DẪN NHẬP VÀO BỐN SÁCH TIN MỪNG
HAY
TỪ MỘT ĐỨC GIÊ-SU ĐẾN BỐN TIN MỪNG

1 2 3 4 5 6

MichelAnge

 

 

CHƯƠNG V (Phần 1)

 

CÁC TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG

  Chúng ta c̣n lâu mới họa lại hết sự phát triển của Truyền Thống Truyền Khẩu trong việc rao giảng Tin Mừng trong và ngoài xứ Pa-lét-tin. Giai đoạn này đóng một vai tṛ quan trọng trong sự phát triển Truyền Thống cuối cùng dẫn tới việc viết các sách Tin Mừng. Thật thế, việc đó không lâu trước khi các sưu tầm về lời nói và có thể cả các chuyện kể bằt đầu thành h́nh. Điều ấy đưa chúng ta đến việc xem xét việc sưu tầm từng phần.

 

I. VIỆC SƯU TẬP TỪNG PHẦN

Trong giai đoạn Truyền Thống Truyền Khẩu trong các cộng đoàn Pa-lét-tin cũng như trong các cộng đoàn chịu ảnh hưởng văn hoá Hy lạp, các nhu cầu thực tiễn về giảng dậy đôi khi dẫn tới việc viết hay sưu tập các lời nói hoặc các chuyện kể về cùng một đề tài mà lúc ban đầu rời rạc nhau. Các sưu tập này chưa phải là các sưu tập cuối cùng về các lời nói và các chuyện kể mà sau này có thể chứa dựng trong các Tin Mừng. Cũng không phải là sự sưu tập đầy đủ về tất cả các lời nói của Đức Giê-su về một chủ đề riêng biệt nào đó, hay tất cả những việc Đức Giê-su đă làm trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó. V́ lư do đó, các sưu tập ấy được gọi là các sưu tập từng phần. Chúng ta lấy Lc 11,1-13 làm một ví dụ:

a. Lc 11,1: Chúa trong khi cầu nguyện được phác họa như mẫu mực của cầu nguyện Ki-tô giáo. Một trong các môn đệ xin Chúa: ”Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện cũng như ông Gio-an đă dậy các môn đệ của ông”. Lc 11, 2-4: Đức Giê-su đáp ứng lời yêu cầu ấy bằng Kinh Lạy Cha.

b. Lc 11, 5-8: Tiếp theo là dụ ngôn về người đàn ông đến gơ cửa nhà người bạn vào lúc nửa đêm. Trong h́nh thức hiện nay và trong bối cảnh, dụ ngôn này là một lời khuyên hăy kiên tŕ trong cầu nguyện, dù rằng nếu như lời cầu của ḿnh không được chấp nhận ngay lập tức.

c. Lc 11, 9-10: Lời khuyên tương tự đi theo sau dưới dạng lệnh truyền:”Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin th́ sẽ được…” (Các lời này cũng được t́m thấy trong Mt 7, 7-8, nhưng không ở trong bối cảnh Kinh Lạy Cha).

d. Lc 11,11-13: Kết luận được diễn tả bằng một bức tranh của người cha ban những món quà tốt cho con cái…(các lời này cũng được t́m thấy trong Mt 7, 9-11, dù không phải trong bối cảnh Kinh Lạy Cha).

Thật ra th́ Lc 11,1-13 là một bài giáo lư về cầu nguyện. Tất cả các chất liệu được đặt chung ở đây không nhất thiết phản chiếu một bối cảnh trong đó Đức Giê-su đă nói về đề tài này. Có lẽ là một số các lời ấy hay có thể là tất cả những lời ấy đă được nói ra trong nhiều dịp khác nhau. Thật khó có thể quyết định rằng phần nào đă được sưu tập bởi chính Lu-ca hay bởi một thành viên vô danh nào đó của cộng đoàn trước khi biên soạn các sách Tin Mừng. Nếu giả thiết thứ hai là đúng- và điều đó có thể lắm- th́ chúng ta có thể nói rằng chúng ta đă khám phá ra giai đoạn trung gian giữa Truyền Thống Truyền Khẩu đă được các cộng đoàn Ki-tô đầu tiên thực hiện và giai đoạn các tác giả viết các Sách Tin Mừng.

