1 2 3 4 5 6 7

 

MỪNG NĂM THÁNH PHAO-LÔ 28.6.2008-29.6.2009

SALT Logo

 

 

 

 

 

ĐỀ TÀI IV
NÂNG CAO THÁNH GIÁ CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ

 

 

 

 

CÁCH TIỀN HÀNH
VIỆC CHIA SẺ VÀ HỌC HỎI ĐỀ TÀI IV:
NÂNG CAO THÁNH GIÁ CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ”


 

Tiết 1 (45 phút):


Bước 1: Thuyết tŕnh viên tŕnh bày Đề Tài IV “NÂNG CAO THÁNH GIÁ CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ.”
 


Tiết 2 (45 phút):
 

Bước 2: Các tham dự viên chia sẻ kinh nghiệm nâng cao thánh giá trong đời sống cá nhân và đời sống phục vụ cộng đoàn của ḿnh.
Bước 3: Linh mục chủ tŕ phát biểu ư kiến.

 

 

 

 

PHẦN THỨ NHẤT
NÂNG CAO THÁNH GIÁ CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ
[TR̀NH BÀY]

 

I. VÀO ĐỀ

Nói đến ơn cứu độ của Thiên Chúa cũng như nói đến Chúa Giê-su Ki-tô th́ không thể không nói đến cuộc Khổ Nạn (Thương Khó) và Thập giá của Chúa Giê-su Ki-tô. V́ với Thiên Chúa và Chúa Giê-su Ki-tô th́ Thập giá là biểu hiện của một T́nh Yêu thần linh tột cùng và tuyệt diệu trong kế hoạch Thiên Chúa cứu độ nhân loại.

Nói đến các Thánh, nhất là Thánh Phao-lô, th́ cũng không thể không nói đến Thập giá. V́ với các Thánh - và nhất là với Thánh Phao-lô - th́ thập giá là dấu chứng của một tâm hồn và cuộc sống thánh thiện, kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa.

C̣n với các Ki-tô tầm thường như chúng ta th́ thập giá là con đường dẫn chúng ta tới Chúa Giê-su Ki-tô là Cứu Chúa của chúng ta. Thập giá cũng là con đường mà chúng ta không thể không bước vào v́ Thầy Giê-su của chúng ta đă đi vào con đường ấy. Thập giá là con đường an toàn, bảo đảm, vững chắc và ngắn nhất!

V́ thế mà trong 6 đề tài học hỏi, chia sẻ và thực hành trong Năm Thánh Phao-lô phải có chỗ cho đề tài “NÂNG CAO THÁNH GIÁ CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ.”

 

II. THÂN BÀI

2.1 THÁNH GIÁ CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ TRONG CUỘC ĐỜI CỦA THÁNH PHAO-LÔ.

2.1.1 Trước biến cố trên đường Đa-mát.

Trước khi trở lại tức trước lúc gặp Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh trên đường Đa-mát, Phao-lô nh́n thập giá với năo trạng hay quan niệm của một người Do Thái và của một người Ro-ma. Bà Chantal Reynier, nữ tiến sĩ thần học và giáo sư môn chú giải Tân ước tại Centre Sèvres ở Paris, có nhận định về hai quan niệm này như sau:

“Cây gỗ trên đó Đức Giê-su bị treo là một vật gia h́nh tàn ác và ô nhục. Đối với người Rôma, h́nh phạt ấy bất xứng ngay cả với công dân đáng khinh bỉ nhất của họ; nó dành cho những tên nô lệ. Người ta có thể hiểu dễ dàng tại sao kẻ bị treo trên thập giá dầu thế nào đi nữa cũng không thể là một vị thần, cũng không thể là một trong những vị thần ẩn tàng thỉnh thoảng ghé thăm trái đất, càng không thể là một vị anh hùng biết cách biến h́nh đổi dạng. Dám coi kẻ chịu đóng đinh thập giá là một vị thần, đó thật là một sự điên rồ.

Đối với người Do Thái, kẻ bị treo (trên thập giá) là một người bị Thiên Chúa chúc dữ theo khẳng định của Đnl 21,22-23 (1). Chướng ngại này được nhân đôi nếu kẻ bị treo này tự xưng là đấng Mê-si-a muôn dân trông đợi.

Nói cách khác, “đối với những kẻ này, ngôn ngữ của thập giá là điên rồ, một sự vô nghĩa tuyệt đối, một sự phi lư; đối với những kẻ khác, đó là một chướng ngại, một cớ vấp phạm (1 Cr 1,23). Như thế, thập giá là cái lật đổ các nền văn hóa ngay chính tại điểm các nền văn hoá ấy đang trông chờ (hoặc sự khôn ngoan hoặc đấng Mê-si-a)” (2).

2.1.2 Sau biến cố trên đường Đa-mát.

2.1.2.1 Sau khi trở lại tức sau lúc gặp Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh trên đường Đa-mát, Phao-lô đă khẳng định sự chọn lựa dứt khoát và triệt để của ngài:

«Trong khi người Do Thái đ̣i hỏi những điềm thiêng dấu lạ, c̣n người Hy Lạp t́m kiếm lẽ khôn ngoan, th́ chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.” (1 Cr 1,22-23).

Ngài c̣n tuyên bố là vô ích, là hăo huyền một đức tin muốn chối bỏ sự Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô tức chối bỏ giá trị của cái chết Thập giá của Chúa Giê-su, v́ Chúa Giê-su có chết trên Thập giá để cứu chuộc nhân loại th́ mới được Thiên Chúa Cha làm cho trỗi dậy tức phục sinh!

2.1.2.2 Thánh Phao-lô c̣n sống mật thiết gắn bó với Đấng bị treo trên cây gỗ:

«Tôi đă không muốn biết đến chuyện ǵ khác ngoài Đức Giê-su Ki-tô, mà là Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh » (1 Cr 2,2), và “Tôi sống, nhưng không c̣n phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi.” (Gl 2,20).

2.1.2.3 Thánh Phaolô chấp nhận mọi gian nan, khốn khó để rao giảng Chúa Giê-su Ki-tô bị đóng đinh thập giá và chứng tỏ t́nh yêu của ngài đối với Chúa Giê-su Ki-tô:

“Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: tôi c̣n hơn họ nữa! Hơn nhiều v́ công khó, hơn nhiều v́ ở tù, hơn gấp bội v́ chịu đ̣n, bao lần suưt chết. Năm lần tôi bị người Do Thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đ̣n; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi c̣n hơn họ, v́ phải thực hiện nhiều cuộc hành tŕnh, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm v́ dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi c̣n phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, c̣n có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy ḿnh yếu đuối? Có ai vấp ngă mà tôi lại không cảm thấy ḷng sôi lên?” (2 Cr 11,23-25).

2.1.2.4 Thánh Phao-lô không chỉ rao giảng Chúa Giê-su Ki-tô bị đóng đinh thập giá mà ngài c̣n cùng chịu đóng đinh vào thập giá với Chúa Giê-su Ki-tô: «Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Ki-tô vào thập giá.” (Gl 2,19).

2.2 MỌI KI-TÔ HỮU ĐỀU ĐƯỢC MỜI NÂNG CAO THÁNH GIÁ CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ TRONG ĐỜI M̀NH.

2.2.1 Thế nào là nâng cao Thánh Giá của Chúa Giê-su Ki-tô trong đời sống Ki-tô hữu?

Nâng cao Thánh Giá của Chúa Giê-su Ki-tô trong đời sống Ki-tô hữu gồm những nội dung sau đây:

2.2.1.1 Nâng cao Thánh giá của Chúa Giê-su Ki-tô trong đời sống Ki-tô hữu là nh́n nhận ư nghĩa và giá trị cứu chuộc của Thập giá của Chúa Giê-su Ki-tô, tức nh́n nhận rằng nhờ Đức Giê-su đă chết trên thập giá mà ḿnh được ơn cứu chuộc. V́ Chúa Giê-su đă phục sinh sau khi bị treo trên cây gỗ ấy và v́ Người là Con Một Thiên Chúa, nên thập giá của Người mới có giá trị cứu chuộc, mới trở thành Thánh Giá đối với các kẻ tin. Bà Chantal Reynier viết về ư nghĩa và giá trị của Thánh giá như sau:

«Khi nhấn mạnh đến phong cách chết "và chết trên thập giá" (Pl 2, 8), Phao-lô nêu lên tính chất đặc thù của cái chết ấy; cái chết ấy là một cái chết ô nhục mà người Con nhận lănh v́ t́nh yêu đối với Cha của Người và đối với chúng ta. Như vậy cái chết đó là cái chết hiến dâng nhờ đó tỏ bày t́nh yêu của Con đối với Cha và đối với chúng ta. Đức Giê-su chấp nhận làm một người bị chúc dữ (trước mắt những người Do Thái), làm một kẻ ngu dại (trước mắt những người Rô-ma), đang khi Người là kẻ được Thiên Chúa chúc phúc, là đấng Mê-si-a, là người Con, kẻ cho ta hưởng muôn vàn ân phúc (Ep 1,3). Khi dùng cái chết trên thập giá để mặc khải một sự dâng hiến đi tới chỗ tột cùng của nhục nhă và đau khổ, Người lật đổ mọi tiên thức về Thiên Chúa và về con người» (3).

