HÀNH TR̀NH ĐỨC TIN
CỦA CÁC CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM
TẠI PHÁP

1 2 3 4

MichelAnge

 

Bài 4 :

Hướng tiến tương lai

Qua 3 bài trước, chúng tôi đă giới thiệu phần 1 về ‘Thời ky phôi thai 1942-1975 của các cộng đoàn công giáo việt nam tại pháp’, phần 2 về ‘Thời ky phát triển 1976-2006 của các cộng đoàn công giáo việt nam tại pháp’ : Số các cộng đoàn tăng vọt và phần 3 về ‘Thời ky phát triển 1976-2006 của các cộng đoàn công giáo việt nam tại pháp’ : các cộng đoàn có tổ chức và sinh hoạt chung, trong bài 4 hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu phần 4 của đề tài về ‘ Hướng tiến tương lai của các cộng đoàn công giáo Việt Nam tại pháp’

4. Hướng tiến tương lai của các cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Pháp

Ba yếu tố căn bản quyết định hướng tiến tương lai của các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp là :
1-T́nh h́nh đời sống tổng quát của người Việt Nam tại Pháp,
2-Nhận đînh của Tuyên Úy Đoàn về những thay đổi hiện nay và hướng tiến tương lai cho Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và
3- Quan điểm của Giáo Hội Pháp về giới trẻ Việt Nam tại Pháp. Ba yếu tố này sẽ lần lượt được ba người hữu trách phát biểu : Ông Bùi Xuân Quang, Cha Hà Quang Minh, Đại Diện Tuyên Úy Đoàn Các Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp, và cha J.C. Lucquin, Tổng thơ kư Uỷ Ban Giám Mục Ngoại Kiều Pháp.

41. Vài nhận đînh chung về Người Việt sống trên đất Pháp[1]

Cái nh́n của người Pháp. Cũng như tôi vừa nói, người Pháp nể phục người Việt v́ nói chung, chúng ta khá thành công trong nghề nghiệp, thành công đối với những người ngoại quốc khác và cho đối với người Pháp cũng vậy. Chúng ta cũng phải công nhận, so với các nước Á châu chẳng hạn, dân tộc Pháp ít kỳ thị chủng tộc.

Nguyên do chính là do văn hóa Pháp, một văn hóa dựa trên Thiên Chúa giáo, xấu hay đẹp, chúng ta cũng phải thấy rằng tinh thần bác ái đă thấm sâu vào nếp sống hàng ngày, người mộ đạo hay không mộ đạo cũng biết thương người, thích làm việc thiện. Ví dụ, ít khi ḿnh thấy họ nhắc nhở những chuyện không hay người Việt đă chạm phải. Những chuyện không hay đó cũng nhiều chứ không phải là ít. Đối với những người có tính kỳ thị, người Việt cũng được ưu đăi. Ḿnh phải coi chừng trường hợp này, họ khen người Việt, khen thật, nhưng cũng dùng để nói xấu những dân tộc khác. Như lúc có vấn đề tại Nouvelle Calédonie, họ muốn dùng người tị nạn Việt để đàn áp dân bản xứ.

Cái thành công của người Việt. Về khía cạnh xă hội và nghề nghiệp, người Việt thành công một cách đáng kể. Người đi trước dọn đường cho người theo sau. Và người sau cũng không thua ǵ người trước. Cái ấy cũng có thể làm chúng ta hănh diện. Trên mặt khoa học kỹ thuật chúng ta đă có chỗ đứng khá vững. Chúng ta được tin cậy, lúc xin đi học hoặc t́m việc làm, tương đối người Pháp cũng có thiện cảm với người Việt.

Ḿnh hay nói người Tàu biết làm ăn thương mại. Đúng vậy, những người Tàu quê quán phía nam Trung hoa, ở Quảng đông, buôn bán rất giỏi, nhưng cái giỏi của người Việt trong ngành học vấn cũng rất quư. Không nên chê người ḿnh văn bằng. Học giỏi không phải là một khuyết điểm. Cái dở của người Việt có lẽ là ở trong cái dùng cái học của ḿnh. Ai cũng biết rất ít người Việt chọn những nghề trong khoa học nhân văn hoặc văn học nghệ thuật. Ở đây chúng ta không đủ th́ giờ để phân tích hiện tượng này. Nó có những nguyên nhân ăn sâu trong quá khứ và khá phức tạp. Tôi xin không đi sâu ở đây.

