NGUỒN GỐC VIỆT NAM của Học Thuyết TIÊN RỒNG

1 2 3 4 5 6 7 8

HolyFamily

 

NGUỒN GỐC VIỆT NAM của Học Thuyết TIÊN RỒNG
Trên THẠP và TRỐNG ĐỒNG

 

1306. NGUỒN GỐC VIỆT NAM của Học Thuyết TIÊN RỒNG

        Trên THẠP và TRỐNG ĐỒNG  

1. TIÊN VÀ RỒNG

2. CHỮ RỒNG CHỮ TIÊN TRÊN TRỐNG VÀ THẠP

3. NỘI DUNG RỒNG VÀ TIÊN

4. CHỮ TIÊN CHỮ RỒNG trong VĂN HÓA VIỆT

5. TIÊN RỒNG TRONG CUỘC SỐNG

6. NGUỒN GỐC VIỆT NAM 

1. TIÊN VÀ RỒNG

1.1 Biểu Tượng.

Tiên và Rồng giữ một vị trí đặc biệt trong nền văn hóa của những người tự xưng là Con Cháu Tiên Rồng.

Tiên Rồng là hai biểu tượng  quan trọng bậc nhất trong Văn hóa Việt.

Biểu tượng trở thành bài học qua Truyền kỳ Tiên Rồng : ‘Con Người được tạo thành do Bà Tiên và Ông Rồng phối hiệp, sinh Một Bọc Trăm Con, 50 con theo Mẹ, 50 con theo Cha’. Tiên Rồng trở thành biểu tượng của Mẹ Cha, của hai thành tố tạo thành từng con người hiện thực.

Do đó, Tiên Rồng cũng là biểu tượng hàm chứa mọi đặc tính của con người thực tại.

Cũng do đó, Tiên Rồng được linh thiêng hóa thành Bà Tổ và Ông Tổ của Tộc Việt.*1

    *1 - Đọc bài 2102. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xã Hội, phần 4.

*     *

1.2 Tiên.

Tiên là biểu tượng, vì hễ nói tới Tiên, chúng ta nghĩ ngay tới hình ảnh của xinh đẹp, dịu hiền, từ tâm, khoan ái, yêu thương... mà cũng thoát tục, siêu phàm, như thần như thánh, sống động nhưng vượt thời gian vượt không gian, trường sinh bất tử.

*     *

1.3 Rồng.

Rồng biểu trưng cho oai dũng trổi vượt, cho sức mạnh vô song, sức sống vô tận, biến hóa không lường, như linh như hiển... khi thì ẩn mình dưới đáy biển cả, lúc lại vẫy vùng trên tầng trời cao, làm mây làm mưa, giáng ơn giáng phước.

*     *

1.4 Tiên Rồng Phối Hiệp.

Con Người là hiệp thể do Tiên Rồng phối hiệp, có nghĩa là Con Người vừa biến hóa như Rồng vừa trường cửu như Tiên, vừa vật thể vừa siêu phàm, vừa trong thời không vừa vượt thời không, vừa linh động vừa thường hằng, vừa xinh đẹp dịu hiền vừa hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa chan chứa yêu thương lại vừa uy lực vô song.

*     *

1.5 Vị Thế đặc biệt.

Với địa vị của Tiên Rồng trong Văn hóa Việt, Tiên Rồng cũng sẽ có vị thế đặc biệt, khi Tổ Tiên ta dùng Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, để ký thác và lưu truyền tâm huyết, ý niệm, và học thuyết của mình.*2

    *2 - Về Thạp và Trống đồng, đọc bài 1302. Thạp và Trống đồng Việt Nam, đb phần 4.

          

                         Thạp Đào Thịnh                                               Trống Ngọc Lũ

*     *     *     *

2. CHỮ RỒNG CHỮ TIÊN Trên TRỐNG VÀ THẠP

2.1  Chữ RỒNG  Người Đi.

Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, các nét chữ Rồng  được diễn tả bằng hình một Người Ra Đi, nhảy múa theo nhịp trống đồng. [hình 2.1].

Chữ Rồng  gồm 2 phần :

- 1. Phần  gồm Lá cờ và hình Người ngồi dộng trống đồng :

Nét  trên cùng, là lá cờ. [Hình đối xứng, và 2 hình trên mặt trống Hoàng Hạ, đều có lá cờ Thủ Lãnh nầy].*3

    *3- Nét Lá Cờ  nầy cũng có ở chữ Việt 越 và chữ Đạo , là cây phướng của thủ lãnh. - Trong các bộ chữ nho/việt, nét tự nó là bộ ‘chủ, chúa’, thủ lãnh.