2.2.1.2 Nâng cao Thánh giá của Chúa Giê-su Ki-tô trong đời sống Ki-tô hữu là ư thức về tội lỗi (tội nguyên tổ và tội cá nhân) là nguyên nhân của cái chết của Chúa Giê-su Ki-tô. Nói cách khác Chúa Giêsu Ki-tô đă chết trên thập giá để xóa sạch mọi tội lỗi của nhân loại (4) và chuộc con người lại cho Thiên Chúa, làm ḥa con người với Thiên Chúa.

2.2.1.3 Nâng cao Thánh Giá của Chúa Giê-su Ki-tô trong đời sống Ki-tô hữu, là rao truyền Mầu Nhiệm Thánh Giá của Chúa Giê-su Ki-tô tức rao giảng Chúa Giê-su Ki-tô bị đóng đinh thập giá để cứu chuộc nhân loại. Rao truyền không chỉ bằng lời mà bằng cả cuộc sống, cá nhân và cộng đoàn.

2.2.1.4 Nâng cao Thánh Giá của Chúa Giê-su Ki-tô trong đời sống Ki-tô hữu là thông hiệp với Chúa Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh thập giá bằng cách chấp nhận chết cho con người cũ (là con nguời tội lỗi, bất hiếu, bất trung) để sông cuộc sống mới của Đấng Phục Sinh, như Thánh Phao-lô đă dậy trong thư gửi tín hữu Ro-ma:

“Vậy tội lỗi đừng có thống trị thân xác phải chết của anh em nữa, khiến anh em phải nghe theo những dục vọng của thân xác. Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi nữa. Trái lại, anh em là những người sống đă từ cơi chết trở về, anh em hăy hiến toàn thân cho Thiên Chúa, và dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa. Tội lỗi sẽ không c̣n quyền chi đối với anh em nữa, v́ anh em không c̣n lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng.” (Rm 5,12-14).

2.2.2 Nâng cao Thánh Giá của Chúa Giê-su Ki-tô trong đời sống cá nhân và phục vụ cộng đoàn của giáo dân ṇng cốt.

2.2.2.1 Nâng cao Thánh Giá của Chúa Giê-su Ki-tô trong đời sống cá nhân của giáo dân ṇng cốt là tự nguyện đi vào con đường hẹp của Phúc âm là con đường hy sinh, từ bỏ, khiêm nhường, tự hạ, cống hiến, chịu thiệt tḥi và mất mát v́ t́nh yêu (yêu Chúa và yêu người) như hạt lúa chấp nhận thối rữa trong ḷng đất để cây vươn lên và cho nhiều bông trái. Chọn con đường hẹp là chọn con đường sống như lời của Chúa Giê-su trong Phúc Âm:

“Rồi Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thập giá ḿnh mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống ḿnh, th́ sẽ mất; c̣n ai liều mất mạng sống ḿnh v́ Thầy, th́ sẽ t́m được mạng sống ấy. V́ nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, th́ nào có lợi ǵ? Hoặc người ta sẽ lấy ǵ mà đổi mạng sống ḿnh?” (Mt 16,24-26).

Chọn con đường hẹp không phải là chúng ta coi thường hay xem khinh rẻ giá trị của các thực tại trần thế mà chúng ta chỉ đặt chúng vào đúng bậc thang giá trị của chúng mà thôi. Đối với con người th́ giá trị nhân linh (human) cao hơn giá trị vật chất, thể lư (material, physical). Đối với Ki-tô hữu th́ giá trị tâm linh (spiritual) cao trọng hơn tất cả các giá trị vật chất, thể lư và nhân linh.

2.2.2.2 Nâng cao Thánh Giá của Chúa Giê-su Ki-tô trong đời sống phục vụ cộng đoàn của giáo dân ṇng cốt là xác định thái độ và cung cách phục vụ của ḿnh là làm tôi tớ của mọi người như Chúa Giê-su đă dậy trong Phúc Âm:

“Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: thủ lănh các dân th́ dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn th́ lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em th́ không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, th́ phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em th́ phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người." (Mt 20,25-28).

Là giáo dân ṇng cốt (cán bộ/lănh đạo) trong giáo xứ, cộng đoàn, hội đoàn không phải là để chúng ta nổi danh, nổi tiếng mà để Chúa Giê-su và Thiên Chúa được vinh danh, các tín hữu được dồi dào ân sủng và lương dân nhận biết Thiên Chúa là Cha, là T́nh Yêu, là Cứu Chúa! Câu châm ngôn của chúng ta là lời của Thánh Gio-an Tiền Hô: “Người phải nổi bật lên, c̣n thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).

 

III. KÊT LUẬN

Để kết luận tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân c̣n kéo dài trong hơn ba muơi năm qua: Vào khoảng cuối năm 1975 đầu năm 1976, tôi được giới thiệu vào làm trong nhà máy Thuốc Lá Vĩnh Hội, Quận 4 Sài-g̣n. Nhưng đến năm 1979, tôi bắt buộc phải xin nghỉ v́ nạn «kỳ thị lư lịch» của giới lănh đạo nhà máy (và của chế độ). Tôi thấy ḿnh bị oan ức v́ không được làm việc như người công dân b́nh thường mà lại c̣n bị nghi kỵ nữa. Tôi cảm nhận rằng những người công giáo như tôi không được đón nhận bởi những người cộng sản nắm quyền cai trị đất nước.

Cũng vào thời gian ấy, tôi bị một số bạn bè, họ hàng, bề trên nghi ngờ là người thân cộng, là đảng viên nằm vùng. Thậm chí có người c̣n bịa chuyện là những năm ở Âu châu (1969-1971), tôi đă gia nhập đảng cộng sản Pháp, nay về Việt Nam hoạt động. Sự thực là trong vài năm tôi sống ở Âu châu là để được đào tạo (nhà thử và nhà tập) trong ḍng Tiểu Đệ Phúc Âm của Chân Phuớc Charles de Foucauld và chỉ có thế thôi. Trong khi những người của bộ máy chính quyền lại nghi ngờ tôi là nhân viên C.I.A.được cài lại.

Tôi lâm vào cảnh bị hiểu lầm, bị nghi ngờ và e ngại và thậm chí bị xa lánh và loại trừ từ cả hai phía xă hội và giáo hội. Tôi không biết đường nào mà đi, làm thế nào mà sống! Có thể nói là tôi rơi vào khủng hoảng tinh thần và tâm linh.

Vào lúc ấy tôi may mắn gặp được một cuốn sách rất hay có tựa đề là «THIÊN CHÚA BỊ ĐÓNG ĐINH THẬP GIÁ» (DIEU CRUCIFIÉ) của nhà thần học Tin Lành người Đức nổi tiếng là Moltmann. Trong sách, tác giả đă phân tích rất sâu sắc ư nghĩa của việc Chúa Giê-su, Con Một Thiên Chúa và là Thiên Chúa bị đóng đinh thập giá để cứu chuộc nhân loại. Từ đó tác giả rút ra những hệ luận cho thân phận của những người Ki-tô hữu là môn đệ của Chúa Giê-su: Theo lô gích th́ người Ki-tô hữu phải chịu chung một số phận (bị hiểu lầm, vu khống, kết án, đánh đ̣n, loại trừ và bị giết) như Chúa Ki-tô là Thầy và là Chúa của ḿnh!

Cuốn Sách «Thiên Chúa bị đóng đinh thập giá» đă đem lại cho tôi ánh sáng và sức mạnh. Tôi hiểu rằng thân phận của tôi với tư cách là một Ki-tô hữu th́ phải là như vậy. Tôi t́m thấy hạnh phúc trong đau khổ, v́ tôi được nên giống Chúa Giê-su Ki-tô hơn, điều mà tôi hằng khát khao trong những năm ở Chủng Viện và Ḍng Tiểu Đệ Phúc Âm Charles de Foucauld. Dần dần tôi lấy lại được sự b́nh an và lạc quan, tin tưởng.