Những khó khăn. Cái khó khăn thứ nhất chúng ta gặp phải lúc tiếp xúc với người Pháp là ở trong cách đối xử. Người Pháp ít giận mà lúc giận th́ mau quên. Người ḿnh nhạy cảm, dễ giận mà giận th́ không biết bao giờ mới quên. Cái tính của người Việt tôi vừa nói ra đây có cái hay của nó. Một phần cũng v́ vậy mà ḿnh lễ phép, ít hồ đồ. Có thể chỉ là bề ngoài, nhưng trong xă hội VN, người nhă nhặn được mến. Ở Pháp th́ h́nh như ngược lại, nhất là trong công việc, tôi có cảm tưởng phải ăn to nói lớn mới được nể nang. Nhất là ở Paris. Paris là kinh đô ánh sáng, đồng ư, nhưng Paris cũng là kinh đô của dao to búa lớn.

Âu châu gồm những nước cổ kính, không phải như ở Mỹ. Nên cách sống ở Âu châu có nhiều ước lệ. Vào trong giới có tiền ít, có tiền nhiều, trí thức nhỏ, trí thức lớn đều có cách ăn nói khác nhau. Tôi ở đây đă khá lâu, tính cũng không phải nhút nhát ǵ cho lắm, thế mà vào những cuộc tiếp tân lớn th́ cứ ỳ ra, không biết nói cái ǵ, mà cũng không có ǵ để nói.

Vấn đề nặng nhất là vấn đề văn hóa. Chúng ta là những người «bị đẩy đi nơi khác». Trồng cây phải trồng đúng đất. Trồng người cũng vậy. Lúc c̣n trẻ, ở trong những thành phố lớn th́ không sao, nhưng lúc có tuổi mới thấy thiếu thốn. Trong thế hệ của tôi hoặc trong những thế hệ trước, tôi có cảm tưởng rất ít người vượt nổi bức tường văn hóa và tuổi tác. Người ta hay nói: «Lấy vợ đầm lúc già th́ khó». Tôi xin thêm: «Ở đất lạ bao giờ cũng khó». Bây giờ, cộng đồng VN đă lớn, đời sống cởi mở, đối với giới trẻ, vấn đề hội nhập vào xă hội Pháp dễ hơn thời trước 1975. Tôi có cảm tưởng nhờ thông tin nhanh chóng, truyền h́nh càng trở thành quốc tế, nhờ tiến bộ về ngôn ngữ, nhờ biên giới mở rộng, bức tường văn hóa có thể trở thành nhịp cầu văn hóa.

Nhưng cái «không thành công» của người Việt tại Pháp. Sinh kế là chuyện chính, là ưu tiên. Cái ấy chúng ta đồng ư. Và chúng ta ước mong một ngày không xa, người dân Việt tại quê nhà sẽ có cơm ăn áo mặc. Nhưng con người khi nào cũng muốn vươn lên. Con người sống với t́nh cảm, gia tài vật chất chỉ có giá trị trong một giai đoạn ngắn. Trong lúc đó, gia tài văn hóa, với thời gian, lại cho thấy cái quư báu hiếm hoi của nó. Người Pháp nh́n vào ḿnh, v́ họ không thể nào hiểu hết tâm trạng của kẻ tha hương. Nhưng ḿnh nh́n vào ḿnh th́ lại khác. Bây giờ chúng ta thử quan sát những người sống ở đây và đă thành công trong nghề nghiệp. Tạm chia ra hai loại :

Loại thứ nhất : Những người ở đây đă hai, ba mươi năm, nghĩa là những người qua trước 1975. Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa : nhờ họ thành công trong nghề nghiệp nên họ đă có cái công, cái công lớn : dọn đường cho những người đi sau. Ngoài ra, cái gọi là hội nhập vào xă hội Pháp cũng rất tương đối. Một số thâu nhận văn hóa Pháp với tŕnh độ rất cao, song phần lớn thâu nhập văn hóa Tây phương c̣n kém đối với địa vị của họ trong xă hội. Nếu các bạn muốn, tôi sẽ đưa ra vài thí dụ cụ thể.

Những người nào tưởng ḿnh hoàn toàn «như Tây» th́ lầm to. Người nào sinh trưởng ở đâu, gốc rễ của họ ở đó. Tôi xin nhấn mạnh, đây không phải là vấn đề màu da, vấn đề chủng tộc, mà là vấn đề giáo dục. Dù sao, lối sống riêng rẽ và cá nhân làm đời sống tinh thần trở nên nghèo nàn. Đây tôi xin nói cho số đông. C̣n những người có phẩm chất đặc biệt th́ trong trường hợp nào họ cũng vượt khỏi mọi khó khăn. Và đă nghèo nàn trong tinh thần th́ cái thành công vật chất thật không đầy đủ. Không đầy đủ tí nào hết.

