HÀNH TR̀NH ĐỨC TIN
CỦA CÁC CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM
TẠI PHÁP

1 2 3 4

MichelAnge

 

Bài 2 :

Thời kỳ phát triển 1976-2006 : Số lượng

Qua bài 1 vừa rồi, chúng tôi đă giới thiệu phần 1 về ‘Thời ky phôi thai 1942-1975 của các cộng đoàn công giáo việt nam tại pháp’, trong bài 2 hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu phần 2 của đề tài về ‘Thời kỳ phát triển 1976-2006 của các cộng đoàn công giáo việt nam tại pháp’ : Số các cộng đoàn tăng vọt

2. Thời ky phát triển của các cộng đoàn công giáo việt nam tại pháp (1976-2006), Số các cộng đoàn tăng vọt

21. Tiếp đón người tỵ nạn việt nam tại pháp (1975-1976)

Sự hiện diện của người Việt Nam trên đất Pháp bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ 18 song song với chính sách đô hộ nước Việt Nam. Nhiều biến cố chính trị, quân sự như hai cuộc đại chiến thế giới, Hiệp Định Genève chia đôi đất nước năm 1954, cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diêm 1963... đă gây nên nhiều đợt di dân đến Pháp. Ở đây, chúng tôi chỉ nói đến gian đoạn 30 năm qua, tức là sau ngày Sài G̣n xụp đổ... Số người Việt Nam tỵ nạn tại Pháp ngày càng gia tăng từ sau tháng 4-1975. Những trung tâm tạm cư mọc lên như nấm. Các Linh mục, tu sĩ tùy theo khả năng của mỗi người mà đáp ứng các nhu cầu của đồng bào mới sang định cư. Thông dịch, t́m nhà, kiếm việc làm, xin giấy tờ, thăm viếng, ủy lạo... các công tác xă hội này đă đưa tuyên úy đến gần với người đồng hương.

Năm 1977, ngoài Paris, đă có it nhất là 16 địa điểm mục vụ được kê khai chính thức. Trước đó, Hội Ái Hữu Liên Tu Sĩ sinh hoạt chung với Giáo Xứ Việt Nam Paris. Đến mùa hè năm 1977, theo quyết định của Hội Đồng Giám Mục Pháp, việc mục vụ cho người Việt Nam được trao phó cho Tuyên Úy Đoàn do cha Trương Đ́nh Hoè làm Đại Diện. Quy chế của Liên Tu Sĩ được xác định rơ ràng hơn. Là một hội Ái Hữu, có mục đích nâng đỡ tinh thần người đồng hương, Liên Tu Sĩ không bó buộc ai vào hội cũng không giới hạn bất cứ một Linh mục, tu sĩ hay chủng sinh nào, ḍng hay triều, có thiện chí muốn tham dự vào sinh hoạt của hội.

Mặt khác, do chỉ thị của Thánh Bộ Truyền Giáo các Dân Tộc, Hội Đồng Giám Mục Pháp tiến hành việc hội nhập của các Linh mục, tu sĩ, chủng sinh Đông Nam Á Châu có mặt tại Pháp sau 1975 hoặt trước đó. Một ủy ban trung ương đặc trách công việc này được thành lập gồm Đức Cha François Fretelliere, Cha Jean Baptiste Etcharren, Cha Samuel Trương Đ́nh Hoè, Cha Bernard Pitaux .

Vào thời điểm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, bầu khí trong cộng đồng người Việt Nam hải ngoại c̣n rất sôi động. Nghi kỵ, chụp mũ, chỉ trích, biểu t́nh, v.v... kẻ đi trước, người đi sau, không đồng chính kiến. Bảo thủ và cấp tiến đối kháng nhau. Trong hoàn cảnh tranh tối tranh sáng, cộng đồng dân Chúa hoang mang, giao động. Giữa đạo và đời phải chọn bên nào ? Giáo Hội và Đất Nước có thể ḥa hợp với nhau được không? Đâu là ranh giới giữa sinh hoạt nhà thờ và chính trường? Công tác mục vụ của các tuyên úy lúc bấy giờ rất phức tạp. Vừa phải đáp ứng các nhu cầu xă hội, vừa phải xây dựng sự hiệp nhất trong cộng đoàn.

