1 2 3 4 5 6 7

 

MỪNG NĂM THÁNH PHAO-LÔ 28.6.2008-29.6.2009

SALT Logo

 

 

 

 

 

 

ĐỀ TÀI I
TỪ CUỘC ĐỒI ĐỜI CỦA THÁNH PHAOLÔ
ĐẾN CUỘC ĐỔI ĐỜI CỦA MỖI CHÚNG TA

 

 

 

 

CÁCH TIỀN HÀNH
VIỆC HỌC HỎI, CẦU NGUYỆN VÀ CHIA SẺ ĐỀ TÀI I:
“TỪ CUỘC ĐỔI ĐỜI CỦA THÁNH PHAO-LÔ
ĐẾN CUỘC ĐỔI ĐỜI CỦA MỖI CHÚNG TA”


 

Tiết 1 (45 phút):


Bước 1: Mọi người cùng nhau đọc từng đoạn Kinh Thánh được chọn trong tâm t́nh lắng nghe và mở rộng tâm hồn.
Bước 2: Thinh lặng một phút.
Bước 3: Mọi người nhắm mắt để tập trung vào việc nghe lại đoạn Kinh Thánh do một người trong cộng đoàn đọc (các người được chỉ định luân phiên nhau, mỗi người đọc lại một đoạn).
Bước 4: Thinh lặng một phút.
Bước 5: Thuyết tŕnh viên gợi ư suy niệm.
Bước 6: Mọi người cùng đọc lời cầu nguyện.

Ghi chú: Nếu có nhiều thời gian th́ sau phần gợi ư suy niệm (Bước 5) nên để cho một số anh chị em nói lên những tâm t́nh chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ, quyết tâm và xin ơn (cho ḿnh/người khác/cộng đoàn) từ việc lắng nghe mỗi đoạn Kinh Thánh, như một lời cầu nguyện tự phát.
 


Tiết 2 (45 phút):
 

Bước 7: Người hướng dẫn tŕnh bày gợi ư về cuộc đổi đời của mỗi người.
Bước 8: Các tham dự viên chia sẻ kinh nghiệm đổi đời của ḿnh.
Bước 9: Linh mục đặc trách giáo dân phát biểu kết thúc. 

 

 

 

 

PHẦN THỨ NHẤT
CUỘC ĐỒI ĐỜI CỦA THÁNH PHAO-LÔ
[TR̀NH BÀY]

 

I. VÀO ĐỀ

Đức Thánh Cha Bênêđíctô đă quyết định chọn thời gian từ 28.6.2008 đến 29.8.2009 làm Năm Thánh Phaolô, để mừng 2000 năm ngày sinh của Thánh Phaolô và để toàn thể Giáo Hội học học, chia sẻ và sống gương sống và truyền giáo của vị Thánh Tông Đồ dân ngoại. Đề tài đầu tiên của loạt 6 đề tài này là TỪ CUỘC ĐỔI ĐỜI CỦA THÁNH PHAOLÔ ĐẾN CUỘC ĐỒI ĐỜI CỦA MỖI CHÚNG TA.

Chúng ta cùng với Thánh Phaolô và cùng với nhau sống lại cuộc Hành Tŕnh Đức Tin và Tâm Linh của Thánh Phaolô để nh́n lại cuộc đổi đời của mỗi chúng ta.

 

II. THÂN BÀI

 

2.1 CÙNG VỚI THÁNH PHAO-LÔ, CHÚNG TA SỐNG LẠI NHỮNG THỜI ĐIỂM MANG TÍNH QUYẾT ĐỊNH TRONG CUỘC ĐỜI NGÀI

2.1.1 Phao-lô là chứng nhân “mắt thấy tai nghe” của cái chết anh dũng của vị chứng nhân đầu tiên của Đức Giê-su Na-da-rét.