Loại thứ hai : Những người qua đây sau 1975. Sau 1975 chúng ta mới có thể nói đến «cộng đồng VN». Người Việt không sống lẻ loi nữa. Ngược lại, họ lập hội lập hè để gặp gỡ ngau, để t́m lại chút nào khung cảnh đầm ấm của quê hương. Trái hẳn với những người đi trước, họ cố tạo lại khung cảnh của một xă hội đă ở trong quá khứ. Đối với người ở quê nhà, họ cũng đă thay đổi một phần nào. Trong cách đối xử với nhau, họ cũng tạo những thành tŕ phong kiến chia rẽ, hoặc dùng hội hè để khoe khoang cái thành công của ḿnh. Cái nguy hiểm nhất -nói nguy hiểm hơi quá đáng- cái đáng tiếc nhất, là ḿnh dễ lăng quên những ǵ hay ho đẹp đẽ và hay bám víu vào cái bề ngoài trống rỗng và vô duyên. Mặt khác, tốc độ hội nhập vào xă hội Tây phương, tốc độ học hỏi văn hóa rất chậm. V́ xa quê hương, ḿnh đi t́m một chút đầm ấm, nhưng cũng v́ thế, ḿnh ở quanh quẩn trong một khu biệt cư của tinh thần. Nói chung, chúng ta có cảm tưởng những người làm ăn phát đạt, thành công nghề nghiệp, trươcù hay sau 75, không thành công hoàn toàn. Nh́n đi nh́n lại, chúng ta chưa xây dựng chung được ǵ trên mảnh đất này. Có những cá nhân hy sinh tận tụy hết ḷng để phụng sự văn hóa, phải đấu tranh một ḿnh, nợ nần chồng chất.

Tôi nghĩ đến một nhà xuất bản Việt ở Mỹ. Trong lúc ấy, có những hội đoàn tổ chức những đại hội to lớn, nhưng chỉ để trưng bày cái giàu sang của ḿnh, chẳng giúp đỡ ai. Người Pháp trọng và gắng vượt nhiều khó khăn để phát huy tư tưởng của người Việt. Trường hợp ông Jean Claude Didelot, giám đốc Fayard-Le Sarment xuất bản cuốn Sur le chemin de l’Espéørance của Đức Cha Nguyễn Văn Thuận do Jean Mạs dịch. Một tờ báo Công giáo Việt phải đợi đến một năm để nói đến cuốn sách này. Đó là có tôi ở sau lưng nhắc đi nhắc lại. T́nh trạng này không có ǵ để chúng ta đáng hănh diện. Ít người đáng được thanh niên nể phục, ít người tỏ ra có những đức tính dân tộc ta tôn trọng : tính khiêm tốn, ḷng tương trợ, ḷng yêu nước. Và cái thiếu thốn nhất của chúng ta là tính khoan dung. Đây không phải chỉ riêng tôi nghĩ như vậy đâu.

Cái may mắn giữa những khổ đau. Tại sao cộng đồng VN hải ngoại, với sức mạnh kinh tế và kỹ thuật cuả cộng đồng, chưa làm được ǵ xứng đáng với cái lực lượng đă có? Đây xin đưa ra cảm nghĩ riêng của tôi: mỗi người Việt mang nặng những vết thương ḷng, những mặc cảm khổ đau của thế hệ. Với tuổi trẻ, những vết thương ḷng, những mặc cảm bớt đi và sẽ không c̣n nữa. Và giữa cái khổ đau của nhiều thế hệ, người thanh niên Việt ở Tây phương có cái may mắn hướng về tương lai, không như những thanh niên bất hạnh c̣n ở dưới chế độ cộng sản. Nói tóm lại, đi trước hay đi sau, đi là mất mát. Nhưng chúng ta đừng quên câu : « Đi một ngày đàng học một sàng khôn ». Thế giới mở rộng, đối với người Việt ở quê nhà chúng ta có cái may mắn tiếp xúc với một thế giới đang lên, tin tức truyền thông tràn ngập. Chúng ta không nên ngần ngại, phải học hỏi, phải hội nhập. Có người rất sợ hội nhập v́ nghĩ rằng ḿnh sẽ quên phong tục truyền thống của dân tộc.

Điều ấy tôi nghĩ là sai. Đi là mất mát, nhưng nếu trí óc của chúng ta mở rộng th́ chúng ta chỉ mất cái tồi và sáng suốt kềm giữ cái hay, cái đẹp. Có lẽ các anh, các cô nghe nhiều lần các bậc đàn anh khuyên bảo nên giữ ǵn văn hóa, phong tục của dân tộc. Tôi xin góp thêm một vài ư : Văn hóa muôn h́nh muôn dạng, mờ mờ ảo ảo, ch́m nổi khác thường. Lúc ta tưởng là văn hóa th́ lại không có bao nhiêu văn hóa, lúc ta tưởng không có «nó» th́ «nó» lại âm thầm ảnh hưởng…Để cho gọn và dễ hiểu, tôi xin tóm tắt như thế này : văn hóa có hai loại, loại nổi và loại ch́m.