Thời kỳ đầu, danh từ Tuyên Úy Đoàn chưa được dùng đến. Danh xưng: các tuyên úy hoặc Ban Tuyên Úy được xử dụng để chỉ định các vị lo cho mục vụ Việt Kiều. Tháng 11- 1979, khi nói về các cuộc họp tại Orsay, Cha Trương Đ́nh Hoè, lần đầu tiên, trong tờ báo Hiện Diện số 21 dùng chữ Đoàn Tuyên Úy. Và phải đợi đến năm 1990, trong kỳ họp thứ 13 tại Paray-le-Monial, từ ngữ Tuyên Úy Đoàn mới bắt đầu xuất hiện. Từ đó đến nay chưa có sự thay đổi nào khác. Thực ra, nếu xét về nghĩa ngữ th́ các cụm từ trên cũng không khác biệt nhau bao nhiêu. Điểm quan trọng là những yếu tố cấu tạo nên một Tuyên Úy Đoàn, đồng trách nhiệm, cùng một hướng đi, hiệp thông với Giáo hội tiếp cư, chung lưng gánh vác sứ mệnh truyền giáo cho người Việt Nam.

22. Thành lập Tuyên Úy Đoàn và Đại Diện

Sau hai năm nhận diện môi trường mục vụ và trao đổi với các vị hữu trách, ngày 9-6- 1977, Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ đặt Cha Samuel Trương Đ́nh Hoè làm Đại Diện của Ủy Ban bên cạnh các tuyên úy Việt Nam tại Pháp. Ba tháng sau, ngày 13/09/1977, Cha Hoè được Đức Hồng Y Marty, Giám Mục địa phận Paris, bổ nhiệm là Linh mục đảm nhiệm Giáo Xứ Việt Nam Paris, thay thế Cha Nguyễn Quang Toán.Tuy hai trách nhiệm mục vụ này không tùy thuộc lẫn nhau nhưng bổ túc cho nhau. Và sau đó, ngày 16-6-1977, Ủy Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục Pháp lại cử Cha Jean Baptiste Etcharren làm phó thư kư cho Ủy Ban Ngoại Kiều Vụ, đặc trách người tỵ nạn Đông Nam Á Châu (Việt, Miên, Lào). Sự bổ nhiệm Cha Samuel Trương Đ́nh Hoè đánh dấu một thay đổi lớn trong việc phân bổ trách nhiệm mục vụ.

Kể từ đây, các cộng đoàn Công giáo được Giáo hội Pháp chính thức công nhận. Tiếng nói của người Công Giáo Việt Nam là Tuyên Úy Đoàn. Giáo xứ Việt Nam Paris cũng như những cộng đoàn khác tùy thuộc Giám mục địa phương. Vai tṛ chính yếu của vị Đại Diện là phối hợp các công tác mục vụ toàn quốc, trong đó có sự duy tŕ và phát huy văn hoá dân tộc. Các tuyên úy được mời gọi hợp tác tích cực với ngài trong sứ mệnh này. Thư bổ nhiệm đặc biệt lưu tâm đến sự liên đới giữa người Việt Nam, không phân biệt tôn giáo, chính kiến.

Nhiệm kỳ của Cha Hoè kết thúc vào niên khoá 1984. Kế đến là Cha Phêrô Nguyễn Văn Tự (1984-1990), Cha Giuse Mai Đức Vinh (1990-1996), Cha Clément Nguyễn Văn Thể (1996-2003), Cha Phêrô-Lucas Hà Quang Minh (2003... )

Cuộc họp mặt đầu tiên của các tuyên úy được tổ chức tại Orsay, ngoại ô Paris, vào những ngày 28, 29, 30-11-1978. Ngoài các Linh mục tuyên úy và nữ tu c̣n có sự hiện diện của Đức Cha Saint Gaudens, chủ tịch Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ và Cha Etcharren. Đề tài được trao đổi trong kỳ họp này là : Hiện t́nh mục vụ Việt kiều tại Pháp - Vị trí mục vụ Việt kiều trong Giáo hội Pháp. Sau phiên họp, các tuyên úy c̣n thảo một bức thư chung gởi cho các anh chị em giáo dân toàn quốc.

