1 2 3 4 5 6 7

 

MỪNG NĂM THÁNH PHAO-LÔ 28.6.2008-29.6.2009

SALT Logo

 

 

ĐỀ TÀI VI

 

LỜI MỜI GỌI PHỔ QUÁT VỀ NÊN THÁNH VÀ TRUYỀN GIÁO (1)
TRONG NĂM THÁNH PHAOLÔ.

 

 

 

 

 

 

CÁCH TIỀN HÀNH
VIỆC CHIA SẺ VÀ HỌC HỎI ĐỀ TÀI VI


 

Tiết 1 (45 phút):


Bước 1: Thuyết tŕnh viên tŕnh bày Đề Tài VI là LỜI MỜI GỌI PHỔ QUÁT VỀ NÊN THÁNH VÀ TRUYỀN GIÁO TRONG NĂM THÁNH PHAOLÔ.
 


Tiết 2 (45 phút):
 

Bước 2: Các tham dự viên chia sẻ cách ḿnh nên thánh và truyền giáo (dựa vào 2 câu hỏi gợi ư dưới đây).
Bước 3: Linh mục chủ tŕ phát biểu ư kiến.

 

 

 

 

 

 

PHẦN THỨ NHẤT
LỜI MỜI GỌI PHỔ QUÁT VỀ NÊN THÁNH VÀ TRUYỀN GIÁO
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ

[TR̀NH BÀY]

 

I. VÀO ĐỀ

Nói đến “nên thánh” nhiều giáo dân chúng ta phản ứng ngay trong đầu rằng: đó là việc của các bậc tu tŕ đạo đức thánh thiện, chứ giáo dân u mê và tội lỗi th́ làm sao mà “nên thánh” cho nổi!

Cũng thế, nói đến “truyền giáo” nhiều giáo dân cũng phản ứng ngay trong đầu rằng: đó là việc của những người đă dâng ḿnh cho Chúa là các linh mục, tu sĩ, chứ giáo dân bận rộn với đời sống trần gian, cơm áo gạo tiền, lại dốt nát vụng về, th́ đâu biết ǵ mà “truyền giáo”, làm ǵ có khả năng và thời giờ để truyền giáo!

Chưa có một nghiên cứu nào cho thấy đâu là nguyên nhân của những suy nghĩ sai lạc trên. Phải chăng là do cách giáo dục đức tin của chúng ta c̣n nhiều thiếu sót và bất cập? Một câu hỏi khác cũng cần được nghiên cứu: phải chăng v́ đại đa số giáo dân Việt Nam có suy nghĩ như vậy về truyền giáo nên việc loan báo Tin Mừng tại đất nước này không mấy hiệu quả?

Nhưng chúng ta hăy dành những câu hỏi trên cho các nhà lănh đạo và tầng lớp trí thức của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Bây giờ chúng ta hăy tập trung vào công việc học hỏi và chia sẻ khiêm tốn của ḿnh.

 

II. TR̀NH BÀY

2.1 ƠN GỌI NÊN THÁNH

2.1.1 Thế nào nên thánh? Đây là câu hỏi vừa khó mà vừa dễ trả lời. Chúng ta sẽ dùng nhiều cách diễn tả, nhiều định nghĩa khác nhau cho dễ hiểu.

2.1.1.1 Nên thánh là sống ơn gọi (hay tư cách) là con cái Thiên Chúa: “Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa” (1 Ga 3, 1).

2.1.1.2 Nên thánh là nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện (hay là sống Đức Ái vô vị lợi và không ranh giới): "Anh em đă nghe Luật dạy rằng: Hăy yêu đồng loại và hăy ghét kẻ thù. C̣n Thầy, Thầy bảo anh em: hăy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đăi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, v́ Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. V́ nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương ḿnh, th́ anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em ḿnh thôi, th́ anh em có làm ǵ lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hăy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,43-48).

2.1.1.3 Nên thánh là nên giống Chúa Giê-su Ki-tô hay trở nên đồng h́nh đồng dạng với Chúa Giê-su Ki-tô: “Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ư Người định.V́ những ai Người đă biết từ trước, th́ Người đă tiền định cho họ nên đồng h́nh đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. Những ai Thiên Chúa đă tiền định, th́ Người cũng kêu gọi; những ai Người đă kêu gọi, th́ Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đă làm cho nên công chính, th́ Người cũng cho hưởng phúc vinh quang” (Rm 8,28-30).

2.1.1.4 Nên thánh là sống theo Thần Khí của Thiên Chúa: “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Phần anh em, anh em đă không lănh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi! " Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đă là con, th́ cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, th́ tức là đồng thừa kế với Đức Ki-tô; v́ một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người.” (Rm 8,14-17).

2.1.2 Ơn gọi nên thánh là phổ quát tức dành cho hết mọi Ki-tô hữu (nói cách khác là tất cả các Ki-tô hữu đều được mời nên thánh): “Chúng tôi tin Giáo Hội, một mầu nhiệm được Thánh Công Đồng tŕnh bày, có tính cách thánh thiện, bất khả khuyết. Thực vậy, Chúa Ki-tô Con Thiên Chúa, Đấng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, được ca tụng là "Đấng thánh duy nhất" đă yêu dấu Giáo Hội như hiền thê ḿnh và đă hiến thân để thánh hóa Giáo Hội (x. Ep 5,25-26). Người kết hiệp với Giáo Hội như thân thể Người và ban cho dư đầy ơn Thánh Thần để làm vinh danh Thiên Chúa. V́ thế, tất cả mọi người trong Giáo Hội - hoặc thuộc hàng giáo phẩm, hoặc được hàng giáo phẩm d́u dắt - đều được kêu gọi nên Thánh, như lời Thánh Tông Đồ dạy: "V́ Thiên Chúa muốn anh em được thánh hóa" (1 Tx 4,3; x. Ep 1,4); sự thánh thiện này của Giáo Hội luôn được biểu lộ và phải được biểu lộ qua những hoa trái ân sủng mà Thánh Thần đă kết sinh nơi các tín hữu; sự thánh thiện ấy được diễn tả dưới nhiều h́nh thức nơi tất cả những ai đang cố đạt tới Đức Ái trọn hảo trong bậc sống của ḿnh trong khi xây dựng kẻ khác. Đặc biệt hơn, sự thánh thiện đó tỏ lộ trong việc thực hành các lời khuyên, quen gọi là lời khuyên của Phúc Âm. Nhờ Chúa Thánh Thần thúc đẩy, nhiều Ki-tô hữu thực hành các lời khuyên ấy với tư cách cá nhân hoặc trong những lối sống hay bậc sống đă được Giáo Hội công nhận; việc thực hành đó mang lại và phải mang lại cho thế giới một bằng chứng và một mẫu gương rạng ngời về sự thánh thiện của Giáo Hội” (Hiến chế tín lư về Giáo Hội «Ánh sáng muôn dân», số 39).

- “Chúa Giê-su, thầy dạy và mẫu mực thần linh của mọi sự trọn lành, đă giảng dạy cho tất cả và cho mỗi một môn đệ, bất luận thuộc cảnh vực nào, một đời sống thánh thiện mà chính Người vừa là Đấng ban phát vừa là Đấng hoàn tất: "Vậy các con hăy trở nên trọn lành như Cha các con ở trên trời" (Mt 5,48). Bởi vậy, Người đă sai Thánh Thần đến với mọi người, để từ bên trong Ngài thôi thúc họ yêu mến Thiên Chúa hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn cùng hết sức họ (x. Mc 12,30), và yêu thương nhau như Chúa Ki-tô yêu thương họ (x. Ga 13,34; 15,12). Được Thiên Chúa kêu gọi và được công chính hóa trong Chúa Giê-su, không phải v́ công lao riêng, nhưng v́ ư định và ân phúc của Ngài, các môn đệ Chúa Ki-tô, nhờ lănh nhận phép Thánh Tẩy, bí tích đức tin, đă thực sự trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính Ngài, và do đó, thực sự đă trở nên thánh. Cho nên với ơn Chúa họ phải luôn ǵn giữ và hoàn thành trong đời sống sự thánh thiện mà họ đă lănh nhận. Họ được Thánh Tông Đồ khuyên sống "xứng đáng như những vị thánh" (Ep 5,3) và mặc lấy "ḷng thương xót, nhân hậu, khiêm nhường, tiết độ và nhẫn nại như những người đă được Thiên Chúa chọn lựa, thánh hóa và yêu thương" (Cl 3,12), và dùng hoa trái của Thánh Thần để thánh hóa ḿnh (x. Gl 5,22; Rm 6,22). Nhưng v́ chúng ta ai cũng có nhiều lầm lỗi (x. Gc 3,2), nên chúng ta luôn cần đến ḷng nhân từ của Thiên Chúa và hằng ngày phải cầu nguyện "xin Chúa tha nợ chúng tôi" (Mt 6,12).

