HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN
CỦA CÁC CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM
TẠI PHÁP

1 2 3 4

MichelAnge

 

Bài 3 :

Thời kỳ phát triển 1976-2006 : Tổ chức

Qua 2 bài trước, chúng tôi đã giới thiệu phần 1 về ‘Thời kỳ phôi thai 1942-1975 của các cộng đoàn công giáo Việt nam tại pháp’ và phần 2 về ‘Thời kỳ phát triển 1976-2006 của các cộng đoàn công giáo việt nam tại pháp’ : Số các cộng đoàn tăng vọt ; trong bài 3 hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu phần 3 của đề tài về ‘Thời kỳ phát triển 1976-2006 của các cộng đoàn công giáo việt nam tại pháp’ : các cộng đoàn có tổ chức và sinh hoạt chung.

3. Thời kỳ phát triển của các cộng đoàn công giáo việt nam tại pháp (1976-2006), các cộng đoàn có tổ chức và sinh hoạt chung

31. Cơ cấu tổ chức chung

Là người tham dự một cách tích cực và đều đặn từ lúc đàu vào sinh hoạt và tổ chúc các Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, Su Huynh Trần Công Lao[1] đã tóm tắt giới thiệu Cơ cấu tổ chức của các cộng đoàn này như sau :

a) Tổ chức Tuyên Úy Đoàn

Tuyên úy đoàn thành hình, bắt đầu từ năm 1978. Sau cuộc Đại hội đầu tiên tại Nhà Ánh Quang Thiên Chúa (Clarté Dieu) ở Orsay, do Linh mục đại diện Samuel Trương Đình Hoè triệu tập. Cho đến nay (năm 2006) đã tổ chức được 28 kỳ đại hội. Trừ 6 kỳ đại hội đều họp ở Orsay. Nhưng khởi sự từ nhiệm kỳ Cha Pierre Nguyễn Văn Tự, mỗi năm họp một vùng khác nhau và do vị tuyên úy địa phương vùng đó quán xuyến.

Tuyên úy đoàn gồm 3 ban :
+ Ban Điều hành Trung ương: Linh mục đại diện, các cố vấn, thủ quỹ và thư ký.
+ Ban Giới Trưởng thành: Gồm 5 vị tuyên úy và 5 vị đại diện giáo dân thuộc 5 vùng điện thoại.
+ Ban Giới Trẻ: Gồm Linh mục trưởng ban, 5 tuyên úy trẻ và 5 đại diện bạn trẻ thuộc 5 vùng điện thoại.
+ Linh mục đại diện Cha Samuel Trương Đình Hoè, (1978-1981, 1981-1984). Cha Pierre Nguyễn Văn Tự, (1984-1987, 1987-1990). Đức ông Joseph Mai Đức Vinh, (1990-1993, 1993-1996). Cha Clément Nguyễn Văn Thể, (1996-1999, 1999-2002, 2003). Cha Lucas Hà Quang Minh, (2003-2006 ...).

b) Tổ chức Cộng đoàn

Để cộng tác với tuyên úy, giúp lo mục vụ, duy trì và thăng tiến cộng đoàn, vì ‘tất cả tín hữu đều có nghĩa vụ và quyền lợi làm cho sứ điệp cứu độ của Chúa, ngày càng được lan truyền đến hết mọi người, mọi thời và mọi nơi’(GL.211) nên mỗi cộng đoàn đều có Ban đại diện, do cuộc phổ thông đầu phiếu bầu lên.

Ban đại diện. Ban đại diện gồm có : chánh đại diện, phó đại diện, thủ quỹ và thư ký. Ngoài ra, tùy từng cộng đoàn và tùy nhu cầu, có thể đặt thêm các Trưởng ban, như Văn nghệ, Ca nhạc, Việt ngữ, Xã hội .

Phân loại. Để phân loại cộng đoàn, thiết tưởng ta nên nhắc lại định nghĩa: Cộng đoàn là một tập thể tín hữu, ‘tụ họp lại với nhau, thông công việc bẻ bánh và cầu nguyện’ (Tđcv 2,42), được Linh mục phục vụ và điều khiển. Do đó, căn cứ vào ‘tập thể tín hữu’ đông hay ít để phân 3 loại : nhỏ, vừa, lớn. Và để dễ nhớ, ta cho mỗi loại một hình ảnh : hạt lúa, hạt ngô, hạt mít. Lúa và Ngô là thân thảo, nên khi đã mọc lên, chỉ trường tồn trong một thời gian nào đó thôi. Nhưng Mít là thân mộc, nên khi đã mọc lên sẽ được trường tồn, hay sẽ sống trong một thời gian lâu dài. Theo số giáo dân đã được ghi trong phần lịch sử của mỗi cộng đoàn, thì :
+ Cộng đoàn nhỏ (100-150) hạt Lúa: Dijon (60), Châlon (100), St-Etienne (84).
+ Cộng đoàn vừa (200-250), hạt Ngô: Nantes (250), Toulouse (300), Lille (395).
+ Cộng đoàn lớn (500.), hạt Mít: Paris (12.000 - 15.000), Lyon (1200) .

c) Sự tiến hoá.

Sau 30 năm (1976-2006), chúng ta thấy :
+ Về số cộng đoàn
Năm 1976 - có 20 cộng đoàn với 35 Linh mục, tu sĩ nam nữ phục vụ.
Năm 2006 - có 52 cộng đoàn, tính đến tháng 6-2006 với 52 Linh mục, tu sĩ nam nữ phục vụ. Như vậy ‘mùa màng thì bừa bộn mà thợ gặt lại ít ỏi’ (Luc 10,2)
+ Về số giáo hữu : Theo cuộc kiểm tra vào dịp Đại hội Giới Trẻ ở Athis Mons năm 1992 tức cách đây 12 năm), do người viết bài nầy thực hiện, với sự cộng tác của các tuyên úy đang làm mục vụ cho các cộng đoàn, thì số giáo hữu thường xuyên tham dự Thánh Lễ và số người chỉ tới các dịp Lễ trọng hoặc thỉnh thoảng mới tới một lần là 26.855 người.

Thay lời kết.
Tôi tự hỏi: Khi nhìn chung về lịch sử các cộng đoàn Công giáo Việt Nam, đã trải dài trong 30 năm trên xứ Pháp, đã biết những lý do tại sao đồng bào Việt Nam nói chung, và người tín hữu Công giáo nói riêng, có mặt trên đất nước nầy. Và khi những người Công giáo có mặt, thì những kẻ có trách nhiệm về tinh thần đã ứng xử ra sao. Những hình thức và phương thế nào họ đã dùng để các tín hữu Công giáo làm cuộc ‘Hành trình Đức Tin’. Khi người tín hữu ấy, chính là tôi đây, được mọi thứ tự do, không bị ai đàn áp hoặc tước đoạt. Người tín hữu, chính là tôi đây, lại còn có đủ mọi phương thế và điều kiện thuận lợi. Vậy, tôi đã, đang và sẽ làm gì để Đức Tin tôi khỏi chết ?.

32. Ban Mục Vụ Trưởng Thành

Là ngưởi đã lấy sáng kiến lập ra Ban Mục Vụ Trưởng Thành, cha Mai Đức Vinh[2] đã giới thiệu về Ban này như sau : Ngày 25.06.1990, Đức Cha Pierre Joatton, Giám Mục Giáo phận Saint Eùtienne, chủ tịch Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều gửi thư bổ nhiệm tôi làm Đại Diện Quốc Gia cho Tuyên Úy Đoàn Việt Nam tại Pháp và là người có trách nhiệm phối hợp về mục vụ cho người Việät Nam (Délégué National pour les Aumôniers Vietnamiens en France et responsable de la coordination de la Pastorale des Vietnamiens), thay thế Cha Phêrô Nguyễn Văn Tự mãn nhiệm kỳ. Ba tháng sau, tức kỳ Đại Hội XIII của Tuyên Úy Đoàn, từ 24 – 28.09.1990, tại Maison du Sacré Coeur, Paray le Monial, tôi trình bày với các Tuyên Úy về chương trình sinh hoạt mục vụ tổng quát gồm bốn điểm chính:


● Mời các Tuyên Úy cộng tác sinh hoạt, mọi người kể từ Linh Mục Đại Diện đều làm việc có tính cách tự nguyện.
● Tiền 80.000f (1/2 lương hàng năm của một Linh mục) do Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều trợ cấp sẽ trở thành quỹ chung của Tuyên Úy Đoàn. Thêm vào đó, mỗi cộng đoàn dành một ngày tiền quyên trong Thánh Lễ góp vào quỹ chung.
● Thành lập Ban Mục Vụ Trưởng Thành, đặc biệt tổ chức các khóa huấn luyện cho các thành viên của các Ban Đại Diện Cộng Đoàn Việt Nam tại Pháp.
● Thành lập Ban Mục Vụ Giới Trẻ, đặc biệt tổ chức các Đại Hội Giới Trẻ.
Sau nhiều giờ trao đổi, có lúc thật sôi nổi, chương trình bốn điểm đã được Tuyên Úy Đoàn chấp nhận. Ban Mục Vụ Trưởng Thành được thành hình từ đó.

