1 2 3 4 5 6 7

 

MỪNG NĂM THÁNH PHAO-LÔ 28.6.2008-29.6.2009

SALT Logo

 

 

ĐỀ TÀI V

 

TĂNG CƯỜNG T̀NH YÊU
ĐỐI VỚI THÁNH THỂ VÀ HỘI THÁNH (1)
TRONG NĂM THÁNH PHAOLÔ.

 

 

 

 

 

 

CÁCH TIỀN HÀNH
VIỆC CHIA SẺ VÀ HỌC HỎI ĐỀ TÀI V


 

Tiết 1 (45 phút):


Bước 1: Các tham dự viên chia sẻ t́nh yêu của ḿnh đối với Thánh Thể và Hội Thánh.
 


Tiết 2 (45 phút):
 

Bước 2: Thuyết tŕnh viên tŕnh bày Đề Tài V là TĂNG CƯỜNG T̀NH YÊU ĐỐI VỚI THÁNH THỂ VÀ HỘI THÁNH TRONG NĂM THÁNH PHAOLÔ.
Bước 3: Linh mục chủ tŕ phát biểu ư kiến.

 

 

 

 

 

 

PHẦN THỨ NHẤT
T̀NH YÊU CỦA MỖI CHÚNG TA ĐỐI VỚI THÁNH THỂ VÀ HỘI THÁNH

[CHIA SẺ]

1. Cách tổ chức

Chia các tham dự viên làm nhiều Nhóm/Tổ. Mỗi Nhóm/Tổ chừng 10-12 người, có một người điều phối buổi chia sẻ, không cần người ghi chép và báo cáo lại.

2. Gợi ư tổng quát

Xin phép được gợi ư với anh chị em một điều rất đơn sơ mà ai trong chúng ta cũng biết, cũng tường, dựa vào kinh nghiệm đời thường. Chỉ cần mỗi người tự hỏi “Yêu ai th́ chúng ta thường làm ǵ?” và tự trả lời: “Yêu ai th́ chúng ta”:

- luôn nghĩ tới người ấy?
- luôn muốn ở bên người ấy?
- muốn làm cho người ấy hài ḷng, hạnh phúc?
- muốn nên giống người ấy?
- muốn người ấy được yêu mến, kính trọng?

Chúng ta có thể áp dụng kinh nghiệm nhân linh này vào kinh nghiệm tâm linh là mối tương quan t́nh yêu của mỗi người chúng ta với Thánh Thể và Hội Thánh!

3. Câu hỏi gợi ư

3.1 Ḷng yêu mến Thánh Thể

3.1.1 Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng anh chị em thể hiện t́nh yêu của ḿnh đối với Thánh Thể như thế nào? Bằng những phương cách nào? Anh chị thích phương cách nào nhất? Tại sao?

3.1.2 Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng anh chị em làm ǵ để tăng cường hơn nữa t́nh yêu của ḿnh đối với Thánh Thể?

3.2 Ḷng yêu mến Hội Thánh

3.2.1 Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng anh chị em thể hiện t́nh yêu của ḿnh đối với Hội Thánh như thê nào? bằng những phương cách nào? Anh chị thích phương cách nào nhất? Tại sao?

3.2.2 Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng anh chị em làm ǵ để tăng cường hơn nữa t́nh yêu của ḿnh đối với Hội Thánh, cụ thể là đối với Hội Thánh địa phương tức giáo phận và giáo xứ?

Ghi chú:

1. Nếu số người tham dự quá đông hoặc không có đủ pḥng ốc hoặc thời gian th́ có thể chia sẻ tại chỗ từng 4-5 người thành một nhóm.

2. Ngoài việc chia sẻ trong nhóm nhỏ, ban tổ chức cũng yêu cầu mỗi tham dự viên ghi lại phần trả lời các câu hỏi trên giấy và nộp lại cho ban tổ chức sau ngày sinh hoạt. Nếu nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các câu trả lời này, Ṭa Giám Mục sẽ có một tài liệu rất quư giá, về đời sống đạo của giáo dân.

 


 

 

PHẦN THỨ HAI
TĂNG CƯỜNG T̀NH YÊU ĐỐI VỚI THÁNH THỂ VÀ HỘI THÁNH
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ

[TR̀NH BÀY]

 

I. VÀO ĐỀ

1.1 Xin mời mọi người đọc lại lời mở đầu của Tông Huấn “Bí Tích T́nh Yêu” của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI: “Thánh Thể là hồng ân mà chính Chúa Giê-su Ki-tô thiết lập, mặc khải cho chúng ta t́nh yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho mọi người. Bí tích kỳ diệu này biểu lộ t́nh yêu “cao cả nhất”, t́nh yêu đă thúc đẩy Người “hy sinh mạng sống ḿnh v́ bạn hữu” (Ga 15, 13). Quả thật, Chúa Giê-su đă yêu họ “cho đến cùng” (Ga 13, 1). Qua những lời đó, vị Thánh Sử giới thiệu hành vi khiêm hạ thẳm sâu của Chúa Ki-tô: trước khi chết cho chúng ta trên Thánh Giá, Người cuốn một tấm khăn và rửa chân cho các môn đệ. Cũng vậy, trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giê-su tiếp tục yêu chúng ta “cho đến cùng”, đến độ ban ḿnh và máu Người cho chúng ta. Thật là một điều sửng sốt các Tông Đồ hẳn đă được cảm nhận khi chứng kiến Chúa hành động và thổ lộ trong bữa Tiệc Ly ấy! Thật là điều kỳ diệu mà Mầu nhiệm Thánh Thể khơi lên trong tâm hồn chúng ta.” (số 1).