(Hăy ghi nhận rằng Mát-thêu cũng tŕnh bày Kinh Lạy Cha trong khuôn khổ của một bài giáo lư về cầu nguyện, đặc biệt Mt 6, 9-13 trong bối cảnh của Mt 6, 5-15 là đoạn được đặt trong bối cảnh của Mt 6, 1-18; tuy nhiên cấu trúc và bối cảnh hoàn toàn khác với đoạn trong Lu-ca.)

 

II. TẠI SAO LÂU NHƯ THẾ MỚI CÓ SÁCH TIN MỪNG ĐẦU TIÊN?

Như chúng ta đă thấy ở trên, các cộng đoàn Ki-tô đầu tiên đă không tiến hành ngay việc biên soạn Tin Mừng. Sứ điệp lúc đầu được rao truyền bằng miệng lưỡi trong một số thập niên. Nhưng thế hệ Ki-tô hữu thứ hai bắt đầu cảm thấy cần phải có một chứng từ về các lời nói và việc làm của Chúa được viết ra một cách dễ hiểu hơn. Nói một cách cụ thể, ba lư do sau đây gộp chung lại với nhau có thể giải thích tại sao việc Giáo hội tiên khởi đă phải mất 40 năm mới có được cuốn Tin Mừng đầu tiên.

1. Bao lâu mà sự rao giảng được thực hiện trong xứ Pa-lét-tin hay bắt đầu vượt ra ngoài ranh giới xứ này th́ các sự kiện về cuộc sống của Đức Giê-su - là nền tảng của lời rao giảng - đều được mọi người biết đến. V́ thế cho nên chưa có nhu cầu phải ghi lại chép lại và phải rao giảng các sự kiện ấy dưới dạng một bản văn.

Với việc các Tông Đồ và các nhân chứng khác mất dần đi th́ sự tiếp xúc trực tiếp giữa các nhân chứng mắt thấy tai nghe và số các cộng đoàn Ki-tô hữu càng ngày càng nhiều đă trở thành vấn đề. Do đó ‘lời được viết’ một cách nào đó được coi là sự thay thế cho ‘lời được nói’và cho sự tiếp xúc cá nhân với các nhân chứng mắt thấy tai nghe.

2. Trong thời gian Đức Giê-su sống các lời rao giảng của Người đă không hề được viết lại trên giấy. Các lời rao giảng của Người được người ta nghe. Sau khi Đức Giê-su chết, dân chúng nghe những lời mà các Tông Đồ rao giảng về Đức Giê-su. Đă thành qui luật là trong môi trường sê-mít, dân chúng chuộng lời nói, lời “sống” hơn chữ viết.

3. Các Ki-tô hữu đầu tiên chờ đợi Đức Giê-su sớm trở lại, thậm chí họ tin Người trở lại vào chính thời kỳ mà thế hệ Ki-tô hữu đầu tiên sống.

 

III. TẠI SAO SAU MỘT THỜI GIAN CÁC NGÀI MỚI VIẾT?

Với quá tŕnh thời gian, mỗi một điểm trong ba điều nêu trên đều thay đổi. Và điều mà lúc đầu là yếu tố có thể giải thích tại sao các ngài không viết th́ nay trở thành lư do khiến các ngài viết Tin Mừng.

3.1 Khi mà Tin Mừng được rao giảng càng ngày càng xa Giê-ru-sa-lem và người trở lại ào ạt gia nhập các Giáo hội non trẻ, th́ càng ngày càng có nhu cầu về một bản văn ghi lại các lời nói và việc làm của Đức Giê-su để giáo dục.