1. Mục đích đạt tới. Huấn luyện giáo dân, nhất là những người có tinh thần và khả năng đảm nhiệm các sinh hoạt của cộng Đoàn. Giúp họ ý thức đến những quyền lợi và trách nhiệm của một giáo dân trong cộng đoàn, trong Giáo hội và trong xã hội. Tạo cơ hội cho giáo dân thuộc các cộng đoàn quen biết nhau, nghe biết sinh hoạt của các cộng đoàn khác, hầu chia sẻ, liên đới và học hỏi lẫn nhau. Học hỏi Çào sâu một chuyên đề hay một điểm nóng trong Giáo hội, trong Xã hội hay trong đời sống thường ngày của cộng đoàn và xã hội…

2. Thành viên Tuyên úy. Năm tuyên úy đã vui lòng xung vào Ban Mục Vụ Trưởng Thành: Cha Trần Ngọc Hải (trưởng ban), Cha Lê Văn Vĩnh, Cha Nguyễn Chí Thiết, sư huynh Bonaventura Trần Công Lao, nữ tu Michel Lộc. Các thành viên tuyên úy thay đổi theo nhiệm kỳ của Linh mục Đại Diện. Vì thế, năm 1997, sang nhiệm kỳ của Cha Đại Diện Clément Nguyễn Văn Thể, thành viên tuyên úy của Ban Mục Vụ Trưởng Thành là: Cha Mai Đức Vinh (trưởng ban), Cha Lê Văn Vĩnh, sư huynh Trần Công Lao, phó tế Nguyễn Văn Thạch, nữ tu Michel Lộc. Qua nhiệm kỳ Cha Lucas Hà Quang Minh (2004), thành viên tuyên úy không thay đổi, trừ nữ tu Michel Lộc (hưu trí) được thay thế bởi nữ tu Đỗ thị Lan.

3. Thành viên Giáo dân. Vào khoá Gặp Gỡ khóa II, 1992, các tham dự viên đã bỏ phiếu chọn bốn giáo dân làm việc sát cánh với các tuyên úy trong Ban Mục Vụ Trưởng Thành, với nhiệm kỳ thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Nhiệm kỳ đầu tiên (1992-1998): Ông Nguyễn Văn Hộ (Paris), Ông Jean René Trang (Lyon), bà Phạm Văn Bá (Reims), bà Nguyễn Thị Trung (Bordeaux). Nhiệm kỳ thứ hai (1998-2003): ông Tạ Đình Chung (Paris), ông Tạ Đình Phù (Nantes), bà Pommier Khỏe (Lyon), bà Đặng Thị Kim Phượng (Amiens). Nhiệm kỳ thứ ba (2003-): ông Nguyễn Ngọc Đỉnh (Paris), ông Nguyễn Xuân Tuệ (Rennes), Bà Delaprune Minh Tâm (Versaille), ông Đoàn Quốc Khánh (Orléans), bà Coissard Nguyễn Kim Phỉ (Clermond Ferrand).

4. Những quy định thực tế. Sau một năm dò dẫm, kể từ 1992, công việc tổ chức được quy định như sau:
● Cuối tuần học hỏi này được mang danh là ‘Khóa Gặp Gỡ'.
● Thời gian được ấn định cho khóa Gặp Gỡ là cuối tuần lễ Chúa Giêsu Lên Trời, tức từ chiều thứ năm đến hết trưa chúa nhật.
● Các tham dự viên khóa Gặp Gỡ II (1992) bầu phiếu bốn giáo dân để cùng làm việc với bốn tuyên úy với nhiệm kỳ dài ngắn tùy theo hoàn cảnh.
● Đề tài: do các tham dự viên khóa này trao đổi và chọn lựa đề tài cho khóa sau.
● Địa điểm: Năm khóa đầu, tức từ 1991-1996, địa điểm là bốn lần tại Maison Saint Joseph, Francheville, một lần tại Le Chatelard (1992, của Dòng Tên), Francheville. Kể từ 1997 (Khoá Gặp Gỡ VI) thay đổi nhiều nơi tại vùng Paris.
● Về phí tổn: Tuyên úy đoàn nhất trí: các phí tổn chung quỹ tuyên úy đoàn trang trải, tiền di chuyển của một tham dự viên do cộng đoàn địa phương đài thọ, tiền ỉn ở trong bốn ngày, tham d¿ viên trả một nửa và quỹ tuyên úy đoàn yểm trợ một nửa.
● Nguyên tắc mỗi năm tổ chức một khóa Gặp Gỡ, tuy nhiên sẽ tránh sự trùng điệp khi có một tổ chức chung nào khác (như Đại Hội Hành Hương).

5. Những năm có khóa Gặp Gỡ

Gặp Gỡ I, 1991: Từ 20-22.05.91, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Vai trò và trách nhiệm của giáo dân dựa trên các văn kiện của Công Đồng Vatican II’ – với 57 tham dự viên thuộc 19 cộng đoàn.
Gặp Gỡ II, 1992, Từ 07-10.05.92, - tại Le Chatelard (Jésuite), Francheville (Lyon) - theo đề tài ‘Khai tâm và nhận diện thực chất của Giáo dân Việt Nam tại Pháp dựa trên các yếu tố thực tế - với 65 tham dự viên thuộc 21 cộng đoàn.
Gặp Gỡ III, 1993, Từ 20-23.05.93, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Tìm hiểu một số các hội đoàn đang sinh hoạt trong các xứ đạo Pháp‘, - với 62 tham dự viên thuộc 22 cộng đoàn.
Gặp Gỡ IV, 1994: Từ 12-15.05.94, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Giáo dục thanh thiếu niên trong môi trường gia đình Việt Nam tại xã hội Pháp’ – với 68 tham dự viên thuộc 23 cộng đoàn.
Gặp Gỡ V, 1996: Từ 16-19.05.96, - tại Maison Saint Joseph, Francheville (Lyon) – theo đề tài ‘Vai trò người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và cộng đoàn tại xã hội Pháp’ – với 60 tham dự viên thuộc 20 cộng đoàn.
Gặp Gỡ VI, 1999, từ 13-16.05.99, - tại Notre-Dame du Cénacle, 68 av de Paris, 78000 Versailles, - theo đề tài ‘Đào tạo nhân sự cộng đoàn’ - với 68 tham dự viên thuộc 21 cộng đoàn.
Gặp Gỡ VII, 2001, - Từ 24-27.05.01, - Notre-Dame du Cénacle, 68 ave de Paris, 78000 Versailles, theo đề tài ‘Những yếu tố làm sống cộng đoàn’- với 62 tham dự viên thuộc 19 cộng đoàn.
Gặp Gỡ VIII, 2002: Từ 29-31.05.02, - tại Acceuil Saint Jean Baptiste, 89 rue Jean Jaurès, 93470 Coubron, - theo ÇŠ tài ‘Từ mọi ngôn ngữ và mọi văn hóa, chúng ta phải cùng nhau sống và trª nên một Giáo Hội có sứ mệnh trình bày Đức tin trên lãnh thổ có nhiều người di cư này‘ (Tài liệu của UBGMNKV), - với 65 tham dự viên thuộc 22 cộng đoàn.
Gặp Gỡ IX, 2004: Từ 20-23.05.04, - tại Acceuil Saint Jean Baptiste, 89 rue Jean Jaurès, 93470 Coubron – theo đề tài ‘Hôn nhân dị giáo và hôn nhân dị chủng‘, - với 64 tham dự viên thuộc 21 cộng đoàn.
Gặp Gỡ X, 2005 : Từ 05-08.05.05, - tại Maison diocésaine, 10 rue de la Trinité, 86034 Poitiers, - theo đề tài ‘Khác biệt giữa các tôn giáo‘ (Đạo nào cũng giống nhau?), - với 68 người tham dự thuộc 23 cộng đoàn.

6. Những năm không có khóa Gặp Gỡ


1995: Tham dự Đại Hội Hành Hương Lộ Đức I, từ 04-06.08.95, để kỷ niệm 35 năm (1960-1995) thành lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt Nam, và 50 năm (1945-1995) Hội Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Pháp, với sự tham dự của hơn 2.500 tín hữu thuộc các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp.

1997: Tham dự JMJ 97 (Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới XII tại Paris), từ 18-24.08.97, theo đề tài ‘Thưa Thầy, Thầy ở đâu? – Hãy đến mà xem’.

1998 : Tham dự Đại Hội Hành Hương Lộ Đức II, từ 04-06.08.98, để kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lavang (1798-1998) và 10 năm tôn phong hiển thánh của 117 các Chân phước Tử đạo tại Việt Nam (1988-1998), với sự tham dự hơn 2.000 giáo dân thuộc các cộng đoàn VN tại Pháp.

2000 : Để các Cộng Đoàn tham gia sinh hoạt Năm Thánh tại giáo phận địa phương và với Giáo Hội hoàn vũ tại Roma (lãnh Ơn toàn xá).

2002 : Tham dự Đại Hội Lộ Đức III từ 04-06.08.02, với các Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Aâu Châu để chuẩn bị tinh thần cho Đại Hội Niềm Tin của các Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại tại Roma,năm 2003. Trên 3000 người tham dự.

2003: Tham dự Hội Ngộ Niềm Tin tại Roma với các Cộng Đoàn Việt Nam Hải Ngoại.

2006: Tham dự Đại Hội Hành Hương Lộ Đức IV, từ 04-06.08.06, để kỷ niệm 30 năm thành lập các Cộng Đoàn Việt Nam tại Pháp.

