DẪN NHẬP VÀO BỐN SÁCH TIN MỪNG
HAY
TỪ MỘT ĐỨC GIÊ-SU ĐẾN BỐN TIN MỪNG

1 2 3 4 5 6

MichelAnge

 

 

CHƯƠNG IV

 

CÁC CỘNG ĐOÀN KI-TÔ TIÊN KHỞI

 

I. ĐỨC GIÊ-SU CHUẨN BỊ CÁC MÔN ĐỆ

Các môn đệ lúc trước đă phân tán th́ sau Phục Sinh đă tập trung lại và bắt đầu hoạt động rao giảng:

Đức Ki-tô, Chúa chúng ta đă gặp lại các môn đệ mà Người đă chọn và là những người đă đi theo Chúa ngay từ buổi đầu, đă tận mắt chứng kiến những việc Người làm, đă tận tai nghe những Lời Người nói, và nhờ thế mà các ngài được trang bị để làm nhân chứng cho cuộc sống và giáo lư của Người." (Huấn Thị, VII)

Những lời trên đây của Uy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh chỉ là lặp lại những điều mà Mác-cô đă viết về hai mục đích của việc Đức Giê-su chọn Nhóm Mười Hai: ”Và Người lập Nhóm Mười Hai (1) để các ông ở với Người và (2) để Người sai các ông đi rao giảng” (Mc 3, 14). Đức Giê-su muốn các môn đệ mà Người đă chọn sống với Người để Người đào tạo họ và truyền cho họ tinh thần của Người. Nhưng Người đă không chủ trương tổ chức họ thành một nhóm chỉ lo việc thánh hóa bản thân ḿnh mà thôi. Người muốn họ trở thành những cộng tác viên đích thực trong việc thực hiện Vương Quốc của Thiên Chúa trên trần gian này. Người chuẩn bị họ thi hành sứ vụ và sai họ đi từng đợt một, để họ rao giảng và chữa lành.

Nói tóm lại là Đức Giê-su muốn các môn đệ thực hiện điều mà chính Người đang thực hiện: đó là giảng dậy (Mt 5, 1 - 7, 29: bài giảng trên núi) và chữa lành bệnh nhân (đọc các tường thuật phép lạ trong Mt 8, 1 – 9, 38). Đức Giê-su sai họ đi (Mt 10, 1-42) như họ là các đại diện của Người, như họ kéo dài con người và hoạt động của Người bằng lời nói và việc làm. V́ thế ai đón nhận các môn đệ là đón nhận Người (Mt 10, 40).

Sứ mạng rao giảng Tin Mừng ấy đă được chính Đức Ki-tô Phục Sinh xác nhận: "Vậy anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em” (Mt 28, 19-20).

Các Tông Đồ - tức những người được Đức Ki-tô Phục Sinh sai đi - có sứ mạng làm chứng nhân của Người.

Vậy th́ các Tông Đồ - tức những người được Đức Ki-tô Phục Sinh sai đi - có sứ mạng làm chứng nhân của Người:

"Nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em; Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất." (Cv 1, 8).

Các Tông Đồ phải loan báo cho các dân tộc những biến cố đă xẩy ra từ ngày Gio-an làm phép rửa cho Đức Giê-su cho đến ngày Người được cất lên trời, nhất là biến cố Phục Sinh. Phê-rô đă nói lên trách nhiệm ấy vào dịp chọn người thay thế Giu-đa:

"Vậy trong số những anh em đă cùng chúng tôi theo Chúa Giê-su suốt thời gian Người sống giữa chúng ta, kể từ khi Người được ông Gio-an làm phép rửa cho đến ngày Người ĺa bỏ chúng ta và được rước lên trời, phải có một người trở thành chứng nhân cùng với chúng tôi để làm chứng Người đă phục sinh." (Cv 1, 21-22).

Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh đă viết về điều ấy như sau:

"Các Tông Đồ rao giảng cái chết và sự phục sinh của Chúa như các ngài đă làm chứng cho Đức Giê-su. Các ngài giải thích về cuộc đời và các lời nói của Người và trong cách rao giảng các ngài quan tâm đến bối cảnh của các thính giả. Sau khi Đức Giê-su phục sinh từ cơi chết và thần tính của Người được nhận ra một cách rơ ràng, th́ đức tin - thay v́ tiêu diệt kư ức về những ǵ được linh ứng- lại xác nhận điều ấy v́ chưng niềm tin của họ dựa vào những việc Đức Giê-su đă làm và những lời Đức Giê-su đă nói…

Nói cách khác, không có lư do ǵ mà chối bỏ những điều các Tông Đồ đă truyền lại cho các thính giả, là những lời Chúa đă nói và những việc Chúa đă làm, với một sự hiểu biết đầy đủ hơn v́ họ đă được các biến cố vinh quang của Đức Giê-su giáo huấn và đă được ánh sáng Thánh Thần Chân Lư chiếu soi… các ngài giải thích lời nói và việc làm của Chúa tùy theo nhu cầu của các thính giả của ḿnh… các ngài rao giảng và dùng nhiều cách nói khác nhau phù hợp với mục đích riêng của ḿnh và với năo trạng của các thính giả: …giáo lư, kể chuyện, chứng từ, tụng ca, tuyên tín, cầu nguyện – và các h́nh thức văn chương khác của Thánh Kinh và quen thuộc với người đương thời." (Huấn Thị, VIII).

 

II. CÁC CỘNG ĐOÀN PA-LÉT-TIN

 

2.1 Cộng đoàn Ki-tô hữu đầu tiên

"Bấy giờ ông Phê-rô đứng chung với muời một Tông Đồ, lớn tiếng nói với họ rằng: “Thưa anh em miền Giu-đê và tất cả những người đang cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem…” (Cv 2, 14). Và kết quả của lời rao giảng đó là “Những ai đă đón nhận lời ông, đều chịu phép rửa và hôm ấy đă có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo. Và họ chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dậy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng." (Cv 2, 41-42).

Lu-ca đă mô tả nguồn gốc cộng đoàn Ki-tô đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem như vậy. Sau đó ít lâu có thêm các cộng đoàn khác trong các thành phố khác trong xứ Pa-lét-tin. Lu-ca xác định các đặc điểm của đời sống cộng đoàn ấy là một cộng đoàn xoay quanh (1) lời giảng dậy của các Tông Đồ (2) hiệp thông với nhau (3) lễ bẻ bánh và (4) cầu nguyện.

 

2.2 Cộng đoàn

Ở đây chúng ta nên nhớ lại những đào sâu mà chúng ta có được về cộng đoàn trong những năm gần đây và về việc xây dựng cộng đoàn. Chúng tôi sẽ không nhắc lại các điều ấy ở đây, nhưng chúng tôi muốn lưu ư về hai đặc điểm chung của tất cả mọi cộng đoàn.

 

2.2.1 Hai cực

Trong mỗi cộng đoàn, chúng ta có thể phân biệt hai cực sau đây:

 

2.2.1.1 Các yếu tố cổ vơ sự hiệp nhất

Trong mỗi cộng đoàn có những yếu tố thuận lợi cho sự hiệp nhất hoặc cổ vơ sự hiệp nhất như có cùng xác tín, suy nghĩ, mục tiêu và nhất trí về các phương tiện để đạt tới mục tiêu. Các yếu tố trên chắc chắn được t́m thấy trong các cộng đoàn Ki-tô tiên khởi: họ có cùng niềm tin liên quan tới Đức Giê-su, có cùng mục tiêu là chia sẻ niềm tin của ḿnh với càng nhiều người càng tốt, và nhất trí với nhau về các phương tiện đạt tới mục tiêu.

 

2.2.1.2 Các yếu tố tạo nên sự khác biệt

Cũng có các yếu tố tạo nên sự khác biệt. Vấn đề không phải là các Ki-tô hữu đầu tiên có niềm tin và mục tiêu chung, mà là họ không nỗ lực thực hiện mục tiêu ấy cách giống nhau. Có một sự khác biệt về trách nhiệm và công việc trong cộng đoàn. Một số người rao giảng sứ điệp của Đức Giê-su Đấng đă chết và sự phục sinh cho những người ở bên ngoài, cho những người không tin (rao giảng) trong khi một số người khác lại cống hiến một giáo huấn sâu hơn và khuyến khích những người Ki-tô hữu mới chịu phép rửa (giáo lư và huấn giáo); c̣n một số người khác lại bảo vệ niềm tin và sự thực hành của cộng đoàn trước lời tố cáo và sự tấn công từ bên ngoài (minh giáo và tranh luận).