Có thể xem đây là «cuộc trở lại» hay «đổi đời» của tôi, theo hướng chấp nhận thân phận của người môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô và con đường Thập Giá là con đường tôi phải đi, v́ chính Chúa Giê-su Ki-tô đă đi con đường ấy và mời gọi những ai muốn theo Người đi theo con đường ấy! Sự kiện này chẳng những giúp tôi thoát khỏi cuộc khủng hoảng của những năm 75-80 mà c̣n giúp tôi «kiên vững» trong cuộc sống những năm sau này, thậm chí ngay cả ngày hôm nay. Cuộc sống của tôi gặp rất nhiều khó khăn, ghen tỵ, hiểu lầm, nghi kỵ, thành kiến, suy diễn và vu khống của nhiều người xung quanh, kể cả của một số bạn bè và bề trên... Nhưng nhờ có ánh sáng của Mầu Nhiệm Thánh Giá của Chúa Giê-su Ki-tô soi chiếu mà tôi không gục ngă và thất vọng... trái lại vẫn hăng say nhiệt thành phục vụ Giáo Hội và xă hội. Cảm tạ Thánh Giá Chúa Ki-tô Giê-su!

 


 

Ghi chú:

(1) Đnl 21,22-23: «Khi một người có tội đáng phải án chết đă bị xử tử, và anh (em) đă treo nó lên cây, th́ xác nó không được để qua đêm trên cây, nhưng anh (em) phải chôn ngay hôm ấy, v́ người bị treo là đồ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Anh (em) không được làm cho đất của anh (em) ra ô uế, đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em) làm gia nghiệp.»

(2) Chantal Reynier, Une lecture de Paul (Paris, Cerf 1995).

(3) Như trên.

(4) Hôm sau, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía ḿnh, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.» (Ga 1,29).

 

 


 

 

PHẦN THỨ HAI
NÂNG CAO THÁNH GIÁ CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ
[CHIA SẺ KINH NGHIỆM]

1. Cách tổ chức

Chia các tham dự viên làm nhiều Nhóm/Tổ. Mỗi tổ chừng 10-12 người, có một người điều phối buổi chia sẻ, không cần người ghi chép và báo báo cáo lại.

2. Câu hỏi gợi ư

Anh chị em nào trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về nâng cao Thánh giá của Chúa Giê-su Ki-tô trong đời sống cá nhân, gia đ́nh và cộng đoàn của ḿnh.

Xin mỗi người chia sẻ với những anh chị em cùng tham dự buổi học hỏi, chia sẻ và cầu nguyện của chúng ta hôm nay, một kinh nghiệm sâu sắc, và tác động mạnh mẽ & lâu dài nhất.

3. Những yếu tô cần quan tâm khi chia sẻ

Khi chia sẻ kinh nghiệm riêng của ḿnh xin mỗi người nêu rơ các yếu tô sau đây liên quan tới kinh nghiệm «Nâng cao Thánh Giá của Chúa Giê-su Ki-tô» của ḿnh :

3.1 Bối cảnh
3.2 Cường độ
3.3 Sức mạnh nâng đỡ và
3.4 Kết quả
3.5 Bài học rút ra được từ kinh nghiệm ấy.

Ghi chú:

1. Nếu số người tham dự quá đông hoặc không có đủ pḥng ốc hoặc thời gian th́ có thể chia sẻ tại chỗ từng 4-5 người thành một nhóm.

2. Ngoài việc chia sẻ trong nhóm nhỏ, ban tổ chức cũng yêu cầu mỗi tham dự viên ghi lại phần trả lời các câu hỏi trên giấy và nộp lại cho ban tổ chức sau ngày sinh hoạt. Nếu nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các câu trả lời này, Ṭa Giám Mục sẽ có một tài liệu rất quư giá, về đời sống đạo của giáo dân.

 

 


 

PHẦN THỨ BA

 


BÀI ĐỌC THÊM (1)


NÂNG CAO THÁNH GIÁ CỦA CHÚA KITÔ
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ

[GỢI Ư CỦA ĐỨC CHA MICHAEL SALTARELLI,
GIÁM MỤC WILMINGTON]

Tôi nhất quyết rằng khi nào tôi c̣n ở cùng anh chị em, th́ tôi sẽ không nói về một điều nào khác ngoài Chúa Giêsu và Đấng Chịu Đóng Đinh” (1 Cr 2,2).

Thập giá của Đức Kitô nằm ngay ở trung tâm của mọi việc Thánh Phaolô làm. Ngài dạy chúng ta đương đầu với những khó khăn và đau khổ trong cuộc đời. Thánh Phaolô đă trải qua tất cả: bị từ bỏ, chịu tai họa, bị coi thường, đắm tàu, tù đày, và cuối cùng là tử v́ đạo, được biểu tượng trong nghệ thuật bằng việc ngài cầm một thanh gươm [13].

Thánh Giá ảnh hưởng đến tất cả mọi liên quan đến Thánh Phaolô. Ngài nói: “Tôi giảng dạy về Đức Kitô và Đấng Chịu Đóng Đinh.” Thánh Giá đă biến đổi giáo huấn của ngài và cho phép ngài truyền giáo cho người khác bằng cách giúp họ giải thích ư nghĩa của sự đau khổ của chính họ. Ngài cũng dùng một câu lạ lùng: “Tôi tự hào trong Thánh Giá của Đức Kitô” (Gl 6,14). Ngài đặt Thánh Giá của Đức Kitô trên cám dỗ trở nên tự hào và kiêu căng. Thánh Giá là nguồn mạch thật sự của các hiệu quả của việc tông đồ.

Các thư của Thánh Phaolô cho chúng ta thấy một cá tính chủ động mănh liệt. Văn liệu trong các thư của ngài cũng cho thấy việc ngài phấn đấu với tính nóng nảy của ngài. Dễ bị tổn thương, ngài có khuynh hướng răn đe, nhất là khi các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi không sống xứng hợp với Tin Mừng. Cuộc chiến đấu nội tâm của ngài cho chúng ta can đảm và sức mạnh để tiếp tục phấn đấu đối với tính t́nh và sự nóng nảy của chúng ta.

Cùng với Thánh Phaolô, chúng ta chiến đấu một cuộc chiến anh hùng, cố gắng làm cho Tám Mối Phúc, các nhân đức đối thần và tự nhiên, các việc làm thương linh hồn và thương xác, và nhất là để Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần thống trị chúng ta. Chết cho chính ḿnh và sống lại trong Đức Kitô, chúng ta ôm lấy Thánh Giá và nhớ rằng: “Đức ái chấp nhận tất cả, tin tất cả, hy vọng vào tất cả, chịu đựng tất cả. Đức ái không bao giờ mất được” (1 Cr 13,7-8).

Thánh Giáo hoàng Clêmentê I trong thư của ngài gửi tín hữu Côrintô, đoạn 5 [14], diễn tả Thánh Phaolô tiến bộ trong những phấn đấu này như thế nào: “Nhờ ḷng nhiệt thành và những va chạm mà Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta thấy con đường đến phần thưởng của sự kiên tŕ. Ngài bị xiềng xích 7 lần, bị lưu đày, bị ném đá; là một người tiền phong cả ở Đông phương lẫn Tây phương, ngài đă được tiếng tốt nhờ Đức Tin của ḿnh. Ngài dạy sự công chính cho cả thế giới, và ngài đă đến tận cùng của thế giới Tây phương, ngài làm chứng trước mặt những người quyền thế; rồi ngài từ bỏ cơi đời này và được đưa về nơi thánh, một gương sáng ngoại hạng về sự chịu đựng.”

Thông điệp gần đây của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI về Đức Cậy tựa đề Spe Salvi có nhiều trích dẫn về cách sống Đức Cậy của Thánh Phaolô khi ngài ở trong chốn lao tù [15] và cho chúng ta thấy sự linh hứng mà thủ bút của ngài cung cấp cho các Thánh sau này như Thánh Augustinô [16], Thánh Tử đạo Lê Bảo Tịnh, người Việt Nam (+1857) [17] và Thánh Giôsêphine Bakhita, một nữ tu người Phi Châu [18].

Trong Năm Thánh Phaolô, mỗi người chúng ta được mời gọi để nâng cao cây Thánh giá của Đức Kitô và vác Thánh giá này bằng ḷng can đảm, quyết tâm và tín thác vào kế hoạch quan pḥng của Thiên Chúa của Thánh Phaolô [19]. -----------------

Chú thích:

[13] x. 2 Cr 11,23-29.

[14] x. Bài đọc trong Kinh Nhật Tụng cho ngày 30/6 – Ngày Lễ Kính các Thánh Tử đạo Tiên khởi của Giáo hội Rôma.

[15] ĐTC Beneđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 4.

[16] ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 33.

[17] ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 37.

[18] ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Spe Salvi, số 3.