7. Vài nhận định kết thúc. Kinh nghiệm lớn về mục vụ là sự cộng tác tốt đẹp giữa các tuyên úy với giáo dân trong Ban Mục Vụ Trưởng Thành, cũng có khi gọi là ‘Ban mục vụ giáo sĩ và giáo dân’. Trên nhiều khía cạnh, họ là những người giầu kinh nghiệm thực tế và nhiều khả năng chuyên môn. Dĩ nhiên họ cũng là những tín hữu trung kiên trong niềm tin, nhiệt tình với đời sống của Giáo hội và ưu tú cho tương lai của cộng đoàn.


● Số tham dự viên trên dưới 60 đều đặn của 20-24 cộng đoàn là một con số khích lệ cho ban tổ chức, vì thực tế khó tìm những nơi nhiều chỗ hơn.
● Điều quý báu là bầu khí các khóa Gặp Gỡ luôn vui tươi, phấn khởi, huynh đệ và nhiệt tình học hỏi, tự nhiên trao đổi… Tất cả là dấu hiệu của ơn Thánh Linh hoạt động nơi mỗi người.
● Nhờ hình thức tổ chức có nghiên cứu, đề tài được đề nghị tập thể và trình bày khúc chiết dưới nhiều khía cạnh cụ thể… nên tham dự viên hài lòng về mức tiếp thu, ra về thoải mái…
● Sự tiếp đón niềm nở và nhiệt tình của cộng đoàn địa phương cũng làm gia tăng bầu khí vui tươi của khóa Gặp Gỡ và đem lại nhiều phấn khởi cho các tham dự viên…
● Còn mức độ ứng dụng như thế nào là tùy thuộc môi trường, nhân sự… của cộng đoàn tham dự viên sinh sống và hoạt động. Cách chung không thể ‘quá thao thức’ về những thành quả cấp thời được !
● Hãnh diện là một trong những người đã cộng tác hết mình vào sinh hoạt mục vụ này của Tuyên Úy Đoàn và của các vị Đại Diện Giáo Dân, tôi cám ơn Chúa và cầu mong cho sinh hoạt này được tiếp tục và thăng tiến hơn mãi. Vì đây là một trong những yếu tố cơ bản để duy trì và phát triển Cộng Đoàn. Mong thay !

33. Ban Mục Vụ giới trẻ

Là một trong những vị Tuyên Úy đã tham dự tích ccực vào các sinh hoạt cũa Ban Mục Vụ Giới trẻ, Cha Lâm Thái Sơn[3] đã trình bày như sau về Ban này : Đã từ lâu, các Linh mục tu sĩ nam nữ Việt Nam tại Pháp muốn tạo cơ hội cho các bạn trẻ Việt Nam (hoặc tỵ nạn hoặc lớn lên tại Pháp) được gặp gỡ và sinh hoạt chung. Về phương diện mục vụ, trong nhiệm kỳ của Cha Mai Đức Vinh (Đại diện các tuyên úy VN tại Pháp: 1990 - 1996), Tuyên úy Đoàn đồng ý thành lập 2 ban đặc trách : Giới Trưởng Thành và Giới Trẻ. Những sinh hoạt của ban mục vụ giới trẻ gồm :

1. 1990 - 1996 : Nhiệm kỳ của Cha Đinh Đồng Thượng Sách

Cha Đinh Đồng Thượng Sách nhận trách nhiệm Trưởng Ban Mục Vụ Giới Trẻ, cùng làm việc có 4 Tuyên Úy và 4 Đại Diện giới trẻ được mời đặc biệt.

1991: Từ ngày 10 đến 12 tháng 5, Đại Hội các Bạn Trẻ tại Montlhery để chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo VN tại Pháp.

1992: Vào mùa hè, Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo VN tại Pháp lần thứ nhất được tổ chức tại Athis Mons, với sự họp mặt của 350 bạn trẻ, từ ngày 10 đến 13 tháng 7. Chủ đề: ‘Người trẻ Công Giáo Việt Nam tại Pháp’. Ban tổ chức: Cha Đinh Đồng Thượng Sách, Cha Bùi Duy Nghiệp, Cha Lê Phú Hải, Cha Vũ Thái Hoà, Nữ tu Marie Pascale Lài, và những đại diện các bạn trẻ: Đào Kim Phượng (Paris), Nguyễn Văn Minh (Versailles), Đoàn Tiến Đạt (Strasbourg).

1994: Cũng tại Athis Mons, Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo VN tại Pháp được tổ chức lần thứ 2, với sự tham dự của hơn 300 bạn trẻ, từ ngày 14 đến 17 tháng 7. Chủ đề: ‘Người trẻ Công Giáo VN đối với Cộng Đoàn Công Giáo VN tại Pháp’.

1995: Từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 8, Đại hội hành hương Lộ Đức lần thứ 1 để mừng ‘Kỷ niệm 35 năm (1960 - 1995) thành lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo VN, và 50 năm (1945 - 1995) Hội Liên Tu Sĩ VN tại Pháp”. Trong số 2500 tín hữu VN, có khoảng 500 bạn trẻ hiện diện.

1996: Theo Ỷ kiến đã được đưa ra trong Đại Hội Tuyên Úy Đoàn kỳ XVIII tại Orléans, Ban Giới Trẻ tổ chức, vào đầu tháng 11, một ‘Week-end cho các bạn trẻ Công giáo VN muốn tìm hiểu Ơn Gọi ‘, (tuổi từ 16 đến 25), tại Rungis vùng Paris.

2. 1996 - 2002 : Nhiệm kỳ của Cha Trần Anh Dũng.

Cha Trần Anh Dũng nhận trách nhiệm Trưởng Ban Mục Vụ Giới Trẻ, với sự cộng tác của: Nữ tu Trương Thị Nhàn, Cha Vũ Thái Hoà, Cha Nguyễn Văn Hân, Cha Lâm Thái Sơn, Cha Nguyễn Phú Cường, Cha Nguyễn Văn Sang, Cha Trần Quang Khương.

1997: Tháng 2: Khoá huấn luyện căn bản ca trưởng tại Giáo Xứ (khoá 1). Cha Vũ Thái Hoà đã tổ chức thành công khóa huấn luyện trong 3 ngày. Có hơn 30 bạn trẻ đang đảm trách các ca đoàn VN tại Pháp ghi danh. Tháng 5: Đại Hội Thanh Niên (Jeunes-Pentecôte 97) tại Lộ Đức: Các bạn trẻ ngoại quốc sinh sống trên đất Pháp tập trung về Lộ Đức 3 ngày, vào Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Có 43 bạn trẻ VN, do sự hướng dẫn của Nữ tu Trương Thị Nhàn và Cha Lâm Thái Sơn, tham dự (trên 850 bạn trẻ thuộc các sắc tộc). Các bạn trẻ VN hăng say, linh động, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, đóng góp các tiết mục văn nghệ, tham dự các giờ cầu nguyện và Thánh Lễ với chủ đề ‘Mặc dù khác nhau, tất cả cùng nhau’ được khai triển. Gây một sự tranh luận sôi nổi về niềm hy vọng, ước mơ, sự khó khăn mà giới trẻ gặp phải khi đang sống trong môi trường phức tạp của xã hội hằng ngày về văn hóa, chính trị, kinh tế, di cư và hội nhập. Xác nhận chung một Đức Tin trong một Giáo hội gồm nhiều văn hóa khác nhau. Khám phá về sự hiện diện của Thiên Chúa trong lòng anh em chúng ta: Một Giáo hội của tất cả mọi người. Tháng 8: Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (JMJ 97) tại Paris. Đề tài: ‘Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Hãy đến và xem!’. Có khoảng 300 bạn trẻ VN tại Pháp tham dự trong tổng số 1 ngàn bạn trẻ VN đến từ khắp nơi trên thế giới (Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc Châu ... Việt Nam). Ba ngày Giáo lý VN tại Thánh Đường Saint Jean Baptiste de Grenelle (quận 15) do Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang trình bày và chủ tế Thánh Lễ. Một Stand tại vườn MEP triển lãm Đất nước và quê hương VN; Giáo hội VN hôm qua và hôm nayữ được nhiều bạn trẻ quan tâm thưởng ngoạn. Tiểu ban Á Châu của JMJ 97 nhận được các con số ghi danh tham dự như sau: Đại Hàn (600 bạn trẻ), Phi luật tân (450), Nhật Bản (150), Đài Loan (250), Hồng Kông (250), Ấn Độ (150), Nam Dương (100), Mã Lai (100), Cao Miên (6), Mông Cổ (5) và các bạn trẻ Việt Nam.

1998: Từ ngày 7 đến 9 tháng 8, Đại Hội Hành Hương Lộ Đức lần thứ 2, mừng ỡkỷ niệm 200 năm (1798-1998) Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, và 10 năm (1988-1998) tôn phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Namữ. Có khoảng hơn 300 bạn trẻ tham dự.

1999: Cha Vũ Thái Hòa, với sự cộng tác đặc biệt của Cha Mai Tính (Mi trầm) đã tổ chức khóa huấn luyện căn bản Ca Trưởng Phụng Vụ (khoá hai), từ chiều thứ sáu 09 đến trưa chúa nhật 11 tháng 4, tại Giáo Xứ VN Paris. Có 34 bạn trẻ tham dự khóa huấn luyện này.