1.2 Xin mời mọi người đọc lại một đoạn văn của “Hiến chế Tín Lư về Giáo Hội” của Công đồng Va-ti-ca-nô II: “Chúa Ki-tô, Đấng Trung Gian duy nhất, đă thiết lập Giáo Hội thánh thiện, một cộng đoàn đức tin, cậy và mến, như một toàn bộ cấu trúc hữu h́nh trên trần gian mà Người không ngừng bảo vệ (Leô XIII, Tđ. Sapientiae christianae. 10-1-1890: AAS 22 (1889-90), trg 392. n.t., Tđ. Satis cognitum 29-6-1896: AAS 28 (1895-96), trg 710 và 724 tt. Piô XII, Tđ. Mystici Corporis, n.v.t., trg 199-200). Qua Giáo Hội, Người đổ tràn chân lư và ân sủng cho mọi người. Giáo Hội là xă hội có tổ chức qui củ, và Nhiệm Thể Chúa Ki-tô, đoàn thể hữu h́nh và cộng đoàn thiêng liêng, Giáo Hội tại thế và Giáo Hội dư tràn của cải trên trời không được quan niệm như hai thực thể nhưng chỉ là một thực thể phức tạp, duy nhất, do yếu tố nhân loại và thần linh kết thành (Xem Piô XII Tđ. Mystici Corporis, n.v.t., trg 221 tt. n.t., Tđ. Humani generis, 12-8-1950: AAS 42 (1950), trg 571). V́ thế, nhờ loại suy xác thực, chúng ta có thể ví Giáo Hội với mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Thực vậy, nhân tính mà Ngôi Lời mặc lấy phục vụ Người như cơ quan cứu rỗi sống động và kết hợp với Người cách bất khả phân ly; cũng thế, toàn thể cơ cấu xă hội của Giáo Hội phục vụ Thánh Thần Chúa Ki-tô, Đấng làm cho Giáo Hội sống động để tăng triển thân thể (x. Ep 4,16) (Leô XIII, Tđ. Satis Cognitum, n.v.t., trg 713) (số 8).

Đă là người Kitô hữu th́ chúng ta không thể không yêu mến Thánh Thể và Hội Thánh. Nhân dịp Năm Thánh Phao-lô chúng ta thử nh́n xem Thánh Phao-lô đă yêu mến Thánh Thể và Hội Thánh như thế nào để chúng ta tăng cựng hơn nữa ḷng yêu mến của chúng ta đối với Thánh Thể và Hội Thánh trong Năm Thánh Phao-lô này.

 

II. THÂN BÀI

2.1 THÁNH PHAO-LÔ HẾT L̉NG YÊU MẾN THÁNH THỂ VÀ HỘI THÁNH CỦA CHÚA

2.1.1 Thánh Phao-lô thể hiện ḷng yêu mến Thánh Thể.

Thánh Phao-lô thể hiện ḷng yêu mến Thánh Thể ít là qua 3 cách sau đây:

- Cách thứ nhất là Thánh Phao-lô nhắc đến Bữa Tối của Chúa trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô. Đây là bản văn có sớm nhất của Tân Uớc về Bữa Tối của Chúa (2). Bản văn phản ảnh truyền thống và thực hành của các cộng đoàn Ki-tô hữu thuở ban đầu: “Thật vậy, điều tôi đă lănh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Ḿnh Thầy, hiến tế v́ anh em; anh em hăy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hăy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy" (1 Cr 11,23-25).

- Cách thứ hai là Thánh Phao-lô nói về ư nghĩa của việc các tín hữu tham dự Bàn Tiệc Thánh: “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đă chịu chết” (1 Cr 11,26).

- Cách thứ ba là Thánh Phao-lô cảnh báo các tín hữu phải hết sức thận trọng khi Ăn Bánh và Uống Rượu: “bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, th́ cũng phạm đến Ḿnh và Máu Chúa” (1 Cr 11,27). Thánh Phao-lô xem hai hạng người này là những người ăn Bánh và uống Chén của Chúa một cách bất xứng:

* Trước hết là những người tham dự Bữa Tối của Chúa mà không biết chia sẻ của ăn vất chất với những anh em nghèo trong cộng đoàn: “Khi anh em họp nhau, th́ không phải là để ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của ḿnh trước, và như thế, kẻ th́ đói, người lại say. Anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay anh em khinh dể Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của? Tôi phải nói ǵ với anh em? Chẳng lẽ tôi khen anh em sao? Về điểm này, tôi chẳng khen đâu!” (1 Cr 11,21-22),

* Kế đến là những người không phân biệt được Bánh Thánh, Rượu Thánh với bánh thường, rượu thựng: “Ai nấy phải tự xét ḿnh, rồi hăy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt ḿnh.” (1 Cr 11,28-29).

2.1.2 Thánh Phao-lô thể hiện ḷng yêu mến Hội Thánh

Thánh Phao-lô thể hiện ḷng yêu mến Hội Thánh của Chúa ít là qua 5 cách sau đây:

- Cách thứ nhất là Thánh Phao-lô xem Hội Thánh ở bất cứ địa phương nào (Cô-rin-tô, Ga-lát, Ê-phê-sô, Cô-lô-xê, Phi-líp-phê, Rô-ma hay Thê-xa-lô-ni-ca) là Hội Thánh của Chúa như trong lời mở đầu thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô: “Tôi là Phao-lô, bởi ư Thiên Chúa được gọi làm Tông Đồ của Đức Ki-tô Giê-su, và ông Xốt-thê-nê là người anh em của chúng tôi, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô-rin-tô, (1 Cr 1,1).

Và trong lời mở đầu thư thứ hai gửi tín hữu Cô-rin-tô: “Tôi là Phao-lô, bởi ư Thiên Chúa được làm Tông Đồ của Đức Ki-tô Giê-su, và Ti-mô-thê là người anh em, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô-rin-tô…” (2 Cr 1,1).

Giải thích chữ Hội Thánh của Thiên Chúa nhà chú giải William Barclay viết những ḍng như sau: “Phao-lô nói về Hội Thánh Chúa tại Cô-rin-tô. Đây không phải là Hội Thánh của Cô-rin-tô mà là Hội Thánh của Thiên Chúa. Theo Phao-lô, một cộng đoàn riêng lẻ dầu bất cứ ở đâu vẫn là một thành phần thuộc Hội Thánh duy nhất của Thiên Chúa. Ông không muốn nói về Hội Thánh của một xứ nào, một quốc gia nào, cũng không đặt tên cho một Hội Thánh bằng tên của địa phương đó. Với Phao-lô Hội Thánh là Hội Thánh của Chúa. Nếu nghĩ về Hội Thánh như vậy, chắc chúng ta sẽ nhớ lại Hội Thánh như là một thực tại kết hợp, thống nhất chúng ta với nhau nhiều hơn và sẽ bớt nh́n thấy những dị biệt có tính địa phương vẫn hay chia rẽ chúng ta” (3).