[19] x. Suy Niệm về Thập giá của Đức Kitô trong Kinh nghiệm của chúng ta về ngày 11-9-2001, trong Tuyên bố Mục vụ “Bài học Tinh thần của ngày 11-9 (The Spiritual Lessons of September 11)” của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 5-9-2002, được đăng trên The Dialog và trên website của GP Wilmington:www.cdow.org

(Đức Giám mục Michael Saltarelli, Thư Mục Vụ «Học và sống tinh thần Thánh Phaolô»)

 

 


 

 

BÀI ĐỌC THÊM (2)


THẦN HỌC VỀ THẬP GIÁ CỦA THÁNH PHAOLÔ
[BÀI GIÁO LƯ MỚI X CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
VỀ THÁNH PHAO-LÔ]

Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô về Thánh Phaolô trong buổi triều yết chung tại Quảng Trưởng Thánh Phêrô. Hôm nay Đức Thánh Cha tiếp tục chu kỳ Giáo Lư về Thánh Phaolô.

****

Anh chị em thân mến,

Trong kinh nghiệm cá nhân của Thánh Phaolô, có một sự kiện không thể nào chối căi được: lúc ban đầu ngài là một người bắt đạo và đă dùng bạo lực chống lại các Kitô hữu, nhưng từ khi trở lại trên đường đi Đamascô, ngài đă đổi sang phía Đức Kitô Chịu Đóng Đinh, ngài đă biến Người thành lư do cho đời sống của ngài và động lực cho việc rao giảng của ngài. Cuộc đời của ngài được hiến trọn để cứu các linh hồn (x. 2 Cr 12,15), ngài chẳng mấy khi được thanh b́nh và an toàn khỏi những nguy hiểm cùng những khó khăn. Trong cuộc gặp gỡ Đức Kitô, ngài biết rơ ư nghĩa trọng tâm của Thập Giá: Ngài đă hiểu rằng Chúa Giêsu đă chết và sống lại cho mọi người, và cũng cho ngài. Cả hai yếu tố trên đều quan trọng và phổ quát: Chúa Giêsu thật sự đă chết cho mọi người, và cách chủ quan: Người cũng đă chết cho tôi.

Như thế, trong Thập Giá biểu lộ t́nh yêu nhưng không và từ bi của Thiên Chúa. Chính Thánh Phaolô đă cảm nghiệm được t́nh yêu này trước hết (x. Gl 2,20) và đă từ một người tội lỗi trở thành người có đức tin, từ một tên khủng bố thành một Tông Đồ. Ngày này qua ngày khác, trong đời sống mới của ngài, ngài cảm nghiệm được rằng ơn cứu độ là ‘ân sủng’, và tất cả đều được đổ xuống từ cái chết của Đức Kitô chứ không phải nhờ công trạng của ngài, là điều không thể có được trong bất cứ trường hợp nào. “Tin Mừng về ân sủng” như thế đối với ngài trở thành một cách duy nhất để hiểu Thập Giá, là tiêu chuẩn không những cho cuộc sống mới của ngài, mà c̣n là câu trả lời cho những người chất vấn ngài. Trước hết là người Do Thái, những người đặt niềm hy vọng trên việc làm và mong rằng những việc làm ấy sẽ cứu độ họ, rồi đến những người Hy Lạp, là những kẻ đem sự khôn ngoan loài người của họ ra mà đối chọi với Thập Giá, cuối cùng có những nhóm lạc giáo, là những người được huấn luyện theo những ư tưởng của họ về Kitô giáo theo khuôn mẫu riêng của họ về đời sống.

Đối với Thánh Phaolô, Thập Giá có vai tṛ ưu tiên thiết yếu trong lịch sử nhân loại; Thập Giá là điểm chính yếu của nền thần học của ngài, bởi v́ nói về Thập Giá có nghĩa là nói về ơn cứu độ như ân sủng mà Thiên Chúa ban cho mọi tạo vật. Đề tài Thập Giá của Đức Kitô trở thành một nguyên lư cần thiết và chính yếu cho việc rao giảng của Thánh Tông Đồ, mà thí dụ điển h́nh nhất liên quan đến cộng đoàn Côrinthô. Phải đương đầu với một Hội Thánh mà ở đó có những cuộc nổi loạn và gương mù đáng lo ngại, là nơi mà sự hiệp thông bị đe dọa bởi chia rẽ nội bộ và bè phái, có thể làm rạn nứt Nhiệm Thể Đức Kitô, Thánh Phaolô hiện diện với họ không bằng những lời cao siêu hay sự khôn ngoan, nhưng bằng việc rao giảng Đức Kitô, một Đức Kitô Chịu Đóng Đinh. Sức mạnh của ngài không phải là ngôn ngữ có sức thuyết phục, nhưng mâu thuẫn thay, lại là sự yếu đuối và run rẩy của những người chỉ biết dựa vào “quyền năng của Thiên Chúa” (x 1 Cr 2,1-4). Thập Giá, v́ tất cả những ǵ nó tượng trưng, cũng như của sứ điệp thần học mà nó chứa đựng, là chướng ngại và sự điên rồ. Thánh Tông Đồ quả quyết điều ấy bằng một cách mạnh mẽ khó quên, tốt hơn là chúng ta nghe từ chính lời ngài: “Quả thật lời rao giảng về Thập Giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, th́ đó lại là quyền năng của Thiên Chúa... Thiên Chúa đă vui ḷng dùng sự điên rồ của lời rao giảng để cứu những người tin. Trong khi người Do Thái đ̣i hỏi những dấu lạ, c̣n người Hy Lạp t́m sự khôn ngoan, th́ chúng tôi lại rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, một chướng ngại cho người Do Thái, và một sự điên rồ đối với Dân Ngoại” (1 Cr 1,18-23).

Những cộng đồng Kitô hữu tiên khởi mà Thánh Phaolô nói với, biết rất rơ rằng Chúa Giêsu đă sống lại và vẫn c̣n đang sống; Thánh Tông Đồ muốn nhắc nhở không những chỉ người Côrinthô hay Galatê, mà tất cả chúng ta, rằng Đấng Phục Sinh luôn luôn là Đấng Đă Chịu Đóng Đinh. “Chướng ngại” và “sự điên rồ” của Thập Giá được t́m thấy chính ở sự kiện là ở đâu xem ra chỉ có thất bại, đau đớn, thua thiệt, th́ ở đó thực ra lại là tất cả quyền năng của t́nh thương vô biên của Thiên Chúa, bởi v́ Thập Giá là cách diễn tả t́nh yêu, và t́nh yêu là quyền năng thật được tỏ lộ trong sự yếu đuối bề ngoài này. Đối với người Do Thái, Thập Giá là một skandalon, nghĩa là một tảng đá làm cho người ta vấp ngă: Thập Giá dường như cản trở đức tin của những người Israel đạo đức, là những người đă không t́m được điều ǵ tương tự trong Thánh Kinh. Thánh Phaolô, với nhiều can đảm dường như muốn nói ở đây rằngcó một nguy cơ rất lớn: đối với người Do Thái, Thập Giá trái ngược với chính bản chất của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn tỏ ḿnh ra bằng những dấu hiệu phi thường. V́ thế chấp nhận Thập Giá của Đức Kitô là trải qua một cuộc thay đổi sâu xa trong cách liên hệ với Thiên Chúa.

Nếu đối với người Do Thái, lư do để chối bỏ Thập Giá được t́m thấy trong mặc khải, nghĩa là trong việc trung thành với Thiên Chúa Cha, th́ đối với người Hy Lạp, tức là dân ngoại, tiêu chuẩn để chống lại Thập Giá nằm ở lư trí. Thực ra đối với họ Thập Giá là sự chết, là sự điên rồ, theo nguyên ngữ là insipienza, nghĩa là thức ăn không có muối, v́ thế theo nghĩa thông thường th́ đó không những chỉ là một lầm lỗi, mà c̣n là một điều sỉ nhục.

Chính Thánh Phaolô đă hơn một lần có cái kinh nghiệm cay đắng về việc lời công bố của Kitô giáo bị chối bỏ, bị phán đoán là “vô vị”, là không thích hợp, là không đáng để người ta đếm xỉa đến trên mức độ luận lư. Đối với những người như người Hy Lạp, là những kẻ đă đi t́m sự hoàn hảo trong tinh thần, trong tư tưởng trong sạch, th́ việc Thiên Chúa trở thành phàm nhân, tự ḿnh lặn ngụp trong tất cả các giới hạn của không gian và thời gian là điều không thể chấp nhận được. Cho nên lại càng là điều không thể tưởng tượng được khi tin rằng Thiên Chúa có thể bị [đóng đinh] trên Thập Giá! Và chúng ta thấy tại sao lư luận của người Hy Lạp cũng là lư luận thông thường ở thời đại chúng ta.