Những năm sau đó, Tuyên Úy Đoàn tiếp tục đến họp tại Orsay, mỗi năm một lần. Có lẽ bắt đầu từ năm 1984, địa điểm họp được thay đổi. Tuần tự là Francheville, Marseille, Strasbourg, Ville d’Ornon, Nice, Paray le Monial, Saint Etienne, Grans (gần Aix en Provence), Lille, Pontault-Combault, Beaugency, Poitiers, Nancy, Annecy, Rennes, Paris, Toulouse, Valence, Montpellier, Amiens, Nantes. Nhờ đi tới từng địa phương nên Tuyên Úy Đoàn nhận diện xác thực hơn t́nh h́nh các cộng đoàn. Các anh chị em giáo dân rất phấn khởi và tiếp đón nồng hậu các tuyên úy.

Tính đến năm 2005, tất cả đă có 28 cuộc họp. Mỗi cuộc họp là mỗi cơ hội ngồi lại với nhau, cùng cầu nguyện, cùng chia sẻ những hoạt động mục vụ điạ phương, cùng trao đổi để t́m một hướng đi v.v... Trong các đề tài được chọn cho các lần họp, chúng ta có thể chia làm hai thứ loại :

Thứ nhất, các chủ đề có tính cách nhận diện, t́m hiểu, chọn hướng đi mục vụ. Ví dụ : Kiểm điểm mục vụ 14 năm qua :
a/ Diễn t́nh và hiện t́nh của Tuyên Úy Đoàn ;
b/ Mấy nhận định về hiện t́nh các cộng đoàn Việt nam tại Pháp (Paray le Monial 1990).

Thứ hai, các vấn đề thuộc phạm vi luân lư, xă hội: Người phụ nữ Việt Nam trong Giáo Hội, (Poitiers - 1996).
Thánh Kinh : Di dân : khía cạnh Thánh Kinh và thần học, (Lille - 1993).
Mục vụ : T́m hiểu Công Nghị địa phận tại Pháp và sự tham dự của Cộng Đồng Giáo Dân Việt Nam ( Grans/ 1992 ).

Các đề tài được đưa ra và biểu quyết tập thể theo tinh thần dân chủ. Trong hơn ba ngày họp (bắt đầu từ chiều thứ hai và kết thúc sáng thứ sáu), một ngày là Pháp ngữ, có Đức Cha địa phận và Ban Mục Vụ Ngoại Kiều địa phương tham dự, và hai ngày Việt ngữ. Trưa thứ ba, Thánh Lễ đồng tế có các giáo dân tham dự. Và bữa ăn trưa ngày hôm đó do cộng đoàn khoản đăi. H́nh ảnh một Giáo Hội Đại Đồng, đa ngôn ngữ, đa chủng tộc được minh chứng một cách sống động nhất trong ngày thứ ba này.

23. Phát triển các Cộng đoàn

Từ 8 cộng đoàn vào năm 1962. Theo Bản điều tra của Tổng Giáo Phận Paris, Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam được tổ chức trong ba địa điểm Truyền Giáo Việt Nam với 8 Cộng Đoàn chính yếu là Paris, Sarcelles, Ermont, Aix, Marseille, Nice, Toulon và Grenoble.

Lên 17 Cộng Đoàn vào năm 1977. Báo Hiện Diện, số ra mắt tháng 10, 1997 , trang 2, trong Sơ đồ tổ chức điều hành có ghi nhận 17 Cộng Đoàn gồm Lille, Metz, Strasbourg, Rennes, Nantes-Brest, Orléan, Paris, (không ghi Sarcelles, Ermont), Lyon, Grenoble, Bordeaux, Toulouse, Montpellier, Avignons, Marseille, Toulon, Cannes và Nice (Không ghi Aix)

