NGUỒN GỐC VIỆT NAM của Học Thuyết ĐẠO VÀ ĐỨC

1 2 3 4 5 6 7 8

HolyFamily

 

NGUỒN GỐC VIỆT NAM của Học Thuyết ĐẠO VÀ ĐỨC
Trên THẠP và TRỐNG ĐỒNG

 

1307. NGUỒN GỐC VIỆT NAM của Học Thuyết ĐẠO VÀ ĐỨC

        Trên THẠP và TRỐNG ĐỒNG

1. KINH ĐẠO ĐỨC

2. ĐẠO VÀ ĐỨC TRÊN THẠP VÀ TRỐNG

3. NỘI DUNG ĐẠO VÀ ĐỨC TRÊN THẠP VÀ TRỐNG

4. TUỆ THỨC ĐẠO ĐỨC NGUỒN SỐNG TRÊN THẠP VÀ TRỐNG

5. TUỆ THỨC ĐẠO ĐỨC THỰC TẠI TRÊN THẠP VÀ TRỐNG

6. NGUỒN GỐC VIỆT NAM CỦA ĐẠO VÀ ĐỨC 

1. KINH ĐẠO ĐỨC

1.1 Theo sách vở Trung Hoa.

Theo sách vở Trung Hoa, Kinh Đạo Đức xuất hiện khoảng năm 540 ttl.

Kinh Đạo Đức gồm 37 chương luận về chữ Đạo và 41 chương luận chữ Đức, với lời lẽ khúc chiết, uyên thâm. [Tổng cộng khoảng 5000 chữ].

Kinh Đạo Đức hướng dẫn con người chấp nhận hiện trạng, sống hòa hợp với thiên nhiên và tuân theo quy luật của thiên nhiên để sống gần với Đạo.

Kinh Đạo Đức còn được coi là quyển sách hướng dẫn vua chúa cách cai trị đất nước theo cách thức tự nhiên.

Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của Kinh Đạo Đức về cơ trời, vạn vật sinh hóa... đã được coi là phương pháp tu luyện huyền bí để được trường sinh.

*     *

1.2 Kinh Đạo Đức với Truyền Thống Việt.

a. Kinh Đạo Đức.

Kinh Đạo Đức đã luôn là những tư tưởng khó thấu triệt đối với Trung Hoa. Kinh Đạo Đức xuất hiện giữa nền văn hóa Trung Hoa như một tuyệt tác lạ thường, nằm ngoài trào lưu tư tưởng của Trung Hoa.

b. Lão Tử.

Lý lịch của Lão Tử, người được cho là tác giả của Kinh Đạo Đức, cũng bất thường giữa thế giới quan lại trọng bạo lực, trọng quyền chức tiền tài của Trung Hoa.

Lão Tử còn là vị thần độc nhất được Trung Hoa thờ kính với hình ảnh một nông dân cởi trâu, với tác phong và y phục của người dân quê vùng nông nghiệp lúa nước. [Tất cả các vị Thần khác của Trung Hoa đều ăn mặc lụa là, mập mạp phè phởn].

c. Đạo Giáo.

Niềm tin, các vị thần, và nghi thức của Đạo giáo cũng thuộc nền văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước.

Kinh Đạo Đức còn xác quyết : ‘Đạo trụ Nam Thiên’, Đạo ở tại Trời Nam.

d. Truyền Thống Việt.

Tất cả, từ tư tưởng, tư cách, hành tung của Lão tử và của Kinh Đạo Đức, đều nằm trong truyền thống xuyên suốt tư tưởng và văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước của Tộc Việt. [Tộc Hoa có nền văn hóa gốc du mục].

Ngoài ra, trước Kinh Đạo Đức hơn 400 năm, Thạp đồng và Trống đồng Đông Sơn, đặc biệt Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, đã đúc những ký hiệu mã hóa và diễn tả ý nghĩa chữ Đạo, chữ Đức mà Kinh Đạo Đức khai triển.*1 

    *1 - Đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lý, các đoạn 4.4-4.6.

    Về Thạp và Trống, đọc bài 1302. Thạp và Trống đồng Việt Nam, đb phần 4.