-Loại nổi là những cái mà chúng ta thường gọi là văn hóa. Ví dụ : ở Pháp ông Jack Lang là bộ trưởng văn hóa. Văn học nghệ thuật nói chung. Trong địa hạt này, nếu chúng ta muốn «ǵn giữ và phát huy» văn hóa Việt, chúng ta đừng tưởng dễ. Cái dễ nhất và hữu hiệu nhất là chúng ta nên nói tiếng Việt. C̣n về văn học nghệ thuật th́ chúng ta phải cố gắng học hỏi để chọn lựa cái ǵ tinh túy hay ho của nền văn học nghệ thuật VN. Nếu tŕnh độ văn hóa của chúng ta c̣n quá kém th́ chúng ta đừng có ảo tưởng đóng một vai tṛ nào đó trong những lúc chúng ta đang «làm văn hóa», chúng ta chỉ mua vui chốc lát cho chúng ta, lúc đọc sách, v́ không biết lựa sách, lúc ca hát, v́ không biết chọn bài, và lúc chọn bài hay th́ hát lại không hay.

Muốn ǵn giữ và phát huy văn hóa Việt, chúng ta phải có kế hoạch để nâng cao tŕnh độ, phải có kỹ thuật, gần như phải có cả một chiến lược, không hơn không kém, mới mong đạt được mục tiêu. Ở đoạn cuối, tôi sẽ xin đưa ra một vài đề nghị thực tiễn.

-Loại ch́m, như một nhà văn hào Pháp nói câu rất hay các anh chị đều biết: «Văn hóa là cái ǵ c̣n lại lúc chúng ta đă quên hết». Cái văn hóa thầm kín này vừa thâm trầm vừa mănh liệt. Tất cả mọi hành động lớn hay nhỏ của ta trong mỗi giây khắc là phản ảnh cái văn hóa tiềm tàng trong người của chúng ta. V́ không đào sâu khía cạnh này mà một số đông tuy nhiều thiện chí nhưng nhầm lẫn lúc hành động hay lúc suy nghĩ về vấn đề ǵn giữ văn hóa Việt. Một Fujita trong hội họa, một Osawa trong âm nhạc cũng làm tươi sáng nền văn hóa Nhật. Nếu trong đại chúng người ta phục Nhật bao nhiêu về máy móc, về xe hơi, th́ trong nghệ thuật Tây phương người ta nể người Nhật bấy nhiêu. Tôi lấy Nhật làm ví dụ v́ trên thế giới, Nhật là một nước châu Á có ảnh hưởng lớn trên nhiều lănh vực, và nhất là trên lănh vực văn hóa.

Văn hóa VN ở trong ḷng đất Việt, trong ḷng dân Việt. Mỗi người chúng ta vẫn có tất cả văn hóa do nền giáo dục đă thu thập được. Lúc ḥa nhịp vào đời sống Tây phương, chúng ta thâu nhập một phần nào văn hóa Tây phương, nhưng chúng ta cũng đem văn hóa của chúng ta để góp phần của chúng ta vào văn hóa của những người tiếp đón chúng ta. Nhờ cách thông tin tân tiến, nhờ biên giới mở rộng, cái hội nhập của chúng ta vào văn hóa Tây phương là một bước tiến lên một văn hóa bao rộng của nhân loại.

Cái văn hóa chân chính của Đông phương rất dễ gặp cái văn hóa chân chính của Tây phương, nó nâng cao con người, nó không kỳ thị chủng tộc, nó không phải là những thói quen làm chia rẽ, ngăn cách các giai cấp trong xă hội. Cái «tốt» cũng như cái «đẹp», hoàn toàn vô biên giới.