Lên 20 Cộng Đoàn vào năm 198O. Ngày 09.06.1977, Đức Cha Sabin Saint Gaudens, Chủ tịch Ủy ban Giám mục Ngoại kiều vụ Pháp, đă kư văn thư chính thức bổ nhiệm Cha Samuel Trương Đ́nh Hoè, thuộc Ḍng Phanxicô, làm đại diện cạnh các tuyên úy Việt Nam. Với sứ mệnh nầy, Cha Samuel Trương Đ́nh Hoè đă viết thư mời các vị Linh mục và tu sĩ nam nữ đang giúp đỡ kiều bào trong các Missions Catholiques Vietnamiennes và các trung tâm tiếp cư, từ ngày 27 đến 30.11.1978, về họp mặt tại Nhà Ánh Quang Thiên Chúa (La Clarté Dieu), 95 rue de Paris, 91402 Orsay, để thảo luận về đề tài: ‘Hiện t́nh Mục vụ Việt kiều tại Pháp và Vị trí Mục vụ Việt kiều trong Giáo hội Pháp’.

Lúc nầy, các địa điểm mục vụ đă chính thức hoạt động, dưới danh xưng cộng đoàn (trừ Giáo Xứ Paris). Đứng đầu mỗi địa điểm là một Linh mục, hoặc một sư huynh hay một nữ tu. Báo Hiện Diện số 30 tháng 11 năm 1980, do pḥng Đại diện ủy ban Giám mục Ngoại kiều vụ phát hành, đă đăng danh sách 20 Cộng Đoàn sau đây : Lille, Strasbourg Metz, Nancy, Nantes, Brest, Bourges, Vannes, Luçon, Corbeil Essonnes, St. Germain en Laye, Giáo Xứ Paris, Villiers le Bel, Orléans, Lyon, St Etienne, Dijon, Montpellier, Bonnville, Grenoble, Bordeaux Gironde, Aix en Provence, Toulon, Marseille, Cannes, Nice.

Để đi đến 46 Cộng Đoàn vào năm 2006. Trong tập Kỷ Yếu 30 năm hành tŕnh đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), từ trang 30 đến 103, Ban Tuyên Úy đă giới thiệu 46 Cộng Đoàn sau đây :

01.- Cộng đoàn CHATEAUROUX
Lập năm 1978
Cha Vũ Mộng Thơ, Ông Nguyễn Minh Tâm
Số giáo dân hiện nay : 122 người

02.- Cộng đoàn AVIGNON
Lập năm 1986
Cha Nguyễn Hữu Cường, Ông Nguyễn Văn Ngàn
Số giáo dân hiện nay : ? người

03.- Cộng đoàn AUTUN
Lập năm 1995
Cha Nguyễn Xuân Nghĩa, Ông Đinh Văn Long
Số giáo dân hiện nay : 29 người

04.- Cộng đoàn AIX EN PROVENCE
Lập năm 1996
Cha Nguyễn Văn Thể, Ông Trần Văn Tăng
Số giáo dân hiện nay : ? người

05.- Cộng đoàn TOULOUSE
Lập năm 1946
Cha Bùi Duy Nghiệp, Ông Vũ Đ́nh Thái
Số giáo dân hiện nay : Khoảng 250-300 người

06.- Cộng đoàn ROUEN
Lập năm 1995
Cha Hà Quang Minh, ?
Số giáo dân hiện nay : Khoảng 71 người

07.- Cộng đoàn DIJON
Lập năm 1980
Cha Nguyễn Văn Thể, Phó tế Cao Thanh Hùng và Chị Đặng Thị Phú
Số giáo dân hiện nay : Khoảng 42 người

08.- Cộng đoàn TOULON
Lập năm 1982
Nữ tu Đỗ Thị Lan, ?
Số giáo dân hiện nay : Khoảng 50 gia đ́nh

09.- Cộng đoàn SAINT ETIENNE
Lập năm 1978
Sư Huynh Trần Công Lao, Ông Pham Xuân Thành
Số giáo dân hiện nay : Khoảng 84 người

10.- Cộng đoàn STRASBOURG
Lập năm 1975
Cha Nguyễn Phú Cường, Ông Albert Grellier
Số giáo dân hiện nay : Khoảng 600 người

11.- Cộng đoàn BORDEAUX
Lập năm 1979
Cha Phạm Đức Phúc, Ông Nguyễn Đ́nh Sở
Số giáo dân hiện nay : Khoảng 200 gia đ́nh

12.- Cộng đoàn VERSAILLES
Lập năm 1978
Cha Philippe Potier, ?
Số giáo dân hiện nay : Khoảng 600 người

