NGUỒN GỐC VIỆT NAM
của CÁC HỌC THUYẾT Á ĐÔNG

1 2 3 4 5 6 7 8

HolyFamily

 

NGUỒN GỐC VIỆT NAM
của Học Thuyết ĐẤT TRỜI NĂM HÀNH
Trên THẠP và TRỐNG ĐỒNG

 

1305. NGUỒN GỐC VIỆT NAM của Học Thuyết ĐẤT TRỜI NĂM HÀNH

        Trên THẠP và TRỐNG ĐỒNG

1. DẪN NHẬP

2. ĐẤT TRỜI VÀ NĂM HÀNH

3. TRÊN THẠP VÀ TRỐNG

4. THẠP TRỐNG VỚI NĂM HÀNH VÀ ÂM DƯƠNG TÁM QUẺ

5. NHẬN THỨC ĐẤT TRỜI DUNG HỢP

6. TRUNG HOA CƯỠNG NHẬN

1. DẪN NHẬP

Từ những năm 1000 ttl, cách đây hơn 3000 năm, Tổ Tiên Việt Nam ở vùng Sông Hồng đã vào thời đúc những Thạp đồng và Trống đồng Đông Sơn tuyệt kỹ. 

Qua hình dạng, hoa văn, trang trí, và chất liệu của Thạp đồng và Trống đồng thời đó, Tổ Tiên ta đã gởi gắm nhiều đặc điểm của văn minh và văn hóa Việt Lạc đương thời.

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là qua Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, Tổ Tiên đã ký thác toàn bộ tư tưởng và học thuyết Việt về Âm Dương, Ngũ Hành, Đạo và Đức, Tiên và Rồng...*1

    *1 - Về Thạp và Trống, đọc bài 1302. Thạp và Trống đồng Việt Nam, đb phần 3.

    Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ hiện được giữ ở viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Hà Nội.

             

                      Thạp Đào Thịnh                                                     Trống Ngọc Lũ

*     *     *     *

2. ĐẤT TRỜI Và NĂM HÀNH

2.1 Đất Trời với Con Người.

Qua cuộc sống, Tổ Tiên đã nhận ra ảnh hưởng thiết yếu của Đất và Trời đối với con người. Đất Trời ảnh hưởng bao trùm cuộc sống của con người và vạn vật. Trong con người có cả Đất Trời.

Thời xưa, Đất Trời còn được hiểu là vũ trụ.

*     *

2.2 Năm Hành với Con Người.

Tổ Tiên đã gồm tóm ảnh hưởng của Đất Trời vào 5 dạng thức quen thuộc. Đó là Năm Hành kim mộc thủy hỏa thổ.

Đây là những loại 'hành động', những tác động, những ảnh hưởng của Đất Trời trên con người, chứ không nhất thiết là sắt gỗ nước lửa đất.

Mỗi Hành lại ảnh hưởng theo phương cách và mức độ khác nhau. Biến đổi quan hệ hỗ tương giữa các Hành cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống thể chất, và gián tiếp tới các Sức Sống khác, của con người.

*     *     *     *

3. TRÊN THẠP VÀ TRỐNG VIỆT NAM

3.1 Đất Trời trên Trống Ngọc Lũ và Thạp Đào Thịnh.

a. Trống với Trời Đất.

Mặt Trống, tấm nắp tròn của trống, giữa có Mặt Trời. Tấm tròn nhắc nhớ ý niệm Trời tròn. Tấm tròn ở giữa có Mặt Trời đang tỏa sáng, chính là Bầu Trời.

Trên Mặt Trống, quanh Mặt Trời lại có các vòng ghi lại sinh hoạt của con người trên Mặt Đất, dưới ánh Mặt Trời, ban ngày. [hình 3.1a].

b. Thạp với Trời Đất.

Nắp Thạp nổi cao hình núi. Giữa đỉnh núi của Nắp Thạp có hình tỏa sáng. Vì Thạp là Om/Âm, nên hình tỏa sáng là ‘mặt trời’ âm, tức là Mặt Trăng.

Dưới ánh trăng, ban đêm, hình ảnh rõ nhất trên Mặt Đất là núi ở chân trời, mọi vật khác đều lờ mờ. Cũng vậy, trên Nắp Thạp, dưới ánh Mặt Trăng trên đỉnh Núi, Mặt Đất chỉ là những đường vòng. Sinh hoạt về đêm nổi bật nhất của người thời xưa, thời không đèn không điện, được ghi thành 4 tượng ở 4 góc Nắp Thạp. [hình 3.1b].