V́ thế, mọi người đều thấy rơ ràng tất cả các Ki-tô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên măn của đời sống Ki-tô giáo và đến sự trọn lành của Đức Ái. Ngay trong xă hội trần thế sự thánh thiện này cũng giúp người ta sống nhân đạo hơn. Để đạt được sự trọn lành đó, tín hữu phải xử dụng những sức lực mà Chúa Ki-tô đă ban nhiều ít tùy ư Người để trở nên giống Người khi theo vết chân Người, và khi thực hành thánh ư Chúa Cha trong tất cả mọi sự, họ sẽ hết ḷng t́m vinh danh Chúa và phục vụ tha nhân. Như thế, sự thánh thiện của Dân Thiên Chúa sẽ sinh hoa trái dồi dào, như lịch sử Giáo Hội đă từng minh chứng rơ ràng qua đời sống của bao vị thánh.” (Hiến chế tín lư về Giáo Hội «Ánh sáng muôn dân», số 40).

2.1.3 Con đường hay phương cách nên thánh của Giáo Dân: Nếu các linh mục, tu sĩ có con đường hay phương cách nên thánh của họ, thì giáo dân cũng có con đường hay phương cách nên thánh riêng của mình, xuyên qua các thực tại mà họ sống. Sau đây là năm nét căn bản của con đường hay phương cách nên thánh của giáo dân:

2.1.3.1 Một là sống kết hợp với Đức Ki-tô:

Đời sống của bất kỳ Ki-tô hữu nào cũng phải bắt nguồn từ chính Chúa Giê-su Ki-tô, gắn bó chặt chẽ với Người. Nhưng sự kết hiệp của người giáo dân với Đức Ki-tô có nét riêng là bắt nguồn từ các buổi cử hành phụng vụ và kéo dài qua cuộc sống, xuyên qua những giờ phút suy niệm và cầu nguyện và nhất là phải trải rộng trong thế giới, trong môi trường nghề nghiệp, trong gia đình. “Phàm điều gì anh em làm, ngôn hành bất luận, mọi sự hết thảy hãy làm vì Danh Chúa Giê-su, và nhờ Ngài, hãy cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cr 3,17).

2.1.3.2 Hai là sống Tin Cậy Mến (Nhân đức đối thần):

(1o) Chỉ trong ánh sáng đức tin và suy niệm Lời Chúa mới có thể giúp chúng ta:

* nhận ra Thiên Chúa mà “trong Ngài ta sống, ta cử động, ta hiện hữu” (Cv 17,28),
* tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa trong mọi sự,
* thấy Chúa Ki-tô trong mọi người, cả kẻ quen và người lạ,
* phê phán đúng đắn về ý nghĩa đích thực và giá trị của các thực tại trần thế, xét nơi bản thân chúng cũng như trong tương quan của chúng với cứu cánh của con người.

(2o) “Trong khi tưởng niệm Thánh Giá và sự Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô, những người có đức tin ấy, sống trong niềm Hy Vọng một ngày kia sẽ được tỏ ra là con cái của Thiên Chúa”

“Trong cuộc sống lữ hành này, họ được giấu ẩn trong Thiên Chúa cùng với Đức Kitô và được giải thoát khỏi nô lệ của cải vật chất để tìm kiếm những của cải sẽ còn mãi đến sự sống đời đời, họ quảng đại đem hết sức lực mở rộng Nước Thiên Chúa và đem tinh thần Tin Mừng thấm nhuần và hoàn thiện các thực tại trần thế.”

(3o) “Lòng yêu thương phát xuất từ Thiên Chúa thúc đẩy họ làm việc thiện cho hết mọi người, nhất là những anh em cùng một đức tin, cởi bỏ mọi sự xấu xa, mọi thứ gian giảo và giả hình, ghen tương, và những lời gièm pha, và như vậy họ lôi kéo mọi người đến với Đức Kitô.”

2.1.3.3 Ba là sống tinh thần Bát Phúc:

“…..Lòng mến của Thiên Chúa đã được đổ xuống lòng ta nhờ bởi Thánh Thần Ngài đã ban cho ta (Rm 5,5) làm cho giáo dân có sức biểu lộ tinh thần các Mối Phúc Thật cách cụ thể trong đời sống của họ:
- theo chân Đức Giê-su nghèo khó, họ không nản lòng khi thiếu thốn, cũng không kiêu căng khi dư dật;
- bắt chước Đức Ki-tô khiêm hạ, họ không háo danh (Gl 5,26), họ chuyên lo làm đẹp lòng Thiên Chúa hơn là làm đẹp lòng người ta;
- và chịu bách hại vì công chính; vì nhớ Lời Chúa: “Nếu ai muốn đi sau Ta, thì hãy chối bỏ chính mình, vác lấy khổ giá của mình và hãy theo Ta” (Mt 16, 24);
- “ Sống với nhau trong tình thân hữu Ki-tô giáo, họ sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết”

2.1.3.4 Bốn là nên thánh giữa đời:

“Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân. Thực vậy các phần tử trong hàng giáo sĩ dù đôi khi có thể lo những việc trần thế, hoặc hơn nữa, hành nghề giữa đời, nhưng v́ ơn kêu gọi đặc biệt, sứ mệnh chính yếu và rơ rệt của họ vẫn là sứ vụ thánh. Phần các tu sĩ, do bậc sống của họ, làm chứng cách hùng hồn và cao quí rằng người ta không thể cải tạo thế giới và cung hiến nó cho Thiên Chúa được, nếu không có tinh thần các mối phúc thật. V́ ơn gọi riêng, giáo dân có bổn phận t́m kiếm nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ư Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đ́nh và ngoài xă hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của ḿnh; và như thế, với ḷng tin cậy mến sáng ngời, và nhất là với bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa Ki-tô cho kẻ khác, v́ thế, họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo Thánh Ư Chúa Ki-tô, hầu ca tụng Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Độ” (Hiến chế tín lư về Giáo Hội «Ánh sáng muôn dân», số 31).

2.1.3.5 Năm là mỗi người trong điều kiện sống của mình:

Công đồng nhấn mạnh: “Con đường nên thánh của giáo dân phải mang sắc thái đặc biệt tùy theo cảnh sống: hôn nhân và gia đình, độc thân, góa bụa, đau yếu, sinh hoạt nghề nghiệp và xã hội”

Trong Giáo Hội có nhiều con đường tu đức do các vị thánh khởi xướng. Người giáo dân có thể học ở các “linh đạo” ấy những gì thích hợp với mình. Nhưng điều quan trọng nhất là “họ cần hết sức coi trọng khả năng chuyên môn, ý thức gia đình và ý thức công dân cũng như những đức tính liên quan tới đời sống xã hội (sự lương thiện, tinh thần công bình, lòng thành thực, nhân hậu, quả cảm). Không có những đức tính ấy, không thể có đời sống Ki-tô hữu đích thực được” (2).

2.2 ƠN GỌI HAY SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO.

2.2.1 Thế nào là Truyền giáo:

2.2.1.1 Truyền giáo là thi hành lệnh truyền của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh:

Lệnh truyền đó là: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 18-20).

Và: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1, 6-8).

2.2.1.2 Truyền giáo là thực thi giáo huấn của Giáo hội:

* “Tự bản chất, Giáo hội lữ hành phải truyền giáo, vì chính Giáo hội bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần theo Ý định của Thiên Chúa Cha” (Sắc lệnh Truyền Giáo, số 2).

* “Vì toàn thể Giáo hội là truyền giáo và vì công việc rao giảng Phúc âm là nhiệm vụ căn bản của Dân Chúa, nên thánh Công đồng mời gọi mọi người canh tân tự thâm tâm mình, để khi đã tích cực ý thức trách nhiệm riêng trong việc truyền bá Phúc âm, mọi người góp phần vào công việc truyền giáo nơi muôn dân” (Sắc lệnh Truyền Giáo, số 35).

* “Tất cả các Ki-tô hữu vì là chi thể của Chúa Ki-tô hằng sống, được sáp nhập và nên giống Người nhờ Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh thể, nên họ có bổn phận phải cộng tác vào việc phát triển và bành trướng Thân thể Người, để Thân thể này được sung mãn càng sớm càng hay” (Sắc lệnh Truyền Giáo, số 36).