         

                               Thạp Đào Thịnh                                         Trống Ngọc Lũ

*     *     *     *

2. ĐẠO VÀ ĐỨC Trên THẠP VÀ TRỐNG

2.1 Đạo và Đức.

Quyển Kinh Đạo Đức cố gắng diễn đạt cảm nhận của con người về ‘Đạo’, về sự thường hằng, vượt ngoài suy tư và ngôn ngữ. ‘Đạo mà con người có thể đàm đạo, thì không phải là Đạo thường hằng’. Đạo thường hằng là Đạo ở ngoài biến dịch, ngoài sự đo lường của thời gian và không gian. Đạo vượt ra ngoài nhận định của con người. Đạo ‘trống không’, nhưng chứa vạn vật.*2

    *2 - Kinh Đạo Đức mở đầu bằng câu : ‘Đạo khả đạo, vô thường Đạo’.

Đức là Đạo tỏa sáng thông truyền Sức Sống cho vạn vật, tạo thành sự sống của vạn vật, của con người.

*     *

2.2 Thuyền Biển chữ ĐẠO .

Thời trước, chữ viết đã khởi đầu với loại chữ tượng hình. Đây là loại chữ do hình vẽ được giảm bớt đường nét, rồi thành chữ. Các hình vẽ trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ đều là gốc của các chữ loại nầy.*3

    *3 - Về Chữ Tượng Hình, đọc bài 1102. Vài Minh Định về Lịch sử Văn hóa Địa Lý, đoạn 3.2.

a. Chữ Đạo  trên Thạp Đào Thịnh.

Toàn bộ chiếc thuyền đi biển trên thân Thạp Đào Thịnh là chữ Đạo . [hình 2.2a].

Nét  là 4 con chim. [cách viết cũ có 4 nét].

Nét  là hình tay lái và chiếc thuyền.

Nét  là 3 con chim phía trên.

Nét  là lá Cờ hiệu cao nhất, của vị chỉ huy đứng trên thuyền.

Đoàn người hóa trang lông chim viết gọn thành .

b. Trên thạp Việt Khê.

Thạp Việt Khê, bị bể và mất nắp, cũng có Chiếc thuyền tương tự, cũng là thuyền vượt biển, cũng với 2 đàn chim, cũng với vị chỉ huy và cây phướng lớn. [hình 2.2b].

      

*     *

2.3 Mặt Trời chữ ĐỨC trên Trống Ngọc Lũ. 

Mặt trời 14 tia giữa mặt Trống Ngọc Lũ ghi lại các nét của chữ Đức. [hình 2.3].

Chữ Đức  gồm chữ thập , tứ , nhất , tâm , và  là các tia sáng. Đức là tâm Mặt Trống với Mặt Trời tỏa 14 tia sáng.

*     *     *     *

3. NỘI DUNG ĐẠO VÀ ĐỨC Trên THẠP VÀ TRỐNG

3.1 Nội dung chữ ĐẠO trên Thân Thạp.

a. ĐẠO là Chiếc THUYỀN VƯỢT BIỂN.

Trên Thạp Đào Thịnh, chữ Đạo , là hình ảnh của toàn thể chiếc thuyền của vị Thủ Lãnh đang chỉ huy đoàn thuyền vượt biển. Toàn thân thuyền lại là con Chim khổng lồ. [hình 3.1a].

b. Đạo chở, che và hướng dẫn.

Chiếc Thuyền Vượt Biển không chỉ nhắc nhớ cuộc hành trình xa khơi, mà còn diễn đạt sự chở, che, và hướng dẫn của Đạo.

Chiếc Thuyền Chim khổng lồ chở mọi người. Ba Chim bay theo che trên đầu và nhìn xa phía trước. Bốn Chim dập dìu điều khiển tay lái. Đàn Chim chở che, bảo vệ, và hướng dẫn. Chim còn nhấn mạnh sự độ trì linh thiêng. [Ở mọi văn hóa, chim luôn biểu tượng cho thanh thoát, cao cả, linh thiêng].

Đang khi đó, mọi người trong thuyền cũng hóa trang thành chim, cũng hóa thành chim. Trong chiếc Thuyền Chim, trong Đạo, con người và vạn vật đều thấm nhuần Đạo, đều hóa thành Đạo.

