuốn bởi một tấm áp phích lớn. Trên tấm áp phích ấy, có ảnh của nhiều người và trong số đó tôi nhận ra ảnh của người đàn ông đă đưa tôi về nhà chiều hôm trước. Nhờ các ḍng chữ ghi dưới tấm áp phích mà tôi hiểu ra rằng ông ta là một ứng cử viên của kỳ bầu cử sắp tới! Kinh nghiệm mới này cho tôi một hiểu biết mới về những điều xẩy xa đêm trước.

MichelAnge

Khi về nhà tôi kể cho cha tôi nghe phần thứ hai của câu chuyện, lần này với ánh sáng của những ǵ tôi vừa khám phá ra. Các sự kiện vẫn như nhau, nhưng sự hiểu biết của tôi về các sự kiện ấy rất khác nhau.”

5.3.3 Điều xảy ra cho các môn đệ cũng tương tự như thế. Cuộc gặp gỡ của các ngài với Đấng Phục Sinh đă cho các ngàimột hiểu biết sâu sắc hơn về tất cả những lời Đức Giê-su đă nói và những việc Đức Giê-su đă làm. Khi các ngài rao giảng, các ngài đă rao giảng trong ánh sáng của bối cảnh mới là bối cảnh của Đức Giê-su Phục Sinh và của Hồng An của Chúa Thánh Thần. V́ thế khi các ngài rao giảng, các ngài không chỉ đơn thuần lặp lại những lời Đức Giê-su đă nói với các ngài trước kia. Các ngài rao giảng những lời của Đức Giê-su và kể lại các sự kiện trong cuộc đời Người như là các ngài đă hiểu ngay tức th́ khi các ngài bắt đầu sứ vụ của ḿnh. Các đoạn văn sau đây chứa đựng điều ấy:

- Sau biến cố hiển dung: Đang khi Thầy tṛ từ trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông rằng: “Đừng nói cho ai thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cơi chết chỗi dậy” (Mt 17, 9). Chỉ sau đó các ông mới có thể hiểu ư nghĩa thực sự của biến cố hiển dung.

- Sau khi tẩy uế đền thờ, tác giả Tin Mừng thứ tư ghi nhận:
Vậy khi Người từ cơi chết sống lại, các môn đệ nhớ lại Người đă nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đă nói (Ga 2, 22).

- Trong khi Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem một cách vinh quang:

Lúc đầu các môn đệ không hiểu những điều ấy. Nhưng sau khi Đức Giê-su được tôn vinh, các ông nhớ lại là Kinh Thánh đă chép những điều đó về Người, và dân chúng đă làm cho Người đúng y như vậy (Ga 12, 16).

Đề kết luận, chúng tôi nói rằng khi các môn đệ bắt đầu rao giảng lời nói và việc làm của Đức Giê-su sau Phục Sinh, các ngài không rao giảng với sự không hiểu biết của giai đoạn các ngài sống với Đức Giê-su mà với hiểu biết mới mà các ngài có được từ kinh nghiệm Phục Sinh, từ cuộc gặp gỡ với Đấng Ki-tô Phục Sinh và nhờ Hồng Ân của Chúa Thánh Thần.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.