Tay người cầm chày dộng trống thành nét .

Thân mình là nét .

Sàn ngồi là nét .

Các nét  gồm hình Trống đồng , và Giá giữ trống đồng .

- 2. Phần  là hình người đang múa:

Đầu tóc và trang sức trở thành nét .

Gương mặt theo điệu múa thành nét.

Hai tay múa là hai nét .

Thân mình, váy xòe, và 2 chân thành nét .

* Chữ  đọc theo âm Việt nguyên thủy là Rồng.*4

    *4 - ‘Rồng’ đã được người Hoa phát âm thành ‘long’. Tiếng Hoa không có giọng và không có âm R. Người Hoa đọc R thành Lồng thành ong. - Đọc bài 2204. Tiên Rồng : Biểu tượng Con Người, mục 9.3a.

*     *

2.2 Chữ TIÊN Người Về.

a. Trên Mặt Trống.

Cũng trên mặt Trống Ngọc Lũ, các nét chữ Tiên  được diễn tả với hình ảnh Người Trở Về trong tiếng cồng.

Nét  là Người đang Trở Về. [Chữ Nhân  là người].

Nét  là nhà có dạng hình núi, trong có người đang đánh hai dàn cồng. [Chữ Sơn là núi]. [hình 2.2a].

*     *

2.3 Nắp Thạp chữ TIÊN.

Nắp Thạp Đào Thịnh cũng là các nét chữ Tiên , với dạng Nắp Thạp hình Núi , và với cặp nam nữ  nằm bên sườn núi.

 

*     *     *     *

3. NỘI DUNG RỒNG VÀ TIÊN

3.1 Nội Dung chữ RỒNG : Năng động, Biến hóa.

Tiên và Rồng là 2 biểu tượng phổ quát và linh thiêng nhất của Tộc Việt. Hễ đâu có dân Việt là đó có biểu tượng Tiên Rồng, đặc biệt qua hiện biểu phụng long.*5

    *5 - Phụng Long là hiện biểu, là hình ảnh tượng trưng cho Tiên Rồng. - Đọc bài trên, đoạn 9.2.

Chữ Rồng  là hình ảnh Người Ra Đi theo tiếng trống, với trụ cờ là tâm của chữ.  [hình 3.1].

Thời trước, tiếng trống là lịnh khởi sự công tác, hoặc đoàn quân tiến lên. Việc thúc trống để khởi công, để lên đường... vẫn còn được thực hiện cho tới gần đây.

Chữ Rồng , với hình ảnh Người vừa ra đi vừa múa theo dàn trống giục giã, là để diễn tả đặc tính năng động trong tiếng trống và tài biến hóa theo điệu múa. Đặc tính của Rồng là thi thố tài sứcbiến hóa không lường.

*     *

3.2 Nội dung chữ TIÊN : Yêu thương, Trường cửu.

Trên Mặt Trống, chữ Tiên Người đang trở Về với mái Nhà hình núi, trong tiếng cồng mời gọi. [hình 3.2].

Cũng vậy, thời trước, tiếng cồng, tiếng chiêng, báo hiệu thâu quân, trở về. Cho tới gần đây, vẫn còn tục đánh cồng, chiêng, để kết thúc công tác, để báo hết ngày, để trở về nhà.*6

    *6 - Thực ra, cồng, chiêng cũng là Nắp Thạp. - Ngày nay ta còn câu ‘Lệnh Ông không bằng cồng Bà’. Đây cũng chính là sự liên tục của ý niệm trống đi với Ông Rồng, và cồng đi với Bà Tiên.

Hai dàn cồng diễn tả sự mời gọi dồn dập do lòng thương nhớ ngập tràn của người ở nhà. Ngôi nhà hình núi diễn tả sự kiên cố vững bền như núi. Đây là hình ảnh diễn tả tình yêu thương, và đặc tính vượt thời gian, trường cửu của biểu tượng Tiên.

* Hình ảnh nầy còn nhắc nhớ nàng Tiên Vọng Phu bồng con chờ chồng tới hóa thành núi đá ngàn năm, ở Truyền kỳ Vọng Phu.