 

2.2.2 Cái khung của lời rao giảng

Chúng ta hăy đặc biệt chú ư tới lời rao giảng, mà không được quên rằng các chức năng khác sẽ theo sau, nghĩa là, những ǵ chúng ta đang nói về lời rao giảng cũng áp dụng cho các hoạt động khác của Giáo Hội tiên khởi. Nội dung và h́nh thức của lời rao giảng của Giáo hội tiên khởi có thể được rút ra từ những qui chiếu được thực hiện đặc biệt trong 10 chương đầu của sách Tông Đồ Công Vụ và trong một vài đoạn văn của thư thánh Phao-lô. Một cách tổng quát gồm các điều sau đây:

V́ thế cho nên một quá tŕnh đă được h́nh thành mà chủ yếu là truyền tải lời nói và việc làm của Đức Giê-su: Truyền thống Ki-tô giáo tiên khởi (‘Truyền thống’ (traditio) là do từ ‘tradere’ có nghĩa là truyền lại, là chuyển cho, là giao cho).

1. Lời Thiên Chúa hứa với dân riêng của Ngài trong Cựu Ước nay được thực hiện.

2. Đấng Mê-si-a sinh bởi ḍng dơi Đa-vít được trông đợi từ lâu nay đă tới.

3. Đấng đó chính là Đức Giê-su Na-da-rét, Người - đă thực hiện những điều kỳ diệu nhờ sức mạnh của Thiên Chúa; - đă bị đóng đinh thập giá phù hợp với Thánh Kinh tức phù hợp với chương tŕnh của Thiên Chúa đă được mặc khải trong Thánh Kinh; - đă chỗi dậy từ trong kẻ chết và đă được tôn vinh bởi cánh tay hữu của Thiên Chúa.

4. Người sẽ lại đến trong vinh quang để xét xử.

5. V́ thế, hăy để cho mọi người nghe sứ điệp này mà ăn năn thống hối và chịu phép rửa tha tội.

 

2.2.3 Lời rao giảng được bồi đắp thêm để trở thành Truyền Thống

Rơ ràng là những người có trách nhiệm về lời rao giảng đă không g̣ ḿnh vào cái khung ấy và rằng họ cảm thấy nhu cầu phải triển khai hơn, phải “bồi đắp” thêm vào cái khung ấy, bằng các câu chuyện về Đức Giê-su.

MichelAnge Nói về Đức Giê-su làm những việc tốt lành, họ muốn minh chứng điều ấy bằng nhắc đến các cuộc chữa lành của Đức Giê-su. Nói về việc Đức Giê-su bị đóng đinh thập giá, họ kể lại một số biến cố mà chúng ta thấy trong các chuyện kể về cuộc thương khó, vân vân… Và mặc dầu cái khung của lời rao giảng không nhắc đến các lời nói của Đức Giê-su, nhưng chúng ta biết rằng Phao-lô cho là b́nh thường khi viện dẫn lời của Đức Giê-su để giúp giải quyết các vần đề trong các cộng đoàn (1 Cr 7, 10; 11, 22-25; Cv 20, 35). V́ thế cho nên một quá tŕnh đă được h́nh thành mà chủ yếu là truyền tải lời nói và việc làm của Đức Giê-su: Truyền thống Ki-tô giáo tiên khởi (‘Truyền thống’ (traditio) là do từ ‘tradere’ có nghĩa là truyền lại, là chuyển cho, là giao cho).

 

2.2.4 Truyền Thống sinh động

 

2.2.4.1 Điều chỉnh theo hoàn cảnh thay đổi

Các cộng đoàn Pa-lét-tin chủ yếu gồm những người nói cùng một ngôn ngữ như Đức Giê-su, tức tiếng A-ram, và có cùng một nền xă hội-kinh tế, chính trị và văn hóa như nhau. Nhưng thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên là một giai đoạn có nhiều thay đổi nhanh chóng và sâu rộng trong xứ Pa-lét-tin. Và v́ thế mà chỉ ít năm sau khi Đức Giê-su chết th́ các cộng đoàn Ki-tô tiên khởi phải đương đầu với những vấn đề mà Đức Giê-su đă không hề gặp phải. Sự kiện đó khiến họ phải diễn tả lại các lời giáo huấn của Đức Giê-su (và cũng phải viết lại các chuyện kể về Đức Giê-su) để đáp ứng các thử thách mới ấy. Ví dụ trái với sự rao giảng Ki-tô giáo tiên khởi khuyến khích các cộng đoàn chờ đón bởi v́ Đức Giê-su có thể sớm trở lại, th́ việc ngày cánh chung không xẩy ra liền bắt họ phải để ư đến chi tiết mới này trong lời rao giảng của họ, và v́ thế họ đặt trọng tâm sự chờ đợi vào xác tín thế nào Người cũng trở lại và trở lại một cách bất th́nh ĺnh (đọc Mt 24. 45-51; 25, 1-13). V́ vậy trong các cộng đoàn Pa-lét-tin nói tiếng A-ram, các lời nói của Đức Giê-su đă không được truyền đạt một cách nguyên văn từng chữ, mà đă được truyền lại một cách khác và dĩ nhiên là phải bảo toàn điều chính yếu trong sứ điệp của Đức Giê-su.