2.2.1.2 Truyền giáo là thực thi giáo huấn của Giáo hội trong bối cảnh Á Châu:

* “Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã dạy rõ ràng rằng toàn thể Giáo hội đều phải truyền giáo, công việc phúc âm hóa là nhiệm vụ của toàn thể Dân Chúa. Vì toàn thể Dân Chúa đều được sai đi rao giảng Tin Mừng, nên phúc âm hóa không bao giờ là một công việc riêng lẻ của cá nhân, nhưng luôn luôn là một công việc chung của cả Giáo Hội, phải được thi hành trong sự hiệp thông với toàn thể cộng đoàn đức tin. Sứ mạng chỉ có một và không thể chia năm sẻ bảy, vì chỉ có một gốc và chỉ một mục tiêu. Nhưng trong sứ mạng ấy có những trách nhiệm khác nhau và những hình thức hoạt động khác nhau. Dù sao chăng nữa, rõ ràng là không thể nào có sự công bố Tin Mừng thực sự, nếu các Ki-tô hữu không lấy đời sống mình làm chứng tá, đi đôi với sứ điệp mà mình rao giảng: «Hình thức làm chứng đầu tiên là chính cuộc sống của người truyền giáo, của gia đình Ki-tô hữu và của cộng đoàn Giáo hội, cuộc sống này giới thiệu một cung cách sống mới. . . Mọi người trong Giáo hội, cố gắng bắt chước Tôn Sư của mình thì đều có thể và đều có bổn phận phải làm chứng theo hình thức này, nhiều khi, đó lại là cách duy nhất để truyền giáo». Nhất là ngày nay người ta đang cần đến hình thức chứng tá đích thực của Ki-tô giáo, vì «con người hôm nay tin tưởng các chứng nhân hơn là thầy dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là bài vở, tin vào cuộc sống và hành động hơn là lý thuyết». Điều này thật đúng trong bối cảnh Á châu hiện nay, nơi người ta dễ bị thuyết phục bởi một đời sống thánh thiện hơn là bởi các lý luận của trí tuệ. Vì thế, kinh nghiệm đức tin và kinh nghiệm về các ơn của Chúa Thánh Thần phải là nền tảng cho toàn bộ công cuộc truyền giáo, bất luận ở thành thị hay thôn quê, ở trường học hay bệnh viện, ở giữa những người tàn tật, di cư hay các bộ tộc, hoặc theo đuổi thực hiện công bằng và các quyền con người. Hoàn cảnh nào cũng là cơ hội thuận tiện cho các Ki-tô hữu bày tỏ sức mạnh mà sự thật của Đức Ki-tô đã mang lại cho đời sống của họ. Cảm kích trước nhiều nhà truyền giáo trong quá khứ đã từng làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa một cách anh hùng ở giữa các dân tộc trên lục địa này, ngày nay Giáo hội tại Châu Á cũng không kém phần hăng hái khi cố gắng làm chứng về Đức Giê-su Ki-tô và Tin Mừng của Ngài. Sứ mạng của người Ki-tô hữu không cho phép kém nhiệt tâm.

“Ý thức về bản chất truyền giáo của Giáo hội trong khi chờ đợi ngày Chúa Thánh Thần tuôn đổ sức mạnh của Người xuống một lần nữa, đang khi Giáo hội đi vào ngàn năm mới, các Nghị phụ Thượng Hội đồng thỉnh cầu Tông huấn hậu Thượng Hội đồng sẽ đưa ra một vài chỉ thị và đường hướng cho những ai đang làm việc trong cánh đồng truyền giáo bao la của châu Á này.

“Chính Chúa Thánh Thần đã giúp Giáo hội có khả năng hoàn thành sứ mạng do Đức Kitô trao cho. Trước khi sai các môn đệ ra đi làm chứng nhân, Đức Giê-su đã ban cho họ Chúa Thánh Thần (x. Ga 20,22); Thánh Thần làm việc thông qua họ và đánh động con tim của những người lắng nghe họ (x. Cv 2,37). Điều này cũng đúng đối với những người được Ngài sai đi hôm nay. Ở một mặt nào đó, tất cả những người đã chịu phép Rửa, thì chính ơn bí tích này, họ đều được trạch cử tham gia vào việc tiếp nối sứ mạng cứu độ của Đức Ki-tô, và họ có khả năng làm việc này chính nhờ Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Ngài vào lòng họ nhờ Chúa Thánh Thần mà Ngài ban cho họ (x. Rm 5,5).” (Tông huấn Giáo hội tại châu Á, chương VII, số 42) (3).

2.2.2 Truyền giáo bằng cách nào?

Theo sự hướng dẫn của các tài liệu của Hội Thánh th́ có rất nhiều phương cách truyền giáo. Ví dụ như:

2.2.2.1 Truyền giáo bằng chứng tá đời sống,
2.2.2.2 Truyền giáo bằng loan báo Tin Mừng,
2.2.2.3 Truyền giáo bằng sống hiệp thông,
2.2.2.4 Truyền giáo bằng xây dựng các cộng đoàn cơ bản,
2.2.2.5 Truyền giáo bằng tham gia các phong trào và hiệp hội canh tân,
2.2.2.6 Truyền giáo bằng thành lập các cộng đoàn Ki-tô giáo,
2.2.2.7 Truyền giáo bằng các phương tiện truyền thông xă hội,
2.2.2.8 Truyền giáo bằng đối thoại với mọi người, mọi sắc dân,
2.2.2.9 Truyền giáo bằng đối thoại liên tôn (đối thoại với các tôn giáo khác),
2.2.2.10 Truyền giáo bằng đối thoại đại kết (đối thoại với các Giáo hội Ki-tô khác),
2.2.2.11 Truyền giáo bằng tiếp xúc cá nhân,
2.2.2.12 Truyền giáo bằng hoạt động cho sự thăng tiến con người,
2.2.2.13 Truyền giáo bằng phụng vụ Lời Chúa và bài giảng Chúa nhật,
2.2.2.14 Truyền giáo bằng việc giảng dậy và học hỏi giáo lư,
2.2.2.15 Truyền giáo bằng việc cử hành và đón nhận các bí tích, á bí tích,
2.2.2.16 Truyền giáo bằng việc thực hành ḷng đạo đức b́nh dân (4).

2.3 GƯƠNG NÊN THÁNH VÀ TRUYỀN GIÁO CỦA THÁNH PHAO-LÔ

2.3.1 Gương nên thánh của Thánh Phao-lô.

Thánh Phao-lô được Hội Thánh tôn vinh là Thánh Tông Đồ Dân Ngoại, bên cạnh Thánh Phê-rô Tông đồ Trưởng. Hai Vị Thánh Phê-rô và Phao-lô luôn được xem là cột trụ của Hội Thánh.

Đọc các thư của Thánh Phao-lô, chúng ta khám ra thấy đời sống thánh thiện của Ngài được bộc lộ qua những sự kiện sau đây:

- Thứ nhất Thánh Phao-lô khao khát nên giống Chúa Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh thập giá.

* «Tôi đă không muốn biết đến chuyện ǵ khác ngoài Đức Giê-su Ki-tô, mà là Giê-su Ki-tô chịu đóng đinh » (1 Cr 2,2).
* «Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Ki-tô vào thập giá.” (Gl 2,19).

- Thứ hai Thánh Phao-lô để cho Chúa Giê-su hoàn toàn làm chủ cuộc sống (tư tưởng, tâm t́nh và hành động) của Ngài:

* “Tôi sống nhưng không c̣n là tôi sống, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).
* “Tôi tạ ơn Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, Đấng đă ban sức mạnh cho tôi, v́ Người đă tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đă được Người thương xót, v́ tôi đă hành động một cách vô ư thức, trong lúc chưa có ḷng tin. Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, đă ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người. Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đức Ki-tô Giê-su đă đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. Sở dĩ tôi được thương xót, là v́ Đức Giê-su Ki-tô muốn tỏ bày tất cả ḷng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời. Kính dâng Vua muôn thuở là Thiên Chúa bất diệt, vô h́nh và duy nhất, kính dâng Người danh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời. A-men” (1 Tm 1,12-17).

- Thứ ba Thánh Phao-lô được Thiên Chúa mạc khải và ban thị kiến về mầu nhiệm: * “Phải tự hào ư? Nào có ích ǵ! Dù thế, tôi cũng xin nói về những thị kiến và mặc khải Chúa đă ban cho tôi. Tôi biết có một người môn đệ Đức Ki-tô, trước đây mười bốn năm đă được nhắc lên tới tầng trời thứ ba -có ở trong thân xác hay không, tôi không biết, có ở ngoài thân xác hay không, tôi cũng không biết, chỉ có Thiên Chúa biết. Tôi biết rằng người ấy đă được nhắc lên tận thiên đàng -trong thân xác hay ngoài thân xác, tôi không biết, chỉ có Thiên Chúa biết-, và người ấy đă được nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại. Về một người như thế, tôi sẽ tự hào; c̣n về bản thân tôi, tôi chỉ tự hào về những yếu đuối của tôi. Quả vậy, nếu muốn tự hào, th́ tôi cũng không phải là người điên, v́ tôi nói sự thật. Nhưng tôi không làm thế, kẻo người ta đánh giá tôi quá cao, so với điều họ thấy nơi tôi hoặc nghe tôi nói.” (2 Cr 12,2-6).