Một vài đề nghị. Hiện giờ, đối với những đồng bào tại VN chúng ta có cái may mắn sống trong tự do, sống đầy đủ vật chất. Chúng ta cũng có trách nhiệm. Trách nhiệm học hỏi văn hóa, kỹ thuật Tây phương. Trách nhiệm ǵn giữ và phát huy văn hóa của dân tộc. Mỗi người chúng ta là một vị đại sứ. Phải thận trọng, ḿnh làm ǵ hay, họ bảo người Việt hay, ḿnh làm ǵ tồi, họ bảo người Việt tồi. Cái phản ứng này không có ǵ là khách quan, là đúng, nhưng người đời như vậy.
● Đừng ngại hướng về đất nước. Theo dơi t́nh h́nh chính trị, văn hóa. Tổ chức những hội văn hóa. Nghiên cứu kho tàng của dân tộc. Thường xuyên học hỏi, trao đổi ư kiến để tiến. Phải luôn luôn đ̣i hỏi. Không chấp nhận một văn hóa ù ĺ. Luôn luôn nâng cao tŕnh độ để khỏi bị lừa phỉnh, khỏi mất th́ giờ với tṛ «văn hóa bịp».
● Đừng ngại hướng về quốc tế. Chúng ta phải đưa cái thuần túy VN vào tŕnh độ quốc tế. Phải không sợ so sánh. V́ những năm bị đô hộ triền miên, người ḿnh có cái tính thâu nhập chưa vững đă muốn tạo thành một sản phẩm quốc gia. Ngoài miệng, cái ǵ VN cũng là nhất. Trong lúc ấy, thị trường nước mắm cũng bị Thái lan cướp.
● Khuyến khích, ủng hộ và t́m hiểu những công tŕnh, tác phẩm có giá trị. Có mấy người biết đến ông Phạm Văn Kư ? Ông là người đă đề tựa tập Gái Quê của Hàn Mặc Tử, ông đạt giải thưởng văn chương của Hàn lâm Viện Pháp năm 1962 với cuốn Perdre la Demeure ; có ai biết đến cuốn Sur le Chemin de l’Espérance của Đức Cha Nguyễn Văn Thuận ? Les Evangiles du Crime của Linda Lê ? Mấy ai đă xem Eric Vũ An nhảy ở Opéra ? vv…vv…
● Mỗi lần người Việt viết sách, việt ngữ hay ngoại ngữ, ḿnh nên t́m kiếm đọc. Mỗi lần người Việt tŕnh diễn âm nhạc, triển lăm, ḿnh gắng đi nghe, đi xem. Có thể khen, có thể chê, không cứ. Nếu chúng ta có những hội văn hóa nho nhỏ, chúng ta dễ làm những chuyện này hơn.
● Tổ chức những nhóm nhỏ để làm việc xă hội. Phải tương trợ giúp đỡ những người Việt gặp khó khăn trên mặt vật chất tinh thần. Đây là một công việc cần thiết. Đây là danh dự của cộng đồng người Việt chúng ta.
● Người Pháp chỉ hoàn toàn trọng nể một người Việt nếu người này yêu nước, yêu văn hóa của ḿnh, mở rộng trí tuệ và tâm hồn đón nhận văn hóa Tây phương và biết yêu người đồng hương của ḿnh.

42. Nhận đînh của Tuyên Úy Đoàn về những thay đổi hiện nay và hướng tiến tương lai cho Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp[2]

Trước khi nhận định về tương lai, chúng tôi xin đưa ra đây một vài nhận xét về thời gian qua :
● Nhiều địa điểm mục vụ được mở ra : Từ 18 địa điểm năm 1978 lên đến 46 năm 2006. Mỗi địa điểm có ít nhất là một cộng đoàn. Giáo Xứ Paris lớn nhất về nhân sự.
● Nhân số tuyên úy và trợ tá đông đảo hơn: Từ 33 vị năm 1978 lên đến 51 vị năm 2006.
● Phát triển ơn gọi Phó Tế. Hiện nay, Tuyên Úy Đoàn có 5 Phó Tế Vĩnh Viễn.
● Vai tṛ của người giáo dân trong cộng đoàn được nâng cao. Tinh thần đồng trách nhiệm thể hiện rơ ràng trong các khóa huấn luyện giáo dân hoặc các công tác mục vụ thường niên.
● Liên hệ với Giáo hội Việt Nam thêm phần gắn bó nhờ sự hiện diện và cộng tác của các Linh mục, tu sĩ du học mỗi ngày một đông.

Môi trường mục vụ cũng có nhiều thay đổi.
● Các công tác khẩn trương lúc đầu khi người tỵ nạn mới đến Pháp như thông dịch, t́m nhà, t́m việc làm... nay không c̣n nữa. Sau 30 năm, mọi gia đ́nh coi như đă an cư lạc nghiệp. Vai tṛ xă hội của tuyên úy giảm bớt. Ngược lại các vấn đề khác như hôn nhân dị giáo, dị chủng, quan hệ với Phật giáo, Hồi giáo, vấn đề nam nữ sống tiền hôn nhân, ly dị, v.v... được đặt ra.
● Giới trẻ Việt Nam phần lớn không nói tiếng mẹ đẻ, và xa dần các sinh hoạt của cộng đoàn. Một số nhỏ hội nhập vào các Giáo xứ địa phương. Nhưng phần đông sống đạo theo tư tưởng cá nhân, xem nhẹ trách nhiệm cộng đoàn.
● Các lớp giáo lư cho trẻ em hầu như được trao phó hoàn toàn cho họ đạo Pháp. Cộng đoàn Việt Nam thường chỉ tụ họp khi có Thánh Lễ hàng tháng hay mỗi hai tuần.

Trước những thay đổi đó, một câu hỏi được đặt ra : có nên duy tŕ các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam hay không? Nếu có, dưới h́nh thức nào? Việc hội nhập vào các xứ đạo địa phương phải chăng là con đường mục vụ cho tương lai?. Câu hỏi trên đă được đặt ra nhiều lần. Biện minh cho việc duy tŕ các cộng đoàn, có ít nhất 3 ư kiến được nhắc đi, nhắc lại :

● Ngôn ngữ: Tuy đă sinh sống tại Pháp nhiều năm nhưng một số đông quư cụ, quư bác vẫn không thể đối thoại bằng ngoại ngữ. Tuy có đi Lễ mỗi tuần nhưng không thể hiểu được trọn vẹn các bài Thánh thư và lời giảng của Linh mục.