 

(a) Tường thuật của Sách Tông Đồ Công Vụ về sự có mặt của Sao-lô trong cuộc hành h́nh Thánh Tê-pha-nô (Cv 7,55-60):

55 Được đầy ơn Thánh Thần, ông (Tê-pha-nô) đăm đăm nh́n trời, thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giê-su đứng bên hữu Thiên Chúa. 56 Ông nói: "Ḱa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.” 57 Họ liền kêu lớn tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông vào ông 58 rồi lôi ra ngoài thành mà ném đá. Các nhân chứng để áo ḿnh dưới chân một thanh niên tên là Sao-lô. 59 Họ ném đá ông Tê-pha-nô, đang lúc ông cầu xin rằng: "Lạy Chúa Giê-su, xin nhận lấy hồn con.” 60 Rồi ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: "Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này.” Nói thế rồi, ông an nghỉ.

(b) Suy niệm về sự kiện Sao-lô được chứng kiến cái chết v́ Đạo Mới của Tê-pha-nô:

Chúng ta không biết chàng thanh niên có tên là Sao-lô (tức Thánh Phao-lô sau này) đă nghĩ ǵ và đă cảm nhận thế nào khi chứng kiến một người trai trẻ như ḿnh là Tê-pha-nô, đă tỏ ra can đảm, kiên cường và nhân hậu một cách phi thường trước cái chết. Tê-pha-nô chết v́ Đạo Mới là cái Đạo của một người có tên là Đức Giê-su xuất thân từ Na-da-rét. Nhưng chắc chắn những cử chỉ, thái độ và lời nói “khác thường” của Tê-pha-nô trước khi chết không thể không làm cho Sao-lô phải thắc mắc và suy nghĩ.

(c) Cầu nguyện:

Lạy Cha, xin Cha hăy dùng Thần Khí Cha mà mở mắt tâm hồn con và đánh động ḷng con, trước những điều kỳ diệu của cuộc sống: đó có thể là những hành động “anh hùng” của những người liều chết nhằm cứu sống những nạn nhân của lũ lụt; đó có thể là những hy sinh, quên ḿnh tuyệt vời của một người vợ, một người mẹ, cho chồng con trong gia đ́nh; đó c̣n có thể là những cống hiến không biết tính toán, không ngại nhọc nhằn một vị tông đồ trên cánh đồng truyền giáo. Xin Cha ban cho con một trái tim dễ rung động và nhạy cảm trước mọi sự kiện liên quan tới con người, để con đón nhận những Dấu Chỉ là Sứ Điệp của Ḷng Cha Yêu Thương! Con xin v́ Công Nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô là Con Cha bà là Cứu Chúa của con! Amen.

 

2.1.2 Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh trên đường Đa-mát của Thánh Phao-lô.

(a) Tường thuật của Sách Tông Đồ Công Vụ về “cuộc ngă ngựa” của Thánh Phao-lô trên đường Đa-mát (Cv 9,1-9):

1 Ông Sao-lô vẫn c̣n hằm hằm đe dọa giết các môn đệ Chúa, nên đă tới gặp thượng tế 2 xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Đa-mát, để nếu thấy những người theo Đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, th́ bắt trói giải về Giê-ru-sa-lem.

3 Vậy đang khi ông đi đường và đến gần Đa-mát, th́ bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. 4 Ông ngă xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" 5 Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai?” Người đáp: "Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ. 6 Nhưng ngươi hăy đứng dậy, vào thành, và người ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm ǵ.” 7 Những người cùng đi với ông dừng lại, sững sờ: họ nghe có tiếng nói, nhưng không trông thấy ai. 8 Ông Sao-lô từ dưới đất đứng dậy, mắt th́ mở nhưng không thấy ǵ. Người ta phải cầm tay dắt ông vào Đa-mát. 9 Suốt ba ngày, ông không nh́n thấy, cũng chẳng ăn, chẳng uống.