- Cách thứ hai là Thánh Phao-lô rất coi trọng các tín hữu là những người làm nên Hội Thánh của Chúa. Thánh Phao-lô đă gọi họ là “những người đă được hiến thánh trong Đức Ki-tô Giê-su, được kêu gọi làm dân thánh” (1 Cr 1,2).

- Cách thứ ba là đối với Thánh Phao-lô không có một Hội Thánh trừu tượng, chung chung mà là một Hội Thánh với những con người cụ thể, với những vấn đề cụ thể.

- Cách thứ bốn là Thánh Phao-lô hết ḷng chăm sóc, dậy dỗ, giáo dục các tín hữu của Hội Thánh Chúa. V́ các tín hữu cũng chỉ là những con người tội lỗi, yếu đuối và mê muội nên họ không tránh khỏi những sai phạm, lầm lạc đáng trách và cần được chỉ dạy. Đọc lướt thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô chúng ta thấy ngay những tội lỗi và thiếu sót của cộng đoàn này: chia rẽ (1 Cr 1, 10-16), loạn luân (1 Cr 5, 1-13), kiện nhau ra ṭa đời (1 Cr 6,1-11), dâm ô (1 Cr 6, 12-20), không phân biệt Bữa Tối của Chúa với bữa ăn thường (1 Cr 11, 29), tham dự Bàn Tiệc Thánh mà sống ích kỷ không chia sẻ với nhau (1 Cr 11, 21), vênh vang kiêu ngạo khi được ban đặc sủng nói tiếng lạ (1 Cr 13-14), không tin vào sự phục sinh của Chúa Giê-su (1 Cr 15). V́ yêu mến Hội Thánh của Chúa và v́ yêu thương các tín hữu của Hội Thánh ấy mà Thánh Phao-lô đă nhắc nhở, khuyên nhủ, chỉ dậy cặn kẽ một cách vừa thẳng thắn, nghiêm khắc vừa yêu thương đặm đà như một người cha: - “Thưa anh em, nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hăy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hăy sống ḥa thuận, một ḷng một ư với nhau.” (1 Cr 1,10).

- “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Vậy ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa, th́ Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy. V́ Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em.” (1 Cr 3,16-17).

- “Tôi viết những lời đó không phải để làm anh em xấu hổ, nhưng là để sửa dạy anh em như những người con yêu quư của tôi. Thật thế, cho dầu anh em có ngàn vạn giám thị trong Đức Ki-tô, anh em cũng không có nhiều cha đâu, bởi v́ trong Đức Ki-tô Giê-su, nhờ Tin Mừng, chính tôi đă sinh ra anh em. Vậy tôi khuyên anh em: hăy bắt chước tôi. V́ lẽ đó, tôi đă phái người con yêu quư và trung tín của tôi trong Chúa, là anh Ti-mô-thê, đến với anh em. Anh ấy sẽ nhắc cho anh em những quy tắc hướng dẫn đời sống trong Đức Ki-tô mà tôi đă đề ra, những quy tắc mà tôi vẫn giảng dạy khắp nơi, trong mọi Hội Thánh.” (1 Cr 4,14-17).

- Cách thứ năm là Thánh Phao-lô chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để xây dựng Hội Thánh Chúa ở mọi nơi mà ngài được Chúa sai đến. Chúng ta đọc lại bài tổng kết của Thánh Phao-lô trong 2 Cr 11,23-25: “Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: tôi c̣n hơn họ nữa! Hơn nhiều v́ công khó, hơn nhiều v́ ở tù, hơn gấp bội v́ chịu đ̣n, bao lần suưt chết. Năm lần tôi bị người Do Thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đ̣n; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi c̣n hơn họ, v́ phải thực hiện nhiều cuộc hành tŕnh, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm v́ dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi c̣n phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, c̣n có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy ḿnh yếu đuối? Có ai vấp ngă mà tôi lại không cảm thấy ḷng sôi lên?”

 

2.2 CHÚNG TA TĂNG CUỜNG L̉NG YÊU MẾN THÁNH THỂ VÀ HỘI THÁNH

2.2.1 Chúng ta tăng cường ḷng yêu mến Thánh Thể:

2.2.1.1 Trong Tông huấn “Bí Tích T́nh Yêu” Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI đă tŕnh bày Mầu Nhiệm Thánh Thể với ba nội dung (cũng là ba phần chính của Tông huấn):

Thánh Thể: Mầu Nhiệm mà chúng ta tin (từ số 06 đến hết số 33),

Thánh Thể: Mầu Nhiệm được cử hành (từ số 34 đến hết số 69) và

Thánh Thể: Mầu Nhiệm để sống (từ số 70 đến hết số 83).

2.2.2.2 Vậy th́ anh chị em chúng ta có thể dựa vào 3 nội dung trên của Tông huấn “Bí Tích T́nh Yêu” mà tăng cường ḷng yêu mến Mầu Nhiệm/Bí Tích Thánh Thể. Bằng ba cách sau đây:

- Cách thứ nhất là chúng ta tăng cường ḷng tin của chúng ta đối với Mầu Nhiệm/Bí Tích Thánh Thể. Lời của Chúa Giê-su trong Phúc Âm th́ hết sức rơ ràng, không thể hiểu khác được:

(a) Về việc Chúa Giê-su lập Bí Tích Thánh Thể: “Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là ḿnh Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hăy uống chén này, v́ đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội.” (Mt 26,26-28).

(b) Về ư nghĩa và hiệu quả của Thánh Thể trong đời sống kẻ tin: "Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!... Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đă ăn man-na trong sa mạc, nhưng đă chết. C̣n bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn th́ khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống…. Ai ăn thịt và uống máu tôi, th́ được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, v́ thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, th́ ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy." (Ga 6,34.48-51.54-56).

Vấn đề c̣n lại và là vấn đề của mỗi người chúng ta là chúng ta tin như thế nào và tin đến mức độ nào vào Lời của chính Chúa?

Để củng cố và tăng cường ḷng tin của ḿnh vào Bí Tích Thánh Thể, chúng ta nên t́m hiểu và học hỏi về Bí Tích này, nhất là nên t́m hiểu những ǵ Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI đă viết trong Tông huấn “Bí Tích T́nh Yêu /phần I.”