Quan niệm về “apátheia”, sự thờ ơ, như là thiếu vắng sự say mê Thiên Chúa: làm sao mà người ta có thể hiểu được một Thiên Chúa làm người và bị đánh bại, là Đấng sau đó lấy lại thân xác ḿnh để như thế sự sống được phục hồi? “Chúng tôi sẽ nghe ông nói về điều này vào lúc khác” (Cv 17,32 ), dân Athen khinh miệt nói với Thánh Phaolô khi nghe ngài nói về việc kẻ chết sống lại. Họ tin rằng người ta đạt đến sự hoàn hảo khi giải thoát ḿnh khỏi thân xác, được coi là một nhà tù: làm sao không coi là lầm lạc khi lấy lại thân xác ḿnh? Trong một nền văn hóa cổ, dường như sứ điệp về Thiên Chúa nhập thể đă không có một chỗ đứng. Toàn thể biến cố của “Chúa Giêsu thành Nadareth” xem ra được đánh dấu bằng sự hoàn toàn lạnh nhạt, và chắc chắn rằng Thập Giá là điểm điển h́nh nhất của việc này.

Nhưng tại sao Thánh Phaolô lại biến lời này, lời của Thập Giá, làm điểm nền tảng cho việc rao giảng của ngài? Câu trả lời không mấy khó khăn: Thập Giá tiết lộ “quyền năng của Thiên Chúa” (x. 1 Cr 1,24), là quyền năng khác với quyền năng của loài người. Thực ra, Thập Giá tiết lộ t́nh yêu của Thiên Chúa: “v́ sự điên rồ của Thiên Chúa c̣n hơn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa c̣n mạnh hơn sức mạnh của loài người” (1 Cr 1,25).

Vài thế kỷ sau Thánh Phaolô, chúng ta thấy rằng Thập Giá đă chiến thắng, chứ không phải sự khôn ngoan chống lại Thập Giá. Đấng Chịu Đóng Đinh là sự Khôn Ngoan, bởi v́ Người bày tỏ trong chân lư Thiên Chúa là ai, nghĩa là, Người bày tỏ chính quyền năng của t́nh yêu đến nỗi đi đến tận Thập Giá để cứu độ con người. Thiên Chúa dùng các phương tiện và dụng cụ thoáng nh́n đối với chúng ta chỉ là yếu đuối. Đấng Chịu Đóng Đinh, một đàng biểu lộ sự yếu đuối của con người, đằng khác, biểu lộ quyền năng thật của Thiên Chúa, nghĩa là, sự nhưng không của t́nh yêu: Chính sự nhưng không của t́nh yêu này là sự khôn ngoan thật.

Thánh Phaolô đă cảm nghiệm được điều này ngay cả trong thân xác của ngài, và ngài làm chứng cho điều ấy trong những chặng đường khác nhau của cuộc hành tŕnh thiêng liêng của ngài, đến nỗi nó trở thành điểm quy chiếu cần thiết cho mọi môn đệ của Chúa Gêsu: “Người bảo tôi rằng, ‘Ơn sủng của Thầy đủ cho con rồi, v́ quyền năng của Thầy được nên trọn vẹn trong sự yếu đuối’” (2 Cr 12,9); và ngay cả: “Thiên Chúa đă chọn những ǵ yếu kém trong thế gian để làm cho những kẻ hùng mạnh phải bẽ bàng” (1 Cr 1,28). Thánh Tông Đồ đồng hóa ḿnh với Đức Kitô đến độ, ngay cả giữa nhiều thử thách, ngài cũng vẫn sống trong Đức Tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng đă yêu ngài và hiến chính mạng sống Người v́ tội của ngài và của mọi người (x. Gl 1,4; 2,20). Chi tiết này về tiểu sử của Thánh Tông Đồ là mẫu mực cho tất cả chúng ta.

Thánh Phaolô cống hiến cho chúng ta một tổng hợp thần học tuyệt vời về Thập Giá trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrintô (5,4-21), ở đó mọi sự được chứa đựng trong hai xác quyết căn bản này: một đàng, Đức Kitô, là Đấng đă bị Thiên Chúa đối xử như tội lỗi v́ chúng ta (câu 21), đă chết cho chúng ta (câu 14); đằng khác, Thiên Chúa đă ḥa giải chúng ta với Chính Ngài, mà không quy tội cho chúng ta (câu 18-20). Nhờ “thừa tác vụ ḥa giải này” tất cả mọi nô lệ đều đă được chuộc lại (x. 1 Cr 6,20; 7,23 ).

Ở đây chúng ta thấy tất cả những điều trên thích hợp với đời sống chúng ta thế nào. Chúng ta cũng phải đi vào “thừa tác vụ hoà giải này”, là thừa tác vụ luôn bao hàm việc từ bỏ sự cao vượt của chính ḿnh và chọn sự điên rồ của t́nh yêu. Thánh Phaolô đă từ bỏ chính sự sống của ngài, hoàn toàn hiến ḿnh cho thừa tác vụ ḥa giải, cho Thập Giá là ơn cứu độ của tất cả chúng ta. Và đây là điều chúng ta cũng phải biết làm: Chúng ta có thể t́m thấy sức mạnh của ḿnh chính trong sự khiêm nhường của t́nh yêu, và t́m thấy sự khôn ngoan của ḿnh trong sự yếu đuối của việc từ bỏ [ḿnh] để đi vào sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng ta phải xây dựng đời sống ḿnh trong sự khôn ngoan thật này: Không sống cho chính ḿnh, nhưng sống trong Đức Tin vào Thiên Chúa này, là Đấng mà tất cả chúng ta có thể nói về Người rằng: “Người đă yêu tôi và hiến mạng sống Người cho tôi”.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI.

 (Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ - Nguồn: giaoly.org)

 

 


 

 

BÀI ĐỌC THÊM (3)


PHAOLÔ, VỊ TÔNG ĐỒ GẶP NHIỀU ĐỐI KHÁNG
và CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ CỦA THÁNH PHAOLÔ
[HAI BÀI CỦA LINH MỤC GIUSE LINH TIẾN KHẢI
VỀ THÁNH PHAO-LÔ]

 

 

I. PHAOLÔ, VỊ TÔNG ĐỒ GẶP NHIỀU ĐỐI KHÁNG
[ĐỀ TÀI 9]

Khi duyệt xét Kitô giáo thời khai sinh, chúng ta nhận thấy quyền lănh đạo nằm trong tay của các môn đệ lịch sử của Đức Giêsu thành Nagiarét. Các vị này là những người đă được chính Chúa Giêsu tuyển chọn, đă chia sẻ cuộc sống của Chúa Giêsu và được Ngài hiện ra gặp gỡ sau ngày phục sinh. Do đó các vị có thể làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, và tuyên xưng rằng ”Đấng bị đóng đanh đă sống lại” (Mc 16,6). Nói các khác, các môn đệ lịch sử của Đức Giêsu thành Nagiarét là những người có thể nối liền hiện tại với quá khứ, có thể đảm bảo cho căn cước của Chúa Kitô phục sinh và Đức Giêsu lịch sử. Qua các vị, ḷng tin của tín hữu vào Chúa Kitô gắn liền với các biến cố và chứng tích lịch sử và được xây dựng vững vàng trên các biến cố lịch sử đó, chứ nó không phải là một giáo thuyết trừu tượng hay một thứ thần bí đạo đức vu vơ. Lời nói của các vị là lời của các người chứng trực tiếp. Nó đặt nền cho một sự chuyển tiếp định đoạt làm phát sinh ra Kitô giáo. Chuyển tiếp từ Đức Giêsu Đấng loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa, tức từ người đem sứ điệp, sang Đức Giêsu Đấng được loan báo, tức sang nội dung của sứ điệp. Trong nhóm nhỏ các Tông đồ và môn đệ đó có gương mặt của Phêrô, tông đồ đầu tiên được Chúa Kitô phục sinh tự tỏ hiện ra, là nổi bật hơn cả. Tuy nhiên, trong cộng đoàn Giêrusalem tông đồ Gioan và đặc biệt tông đồ Giacôbê anh em họ của của Đức Giêsu, cũng là những người có địa vị quan trọng.

Là người măi sau này mới tin vào Chúa Giêsu, Phaolô không có được vinh dự ấy của các Tông đồ, cũng không thể tự giới thiệu như là chứng nhân biến cố sống lại của Chúa Kitô. Trên b́nh diện pháp định thánh nhân lại c̣n lâm t́nh trạng què quặt hơn nữa, v́ đă từng là người bắt bớ đàn áp các kitô hữu, nghĩa là có quá khứ không trong sạch. Nhưng từ từ Phaolô trở thành một nhà truyền giáo có tầm mức, cừ khôi và vô địch. Nhưng các thành công trong việc rao truyền Tin Mừng của Phaolô và của các vị khác làm nảy sinh ra vấn đề tương quan giữa Phaolô với các Tông Đồ trong cộng đoàn Giêrusalem.