* Con người sống trong Đạo như sống trong chiếc thuyền đang vượt biển. Hành trình dầu có xa xăm gian khổ, Đạo vẫn luôn bảo bọc, hướng dẫn, biến đổi mọi sự trong đời sống, hóa thành Đạo, và đưa tới bờ bến an toàn của Đạo.

c. Đạo chứa vạn vật.

Thuyền biển chữ Đạo nằm trên Thân Thạp cũng diễn đạt hàm ý Đạo ‘trống không’, nhưng Đạo chứa vạn vật, vạn vật ở trong Đạo.

Thân Thạp rỗng, cũng như Đạo ‘trống không’, nhưng nhờ phần trống rỗng đó, thạp, và Đạo, mới có thể chứa mọi sự.

d. ĐẠO  và VIỆT .

Điểm đặc biệt, chiếc Thuyền chữ Đạo có phần lái và vị chỉ huy lại là chữ Việt . [hình 3.1b, c].

                 /  

Chữ Việt  nầy gồm 2 phần :

1. Phần  có :

Nét  là đuôi thuyền và tay lái.

Nét  là người cầm lái và 4 chim trời cùng bay.

2. Phần  có :

Nét  là hình vị thủ lãnh đang đứng, tay cầm cờ cao, để hiệu lệnh cho các thuyền khác.

Nét  là la bàn , dựng trên cái đế .

* Cờ cao  và la bàn  là biểu hiệu quyền hành của vị Thủ Lãnh .

Trong hình, vị Thủ Lãnh là một Bà, ngực cao, mông lớn. [Đương thời, Dân Việt theo mẫu hệ]. (Hình trên).

Giữa vị Thủ Lãnh và người Cầm Lái có Người ngồi điều khiển la bàn [cho hợp với hướng nhìn của vị Thủ Lãnh]. Người nầy không đội mũ cao, tránh che mắt người cầm lái.

e. Hơn 3000 năm trước.

Như vậy, ngay từ hơn 3000 năm trước, trước khi đúc Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, Tổ Tiên Việt Nam không chỉ đã thấu triệt ý nghĩa của Đạo, mà còn ý thức dân Việt là thành phần lèo lái và huy động Đạo. 

Đây cũng là chứng cứ và là ký thác siêu việt mà Tổ Tiên đã lưu truyền !

*     *

3.2 Nội dung chữ ĐỨC MẶT TRỜI.

a. Đức là Mặt Trời.

Mặt Trời tỏa sáng giữa Mặt trống và giữa Nắp Thạp cũng diễn đạt Đức  là sự sáng, là sức sống, là nguồn phát sinh sự sống của vạn vật và của con người. Không có Mặt Trời, không có Đức của Đạo, vạn vật không có sự sống, không có sức sống. [hình 3.2a].

 

b. Đức Tỏa truyền Sức Sống Đạo.

Mặt Trống liền với Thân trống cũng diễn đạt ý nghĩa Đức tỏa sáng Đạo, truyền Sức sống của Đạo.

Thân trống ‘trống không’ như Đạo. Nhưng nhờ Thân Trống trống rỗng, chấn động của Mặt Trời Đức mới có thể vang dội, tỏa sáng, tung truyền Sức Sống Đạo ra khắp nơi.

c. Trang trí quanh Mặt Trời Đức.

Hàm ý chữ Đức tỏa truyền Sức Sống còn được nhấn mạnh với trang trí giữa các tia Mặt trời.

Hình giữa 2 tia mặt trời tỏa sáng luôn là hình tam giác. Nhưng cách trang trí lại nhắc nhớ cơ quan sinh dục nữ. Hơn nữa, hình nổi đậm 2 hòn ngoại thận và mũi tên nhọn ở giữa tam giác lại là hình ảnh cơ quan sinh dục nam. Hai cơ quan sinh dục nữ và nam lồng vào nhau. Trang trí phía ngoài lại nhắc nhớ lông. [hình 3.2b].

Trên Nắp Thạp Đào Thịnh, tam giác truyền sinh còn được cường điệu hóa với 4 tượng nổi của hành động truyền sinh. [hình 3.2c].

Tam giác truyền sinh quanh Mặt Trời Đức, và tượng truyền sinh, càng nêu rõ tính cách hiện thực của Mặt Trời Đức truyền Sức sống.

d. Đức tỏa truyền Sức Sống cho Vạn vật.