3.2 Với việc các Tông Đồ và các nhân chứng khác mất dần đi th́ sự tiếp xúc trực tiếp giữa các nhân chứng mắt thấy tai nghe và số các cộng đoàn Ki-tô hữu càng ngày càng nhiều đă trở thành vấn đề. Do đó ‘lời được viết’ một cách nào đó được coi là sự thay thế cho ‘lời được nói’và cho sự tiếp xúc cá nhân với các nhân chứng mắt thấy tai nghe.

3.3 V́ thời gian qua đi các Ki-tô hữu nghiệm ra rằng Đức Giê-su không sớm trở lại như họ mong đợi lúc ban đầu. Thế hệ Ki-tô hữu thứ hai đă xuất hiện trên sân khấu và thế hệ thứ ba đang lấp ló. Việc ngày cánh chung chậm đến đ̣i hỏi sứ điệp Tin Mừng phải mang một h́nh thái liên tục hơn.

 

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TÁC GIẢ TIN MỪNG

 

4.1 Ủy ban Giáo Hoàng nói về trách nhiệm của các tác giả Tin Mừng như sau:

Điều mà lúc đầu được truyền bằng luỡi bằng miệng th́ đă được quyết định viết bởi các tác giả được linh ứng trong bốn Tin Mừng nhằm mưu ích cho các Giáo hội, với phương pháp phù hợp với mục tiêu mà mỗi tác giả đặt ra cho ḿnh. Từ nhiều điều được lưu truyền các ngài chọn một số điều, tổng hợp một số điều khác, giải thích một số điều khác nữa v́ các ngài nhớ tới bối cảnh của các Giáo hội. Với mỗi một ư nghĩa có thể có, các ngài nhắm là các độc giả sẽ ư thức về tính khả tín của các lời mà các ngài dùng để giáo huấn họ. Thật vậy, từ các nguồn tư liệu nhận được, các tác giả Tin Mừng chọn lựa những điều phù hợp với các bối cảnh của cộng đoàn tín hữu và với mục tiêu mà các ngài có trong đầu và thích ứng việc tường thuật các tư liệu ấy với các bối cảnh và mục tiêu giống nhau. V́ ư nghĩa của một câu nói cũng tùy thuộc vào diễn tiến nên khi kể lại các lời nói và việc làm của Đấng Cứu Độ các tác giả giải thích với từng hoàn cảnh khác nhau, tuỳ vào lợi ích của các độc giả. V́ thế cho nên, chúng ta hăy để cho nhà chú giải t́m kiếm ư nghĩa mà các tác giả Tin Mừng chủ ư khi kể lại một lời nói hay một việc làm theo một cách hoặc đặt vào trong một bối cảnh nhất định. Chân lư lịch sử không hề bị ảnh hưởng bởi sự kiện là các tác giả Tin Mừng kể lại lời nói hay việc làm của Chúa theo một thứ tự khác và diễn tả lời nói của Chúa không theo nghĩa từng chữ mà theo một cách khác, trong khi vẫn bảo toàn ư nghĩa… (Huấn Thị, IX)

MichelAnge

Mỗi tác giả Tin Mừng có một đống tư liệu trong tay. Các tư liệu này một đàng là Truyền Thống Truyền Khẩu và một đàng là các sưu tập từng phần. Các tư liệu ấy biểu hiện các mối bận tâm khác nhau cũng như có các truyền thống khác nhau. Các tư liệu ấy cần được tổ chức theo quan điểm của mục tiêu riêng của tác giả. Các tư liệu ấy như là một chuỗi các kích thước và mầu sắc khác nhau mà các tác giả sẽ kéo một sợi chỉ, do đó xác định diễn tiến và bối cảnh thành một Sách Tin Mừng liên tục.

Ngay khi chúng ta nói đến các bản văn được viết với một tác giả văn chương nhất định là chúng ta có thể xem xét thêm đến công việc biên soạn mà các tác giả thực hiện.