2000: Tháng 2: một cuối tuần ‘Tìm Hiểu Ơn Thiên Triệu’ tại Giáo Xứ. Đức Ông Mai Đức Vinh và Cha Trần Quang Khương hướng dẫn, nhằm mục đích giới thiệu cho các em một số ơn gọi của các Dòng Tu trong Giáo hội. 10-20 tháng 8: Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (JMJ’2000) tại Rôma. Chủ đề: Ngôi lời đã trở nên người phàm và ở giữa chúng ta. Các bạn trẻ VN tại Pháp dành 1 ngày trọn để tham dự Thánh Lễ, Giáo Lý, sinh hoạt Đức Tin và Văn Hóa với các bạn trẻ VN đến từ khắp nơi trên thế giới; đồng thời có ghi danh tham dự Incontro Dei Giovani: Roma 2000 với tiết mục ‘Hạt Lúa Vàng’ gồm 5 tiết mục hoạt cảnh và vũ, do 50 bạn trẻ trình diễn với thời lượng 25 phút.

2001: Tiếp nối tinh thần JMJ Rôma, Ban Giới Trẻ với sự cộng tác của sư huynh Trần Công Lao và Cha Nguyễn Tất Thắng, OP. (chuyên sinh hoạt với các bạn trẻ tại Hoa Kỳ và Canada) tổ chức cuộc ‘Gặp mặt giới trẻ VN tại Pháp’, từ 16 đến 18 tháng 2, tại Trung Tâm Hành Hương Gioan Maria Vianney, Ars. Chủ đề Giới trẻ: Tương Lai Của Cộng Đoàn. Có 85 bạn trẻ tham dự cuộc gặp mặt này.

2002: Tháng 7: Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (JMJ) tại Toronto (Canada). Chủ đề: Các bạn là muối đất, là ánh sáng trần gian (Mt 5,13-14). Từ thứ năm 18 đến chúa nhật 21: nhóm trẻ VN tại Pháp, tháp tùng với nhóm trẻ Paris, đáp máy bay xuống Montréal, sau đó được đưa về Ottawa (thủ đô), sinh hoạt và viếng thăm thành phố. Từ thứ hai 22 đến chúa nhật 28: tất cả các phái đoàn tham dự tiến về thành phố Toronto: gặp gỡ nhau, học hỏi Giáo lý , tham dự Thánh Lễ, sống nghi thức thống hối, sinh hoạt Văn Nghệ Văn Hóa và Niềm Tin,.. sống Đêm Canh Thức tối thứ bảy và Đại Lễ vào sáng chúa nhật do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chủ tế và bế mạc. 02-04 tháng 8: Đại Hội Công Giáo Việt Nam Âu Châu tại Lộ Đức. Chủ đề ‘Sống Hiệp Thông: hiệp nhất để Sống và Loan báo Tin Mừng’. Trong lần Đại Hội này, hàng trăm bạn trẻ VN sống tại Âu châu được dịp gặp gỡ nhau, tham dự họp mặt sinh hoạt Để tất cả nên một (Ga 17,21), cầu nguyện, tham dự các Bí Tích, tham dự Thánh Lễ và trước khi chia tay, đã chung vui thực hiện đêm văn nghệ trong tình thân hữu.

2003 : Hội Ngộ Niềm Tin tại Rôma. Các Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam hải ngoại tuôn về Rôma, từ ngày 24 đến 27 tháng 7, sống Đức Tin và gặp gỡ nhau. Có khoảng 100 bạn trẻ VN tại Pháp tham dự Đại Hội này.

3. 2003 - 2004 : Nhiệm kỳ của Cha Hà Quang Minh.

2004: Đầu tháng 5: Họp mặt Giới Trẻ VN tại Giáo Xứ VN Paris. Chủ đề: Nối vòng tay lớn, mục đích chuẩn bị Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne (Đức). Có khoảng 150 bạn trẻ tham dự. Cuối tháng 10: Họp mặt giới trẻ tại thành phố Poitiers. Chủ đề: Tình Bạn Bốn Phương. Trong bích chương gởi đến các bạn trẻ VN tại Pháp, có ghi: Bạn là người trẻ gốc Việt Nam. Bạn còn là học sinh, sinh viên hay đã có việc làm. Bạn còn sống độc thân hay đã lập gia đình. Bạn thao thức được gặp gỡ các bạn trẻ VN. Bạn muốn sống một week-end sống động, cởi mỡ, gặp gỡ Chúa Kitô, chia sẻ tình dân tộc Mời bạn đến week-end 30-31/10 và 01/11/2004 tại Maison Diocésaine de Poitiers. Sự hiện diện của bạn sẽ là một tiếng hát dễ thương trong ban hòa tấu của Giới trẻ Việt Nam. Có 100 bạn trẻ tham dự. Trong lần gặp gỡ này, một Ban Đại Diện giới trẻ toàn quốc được thành lập. Mục đích của Ban là cố vấn, hợp tác và kết hợp các bạn trẻ công giáo Việt Nam. Trong thời gian này, các bạn trẻ được tham quan khu vực khoa học giải trí Futuroscope trọn ngày.

4. 2004 - 2006 : Nhiệm kỳ của Cha Nguyễn Văn Thể.


2005: Tháng 8: Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Cologne (Đức). Chủ đề: Chúng tôi đến thờ lạy Người. Thầy Tạ Đình Chung (Phó Tế vĩnh viễn) đặc trách việc ghi danh các bạn trẻ VN tại vùng Paris. Có 49 bạn trẻ, kể cả các Linh mục và nữ tu sinh viên đến từ VN, nhưng chưa tính con số các bạn trẻ ghi danh theo địa phận địa phương Pháp. Các Tuyên úy trong Ban Giới Trẻ nhận thấy các bạn trẻ VN tại Pháp vẫn còn giữ được truyền thống văn hóa Dân Tộc và vui sống Đức Tin Công Giáo.
2006: Tháng 4: Khoá huấn luyện căn bản ca trưởng phụng vụ (khóa 3) : Cha Vũ Thái Hoà tổ chức khóa huấn luyện ca trưởng, từ chiều thứ sáu 21 đến trưa Chúa nhật 23 tháng 4, tại Giáo Xứ VN Paris. Có 15 bạn trẻ tham dự khóa huấn luyện này. Đầu tháng 8: Đại Hội Hành Hương tại Lộ Đức. Chủ đề: ‘30 năm hành trình đức tin’ của các Cộng Đoàn VN tại Pháp

34. Đại Hội Hành Hương các Cộng Đoàn ở Lộ Đức, Roma[4]

Các cộng đoàn VN tại Pháp sung sướng vì được định cư trên phần đất có nhiều thánh địa để hành hương. Tới nay, các cộng đoàn VN tại Pháp đã tham dự 3 lần hành hương chung về Lộ Đức, và một lần về Roma, để cùng nhau tuyên xưng và đồng hành đức tin. Mỗi lần kéo dài 3 ngày cuối tuần thứ sáu, thứ bảy và chúa nhật.
● Lần thứ 1: từ 04 đến 06.08.1995, tại Lộ Đức : kỷ niệm 35 năm thành lập hàng giáo Phẩm tại VN (1960-1995).
● Lần thứ 2: từ 06 đến 09.08.1998, tại Lộ Đức : Kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lavang (1798-1998) và 10 năm phong thánh cho 117 Thánh Tử Đạo VN (1988-1998).
● Lần thứ 3: từ 02 đến 04.08.2002, tại Lộ Đức : Chung cho các cộng đoàn VN tại Âu Châu, để chuẩn bị cho đại hội Niềm Tin ở Roma, chung với tất cả các cộng đoàn VN trên thế giới.
● Lần thứ 4: từ 24 đến 27.07.2003, tại Roma : Hội ngộ Niềm Tin, chung với các cộng đoàn VN trên thế giới.

a. ĐẠI HộI Lộ Đức Kỳ I, từ 04 đến 09-08-1995 . Đây là lần tập họp giáo dân đầu tiên do Tuyên úy đoàn VN tại Pháp tổ chức. Mục đích ban tổ chức đã ghi và phổ biến trong tập Hành Hương :
● Cầu nguyện cho GHVN nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm tại VN (1960-1995).
● Cầu nguyện cho các cộng đoàn VN hải ngoại sau 20 năm xa quê hương.
● Cầu nguyện cho công việc mục vụ của Tuyên úy đoàn và mỗi cộng đoàn Công giáo VN trên thế giới, cách riêng tại Pháp.
● Kéo dài và đúc kết Năm Quốc Tế Gia Đình, để từ việc củng cố và đổi mới gia đình, chúng ta củng cố và đổi mới cộng đoàn chúng ta sống.
● Chung vui và cầu nguyện với Hội Liên Tu Sĩ VN tại Pháp, nhân dịp 50 năm thành lập. Đại hội này qui tụ khoảng 1000, với sự hiện diện của ĐÔ.Philiphê Trần Văn Hoài, giám đốc Văn Phòng Phối Kết Công Giáo VN Hải Ngoại và Đức TGM Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, từ Roma qua. Chương trình Thánh Lễ và hội thảo trong ba ngày sắp xếp rất chu đáo.