 

2.2.4.2 Không phải là việc lặp lại từng chữ

Do đó chúng ta có thể nói Truyền Thống Truyền Khẩu không hệ tại việc lập lại từng chữ các lời nói của Đức Giê-su cũng không hệ tại việc báo cáo chính xác về những việc Đức Giê-su đă làm.

Có hai điều chúng ta phải ghi nhận để hiểu về tiến tŕnh Truyền Thống Truyền Khẩu.

Trước hết, khi bắt đầu rao giảng, các Tông Đồ rao giảng trong ánh sáng của bối cảnh mới do sự Phục Sinh của Đức Ki-tô và sự Hiện Xuống của Chúa Thánh Thần mang lại. V́ thế, khi các ngài rao giảng, các ngài không chỉ đơn thuần lặp lại từng chữ những lời Đức Giê-su đă nói với các ngài trước kia và các ngài cũng không tường thuật lại các việc làm của Đức Giê-su đúng y trang như sự việc đă xẩy ra. Đúng hơn các ngài đă rao giảng các lời nói và việc làm của Chúa theo cách các ngài hiểu về các lới nói và việc làm ấy nhờ ánh sáng hậu Phục Sinh. Nói thế không có nghĩa là lời nói và việc làm của Đức Giê-su đă bị bóp méo. Chỉ có nghĩa là những ǵ mà trước biến cố Phục Sinh các ngài không hiểu th́ nay các ngài am hiểu cách tường tận và rao giảng cách phù hợp.

Các ngài đă rao giảng các lời nói và việc làm của Chúa theo cách các ngài hiểu về các lới nói và việc làm ấy nhờ ánh sáng hậu Phục Sinh.

Thứ đến, Đức Giê-su đă nói và hành động dưới trong các hoàn cảnh cụ thể và có tính lịch sử. Bây giờ hoàn cảnh đă thay đổi và các vấn đề và mối quan tâm của các cộng đoàn cũng đă khác. Hoàn cảnh trong cuộc sống của Đức Giê-su và hoàn cảnh sau Phục Sinh chắc chắn không y như nhau. Các Tông Đồ và các Thừa tác viên khác phải đáp ứng và giải quyết những vần đề cụ thể dưới ánh sáng của những lời Đức Giê-su đă nói và những việc Đức Giê-su đă làm. Điều này thường được gọi là việc- giải- thích-lại (re-interpretation) các lời nói và tường thuật lại, kể lại (re-formulation) các việc làm của Đức Giê-su.

 

2.2.4.3 Một tiến tŕnh cần thiết

Tiến tŕnh giải-thích-lại hay tường-thuật-lại này là một tiến tŕnh cần thiết. Thực ra lặp lại một cách máy móc và say mê những ǵ ban đầu có thể là cách phản bội hiệu quả nhất đối với ư của một người. Chẳng hạn, một lời nói nào đó có thể được hiểu như một tṛ diễu cợt trong một hoàn cảnh, nhưng khi được lập lại trong một hoàn cảnh khác có thể bị coi là một là xúc phạm. Việc lặp lại cách máy móc có thể là một việc làm không trung thành với ư tưởng nguyên thủy có thể được minh chứng bởi thí dụ về tu phục ḍng Phan Xinh. V́ chưng khi Thánh Phan-xi-cô mặc tu phục đặc biệt ấy trong thời của ngài, ngài cho rằng đó là cách có nhiều ư nghĩa để ngài và những người theo chân ngài đồng hóa với người nghèo: Trang phục ấy rất rẻ và không có ǵ khiến người ta phải để ư tới. Nhưng thời trang đă thay đổi và các tu sĩ Ḍng Phan-xi-cô càng ngày càng trở thành người được để ư. Và vào những năm 60 tu phục ấy đă lên giá đến nỗi tại một số nước giá đắt gấp ba lần chiếc áo ḍng của các linh mục triều. Cái tu phục ấy c̣n được gọi là y phục của người nghèo được nữa không? Thí dụ trên nhắm đúng vào điểm trung thành với ư tưởng đầu tiên của Đức Giê-su không phải là dùng từng chữ mà đúng hơn là phải thích ứng và tường thuật lại là việc cần thiết khi bối cảnh đă khác với bối cảnh trong đó các lời nói và việc làm của Đức Giê-su đă được nói ra và được thực hiện.