● Văn hóa: Sự phong phú của Đạo Công Giáo là tính đa dạng của các văn hóa quốc gia, chủng tộc. Người Công giáo Việt Nam góp phần tô điểm cho Giáo hội bằng cách duy tŕ và phát triển văn hoá của ḿnh ngay trong các cách thức thờ phượng hoặc sinh hoạt tông đồ.

● Giáo Hội: Công giáo là Đạo của mọi ngôn ngữ, mội sắc tộc, mọi màu da... Nếu vắng đi sự hiện diện của cộng đoàn Việt Nam, bản tính của Giáo hội có thể bị phương hại một phần nào đó. Thực sự không ai có thể phủ nhận những yếu tố trên. Tuy nhiên, căn bản của đời sống người Kitô hữu là Bí tích Thánh Tẩy. Dù ở đâu, trong cương vị nào, là Linh mục, tu sĩ hay giáo dân, Bí tích này vẫn là nền tảng của sự sống đạo và truyền đạo. Pháp hay Việt Nam, chúng ta đều thuộc về một Giáo hội, cùng chia sẻ một trách nhiệm, cùng có chung một bổn phận.

Điều quan trọng là làm thế nào để phát huy ơn gọi người Kitô hữu, trong cuộc sống của ḿnh tại quốc gia này. Một khi cả hai cộng đoàn Pháp và Việt Nam cùng đứng trên một quan điểm, lúc đó chúng ta sẽ có một Giáo hội đa ngôn ngữ, đa chủng tộc, đa văn hoá. Lúc đó người ta sẽ không hỏi: bạn thuộc cộng đoàn nào? mà là, bạn sống đạo và truyền đạo cách nào?

Một cách cụ thể, người Công giáo Việt Nam vừa tham dự vào nếp sống tôn giáo địa phương, vừa hợp tác vào những sinh hoạt của cộng đoàn Việt Nam. Đó là chiều hướng mục vụ hiện nay và trong tương lai. Tại một số nơi, việc duy tŕ những Thánh Lễ Việt ngữ hàng tháng xem ra khó khăn. Một trong những dự án có thể đưa ra thí nghiệm là quy tụ nhiều cộng đoàn gần nhau vào những thời điểm thuận tiện trong năm. Một vài vùng đă thực hiện sáng kiến trên như miền Bretagne hay Lyon. Song song với chương tŕnh này, chúng ta có thể nghĩ đến việc thành lập những nhóm sống đạo địa phương, dưới h́nh thức Công Giáo Tiến Hành hay một h́nh thức khác. Mục đích là tương trợ lẫn nhau về mặt tinh thần như chia sẻ lời Chúa, làm việc từ thiện... Hai dự án trên đây bổ túc cho nhau, vừa giúp người tín hữu có lương thực sống đạo, vừa mang lại cho cộng đoàn thêm sức sống.

Riêng đối với giới trẻ thế hệ thứ hai, việc làm cấp thời là liên lạc và giữ quan hệ. Thế hệ này chịu ảnh hưởng văn hoá Pháp nhiều hơn lớp đi trước. Nhưng không v́ thế mà căn tính của họ hoàn toàn là căn tính Pháp. Sẽ có những người Việt Nam nói tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ư... Nhưng trong cảm súc, trong cách suy nghĩ, cách sống, họ vẫn có những khác biệt so với người bản xứ. Trong lần họp mặt tại Poitiers năm 2004, nhiều bạn trẻ đă phát biểu thao thức của họ được gặp gỡ những người Việt Nam khác. Những khác biệt giữa họ và giới trẻ Pháp là nhu cầu dẫn họ t́m lại những người đồng cảnh ngộ với ḿnh.

43. Quan điểm của Giáo Hội Pháp về giới trẻ Việt Nam tại Pháp[3]

Vào dịp Giáng sinh năm 1985, một bức thư được gởi đến toàn thể ngoại kiều Công giáo đến từ các nước khác, các Giám mục đă tuyên bố: «Chúng tôi mời gọi anh chị em hăy giữ lấy địa vị của ḿnh trong Giáo hội Pháp. Anh chị em là thành phần trọn vẹn trong các cộng đoàn, các giáo xứ, nơi quy tụ anh chị em. Anh chị em là đại biểu cho sự dị biệt lớn lao của đại gia đ́nh của Chúa ở trần gian. Chúng tôi đă thường quên lăng rằng sự hiện diện của anh chị em là chứng từ của chúng tôi. Chúng tôi xin lặp lại cách mạnh mẽ với anh chị em công giáo tại Pháp».