 

4.2 Công việc biên soạn

Các tác giả Tin Mừng không được hoàn toàn tự do như họ muốn trong việc sử dụng các tư liệu. Họ làm việc với tư liệu thuộc về Truyền Thống và họ thường cảm thấy bị giới hạn để duy tŕ tính nguyên vẹn của các đơn vị văn chương đă có sẵn. Tuy nhiên các tác giả Tin Mừng làm việc khá tự do khi thích nghi và giải thích lại các tư liệu Truyền Thống. Tuy vậy công việc của các ngài không phải là công việc riêng tư mà là một mắt xích cuối cùng của một dây chuyền phát triển mang nặng tính cộng đoàn.

Các tác giả Tin Mừng thuộc về Giáo hội và về từng cộng đoàn Ki-tô mà các ngài là phát ngôn viên. Các ngài cũng sống trong bầu khí của sứ điệp Tin Mừng. Nhưng trong nhiệm vụ là người ghi chép lại Truyền Thống Tin Mừng nhân danh Giáo hội, các ngài được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn cách đặc biệt bằng Ơn Linh Ứng. Ơn hướng dẫn ấy bảo đảm cho các ngài đóng vai tṛ phát ngôn viên có uy tín của cộng đoàn ḿnh. Ơn hướng dẫn ấy không làm mất nét cá biệt của các ngài. V́ lư do đó mà khi các ngài thích ứng và giải thích lại các giáo huấn của Thiên Chúa hằng sống th́ vẫn mang dáng dấp văn phong và con người riêng của các ngài.

các ngài được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn cách đặc biệt bằng Ơn Linh Ứng. Ơn hướng dẫn ấy bảo đảm cho các ngài đóng vai tṛ phát ngôn viên có uy tín của cộng đoàn ḿnh. Ơn hướng dẫn ấy không làm mất nét cá biệt của các ngài. V́ lư do đó mà khi các ngài thích ứng và giải thích lại các giáo huấn của Thiên Chúa hằng sống th́ vẫn mang dáng dấp văn phong và con người riêng của các ngài.

Liên quan tới việc làm của Đức Giê-su, cần phải ghi nhận rằng việc tẩy uế đền thờ được Mác-cô, Mát-thêu và Lu-ca tường thuật lại vào cuối giai đoạn sứ vụ của Đức Giê-su (Mc 11, 15-19; Mt 21, 10-17; Lc 19, 45-48) nhưng lại được Gio-an kể lại vào lúc khởi đầu của giai đoạn thi hành sứ vụ ấy.

Liên quan tới giáo huấn của Đức Giê-su, chúng ta hăy lấy dụ ngôn con chiên bị lạc được kể trong cả Mát thêu lẫn trong Lu-ca làm ví dụ. Theo Lu-ca, dụ ngôn con chiên lạc (Lc 15, 4-7) được tạo nên bởi lời cằn ngằn của các người nhóm Pha-ri-sêu:”Ông này đón tiếp các tội nhân và ăn uống với họ” (Lc 15, 2). Đáp lại, Đức Giê-su kể ba dụ ngôn mà một trong ba là dụ ngôn con chiên lạc. Giáo huấn của câu chuyện thật rơ ràng: “Vậy tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng v́ một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15, 7). Họ không bắt lỗi được ǵ, lời phê phán của họ đă trở thành vô lư; v́ thật ra họ đang chất vấn ḷng thương xót của chính Thiên Chúa.

Trong Mát-thêu (Mt 18, 12-14), cũng dụ ngôn ấy có lẽ không nhằm đáp lại sự chỉ trích đối với Tin Mừng, mà dành cho các môn đệ và có lẽ dành riêng cho những người lănh đạo cộng đoàn. Dụ ngôn kết thúc với lời:”Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn một ai trong những người bé mọn này phải hư mất” (Mt 18, 14). Cho dù áp dụng chưa rơ th́ mạch văn cũng nghiêng về ư này. Cảnh cáo không được khinh rẻ một trong những người bé mọn (Mt 18, 10) và khuyên răn về việc sửa lỗi anh em (Mt 18, 15-17) khiến cho không c̣n nghi ngờ ǵ về cách giải thích của Mt 18,14.