*     *

3.2 Thạp và Trống với Năm Hành.

Cũng như với Âm Dương và 8 quẻ, ta có thể nhìn thấy 'tượng' của Năm Hành ở Thạp và Trống.          

1. Giữa đỉnh Nắp Thạp là Mặt Trăng, và giữa Mặt Trống là Mặt Trời nổi. Mặt Trời, Mặt Trăng là nguồn ánh sáng, là sức nóng, là khí quyển... là tượng của Hành Hỏa.  [hình 3.2a].


2. Ở Nắp Thạp nổi cao hình Núi, dưới Mặt Trăng, là Mặt Đất về đêm. Trên Mặt Trống, dưới Mặt Trời, là vùng Đất sinh sống của vạn vật. Núi, Mặt Đất thuộc Hành Thổ. [hình 3.2b].


3.  Thân Thạp, chỗ phình lớn ra, với những đoàn thuyền vượt biển, là biển cả. Tang Trống có ghe đi sông và bờ ruộng, là sông hồ, ruộng đầm... Nước là tượng của Hành Thủy. [hình 3.2c].


4. Công dụng chính của Thạp là Lòng Thạp chứa thức ăn thức uống. Phần Trống, để phát huy công dụng của Lòng Trống, cần chày gỗ, ống tre, để gây tiếng vang... Thức ăn, chày gỗ, tre... thuộc Hành Mộc. [hình 3.2d].


5. Nguyên liệu, Chất làm thành Thạp và Trống là Đồng, tượng của Hành Kim. [hình 3.2e].

* Giữa Nắp, Nắp, Thân, Lòng, và Chất của Thạp, cũng như của Trống, đều ứng với Năm Hành. Vì vậy, ta có Năm Hành ở Thạp và Năm Hành ở Trống.

*     *     *     *

4. THẠP TRỐNG Với NĂM HÀNH Và ÂM DƯƠNG TÁM QUẺ

4.1 Thạp Trống với Âm Dương.

a. Tên Âm, chữ Âm .

Từ thời xưa, người Việt Lạc gọi cái Thạp là Om. Ngày nay, ta còn gọi cái nồi nhỏ, cái thạp nhỏ, cái hũ nhỏ, là cái om. Do đó, hình cái Om, cái Thạp, đã trở thành đường nét của chữ Om. Om đọc trại thành Âm.*2

    *2 - Đọc bài 1106. Tộc Việt Thời Hùng 3, đoạn 5.2.

- Chữ Âm  phát sinh từ hình vẽ chiếc Thạp đồng, với nắp thạp, thân thạp trang trí thành 3 phần, và đáy thạp. [hình 4.1a].

Các nét  là nắp thạp.

3 nét  là thân thạp với 3 phần trang trí.

Nét  là hông phải của thạp.

Các nét  là đáy thạp và hông trái.

b. Tên Dương, chữ Dương .

Đội trống truyền thống của dân ta được gọi là ‘đội Cà Rưng’. Cà Rưng đã theo âm địa phương thành cà Dưng, cà Rừng, cà Rầng.*3

    *3 - Tiếng Rưng, Rừng, cũng được phát âm là Lừng, trong ‘vang lừng, lừng lẫy’.

Rưng là cái Trống. Vì vậy, hình cái Rưng, cái Trống, đã trở thành đường nét chữ Rưng. Rưng đọc trại thành Dưng, là Dương.*4

    *4 - Có thể dùng Om thay cho Âm, Thạp, và dùng Rưng thay cho Dương, Trống. Các tên khác cũng vậy.

- Chữ Dương  là hình vẽ chiếc Trống đồng. [hình 4.1b].

Nét  là Mặt Trời nổi, trên mặt trống nét . [Chữ Nhật  là hình mặt trời, và có nghĩa là Mặt Trời].

Các nét  là thân trống và 2 quai, không có đáy.

c. 8 Quẻ.

Do hình dạng, cấu trúc, công dụng, tên gọi và hàm ý của Thạp/Om, ta có chữ viết, đồ biểu, tên gọi, ý nghĩa, và nội dung của ý niệm Om/Âm và của 4 quẻ Om/ÂmKhônKhảmChấnĐoài.*5

     *5 - Chi tiết về Tám Quẻ, đọc bài 1304. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Âm Dương Tám Quẻ, phần 3.