Một bản văn như thế xác định rơ ràng thái độ đón tiếp của Giáo hội Pháp đối với người ngoại kiều và cho họ chỗ đứng trong Giáo hội Pháp. Từ đó được thiết lập những cơ sở gọi là pḥng Tuyên úy của các sắc tộc như pḥng tuyên úy người Ư, Ba Lan, Bồ Đào Nha, hay Việt Nam. Hiện nay ở vùng Paris có khoảng 40 pḥng tuyên úy và có khoảng 25 tuyên úy đoàn được tổ chức chặt chẽ cho những nước có đông kiều bào hơn tại Pháp. Thành phần các pḥng tuyên úy gồm Linh mục, nữ tu, giáo dân để giúp đỡ kiều bào sống đức tin Công giáo tại Pháp. Thí dụ xứ Lituanie chỉ có 1500 người ở nước Pháp nhưng cũng có một pḥng tuyên úy được tổ chức chu đáo.

Ngoài ra cũng có các pḥng tuyên úy Phi châu. Các nước Ư, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha được xem như những nước có người di cư đông nhất tại Pháp. Hiện nay th́ có các pḥng tuyên úy Á châu như : Việt Nam, Lào, Kampuchia và mấy năm gần đây th́ có thêm Phi Luật Tân. Có nhiều pḥng tuyên úy nhỏ bé tại Pháp như pḥng tuyên úy cho những người đến từ đảo Maurice, và mới nhất có cộng đoàn nhỏ được thành lập cho người tị nạn Cananéen do Đức Hồng Y phụ trách v́ ngài chuyên môn về vấn đề lễ nghi Đông phương. Tất cả những pḥng tuyên úy dù rất nhỏ bé nhưng làm thành những tế bào giáo hội.

Những điều tôi nói trên đây bộc lộ lên mối quan tâm của Giáo hội Pháp, làm sao cho những người giáo dân đó thể hiện được đức tin của họ trong văn hóa, ngôn ngữ của họ và phát biểu riêng trong cộng đoàn của họ.

Trong tài liệu của Hội đồng Giám mục năm 1987 chúng tôi đă phát biểu rằng : « Tất cả các tuyên úy đoàn và các cộng đoàn các sắc dân đó không phải là những Giáo hội song song, nhưng được hoạt động ngay trong ḷng Giáo hội địa phương ». Để cụ thể hóa mối quan tâm đó, ủy ban lo về ngoại kiều của Hội đồng Giám mục Pháp đă cho thành lập các tuyên úy đoàn gồm các Linh mục tuyên úy địa phương với một đại diện (trong số các tuyên úy đó) do Hội đồng Giám mục đề cử, nhân danh Giáo hội Pháp. Vị đại diện có nhiệm vụ quan tâm và nối kết việc mục vụ các pḥng tuyên úy của sắc tộc ḿnh trong các địa phận trên toàn quốc. Vấn đề làm sao để người dân Pháp dễ thông cảm với những người Kitô hữu các xứ khác không có cùng một văn hóa, truyền thống, không phải là một việc đơn giản. Tuy nhiên chúng tôi ao ước rằng các anh chị em ngoại kiều ấy không bị bỏ rơi nhưng được cộng tác với nhau trong việc làm để phát triển đức tin của ḿnh và được đối thoại với người giáo dân tại Pháp.

Tôi thiết tưởng vai tṛ của ủy ban lo về ngoại kiều của Hội đồng Giám mục Pháp là làm thế nào để người Công giáo đến từ các nơi khác sống trong ḷng Giáo hội Pháp vẫn giữ được cái ǵ riêng của họ (truyền thống, văn hóa), nhưng đồng thời, các nhóm sắc tộc này cũng đem lại một cái ǵ xây dựng cho giáo hội Pháp khi làm cho người Pháp khám phá được sự khác biệt trong cách sống đạo và thực thi lời Chúa. Đó là hai đầu mối quan trọng mà chúng tôi quan tâm và giữ quân b́nh.

Chúng ta được mời gọi sống cởi mở, cải hóa và thích nghi đời sống hàng ngày trong sự kính trọng những dị biệt của nhau. Nếu người giáo dân đến từ các xứ khác biết bận tâm đến cách làm thế nào để đối thoại được với người bản xứ, cũng như đón nhận những h́nh thức sống đạo tại đây để làm giầu cho đời sống đức tin của ḿnh, và người bản xứ cũng làm như vậy th́ đôi bên đóng góp tích cực vào đời sống giáo hội điạ phương, làm cho giáo hội ngày càng trở nên công giáo và phổ quát hơn.