Ngoài ra, giữa mọi Mặt Trống, Mặt Trời Đức nổi cao. Đây chính là Mặt Trời giữa trưa, ngay giữa đỉnh Trời, vào lúc tỏa sáng nhất, tỏa chiếu sức sống nhiều nhất.

Quanh và dưới chữ Đức [vòng 1] là toàn thể Mặt Trống, với hình ảnh ghi nhận tất cả mọi sinh hoạt của con người, của vạn vật [vòng 2]. Cảnh sinh hoạt nầy bao trùm không chỉ cuộc sống trên trái đất, mà còn cả Ông Bà Tổ Tiên [vòng 3], và các Vua Hùng, các Thần Thánh Anh Linh Việt [vòng 4].

Tất cả đều do Đức tỏa truyền Sức sống của Đạo. Nhờ Đức truyền Sức sống của Đạo mà vạn vật, Thế giới Bên nầy và Thế giới Bên Kia, hiện hữu, tồn tại, sống động, và tăng trưởng.[hình 3.2d].


Mặt Trời và hình tượng hành động truyền sinh trên Nắp Thạp lại càng nhấn mạnh tầm quan trọng của Sức sống Đức.

e. Ước vọng và Niềm tin.

Với Mặt Trời tỏa sáng, và với cơ quan truyền sinh giữa Mặt trống, mỗi lần Mặt Trống chuyển rung là một lần Đức tỏa sáng, Đức lan truyền, Đức đem Sức sống của Đạo sinh dưỡng và tăng triển vạn vật.

Đây không chỉ là một ước vọng, mà là niềm xác tín vào việc Sức sống Đức của Đạo trở thành hiện thực mỗi khi dộng Trống, mỗi khi mở hoặc đậy Nắp Thạp.

*     *     *     *

4. TUỆ THỨC ĐẠO ĐỨC NGUỒN SỐNG Trên THẠP VÀ TRỐNG

4.1 Đạo, Đức.

Trên Thân Thạp, chiếc Thuyền Vượt Biển đã biến thành chữ Đạo. Trên Mặt Trống, Mặt Trời tỏa sáng đã biến thành chữ Đức.

Chiếc Thuyền chữ Đạo trên Thân Thạp diễn đạt đặc tính ‘trống rỗng nhưng chứa đựng’ của Đạo. Phần rỗng không, trống rỗng, của Lòng Thạp mang chữ Đạo, cũng hàm ý dầu giác quan không thể cảm nhận, Đạo vẫn hiện hữu, vẫn ‘chứa đựng’ vạn vật.

Mặt Trời chữ Đức giữa Mặt Trống nhấn mạnh ‘nguồn tỏa sáng mang sức sống’ của Đức.Khi Mặt Trống động, khi Mặt Trời ‘Đức’ bừng sáng, thì tiếng dội của Đức cộng hưởng với phần ‘Đạo rỗng không’ của Lòng Trống, mà vang động, truyền tỏa Sức Sống của Đạo, Đức, tới vạn vật, tới tâm khảm của mỗi con người.

*     *

4.2 Đạo và Đức song hiệp.

a. 14x14.

Chữ Đạo  gồm 7 chim bay, 6 người hóa trang chim và chiếc thuyền chim khổng lồ. Tổng cộng thành 14 chim. Chữ Đức  được cấu thành bởi Mặt Trời 14 tia.

Đạo là 14 Chim cao quý linh thiêng. Đức là 14 tia Mặt Trời thông truyền Sức sống. [hình 4.2].

             

Đạo cũng 14, Đức là 14 : Đạo Đức sóng đôi.

* Ngoài ra, theo số học, 1,414 là căn của 2.

Như vậy, khi nói 2 phần ĐạoĐức, ta không nói 1 cộng với 1, mà nói 1,414x1,414 = 2.

Khi cộng, chỉ là hợp nhau, ở chung với nhau. Khi nhân thì thẩm thấu vào nhau, hiệp nhất. Tuy nói là Đạo và Đức, nhưng hai mà một, một mà hai.

b. Song Hiệp.