 

2.2.4.4 H́nh thái của Truyền Thống: các phần, các khúc

Đức Giê-su đă nói và hành động tại nhiều nơi khác nhau và vào nhiều thời điểm khác nhau. Các hành động và giảng dậy của Đức Giê-su mà ngày nay chúng ta t́m thấy dưới dạng chuyện kể liên tục trong các Tin Mừng th́ khởi thủy ở dạng tách rời nhau. Trong nhiều thập niên các lời nói và chuyện kể tách rời nhau ấy đă được truyền lại nhờ việc truyền khẩu như là các sự kiện tách rời nhau. Khi chúng ta nói tới các khúc các phần chúng ta có ư nói đến các đơn vị nhỏ và độc lập lúc ban đầu. Các phần ấy có thể được nghiên cứu một cách tách rời nhau và có thể được hiểu tách rời khỏi bối cảnh mà các nhà viết sách Tin Mừng đă ghép vào (mặc dù bối cảnh của các đoạn ấy rất quan trọng đối với việc nghiên cứu về việc biên soạn các sách Tin Mừng). Để làm sáng tỏ điểm này chúng ta có thể xem xét đoạn Đức Giê-su ban phép lành cho trẻ em, với phần cuối của đoạn trước và phần đầu của đoạn sau:

"…và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, th́ cũng phạm tội ngoại t́nh." (Mc 10, 12)

"Và người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người chạm tay vào chúng. Nhưng các môn đệ xẵng giọng với chúng. Thấy vậy, Người bực ḿnh nói với các ông: ”Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, v́ Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em” Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, th́ chẳng được vào.” Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng." (Mc 10,13-16).

Không phải tất cả mọi lời Đức Giê-su nói, mọi việc Đức Giê-su làm đều được truyền lại trong Truyền Thống Ki-tô tiên khởi. Chỉ có những đoạn có bối cảnh sống mới tồn tại trong Truyền Thống.

"Và khi Đức Giê-su vừa lên đường th́ có một người chạy đến, qú xuống trước mặt Người và hỏi:”Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm ǵ để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (Mc 10, 17).

Câu chuyện trên là một ví dụ điển h́nh về các đoạn, các khúc, các phần. Hăy ghi nhận rằng chẳng có mối liên quan trực tiếp với đoạn trước hay đoạn sau trong sách Tin Mừng. Do đó câu chuyện có thể rút ra khỏi bối cảnh của nó và được nghiên cứu một cách độc lập, không có liên quan tới các đoạn trước hay đoạn sau.

 

2.2.4.5 Bối cảnh Truyền Thống: bối cảnh đời sống

Không phải tất cả mọi lời Đức Giê-su nói, mọi việc Đức Giê-su làm đều được truyền lại trong Truyền Thống Ki-tô tiên khởi. Chỉ có những đoạn có bối cảnh sống mới tồn tại trong Truyền Thống. Bối cảnh sống nhắc đến những hoàn cảnh điển h́nh trong đời sống của một công đoàn Ki-tô tiên khởi trong đó một lời nói nào đó được triển khai và được hiểu (nghĩa là, bối cảnh sống, có thể bàng trướng chút ít, xác định h́nh thái của đoạn ấy). Từ này được dùng để nói đến động cơ văn hóa và tôn giáo của phong trào Ki-tô tiên khởi. Ví dụ có liên quan tới việc rao giảng Tin Mừng và tự vệ chống lại chỉ trích, cả từ phía những người Do Thái, cả từ phía dân ngoại. Ví dụ nhiều nhà chuyên môn Thánh Kinh cho rằng bối cảnh sống của các chuyện kể về phép lạ là sứ mệnh Ki-tô tiên khởi.