*     *

3.3. Nội dung Chữ Tiên trên Nắp Thạp : Mẹ Tiên Cha Rồng.

Trên Nắp Thạp Đào Thịnh, chữ Tiên với nắp thạp hình núi và với tượng hai người trong động tác thành Mẹ thành Cha. [hình 3.3].

Hình tượng chữ Tiên nầy nói lên nội dung nền tảng của là biểu tượng của Tiên và Rồng : Mẹ Tiên, Cha Rồng.

*     *

3.4 Vai Trò của TIÊN RỒNG.

a. Rồng : Người Đi giữa Cộng đoàn.

Người Đi chữ Rồng ra đi múa hát trong tiếng thúc giục của dàn trống và trong nhóm nhiều người.

Hai bên Người Đi đều là cảnh cộng đoàn : nhiều người đánh trống và nhiều người cùng múa. Người Đi sống giữa cộng đoàn, với cộng đoàn. [hình 3.4a].

     

Rồng Đi giữa cộng đoàn’ diễn tả việc ra đi là để thi hành trách vụ chung, để Làm Việc Chung, cùng với nhiều người, cho nhiều người, việc Làng việc Nước.

b. Tiên : Người Về với Gia đình.

Đang khi đó, ở chữ Tiên, Người Về trở về với người đang chờ trong nhà. Ngôi nhà đang chờ nầy chỉ có một người.

Phía bên kia nhà lại là cảnh sinh hoạt gia đình : cảnh 2 vợ chồng đang giã gạo và đứa con, (cơm ăn), và cảnh 2 vợ chồng đang xe chỉ dệt áo trong nhà, (áo mặc, nhà ở). [hình 3.4b].     

      

Hình ảnh ‘chữ Tiên Người Về’ ghi nhận sự trở về Nhà, về với Gia Đình, về với đời sống riêng tư.

c. Tiên Rồng kết thành Cuộc sống Con người.

Như vậy, ý niệm Rồng Người Đi và Tiên Người Về còn hàm ý Rồng chủ động Đời sống Cộng đoàn, và Tiên chủ động Đời sống Gia đình.

Đây chính là quang cảnh diễn tả vai trò của yếu tố Rồng và yếu tố Tiên trong cuộc sống.

Trong cuộc sống, Rồng là ra đi, đối ngoại, cộng đoàn, làng nước... sánh với Tiên là về nhà, đối nội, riêng tư, gia đình...

Sinh hoạt gia đình và sinh hoạt cộng đoàn là hai sinh hoạt chính của Cuộc sống Con Người. Tiên gia đình và Rồng cộng đoàn kết hiệp thành Cuộc Sống Con Người.  

*     *     *     *

4. RỒNG NGƯỜI ĐI Và TIÊN NGƯỜI VỀ Trong VĂN HÓA VIỆT

Trên Thạp và Trống Đồng, Tổ Tiên Lạc Hồng đã không chỉ dùng hình ảnh để lưu lại nét chữ và ý niệm của Chữ Rồng và Chữ Tiên, mà còn dùng bối cảnh quanh các nét Tiên Rồng, để nêu rõ vai trò của Biểu tượng Tiên và Rồng trong cuộc sống con người.

Tất cả lại phù hợp với ý niệm và vai trò của Tiên, Rồng trong toàn Bộ Truyền Kỳ.

4.1 Rồng Người Đi.

a. Rồng Người Đi và các TRUYỀN KỲ.

Hình ảnh ‘Rồng Người Đi giữa Cộng đoàn nhắc nhớ các chàng Rồng ra đi, làm việc chung, trong các Truyền kỳ.

1. Trong Truyền kỳ Tiên Rồng, Cha Rồng tràn đầy sức sống, biến hóa khôn lường, đem 50 con ra biển vẫy vùng, khi ở trời cao, khi tận đáy biển.

2Truyền kỳ Chử Đồng có chàng Rồng Chử Đồng ra biển trổ tài thiên biến vạn hóa, và dạy cho dân chúng.

3Truyền kỳ Tiết Liêu có Rồng Tiết Liêu và các anh em đi tìm lễ vật thích đáng để cúng Tổ Tiên, để được Làm Việc Nước, làm vua. [Truyện Bánh Dày Bánh Chưng].

4. Trong Truyền kỳ An Tiêm, chàng Rồng An Tiêm ra biển để biến đảo hoang thành làng xóm, và đóng góp cho nước. [Truyện Dưa Đỏ].

5Truyền kỳ Vọng Phu có người Chồng ra đi vì Việc Chung.