2.3.2 Gương truyền giáo của Thánh Phao-lô.

Chỉ cần chúng ta nhắc lại ba cuộc hành tŕnh truyền giáo của Thánh Phao-lô (3) và nêu ra đây một vài ḍng tâm sự (vừa là tâm t́nh vừa là tổng kết hoạt động truyền giáo) của Thánh Phao-lô cũng đủ cho chúng ta thấy Thánh Phao-lô tha thiết và tận tụy với công cuộc truyền giáo như thế nào?
- “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).
- “Hăy rao giảng Lời Chúa hăy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2 Tm 4,2).
- “Phần chúng tôi, chúng tôi chẳng làm ǵ gây cớ cho ai vấp phạm, để không người nào có thể đàm tiếu về công việc phục vụ của chúng tôi. Trái lại, trong mọi sự, chúng tôi luôn chứng tỏ ḿnh là những thừa tác viên của Thiên Chúa: gian nan, khốn quẫn, lo âu, đ̣n vọt, tù tội, loạn ly, nhọc nhằn, vất vả, mất ăn mất ngủ, chúng tôi đều rất mực kiên tŕ chịu đựng. Chúng tôi c̣n chứng tỏ điều đó bằng cách ăn ở trong sạch, khôn khéo, nhẫn nhục, nhân hậu, bằng một tinh thần thánh thiện, một t́nh thương không giả dối, bằng lời chân lư, bằng sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng tôi lấy sự công chính làm vũ khí tấn công và tự vệ, khi vinh cũng như khi nhục, lúc được tiếng tốt cũng như khi mang tiếng xấu. Bị coi là bịp bợm, nhưng kỳ thực chúng tôi chân thành; bị coi là vô danh tiểu tốt, nhưng kỳ thực chúng tôi được mọi người biết đến; bị coi là sắp chết, nhưng kỳ thực chúng tôi vẫn sống; coi như bị trừng phạt, nhưng kỳ thực không bị giết chết; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực chúng tôi luôn vui vẻ; coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có; coi như không có ǵ, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả.” (2 Cr 6,3-10).
- “Họ là người Híp-ri ư? Tôi cũng vậy! Họ là người Ít-ra-en ư? Tôi cũng vậy! Họ là ḍng giống Áp-ra-ham ư? Tôi cũng vậy! Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư? Tôi nói như người điên: tôi c̣n hơn họ nữa! Hơn nhiều v́ công khó, hơn nhiều v́ ở tù, hơn gấp bội v́ chịu đ̣n, bao lần suưt chết. Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đ̣n; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi c̣n hơn họ, v́ phải thực hiện nhiều cuộc hành tŕnh, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm v́ dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi c̣n phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, c̣n có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy ḿnh yếu đuối? Có ai vấp ngă mà tôi lại không cảm thấy ḷng sôi lên? » (2 Cr 11,22-29).

 

III. KẾT LUẬN

Trong Năm Thánh Phao-lô này phải nói là “HỌC VÀ SỐNG TINH THẦN THÁNH PHAO-LÔ” quả là một việc hấp dẫn và vĩ đại, nhưng cũng là một việc hết sức khó khăn và gian khổ.

Qua các bài giảng của các linh mục xứ, qua các tài liệu, bài báo mà anh chị em có điều kiện đọc, nhất là qua hai đợt sinh hoạt của toàn thể giáo dân ṇng cốt ngày 24.11.2008 và ngày 23.03.2009 này, hy vọng rằng các anh chị em đă học được khá nhiều và cũng đă sống được một phần nào tinh thần của Thánh Phao-lô.

Chúng ta hăy cảm tạ Ơn Chúa và cảm ơn các đấng bề trên đă quan tâm giúp đỡ chúng ta.

Phần tôi, tôi chân thành cầu chúc quư anh chị tiếp tục “học và sống tinh thần Thánh Phao-lô” không chỉ đến hết ngày 29.06.2009 sắp tới là ngày kết thúc Năm Thánh Phao-lô, mà cho đến ngày các anh chị em gặp được Vị Tông đồ Dân Ngoại trong Nước Trời. Amen!

 


 

Ghi chú:

(1) Bài này khá dài nên có thể cắt thành 2 bài riêng biệt: một bài là “LỜI MỜI GỌI PHỔ QUÁT VỀ NÊN THÁNH TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ” và một bài khác là “LỜI MỜI GỌI PHỔ QUÁT VỀ TRUYỀN GIÁO TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ”

(2) Xin đọc thêm « Được kêu gọi để nên thánh » trong Tông Huấn Ki-tô hữu giáo dân của Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, số 16-17.

(3) Xin mời đọc cuốn SƯU TẬP NHỮNG GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI VỀ TRUYỀN GIÁO do linh mục Mi-ca-e Trần Đ́nh Nha và ông Giê-rô-ni-mô Nguyễn Văn Nội thực hiện.

(4) Xin mời đọc cuốn TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM của tác giả Giê-rô-ni-mô Nguyễn Văn Nội, trong đó tŕnh bày khá đầy đủ về các phương cách truyền giáo.

(5) Ba hành tŕnh truyền giáo: vào các năm 45-49 (hành tŕnh thứ nhất), 49-52 (hành tŕnh thứ hai) và 53-58 (hành tŕnh thứ ba).

 


 

 

PHẦN THỨ HAI
LỜI MỜI GỌI PHỔ QUÁT VỀ NÊN THÁNH VÀ TRUYỀN GIÁO
TRONG NĂM THÁNH PHAOLÔ

[CHIA SẺ]

CÂU HỎI I: LỜI MỜI GỌI PHỔ QUÁT VỀ NÊN THÁNH.

1.1 Các anh chị hiểu thế nào là nên thánh?
1.2 Mỗi ngày các anh chị làm ǵ để nên thánh?
1.3 Anh chị gặp những khó khăn trở ngại (khách quan/chủ quan) nào trong việc nên thánh?
1.4 Anh chị khắc phục những khó khăn trở ngại ấy như thế nào? bằng những phương thế nào?

CÂU HỎI II: LỜI MỜI GỌI PHỔ QUÁT VỀ TRUYỀN GIÁO.

2.1 Các anh chị hiểu thế nào là truyền giáo?
2.2 Mỗi ngày các anh chị làm ǵ để truyền giáo?
2.3 Anh chị gặp những khó khăn trở ngại (khách quan/chủ quan) nào trong lănh vực truyền giáo?
2.4 Anh chị khắc phục những khó khăn trở ngại ấy như thế nào? bằng những phương thế nào?

Ghi chú:

1. Nếu số người tham dự quá đông hoặc không có đủ pḥng ốc hoặc thời gian th́ có thể chia sẻ tại chỗ từng 4-5 người thành một nhóm.

2. Ngoài việc chia sẻ trong nhóm nhỏ, ban tổ chức cũng yêu cầu mỗi tham dự viên ghi lại phần trả lời các câu hỏi trên giấy và nộp lại cho ban tổ chức sau ngày sinh hoạt. Nếu nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các câu trả lời này, Ṭa Giám Mục sẽ có một tài liệu rất quư giá, về đời sống đạo của giáo dân.

 


 

PHẦN THỨ BA

 


BÀI ĐỌC THÊM (1)


LỜI MỜI GỌI PHỔ QUÁT VỀ NÊN THÁNH VÀ TRUYỀN GIÁO
TRONG NĂM THÁNH PHAOLÔ

[GỢI Ư CỦA ĐỨC CHA MICHAEL SALTARELLI,
GIÁM MỤC WILMINGTON]

Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).

Đức Hồng y Oscar Andres Rodriguez Maradiaga, SDB, Tổng Giám mục Tegu-cigalpa ở Hunduras, viết cho tôi một thiệp Giáng Sinh mà trên đó có đề những ḍng chữ này: “Que el ano de San Pablo, evangelizador infatigable sea la occasion para renovar nuestro Corazon misionero. 'Ay de mi si no evangelizo' (1 Cr 9,16)" (“Chớ ǵ Năm Thánh Phaolô, nhà truyền giáo không biết mệt, thành thời điểm để chúng ta canh tân tâm hồn truyền giáo của chúng ta. ‘Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng’ (1 Cr 9,16)”.

Tôi chắc chắn rằng một trong những mục đích của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khi công bố Năm Thánh Phaolô là để cho mỗi người Công giáo đưa gương lên soi vào đời sống ḿnh và tự hỏi: Tôi có quyết tâm và hăng say truyền bá Đức tin Công giáo như Thánh Phaolô không? Có phải việc truyền bá Đức tin bằng gương sáng và bằng việc đối thoại với bằng hữu của chúng ta là điều chúng ta quan tâm đến không? [24]

Điều ǵ chúng ta có thể làm cách đặc biệt để truyền đạt một ḷng yêu mến Chúa Giêsu và một sự hiểu biết về Đức tin của chúng ta trong trái tim và tâm trí của những người trẻ là tương lai của Giáo Hội chúng ta? Qua những ẩn dụ chứa đầy nghị lực và có tính cách thể thao của ngài, gương của Thánh Phaolô phải lôi cuốn giới trẻ cách đặc biệt, khuyến khích các em dùng nghị lực và ḷng hăng say vào việc truyền bá Tin Mừng của Đức Kitô.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng Đức tin Công giáo của chúng ta chỉ có thể lớn lên khi chúng ta ư thức và tận tâm chia sẻ đức tin này với tha nhân. Đức Kitô sẽ nh́n đến mỗi người chúng ta với đôi mắt từ bi của Người khi phán xét riêng và hỏi rằng chúng ta đă cố gắng làm những ǵ trong cuộc đời ḿnh để mời gọi người khác đến hiệp thông với Đức Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người. Chúng ta có ngạc nhiên chút nào không khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bắt đầu Thông điệp của ngài về hoạt động truyền giáo - Redemptoris Mis-io - năm 1990, bằng một lời nhắc đến Thánh Phaolô không? Ngài viết:

“Sứ vụ này của Đức Kitô, Đấng Cứu Thế, được trao phó cho Giáo Hội vẫn c̣n lâu lắm mới được hoàn thành. Khi mà thiên niên kỷ thứ hai sau khi Đức Kitô đến sắp hết, một cái nh́n tổng quát về nhân loại cho thấy rằng sứ vụ này mới chỉ bắt đầu và chúng ta phải quyết tâm hết ḷng phục vụ nó. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng thúc đẩy chúng ta rao truyền công tŕnh vĩ đại của Thiên Chúa: ‘V́ nếu tôi rao giảng Tin Mừng, th́ không có lư do ǵ để tôi tự hào, mà đó là một nhiệm vụ tôi phải làm. Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!’ (1 Cr 9,16). Nhân danh toàn thể Giáo Hội, tôi cảm thấy có một nhiệm vụ khẩn thiết để nhắc lại lời kêu gào này của Thánh Phaolô”.