Cũng vậy, do hình dạng, cấu trúc, công dụng, tên gọi và ý nghĩa của Trống/Rưng, ta có chữ viết, đồ biểu, tên gọi, ý nghĩa, nội dung của ý niệm Rưng/Dương và của 4 quẻ Rưng/Dương :CànLyCấnTốn.

- Om/Thạp và Rưng/Trống tương ứng thành một cặp. Bốn Quẻ Om/Âm và 4 Quẻ Rưng/Dương cũng hợp thành 4 cặp quẻ Om Rưng tương ứng : Khôn Càn, Khảm Ly, Chấn Cấn, Đoài Tốn.

*     *

4.2 Thạp Trống với Năm Hành và Tám Quẻ.

a. Tương ứng.

Năm Hành và 8 Quẻ không chỉ được ký thác kỳ diệu, mà còn được trình bày tương ứng trên Thạp và trên Trống.

1. Hành Hỏa : 

Ở Giữa Nắp Thạp/Om, Mặt Trăng nằm trên Đỉnh Núi. Đây là Hỏa om/âm. - Trong 8 Quẻ, Mặt Trăng ở Om/âm ứng với quẻ Càn âm.

Ở Giữa Mặt Trống/Rưng, Mặt Trời nổi giữa Bầu Trời, là Hỏa rưng/dương. - Trong 8 Quẻ, Mặt Trời ở Rưng/dương ứng với quẻ Càn dương.

2. Hành Thổ :

Nắp Thạp/Om hình Núi làm nền cho toàn cảnh Mặt Đất dưới ánh Trăng. Núi, Mặt Đất ở Thạp/Om là Thổ om/âm. - Sánh với 8 Quẻ, Núi, Mặt Đất ban đêm, là tượng của quẻ Khôn âm.

Ở Trống/Rưng, Mặt Rưng là toàn cảnh con người sinh sống trên Mặt Đất, dưới ánh Mặt Trời. Mặt Đất ở Trống/Rưng là Thổ rưng/dương. - Sánh với 8 Quẻ, Mặt Đất ban Ngày ứng với Khôn dương.

3. Hành Thủy :

Thân Om, có đoàn thuyền lớn, mũi cao, đang vượt biển cả... Biển cả là Thủy om/âm.  - Trong 8 Quẻ, Thân Om cũng là đồ biểu của quẻ Khảm.

Thân Rưng có ghe chạy trên sông, có ruộng. Sông hồ, ruộng đầm... là Thủy rưng/dương. - Trong 8 Quẻ, Thân Rưng cũng là đồ biểu của quẻ Ly.

4. Hành Mộc :

Ở Lòng Om, mộc là thức ăn thức uống, thức được chứa trong lòng Om... là Mộc om/âm. - Trong 8 Quẻ, Lòng Om cũng là đồ biểu của quẻ Chấn.

Ở Lòng Rưng, mộc là chày, vật kích động gây tiếng dội, để đánh, dộng... là Mộc rưng/dương. - Trong 8 Quẻ, Lòng Rưng cũng là đồ biểu của quẻ Cấn.

5. Hành Kim :

Om được đúc bằng chất đồng,  được dùng để giữ cho kín, cho bền lâu... là Kim om/âm. - Trong 8 Quẻ, Dụng của Om cũng là đồ biểu của quẻ Đoài.

Rưng cũng bằng đồng để gây tiếng vang, để thêm tiếng dội... là Kim rưng/dương. - Trong 8 Quẻ, Dụng của Rưng cũng là đồ biểu của quẻ Tốn.

*     *     *     *

5. NHẬN THỨC ĐẤT TRỜI DUNG HỢP

5.1 Con người với Đất Trời.

Tổ Tiên đã nhận ra mối quan hệ sinh mệnh giữa con người và Đất, Trời. Đất và Trời cùng nhau trợ giúp con người sống còn, tăng trưởng, và hoàn thành cuộc sống.

Tương quan sinh tử nầy được nhận biết qua thân thể, qua cuộc sống thể xác của con người. Con người chỉ tồn tại, chỉ có thể là con người, khi còn thân thể, khi còn dung hợp với thế giới chung quanh, với Đất Trời.

Đất Trời còn có nghĩa là vũ trụ, vạn vật.

Nhận thức chi tiết về tác động của Đất Trời đưa tới Năm Hành. Năm Hành tiêu biểu cho mọi ảnh hưởng của Đất Trời tác động liên tục tới Sức sống Thân Lực của con người.

*     *

5.2 Tượng của Năm Hành trên Thạp và Trống với Dịch.

Tổ Tiên Việt Nam đã ký thác nhận thức về tương quan giữa Con Người với Đất, Trời, với Năm Hành, vào hình dạngtrang tríchất liệu, và công dụng của Thạp và Trống.