13.- Cộng đoàn CLERMONT FERRAND
Lập năm 1978
Cha Nguyễn Văn Thể, Bà Feydel Roland
Số giáo dân hiện nay : Khoảng 110 người

14.- Cộng đoàn MONTPELLIER
Lập năm 1978
Cha Pierre Thông (Marseille), Ông Lüu Trần Phan
Số giáo dân hiện nay : 50 gia đ́nh

15.- Cộng đoàn LILLE
Lập năm 1976
Nữ tu Trương thị Nhàn, Ông Nguyễn Xuân Anh
Số giáo dân hiện nay : ? người

16.- Cộng đoàn OYONNAX
Lập năm 1978
Cha Nguyễn Kim Sang, Ông Phan Chấn Thế
Số giáo dân hiện nay : 36 người

17.- Cộng đoàn ANNECY
Lập năm ?
Cha Nguyễn Văn Thể, Bà Brécard Lucête Linh
Số giáo dân hiện nay : ? người

18.- Cộng đoàn NANCY
Lập năm 1977
Cha Lâm Thái Sơn, Ông Trần Hữu Liêm
Số giáo dân hiện nay : 54 gia đ́nh

19.- Cộng đoàn REIMS
Lập năm 1977
Cha Phan Tấn Khánh, Ông ?
Số giáo dân hiện nay : ? người

20.- Cộng đoàn LIMOGES
Lập năm 1976
Cha Ngô Đ́nh Sĩ, Ông Nguyễn Văn Tâm
Số giáo dân hiện nay : 122 người

21.- Cộng đoàn LYON
Lập năm 1975
Cha Nguyễn Phan Khiêm, Ông Jean Pommier
Số giáo dân hiện nay : 1200 người

22.- Cộng đoàn TROYES
Lập năm 1976
Cha Nguyễn Đức Dũng, Ông Tạ Ngọc Phan
Số giáo dân hiện nay : 296 người

23.- Cộng đoàn METZ
Lập năm 1975
Cha Lê Văn Dũng, Bà Thérèse Kiều Chinh
Số giáo dân hiện nay : 30 gia đ́nh

24.- Cộng đoàn MULHOUSE
Lập năm 1976
Cha Nguyễn Phú Cường, Ông Nguyễn Trung Thành
Số giáo dân hiện nay : 55 gia đ́nh

25.- Cộng đoàn MARSEILLE
Lập năm 1960
Cha Nguyễn Văn Phải, Ông ?
Số giáo dân hiện nay : ? người

26.- Giáo Xứ Việt Nam PARIS
Lập năm 1947
Cha Mai Đức Vinh, Ông Lê Đ́nh Thông
Số giáo dân hiện nay : 12000-15000 người

27.- Cộng đoàn SARCELLES-GARGES
Lập năm 1979
Cha Trần Anh Dũng, Ông Nguyễn Huy Nhơn
Số giáo dân hiện nay : 200 người

28.- Cộng đoàn CERGY PONTOISE
Lập năm 1979
Cha Đinh Đồng Thượng Sách, Ông Duperrier Guy
Số giáo dân hiện nay : ? người

29.- Cộng đoàn ERMONT
Lập năm 197
Cha Nguyễn Thanh Điển, Ông Nguyễn Minh Dương
Số giáo dân hiện nay : 70 gia đ́nh

30.- Cộng đoàn ANTONNY
Lập năm 2005
Cha Mai Đức Vinh, Ông Nguyễn Tinh Nghĩa
Số giáo dân hiện nay : 80 người

31.- Cộng đoàn MARNE LA VALLÉE
Lập năm 1982
Cha Trần Anh Dũng, Ông Nguyễn Anh Hải
Số giáo dân hiện nay : 150 gia đ́nh

32.- Cộng đoàn VILLIERS LE BEL
Lập năm 1979
Cha Mai Đức Vinh, Ông Nguyễn Văn Ân
Số giáo dân hiện nay : 30 người

33.- Cộng đoàn CHALON SUR SAÔNE
Lập năm 1980
Cha Nguyễn Xuân Nghĩa, Ông Nguyễn Văn Jacques
Số giáo dân hiện nay : 100 người