- Cách thứ hai là chúng ta tăng cường việc cử hành và tham dự vào Mầu Nhiệm/Bí Tích Thánh Thể.

Chúng ta hăy đọc lại lời của Chúa Giê-su: “Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là ḿnh Thầy, hiến tế v́ anh em. Anh em hăy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." (Lc 22,19).

và lời của Thánh Phao-lô: “Thật vậy, điều tôi đă lănh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Ḿnh Thầy, hiến tế v́ anh em; anh em hăy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hăy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đă chịu chết. V́ thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, th́ cũng phạm đến Ḿnh và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét ḿnh, rồi hăy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt ḿnh” (1 Cr 11,23-29).

Nói cách cụ thể và vắn gọn là chúng ta phải cử hành và tham dự Bí Tích Thánh Thể một cách ư thức, trân trọng, sốt sáng, có chuẩn bị và am hiểu ư nghĩa.

Chúng ta hăy nh́n lại cách cộng đoàn và cá nhân mỗi người chúng cử hành và tham dự Thánh Thể như thế nào?

Để ư thức hơn về tầm quan trọng của việc cử hành và tham dự Bí Tích Thánh Thể, chúng ta nên t́m hiểu và học hỏi những điều Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI đă viết về vấn đề này trong Tông huấn “Bí Tích T́nh Yêu/phần II”.

- Cách thứ ba là chúng ta tăng cường cách sống Mầu Nhiệm/Bí Tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là Bí Tích T́nh Yêu, một t́nh yêu dâng hiến và cho đi. Dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho đi hết những ǵ Người có cho nhân loại.

Chúng ta hăy nh́n lại cách mỗi người chúng ta sống Bí Tích Thánh Thể trong đời sống cá nhân và cộng đoàn như thế nào?

Để củng cố và tăng cường cách sống Bí Tích Thánh Thể, chúng ta nên nghiên cứu những ǵ Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI viết về nội dung này trong Tông huấn Bí Tích T́nh Yêu, phần III.

2.2.2 Chúng ta tăng cường ḷng yêu mến Hội Thánh:

2.2.2.1 Trong truyền thống công giáo có một câu châm ngôn bằng tiếng la tinh nói lên t́nh yêu và sự hiệp thông của người tín hữu đối với Hội Thánh. Câu châm ngôn đó là “sentire cum Ecclesia”. Sentire có khá nhiều nghĩa: có thể dịch là cùng rung cảm, cùng cảm nhận, cùng đập một nhịp tim, có cùng một suy nghĩ, một tâm t́nh, một ước mơ và một hành động như Hội Thánh của Chúa, cùng hiệp thông với Hội Thánh. Chúng ta chọn cụm từ “cùng hiệp thông với Hội Thánh” để chuyển dịch câu châm ngôn “sentire cum Ecclesia” với điều kiện là trong tâm trí chúng ta hiệp thông không chỉ bằng tâm t́nh mà bằng cả tâm t́nh lẫn hành động cụ thể. Và chúng ta có thể đi vào cụ thể để áp dụng cụm từ “cùng hiệp thông với Hội Thánh” của Chúa ở ba cấp bậc khác nhau: trên toàn thế giới, tại Việt Nam và ở tổng giáo phận (Huế) của chúng ta. Vậy nếu muốn cùng hiệp thông với Hội Thánh th́ chúng ta phải biết hiện giờ Hội Thánh của Chúa trên toàn thế giới (hay Hội Thánh toàn cầu), Hội Thánh của Chúa tại Việt Nam và Hội Thánh của Chúa ở địa phương chúng ta (giáo phận Huế) đang nghĩ ǵ? cảm nhận ǵ? ước mơ ǵ? làm ǵ?

2.2.2.2 Trước hết chúng ta t́m cách cùng hiệp thông với Hội Thánh của Chúa trên toàn thế giới. Chúng ta thấy Hội Thánh toàn cầu của Chúa đang theo đuổi những định hướng quan trọng sau đây:

* Một là Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI đă thiết lập Năm Thánh Phao-lô từ 28.6.2008 đến 29.6.2009 với mục đích là mời gọi hết mọi thành phần Dân Chúa trên toàn thế giới “học và sống tinh thần Thánh Phao-lô” để trở thành chứng nhân của Tin Mừng Cứu Độ trong thế giới hôm nay!

* Hai là Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI đă tổ chức Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa (hồi tháng 10.2008) với mục đích thúc đẩy mọi tầng lớp tín hữu trân trọng, nghiên cứu, học hỏi và sống Lời Chúa nhiều hơn nữa.

* Ba là Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI gửi Sứ Điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi, tức Sứ Điệp cho thành Rô-ma và cho toàn thế giới, với những lời tha thiết như sau:

“Ân sủng của Thiên Chúa đă xuất hiện cho tất cả mọi người. Phải, Chúa Giê-su, dung nhan của Thiên Chúa Đấng Cứu độ, đă xuất hiện không chỉ cho một vài người, một số người, nhưng cho hết mọi người. Thật vậy, trong căn nhà tồi tàn ở Bê-lem, chỉ ít người đến gặp Chúa, nhưng Chúa đă đến cho tất cả mọi người: Do Thái và dân ngoại, người giàu và người nghèo, người gần người xa, người có tín ngưỡng và người vô tín ngưỡng.. hết mọi người. Ân sủng siêu phàm, theo ư định của Thiên Chúa, được dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, con người cần tiếp nhận ân sủng, cần đáp lại “xin vâng”, như Đức Ma-ri-a, ngơ hầu con tim được soi chiếu bởi ánh sáng Thiên Chúa. Vào đêm ấy, để đón tiếp Ngôi Lời nhập thể, có Đức Ma-ri-a và thánh Giu-se đang trông chờ Người với ḷng yêu mến, có các mục đồng canh giữ đàn chiên (xc. Lc 2,1-20). Thực là một nhóm nhỏ đă đến thờ lạy Hài nhi Giê-su; một cộng đoàn bé nhỏ tượng trưng cho Hội Thánh và tất cả những người ḷng ngay. Ngày hôm nay cũng vậy, những ai đang trông chờ và t́m kiếm Người đều gặp thấy Thiên Chúa v́ yêu thương đă trở nên người anh em của chúng ta; những ai hướng ḷng lên với Người, ước ao nhận biết dung nhan Người và góp phần kiến tạo vương quốc của Người. Chúa Giê-su sẽ nói trong bài giảng: đó là những người có tinh thần nghèo khó, những kẻ sầu muộn, những kẻ hiền lành, những người khao khát công lư, những người lân tuất, những người có tâm hồn thanh tịnh, những kẻ xây dựng ḥa b́nh, những kẻ bị bách hại v́ công lư (x. Mt 5,3-10). Những người này nhận biết nơi đức Giê-su khuôn mặt của Thiên Chúa, và trở về nhà với con tim được đổi mới nhờ niềm vui của t́nh thương, giống như các mục đồng Bê-lem.