Nếu quan sát lời dẫn nhập các thư, qua đó Phaolô giới thiệu căn cước của ngài, chúng ta có thể nhận ra sự kiện này: đó là trong lá thư đầu tiên viết giữa năm 50-51 thánh nhân chỉ ghi: ”Phaolô gửi cho tín hữu Thêxalônica” (1 Tx 1,1). Trái lại trong các thư sau đó Phaolô cố ư nhấn mạnh rằng ngài là tông đồ. Và lời tự giới thiệu ḿnh là tông đồ ấy có sắc thái tranh luận. Chẳng hạn trong thư thứ nhất và thư thứ hai gửi giáo đoàn Côrintô Phaolô viết: ”Tôi là Phaolô được chọn làm tông đồ Đức Giêsu Kitô theo ư muốn của Thiên Chúa” (1 Cr 1,1; 2 Cr 1,1). Trong lời mở đầu thư gửi tín hữu Galát, ư thức là tông đồ ấy gia tăng rơ rệt: ”Tôi là Phaolô, được chọn làm tông đồ không bởi sáng kiến của loài người cũng không do trung gian của một người nào, mà là bởi Đức Giêsu Kitô và bởi Thiên Chúa Cha, Đấng đă cho Đức Giêsu Kitô sống lại từ vương quốc các kẻ chết” (Gl 1,1). Và lời nhập đề thư gửi giáo đoàn Roma diễn tả trọn vẹn ư thức đó: “Tôi là Phaolô nô lệ Đức Giêsu Kitô, được gọi làm tông đồ, được tuyển chọn để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa... Chính từ Ngài mà chúng tôi đă lănh nhận ơn thánh là tông đồ để dẫn đưa tất cả mọi người ngoại giáo tới chỗ tuân phục của ḷng tin, hầu vinh danh Ngài” (Rm 1,1.5).

Lư do nào đă khiến cho Phaolô có ư thức là tông đồ của Chúa Giêsu Kitô như vậy? Chúng ta đang sống giữa các năm 54-57, là thời gian có một số kitô hữu gốc Do Thái len lỏi vào các cộng đoàn Côrintô và Galát để gây chia rẽ, xáo trộn. Họ không chấp nhận Đức Giêsu Kitô chịu đóng đanh như trọng tâm của Tin Mừng, và quá khích chủ trương bắt các anh chị em Kitô không Do Thái phải tuân giữ luật lệ Do Thái. Để đạt hai mục tiêu này họ t́m lôi kéo tín hữu các cộng đoàn này theo họ, bằng cách đặt điều vu khống và hạ uy tín của thánh Phaolô. Phaolô đă cương quyết phản ứng. Và trong trận chiến chống lại các kẻ bêu xấu ngài, thánh nhân đạt ư thức ḿnh là tông đồ của Chúa Kitô phục sinh. Chúng ta hăy theo dơi tiến tŕnh triển nở của ư thức này.

Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô Phaolô tự biện hộ cho ḿnh bằng cách khẳng định với họ hai điều. Thứ nhất, thánh nhân không bị gạt bỏ ra khỏi số các tông đồ được Chúa Kitô phục sinh tự tỏ hiện ra, như các người Kitô gốc Do Thái nói trên rêu rao. V́ kinh nghiệm gặp gỡ của ngài với Chúa Kitô phục sinh trên đường đến thành Damasco là bằng chứng cho thấy Chúa Kitô phục sinh cũng hiện ra với Phaolô. C̣n hơn thế nữa, Ngài c̣n c̣n quật cho Phaolô té xuống đất và đánh mù mắt Phaolô nữa. Do đó biến cố hiện ra này cũng có giá trị y như biến cố Chúa Kitô phục sinh hiện ra với các môn đệ lịch sử của Ngài vậy. Sau khi liệt kê những người đă được Chúa Kitô phục sinh hiện ra như: Phêrô, 12 Tông đồ, 500 môn đệ, Giacôbê, tất cả các tông đồ, Phaolô viết tiếp trong chương 15,8 thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô: “Sau cùng, Ngài cũng đă hiện ra với tôi là bào thai bị phá” (1 Cr 15,8). Trước đó trong chương 9,1 Phaolô đă hỏi các tín hữu: “Tôi không phải là tông đồ hay sao? Hay có lẽ tôi đă không trông thấy Chúa Giêsu Chúa chúng ta hay sao?”. Và từ kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh trên đường Damasco, Phaolô khẳng định rằng dù là người bất xứng ngài cũng vẫn là tông đồ, được chính Chúa Kitô phục sinh hiện ra và tuyển chọn (1 Cr 15,9).

Lư do thứ hai khiến Phaolô xác tín ḿnh là tông đồ của Chúa Kitô, v́ ơn thánh Chúa ban và v́ ngài đă nỗ lực cộng tác với ơn thánh đó để làm cho ḷng tin và cuộc đời của ngài sinh hoa trái phong phú. V́ thế Phaolô viết tiếp trong chương 15 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: “Nhưng sở dĩ tôi được như bây giờ chính là nhờ ơn thánh Chúa. Và ơn thánh của Ngài đă không vô hiệu trong tôi. Trái lại, tôi đă khó nhọc vất vả hơn tất cả mọi người khác. Nhưng không phải tôi, mà là ơn thánh Chúa ở trong tôi” (1 Cr 15,10). Chính các tín hữu Côrintô là bằng chứng sống động cho thấy Phaolo thật là tông đồ với tất cả mọi hiệu quả của chức vị đó. V́ thế Phaolô viết trong chương 9 cùng thư: “Anh chị em há lại không phải là công tŕnh của tôi trong Chúa sao? Nếu đối với các người khác tôi không phải là tông đồ, th́ ít nhất tôi chắc chắn là tông đồ đối với anh chị em. Thật ra chính anh chị em là dấu ấn chức vụ tông đồ của tôi trong Chúa”. (1 Cr 9,1-2). Các sự kiện minh chứng cho thấy Phaolô được chọn làm tông đồ. Đây không phải là việc tấn phong theo thể chế, mà là một tấn phong đặc sủng.

Trong chương 3,2-3 thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô thánh Phaolô nói tuy ngài và các cộng sự viên không có thư giới thiệu là tông đồ như các kitô hữu gốc Do Thái từ nơi khác tới đang đánh phá cộng đoàn, nhưng chính các tín hữu là thư ủy nhiệm của ngài và của các cộng sự viên. Một lá thư ủy nhiệm được viết trong con tim các tín hữu, được mọi người biết tới và đọc. Các tín hữu Côrintô rơ ràng là bức thư của Chúa Kitô, do thánh Phaolô và các cộng sự viên của ngài soạn thảo ra trong chức thừa tác. Nó không được viết bằng mực đen, mà được viết bằng Thánh Thần của Thiên Chúa hằng sống. Nó không được viết trên bảng đá, mà được viết trên con tim bằng thịt của các tín hữu (2 Cr 3,2-3).

Nhưng chưa hết, Phaolô c̣n phải đương đầu với một luận điệu khác nữa của các người kitô gốc Do Thái kể trên. Họ khoe khoang các kinh nghiệm đặc sủng ngoạn mục của họ, làm như thể họ giống ông Môsê từ núi Sinai xuống, mặt rạng ngời ánh sáng thiên linh (2 Cr 3.1-11). Do đó có lạ ǵ khi họ được các tín hữu trầm trồ thán phục và tin theo. C̣n Phaolô là con người nghèo nàn yếu đuối, làm sao lại có thể là người do Thiên Chúa toàn năng vinh hiển sai tới được? Phaolô không chối bỏ sự thật ngài là một người nghèo nàn yếu đuối. Nhưng thánh nhân nêu bật rằng chính sự nghèo nàn yếu đuối ấy là chứng tích minh xác cho chức vụ tông đồ của Ngài. Phaolô là vị tông đồ của Chúa Kitô bị đóng đanh, và chia sẻ cái bất lực nhục nhă của Đức Kitô bị đóng đanh. Nhưng chính lúc bất lực nhất lại là lúc Chúa Kitô cứu độ trần gian (2 Cr 13,3-4). Và cái luận lư ngược đời của thập giá đó ghi đậm dấu trên toàn cuộc đời của thánh nhân. Do đó Phaolô viết trong chương 12,10: “Bởi v́ khi tôi yếu đuối, lại chính là lúc tôi mạnh mẽ”.