V́ thế cho nên, cũng một dụ ngôn, trong Lu-ca là một lời đáp trả lại sự chỉ trích của những kẻ đối nghịch Đức Giê-su, th́ ở trong Mát-thêu lại là lời cảnh cáo dành cho cộng đoàn và cho các người lănh đạo cộng đoàn để họ không được để cho một người bé mọn nào của cộng đoàn bị hư mất.

 

V. THẾ NÀO LÀ MỘT CUỐN TIN MỪNG?

H́nh thái văn chương kiểu Tin Mừng là sản phẩm duy nhất của Giáo Hội sơ khai và do đó là một nét đặc thù của Niềm Tin Ki-tô giáo ban đầu. Trong nghĩa ấy “Tin Mừng” gồm các điều sau đây:

1. Là một tường-thuật-lại câu chuyện có tính lịch sử về Cái Chết và Sự Phục Sinh của Đức Giê-su, là biến cố giữ vị trí trung tâm của lời rao giảng của Giáo Hội sơ khai.

2. Trước khi kể lại câu chuyện ấy, Tin Mừng có một phần nói về SỨ VỤ CÔNG KHAI của Đức Giê-su: sự chọn lựa các lời nói và việc làm của Đức Giê-su đă được hiểu sau và dưới ánh sáng của biến cố Phục Sinh.

3. Trong Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca, câu chuyện ấy c̣n có một phần về “THỜI THƠ ẤU” gần như là một tường tŕnh về những bối cảnh của ngày sinh của Đức Giê-su (Đức Giê-su đă sinh ra như thế nào?), nhưng đúng hơn là một suy tư thần học về ư nghĩa của con người Đức Giê-su và sự sinh ra của Người. Trong Tin Mừng thứ tư- Tin Mừng Gio-an - sự chọn lựa các lời nói và việc làm của Đức Giê-su có phần LỜI TỰA đi trước.

Các nhà chuyên môn Thánh Kinh nhấn mạnh rằng: các Tin Mừng không cống hiến cho chúng ta một bức tranh chính xác về sứ vụ của Đức Giê-su cho bằng cung cấp cho chúng ta một chứng từ về kinh nghiệm của Giáo hội sơ khai được diễn tả bằng cách xếp đặt các tư liệu Truyền Thống liên quan tới Đức Giê-su và các môn đệ Người. Nói cách khác, lịch sử của kinh nghiệm của Giáo Hội sơ khai như đă được sống trong nhiều cộng đoàn khác nhau được đúc kết trong thời gian biểu của sứ vụ của Đức Giê-su, một phần dựa trên nền tảng của những kư ức hiện nay của sứ vụ ấy. Nhưng quan điểm thần học của tác giả Tin Mừng, thường phản ánh bối cảnh và các mối quan tâm của cộng đoàn của ông, đă đóng một vai tṛ quan trọng trong việc h́nh thành chất liệu Tin Mừng.

5.1 Mác-cô: Tin Mừng đầu tiên:

Đại đa số các nhà chuyên môn nổi tiếng về Thánh Kinh đều cho rằng Tin Mừng Mác-cô là Tin Mừng đă được viết sớm nhất. Nếu Tin Mừng Mát-thêu được t́m thấy như tác phẩm đầu tiên của Tân Ước, th́ điều đó không có nghĩa là Tin Mừng ấy đă được viết trước nhất, nhưng bởi v́ Tin Mừng ấy đă có một ảnh hưởng lớn hơn trong Giáo hội sơ khai là Giáo Hội đă dùng đến Tin Mừng ấy thường xuyên hơn ba Tin Mừng khác cộng lại. V́ thế Tin Mừng Mát-thêu được coi là Tin Mừng “số một” trong các Tin Mừng.