Thứ Sáu 04-08-1995 "Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo VN" Cầu cho Giáo Hội và Hàng Giáo Phẩm VN
08g00. Thánh Lễ khai mạc tại Thánh đường Ste Bernadette, do ĐTGM Nguyễn Văn Thuận chủ Lễ, ĐÔ Điểm giảng. Cha Vinh đôi lời đón tiếp.
Sau lễ chụp hình chung kỷ niệm.
11g00: xem phim "Sứ điệp ĐM Lộ Đức".
14g00 : Các buổi thuyết trình cho người lớn :
● ĐÔ. Trần Văn Hoài : Gia đình với Đức Mẹ.
● ĐTGM. Nguyễn Văn Thuận : Gia đình trước ngưỡng cửa 2000.
● Lm. Lê Văn Vĩnh và Ls Phạm Quang Tịnh : Gia đình theo luật pháp hiện nay
● Các buổi thuyết trình cho giới trẻ :
● Lm. Hoàng Minh Thắng : Những thách đố đức tin của người trẻ; ngưỡng cửa năm 2000
● Ks. Nguyễn Đức Mậu : Giới trẻ trước Liên Tu sĩ sinh hoạt riêng
16g30 : Nghi thức thống hối cho giới trẻ
17g30 : Nghi thức thống hối cho người lớn.

Thứ Bảy 05-08-1995"Nữ Vương Vô Nhiễm Nguyên Tội'' Cầu cho các cộng đoàn VN tại Pháp và hải ngoại.
07g30 : Thánh Lễ trước Hang Đá : ĐÔ Hoài chủ Lễ. ĐÔ. Phương giảng.
09g00 : Sinh hoạt giới trẻ
10g45 : Gẫm Đường Thánh Giá
10g30 : Giờ cầu nguyện của Liên Tu Sĩ
14g00 : Các buổi thuyết trình cho người lớn :
● Bs. Nguyễn Văn Ái : Gia đình với sinh dưỡng.
● Gs. Trần Văn Cảnh : Gia đình và giáo dục
● Gs. Phạm Việt Tuyền : Gia đình và Văn hóa.
● Sh. Trần Công Lao : Gia đình trong cộng đoàn.
● Giời trẻ. ĐTGM. Nguyễn Văn Thuận : Trao đổi tự do về người trẻ với trẻ, với gia đình, với cộng đoàn, và với Giáo Hội.
16g30 : Dự kiệu Mình Thánh.
20g15 : Giới trẻ dự Thánh Lễ Quốc Tế.
20g30 : Tham dự kiệu Đức Mẹ
20g30 : Liên Tu sĩ họp

Chúa nhật 06-08-1995 "Nữ Vương Hòa Bình"Cầu Hòa Bình cho Quê Hương và Thế Giới.
09g00 : Thánh Lễ Quốc Tế Tạ Ơn tại St. Pie X do ĐTGM Nguyễn Văn Thuận chủ tế. Đoàn người VN dâng của lễ. Ca đoàn VN hát một bài.
14g30 : Nghi thức cầu nguyện và hiến dâng Quê Hương VN cho ĐM trước hang đá, do ĐTGM Nguễn Văn Thuận chủ sự.
16g00 : Giờ Thánh.
Từ 17g30, là giờ tự do. Nhưng trước hang đá, người ta thấy đông đảo bà con VN qui tụ đọc kinh và khấn nguyện, như không còn dịp nào trở lại nữa, lòng dạt dào tâm tình : Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên chúa bao la. Xin dâng lời cảm mến, hòa theo tiếng hát dâng lên. Đôi bàn tay Chúa nâng đỡ con...

b. ĐẠI HộI Lộ đức Kỳ 2, từ 06 đến 09-08-1998. Năm 1998, Giáo Hội Việt Nam có hai ngày kỷ niệm lớn là "200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang" (1798-1998) và "Mười năm phong hiển thánh cho 117 anh hùng tử đạo Việt Nam" (1988-1998). Để chào mừng một lúc hai ngày kỷ niệm quý hóa này, tuyên úy đoàn tổ chức cuộc hành hương Lộ Đức kỳ II, từ 06 đến 10-08-1998, dưới sự chủ tọa của Đức Cha Jean Charles Thomas Giám mục Versailles, chủ tịch Ủy ban mục vụ ngoại kiều tại Pháp. Gần 1000 giáo dân thuộc các cộng đoàn trên đất Pháp và một số tại Bỉ, Thụy Sỹ về dự. Kết quả được Đức Cha Thomas đánh giá trong lời ngỏ cuối Thánh Lễ ngày 07-08-98: "Tôi hân hạnh sống với anh chị em trong những ngày vui tươi và huynh đệ. Tôi cầu chúc cho tất cả được dồi dào sức sống siêu nhiên trong những ngày ở đây và khi trở về với công việc sinh sống hàng ngày". Mục đích đại hội kỳ này, được nêu ra trong tập hướng dẫn hành hương: Chú tâm tới giúp chúng ta về việc sống đạo, chứng tá niềm tin, thực hành đức Mến, loan báo Tin Mừng Đức Giêsu Kitô chết và phục sinh, theo đường hướng mục vụ của Giáo hội địa phương, ngay trong xứ đạo, giáo phận địa phương mà chúng ta sinh sống, trong xứ mình cư ngụ". (tr. 3) Kinh nghiệm của lần I, chương trình năm nay thật chu đáo: Nghi Lễ phụng vụ, sinh hoạt văn hoá. Các nghi Lễ phụng vụ chung, gồm:

Ngày thứ Sáu 07-08-98
Sáng: Lễ khai mạc kính Các Thánh Tử đạo Việt Nam, tại nhà thờ Thánh Bernadette, Đức Cha Jean Jacques Thomas chủ Lễ. Cha Nguyễn Văn Thể đọc phép lành Tòa Thánh cho đoàn hành hương Lộ Đức. Cha Mai Đức Vinh giảng ý cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam.
Chiều: Gẫm Đàng Thánh Gía, được chia làm ba nhóm, điều khiển bởi các Cha Nguyễn Văn Thể, Nguyễn Chí Thiết và Nguyễn Xuyên.
Tối: Xám hối xưng tội do Cha Hà Quang Minh chủ sự.

Ngày thứ Bảy 08-08-98
Sáng: Lễ kính Đức Mẹ La Vang tại Hang Đá Lộ Đức do Cha đại diện Tuyên Úy đoàn Nguyễn Văn Thể chủ Lễ. Cha Hà Quang Minh giảng Lễ. Ý cầu nguyện cho các cộng đoàn Công giáo VN tại Pháp và hải ngoại.
Chiều: Chầu Mình Thánh Chúa trên Basilique du Rosaire. Dự Kiệu Thánh Thể
Tối: Dự kiệu Nến Đức Mẹ.

Ngày Chúa nhật 09-08-98
Sáng: Lễ quốc tế kính Đức Mẹ Maria Nữ Vương hòa bình, tại Basilique St. Pie X, do tám Giám mục và hàng trăm Linh mục và phó tế đồng tế. Ý cầu nguyện cho quê hương Việt Nam và thế giới.
Chiều: Dâng mình cho Đức Mẹ do Cha Mai Đức Vinh chủ sự, tại Nhà thờ Bernadette. Dự kiệu Thánh Thể.
Sinh hoạt Văn hóa cho giới trưởng thành và giới trẻ riêng:
Giới trưởng thành nghe ba buổi thuyết trình trong hai ngày 08 và 09-08-98. (có tài liệu phát tại chỗ).
● Cha Phạm Phúc Khánh: "Truyền Thống và giáo luật tương quan đến các định tín về Đức Mẹ;
● Cha Nguyễn Tiến Lãng: " Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội và Đức Mẹ hồn xác lên trời".
● Cha Lê Văn Vĩnh : "Khía cạnh giáo luật về Đức Mẹ hiện ra";
● Cha Mai Đức Vinh : "Đức Mẹ trọn đời đồng trinh và Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa
● Cha Trần Anh Dũng : "Lịch sử Đức Mẹ La Vang" (1798-1998);
● Sư huynh Trần Công Lao : "Lòng sùng kính Đức Mẹ của giáo hữu Việt Nam".

Giới trẻ sinh hoạt riêng:
Ngày 07-08-98 : Hội luận với Đức Cha Jean Charles Thomas. Fesival de la prière với Cha Trần Quang Khương
Ngày 08-08-98 : Sáng: Trình diễn và tìm hiểu về "Sống Bí tích Hòa giải hôm nay". Chiều : Cử hành Bí tích hòa giải.
Tối chúa nhật 09-08-98, tất cả đoàn hành hương tham dự văn nghệ kết thúc tại nhà thờ Bernadette.