Sau cùng Phaolô c̣n phải đối phó với các chống đối do nhóm kitô hữu gốc Do Thái len lỏi vào giáo đoàn Galát gây ra. Họ cho rằng Tin Mừng tự do thánh nhân rao giảng không tinh tuyền, mà là kết quả việc nghiền gẫm của trí khôn con người. Họ t́m hạ uy tín Phaolô bằng cách so sánh ngài với các tông đồ lănh đạo cộng đoàn Giêrusalem, đặc biệt với Phêrô. V́ thế trong chương 1 thư gửi tín hữu Galát, Phaolô khẳng định rằng: “Thưa anh chị em, tôi xin quả quyết với anh chị em rằng Tin Mừng tôi rao giảng không phải của loài người đâu. Cũng không phải tôi đă nhận được hay học được của một người nào, mà là do chính Chúa Giêsu Kitô đă mạc khải cho tôi” (Gl 1,11-12). Không phải vị sứ giả bảo đảm cho sự thật của sứ điệp Tin Mừng, mà chính sự thật của sứ điệp Tin Mừng bảo đảm cho tính chất đáng tin cậy của sứ giả. Do đó nếu lập trường của các kẻ chống đối thánh Phaolô thật sự là đúng, nghĩa là con người được ơn cứu độ qua việc tuân giữ luật lệ như họ chủ trương, th́ Chúa Kitô đă chết một cách vô ích (Gl 2,21). Nhưng sự thật không phải như vậy. Chính cái chết của Chúa Kitô đă trao ban ơn cứu rỗi cho con người, chứ không phải luật lệ. V́ thế nhân danh luật lệ Do thái để xa lánh các anh chị em kitô không Do Thái như Phêrô đă làm v́ bị bọn người nói trên cám dỗ và gây áp lực, là sống trái với tinh thần Tin Mừng tự do của Chúa Kitô (Gl 2,11-14).

Tóm lại, Thánh Phaolô là một tông đồ với đầy đủ danh nghĩa của từ tông đồ, nghĩa là người được Chúa Kitô phục sinh sai đi rao giảng Tin Mừng. Bởi v́ Thiên Chúa Cha đă mạc khải cho thánh nhân biết mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô Con Ngài, và đă trao cho thánh nhân sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại (Gl 1,15-16). Các thành quả rực rỡ của công tác truyền giáo minh chứng cho sự thật này. Chính v́ thế trong chương 15 thư gửi tín hữu Roma, Phaolô nói ngài có lư do để khoe khoang trong Chúa Kitô và trước mặt Thiên Chúa. Chính Chúa Kitô đă dùng ngài như dụng cụ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn để đem Tin Mừng tự do và giải phóng tới cho mọi dân tộc ngoài Do Thái chưa biết Chúa. Do đó Phaolô không cần phải được các tông đồ lănh đạo cộng đoàn Giêrusalem tấn phong trên b́nh diện pháp chế (Gl 1,17). Phaolô cũng không về Giêrusalem để được xác định là tông đồ. Nhưng ngài về Giêrusalem để đối chiếu xác tín và nội dung lời rao giảng của ḿnh, bởi v́ thánh nhân xác tín rằng trước ngài đă có các vị khác là chứng nhân của Chúa Kitô phục sinh và là tông đồ rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô rồi (Gl 2,9).

 

II. CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ CỦA THÁNH PHAOLÔ
[ĐỀ TÀI 10]

 

Khi đọc các thư của Thánh Phaolô, chúng ta có thể nhận ra một nét đặc thù khác trong cuộc sống của ngài: đó là cuộc đời của thánh nhân là một con đường thập giá. Thật vậy, Phaolô không chỉ là vị tông đồ say mê thập giá Chúa Kitô và loan báo Chúa Kitô chịu đóng đanh, mà toàn cuộc sống của ngài cũng là một con đường thập giá.

Sau cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh trên đường đến thành Damasco, và sau khi được Anania ban phép Rửa tội và nhận lấy Chúa Thánh Thần, Phaolô đă mạnh mẽ rao giảng Tin Mừng tại đây. Nhưng thánh nhân gặp chống đối mănh liệt. Các người Do Thái âm mưu sát hại Phaolô. Họ cho canh gác cửa thành ngày đêm, cố ư không để cho Phaolô thoát nạn. Nhưng một đêm kia, các môn đệ đă bỏ Phaolô vào trong một cái thúng rồi tḥng xuống ngoài tường thành. Nhờ thế Phaolô thoát chết, như Sách Tông Đồ Công Vụ tŕnh thuật trong chương 9,23-25. Trong chương 11 thư thứ hai viết cho tín hữu Côrintô, Phaolô cũng nhắc lại biến cố này: “Tại thành Damascô, quan châu trưởng của vua Areta đă cho canh gác thành, để mưu bắt tôi. Nhưng người ta đă cho tôi ngồi vào một chiếc thúng rồi tḥng dây qua cửa sổ theo tường thả xuống. Thế là tôi thoát khỏi tay ông” (2 Cr 11,32-33).

Trong chuyến truyền giáo tại châu Âu, Phaolô cũng phải sống kinh nghiệm bị các người đồng hương Do Thái chống đối. Thánh nhân bị họ nhục mạ và hành hung tại Philiphê, như ngài kể lại cho tín hữu Thêxalônica trong chương 2 thư thứ nhất gửi cho họ. Chương 17 sách Công Vụ cũng thuật lại rằng khi tới Thêxalônica Phaolô và Sila giảng trong hội đường Do Thái và thuyết phục được một số tín hữu Do Thái, cùng với nhiều người Hy Lạp và một số phụ nữ thượng lưu. Nhưng người Do Thái nổi giận thuê bọn du đăng ẩu đả và gây rối loạn trong dân chúng. Họ kéo nhau tới nhà ông Giason nhưng không thấy Phaolô và Sila đâu. Họ liền điệu Giason và một vài Kitô hữu ra trước giới hữu trách và vu khống cho họ là phá rối trị an. Trước tiếng gào thét của họ, giới chức thành phố bắt các kitô hữu phải trả tiền kư quỹ để được tại ngoại. Trong khi đó các Kitô hữu khác đưa Phaolô và Sila trốn khỏi Thêxalônica và tới Berea. Tại đây Phaolô và Sila đă được tiếp đón tử tế. Hai người đă rao giảng Tin Mừng trong hội đường Do Thái và không gặp sự chống đối nào. Trái lại đă có nhiều người Do Thái tin theo Chúa Giêsu Kitô. Nhưng khi người Do Thái Thêxalônica nghe biết như thế, họ liền kéo đến Berea và xúi giục dân chúng nổi lên chống đối Phaolô. Các Kitô hữu đă vội vă đem Phaolô xuống thuyền rời Berea (Cv 17,1-15).

Tại Côrintô người Do Thái điệu Phaolô ra trước quan quyền lănh sự Gallione, và tố cáo Phaolô là xúi dục dân chúng tôn thờ Thiên Chúa trái phép, như kể trong chương 18 sách Công Vụ (Cv 18,12-17). Sở dĩ các người đồng hương Do Thái đă không ngừng dùng mọi thủ đoạn bắt bớ Phaolô, v́ họ coi ngài là kẻ phản bội Do Thái giáo và truyền thống của cha ông. Khi rao giảng Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Ngài, Phaolô tuyên bố ngày cáo chung của luật lệ Môsê và truyền thống tôn giáo của dân Do thái. Do đó khi th́ họ xúi dục giới chức chính quyền địa phương gây khó dễ đối với Phaolô, khi khác họ trực tiếp đứng ra trừng phạt và áp dụng luật của hội đường do thái đối với Phaolô. Trong chương 11 thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô Phaolô kể cho họ nghe các h́nh phạt ngài đă phải chịu: bị đánh bằng gậy 5 lần, mỗi lần 39 gậy, bị quật bằng roi da có các ḥn ch́ 3 lần, và bị ném đá 1 lần. Không những thế họ lại c̣n đe dọa tới mạng sống của Phaolô nữa. V́ thế trong chương 15 thư gửi cho tín hữu Roma Phaolô xin mọi người cầu nguyện cho ngài thoát khỏi tay của người Giuđêa, và để cho tiền cứu trợ ngài đem về Giêrusalem được kitô hữu tại đây chấp nhận (Rm 15,30-31). Tại Êphêxô, Phaolô đă chỉ thoát chết trong gang tấc. Trong chương 1,8 thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô, Phaolô chia sẻ với họ các khổ đau của Ngài và của các cộng sự viên như sau: “Thưa anh chị em chúng tôi chẳng muốn dấu anh chị em thảm cảnh đă xảy ra cho chúng tôi bên vùng tiểu Á: chúng tôi đă bị áp bức qúa sức chịu đựng của chúng đến độ thất vọng không c̣n muốn sống nữa”. Từ trong ngục, Phaolô viết thư thăm tín hữu Philiphê. Xem ra thánh nhân không chắc có được trắng án hay không, nên ngài nói tới cái chết gần kề, và chuẩn bị tâm hồn cho ngày bị hành quyết (Pl 1.7.21-24; 2,17-18). Sách Tông Đồ Công Vụ cho chúng ta biết rằng Phaolô đă bị bắt tại Giêrusalem, bị giam tại đây rồi bị giải về Cesarea, và sau cùng bị giải về Roma. Và chúng ta biết chắc chắn là thánh nhân đă chịu tử đạo dưới thời hoàng đế Neron.