Khi Mác-cô bắt đầu viết Tin Mừng, ngài đă có trong tay một phác thảo tổng quát về sứ vụ của Chúa trong công tŕnh rao giảng (đọc mục 2.2.2). Đó là một phác thảo thô sơ và tổng quát cần được vun đắp thêm bằng các chuyện kể về Đức Giê-su. Với các chất liệu ấy, Mác-cô, đă xây dựng nên công tŕnh của ngài. Việc đó xẩy ra vào khoảng giữa các năm 65 và 70 sau Công Nguyên.

Trong ṿng 30 năm sau đó ba vị khác tức Mát-thêu, Lu-ca và Gio-an mới nối gót theo sau. Mát-thêu và Lu-ca chắc chắn đă mắc nợ Mác-cô rất nhiều. Vấn đề vẫn c̣n được tranh căi giữa các nhà chuyên môn là Gio-an có lệ thuộc Mác-cô hay một trong các Tin Mừng khác không.

 

VI. VẤN ĐỀ TIN MỪNG NHẤT LĂM

Nếu đọc ba Tin Mừng Mác-cô, Mát-thêu và Lu-ca một cách chăm chú chúng ta sẽ nhận ra ngay là giữa ba Tin Mừng ấy có một sự giống nhau rất đáng kể. Nếu nội dung của ba Tin Mừng ấy được sắp xếp cạnh nhau trong ba cột song song, th́ ít ra chúng ta cũng kết luận được là lúc đầu có một Nguồn chung mà cả ba Tin Mừng cùng dựa vào; hoặc nói là người nọ sao chép của người kia. Phần quan trọng mà cả ba Tin Mừng Mác-cô, Mát-thêu và Lu-ca dường như đều theo là phần được gọi là nhất lăm hay Tin Mừng nhất lăm (trong ngôn ngữ Hy Lạp là syn và optic, có gốc là từ horao, có nghĩa là nh́n; v́ thế các Tin Mừng có thể được nh́n chung với nhau, được nh́n ở bên cạnh nhau). Ngày nay “dường như“ chúng ta có thể kết luận được là cả ba Tin Mừng nhất lăm đều lệ thuộc vào cùng một Nguồn đă có trước. Tuy nhiên chúng ta phải nhấn mạnh nghĩa của từ ”dường như”, v́ có những điều giống nhau và cũng có những khác biệt đáng kể. V́ vậy chúng ta đứng trước một sự ḥa trộn giữa những điều giống nhau và những điều khác biệt đáng kể.

Ngày nay “dường như“ chúng ta có thể kết luận được là cả ba Tin Mừng nhất lăm đều lệ thuộc vào cùng một Nguồn đă có trước.

Ví dụ chúng ta ghi nhận những chỗ mà cả ba Tin Mừng đều có cùng một nội dung. Tuy nhiên có những phần khác trong các Tin Mừng mà chỉ có hai Tin Mừng kể giống nhau c̣n Tin Mừng thứ ba lại giữ im lặng. Và c̣n có những chuyện chỉ một trong ba Tin Mừng tường thuật lại và không được hai Tin Mừng kia nhắc đến. Hơn nữa, mặc dầu hai hay ba có thể cùng kể một chuyện nhưng lại có sự khác biệt trong cách mà câu chuyện được kể lại. Một lần nữa, rơ ràng là chúng ta có một tổng hợp những điều giống nhau và những điều khác nhau.

Những quan sát vừa nêu liên quan tới vấn đề mà ngày nay người ta gọi là vấn đề nhất lăm. Vấn đề ấy liên quan tới việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các Tin Mừng nhất lăm và khám phá ra các nguồn tư liệu hiện có.