Thực diệu kỳ khi có thể dùng hình ảnh để ký thác hai đặc tính sóng đôi và hiệp nhất của hai tuệ thức siêu việt Đạo và Đức.

Đạo và Đức sóng đôi và hiệp nhất, cũng nằm trong hệ thống tư tưởng Việt, và xác định thêm đặc tính Biểu tượng Tiên Rồng phối hiệp sóng đôi, Song Hiệp, của học thuyết Việt.*4

    *4 - Tiên Rồng phối hiệp, sinh Bọc Trăm Con, 50 con theo Mẹ, 50 con theo Cha... - Đọc bài 2204. Tiên Rồng : Biểu tượng Con Người, đb đoạn 5.3.

*     *     *     *

5. TUỆ THỨC ĐẠO ĐỨC THỰC TẠI Trên THẠP VÀ TRỐNG

5.1 TUỆ THỨC THỰC TẠI.

a. Trong cuộc sống.

Trong cuộc sống hiện thực hằng ngày, với tuệ thức nguồn sống vô tận và thường hằng của Đạo và Đức nơi con người và nơi vạn vật, Tổ Tiên ta cũng đã tuệ thức Thực Tại của Đạo.

Ngoài tương quan với Đất Trời trong không gian và thời gian, con người còn có tương quan với những Thực Tại vô tận, thường hằng, ngoài thế giới vật chất.

b. Trên Thạp và Trống.

Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ không chỉ ghi lại đường nét và hàm ý cao siêu của chữ Đạo và chữ Đức, mà còn ký thác vào các vòng hoa văn khác để lưu truyền chính Niềm Tin vào tuệ thức Đạo Đức thực tại, vào Ông Trời, vào các Vua Hùng và Anh linh Thần thánh, vào Ông Bà Tổ Tiên, ngay trong đời sống thực tại.

*     *

5.2 ÔNG TRỜI, Đấng NGUỒN SỐNG tối cao và hiện thực.

Ở đỉnh Nắp Thạp, và nổi cộm giữa Mặt Trống, Mặt Trời tỏa sáng thông truyền sức sống, Mặt Trời bảo toàn và tăng trưởng Sức sống cho vạn vật. Mặt Trời cũng là Đức .

Mặt của Trời là Đức tỏa truyền Sức Sống của Đạo. Vậy Đạo là Trời.

Và vì Trời tỏa truyền Sức sống cho con người, cho vạn vật, nên Trời cũng là Sức sống, là Ông Trời.

Qua kinh nghiệm và ý thức về nguồn sống nơi bản thân và nơi vạn vật, và cùng với ý niệm Đạo ‘chứa vạn vật’, Đạo bao trùm vạn vật, Tổ Tiên nhận ra Ông Trời là  Đấng Nguồn Sống, nguồn phát sinh và truyền tỏa Sức Sống cho toàn thể vạn vật. Ngài là Nguồn Sống tối cao.

Vì Ông Trời chính là Nguồn Sống, luôn hiện diện và không ngừng thông truyền Sức Sống cho con người và vạn vật, [qua Mặt Trời, Đức], nên Ông Trời cũng sống động hiện thực trong từng con người và trong vạn vật.

Ông Trời cùng chia sẻ cuộc sống với con người. Ông Trời liên hệ mật thiết với đời sống con người trong tất cả mọi phương diện, kể cả việc cuộc sống con người chịu ảnh hưởng của mưa nắng, ngày đêm...*5 

    *5 -Trời nắng trời mưa, trời nóng trời lạnh, trời sáng trời tối... Trời thương, Ơn Trời, phước đức Trời cho... Lạy Trời mưa xuống...

* Vì Ông Trời chính là Nguồn Sức Sống của từng người, hiện thực và gần gũi, nên trước mọi nhà của Dân Việt đều có bàn Thờ Trời.

*     *

5.3 VUA HÙNG và THẦN THÁNH Anh Linh VIỆT.

a. Vua Hùng.

Mặt Trống Ngọc Lũ, Nắp Thạp Đào Thịnh, và mọi Thạp Trống Đông Sơn tuyệt kỹ, đều có đàn Chim cách điệu hóa ở vòng lớn nhất.  Hình kiểu thức hóa cũng nói lên tính cách đồng nhất, biểu tượng.