* Các chàng Rồng của Bộ Truyền Kỳ đều ra đivì việc chung. Tất cả đều hợp nhất với ý nghĩa và vai trò của các nét chữ Rồng Người Đi Giữa Cộng Đoàn trên Trống Ngọc Lũ. Tất cả đều cùng một truyền thống, thống hợp trong cùng một nền Văn hóa Việt. [hình 4.1].*7

    *7 - Về các Truyền Kỳ trên, đọc Tinh hoa Văn Hóa Việt, các bài 2101 tt.

     

b. Rồng không phải Long.

Chữ Rồng không ghi lại hình ảnh con Long. 

Con Long không phải là Rồng. Con long chỉ là hiện biểu, tức là hình ảnh dễ thấy, dễ nhớ. Con Long chỉ để nhắc nhớ những đặc tính tiêu biểu như Sức sống oai dũng, biến hóa không lường, nhưng con Long không diễn tả đầy đủ mọi đặc tính của biểu tượng Cha Rồng.*8

    *8 - Đọc bài 2102. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xã Hội, mục 4.1b.

*     *

4.2 Tiên Người Về.

a. Tiên Người Về và các TRUYỀN KỲ.

Hình ảnh ‘Tiên Người Về với Gia Đình, còn nói lên vai trò ở nhà, làm Việc Nhà, của Tiên.

1. Chữ Tiên Người Về Nhà hình núi  còn nhắc nhớ Mẹ Tiên tràn đầy yêu thương và trường cửu, Mẹ Tiên đem 50 con về Núi, ở Truyền kỳ Tiên Rồng.

2Truyền kỳ Chử Đồng có nàng Tiên Tiên Dung ở nhà, trong khi Rồng Chử Đồng ra biển.

3. Trong Truyền kỳ Vọng Phu, nàng Tiên Ở Nhà chờ chồng tới thành núi đá ngàn năm. Nàng đã cùng với chồng chia nhau gánh vác 'Nàng việc Nhà, Chàng việc Nước'.

* Các nàng Tiên của Bộ Truyền Kỳ đều ở nhàlo việc nhà. Tất cả đều hợp nhất với ý nghĩa và vai trò của các nét chữ Tiên Người Về với Gia Đình trên Trống Ngọc Lũ. [hình 4.2].

     

b. Tiên không phải Phụng.

Tiên không phải là chim Phụng. Phụng chỉ là hiện biểu của biểu tượng Tiên.

Chim Phụng nhắc nhớ biểu tượng Mẹ Tiên xinh đẹp, dịu hiền, thoát tục.

Tuy nhiên, hiện biểu chim Phụng không nhắc nhớ đặc tính quan trọng của Mẹ Tiên là từ tâm, khoan ái, yêu thương, dùm bọc.*9

    *9 - Đọc thêm nơi trên.

*     *

4.3 Tượng Tiên Rồng PHỐI HIỆP : Mẹ Cha song hiệp.

Nắp Thạp Đào Thịnh còn có chữ Tiên với 4 tượng nổi của cặp nam nữ đang giao hiệp. Việc phối hiệp truyền sinh luôn được coi là một hành động cao quý, linh thiêng. Hình ảnh nầy, trên Nắp Thạp, nói lên ý nghĩa tôn quý của việc tạo dựng nên một con người mới, hai người trở thành Mẹ, thành Cha. [hình 4.3].*10

    *10 - Ở nhiều nền văn hóa, khuyến khích truyền sinh là một nghi thức quan trọng và hiện thực.

Cùng với Truyền kỳ Tiên Rồng, cùng với ‘Tiên Rồng song hiệp’ phổ quát trong đại chúng, đây là hình ảnh hiện thực diễn tả nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp của Văn hóa Việt.

** Thạp, Trốngcác Truyền Kỳ đều thống hợp trong cùng một Học thuyết Lạc Hồng, cội nguồn của toàn thể Học thuyết phương Đông.

*     *

4.4 Tiên Rồng và DỊCH : Tiên Rồng SONG HIỆP.

Dịch là sự hoán chuyển Âm Dương trong một cá thể. Ở đây, là sự hoán chuyển của Tiên và Rồng trong con người.*11

   *11 - Về hoán dịch, đọc bài 1304. Nguồn gốc Việt Nam của Học Thuyết Âm Dương Tám Quẻ, đoạn 3.1 và 6.1.