Tuy nhiên, những bắt bớ mà Phaolô phải chịu chỉ giống như một phần nổi nhỏ của tảng băng khổng lồ ch́m dưới mặt nước biển bắc cực. Nó che dấu cuộc đời “ba ch́m, bẩy nổi, chín cái lênh đênh” và khổ đau trăm chiều của vị tông đồ dân ngoại, có một không hai trong lịch sử rao truyền Tin Mừng. Chính Phaolô đă cho tín hữu Côrintô biết điều đó trong chương 11 thư thứ hai gửi cho họ. Bất đắc dĩ Phaolô phải so sánh ḿnh với các tông đồ giả hiệu đang gây chia rẽ và đánh phá cộng đoàn Côrintô: “Họ khoe họ là các thừa tác của Đức Kitô ư? Tôi sắp nói như người điên dại, tôi c̣n hơn họ, v́ trong lao nhọc: tôi hơn họ, trong tù tội: tôi hơn họ, bị đánh đập: tôi lại càng hơn họ, trong hiểm nguy mất mạng: đă nhiều phen! Tôi bị người do thái đánh tôi bằng gậy năm lần, mỗi lần 39 gậy. Tôi bị đánh bằng roi da 3 lần, bị ném đá một lần, bị đắm tầu 3 lần. Tôi đă qua một ngày một đêm trên vực thẳm. Trong các chuyến hành tŕnh đi bộ tôi rất thường gặp hiểm nguy trên sông, hiểm nguy v́ cướp bóc, hiểm nguy v́ các người đồng hương, hiểm nguy v́ dân ngoại, hiểm nguy trong thành phố, hiểm nguy trong sa mạc, hiểm nguy trên biển cả, hiểm nguy v́ các anh em giả dối. Phải vất vả, lao nhọc, thường thức khuya dậy sớm chịu đói chịu khát, thường nhịn ăn nhịn uống, chịu rét mướt, trần trụi. Không kể mọi chuyện c̣n lại, tôi c̣n phải ngày ngày lo lắng cho các giáo đoàn nữa” (2 Cr 11,23-28).

Thêm vào đó là thái độ không hiểu biết của tín hữu Côrintô và chiến dịch vu khống bôi nhọ Phaolô, do một số thừa sai Kitô gốc do thái xách động. Nhưng tín hữu Côrintô lại bỏ vị tông đồ “chỉ biết tới Đức Giêsu Kitô chịu đóng đanh” (1 Cr 2,2), để chạy theo các bậc thầy hùng biện và sáng giá hơn (1 Cr 1,10-4,21). Họ đă giải thích sai thái độ của Phaolô, khi thấy thánh nhân khước từ quyền được đ̣i hỏi tín hữu chu cấp cho cuộc sống vật chất của người, mà lại lựa chọn tự lực cánh sinh, để không trở thành chướng ngại cho việc chấp nhận Tin Mừng (1 Cr 9,1 tt.; 2 Cr 12,13-15). Cuộc lạc quyên do Phaolô phát động để trợ giúp tín hữu giáo đoàn mẹ Giêrusalem cũng bị nghi ngờ xuyên tạc (2 Cr 8, 20; 12,16-18). Trong cộng đoàn Côrintô th́ nhóm các thừa sai xấu bụng nói trên phao đồn Phaolô là người không biết giữ lời hứa (2 Cr 1,12 tt.), có lời giảng dậy khó hiểu ( 2 Cr 4,4) không có khoa ăn nói hùng biện (2 Cr 11,6) và là người yếu đuối (2 Cr 10,1.10; 11,12). Đă vậy, tín hữu Côrintô lại thụ động trước thái độ hiếu chiến của những người chống đối Phaolô, đến độ chính thánh nhân cũng than thở khi viết trong chương 11 thư thứ hai gửi cho họ: “Thế mà anh chị em lại chịu đựng kẻ biến anh chị em thành nô lệ, xâu xé cắn nuốt, khai thác bóc lột, ngạo ngược và tát vào mặt anh chị em. Tôi thật xấu hổ nói lên điều này: chúng ta đă quá nhu nhược” (2 Cr 11,20.21). Nhóm thừa sai Kitô gốc Do Ti cực đoan c̣n đi tới chỗ tổ chức các cuộc truyền giáo chống lại Phaolô trong các giáo đoàn Côrintô, Galát, và Philiphê nữa. Họ cho Phaolô không phải là tông đồ thật, v́ chỉ là người tập nghề và không được ủy quyền như họ.

Tuy gặp trăm ngàn nguy khó như thế, nhưng Phaolô và các cộng sự viên không đầu hàng bỏ cuộc. Trong thứ thứ hai gửi tín hữu Côrintô thánh nhân lập đi lập lại điệp khúc: “Chúng tôi không nản ḷng” (2 Cr 4,1.6), “Chúng tôi đầy can đảm” (2 Cr 5,6.8). C̣n hơn thế nữa, Phaolô cảm nghiệm được niềm vui sâu xa khi gặp bắt bớ thử thách và khổ đau v́ Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài. Trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô và trong thư gửi giáo đoàn Philiphê, Phaolô nói với các tín hữu: “Con tim tôi được tràn đầy niềm an ủi và tôi tràn trề niềm vui trong mọi nỗi khổ đau của chúng tôi” (2 Cr 7,4; 2 Cr 6,10; Pl 1,4.7.18; 2,17-18). Ai không hiểu có thể cho Phaolô là một người bệnh hoạn. Nhưng thật ra niềm vui của thánh nhân phát xuất từ xác tín các khổ đau phải chịu trong cuộc đời tông đồ khiến cho thánh nhân được chia sẻ thập gía của Chúa Giêsu Kitô. Các khổ đau của ngài cũng chính là các khổ đau của Chúa Kitô như thánh nhân viết trong chương 1,5 thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô. Thánh nhân mang chính cái chết của Chúa Kitô trong thân thể ḿnh (2 Cr 4,10). Trong chương 6,17 thư gửi tín hữu Galát, Phaolô viết: “Tôi mang trong ḿnh tôi các thương tích của Chúa Giêsu”. Phaolô linh cảm rằng cái luận lư ngược ngạo của lịch sử cứu rỗi đang hiện thực trong chính cuộc sống của ngài: từ cái chết nảy sinh sự sống, từ hư không phát xuất ra mọi sự. Đây là lư do giải thích tại sao Phaolô lại viết cho tín hữu Côrintô trong chương 4,8-12 thư thứ hai gửi cho họ như sau: “Bị đàn áp tứ bề nhưng chúng tôi không bị đè bẹp, bị lạc hướng nhưng không thất vọng, bị bách hại nhưng không bị bỏ rơi, bị đánh ngă nhưng không bị nghiền nát, chúng tôi thường xuyên mang trong thân xác ḿnh cái chết của Chúa Giêsu, để sự sống của Chúa Giêsu cũng được tỏ hiện ra trên thân xác chúng tôi như vậy... (2 Cr 4,8-12). Chính qua sự yếu đuối của con người mà Thiên Chúa tỏ hiện quyền năng của Ngài, nên trong chương 12 cùng thư thánh nhân sung sướng khoe với tín hữu các sự yếu hèn của Ngài. V́ t́nh yêu đối với Chúa Kitô Phaolô vui chịu mọi đau khổ, xỉ nhục, mọi gian nan bắt bớ và cơ cực. V́ chính khi cảm thấy yếu đuối là lúc thánh nhân mạnh mẽ (2 Cr 12,9-10). Chúa Kitô bị đóng đanh nhưng đă phục sinh, giờ đây sống lại trong thân xác của thánh nhân, và trong thân xác của mọi tín hữu, nhờ quyền năng của Thiên Chúa, như viết trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô chương 13,4.

Mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô mà Phaolô loan báo, chính thánh nhân đă sống trong cuộc đời tông đồ và cảm nghiệm thấm thía trên thân xác ngài. Nói cách khác, cuộc sống chịu đóng đanh của Phaolô là chứng tá sống động hùng hồn cho Tin Mừng mà ngài rao giảng. Sự yếu đuối nhân loại được quyền năng tạo dựng của Thiên Chúa biến đổi trở thành thụ tạo mới. Cũng chính v́ thế khi thấy tín hữu Côrintô bị kiểu cách giải thích hiếu thắng khải hoàn của cuộc sống Kitô lôi cuốn và làm lóe mắt, trong chương 4,9-13 thứ thứ nhất gửi cho họ, Phaolô nhắc họ đừng quên thập gía và đêm đen của ngày thứ sáu tuần thánh và mọi thử thách, bắt bớ, khổ đau mà họ cũng phải gánh chịu để được ơn cứu độ.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
(Biên soạn và hướng dẫn)

 


Ghi Chú

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.