 

6.1 Các giải pháp đầu tiên

Nỗ lực đầu tiên nhằm giải quyết vấn đề được tŕnh bày trong một thuyết gọi là thuyết Truyền Thống Truyền Khẩu. Theo thuyết này th́ ở đàng sau ba Tin Mừng có một Truyền Thống Truyền Khẩu chung về Đức Giê-su, ít nhiều cố định về mặt nội dung. Thuyết này có thể giải thích những điểm khác nhau, nhưng không giải thích những giống nhau rất nhỏ về ngôn ngữ giữa các Tin Mừng nhất lăm (ví dụ hăy so sánh Mt 3, 7-10 và Lc 3, 7-9; cũng hăy so sánh Mc 2, 10; Mt 9, 6; Lc 5, 24 trong đó những lời “Người nói với người bị bệnh” được t́m thấy là yếu tố chung cho cả ba Tin Mừng) V́ thế lư thuyết này đă bị băi bỏ.

 

6.2 Thuyết Tài Liệu

Một giải pháp có giá trị nhằm giải quyết vấn đề nhất lăm là thuyết được gọi là thuyết Tài Liệu. Thuyết này chủ trương rằng nếu những vấn đề rất giống nhau cùng có mặt trong hai hoặc ba tác giả Tin Mừng, th́ điều đó sở dĩ có được là bởi v́ các tác giả ấy cùng có chung một hay nhiều Nguồn thành văn. Thuyết này phát triển thành một thuyết mà ngày nay được biết đến dưới cái tên là Thuyết Hai Tài Liệu hay Thuyết Hai Nguồn. Thuyết này chủ trương rằng có Hai Tài Liệu nền tảng ẩn phía sau các Tin Mừng nhất lăm. Đó là (1) Tin Mừng Mác-cô và (2) một Nguồn được tượng trưng bằng chữ “Q” (chữ đầu của từ tiếng Đức: Quelle= Nguồn). Thuyết này có thể tóm gọn như sau:

 

6.2.1 Ưu tiên của Tin Mừng Mác-cô

Tài liệu có sớm nhất về sứ vụ của Đức Giê-su được t́m thấy trong Tin Mừng Mác-cô. Các nhà chuyên môn Thánh Kinh cho rằng Mác-cô đă được Mát-thêu và Lu-xa sử dụng như nguồn Tư Liệu. Các quan sát sau đây có thể được coi như ủng hộ quan điểm ấy:

a. Cả Mát-thêu cả Lu-ca đều chia sẻ một đối tượng chung với Mác-cô. Trong khi Mát thêu chứa đựng hầu hết chất liệu của Mác-cô (600 trong 660 câu của Mác-cô), th́ Lu-ca có khoảng một nửa của Mác-cô.

MichelAnge

b. Nói rộng ra, Mát-thêu và Lu-ca chia sẻ cách dùng từ của Mác-cô và thường lập lại chính xác các từ của Mác-cô. Mát-thêu dùng lại 51 % và Lu-ca 53 % cách nói của Mác-cô.

c. Mát-thêu và Lu-ca thường theo cách sắp xếp diễn tiến các sự kiện theo cùng một cách. Khi một trong hai tác giả không theo thứ tự này th́ tác giả kia lại theo.

V́ các nghiên cứu trên và các nghiên cứu khác có trọng lượng nên chúng ta phải kết luận rằng: Nguồn đầu tiên được Mát-thêu và Lu-ca sử dụng, chính là Tin Mừng Mác-cô.

 

6.2.2 Có thể có một Nguồn (Q) khác

Có lẽ ngoài Tin Mừng Mác-cô th́ c̣n có một Nguồn khác nữa. Nguồn này được các nhà chuyên môn Thánh Kinh gọi là Nguồn Q. Làm sao mà các nhà chuyên môn đi đến giả thuyết có Nguồn Q? Họ lư luận như sau: Mát-thêu và Lu-ca có nhiều câu giống nhau mà không có trong Mác-cô. Thực ra có khoảng 250 câu như thế (so sánh Mt 3, 7-10 và Lc 3, 7-9; Mt 11, 25-27 và Lc 10, 21-22). Họ c̣n giả thiết rằng Mát-thêu và Lu-ca không hề biết nhau.