Chớ ǵ mỗi người chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 này cảm thấy có cùng một nhiệm vụ nhắc lại lời kêu gào của Thánh Phaolô. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă chỉ cho chúng ta rằng tinh thần siêu nhiên và truyền giáo phải song hành với nhau và lời mời gọi nên thánh phổ quát được liên kết chặt chẽ với lời mời gọi truyền giáo phổ quát [25].

Đức Thánh Cha Phaolô VI tóm tắt tâm hồn của Thánh Phaolô trong một đoạn của Tông huấn Evangelii Nuntiandi: “Mẫu gương truyền giáo là Tông Đồ Phaolô đă viết những lời này trong thư gửi tín hữu Thessalônica, và cũng là chương tŕnh cho tất cả chúng ta: ‘Chúng tôi đă yêu mến anh em tha thiết, đến nỗi sẵn sàng chia sẻ với anh em, không những chỉ Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả chính ḿnh chúng tôi, v́ anh em đă trở nên rất thân yêu đối với chúng tôi’ (1 Tx 2,8). T́nh yêu này là ǵ? T́nh yêu ấy phải hơn t́nh yêu của một vị thầy; đó là t́nh yêu của một người cha; và cũng là t́nh yêu của một người mẹ. Đó chính là t́nh yêu mà Chúa mong mỏi nơi mỗi người rao giảng Tin Mừng, nơi mỗi người xây dựng Giáo Hội. Một dấu hiệu của t́nh yêu là quan tâm ban phát chân lư và đưa người ta đến hợp nhất. Một dấu hiệu khác của t́nh yêu là một ḷng tận tuỵ rao giảng Đức Chúa Giêsu Kitô, mà không hạn chế hay quay đầu trở lại” [26].

C̣n gương sáng nào hơn gương của Đức cha Fulton J. Sheen, một Thánh Phaolô của nước Mỹ chúng ta, mà cuộc điều tra phong thánh đang được tiến hành. Sống trong buổi b́nh minh của thời đại truyền h́nh, ngài nhận ra được tiềm năng của những phương tiện kỹ thuật tân tiến để truyền bá Tin Mừng. Hăy tưởng tượng xem Thánh Phaolô sẽ dùng vệ tinh truyền thông, Internet và YouTube như thế nào. Ở khuôn viên của Trường Truyền giáo Rôma, một chủng viện đào luyện các linh mục cho Thế giới Thứ ba, có một trung tâm tĩnh tâm mà ở pḥng chính có một tượng bán thân của Đức cha Fulton Sheen được đặt ở giữa pḥng. Tôi không thể nghĩ ra một h́nh ảnh nào diễn tả ngọn lửa truyền giáo của Thánh Phaolô hơn là (vị Giám mục) người Mỹ Cao quư trong thế kỷ 20 này, một ngọn lửa được lan tràn đến tận cùng trái đất ảnh hưởng đến việc đào luyện không biết bao nhiêu linh mục và tu sĩ ở Phi Châu, Á Châu và Ấn Độ.

Nguyện xin lửa mà Chúa Thánh Thần đă đổ xuống ḷng Thánh Phaolô, làm cho ḷng của ngài trở thành ngọn lửa soi sáng thế gian, đốt cháy ḷng chúng ta để chúng ta trở thành những nhà truyền giáo sống động và hữu hiệu trong Năm Thánh Phaolô và suốt đời chúng ta.

 


Chú thích:

[24] x. Thư Mục vụ “Làm sao để giơ tay ra cho những người Công giáo không c̣n giữ đạo ở nước Hoa Kỳ ngày nay” của Đức Giám Mục Michael Saltarelli, ngày 13-1-2000, được đăng trên The Dialog và trên website của GP Wilmington www. cdow.org. Thư Mục vụ này cũng được đăng trên toàn quốc trong Origins dưới nhan đề Làm sao để giơ tay ra cho những người Công giáo không c̣n giữ đạo ở nước Hoa Kỳ ngày nay, ngày 27-1-2000 (Tập 29, số 32), 514-518.

[25] x. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris Missio, năm 1990, số 90.

[26] Đức Thánh Cha Phaolô VI, Tông huấn Evangelii Nuntiandi, năm 1975, số 79.

[27] x. Báo cáo của Cindy Wooden trong Catholic News Service, ngày 19-12-2007.

[28] x. Thư Mục vụ Chiêm ngắm Dung mạo Đức Kitô trong Phim (Contemplating the Face of Christ in Film) của Đức Giám Mục Saltarelli, ngày 1-4-2004, đăng trong The Dialog và trong website của Giáo Phận Wilmington www.cdow.org. Thư Mục vụ này cũng được đăng trên toàn quốc trong Origins dưới cùng một nhan đề, ngày 15-4-2004 (Tập 33, số 44), 764-767.

[29] Henri Daniel-Rops The Church and Martyrs of Apostles (Volume 1) (New York: Image Books, 1962), 72.

(Đức Giám mục Michael Saltarelli, Thư Mục Vụ «Học và sống tinh thần Thánh Phaolô»)

 

 


 

 

BÀI ĐỌC THÊM (2)


TIỂU SỬ THÁNH PHAOLÔ
[BÀI GIÁO LƯ MỚI II CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
VỀ THÁNH PHAOLÔ [11.10.2008 09:35]

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lư mới thứ hai của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi Triều Kiến Chung ngày 27-8-2008 tại Sảnh Đường Phaolô VI. Hôm nay Đức Thánh Cha tiếp tục chu kỳ Giáo Lư dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.

* * *

Anh chị em thân mến,

Trong bài Giáo Lư sau cùng trước những ngày lễ nghỉ - cách đây hai tháng – cha đă bắt đầu một loạt bài mới về những đề tài và cơ hội của năm Thánh Phaolô, bằng cách xem xét cái thế giới mà Thánh Phaolô đă sống. [1] Hôm nay cha muốn trở lại và tiếp tục suy niệm về vị Tông Đồ Dân Ngoại, bằng cách đưa ra một tiểu sử ngắn về ngài.

Bởi v́ chúng ta sẽ dành thứ tư tuần tới cho một biến cố phi thường đă xảy ra trên đường đi Đamascô, là biến cố Thánh Phaolô trở lại, một khúc quanh căn bản trong cuộc đời của ngài, là kết quả của cuộc gặp gỡ Đức Kitô, hôm nay chúng ta nh́n cách vắn tắt vào toàn thể cuộc đời của ngài.

Chúng ta có tiểu sử về những thời điểm đặc biệt của cuộc đời Thánh Phaolô ở thư gửi Philêmôn, trong đó ngài tuyên bố rằng ḿnh đă “già” (Plm 9: “presbytes), và sách Tông Đồ Công Vụ diễn tả ngài c̣n “trẻ” khi người ta ném đá Thánh Têphanô, (7,58: “neanias”). Hai cách nói trên có thể chỉ nói cách chung, nhưng theo cách tính ngày xưa th́ một người khoảng 30 tuổi được coi là “trẻ”, và khi người ấy khoảng 60 tuổi th́ được coi là “già”.

Theo kỳ hạn tuyệt đối th́ ngày sinh của Thánh Phaolô tùy thuộc nhiều vào thời gian mà ngài viết thư cho Philêmôn. Theo truyền thống th́ thư ấy được viết vào thời kỳ ngài bị giam tại Rôma, khoảng giữa thập niên 60. Vậy Thánh Phaolô có thể được sinh ra vào năm 8; như thế lúc đó ngài khoảng trên dưới 60 tuổi, trong khi ném đá Thánh Têphanô th́ ngài chừng 30 tuổi. Điều này chắc là đúng theo lịch sử. Thực ra, việc cử hành Năm Thánh Phaolô mà chúng ta mừng là dựa vào lịch sử này. Chọn năm 2008 v́ nghĩ rằng năm sinh của ngài khoảng trên dưới năm 8.

Trong trường hợp nào đi nữa, th́ ngài cũng sinh ra tại Tarsô trong vùng Cilicia (x. Cv 22,3). Thành phố này là thủ phủ của vùng, và trong năm 51 trước công nguyên có một thủ hiến không phải ai khác hơn ông Marcô Tulliô Cicêrô, mười năm sau, Tarsô là gặp gỡ giữa Marcô Antôniô và Clêopatra.