“Thưa anh chị em đang nghe tôi nói. Trọng tâm của sứ điệp Giáng sinh là lời loan báo hy vọng dành cho tất cả mọi người. Đức Giê-su đă sinh ra cho hết mọi người, và cũng như tại Bê-lem, Mẹ Ma-ri-a đă giới thiệu Người cho các mục đồng, th́ ngày hôm nay, Hội thánh cũng giới thiệu Người cho toàn thể nhân loại, ngơ hầu mỗi người và mỗi hoàn cảnh đều có thể cảm nghiệm quyền năng của ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Duy chỉ ân sủng Thiên Chúa mới có thể thay đổi trái tim của con người và biến nó nên hoa viên của hoà b́nh.

“Mong sao cho các dân tộc c̣n đang sống trong đêm đen và bóng tối của sự chết được cảm nghiệm quyền năng của ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Mong sao cho ánh sáng thiên linh của Bê-lem được lan rộng sang thánh địa, nơi mà chân trời xem ra tối sầm lại cho người Do thái và người Pa-lét-tin. Xin ánh sáng ấy tăng sức mạnh cho những kẻ không chịu khuất phục con đường phi lư của đụng độ và vũ lực, đối lại họ đang gắng t́m con đường đối thoại và thương thuyết để giải quyết những căng thẳng giữa các dân tộc và t́m những giải pháp công bằng và bền bỉ cho những cuộc xung đột đang xảy ra trong vùng. Các dân tộc Zimbabwe bên Phi châu, từ lâu đă bị đè bẹp bởi những khủng hoảng chính trị và xă hội đang tiếp tục gia tăng, cũng như nhân dân Cộng hoà dân chủ Congo, đặc biệt người dân miền Kivu, Darfur, người dân Somalia, đang hứng chịu những sự đau khổ do hậu quả của t́nh trạng thiếu yên ổn và thiếu ḥa b́nh: họ đang trông ngóng Ánh sáng ấy đến để canh tân đổi mới. Nhất là các nhi đồng ở các quốc gia vừa kể và thuộc các quốc gia đang gặp khó khăn cũng mong chờ Ánh sáng đó, để chúng được trả lại niềm hy vọng vào tương lai.

“Nơi nào phẩm giá và quyền lợi của con người bị chà đạp; nơi nào tính ích kỷ cá nhân hay tập thể đang lấn át công ích, nơi nào cảnh huynh đệ tương tàn và cảnh khai thác bóc lột con người có nguy cơ trở thành thói quen; nơi nào những cuộc nội chiến đă chia rẽ các bộ tộc và phá tan cuộc chung sống; nơi nào thiếu thốn lương thực cần thiết để sống; nơi nào người ta đang lo ngại khi nh́n về tương lai bấp bênh: ước mong cho ánh sáng lễ Giáng sinh hăy chiếu sáng, và khuyến khích mỗi người hăy góp phần của ḿnh trong tinh thần liên đới. Nếu mỗi người chỉ nghĩ tới ích lợi riêng tư của ḿnh, th́ thế giới sẽ đi tới chỗ diệt vong mà thôi.”

Sơ kết 1: Chúng ta được mời gọi cùng hiệp thông với Hội Thánh toàn cầu trong 3 định hướng quan trọng nêu trên của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI. Nhưng thử hỏi đại đa số giáo dân ṇng cốt của chúng ta biết được những ǵ đang diễn ra ở cấp bậc Hội Thánh toàn cầu? Có được bao nhiêu anh chị em cán bộ giáo dân có điều kiện tiếp cận với nghiên cứu, t́m hiểu và học hỏi các tài liệu, văn kiện của Hội Thánh toàn cầu?

2.2.2.3 Kế đến chúng ta t́m cách cùng hiệp thông với Hội Thánh của Chúa tại Việt Nam. Chúng ta thấy nổi bật những điểm sau đây trong đời sống của Hội Thánh Chúa ở Việt Nam vào thời điểm này:

* Một là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă quyết định tổ chức cử hành Năm Thánh 2010 nhằm mục đích kỷ niệm 50 năm việc thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam (1960-2010) và thúc đầy việc trưởng thành của Hội Thánh Việt Nam tức của mọi thành phần giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.

* Hai là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă ban hành Thư chung 2007 về Giáo Dục Ki-tô giáo nhằm mục đích chấn chỉnh, bổ sung và tăng cường việc giáo dục nhân bản và giáo dục đức tin trong các gia đ́nh và các giáo xứ.

* Ba là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa phổ biến Thư Mục vụ 2008 về Giáo dục Gia đ́nh nhằm mục đích nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục gia đ́nh: giáo dục nhân bản và giáo dục đức tin cho con em, cho giới trẻ là tương lai của xă hội và Giáo hội Việt Nam.

Sơ kết 2: Chúng ta được mời gọi cùng hiệp thông với Hội Thánh Chúa tại Việt Nam trong 3 đường hướng quan trọng kể trên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Nhưng thử hỏi đại đa số giáo dân ṇng cốt của chúng ta biết được những ǵ đang diễn ra ở cấp bậc Hội Thánh toàn quốc Việt Nam? Có được bao nhiêu anh chị em cán bộ giáo dân có điều kiện tiếp cận với nghiên cứu, t́m hiểu, học hỏi các tài liệu, văn bản (ví dụ Thư Chung 2007 và Thư Mục Vụ 2008) của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam?

2.2.2.4 Và sau cùng chúng ta t́m cách cùng hiệp thông với Hội Thánh của Chúa tại địa phương ḿnh (vd: tổng giáo phận Huế):

Chúng ta có thể quả quyết rằng những đường hướng mục vụ quan trọng của Hội Thánh của Chúa trên toàn thế giới và tại Việt Nam cũng là những đường hướng mục vụ của Hội Thánh địa phương (Huế) của chúng ta.