(b) Suy niệm về kinh nghiệm gặp Chúa Ki-tô Phục Sinh trên đường Đa-mát của Thánh Phao-lô:

Chàng Sao-lô đang hung hăng như một con sư tử t́m mồi, khi lùng bắt các Ki-tô hữu, th́ bị một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy anh ta, khiến anh ta ngă xuống khỏi lưng ngựa. Tiếng nói thần linh hạch hỏi đích danh Sao-lô: “Tại sao ngươi bắt bớ ta?” Sao-lô sững sờ kinh ngạc v́ chẳng bao giờ nghĩ rằng ḿnh lùng bắt các Ki-tô hữu lại đụng chạm tới một nhân vật có tên là Giê-su là người đă bị giới lănh đạo Đền Thờ giết chết trên thập tự giá trước đó mấy năm. Té ra Người ấy c̣n sống và Người ấy là Vị Thần Linh! Người ấy hùng mạnh hơn Sao-lô gấp bội phần. Sao-lô đành chịu thua. Nhưng rất may, Người có tên là Giê-su ấy không trừng phạt Sao-lô mà c̣n sẽ chỉ cho Sao-lô biết phải làm ǵ!

(c) Cầu nguyện:

Lạy Cha, con xin cảm tạ Cha về cách hành xử đầy khôn ngoan và bao dung của Cha và của Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha với Sao-lô. Thật là kỳ diệu khi Cha không trừng phạt tên bắt đạo Sao-lô. Cha chỉ tỏ quyền năng của Cha cho người ấy phải đầu phục! Cha sẽ biến đổi người ấy thành một chiến sĩ rao giảng Tin Mừng có một không hai trong mọi thời đại, thành một công cụ tuyệt vời để làm cho Danh Thánh Cha và Danh Thánh Giê-su, Con Một Cha, được rạng ngời trong các vùng xung quanh Địa Trung Hải… và trên toàn thế giới!

Xin Cha hăy chinh phục con, hăy sử dụng con như một khí cụ trong bàn tay quyền năng của Cha, để con nên một “Phao-lô nhỏ”, nên một chứng nhân sống động của Tin Mừng trong các môi trường con sống. Con xin v́ Công Nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô là Con Cha và là Cứu Chúa của con! Amen.

 

2.1.3 Phao-lô được sáng mắt và gia nhập cộng đoàn Ki-ô hữu ở Đa-mát:

(a) Tường thuật của Sách Tông Đồ Công Vụ về thị kiến của Kha-na-ni-a trong đó Thiên Chúa giao cho ông sứ mạng tiếp cận với Phao-lô (Cv 9,10-19):

10 Bấy giờ ở Đamát có một môn đệ tên là Kha-na-ni-a. Trong một thị kiến, Chúa phán với ông: "Kha-na-ni-a!” Ông thưa: "Dạ, lạy Chúa, con đây.” 11 Chúa bảo ông: "Đứng lên, đi tới phố gọi là Phố Thẳng, đến nhà Giu-đa t́m một người tên là Sa-lô quê ở Tác-xô: người ấy đang cầu nguyện 12 và thấy một người tên là Kha-na-ni-a đi vào, đặt tay trên ḿnh để làm cho ḿnh lại thấy được." 13 Ông Kha-na-ni-a thưa: "Lạy Chúa, con đă nghe lắm kẻ nói về người ấy, về tất cả những điều ác người ấy đă làm cho dân thánh Chúa tại Giê-ru-sa-lem. 14 C̣n ở đây, người ấy được các thượng tế cho quyền bắt trói tất cả những ai kêu cầu danh Chúa." 15 Nhưng Chúa phán với ông: "Cứ đi, v́ người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Ít-ra-en. 16 Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu v́ danh Ta." 17 Ông Kha-na-ni-a liền đi; ông vào nhà, đặt tay trên ông Sao-lô và nói: "Anh Sa-un, Chúa đă sai tôi đến đây, Người là Đức Giê-su, Đấng đă hiện ra với anh trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại thấy được và để anh được đầy Thánh Thần.” 18 Lập tức có những cái ǵ như vảy bong ra khỏi mắt ông Saolô, và ông lại thấy được. Ông đứng dậy và chịu phép rửa. 19 Rồi ông ăn và khoẻ lại.