Hình Chim cách điệu hóa nầy đã trở thành chữ Hùng linh thiêng , biểu trưng các Vua Hùng. [hình 5.3a].

Đầu Chim mỏ dài thành nét .

Thân và đuôi dài thành .

Cánh và chân thành .

Phần dưới có thêm bộ hỏa  để nhấn mạnh tính cách Linh thiêng.*6

    *6 - Tự nó, bộ Hỏa  cũng hàm ý linh thiêng. Hình tứ linh, long lân quy phụng, đều có lửa.

b. Thần Thánh Anh Linh Việt.

Cũng trên Thạp và Trống, xen kẽ mỗi Chim Hùng đang bay là một Chim Nhỏ đang đứng. Các Chim Nhỏ nầy cũng được cách điệu hóa, nhưng mỗi con một vẻ. [hình 5.3b].

Như vậy, ở cùng nơi với các Chim Hùng linh thiêng, còn nhiều Chim khác. Tuy nhiên, những Chim nầy không đồng nhất, và cũng không to lớn, không thanh thoát như Chim Hùng.

Các Chim Nhỏ cách điệu hóa nầy là Thần Thánh Anh Linh Việt, những Vị đã góp phần vào sự sinh tồn và tăng trưởng của Tộc dân và Văn hóa Việt.

*     *

5.4 ÔNG BÀ, CHA MẸ, TỔ TIÊN gần gũi.

a. Hình Nai tiếng Nãi, Mẹ, Mệ.

Vòng Hình 3 ở Mặt Trống Ngọc Lũ có 2 bầy Nai, mỗi bầy 10 con, xen kẽ con đực trước, con cái sau.

Điểm đặc biệt là hình nai cái cũng có gạc như nai đực. [hình 5.4a].

Trên trái đất, hiện nay tất cả các nai cái đều không có gạc, chỉ trừ nai chà vùng Bắc Cực. Nhưng hình nai trên trống đồng không phải nai chà.

Cho nai cái có gạc cũng là một hình thức cách điệu hóa, tức là hình có ẩn ý, không phải hình của những con nai bình thường.

Đây là dấu chỉ Tổ Tiên không cố ý ghi lại hình loài Nai, mà chỉ nhắc nhớ tiếng ‘Nai’, tiếng ‘Mê’. Chữ Mê  có nghĩa là con nai.*7

    *7 - Hán Việt Từ Điển, do Đào Duy Anh, nxb Trường Thi, Sàigòn 1957, tr 553. - Mê là nai, lộc là hươu. Hươu có thân hình nhỏ hơn Nai, gạc cũng nhỏ và ít nhánh hơn.

Âm ‘Mê’ biến thanh thành Mẹ, và Mệ. Mệ là tiếng cháu kêu Bà Nội, Bà Ngoại.*8

    *8 - Về biến thanh, đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lý, mục 3.2b.

Tiếng Nai có biến thanh là Nãi, Nái. Hiện nay, ở vùng Tộc Việt phương Bắc, con vẫn gọi Mẹ là Nãi, cháu gọi Bà là Nãi Nãi. Ta còn dùng chữ Nái. Heo nái là heo mẹ.

* Tổ Tiên đã dùng hình để ghi nhớ một lần 4 âm : Mẹ, Mệ, Nãi, Nãi Nãi.

b. Chim Đa tiếng Cha, Gia Gia.

Vòng Hình 3 còn có 2 đàn chim cách điệu cánh cụt, đuôi ngắn. Một đàn 8 con, một đàn 6 con.

Chim đuôi ngắn, cánh cụt, nhắc nhớ chim đa, còn gọi là chim đa đa, chim gia gia. [hình 5.4b].*9

    *9 - Có vùng gọi là chim ngói, gà gô. - ‘Thương nhà mỏi miệng cái gia gia’, thơ Bà Huyện Thanh Quan.

Hình chim đa còn ghi lại tiếng ‘Cha’. Tiếng ‘Cha’ được viết thành chữ , gồm bộ Phụ với chữ hình chim Đa . Bộ Phụ chỉ ý : người cha; chữ Đa chỉ âm. [hình 5.4c].

Tiếng đôi ‘Gia gia’ cũng là tiếng cháu gọi Ông Nội, Ông Ngoại.

c. Ông Bà gần gũi.