Là một người Do Thái lưu vong, ngài nói tiếng Hy Lạp mặc dù có tên gốc La Tinh, bắt nguồn từ trùng âm với tên Saulê/Saulô của tiếng Do Thái, và ngài là công dân Rôma (x. Cv 22,25-28). Như thế, Thánh Phaolô được coi là ở ranh giới của ba nền văn hóa khác nhau – Rôma, Hy Lạp và Do Thái – và có thể cũng v́ thế mà ngài thành công trong việc cởi mở cách phổ quát, và làm trung gian giữa các nền văn hóa, một sự phổ quát thật sự.

Ngài cũng học làm việc tay chân, có thể từ thân phụ ngài, gồm có việc của “thợ làm lều” (x. Cv 18:3: skenopios), có thể được hiểu là thợ đan lông dê thô hay sợi vải để làm vải lót hoặc làm mái lều (x. Cv 20,33-35). Khi chừng 12 hay 13 tuổi, là tuổi mà các trẻ trai Do Thái trở thành “bar mitzvah” (con của giới luật), Thánh Phaolô rời Tarsô đến Giêrusalem để được thụ giáo dưới chân Thầy Gamaliel Cả, là cháu của vị Thầy vĩ đại Hilllel, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhóm Biệt Phái và có được một ḷng hết sức nhiệt thành đối với Lề Luật Môsê (x. Gl 1:14; Pl 3:5-6; Cv 22,3; 23,6; 26,5).

Dựa trên sự chính thống sâu sắc mà ngài đă học được ở trường phái Hillel tại Giêrusalem, ngài thấy phong trào mới của Giêsu thành Nadareth là một nguy cơ, một mối đe dọa cho căn tính Do Thái, cho sự chính thống chân chính của cha ông. Điều này giải thích sự kiện ngài “khủng bố Hội Thánh của của Thiên Chúa” cách mănh liệt, như ngài đă thú nhận ba lần trong các Thư của ngài (1 Cr 15,9; Gl 1,13; Pl 3,6). Mặc dù khó mà tưởng tượng được việc khủng bố này gồm có những ǵ, nhưng dầu sao th́ cuộc khủng bố của ngài cũng đă có một thái độ không dung thứ.

Chính v́ thế mới có biến cố Đamascô mà chúng ta sẽ trở lại trong bài Giáo Lư sau. Chắc chắn rằng từ giây phút ấy, cuộc đời của ngài thay đổi và ngài đă trở nên một Tông Đồ rao giảng Tin Mừng không biết mệt. Thực ra, lịch sử biết đến Thánh Phaolô như một Kitô hữu, hơn nữa, như một Tông Đồ, nhiều hơn là một Biệt Phái. Hoạt động tông đồ của ngài được chia theo truyền thống dựa vào ba cuộc hành tŕnh truyền giáo của ngài, mà cuộc hành tŕnh thứ tư được thêm vào -- cuộc hành tŕnh đi Rôma như một tù nhân. Tất cả được Thánh Luca kể lại trong sách Tông Đồ Công Vụ. Tuy nhiên khi nói về ba cuộc hành tŕnh truyền giáo, chúng ta cần phân biệt cuộc hành tŕnh thứ nhất với hai cuộc hành tŕnh kia.

Thực ra, đối với cuộc hành tŕnh thứ nhất (x. Cv 13-14), Thánh Phaolô không có nhiệm vụ trực tiếp, v́ nhiệm vụ này được trao phó cho Thánh Cypriô Barnaba. Hai người cùng nhau khởi hành từ Antioch trên sông Ôrontê, được Hội Thánh ở đó sai đi (Cv 13,1-3), và sau đó, xuống tàu ra đi tại cảng Xêlêucia trên bờ biển Xyria, các ngài đi qua đảo Cyprô từ Xalami đến Paphô; từ đó các ngài đến bờ biển phiá nam của Anatôlia, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ, và đă ngừng lại ở các thành phố Attalia, Parga của Pamphilia, Antioch của Pisiđia, Iconium, Lystra và Derbê, và từ đó các ngài trở lại điểm khởi hành.

Như thế Hội Thánh của dân chúng, Hội Thánh của Dân Ngoại được khai sinh. Đồng thời, nhất là ở Giêrusalem, đă xảy ra một cuộc tranh luận sôi nổi về việc các Kitô hữu gốc Dân Ngoại phải tham gia vào đời sống và lề luật của Israel ở những điểm nào – tuân giữ tất cả những luật lệ là những điều làm cho dân Israel khác biệt với các dân khác trên thế giới -- để được thực sự tham gia vào những lời hứa của các ngôn sứ và tham gia hữu hiệu vào gia nghiệp của Israel.

Để giải quyết vấn đề căn bản này cho việc khai sinh Hội Thánh tương lai, Thánh Phaolô đă họp tại Giêrusalem với Công Đồng các Tông Đồ, như người ta gọi, để giải quyết vấn đề này là vấn đề mà việc khai sinh của Hội Thánh hoàn vũ lệ thuộc vào. Công Đồng đă quyết định là không bắt Dân Ngoại ṭng giáo phải tuân giữ luật Môsê (x. Cv 15,6-30); có nghĩa là họ không phải giữ những điều luật của người Do Thái . Chỉ có điều họ cần làm để thuộc về Đức Kitô là sống với Đức Kitô và theo những lời của Người. Như vậy, một khi thuộc về Đức Kitô họ cũng thuộc về Abraham, thuộc về Thiên Chúa và được tham dự vào tất cả các lời hứa.

Sau biến cố quyết định này, Thánh Phaolô rời Thánh Barnaba, chọn Thánh Sila, và bắt đầu cuộc hành tŕnh truyền giáo thứ hai của ngài (x. Cv 15,36-18,22). Sau khi đi qua Syria và Cilicia, ngài lại thấy thành Lystra, ở đó ngài đem theo Thánh Timôthê -- một khuôn mặt rất quan trọng của Hội Thánh sơ khai, con của một phụ nữ Do Thái và một người ngoại giáo – và ngài cho ông được cắt b́, ngài đi băng qua vùng trung bộ Anatolia và đến thành Troas ở bờ biển phía bắc của Biển Aegean. Ở đây đă xảy ra một biến cố quan trọng khác: trong một giấc mơ ngài thấy có một người Macêđônia ở phía bên kia biển, tức là Âu Châu, nói với ngài, “Xin hăy đến và giúp chúng tôi!”

Đó là Âu Châu tương lai đă xin giúp đỡ và ánh sáng Tin Mừng. Được thị kiến này thúc đẩy, ngài đă đi sang Âu Châu bằng cách đi tàu qua Macêđônia, và như thế ngài đă vào Âu Châu. Xuống tàu ở Neapolis, ngài đă đến Philippi, là nơi ngài đă thiết lập một cộng đồng Kitô hữu đáng phục. Rồi ngài đi Thessalônica, và sau cùng ngài đă rời đó, v́ những khó khăn do người Do Thái gây ra, đến Bêrôea, và rồi tiếp tục đi đến Athen.

Sau Athen, ngài đến Côrinthô, là nơi mà ngài ở lại một năm rưỡi. Và ở đây chúng ta có những biến cố theo thứ tự thời gian chắc chắn, chắc chắn nhất trong tất cả tiểu sử của ngài, bởi v́ trong lần cư trú tại Corinthô đầu tiên này, ngài phải ra trước thủ hiến của tỉnh Achaia, là thống đốc Galliônê, v́ bị buộc tội thờ phượng trái phép.

Về ông Galliônê th́ người ta đă t́m thấy một bia cổ ở Delphi trên đó khắc rằng ông là thống đốc của Côrinthô giữa năm 51 và 53. Như thế, ở đây chúng ta có một dữ kiện hoàn toàn chắc chắn. Việc Thánh Phaolô cư ngụ tại Côrinthô đă xảy ra vào những năm đó. Vậy chúng ta có thể cho rằng ngài đă đến đó vào khoảng năm 50 và đă ở đó cho đến năm 52. Rồi từ Côrinthô, ngài đi qua Cencrê, một hải cảng phía đông của thành phố, sau đó ngài đi xuống Palestine đến Caesarea Maritima, và ngài rời đó để đi Giêrusalem để sau đó trở về Antioch bằng đường sông Ôrontê.

Cuộc hành tŕnh truyền giáo thứ ba (x. Cv 18,23 - 21,16) khởi đầu như thường lệ từ Antioch, là nơi đă trở thành khởi điểm cho Hội Thánh của Dân Ngoại, cho cuộc truyền giáo cho Dân Ngoại, và cũng là nơi phái sinh ra từ “Kitô hữu”. Thánh Luca cho chúng ta biết rằng lần đầu tiên ở đây những người theo Chúa Giêsu được gọi là “Kitô hữu.”