(b) Suy niệm từ sự kiện Chúa dùng người của Chúa để giúp đỡ Phaolô nhận ra sứ mạng và gia nhập cộng đoàn Ki-tô hữu:

Cách Chúa Giê-su hành xử thật lạ thường. Sau khi “quật ngă” chàng Sao-lô rồi Chúa lại không tự ḿnh làm nốt công việc cần làm là mở mắt cho Sao-lô để chàng được đầy Thánh Thần mà Chúa lại dùng một người môn đệ ở địa phương là ông Kha-na-ni-a! Chúa cho ông Kha-na-ni-a tham dự vào công việc khai sáng chàng Sao-lô. Kha-na-ni-a có thể được xem là biểu tưởng của cộng đoàn Hội Thánh ở Đa-mát. Vậy th́ Chúa muốn nói với chúng ta rằng Hội Thánh có vai tṛ quan trọng trong việc mở mắt, mở tai, mở cơi ḷng con người đón nhận ánh sáng thần linh và Thánh Thần Thiên Chúa!

(c) Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giê-su, con thật ngưỡng mộ cách Cha đă dùng các môn đệ và cộng đoàn Hội Thánh để khai mở cho chàng Saolô. Ông Kha-na-ni-a thật có phúc khi được Chúa dùng để ban bí tích thanh tẩy cho Saolô và đưa Sao-lô vào cộng đoàn Đa-mát!

Xin Cha hăy sử dụng con và cộng đoàn con trong việc đưa những người đang t́m kiếm Chúa và được Cha mời gọi vào trong mối hiệp thông với Cha. Con xin v́ Công Nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô là Con Cha và là Cứu Chúa của con! Amen.

 

2.1.4 Từ kẻ “bắt” (bách hại) Đạo, Sao-lô đă được biến đổi trở thành người “truyền” Đạo.

(a) Tường thuật của Sách Tông Đồ Công Vụ về việc ông Sao-lô rao giảng Tin Mừng tại Đa-mát (Cv 9,20-25):

20 Rồi lập tức ông bắt đầu rao giảng Đức Giê-su trong các hội đường, rằng Người là Con Thiên Chúa. 21 Mọi người nghe ông giảng đều kinh ngạc và nói: "Ông này chẳng phải là người ở Giê-ru-sa-lem vẫn tiêu diệt những ai kêu cầu danh Giê-su sao? Chẳng phải ông đă đến đây với mục đích bắt trói họ giải về cho các thượng tế sao?" 22 Nhưng ông Sao-lô càng thêm vững mạnh, và ông làm cho người Do Thái ở Đa-mát phải bẽ mặt, khi minh chứng rằng Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a.

23 Sau một thời gian khá lâu, người Do Thái cùng nhau bàn kế giết ông Sao-lô; 24 nhưng ông biết được âm mưu của họ. Thậm chí người ta canh giữ các cửa thành ngày đêm, để giết ông. 25 Nhưng ban đêm, các môn đệ ông đă đưa ông qua tường thành bằng cách đặt ông ngồi trong một cái thúng rồi ḍng dây thả xuống.

(b) Suy niệm về sự thay đổi kỳ diệu, nhanh chóng và khó tin nơi Thánh Phao-lô:

Phải nói là Phao-lô đă thay đổi 180 độ. Từ một kẻ bắt bớ các tín hữu tin theo Chúa Giêsu, Phaolô chẳng những đă trở thành kẻ tin theo Chúa Giê-su mà c̣n trở nên người làm chứng và rao giảng Chúa Giê-su Ki-tô nhằm mục đích làm cho nhiều người Do Thái và Hy Lạp tin theo Chúa Giê-su. Một cuộc thay đổi quyết liệt và ngoài sức tưởng tượng cũng như dự ngoài dự đoán của loài người. Sự thay đổi triệt để và hùng tráng ấy giúp chúng ta hiểu được sức mạnh của Ơn Chúa hay đứng hơn cho phép chúng ta tiếp cận với chính Thiên Chúa toàn năng. Trong Phúc âm Chúa Giê-su đă khẳng định rằng không có việc hay điều ǵ là không thể thực hiện được đối với Thiên Chúa. Chính v́ thế mà Chân Phước Charles de Foucauld đă xưng tụng Chúa Giê-su là “Maitre de l’impossible” có nghĩa Chúa Giê-su là Ông Chủ của “những việc bất khả thi”