Khi đúc Vòng Ông Bà Cha Mẹ giữa Vòng sinh hoạt của Người đang sống và Vòng các Vua Hùng linh thiêng, Tổ Tiên lưu truyền niềm tin Ông Bà Tổ Tiên dầu đã khuất, vẫn còn gần gũi chúng ta.

d. Ông Bà trong cuộc sống thường ngày.

Trên Mặt Trống, Vòng 2, Vòng Người Sống, cũng có Chim. Trên nóc của 2 nhà mái cong, một nhà có một con Chim Mái Lớn, nhà kia có một Chim Trống với mồng lớn, và một Chim Nhỏ.

Ngoài ra, trên 2 Em Bé cũng có 2 chim Đa bay trên đầu. [hình 5.4d].

Khi đúc gia đình chim đậu trên 2 nóc nhà, và 2 chim Đa bay trên 2 Em Bé, Tổ Tiên lưu truyền Niềm Tin nền tảng của Dân Việt, là Ông Bà Cha Mẹ luôn hiện diện và luôn che chở phù hộ cho con cháu trong cuộc sống, trong mọi sinh hoạt thường ngày.

Đây cũng là tuệ thức thực tại của Đạo và Đức.

*     *

5.5 Bộc Lộ SỨC SỐNG TUỆ LINH.

Tuệ thức Đạo và Đức là phần bộc lộ hiện thực của Sức sống Tuệ Linh của con người, tức là Sức sống trường cửu, và khả năng liên lạc với thế giới linh thiêng.

Sức sống Tuệ Linh không nhận thức bằng giác quan vật thể thường tình, mà bằng tuệ thức.

Nhờ đó, con người tuệ thức được những hiện tượng và thực thể vượt ngoài vật thể, vượt ngoài khuôn khổ thời gian và không gian, vĩnh thường.*10

    *10 - Đọc bài 2205. Bốn Sức sống Con Người, đb đoạn 5.3.

*     *     *     *

6. NGUỒN GỐC VIỆT NAM Của ĐẠO VÀ ĐỨC

6.1 Nguồn gốc phương Nam.

Hàm ý cao siêu của Đạo và Đức được diễn đạt vừa bằng hình vẽ, vừa bằng con số, vừa bằng hình dạng và công dụng của Thạp và Trống... chứng tỏ, trước khi ký thác Đạo và Đức vào Thạp và Trống đồng, Tổ Tiên Việt Nam vùng Sông Hồng đã thấu hiểu tường tận nội dung thâm sâu của tuệ thức Đạo và Đức.

Tất cả đều được ký thác một cách kỳ diệu vào Thạp và Trống gần 500 năm trước quyển Kinh Đạo Đức.

Chính Kinh Đạo Đức cũng xác chứng nguồn gốc phương Nam của Đạo : ‘Đạo trụ Nam thiên’, Đạo ở tại phương Nam.

Hình vẽ Thuyền Biển chữ Đạo  bao gồm cả chữ Việt 越, cũng là ẩn ý tuyệt diệu của Tổ Tiên, để lưu truyền chứng tích học thuyết Đạo Đức là của Tộc Việt vượt biển. [hình 6.1]. 

*     *

6.2 Đạo và Đức với Tộc Hoa.

Đồng thời với việc đúc Thạp và Trống ở Đông Sơn, Thanh Hóa, thì ở phương Bắc, vùng Thiểm Tây khô cằn giá lạnh, xa biển cả, bộ tộc Chu mới bắt đầu tụ tập các bộ lạc du mục sơ khai lạc hậu, để hình thành tộc Hoa.

Ngoài ra, theo sách vở Trung Hoa, Kinh Đạo Đức xuất hiện khoảng năm 540 ttl, sau Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ gần 500 năm.

Dầu vậy, cho tới hiện nay, sau hơn 2500 năm, Kinh Đạo Đức vẫn còn là một bí ẩn đối với Trung Hoa.

Thực ra, những đầu óc thô thiển nông cạn, chỉ biết gian manh và bạo lực, làm sao có thể hiểu thấu những cao siêu của học thuyết Đạo và Đức, nói chi tới những Tuệ thức Đạo Đức Thực Tại.

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.