34.- Cộng đoàn AMIENS
Lập năm 1975
Nữ Tu Trương Thị Nhàn, BBà Đặng Kim Phượng
Số giáo dân hiện nay : 125 người

35.- Cộng đoàn COLMAR
Lập năm 1975
Cha Nguyễn Phú Cường, Ông Nguyễn Văn Ninh
Số giáo dân hiện nay : 70 người

36.- Cộng đoàn EVRY ESSONNES
Lập năm 1977
Cha Lê Văn Vĩnh, Ông Phạm Văn Lạ
Số giáo dân hiện nay : 100 người

37.- Cộng đoàn POITIERS
Lập năm 1982
Cha Hà Quang Minh, Bà Nguyễn Thị Lành
Số giáo dân hiện nay : 80 người

38.- Cộng đoàn RENNES SAINT BRIEUC
Lập năm 1979
Cha Vũ Thái Hoà, Ông Lê Kim
Số giáo dân hiện nay : 160 người

39.- Cộng đoàn VALENCE
Lập năm 1975
Cha Nguyễn Ngọc Sinh, Ông ?
Số giáo dân hiện nay : 33 gia đ́nh

40.- Cộng đoàn GRENOBLE
Lập năm 1975
Cha Nguyễn Văn Hân, Ông Phan Văn Tốt
Số giáo dân hiện nay : 135 người

41.- Cộng đoàn MIRIBEL
Lập năm 1960
Cha Nguyễn Văn Thể, Ông Lê Quan Tươi
Số giáo dân hiện nay : 40 người

42.- Cộng đoàn VANNES
Lập năm 2005
Cha Paul Fischer, Ông Ngô nVinh Quang
Số giáo dân hiện nay : ? người

43.- Cộng đoàn NANTES
Lập năm 1976
Cha ?, Ông Tạ Đ́nh Phù
Số giáo dân hiện nay : 200 người

44.- Cộng đoàn CHAMBERRY
Lập năm 1980
Cha Nguyễn Văn Thể, Ông Lâm Tú Tài
Số giáo dân hiện nay : 29 người

45.- Cộng đoàn ORLEANS
Lập năm 1978
Cha ?, Ông Pham Thiên An
Số giáo dân hiện nay : 10 gia đ́nh

46.- Cộng đoàn NICE CÔTE D’AZUR
Lập năm 1957
Cha ?, Ông Hoàng Trung Thượng
Số giáo dân hiện nay : 150 người

Lời kết

Từ ngày khởi đàu hiện hữu vào năm 1942 với Hội Công Giáo Việt Nam Paris, tính đến nay, 2006, Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đă có 64 năm tuổi đời. Từ ngày thành lập Tuyên Úy Đoàn lo Mục Vụ cho người Việt Nam Công Giáo vào năm 1997, Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đă có 29 năm phát triển mạnh. Từ 8 cộng đoàn vào năm 1962, số các Cộng Đoàn đă tăng lên 17 vào năm 1997, 20 vào năm 1980 và 46 vào năm 2006.

Lời kết thúc ‘Lời Ngỏ’ giới thiệu tập Kỷ Yếu 30 năm hành tŕnh đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006) của Cha Hà Quang Minh cũng là lời kết của bài giới thiệu này về Thời ky phát triển của các cộng đoàn công giáo việt nam tại pháp (1976-2006), Số các cộng đoàn tăng vọt : ‘Sau 30 Năm Hành Tŕnh Đức Tin, mỗi người chúng ta đă nhận được ǵ? Đă làm được ǵ cho bản thân, gia đ́nh, cộng đoàn, Giáo Hội ? Thiết tưởng câu trả lời sẽ tùy thuộc bạn đọc.

Riêng chúng tôi, ít ra cũng hy vọng là những trang giấy này sẽ là một nhịp cầu nối kết. Không chỉ giữa người Công Giáo với nhau mà c̣n mở rộng cho những bạn đang t́m kiếm Đấng Tối Cao nữa. Kinh nghiệm của những người đi trước sẽ giúp cho thế hệ hiện tại và tương lai nhiều bài học về cuộc sống cá nhân và cộng đoàn’.

 

Hè 2006
Trần Văn Cảnh

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.