(c) Cầu nguyện:

Lạy Cha, Con cảm tạ Cha v́ Cha đă cho chúng con được chứng kiến cuộc đổi đời kỳ diệu của Tông Đồ Phao-lô. Con không dám khao khát được Cha biến đổi như ngài. Nhưng chớ ǵ con thay đổi được một phần nào con người và cách sống của con, để con trở thành công cụ dễ dùng trong tay Cha, cho Nước Cha. Con xin v́ Công Nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô là Con Cha và là Cứu Chúa của con! Amen.

 

2.1.5 Thánh Phao-lô khám phá ra Ơn gọi làm Tông Đồ và sứ mạng rao giảng Tin Mừng của ḿnh.

(a) Tường thuật của chính Thánh Phao-lô về ơn gọi làm Tông Đồ và sứ mạng rao giảng Tin Mừng của ngài (Gl 1,11-24):

11 Thật vậy, thưa anh em, tôi xin nói cho anh em biết: Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người. 12 V́ không có ai trong loài người đă truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giê-su Ki-tô đă mặc khải. 13 Anh em hẳn đă nghe nói tôi đă ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do Thái: tôi đă quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa. 14 Trong việc giữ đạo Do Thái, tôi đă vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi: hơn ai hết, tôi đă tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông.

15 Nhưng Thiên Chúa đă dành riêng tôi ngay từ khi tôi c̣n trong ḷng mẹ, và đă gọi tôi nhờ ân sủng của Người. 16 Người đă đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại. Tôi đă chẳng thuận theo các lư do tự nhiên, 17 cũng chẳng lên Giê-ru-sa-lem để gặp các vị đă là Tông Đồ trước tôi, nhưng tức khắc tôi đă sang xứ Ả-rập, rồi lại trở về Đa-mát. 18 Ba năm sau tôi mới lên Giê-ru-sa-lem diện kiến ông Kê-pha, và ở lại với ông mười lăm ngày. 19 Tôi đă không gặp một vị Tông Đồ nào khác ngoài ông Gia-cô-bê, người anh em của Chúa. 20 Viết cho anh em những điều này, tôi cam đoan trước mặt Thiên Chúa là tôi không nói dối. 21 Sau đó tôi đến miền Xy-ri và miền Ki-li-ki-a. 22 Nhưng lúc ấy các Hội Thánh Đức Ki-tô tại miền Giu-đê không biết mặt tôi. 23 Họ chỉ nghe nói rằng: "Người trước đây bắt bớ chúng ta, bây giờ lại loan báo đức tin mà xưa kia ông những muốn tiêu diệt", 24 và v́ tôi họ tôn vinh Thiên Chúa.

(b) Suy niệm về ơn gọi làm Tông Đồ và sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Thánh Phao-lô:

Thánh Phao-lô cho chúng con thấy ngài xác tín như thế nào về Tin Mừng mà ngài rao giảng. Lư do khiến ngài xác tín là v́ ngài đă đón nhận Tin Mừng ấy từ chính Chúa Ki-tô Phục Sinh và từ Cộng Đoàn Hội Thánh. Trong lời tự truyện về ơn gọi của ḿnh, Thánh Phao-lô làm chúng ta nhớ đến một ngôn sứ nổi tiếng của Cựu Ước: đó là Giê-rê-mi-a. Trong phần dẫn nhập về Sách Giê-rê-mi-a, Cuốn “Kinh Thánh Cựu và Tân Ước - Lời Chúa cho mọi người” tŕnh bày về ngôn sứ Giê-rê-mi-a dưới tựa đề “Những người làm nên lịch sử” như sau:

“Vua chúa là tướng lănh hoạt động trên sân khấu chính trị; tư tế và lang băm cung cấp cho người ta loại chân lư họ thích nghe; chiến tranh và đói kém bắt các dân phải quỳ gối: vậy ai là người thấy ḿnh có trách nhiệm đối với sứ mạng của dân Ítraen, công cụ của Thiên Chúa trong thế giới?