- Tùy theo ở Om/Thạp hay ở Rưng/Trống, Năm Hành lại có Năm Hành om/âm và Năm Hành rưng/dương.

Vì vậy, hàm ý của Năm Hành cũng được vận dụng từ Thạp và Trống.

- Với hình Thạp  (hình Thạp cũng là chữ Âm ), và hình Trống  (hình Trống cũng là chữ Dương ), hợp lại thành chữ Dịch 易, Dịch có nghĩa là chuyển đổi, hoán dịch giữa Âm Dương.

1. Hành Hỏakhí trờisức nóng, ánh sáng. Nhờ sức nóng, ánh sáng, và nhờ Thở khí trời, con người mới sống và khỏe mạnh.

Hành Hỏa hoán dịch giữa Hỏa ở Thạp/om/âm, Mặt Trăng trên đỉnh Núi, và Hỏa ở Trống/rưng/dương, Mặt Trời giữa đỉnh Trời.

2. Hành Thổ : Con người và vạn vật sống trên Mặt Đất. Đất thuộc hành Thổ, là Nền, là chỗ đứng, là nơi sống. Nơi Thổ, con người có thể có tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống.

Hành Thổ hoán dịch giữa Thổ om/âm, Núi, Mặt Đất về Đêm, và Thổ rưng/dương, Mặt Đất ban Ngày.

3. Hành Thủy : có nước, có thứUống, con người mới có thể kéo dài sự sống.

Hành Thủy hoán dịch giao động giữa Thủy om/âm tràn ngập, biển khơi, và Thủy rưng/dương sông hồ, ruộng đầm.

4. Hành Mộc là thức Ăn, rau trái, cỏ cây, thịt cá, và thức dụng thường ngày.

Hành Mộc hoán dịch từ Mộc om/âm kiên trì nuôi dưỡng, tới Mộc rưng/dương kích thích mau qua.

5. Hành Kim là nhà , nơi trú ngụ, hang núi, áo mặc.

Hành Kim hoán dịch giữa Kim om/âm che chắn bảo bọc, và Kim rưng/dương huy động hưng phát.

*     *

5.3 Năm Hành với Sức sống Thân Lực của con người.

Đất Trời và Năm Hành là những yếu tố thiết yếu cho Sức sống Thân Thể của con người. Con người tồn tại và phát triển nhờ ảnh hưởng thích đáng của Nơi sinh sống, của ánh sáng, sức nóng, Khí thở, của thức Uống, thức Ăn, và của nhà , áo mặc.

Dầu con người dung hợp các Hành theo cách thế và mức độ khác nhau, Đất Trời, Năm Hành đều giúp con người bộc lộ và tăng trưởng Sức sống Thân Lực, và qua Sức sống Thân Lực, ảnh hưởng tới những Sức sống khác.

Với Năm Hành, có thể nhận thức và ứng dụng chi tiết ở mọi khía cạnh thực tế của cuộc sống con người.*6

    *6 - Sức sống Thân Lực là sức sống thể hiện qua Thân thể của con người và chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại vật. Về 4 Sức sống của Con người, đọc bài 2205. Bốn Sức sống Con Người, đb đoạn 2.4.

*     *

*     *     *     *

6. TRUNG HOA CƯỠNG NHẬN

Nhận thức Đất Trời và Năm Hành ảnh hưởng trên con người đã được Tổ Tiên Việt Nam vùng Sông Hồng mã hóa trên Thạp và Trống đồng từ những năm 1000 ttl, cách đây hơn 3000 năm.

Vào thời kỳ nầy, các bộ lạc du mục sơ khai vùng khô cằn Thiểm Tây bắt đầu tụ họp lại và thành hình tộc Hoa.

Hơn nữa, theo sách vở Trung Hoa, thuyết Ngũ Hành mới xuất hiện từ đầu thời Hán, cách đây 2000 năm.

Như vậy, phải gần 1000 năm sau Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ của Dân Việt, sau khi xâm lăng và cướp phá vùng đất Việt Lạc, từ năm 214 ttl, sách vở Trung Hoa mới cưỡng đoạt nhận thức nầy làm của họ.

Tuy nhiên, nhận thức ‘trong Con Người có Đất, Trời’ lại bị diễn dịch thành thuyết Tam Tài, với nhiều biện luận ra ngoài hệ thống học thuyết nguyên thủy.

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.