Từ đó Thánh Phaolô đi thẳng tới Êphêsô, là thủ phủ của tỉnh Asia, và ngài ở lại đó hai năm, thi hành mục vụ đem lại kết quả cho vùng. Từ Êphêsô, Thánh Phaolô đă viết các Thư gửi các tín hữu Thessalônica và Côrinthô. Tuy nhiên dân trong thành đă bị các thợ bạc xúi dục chống lại ngài v́ họ thấy lợi nhuận của họ bị sa sút v́ số người thờ thần Artemis giảm đi -- đền thờ để kính nữ thần này ở Êphêsô, gọi là Artenysion, là một trong bảy kỳ công của thế giới cổ. V́ việc này mà ngài phải bỏ lên miền bắc. Sau khi đi qua Macêđônia một lần nữa, ngài lại đi xuống Hy Lạp, có lẽ đến Côrinthô, ở đó ba tháng và viết Thư thời danh gửi tín hữu Rôma.

Từ đây, ngài trở về cùng một đường: đi trở lại Macêđônia, đi tầu qua Troy, rồi thăm các đảo của vùng Milêtô, là Kios, Samos một chút, ngài đến Miltô, là nơi ngài nói chuyện một bài quan trọng với các kỳ lăo của Hội Thánh Êphêsô, phác họa một dung mạo của một chủ chăn chân chính của Hội Thánh (x. Cv 20).

Từ đó ngài xuống tàu đi Tyre, rồi đến Caesarea Maritima và lại đi về Giêrusalem. Ngài bị bắt tại đó v́ một sự hiểu lầm: có một số người Do Thái đă lầm tưởng những người Do Thái khác gốc Hy Lạp là dân ngoại, được Thánh Phaolô đem vào khu vực Đền Thờ chỉ dành riêng cho dân Israel. Ngài tránh được án tử h́nh mà họ dự định nhờ sự can thiệp của một cơ đội trưởng canh giữ khu vực đền thờ (Cv 21,27-36). Việc này xảy ra khi thủ hiến Anthoniô Feliciô đang ở Giuđa. Sau khi ở trong tù một thời gian – kéo dài bao lâu th́ c̣n trong ṿng bàn căi – Thánh Phaolô v́ là một công dân Rôma, nên đă khiếu nại lên Caesarê -- khi ấy là Nêrô --- và vị thủ hiến sau đó là Porciô Festô đă trao cho quân đội giải ngài về Rôma.

Cuộc hành tŕnh đi Rôma qua đảo Crête và Malta, rồi đến thành Syracuse, Rhêgium và Putêôli. Các Kitô hữu ở Rôma đă ra gặp ngài ở Via Appia cùng tại chợ Appiô (70 cây số phía nam thủ đô), và những người khác ở Ba Quán (40 cây số).

Tại Rôma ngài đă gặp các đại diện của cộng đồng Do Thái, ngài đă bày tỏ với họ rằng “v́ hy vọng của dân Israel” mà ngài phải chịu xiềng xích (Cv 28,20). Tuy nhiên, chuyện của Thánh Luca chấm dứt bằng việc nói đến hai năm bị giam lỏng tại gia của Thánh Phaolô, mà không đề cập đến việc Caesarê (Nerô) kết án, hay ít ra là về cái chết của người bị kết án.

Các truyền thống sau đó nói về việc ngài được trả tự do, là điều thuận tiện cho một cuộc truyền giáo tại Tây Ban Nha, hoặc một cuộc hành tŕnh ngắn về Đông Phương sau đó, đặc biệt là đảo Cretê, Ephêsô và Nicôpôlis ở Êpirô. Luôn dựa trên giả thuyết, người ta cho rằng ngài lại bị bắt một lần nữa và bị tù ở Rôma lần thứ hai -- từ đó ngài đă viết các Thư gọi là Thư Mục Vụ, đó là hai thư gửi Thánh Timôthê và một Thư gửi Thánh Titô, cùng lần ra toà thứ hai, mà kết quả không thuận lợi cho ngài. Tuy nhiên, có hàng loạt lư do khiến cho nhiều học giả về Thánh Phaolô chấm dứt tiểu sử Thánh Phaolô với câu truyện của Thánh Luca trong sách Tông Đồ Công Vụ.

Chúng ta sẽ trở lại việc tử v́ đạo của ngài sau trong chu kỳ Giáo Lư này. Giờ đây, trong bài tường thuật ngắn này về những cuộc hành tŕnh của Thánh Phaolô, đủ cho chúng ta lưu ư đến việc ngài hết ḿnh tận tâm tận lực trong việc rao giảng Tin Mừng mà không tiếc nghị lực, cùng đương đầu với hàng loạt những thử thách nặng nề mà ngài đă kể lại cho chúng ta trong Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô (x. 11,21-28).

Hơn nữa, chính ngài viết: “Tôi làm tất cả những điều ấy v́ Tin Mừng” (1 Cr 9,23), trong lúc thi hành điều mà ngài gọi là “lo lắng cho tất cả các Hội Thánh” (2 Cr 11,28) với một ḷng đại lượng tuyệt đối. Chúng ta thấy một ḷng quyết tâm chỉ được giải thích bởi một linh hồn thật sự được thu hút bởi ánh sáng Tin Mừng, say mê Đức Kitô, một linh hồn được nuôi dưỡng bởi một quyết tâm sâu xa: đó là cần phải đem ánh sáng của Đức Kitô đến cho thế gian, để công bố Tin Mừng cho mọi người.

Cha nghĩ rằng điều này là những ǵ c̣n lại với chúng ta từ bài tường thuật ngắn này về những cuộc hành tŕnh của Thánh Phaolô: để thấy ḷng say mê của ngài đối với Tin Mừng, và như thế h́nh dung được sự cao cả, mỹ miều, và hơn nữa sự cần thiết sâu xa mà tất cả chúng ta phải có đối với Tin Mừng. Chúng ta hăy cầu nguyện để Chúa, là Đấng làm cho Thánh Phaolô thấy ánh sáng và nghe lời Người và đánh động ḷng ngài cách sâu xa, cũng làm cho chúng ta thấy ánh sáng của Người, để tâm hồn chúng ta cũng được Lời Người chạm đến, ngơ hầu chúng ta cũng có thể cho thế giới hôm nay, là thế giới cần ánh sáng, ánh sáng của Tin Mừng và chân lư của Đức Kitô.

 

 


 

 

BÀI ĐỌC THÊM (3)


THÁNH PHAO-LÔ, NHÀ TRUYỀN GIÁO THỜI DANH
CỦA HỘI THÁNH KI-TÔ TIÊN KHỞI
[ĐỀ TÀI 3 CỦA LINH MỤC LINH TIÊN KHẢI VỀ THÁNH PHAO-LÔ]

Kho tàng tư tưởng thần học sâu sắc trong các thư của thánh Phaolô có thể khiến cho nhiều người tưởng lầm thánh nhân là một nhà trí thức chuyên nghiệp hay một tư tưởng gia cổ điển. Thực ra không phải như vậy.

Trước tiên Phaolô đă là một người hoạt động. Dĩ nhiên, thánh nhân đă viết nhiều và soạn thảo ra cả một thiên chú giải sâu sắc về ḷng tin kitô. Nhưng sinh hoạt thư tín của ngài đi liền với cuộc đời truyền bá Tin Mừng cho các cộng đoàn tại Tiểu Á và châu Âu, bôn ba nay đây mai đó. Nói cách khác, Phaolô là một nhà truyền giáo đă dùng thư từ của ḿnh như phương tiện thông truyền, phổ biến và củng cố ḷng tin.

Ngoài ra cũng nên ghi nhận sự kiện thánh nhân không phải là nhà truyền giáo duy nhất của Giáo Hội thời khai sinh, v́ c̣n có nhiều vị khác nữa như Phêrô và Barnaba. Tuy nhiên, chúng ta có thể coi Phaolô như là tông đồ đă sáng suốt bảo vệ lập trường rộng mở Giáo Hội cho thế giới ngoài Do thái giáo.

Có thể chia sinh hoạt truyền giáo của Phaolô thành ba giai đoạn chính:

- Giai đoạn thứ nhất khá tối tăm, bắt đầu từ lúc hoán cải cho tới lúc gia nhập cộng đoàn Antiokia bên Siria.

- Giai đoạn thứ hai bao gồm các hoạt động rao giảng Tin Mừng tại Antiokia, cứ điểm truyền giáo đầu tiên, nơi Phaolô đă trở thành nhân vật nổi bật, và sau đó được cộng đoàn đề cử đem Tin Mừng tới cho các anh chị em ngoài Do thái giáo.

- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn truyền giáo độc lập. Phaolô bôn ba ngang dọc, giảng đạo trong vùng Tiểu Á và bên Hy Lạp, thành lập nhiều cộng đoàn kitô đia phương. Đặc biệt trong giai đoạn này Phaolô trở thành một nhân vật rất có uy tín trong các giáo đoàn nói tiếng hy lạp, và hoàn toàn độc lập đối với truyền thống văn hóa và tôn giáo do thái.

Chúng ta có ít tin tức liên quan tới giai đoạn truyền giáo thứ nhất. Chương 9 sách Tông Đồ Công Vụ cho biết sau cuộc gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô phục sinh trên đường tới Damasco, Phaolô bị mù mắt và được các người đồng hành dẫn vào thành. Chúa Kitô sai Anania, một Kitô hữu của cộng đoàn Kitô Damasco, tới gặp Phaolô để đặt tay cho ông sáng mắt. Phaolô được tràn đầy Chúa Thánh Thần và lănh nhận phép rửa tội, rồi lưu lại với các kitô hữu Damasco vài ngày.