Thông thường, tỷ lệ kết hiệp giữa Tiên và Rồng có thể hoán dịch từ

1% Tiên và 99% Rồng,

2% Tiên và 98% Rồng,

3% Tiên và 97% Rồng... tới

99% Tiên và 1% Rồng.

Trong kết hiệp hoán dịch đó, sự kết hiệp hoàn hảo nhất là kết hiệp sóng đôi 50% Tiên và 50% Rồng. Nhận thức nầy được biểu tượng hóa thành 50 theo Mẹ và 50 theo Cha của 100 Anh Em Một Bọc.

Biểu tượng Mẹ Tiên Cha Rồng kết hiệp sóng đôi, Tiên Rồng Song Hiệp, trở thành nguyên lý nền tảng của mọi tương quan và mọi sinh hoạt của con người.*12

    *12 - Đọc bài 2102. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xã Hội, đoạn 4.3, và đoạn 4.6.

*     *

4.5 Tiên Rồng và Bốn SỨC SỐNG.

a. Bốn Sức Sống của Con Người.

Thực ra, biểu tượng Tiên Rồng là kết tinh của nhận định về 4 Sức Sống của Con Người.

Bốn Sức sống Thân Lực, Trí Tài, Tâm Tình và Tuệ Linh, là bộc lộ của những nhóm đặc tính nền tảng của Con Người trong cuộc sống thực tế.

- Sức sống Thân Lực là sức sống thể hiện qua Thân thể của con người và chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại vật, với thực tại.*13

    *13 - Đọc bài 2205. Bốn Sức sống Con Người, đoạn 2.4.

- Sức sống Trí Tài là khả năng nhận định, suy luận, sáng tạo, và tài cải tiến, biến hóa, ứng dụng vào cuộc sống thực tế.*14

    *14 - Đọc bài trên, đoạn 3.3.

- Sức sống Tâm Tình là cuộc sống mỗi ngày trong Tình, cảm thông và sẵn sàng sống chết cho Tình, là Sức sống thúc đẩy con người Sinh hoạt chung, giúp nhau phát triển cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn của nhau, trong Tình Người.*15

    *15 - Đọc bài trên, đoạn 4.3.

- Sức sống Tuệ Linh là Sức sống trường cửu, khả năng liên lạc và thông hiệp với thế giới linh thiêng.*16

    *16 - Đọc bài trên, đoạn 5.3.

b. Tiên Rồng là Biểu tượng.

Từ kinh nghiệm sống thực các Sức sống nầy trong cuộc sống từng ngày, Tổ Tiên ta tóm kết thành nội dung chính yếu của biểu tượng Tiên và Rồng.

Rồng biểu trưng cho Sức sống Thân Lực, và được diễn tả thành đặc tính Cha Rồng oai dũng, trổi vượt, hùng mạnh vô song... Cũng vậy, Sức sống Trí Tài được ghi nhận thành đặc tính biến hóa khôn lường, như linh như hiển... của Cha Rồng.

Tiên biểu trưng cho Sức sống Tâm Tình, và được biểu tượng hóa thành Mẹ Tiên tràn đầy yêu thương, từ tâm, thông hiến... Mẹ Tiên thoát tục, siêu phàm, trường sinh, bất tử... lại biểu trưng cho Sức sống Tuệ Linh của con người.*17

    *17 - Đọc bài trên, đoạn 7.1.

*     *     *     *

5. THẠP VÀ TRỐNG Với TIÊN RỒNG Trong CUỘC SỐNG

5.1 Bốn chữ quan trọng.

Trên mặt Trống Ngọc Lũ, những chữ Tiên , Rồng , và Thượng , đều có thêm một chữ Tiên, Rồng, và Thượng khác, đối xứng qua tâm Mặt Trời Đức .*18

    *18 - Vì đây là nét Văn hóa đặc biệt, nên phần nầy cũng được đề cập tới ở bài 1303. Văn Minh Văn Hóa Việt Nam trên Thạp và Trống đồng, phần 4.

a. Nhà Sàn Mái Cong chữ THƯỢNG .

Trên mặt trống Ngọc Lũ, và trên nhiều trống khác, là những ngôi nhà sàn mái cong, cội nguồn của chữ Thượng . [hình 5.1a].

Hình vẽ 2 đầu nóc nhà cong lên trở thành hai nét .

Hình vẽ mái nhà, con chim đậu trên nóc, và 2 đầu hồi nhà, trở thành nét .