Đâu là vần đề huấn luyện người trẻ VN ? Tôi nghĩ có hai nguyên tắc : trung thành với truyền thống của ḿnh và đồng thời cởi mở với những giá trị mới. Đó là hai tiêu chuẩn có thể đặt ra cho việc huấn luyện người trẻ VN. V́ trước đây các pḥng tuyên úy các sắc dân được thành lập rất chú trọng đến việc bảo vệ, ǵn giữ. Nhưng quan niệm đó hiện thời hầu được vượt qua và sự cởi mở lại rất được quan tâm : làm thế nào để người trẻ trở nên những chứng nhân tin mừng? Đó là chiều hướng truyền giáo mới.

Chúng ta đang sống tại Pháp, Giáo hội Pháp có chiều hướng Âu châu. Cuộc gặp gỡ đầu tiên này của cac bạn thể hiện điều đó bằng sự hiện diện của các bạn trẻ đến từ Đức, Áo. Đó là dấu hiệu của sự cởi mở và sự dị biệt giữa nhau mà tôi nghĩ là rất quan trọng cho giáo hội chúng ta.

Chúng ta nhạy cảm trước những vấn đề khác đối với chúng ta như làm thế nào để người tín hữu biết đóng vai tṛ chủ động trong giáo hội Âu châu đang cố gắng xây dựng một môi trường không gian giữa các nước, để con người có thể trao đổi, thông cảm với nhau.

Để kết luận, tôi muốn thuật lại cảm tưởng của tôi về một biến cố vừa trải qua : buổi truyền chức của thầy Gioan Baotixita Lê Văn Tuấn trong tháng sáu vừa qua tại Nhà thờ Chính ṭa Meaux. Tôi giữ trong ḷng việc truyền chức đó như một cuộc sống trong Giáo hội phổ quát. V́ chung quanh người bạn trẻ ngoại quốc này quy tụ nhiều cộng đoàn khác nhau nhưng cùng hiệp nhất trong một đức tin vào Đức Kitô. Đó là dấu hiệu nói lên sự phong phú và cởi mở của giáo hội mà trước đây có khuynh hướng tự khép ḿnh lại.

Tưởng nên nhắc lại : các bạn sống tại Pháp, các bạn có chỗ đứng trong Giáo hội Pháp. Cùng với người trẻ Pháp, các bạn là tương lai của Giáo hội. Hăy đóng góp phần ḿnh bằng tất cả cái «Việt Nam tính» của các bạn. Để Giáo hội Pháp mai này nhờ đó mà ngày càng «Công giáo» hơn, nghĩa là phổ quát hơn”.

Lời kết

Tựa vào những kinh nghiệm sống, có thành công và thất bại, có khó khăn và may mắn, tương lai của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp là do họ chọn lựa lấy. Chọn theo hướng nào và dựa vào những yếu tố nào ? Ba cái nh́n từ ba quan điểm hoàn toàn khác nhau. Cái nh́n dân sự của một công dân Pháp gốc Việt Nam, cái nh́n của một vị trách nhiệm các tuyên úy của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và cái nh́n của một vị trách nhiệm Giáo Hội Công Giáo Pháp. Nhưng cả ba cái nh́n đều đi đến một gợi ư duy nhất cho hướng tiến tương lai.

Cái nh́n dân sự của một công dân Pháp gốc Việt Nam, Ông Bùi Xuân Quang, th́ bảo rằng : « Người Pháp chỉ hoàn toàn trọng nể một người Việt nếu người này yêu nước, yêu văn hóa của ḿnh, mở rộng trí tuệ và tâm hồn đón nhận văn hóa Tây phương và biết yêu người đồng hương của ḿnh”.

Cái nh́n của một vị trách nhiệm các tuyên úy của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, cha Hà Quang Minh, th́ ghi nhận rằng : « Một cách cụ thể, người Công giáo Việt Nam vừa tham dự vào nếp sống tôn giáo địa phương, vừa hợp tác vào những sinh hoạt của cộng đoàn Việt Nam. Đó là chiều hướng mục vụ hiện nay và trong tương lai”.

C̣n cái nh́n của một vị trách nhiệm Giáo Hội Công Giáo Pháp, cha J.C. Lucquin, tổng thơ kư Uỷ Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ th́ xác tín rằng : « Trung thành với truyền thống của ḿnh và đồng thời cởi mở với những giá trị mới. Đó là hai tiêu chuẩn có thể đặt ra cho việc huấn luyện người trẻ VN”.

 

Hè 2006
Trần Văn Cảnh

 


  Ghi Chú
1- Bùi Xuân Quang, Người Việt sống trên đất Pháp, trong Kỷ Yếu 30 năm hành tŕnh đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), tr.114-119
2- Hà quang Minh, Tuyên Úy Đoàn, trong : Kỷ Yếu 30 năm hành tŕnh đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), tr.8-13
3- Lucquin J.C., (Sr Marie Pascale Lài tóm lược) Quan điểm của Giáo Hội Pháp về giới trẻ Việt Nam, trong : Kỷ Yếu 30 năm hành tŕnh đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), tr.120-123

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.