Và thế là Thiên Chúa đi t́m kẻ Người sẽ đặt đứng đầu, không chỉ trên Ítraen, mà trên cả các dân, với sứ mạng nhổ và phá, xây và trồng. Nói khác đi, Thiên Chúa ủy thác cho người ấy sứ mạng làm cho lịch sự tiến tới. Con người ấy là Giê-rê-mi-a, một thanh niên ở A-na-thốt, thuộc gia đ́nh tư tế” (1).

(c) Cầu nguyện:

Lạy Cha, con cảm tạ Cha đă cho chúng con có cơ hội để nh́n lại cuộc đổi đời của Thánh Phao-lô Tông Đố. Những lời viết về ngôn sứ Giêrêmia mà chúng con vừa nghe, cũng rất phù hợp với Phao-lô. Thật vậy trong một thế giới ngổn ngang các vấn đề như thời đầu công nguyên, Cha đă t́m và đă chọn Phaolô cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng Cứu Độ. Con xin ngợi khen Cha đă dùng Phaolô là một công cụ sắc bén và hiệu quả trong việc đào sâu Chân Lư Phúc Âm, loan truyền Mầu Nhiệm Thập Giá và Xây Dựng các Cộng Đoàn Kitô. Con cũng được Cha chọn và sai vào thế giới. Nhưng con chẳng làm nên tṛ trống ǵ cả. Con thấy vô cùng xấu hổ trước mặt Cha và trước mặt Chúa Giê-su Ki-tô là Con Cha và là Cứu Chúa của con! Amen.

 

2.1.6 Thánh Phao-lô sống và chết v́ Tin Mừng và cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi.

(a) Thánh Phao-lô tổng kết công việc phục vụ Chúa Ki-tô và Tin Mừng (2 Cr 11,23-25).

23 Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: tôi c̣n hơn họ nữa! Hơn nhiều v́ công khó, hơn nhiều v́ ở tù, hơn gấp bội v́ chịu đ̣n, bao lần suưt chết. 24 Năm lần tôi bị người Do Thái đánh bốn mươi roi bớt một; 25 ba lần bị đánh đ̣n; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! 26 Tôi c̣n hơn họ, v́ phải thực hiện nhiều cuộc hành tŕnh, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm v́ dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. 27 Tôi c̣n phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. 28 Không kể các điều khác, c̣n có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! 29 Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy ḿnh yếu đuối? Có ai vấp ngă mà tôi lại không cảm thấy ḷng sôi lên?

(b) Suy niệm về công cuộc rao giảng Tin Mừng và xây dựng cộng đoàn của Thánh Phao-lô:

Thánh Phao-lô dành cả cuộc đời ḿnh cho việc truyền giáo. Có thể chia hoạt động truyền giáo của Thánh Phao-lô thành ba giai đoạn chính:

- Giai đoạn thứ nhất khá tối tăm, bắt đầu từ lúc hoán cải cho tới lúc gia nhập cộng đoàn An-ti-ô-ki-a bên Sy-ri-a.

- Giai đoạn thứ hai bao gồm các hoạt động rao giảng Tin Mừng tại An-ti-ô-ki-a, cứ điểm truyền giáo đầu tiên, nơi Thánh Phao-lô đă trở thành nhân vật nổi bật, và sau đó được cộng đoàn đề cử đem Tin Mừng tới cho các anh chị em ngoài Do Thái giáo.

- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn truyền giáo độc lập. Thánh Phao-lô bôn ba ngang dọc, giảng đạo trong vùng Tiểu Á và bên Hy Lạp, thành lập nhiều cộng đoàn Ki-tô đia phương. Đặc biệt trong giai đoạn này Thánh Phao-lô trở thành một nhân vật rất có uy tín trong các giáo đoàn nói tiếng Hy Lạp, và hoàn toàn độc lập đối với truyền thống văn hóa và tôn giáo Do Thái.