Sơ kết 3: Chúng ta được mời gọi cùng hiệp thông với Hội Thánh của Chúa tại địa phương (giáo phận Huế) của chúng ta trong 6 đường hướng quan trọng nêu trên của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI và của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Nhưng thử hỏi đại đa số giáo dân ṇng cốt của chúng ta biết được những ǵ đang diễn ra ở cấp bậc Hội Thánh toàn cầu và Hội Thánh tại Việt Nam? Có được bao nhiêu anh chị em cán bộ giáo dân có điều kiện tiếp cận với nghiên cứu, t́m hiểu và học hỏi các tài liệu, văn kiện của Hội Thánh toàn cầu và của Hội Thánh Việt Nam?

 

III. KẾT LUẬN

Khi tŕnh bày phần nội dung trên th́ trong tâm trí tôi xuất hiện ư tưởng này: Nếu những người giáo dân ṇng cốt của Hội Thánh Việt Nam nói chung và của Giáo phận Huế nói riêng được mời gọi

+ một là tăng cường sự hiểu biết, việc cử hành và tham dự và nhất là sống Mầu Nhiệm Thánh Thể,

+ hai là cùng hiệp thông với Hội Thánh của Chúa ở cả ba cấp bậc: toàn cầu, quốc gia và giáo phận th́ không thể không thực hiện những việc quan trọng sau đây:

- Một là các giáo dân ṇng cốt phải là những người ham đọc sách và tài liệu. Họ không cần phải là những con mọt sách hay những nhà trí thức, nhưng chắc chắn việc tiếp cận với các tài liệu của Hội Thánh (tông huấn, tông thư, sứ điệp, thư chung, thư mục vụ) là điều kiện đầu tiên phải có!

- Hai là ở cấp giáo hạt và nhất là ở cấp giáo phận cần phải có những đợt sinh hoạt, học hỏi, tập huấn thường xuyên và định kỳ cho đội ngũ giáo dân ṇng cốt. Trong các bài giảng thánh lễ Chúa nhật, các linh mục xứ không có đủ thời gian để tŕnh bày, triển khai các tài liệu quan trọng của Hội Thánh nên cần phải có những đợt sinh hoạt, những khóa học hỏi liên tục.

Ước ǵ những gợi ư chân thành và khả thi trên được mọi thánh phần Dân Chúa trong giáo phận và nhất là các vị lănh đạo quan tâm và áp dụng.

 


 

Ghi chú:

(1) Bài này khá dài nên có thể cắt thành 2 bài riêng biệt: một bài là “TĂNG CƯỜNG T̀NH YÊU ĐỐI VỚI THÁNH THỂ TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ”, một bài khác là “TĂNG CƯỜNG T̀NH YÊU ĐỐI VỚI HỘI THÁNH TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ.”

(2) Thư 1 Cr được viết vào năm 55. Phúc Âm Mác-cô được viết vào năm 64, Phúc Âm Mát-thêu được viết vào năm 70, Phúc Âm Lu-ca và Sách Tông đồ Công vụ được viết vào năm 85-90, Phúc Âm Gio-an cũng được viết vào năm 85-90.

(3) William Barclay, Thư gửi tín hữu Côrintô, NXB Tôn giáo 2008, trang 5.

 

 


 

PHẦN THỨ BA

 


BÀI ĐỌC THÊM (1)


PHỤC HỒI T̀NH YÊU ĐỐI VỚI THÁNH THỂ VÀ GIÁO HỘI
TRONG NĂM THÁNH PHAOLÔ

[GỢI Ư CỦA ĐỨC CHA MICHAEL SALTARELLI,
GIÁM MỤC WILMINGTON]

“Chén hồng phúc mà chúng ta chúc tụng không phải là sự dự phần vào Máu Đức Kitô sao? Tấm Bánh mà chúng ta bẻ ra không phải là sự dự phần vào Thân Thể Đức Kitô sao?” (1 Cr 10,16).

Một trong những h́nh ảnh cổ điển thuộc về Học thuyết Thánh Phaolô là h́nh ảnh Nhiệm Thể Đức Kitô là một sự hiệp thông của nhiều cá nhân với những đặc sủng và tài năng riêng để xây dựng Nhiệm Thể. Thánh Phaolô cho chúng ta thấy rằng Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch của sự hợp nhất, hoà đồng và hiệp thông của Nhiệm Thể. Việc chúng ta lănh nhận Bí tích Thánh Thể cách kính cẩn là mồi lửa lớn của hoạt động truyền giáo, dẫn đưa chúng ta đến tận cùng trái đất như Thánh Phaolô.

Trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă lồng những giáo huấn của Thánh Phaolô vào trong bài suy niệm của ngài về Thánh Thể:

“Lời của Thánh Tông Đồ Phaolô đưa chúng ta trở lại khung cảnh cảm động mà trong đó Bí tích Thánh Thể được sinh ra… Về phần ngài, Thánh Tông Đồ Phaolô nói rằng một cộng đồng Kitô hữu mà chia rẽ và coi thường người nghèo th́ ‘không đáng tham dự vào Bữa Tiệc của Chúa” (x. 1 Cr 11,17-22.27-34).

Công bố cái chết của Chúa ‘đến khi Người trở lại’ (1 Cr 11,26) đ̣i buộc tất cả những ai dự phần vào tiệc Thánh Thể phải quyết tâm thay đổi đời sống ḿnh và làm cho đời sống một cách nào đó hoàn toàn là ‘đời sống Thánh Thể’” (số 20).