Đến Lộ Đức lần này, không như những lần khác, khách hành hương Việt Nam quàng khăn vàng, có huy hiệu kỷ niệm "200 năm Đức Mẹ La Vang" và "Mười năm Phong Thánh", man mác nhớ lại trang sử oai hùng và diễm lệ của Giáo Hội Việt Nam trong cơn bách hại: Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang (1798) để nâng đỡ ủi an cha ông tổ tiên chúng ta. Nhờ đó mà chúng ta có được 117 anh hùng tử đạo được tôn phong hiển thánh (1988). Giai đoạn lịch sử quý giá, cần được học hỏi và suy nghĩ. Chính vì vậy, các phòng thuyết trình trong đại hội năm nay đông và kín chỗ. Sôi nổi nhất là bài của Cha Trần Anh Dũng về "Đức Mẹ La Vang", của Thày Trần Công Lao về "Lòng sùng kính Đức Mẹ của giáo dân VN." Phòng chật ních, nóng bức đến chảy mồ hôi, mà vẫn ngồi yên thin thít và lắng nghe. Những bài học sống động này được ôn lại trên sân khấu trong đêm văn nghệ, ngày 09-08-98, qua hai màn kịch "Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu" và "Bà Thánh Anê Lê Thị Thành". Đấy là món ăn tinh thần tuyệt hảo, thật bổ ích cho người tham dự hành hương. Trong ba ngày, trên khắp vùng "Thánh địa", người VN bên cạnh hàng chục ngàn khách thập phương luôn có mặt trong các buổi Lễ, cầu kinh hay rước kiệu.... để biểu dương đức tin và lòng mến đối với Đức Trinh Nữ Maria. Người Mẹ hằng che chở và phù hộ cho đoàn con khi xưa và ngày nay. Người có mặt hành hương mang theo lời nhắn của thân nhân đến quỳ dưới chân Mẹ nghe lời Mẹ hứa từ La Vang: "Mẹ nhận lời chúng con kêu xin và từ đây về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn này, Mẹ sẽ nhậm lời ban ơn theo ý nguyện". Bên trong, từng người được những an ủi vỗ về đầy tình thương Mẹ hiền. Kỷ niệm đáng quý và nhớ mãi là lời ĐGH trong thông điệp phép lành Tòa Thánh gửi đoàn hành hương "Anh chị em đang hiệp thông với anh chị em bên nhà tuốn về La Vang, nhận được muôn ơn lành từ Đức Mẹ trên trời, trung thành với con đường và sứ điệp của Ngài, thêm can đảm, sức mạnh trong đời sống tín hữu giáo dân. Được bền chặt trong đức tin, theo gương các thánh Tử Đạo trở nên kiên trung, quảng đại làm chứng khắp nơi về tình yêu bất diệt của Thiên Chúa cho mọi người". (16.07.1998).

c. Đại hội Cộng Đồng công Giáo việt nam tại Âu châu "Hiệp nhất để loan báo Tin Mừng", từ 02 đến 04-08-2002. Đại Hội cộng đồng Công Giáo Việt Nam Âu châu tại Lộ Đức diễn ra từ ngày 2 đến 04.08.2002, dưới sự chủ tọa của ĐÔ. Đinh Đức Đạo, Giám Đốc Văn Phòng Phối Kết Cộng Đồng Công Giáo VN Hải Ngoại. Với gần 3000 người thuộc các cộng đoàn của Áo, Anh, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hòa Lan, Lục Xâm Bảo, Nauy, Phần Lan, Pháp, Thụy Điển,Thụy Sỹ, và Ý.
Sáng 02.08.2002, tại nhà nguyện Bernadette, Thánh Lễ khai mạc Tôn kính các Thánh Từ Đạo VN, cầu cho Giáo hội và Hàng Giáo phẩm VN do Đức Cha Jean Luc Brunin, giáo phận Lille, chủ tịch ủy ban Giám mục ngoại kiều của Hội Đồng Giám mục Pháp chủ Lễ. Giảng Lễ Đức Cha đã đề cao ‘‘Các cộng đoàn VN tại Âu Châu đã biết giữ đức tin trong môi trường đủ loại gian truân. Cuộc hành hương của anh chị em là một chứng tá tươi đẹp và là một sự bảo đảm tuyệt vời. Giáo Hội Âu Châu cần sự hiện diện của anh chị em, cũng như các cộng đoàn Âu Châu cần chứng tá niềm tin của anh chị em. Anh chị em đừng khép kín mình lại giữa anh chị em. Hãy mở rộng đến với các tín hữu trong Giáo hội địa phương anh chị em đang sống’’.
Sáng 03.08.2002, tại hang đá, Thánh Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, do Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo chủ và giảng Lễ :
- Nơi đây, Đức Mẹ nhân từ đang lắng nghe và chuyển đạt lên tòa Thiên Chúa những lo lắng, ước mong của từng người. Bởi vì xưa nay chưa có ai đến xin mà Đức Mẹ từ chối.
- Đáp lại, Đức Mẹ muốn con cái theo Ngài thưa với Chúa lời ‘‘xin vâng’’.

Những người đến đây đã được Đức Mẹ cảm hóa. Khi trở về nhà họ đã sống an vui, tâm hồn thanh thản, vui lòng chấp nhận đau khổ, kể cả bệnh hoạn tật nguyền. Cuối bài giảng ĐÔ đặt 3 câu hỏi, và cộng đồng tham dự Thánh Lễ đồng thanh trả lời ‘‘có’’ :
- Anh chị em có tin tưởng Đức Mẹ đang lắng nghe, và nhậm lời con cái cầu xin không?.
- Anh chị em có chấp nhận đáp lại lời mời Xin Vâng của Mẹ Maria không?.
- Anh chị em có chấp nhận hăng say khích lệ nhau nên thánh theo Mẹ Maria không?.

Trong hai ngày có 5 đề tài thuyết trình:
● Giới thiệu các cộng đoàn CGVN tại Âu châu.
● Nhìn về tương lai các cộng đoàn CG VN tại Âu châu.
● Niềm vui sống đạo, những yếu tố làm sống cộng đoàn.
● Vai trò hiệp thông của Hội Đồng mục vụ
● Sống hiệp thông trong đời sống tận hiến

Nhân dịp này, Cuốn sách Hội Ngộ Niềm Tin được phát hành. Giá phổ biến 10 Euros. Xen kẽ với các buổi thuyết trình có nghi thức Sám Hối, Ngẫm Đường Thánh Giá, Chầu Thánh Thể. Chiều tham dự chung các buổi Kiệu Mình Thánh Chúa và rước đèn Kính Đức Mẹ. Ngày 04.08.2002, sáng tham dự Thánh Lễ quốc tế tại Thánh đường Pio X. Giới trẻ có sinh hoạt tại khu St. Pierre và nhà nguyện Rosaire.

Kết thúc đại hội bằng đêm văn nghệ với chủ đề Đức Tin và Văn Hóa. Trước khi vào văn nghệ ĐÔ Đinh Đức Đạo đã cử hành nghi thức lãnh ơn toàn xá nhân dịp khai mạc Năm Chuẩn Bị Hội Ngộ Niềm Tin. Để cụ thể, trong năm tới, mọi người nguyện hứa trước thánh tượng Đức Mẹ La Vang 5 lời :
● Cố gắng sống nên thánh theo tinh thần Công Đồng Vatican 2.
● Gây tình hiệp nhất trong gia đình, cộng đoàn và trở nên nhân chứng Chúa Kitô.
● Thêm lòng sùng kính Đức Mẹ La Vang, noi gương Mẹ nâng đỡ người đau khổ.
● Trung thành với Giáo Hội, gắn bó với Giáo hội VN bằng lời cầu nguyện và trợ giúp.
● Tích cực tham gia mọi sinh hoạt đạo đức trong năm chuẩn bị này.

Đêm văn nghệ gồm 14 tiết mục : đơn ca, tốp ca, vũ, thoại kịch của các cộng đoàn đóng góp. Nhiều tiết mục giá trị và vui nhộn. Nữ nghệ sỹ Bích Thuận có mặt và đóng góp bài đơn ca. Sau đại hội, Thánh tượng Đức Mẹ La Vang sẽ đi thánh du một vòng Âu châu, mở đầu là cộng đoàn Nantes, của Pháp. Thành công của đại hội nhờ có thiên thời địa lợi, như lời ĐÔ. Mai Đức Vinh, trưởng ban tổ chức ngỏ lời cám ơn sau buổi văn nghệ. Ra về ai nấy luyến tiếc và đem về kỷ niệm khó quên.

d. Đại Hội Hội Ngộ Niềm tin tại Roma, từ 23 đến 27.07.2003. Đại hội Hội Ngộ Niềm Tin của người Công Giáo VN hải ngoại, qui tụ gần 3000 từ 16 quốc gia trên thế giới đã diễn ra tại Roma, từ 23 đến 27-7-2003. Đại hội mang lại nhiều kết quả tốt và ảnh hưởng lâu dài, là nhờ thời gian chuẩn bị kỹ càng và được nhiều người tham gia.

I. Thời gian chuẩn bị

Phiên họp chuẩn bị từ 20 đến 25- 2001. Nhân dịp ĐTGM. Nguyễn Văn Thuận được vinh thăng hồng Y, Văn Phòng Phối Kết VN Hải Ngoại tại Roma đã triệu tập phiên họp gồm hơn 50 đại diện Linh mục, tu sỹ và và giáo dân, họp tại trung tâm linh hoạt của trường Truyền Giáo. Roma. Phiên họp này đã bàn thảo về tổ chức một đại hội chung cho người CG VN Hải Ngoại mang tên ‘‘Hội Ngộ Niềm Tin’’ với chủ đề ‘‘Hiệp nhất để sống và loan bao Tin Mừng’’. Đại hội mở ra để kỷ niệm 4 biến cố lịch sử :
● Kỷ niệm 470 năm (1533-2003) rao giảng Tin Mừng trên đất nước VN.
● Kỷ niệm 70 năm (1933-2003) VN có vị Giám mục đầu tiên: Đức Cha GB. Nguyễn Bá Tòng.
● Kỷ niệm 15 năm Phong Thánh cho 117 Vị Tử Đạo VN.
● Kỷ niệm 3 năm Phong Chân Phước cho Thày Giảng Anrê Phú Yên.