Nói đến công cuộc truyền giáo của Thánh Phao-lô th́ ngoài 14 bức thư quư giá gửi các giáo đoàn và một vài cá nhân, chúng ta không thể không nói đến các cuộc hành tŕnh truyền giáo của ngài. Hành tŕnh lần 1: năm 46-48, lần 2: năm 49-52; lần 3: năm 53-57 và hành tŕnh đến Ro-ma năm 59-60. Thánh Phao-lô đă bị giam tù và chết v́ đạo ở chính Rô-ma!

(c) Cầu nguyện:

Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su và là Cha của con, con thật ngưỡng mộ ḷng nhiệt thành của Thánh Phao-lô, vị Tông Đồ Dân Ngoại. Con cảm tạ Cha đă dùng Thánh Thần mà biến đổi con người ấy nên công cụ ngoan hiền trong bàn tay quyền năng của Cha.

Xin Cha ban cho những người đă được Cha đă tuyển chọn và dành riêng cho việc rao giảng Tin Mừng - là các giám mục, linh mục, tu sĩ và tông đồ giáo dân,- ơn hăng say nhiệt thành với sứ vụ giới thiệu Chúa Giêsu và đem Ơn Cứu Độ của Cha đến với những người lương dân Việt Nam. Con xin v́ Công Nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô là Con Cha và là Cứu Chúa của con! Amen.

 

 

2.2 TỔNG KẾT CUỘC ĐỔI ĐỜI CỦA THÁNH PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ

2.2.1 Từ một người Do Thái, ḍng họ Ben-gia-min, quốc tịch Rô-ma, một Pha-ri-sêu nhiệt thành, giỏi giang, học thức, bắt đạo…. Phao-lô đă được Chúa Chúa Ki-tô Phục Sinh biến đổi thành:

- một chiến sĩ rao giảng Tin Mừng không biết mệt mỏi,

- một môn đệ sống chết với Thầy Giê-su và giáo lư của Ngài,

- một mục tử hết sức, hết ḷng v́ cộng đoàn, v́ anh em,

- một tông đồ mẫu mực cả trong và ngoài Hội Thánh.

- một nhà thần học nhiệt thành, sáng tạo và thẳng thắn.

2.2.2 Cuộc trở lại hay đổi đời của Thánh Phao-lô cốt yếu không phải từ một kẻ tội lỗi thành một người tốt lành; mà cốt yếu là từ một tín đồ Do Thái giáo thành một Ki-tô hữu, nh́n nhận Đức Giê-su Na-da-rét là Chúa Ki-tô Phục Sinh và sống hết ḿnh với Người. Do đó tất cả những ǵ là TUYỆT ĐỐI trước kia như Lề Luật, Đền Thờ, Lễ Tế trong Đền Thờ…..đều trở thành tương đối mà chỉ có CHỦA KITÔ và TIN MỪNG của Người mới là TUYỆT ĐỐI!

2.2.3 Cuộc trở lại hay đổi đời của Thánh Phao-lô không phải là kết quả của nỗ lực -trí tuệ hay ư chí- của con người mà là Ơn Huệ “nhưng không” và đầy quyền năng của Thiên Chúa, của Chúa Ki-tô Phục Sinh. Sự biến đổi kỳ diệu của Thánh Phaolô được thực hiện trong một cuộc gặp gỡ “mặt giáp mặt” giữa Chúa Ki-tô Phục Sinh và bản thân ngài trên đường Đa-mát. Sự biến đổi kỳ diệu của Thánh Phao-lô c̣n được thực hiện trong những giờ phút cầu nguyện, chiêm niệm, nghiền ngẫm Kinh Thánh Hí-pri dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm Chúa Ki-tô Phục Sinh. Sau cùng sự biến đổi kỳ diệu của Thánh Phao-lô cũng được thực hiện trên mọi nẻo đường truyền giáo đầy gian truân vất vả, thậm chí cả trong những ngày tháng bị giam cầm trong ngục tù hay bị đưa ra ṭa tra vấn xét xử!