Hình khuôn nhà, [trong có người ngồi], trở thành nét .

Ba chân của sàn nhà là nét .

* Việt Thượng là vùng đất của Tộc Việt, từ thượng lưu Sông Tương xuôi về Nam, qua đường sông đường biển, tới vùng Sông Hồng. Sau một thời gian, dân Việt Sông Hồng phát triển vượt bực, và trở thành trung tâm của Việt Thượng. Quê hương của Việt Lạc Sông Hồng, Lạc Hồng, Việt Nam ngày nay.*19

    *19 - Về Việt Thượng, đọc bài 1103. Tộc Việt thời Khởi Nguyên, đoạn 5.2, 5.3.

b. Mặt Trời chữ ĐỨC .

Mặt trời 14 tia giữa mặt Trống ghi lại các nét của chữ Đức .

Chữ Đức  gồm chữ thập , tứ , nhất , tâm  và  là các tia sáng. Đức là tâm Mặt Trống với Mặt Trời tỏa 14 tia sáng. [hình 5.1b].

Đức là sức sống của Đạo tỏa lan, và trở thành nguồn phát sinh và tăng trưởng sự sống của vạn vật, của con người.*20

    *20 - Về Nội dung chữ Đức, đọc bài 1307. Nguồn gốc Việt Nam của Học Thuyết Đạo và Đức, đb đoạn 3.2.

*     *

5.2 Tâm đối xứng chữ Đức.

a. Quan trọng đặc biệt.

Ghi khắc các chữ Thượng, Tiên, Rồng quanh chữ Đức, Tổ Tiên xác quyết biểu tượng Tiên Rồng có tầm quan trọng đặc biệt, là đặc điểm, và là niềm hãnh diện của Tổ Tiên ta ở Việt Thượng Sông Hồng. [hình 5.2].

Tiên và Rồng biểu trưng cho Mẹ và Cha, cho hai nhóm đặc tính bất khả phân của Con Người, mà cũng là Biểu tượng linh thiêng của Ông Bà Khởi Tổ, và của toàn thể Tộc Việt.

Việt Thượng là quê hương, là giang sơn gấm vóc, là nơi nuôi lớn dòng Lạc Hồng, là nơi phát sinh một nền văn minh và văn hóa trổi vượt hơn mọi vùng chung quanh.

Quanh nhà sàn chữ Thượng là hình ảnh cuộc sống của gia đình và của cộng đoàn.

Đức là Đạo tỏa sáng, là Đạo trở thành hiện thực. Mặt Trời Đức là ánh sáng, là sức sống tăng trưởng con người và vạn vật trong trời đất. 

b. Niềm tin và Thực tại.

Tiên, Rồng, Thượng, đều ở sát Mặt Trời Đức.

Như vậy, mỗi lần gióng trống, mỗi tiếng trống, là một lần khích động Mặt Trời bừng sáng, Đức của Đạo chuyển động, truyền tỏa sức sống tới Tiên Rồng và tới khắp Việt Thượng, tới từng con người, tới từng gia đình, tới khắp cộng đoàn.

Tất cả đều nói lên khát vọng, lòng tin, niềm hãnh diện, và tầm quan trọng thực tế, của sức sống Đạo Đức, của hai biểu tượng Tiên Rồng, và của cuộc sống thịnh vượng hạnh phúc của con người và xã hội Việt Thượng.

*     *

5.3 LA BÀN VƯỢT BIỂN.

a. Các Đường Trục.

Cách trình bày 4 chữ Đức, Thượng, và Rồng, Tiên lại là một đặc điểm quan trọng khác.

Nối liền đường giữa 2 nóc nhà sàn mái cong chữ Thượng, nối 2 tâm giữa 2 nhà vòm chữ Tiên, và nối 2 cột cờ, tâm của 2 chữ Rồng, ta có những đường xuyên qua tâm chữ Đức. Mỗi đường chia mặt Trống thành 2 phần bằng nhau.

Hơn nữa, đường tâm chữ Tiên hợp với đường tâm chữ Rồng thành góc vuông, chia Mặt trống làm 4 phần bằng nhau.

Đường tâm chữ Thượng lại chia góc vuông Tiên Rồng thành 2 phần bằng nhau. Theo cách đo hiện nay, mỗi góc 45 độ. [hình 5.3].

La bàn vượt biển

b. La Bàn.

Đây là mặt La Bàn với trục chính là trục chữ Thượng.