Mục đích đại hội nhắm vào hai yếu tố chính giúp người CGVNHN :
● Nên thánh là biến đổi cuộc sống theo Tin Mừng, đòi nhiều cố gắng: Sống đức tin như một người CGVN sống trong bối cảnh của GH địa phương và môi trường văn hóa sinh sống . Điều này đòi hỏi người CG VN Hải Ngoại một đàng phải hội nhập vào GH địa phương, đàng khác phải bảo tồn và phát triển truyền thống sống đạo của cha ông và giữ lòng yêu thương đối với GH và Quê Hương.
q Truyền giáo là làm chứng, thông truyền cho mọi người biết Chúa, nên cần dấn thân: Người CGVN dù sinh sống ở quốc gia nào, luôn ý thức đang mang trong mình dòng máu các Thánh Tử Đạo, tổ tiên của mình đã sẵn sàng hy sinh mạng sống để nói nên lòng trung thành với Chúa và bảo vệ Đức Tin của mình và con cháu mình. Do đó, người CGVN HN dấn thân chia sẻ và loan báo Tin Mừng như ơn gọi, tiếp tục truyền thống của Tổ Tiên. Do đó có hai lý do để tiến hành đại hội: Trước tiên khơi dạy niềm vui của Đức Tin có sức gây hứng khởi và thay đổi cuộc sống. Tiếp đó, là thăng tiến sự hiệp nhất để khích lệ lẫn nhau kiên trì trên hành trình cam go của Đức Tin và để cộng tác trong những nhu cầu chung. (Lời mở đầu của ĐÔ. Đinh Đức Đạo, trong tập Cẩm Nang Hội Ngộ Niềm Tin. tr.4).

Chuẩn bị tại địa phương (năm 2002)

Đại hội cấp châu lục: Tại Âu Châu, Mỹ Châu và Úc Châu tổ chức đại hội riêng. Âu Châu đã tổ chức tại Lộ Đức, từ 1 đến 5- 8-2002, với hơn 2000 người tham dự (x. GXVN số 186. 10-2002). Và tại Mỹ Châu đã tổ chức từ 28 đến 30-6-2003, Orange, California, với hơn 4000 người tham dự. Từ hôm nay, ĐÔ Đinh Đức Đạo đã phát động việc cung nghinh thánh tượng ĐM La Vang đi khắp nơi, có cộng đoàn CGVN. Được biết, ĐTGM Nguyễn Như Thể đã tặng cho GHVN hải ngoại 6 cỗ tượng ĐM La Vang và đã được ĐTC làm phép ngày 02.03.2002, tại Roma. Một cuốn sách viết về nhiều đề tài liên quan đến các cộng đoàn Công giáo VN Hải ngoại mang tên ‘‘Hội Ngộ Niềm Tin’’ được ấn hành. Như tài liệu học tập cho cả hai châu. Sách này do ĐÔ. Mai Đừc Vinh chủ biên, dầy 540 trang. Phát hành tại Lộ Đức và Roma.

Báo Giáo Xứ VN đã trích đăng trong các số báo trong năm 2003 (trong số 189, 191, 192, 194). Cuốn ‘Hội Đồng Mục Vụ’ do ông Lê Đình Thông chủ biên viết về đề tài liên quan đến Hội Đồng Mục Vụ, dầy 260 trang. Văn Phòng Phối Kết gửi, phổ biến trên site Internet nhiều thư hướng dẫn học hỏi, chuẩn bị tinh thần và ghi tên. Xin trích thư của ĐÔ. Đinh Đức Đạo kêu gọi anh em giáo dân chuẩn bị tinh thần vì đại hội gần kề. Với những người về Roma dịp này: Chúng ta hãy về Roma và làm vang dội trong các nơi hội họp lời loan báo vui mừng về Chúa Kitô Đấng yêu thương tất cả mọi người và hoàn thành mọi dấu chỉ chân, thiện, mỹ hiện diện trong xã hội loài người.

Chúng ta hãy về Roma để nói lên niềm vui vì đã gặp Chúa Kitô và trong Chúa được gặp anh chị em từ khắp bốn phương trời, để nói lên lòng chúng ta ước muốn ngày càng được biết Chúa nhiều hơn và quyết tâm loan truyền Tin Mừng cứu độ trong mọi hoàn cảnh sống cho đến tận cùng trái đất. Với những người không thể về Roma, ngài viết: Xin hiệp nhất trong tinh thần: Hãy làm vang dội trong gia đình, học đường, cộng đoàn và môi trường làm việc lời loan báo vui mừng về Chúa Kitô Đấng yêu thương tất cả mọi người. Xin hãy làm cho tất cả những môi trường đó được tươi đẹp hơn bằng niềm vui, long quảng đại của tâm hồn công chính của những người đã gặp Chúa Kitô, đã tìm được nơi Người lẽ sống và nguồn sức mạnh cho cuộc đời mình. (Thư của VPPK, ngày 15-6-2003) Văn phòng còn gửi đến các cộng đoàn không đến Roma những nghi thức cử hành song song với đại hội tại Roma: Trong Thánh Lễ, trong giờ kinh chung hay tại gia đình. (DCÂC. 250. 7+8- 2003. tr. 25).

II. Đại Hội tại Roma.

Kế hoạch của đại hội đã được thông báo cho các Bộ và cơ quan Tòa Thánh. Theo dự định, đại hội được yết kiến ĐGH vào ngày 26.07.2003. Nhưng ĐGH nghỉ hè. Tiếc quá. Tuy nhiên, lại được sự khuyến khích từ nhiều nơi. Ngày 15-6-2003, ĐHY Crescenzio Sepe, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Muôn Dân đã gửi sứ điệp có lời khen sáng kiến, chào mừng những người tham dự Hội Ngộ Niềm Tin. Và ngài chúc đại hội đạt được mục tiêu, và khích lệ chúng ta như sau: Tôi muốn khích lệ anh chị em hãy thực hiện với lòng can đảm và hăng say chương trình ‘‘Duc in Altum - Ra Khơi’’ mà ĐTC Phaolo 2 đã đề ra trong Ngàn Năm Thứ Ba. Trong chương trình này, ĐTC mời gọi tất cả GH. CG và mỗi người trong chúng ta ‘‘khởi hành với Chúa Kitô’’ Đấng cần được biết, được mến yêu và được bắt chước, để trong Người, và với Người biến đổi lịch sử tiến tới viên mãn trong thành Giêrusalem Thiên Quốc. ĐTC đã ấn định như huớng đi chung ‘‘nên thánh’’ như ưu tiên mục vụ hàng đầu cần phải huy động mọi sức lực để thực hiện. (Cẩm Nang Hội Ngộ Niềm Tin. tr. 6)

Chương trình gồm 4 ngày, mỗi ngày mang ý nghĩa riêng.

Thứ Năm 24-7-2003. Ngày Hội Ngộ. Tất cả tập trung tại hội trường. Ngỏ lời khai mạc, ĐHY Crescenzio Sepe, chủ tọa nói: Anh chị em đến đây như là nhà VN. Về Roma anh chị em sống đức tin. Anh chị em trở thành một khối hiệp nhất trong đức tin. Chúa Kitô đã phục sinh giữa chúng ta và Ngài chúc lành khi ‘ba bốn người họp lại cầu nguyện vì danh Ngài’ ĐÔ. Đinh Đức Đạo, Giám đốc VP.PK tuyên đọc sứ điệp của ĐGH gửi cho đại hội. ĐTC gửi lời chào thăm hỏi bình an với tất cả người VN về tham dự đại hội. Ngài rất hài lòng về việc triệu tập đại hội. Ước gì đức tin sống lại, canh tân trong anh chị em, để anh em yêu mến Đức Kitô và quý mến Giáo hội hơn nữa. Biến cố quan trọng này làm nảy sinh tình huynh đệ, khơi lại truyền thống quê hương VN yêu dấu. ĐTC khẩn nài Thiên Chúa và xin Mẹ Maria Trinh Nữ Mân Côi mang nhiều ơn lành xuống toàn thể cộng đoàn VN Hải Ngoại. ĐTC ưu ái gửi phép lành như bảo chứng phù trợ lâu bền của Thiên Chúa. Lời khai mạc đại hội do ĐHY tuyên đọc, có lời ‘‘Xin cho họ biết Iấy đức tin và việc lành mà sống ơn gọi tận hiến qua bí tích Rửa Tội ở mọi nơi họ đang sống’’ Thánh Lễ khai mạc cử hành kính Thánh Tử Đạo VN. Tâm tình và ý nghĩa: Noi theo gương các Thánh Tiền Nhân, qua ý trong các bài Thánh kinh:
● Chúa chấp nhận các ngài như của Lễ toàn thiêu. (KN. 3, 1-9).
● Vì tiếng nói của thập giá là sức mạnh của Thiên Chúa ban cho chúng ta. (1Cr 1, 17-25).
● Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ. (Mt 10, 17-22). Bài giảng Lễ của ĐHY Wilson, từ Úc gây cảm kích nhiều người, khi nhắc đến ‘‘hải trình’’ của người VN đi tìm sự sống để bảo vệ đức tin. Ngài nhấn mạnh: Cả thế giới ngưỡng mộ cách sống và tuyên xưng niềm tin sâu xa của anh chị em đối với Thiên Chúa. Xin ĐM La Vang là sợi dây hiệp nhất anh chị em trong tình yêu Chúa Kitô.