 

III. KẾT LUẬN

Cuộc đổi đời của Thánh Phao-lô thật ngoạn mục và kỳ diệu. Điều đó giúp chúng ta xác tín về quyền năng và t́nh thương của Thiên Chúa, Đấng cũng sẵn sàng thực hiện những cuộc hoán cải và đổi mới nơi/cho mỗi chúng ta.

 

 


 

 

PHẦN THỨ HAI
KINH NGHIỆM ĐỔI ĐỜI CỦA MỖI NGƯỜI CHÚNG TA
[CHIA SẺ]

 

Trong đời sống Đức Tin của mỗi người trong chúng ta hẳn Thiên Chúa là Cha nhận từ đă phải nhiều lần và bằng nhiều cách để mời gọi mỗi người chúng ta hoán cải, đổi đời. Cụ thể và “hữu h́nh” nhất là những lần chúng ta chạy đến với Bí Tích Thống Hối Giao Ḥa là những lần chúng ta được Thiên Chúa làm mới. Nhưng c̣n nhiều lần đổi đời khác ở bên ngoài Ṭa Giải Tội. Vậy th́ trong thực tế mỗi người chúng ta đă có nhiều lần hoán cải, nhiều cuộc đổi đời. Chúng ta hăy nh́n lại cuộc đời ḿnh: có thể đó là một thay đổi quyết liệt từ t́nh trạng tội lỗi sang t́nh trạng lành thánh; có thể đó là một thay đổi trong cách sống: từ thờ ơ, trễ nải sang sốt sáng, nhiệt thành; có thể đó là một cuộc khai sáng của Thần Khí: từ u mê, lười biếng thành sáng suốt, siêng năng!

Nh́n sâu vào các biến cố tạo nên sự hoán cải hay đổi đời của ḿnh, chúng ta có thể khám phá thấy rằng có khi là nhờ một mặc cảm tội lỗi, một day dứt trong lương tâm, một bài giảng nhắc nhở hay cảnh tỉnh, một cuốn sách, một tuần tĩnh tâm hay linh thao, một cuộc hành hương, hoặc nhờ gặp gỡ, trao đổi với một người nào đó, hoặc trải qua một biến cố mất mát, đau thương, thất vọng... mà chúng ta đă thành con người khác! Thiên Chúa có thể dùng cách này hay cách khác, người này hay người nọ, biến cố vui cũng như biến cố buồn để lôi kéo chúng ta ra khỏi cảnh nô lệ và ngục tù của tội lỗi, đam mê, tính hư tật xấu, vô tín, cứng ḷng, thờ ơ, trễ năi và đưa chúng ta về với Người.

Tâm t́nh chúng ta đáng phải có là biết ơn, chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa yêu thương và quyền năng.

Việc chúng ta nên làm là chia sẻ với các anh chị em khác một cuộc đổi đời đă để lại một ấn tượng đẹp và ư nghĩa cho cuộc đời ḿnh, để mọi người thấy được quyền phép và ḷng thương xót của Thiên Chúa mà cùng với chúng ta chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ Cha trên trời!

XIN MỜI ANH CHỊ EM CHIA SẺ TRONG TINH THẦN KHIÊM TỐN VÀ TẠ ƠN THIÊN CHÚA!

 

Ghi chú:

1. Nếu số người tham dự quá đông hoặc không có đủ pḥng ốc hoặc thời gian th́ có thể chia sẻ tại chỗ từng 4-5 người thành một nhóm.

2. Ngoài việc chia sẻ trong nhóm nhỏ, ban tổ chức cũng yêu cầu mỗi tham dự viên ghi lại phần trả lời các câu hỏi trên giấy và nộp lại cho ban tổ chức sau ngày sinh hoạt. Nếu nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các câu trả lời này, Ṭa Giám Mục sẽ có một tài liệu rất quư giá, về đời sống đạo của giáo dân.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
(Biên soạn và hướng dẫn)

 


Ghi Chú

1) Kinh Thánh Cựu và Tân Ước- Lời Chúa cho mọi người, bản dịch của Nhóm Phiên Dịch các Giờ Kinh Phụng Vụ, NXB Tôn Giáo - Hà Nội 2007, trang 1287.

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.