Trục chính lại có 2 hướng, hướng Một Chim và hướng Hai Chim, đậu trên nóc nhà. Hướng 1 Chim là Chim Mái, hướng 2 Chim là Chim Trống [mồng lớn] và Chim Con. Vì vậy, cũng có thể gọi là hướng Mẹhướng Cha.

Khi dùng các trục phụ, trục Tiên hoặc trục Rồng, thì góc độ lại khác nhau. Tính từ tâm, trục Thượng : mỗi bên 45º độ. Trục Tiên : góc trái 45º, góc phải 90º. Trục Rồng : góc trái 90º, góc phải 45º...

La bàn cần thiết để định hướng cho đoàn thuyền vượt biển khơi, và là biểu hiệu của vị Thủ Lãnh. [Trên chiếc thuyền Chữ Việt , la bàn nầy ở bên cạnh vị chỉ huy].

Chính la bàn nầy đã giúp biệt tài vượt biển của dân Việt phát triển nhanh chóng, và giúp đời sống Việt Thượng Sông Hồng thăng tiến vượt bực.

c. Đặc điểm Văn Hóa Việt.

La bàn dùng 4 Chữ Đức, Thượng, TiênRồng, còn nhấn mạnh tính cách hiện thực và biểu tượng của nếp sống Việt :

- khi vượt biển cả, phải dùng la bàn, Dân Việt luôn nhắc nhớ Mẹ Cha, Tiên Rồng, quê hương Việt Thượng, và Ơn Đức của Trời.

- dù giữa trùng khơi, Dân Việt luôn sống với Mẹ Tiên, Cha Rồng, với quê hương Việt Thượng thân yêu, và trong Sức Sống [Mặt Trời] của Đức, của Đạo, của Trời.

- dù đi muôn phương, Dân Việt luôn hướng về Việt Thượng, [hướng chính của la bàn], luôn được Tổ Tiên [Mẹ Tiên, Cha Rồng] hướng dẫn và độ trì, [hai bên hướng chính], và dù theo hướng nào, Tâm vẫn luôn là Đức.

*     *     *     *

6. NGUỒN GỐC VIỆT NAM

6.1 Việt Nam Kiện Toàn.

Những truyền thuyết về Sách Lạc Việt Thượng, Truyền kỳ Tiên Rồng, hình dạng, hoa văn, và trang trí của Thạp và Trống... đều minh xác Biểu tượng Tiên Rồng có nguồn gốc Việt và được Việt Lạc ở Việt Thượng Sông Hồng, nay là Việt Nam, kiện toàn thành một học thuyết, với Bọc Trăm Con và nguyên lý Tiên Rồng song hiệp, 50 theo Mẹ, 50 theo Cha.

Tiên Rồng là học thuyết chỉ đạo của Văn hóa Việt. Tiên Rồng bàng bạc trong mọi khía cạnh của đời sống thường ngày của Dân Việt, và cũng là tinh hoa của Cuộc sống Con người.*21

    *21 - Học thuyết nầy được trình bày trong Tinh hoa Văn Hóa Việt. - Đọc đb bài 2102. Nền Tảng Cuộc Sống Con Người và Xã Hội.

*     *

6.2 Tiên Rồng với Tộc Hoa.

Tuy nhiên, học thuyết Tiên Rồng quá tinh túy đối với tộc Hoa, là tộc dân thâm nhiễm nền văn hóa du mục trọng bạo lực.

Do đó, tộc Hoa chỉ lạm nhận hai hiện biểu nhắc nhớ và trang trí của Tiên Rồng là Phụng và Long. Họ còn giữ độc quyền cho vua chúa và hoàng tộc.

Cũng do đó, dầu triệt để hủy hoại mọi chứng tích Việt, và dầu áp đặt định kiến đồng hóa Việt vào Hoa, sách vở Trung Hoa cũng đã gian lận với sự tích ông ‘họ’ Lạc, cho rằng Lạc Long Quân, là Tổ của Bách Việt.

Tuy vậy, đây cũng là dấu chỉ xác nhận học thuyết Tiên Rồng và Bọc Trăm Con là của Việt Lạc, của Việt Nam.*22

    *22 - Bản văn Trung Hoa Truyện Hồng Bàng, trong Thủy Kinh Chú, viết năm 535 dl. - Đọc bài 1403. Nguồn gốc Tiên Rồng, đb mục 3.3c.

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.