Học hỏi và cầu nguyện theo các thư của Thánh Phaolô về Bí Tích Thánh Thể giúp chúng ta “nhóm lại sự kinh ngạc của chúng ta về Bí Tích Thánh Thể” [20] và ư thức rằng mỗi Thánh Lễ “có ư nghĩa phổ quát” [21]. Mỗi Thánh Lễ được “cử hành trên Bàn Thờ của thế giới” [22]. Khi chúng ta nhóm lại ngọn lửa Đức Tin vào Bí Tích Thánh Thể của ḿnh, chúng ta sẽ kính sợ và ngạc nhiên về chân lư của sự Hiện Diện Đích Thật, đời sống hôn nhân và gia đ́nh của chúng ta cũng sẽ lại được bùng cháy trong Đức Kitô. Ơn gọi linh mục và tu tŕ sẽ được nhen nhúm lại. Một tinh thần truyền giáo và dạy Giáo Lư cách hiệu quả trên mọi mức độ sẽ được khơi dậy. Như đă đề cập đến ở trên, một sự sùng kính Lời Linh Hứng của Thiên Chúa cũng được nhen nhúm lại, và kết quả sẽ là “một mùa xuân mới về tâm linh”. Chúng ta nhen nhúm lại một cách sống cụ thể việc tôn trọng sự sống và công bằng xă hội đối với người nghèo, tù nhân, ngoại kiều và các thai nhi đang c̣n trong bụng mẹ.

Trong Tông huấn Sacramentum Caritatis, năm 2007, Đức Thánh Cha Beneđictô XVI tóm tắt quyền năng của Bí tích Thánh Thể như sau: “Chúng ta không chỉ lănh nhận Ngôi Lời Nhập Thể cách thụ động, nhưng chúng ta c̣n được lôi cuốn một cách tích cực vào sự tự hiến của Người”. Người “cuốn hút chúng ta vào trong Người”. Sự biến đổi bánh và rượu thành Ḿnh và Máu Thánh Chúa đưa vào các thụ tạo một nguyên nhân biến đổi tận gốc, giống như một thứ “bùng nổ hạt nhân”, theo kiểu nói quen thuộc của thời đại chúng ta, sự biến đổi thấm nhập vào trong tâm của thực tại nhằm khởi động một tiến tŕnh biến đổi thực tại, hướng tới mục đích cuối cùng là biến đổi toàn thể vũ trụ cho đến khi Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự” (x. 1 Cr 15,28) [23].

Nhờ lời cầu bầu của Thánh Phaolô, chúng ta cũng có thể trở thành những tông đồ của Sự Hiện Diện Đích Thực của Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể trong thế giới.

Chú thích:

[20] ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, số 6.

[21] ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, số 8.

[22] ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003, số 8.

[23] ĐTC Bênêđictô XVI, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục Sacramentum Caritatis, năm 2007, số 11.

(Đức Giám mục Michael Saltarelli, Thư Mục Vụ «Học và sống tinh thần Thánh Phaolô»)

 

 


 

 

BÀI ĐỌC THÊM (2)


TƯƠNG QUAN GIỮA THÁNH PHAOLÔ
VÀ TÍN HỮU THUỘC CÁC CỘNG ĐOÀN KITÔ TIÊN KHỞI (ĐỀ TÀI 7)
CỦA LINH MỤC LINH TIẾN KHẢI

Khi đề cập tới gương mặt và cuộc đời thánh Phaolô, chúng ta không thể bỏ qua liên hệ giữa thánh nhân và tín hữu thuộc các cộng đoàn Kitô tiên khởi do chính ngài thành lập và nhọc công vun trồng. Nhiều văn bản trong các thư của ngài chứng minh cho thấy thánh nhân là một vị chủ chăn rất nhậy cảm và đầy nhiệt huyết. Chẳng hạn khi chứng minh cho tín hữu Côrintô thấy tính chất trung thực trong sứ mệnh thừa tác để chống lại các người vu khống chống đối ngài, thánh Phaolô đă bất đắc dĩ phải nói về những lao công khổ nhọc, những âu lo khắc khoải và cả những điêu đứng của ngài nữa. Thánh nhân viết trong chương 11 thư thứ hai gửi cho họ: “Ngoài những cơ cực bề ngoài ấy, tôi c̣n phải ngày đêm lo lắng cho các giáo đoàn. Có ai yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối? Có ai sa ngă mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt? Nếu cần phải khoe khoang, th́ tôi chỉ khoe khoang về sự yếu hèn của tôi thôi” (2 Cr 11,28-30). Nghĩa là ngoài các hệ thống tư tưởng thần học sâu sắc, các thư cũng c̣n cho chúng ta thấy Phaolô là một chủ chăn đặc biệt có khả năng chia sẻ cuộc sống của các tín hữu, giầu nhân bản, biết duy tŕ các tương quan liên bản vị sâu sắc vững vàng, nhậy cảm đối với ḷng thương mến và t́nh bạn một đôi khi rất đam mê và gây hấn nữa.

Trong chương 2 thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica, Phaolô đă dùng h́nh ảnh cha mẹ để diễn tả các liên hệ của ngài và các cộng sự viên với tín hữu. Ngài gợi lại thời gian sống và hoạt động giữa họ với những lời lẽ cảm động như sau: “Trong tư cách là tông đồ của Chúa, lẽ ra chúng tôi được quyền đ̣i hỏi anh chị em phải trọng đăi. Nhưng chúng tôi đă ăn ở khiêm tốn giữa anh chị em, như người mẹ săn sóc con ḿnh. Chúng tôi tha thiết yêu mến anh chị em. Chúng tôi không chỉ ước ao cống hiến cho anh chị em Tin Mừng của Chúa, mà c̣n muốn hiến dâng cả mạng sống chúng tôi cho anh chị em nữa. Chúng tôi đă vất vả khó nhọc thế nào chắc anh chị em c̣n nhớ. Đang lúc chúng tôi rao giảng Tin Mừng cho anh chị em, chúng tôi cũng đă phải làm việc ngày đêm, để không phải phiền lụy ai trong anh chị em. Có anh chị em và Thiên Chúa làm chứng đó. Chúng tôi đă ăn ở trước mặt anh chị em và các tín hữu một cách thánh thiện, công chính, không có ǵ đáng chê trách. Anh chị em cũng đă biết chúng tôi cư xử với mỗi người với t́nh cha con. Chúng tôi đă khuyên bảo, an ủi và đă nài xin anh chị em sống xứng đáng với Thiên Chúa, Đấng đă gọi anh chị em vào hưởng vinh quang trong Nước của Ngài” (1 Ts 2,8-12).