Thứ Sáu 25-07-2003. Ngày Hiệp Nhất. Có hội thảo cho người lớn, và giới trẻ. Thánh Lễ lãnh ơn Toàn Xá tại Nhà thờ Đức Bà Cả. Ý nghĩa đại Lễ ‘‘làm sống lại’’ mọi người:
● Đấng làm cho Đức Giêsu sống lại, cũng sẽ làm cho chúng tôi sống lại với Đức Giêsu và sẽ đặt chúng tôi bên Người làm một với anh em. (2Cr 4, 7-15).
● Các người sẽ uống chén với Ta. (Mt. 20, 20-28) ĐÔ Đinh Đức Đạo chủ Lễ. Trong bài giảng ngài tỏ bày niềm vui vì mơ ước đã thành sự thật : Đoàn người Công Giáo hải ngoại, rải rác khắp thế giới đang từ từ xích lại gần nhau. Từ họ bốc lên một ngọn lửa chiếu tỏa khắp không gian. Tất cả đều tuyệt đẹp, vui tươi, hạnh phúc, thanh binh và nhân nghĩa.

Thứ Bảy 26-7-2003. Ngày Nhân Chứng. Ngày hướng về GH VN và tôn kính ĐM La Vang. Sau kiệu và tôn vinh Đức Mẹ La Vang, là Thánh Lễ. Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch HĐGM VN, chủ Lễ. Những bài sách thánh mang ý nghĩa ‘‘lòng thương của Thiên Chúa’’
● Những kẻ công chính tôn sợ Chúa nhận được lòng từ bi của Người (Hc 2,2-9)
● Thiên Chúa không dung tha chính Con Người (Rm 8, 31b-39)
● Đức từ bi Người từ đời nọ đến đời kia (Lc 1, 39-55). Đức Cha chủ Lễ xác quyết: Xưa nay La Vang là nơi hành hương đông nhất VN. ĐM đã qui tụ giáo dân không những từ VN mà còn từ các nước qui tụ về. Không những ĐM chỉ qui tụ những người đã đón nhân đức tin mà cả những người đang tìm tới đức tin. Xin Đức Mẹ La Vang dẫn đưa chúng con tớI Chúa Giêsu.

Chúa Nhật 27-07-2003. Ngày Ra Khơi. Ý nghĩa ngày cuối là ‘‘chia sẻ và ra đi’’ được diễn tả qua các bài sách Thánh: Họ ăn xong mà vẫn còn dư (2V 4, 42-44. Chỉ có một thân thể, một Chúa, một đức tin và một Phép Rửa (Ep 4, 1-6). Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tùy thích (Ga 6, 1-15) Cuối Lễ có nghi thức ‘‘sai đi’’ là hình thức thực hiện mục tiêu quan trọng của đại hội là ‘‘Loan báo Tin Mừng’’. ĐHY chủ lễ công bố: Xưa Chúa đã sai các Thánh Tông đồ, thì ngày nay Ngài cũng sai anh chị em đi tới mọi nẻo đường khắp năm châu, để cùng Ngài loan báo cho mọi người biết Thiên Chúa. Vừa trao Thánh Giá và Thánh Kinh, ĐHY vừa nói : Con hãy nhận Thánh Giá và Sách Kinh Thánh. Hội Thánh sai con đi khắp nơi rao giảng Lời ban sự sống của Ngài cho muôn dân, để họ được cứu rỗi.

Đúng như tên của đại hội là ‘‘Hội Ngộ Niềm Tin’’ và mục tiêu là: ‘‘Hiệp nhất để sống và loan báo Tin Mừng’’. Địa điểm đại hội nằm trong Terminal Gianicolo, gần đền Thờ Thánh Phêrô, sát cạnh trường Truyền Giáo, nơi có Văn Phòng Phối Kết VN Hải Ngoại. Phần dành cho đại hội được tân trang có thảm đỏ, lộng lẫy với lễ đài chính giữa. Chỉ là phó hội trong phái đoàn Giáo Xứ, không có mặt hết trong cả đại hội, nên phần bài này đưa ra cái nhìn về ba phía cạnh, có thể phiếm diện. Hội Ngộ Niềm Tin. Lần đầu, gần 3000 người từ khắp nơi lần lượt có mặt tại hội trường. Niềm vui và hân hoan tỏ rõ trên khuôn mặt mọi người. Đến phần giới thiệu xướng tên phái đoàn của mình. Người trong đoàn tung khăn quàng màu xanh, miệng la to, tay vẫy chào mọi người trong hội trường, vào đêm văn nghệ, thăm hỏi khi gặp nhau, đi shopping và khi nghe thuyết trình. Từ đâu và duyên may nào đã đưa mọi người từ khắp bốn phương trời trở lại gặp nhau, một điểm hẹn. Sống hiệp nhất. Thật sốt sáng, khi thấy mọi người sống đức tin trong những giờ phút của cuộc Kiệu Thánh Thể, Rước Đức Mẹ La Vang, các Thánh Lễ, đêm canh thức và các đại lễ. Đặc biệt khi xưng tội. Và loan báo Tin Mừng. Nghi thức ‘‘ra đi’’ mang nhiều ý nghĩa. Trách nhiệm người Công Giáo VN hải ngoại lúc này thật to lớn và rộng rãi. Loan báo Tin Mừng cho nhau, cho gia đình chưa xong, làm sao mang trách nhiệm rao truyền chân lý cho người khác da màu và chủng tộc. Nhưng tin tưởng và hy vọng chúng ta làm được với mầu nhiệm Thập Giá và ánh sáng Phúc Âm. Lời kết Hiện hữu từ năm 1942, hôm nay, 2006, các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã có 64 năm tuổi đời. Rồi từ ngày thành lập Tuyên Úy Đoàn lo Mục Vụ cho người Việt Nam Công Giáo vào năm 1997, Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã có 29 năm phát triển mạnh. Từ 8 cộng đoàn vào năm 1962, số các Cộng Đoàn đã tăng lên 17 vào năm 1997, 20 vào năm 1980 và 46 vào năm 2006. Sự tăng trưởng về số lượng đã kéo theo sự phát triển về tổ chức và về sinh hoạt. Từ một tổ chức thô sơ và vài sinh hoạt tối thiểu về thánh lễ và bí tích, các cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Pháp, từ năm 1977 đã có một qui chế rõ rệt hơn, một tổ chức hữu lý hơn và những sinh hoạt phong phú hơn. Dưới khía cạnh qui chế, các tuyên úy đã chính thức được Giáo Hội Pháp thừa nhận, trả lương và đặt vào trong hệ thống Đại diện Ủy ban bên cạnh các Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp bên cạnh Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ.

Về phương diện tổ chức, các Tuyên Úy Việt Nam đã biết tìm ra một cơ cấu đơn sơ mà hữu hiệu : Một linh mục được bổ nhiệm làm Đại Diện các Tuyên Úy Việt Nam, linh mục Đại Diện làm việc với Ban Đại Diện Tuyên Úy Đoàn và với toàn thể các tuyên úy trong Tuyên Úy Đoàn. Bên cạnh Ban Điều Hành trung ương này, có hai ban mục vụ giúp việc : Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành và Ban Mục Vụ Giới Trẻ. Nhờ tổ chức này, sinh hoạt chung của Tuyên Úy Đoàn cho toàn thể các cộng đoàn ở lãnh vực quốc gia và sinh hoạt riêng của từng tuyên úy ở mỗi cộng đoàn đã thành phong phú hơn. Dĩ nhiên sinh hoạt phụng tự và bí tích là căn bản, nhưng thêm vào đó, nhiều sinh hoạt mục vụ đã được đưa ra trong nhiều sắc thái khác nhau : xã hội như tiếp đón, thăm viếng, liên đới, gặp gỡ, hội ngộ ; văn hoá nghệ thuật như diễn thuyết, báo chí, ấn loát, văn nghệ ; giáo dục như đào tạo cán bộ mục vụ, huấn luyện giới trẻ về đức tin, thánh nhạc, mục vụ, văn hoá,...Tạ ơn Chúa !

 

Hè 2006
Trần Văn Cảnh

 


  Ghi Chú
1- Trần Công Lao, Nhìn tổng quát về các Cộng đoàn, trong : Kỷ Yếu 30 năm hành trình đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), tr. 106-107
2- Lm Mai đúc Vinh, Ban Mục Vụ trương thành, trong : Kỷ Yếu 30 năm hành trình đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), tr. 17-19
3- Lm Phaolô Lâm Thái Sơn, Mục Vụ giới trẻ, trong : Kỷ Yếu 30 năm hành trình đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), tr. 14-16
4- Phạm Bá Nha, Đại Hội Hành Hương các Cộng Đoàn, trong : Kỷ Yếu 30 năm hành trình đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), tr. 21-28

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.