 

III. CÁC CỘNG ĐOÀN CHỊU ẢNH HƯỞNG HY LẠP

Rất nhanh sứ điệp Tin Mừng được đem tới các vùng ở ngoài ranh giới xứ Pa-lét-tin và các Ki-tô hữu đầu tiên đă hướng tới các thành phố như Đa-mát, An-ki-ốt, Ê-phê-sô, A-léc-xăng-dri-a. Thường họ nói với người Do Thái trong các hội đường trước rồi sau mới quay sang nói với các người thuộc dân ngoại. Nhưng cả những kiều dân Do Thái (người Do Thái sống xa quê hương) cả những người dân ngoại bản xứ đều chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp cách nặng nề.

 

2.1 Chuyển dịch

Khi được mang ra khỏi lănh thổ Pa-lét-tin th́ sứ điệp đă được chuyển dịch từ tiếng A-ram sang ngôn ngữ Hy lạp. Nhưng sứ điệp Tin Mừng vẫn chưa được viết thành sách và sự chuyển dịch đă được thực hiện tại chỗ, không thể dựa vào sự giúp đỡ của tự điển, mà do những người thường vẫn thông dịch nhưng không phải là các nhà chuyên môn. Hơn nữa việc chuyển dịch được nhiều người thực hiện, vào các thời điểm khác nhau, tại các nơi khác nhau.V́ thế thường có nhiều bản dịch Hy lạp của cùng một bản gốc A-ram. Điều đó có thể giúp hiểu một số khác biệt t́m thấy trong các Tin Mừng.

 

2.2 Hội nhập văn hóa

Nhưng không chỉ thuần túy là sự chuyển dịch từ tiếng A-ram sang tiếng Hy Lạp. Nếu trong các cộng đoàn Pa-lét-tin sau Phục Sinh một số thích nghi với bối cảnh mới đă được sử dụng (xem lại các mục 2.2.4.1 và 2.2.4.2 ở trên) sự tŕnh bày sứ điệp phải được thích ứng với một văn hóa khác như thế nào. Một số lời nói của Đức Giê-su cũng như các chi tiết các chuyện kể về Đức Giê-su đă được biên tập lại. Sự chuyển dịch này có một tầm quan trọng rất lớn trong cung cách sống Ki-tô. Ngoài ra về mặt thần học, các người Do Thái trở lại cảm thấy sống theo luân lư Ki-tô là một việc khá khó khăn; c̣n người Hy-Lạp Ro-ma trở lại phải chấp nhận một bậc thang giá trị hoàn toàn mới và một qui định mới về cách sống, nhất là trong lănh vực đức ái và luân lư giới tính. Các đ̣i hỏi không khoan nhượng trên chỉ có thể được biện minh bởi v́ chính Chúa - mà họ đă nhận là Đấng Cứu Thế- đă giảng dạy và đ̣i hỏi như thế. Việc khai tâm đời sống Ki-tô và đức tin thường được tŕnh bày dưới h́nh thái Truyền Thống của giáo huấn và diễn từ của Chúa.

 

IV. NHÀ GIÁO HỘI

Việc Tân Ước sử dụng nhiều lần các từ oikos (112 lần) và oikia (94 lần) (có nghĩa là nhà, là mái ấm, là toà/ngôi nhà) cho thấy bối cảnh của các thư và của Tin Mừng. Không gian sống của các cộng đoàn Ki-tô đầu tiên là mái nhà. Thật vậy, các cộng đoàn Ki-tô tiên khởi hội họp nhau trong các tư gia và ẩn ḿnh trong khung cảnh của một gia đ́nh.

Xét về mặt lịch sử, “nhà” và những từ liên quan mô tả nền tảng và bối cảnh của phong trào Ki-tô.

Xét về mặt tôn giáo, phong trào xuất phát trong và phát triển nhằm sự trở lại của tất cả mọi người hoặc của một số người sống trong nhà; thông thường các hoạt động lễ tự như Lễ Tạ Ơn đều diễn ra trong nhà.

Xét về mặt kinh tế, “mái nhà” tạo nên bối cảnh để những người đồng đạo chia sẻ của cải cho nhau, giống như họ đă chia sẻ các ơn đoàn sủng.

Xét về mặt xă hội, “mái nhà” cung cấp một cơ sở thực tiễn và một khuôn mẫu lư thuyết về cách tổ chức cũng như cách giảng dậy của Ki-tô giáo (M. Crosby).

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.