Liên hệ của thánh nhân với tín hữu cộng đoàn Côrintô đă thiết tha và khổ đau nhất. Nhưng ḷng thương mến sẽ luôn luôn là động lực thúc đẩy ngài, ngay cả khi có phải nghiêm nghị cảnh cáo họ đi nữa. Chẳng hạn ngài viết trong chương 2 thứ thứ hai gửi cho họ: “Thật ra tôi đă viết những ḍng này cho anh chị em trong khổ đau, với tâm ḷng đầy âu lo và tràn trề nước mắt. Không phải để làm cho anh chị em buồn sầu, nhưng là để cho anh chị em biết t́nh yêu thương vô bờ của tôi đối với anh chị em” (2 Cr 2,4). Trong chương 11 cùng thư Phaolô so sánh ḿnh với một người làm mai mối, đă hứa hôn tín hữu Côrintô với Chúa Giêsu, nên ghen tương khi thấy họ phản bội Chúa Kitô là hôn phu của họ: “Thật thế, đối với anh chị em tôi cảm thấy ghen tương như Thiên Chúa ghen tương. V́ tôi đă đính hôn anh chị em với một vị hôn phu duy nhất để giới thiệu anh chị em với Chúa Kitô như giới thiệu một trinh nữ thanh khiết” (2 Cr 11,2). Mọi h́nh ảnh ấy chứng minh cho thấy Phaolô yêu thương tín hữu thật t́nh và vô vị lợi. Do đó thánh nhân viết trong chương 12 cùng thư: “Phần tôi, tôi sẵn ḷng tiêu dùng mọi thứ tôi có, và hoàn toàn tiêu hao chính ḿnh v́ anh chị em. Cho dù tôi có yêu mến anh chị em nhiều như thế mà anh chị em ít thương mến tôi, th́ thôi cũng không hệ ǵ đâu” (2 Cr 12,15).

Tuy nhiên, nói th́ nói thế, chứ thật t́nh Phaolô muốn rằng t́nh yêu thương ấy phải là t́nh yêu thương hai chiều. V́ vậy trong chương 6 thứ thứ hai gửi tín hữu Côrintô thánh nhân mới nhắn nhủ họ như sau: “Anh chị em Côrintô, chúng tôi đă thẳng thắn nói chuyện với anh chị em và con tim chúng tôi rộng mở, chứ không đóng kín hạn hẹp. Trái lại chính tâm ḷng của anh chị em hẹp ḥi. Hăy đáp trả lại sự rộng răi của chúng tôi. Tôi nói với anh chị em như nói với con cái, hăy rộng mở con tim cho chúng tôi” (2 Cr 6,11-13). Riêng đối với tín hữu Galát Phaolô vừa cảm động nhắc lại sự tiếp đón quảng đại chân t́nh mà họ đă dành cho ngài trước đây. Lần đầu tiên khi tới rao giảng Tin Mừng cho họ, dù thánh nhân ốm yếu bệnh hoạn, họ cũng không khinh chê hay từ chối, trái lại đă tiếp nhận ngài như thiên sứ Chúa gửi tới để loan báo sự thật cứu độ cho họ. Họ đă thương mến Phaolô tới độ giá có phải móc mắt mà cho ngài, họ cũng chẳng lưỡng lự. Thế mà giờ đây chỉ v́ thánh nhân cảnh cáo họ đừng mắc bẫy các người thù hằn và chống đối thánh nhân, muốn chiếm cảm t́nh của họ bằng cách chia rẽ họ và các liên hệ tốt đẹp giữa họ và thánh nhân, mà họ thay ḷng đổi dạ, coi người đă loan báo Tin Vui cứu độ cho họ như thù địch. Thật chẳng c̣n ǵ đau đớn hơn như Phaolô viết trong chương 4,13-17.

T́nh thương mến đối với tín hữu cũng khiến cho Phaolô sung sướng khi biết rằng họ sống ḷng tin kiên vững và vẫn thương nhớ ngài. Trong chương 3 thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica Phaolô viết: “Giờ đây Timôtêô đă từ giă anh chị em mà trở về với chúng tôi, và đem tin vui liên quan tới ḷng tin và ḷng mến của anh chị em, cũng như cho chúng tôi biết rằng anh chị em nhớ và ước mong gặp lại chúng tôi cũng như chúng tôi mong ước gặp lại anh chị em”. Với tín hữu Côritnô Phaolô khen ngợi họ đă nhớ tới ngài trong mọi trường hợp và duy tŕ các truyền thống ḷng tin như ngài đă thông truyền cho họ (1 Cr 11,2).

Sau cùng ḷng thương mến hiệp thông ấy được tỏ hiện ra trong các lời nguyện mà thánh Phaolô hằng dâng lên Thiên Chúa để khẩn cầu cho các cộng đoàn tín hữu do ngài thành lập. Chính Phaolô cho tín hữu biết điều đó trong các thư gửi cho họ. Điển h́nh như trong chương 3 thư thứ nhất gửi giáo đoàn Thêxalônica, chương 1 thư gửi giáo đoàn Roma và chương 1 thư gửi tín hữu Philiphê (1 Ts 3,12-13; Rm 1,9-10; Pl 1,4). Thánh nhân cũng thường xin họ nhớ tới ngài trong lời cầu nguyện (1 Ts 5,25; 2 Cr 1,11; Rm 15,30-32). Chẳng hạn vào cuối chương 15 thư gửi giáo đoàn Roma Phaolô viết: “Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta và nhân danh Chúa Thánh Thần là nguồn yêu thương, tôi nài xin anh chị em cùng chiến đấu với tôi qua lời cầu, mà anh chị em dâng lên Thiên Chúa để khẩn cầu cho tôi, để tôi thoát khỏi tay các kẻ bất tín vùng Giuđa và để cho tín hữu Giêrusalem vui ḷng chấp nhận đồ cứu trợ tôi đem tới cho họ” (Rm 15,30-31).

Có thể nói Phaolô chẳng yên tâm khi phải rời xa các tín hữu của ngài. V́ thế nên thánh nhân luôn luôn muốn nhận được tin tức của họ, để biết rằng mọi chuyện trong cộng đoàn xuôi chảy và đồng thời cũng là để được an ủi v́ t́nh liên đới của họ. Do đó Phaolô gửi các cộng sự viên thay ngài thăm viếng các tín hữu. Trong lúc lưu lại Côrintô, thánh nhân lo lắng cho số phận của tín hữu Thêxalônica, mà ngài đă phải vội vàng rời bỏ, v́ người do thái tại đây truy nă ngài.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
(Biên soạn và hướng dẫn)

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.