Hiện tượng này c̣n được tin rằng Mát-thêu có một Nguồn thứ hai mà như chúng ta đă nói ở trên là thuộc về nguồn Q. Chẳng may là nguồn Q chẳng tồn tại lâu hơn và chúng ta không biết Mát-thêu và Lu-ca đă biết đến nguồn Q ấy trong cùng một h́nh thái như nhau không. Nhưng có thể tái lập nguồn Q một cách đàng hoàng nhờ vào những ǵ có trong Mát-thêu và Lu-ca mà không có trong Mác-cô. Nguồn Q chủ yếu gồm các lời nói của Đức Giê-su. C̣n về vấn đề mục đích của nguồn Q th́ ư kiến chung đều cho rằng mục tiêu của nguồn Q là một thứ “thủ bản” về giáo huấn có rất sớm vào khoảng năm 50 sau Công Nguyên (có thể cùng thời với thư thứ nhất gửi Thê-xa-lo-ni-ca của Thánh Phao-lô). Tóm lại, chúng ta có thể xác định nguồn Q như một Nguồn giả thiết (được xây dựng lại) chủ yếu gồm các lời nói của Đức Giê-su t́m thấy trong cả Tin Mừng Mát-thêu lẫn Tin Mừng Lu-ca, mà không có trong Tin Mừng Mác-cô.

 

6.2.3 Chất liệu riêng của Mát-thêu hoặc của Lu-ca

Sau khi đă đề cấp đến các chất liệu mà Mát-thêu và Lu-ca đă lấy từ Mác-cô và các chất liệu mà các Tin Mừng ấy đă rút từ nguồn Q, chúng ta khám phá ra rằng mỗi tác giả Tin Mừng trên c̣n có khá nhiều tư liệu riêng của ḿnh. Mát-thêu có riêng hơn 300 câu (gọi là “phần riêng của Mát-thêu”) và Lu-ca có riêng ít nhất 600 câu (gọi là “phần riêng của Lu-ca,”)

Ví dụ về “phần riêng của Mát-thêu” là tường thuật về Thời Thơ Au (Mt 1-2), một vài tường thuật khác như câu chuyện Phê-rô đi trên nước (Mt 14, 28-31), cái chết của Giu-đa (Mt 27, 3-10), Phi-la-tô rửa tay (Mt 27, 24-25). Phần lớn “phần riêng của Lu-ca” được t́m thấy trong tường thuật gọi là Hành Tŕnh (Lc 9,51-19,44). Thí dụ về “phần riêng của Lu-ca” là: Bài giảng ở Na-da-rét (Lc 4, 16-30), câu chuyện người phụ nữ tội lỗi (Lc 7, 36-50), các môn đệ trên đường Em-mau (Lc 24, 13-35) và các dụ ngôn nổi tiếng, dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu (Lc 10, 29-37), dụ ngôn người con hoang đàng, cũng được gọi là dụ ngôn người cha nhân hậu (Lc 15, 11-32), dụ ngôn người Pha-ri-sêu và người thu thuế (Lc 18, 9-14).

Sử dụng h́nh vẽ và phương pháp phê b́nh Nguồn (là phương pháp có khả năng vạch ra các Nguồn mà các tác giả Tin Mừng đă lấy tư liệu từ trong đó ra), nhà chuyên môn Thánh Kinh hiện đại có bốn con đường hay là bốn Truyền Thống trong các Tin Mừng nhất lăm, tức Mác-cô, Nguồn Q, phần riêng của Mát-thêu (M) và phần riêng của Lu-ca (L). H́nh vẽ sau đây cho thấy các tư liệu ấy liên hệ với nhau như thế nào:

         MÁC-CÔ                                                 NGUỒN

  M L

              MÁC-THÊU                                                 LUCA

  Để kết luận, chúng ta có thể nói thuyết hai nguồn không phải là điều chúng ta phải tin như một số người chống đối vẫn thường chỉ trích, nhưng đúng hơn chỉ là một giả thuyết để làm việc. Có lẽ chúng ta nên chú ư nhiều hơn về vai tṛ củaTruyền Thống hơn là các người bảo vệ Thuyết Hai Nguồn đă quan tâm.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.