Sau đó Phaolô bắt đầu công khai rao giảng Chúa Kitô phục sinh trong các hội đường do thái tại Damasco và vùng đông nam Damasco (Gal 1,17). Phaolô trưng dẫn các lư chứng vững vàng cho thấy Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, khiến cho người Do thái tức giận lập mưu hạ sát ông. Họ cho người canh giữ cửa thành nghiêm ngặt. Nhưng đang đêm các kitô hữu có nhà xây trên tường thành giúp Phaolô trốn thoát, bằng cách bỏ Phaolô vào thúng và tḥng xuống bên ngoài tường thành. Sau này thánh nhân cũng nhắc lại các chống đối gặp phải và lần chết hụt thứ nhất này trong chương 11,32-33 thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô.

Từ Damasco Phaolô về Giêrusalem và lưu lại đây một thời gian ngắn để làm quen với Kêpha, tức Phêrô, rồi sau đó sang Siria và Cilicia, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, như thánh nhân viết trong thư gửi tín hữu Galát (1,21). Vài nét chấm phá ấy tóm gọn các sinh hoạt của 15 năm trời kể từ biến cố bị đánh ngă trên đường đi Damasco. Sách Tông đồ Công Vụ cũng không thêm chi tiết nào mới mẻ.

Tuy nhiên cả hai tài liệu đều cho biết Phaolô đă gặp khó khăn trong cố gắng làm quen và sát nhập vào cộng đoàn. Kitô hữu Giêrusalem chẳng những không quen biết Phaolô mà c̣n tỏ ra nghi ngờ đối với ông (Gl 1,22; Cv 9,26-30). Qua đó chúng ta có thể kết luận rằng Phaolô đă không gặt hái nhiều thành công trong thời gian hoạt động này.

Giai đoạn truyền giáo thứ hai có nhiều tin tức hơn. Chương 11 sách Công Vụ cho biết Barnaba, là nhân vật nổi bật của Kitô giáo thời khai sinh, đă giới thiệu Phaolô với giáo đoàn Antiokia bên Siria (Cv 11,25). Antiokia là thủ phủ của vùng này và là thành phố lớn vào hàng thứ ba của Đế quốc Roma thời đó, nghĩa là chỉ sau Roma và Alessandria bên Ai Cập.

Trong lịch sử Giáo Hội và lịch sử truyền giáo, Antiokia có địa vị quan trọng và ư nghĩa, v́ là cứ điểm truyền giáo rộng lớn đầu tiên, nơi các môn đệ chọn làm bản doanh cho công tác rao truyền Tin Mừng cho dân ngoại (Cv 11,19 tt.), và cũng là nơi lần đầu tiên các môn đệ Chúa Giêsu được gọi là kitô hữu (Cv 11,26). Giáo đoàn Antiokia là giáo đoàn hỗn hợp gồm các kitô hữu gốc do thái và không do thái. Phaolô đă hoạt động tại đây trong ṿng một năm (Cv 11,26), và được giáo đoàn sai phái cùng với Barnaba đi truyền giáo tại đảo Chypre và các vùng đông nam của Tiểu Á, như tŕnh thuật trong hai chương 13-14 sách Công Vụ.

Qua chương 2 thư gửi tín hữu Galát chúng ta biết được rằng Phaolô cộng tác với Barnaba, là thành phần của cộng đoàn Kitô Antiokia và gặt hái thành qủa tốt trong công tác rao truyền Tin Mừng cho các anh chị em ngoài do thái giáo.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau nảy sinh ra một vấn nạn trầm trọng liên quan tới việc gia nhập đạo của các người ngoài Do thái giáo. Để trở thành kitô hữu họ phải theo các điều kiện nào: chấp nhận tin vào Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài là đủ, hay phải tuân giữ luật cắt b́ của Do thái giáo nữa?

Phaolô không phải là người đầu tiên khai mào công tác truyền giáo trong thế giới không do thái. Trước ông đă có một nhóm các kitô hữu gốc do thái nói tiếng hy lạp rao giảng Tin Mừng và thành lập cộng đoàn Antiokia. Nhưng khi từ một thói quen mục vụ truyền giáo bước sang việc thảo luận trên b́nh diện thần học, tức liên quan tới nguyên tắc do nhóm bảo thủ gồm các Kitô hữu gốc do thái đặt ra, Phaolô đă tỏ ra là người có hành động sáng suốt và trung thực nhất theo tinh thần Tin Mừng giải phóng của Chúa Kitô.

Phaolô bênh vực sự tự do của các anh chị em ngoài do thái đối với luật lệ của Do thái giáo, mà các Kitô hữu gốc do thái vẫn tuân giữ. Cuộc tranh luận đă sôi nổi tới độ giới lănh đạo Giáo Hội đă phải triệu tập hội nghị tại Giêrusalem để thảo luận và nghiên cứu vấn đề, như tŕnh thuật trong chương 15 sách Công Vụ, và trong chương 2 thư gửi tín hữu Galát. Hội nghị Giêrusalem đă là Công Đồng Chung đầu tiên trong lịch sử Kitô giáo.

Barnaba và Phaolô cùng với hai nhân vật khác của giáo đoàn Antiokia đại diện cho phe cởi mở của cộng đoàn này tham dự Công Đồng. Sau khi nghe Barnaba và Phaolô tŕnh bày và thảo luận phải trái trong Công Cồng, giới lănh đạo Giáo Hội Kitô tiên khởi đă chấp nhận nguyên tắc tự do của các kitô hữu ngoài do thái. Hàng lănh đạo cộng đoàn kitô Giêrusalem thỏa thuận với phái đoàn đại diện giáo đoàn Antiokia, và phân chia công tác truyền giáo.

Trong chương 2,9 thư gửi tín hữu Galát, thánh Phaolô viết: “... sau khi thừa nhận đặc sủng mà Thiên Chúa đă trao phó cho tôi, Giacôbê, Kêpha và Gioan đă giơ tay phải bắt tay tôi tỏ t́nh liên đới để chúng tôi đi truyền giáo cho dân ngoại c̣n họ đi truyền giáo cho các anh chị em được cắt b́”, tức tín hữu Do thái. Trong thư thánh Phaolô nêu bật rằng Công Đồng đă không áp đặt trên thánh nhân một điều lệ hạn chế nào. Trong khi tŕnh thuật sách Công Vụ lại gắn liền với Công Đồng Giêrusalem việc ban bố một sắc lệnh liên quan tới việc hạn chế sự tự do của tín hữu không phải gốc do thái, như kiêng thịt đă cúng tế cho các thần linh, kiêng máu, kiêng thịt của các súc vật bị chết ngạt và xa lánh tà dâm (Cv 15,29).

Tuy nhiên, sắc lệnh hay bức thư do một phái đoàn được giới lănh đạo Giáo Hội Giêrusalem cử đem sang cho tín hữu Antiokia nói trên, là một dữ kiện gây tranh luận trong giới học giả Kinh Thánh. Sắc lệnh đă là một giàn xếp đạt được trong Công Đồng Chung Giêrusalem giữa hai phe tự do và bảo thủ, hay là một tài liệu có nguồn gốc khác, không liên quan ǵ tới quyết định của Công Đồng? Nếu là quyết nghị của Công Đồng, tại sao thánh Phaolô đă lại không bao giờ nói tới trong các thư, khi tŕnh thuật biến cố quan trọng này của Giáo Hội kitô tiên khởi? Thánh nhân đă không biết tới tài liệu này hay đă phản đối không chấp nhận nó?

Rất tiếc là chúng ta không có các dữ kiện giúp đưa ra câu trả lời chắc chắn cho khúc mắc này. Dẫu thế nào đi nữa, Công Đồng Chung triệu tập tại Giêrusalem giữa các năm 48-49 đă đánh dấu một khúc rẽ quan trọng trong lịch sử Kitô giáo. Một đàng, nó phản ánh vấn đề mục vụ truyền giáo liên quan tới việc hội nhập văn hóa, mà Giáo hội phải can đảm thảo luận và giải quyết. Đàng khác, nó đánh dấu biến cố Kitô giáo hoàn toàn được giải thoát khỏi t́nh trạng bị ràng buộc và điều kiện hóa bởi gia tài văn hóa và tôn giáo do thái. Nhưng câu chuyện đă không kết thúc một cách đơn sơ như vậy. Thật thế, phe bảo thủ qúa khích trong Giáo Hội kitô tiên khởi đă không chấp nhận quyết nghị của Công Đồng.

Ngoài ra, c̣n có một vài khía cạnh vẫn chưa được giải quyết như: làm thế nào để duy tŕ sự sống chung ḥa b́nh giữa các kitô hữu gốc do thái và các kitô hữu không phải gốc do thái trong cùng một cộng đoàn, như cộng đoàn Antiokia? Và qủa vậy, chẳng bao lâu sau lại xảy ra tranh luận và căng thẳng trong cộng đoàn Antiokia. Lần này Phaolô công khai xung đột với Phêrô, như thánh nhân kể lại trong chương 2 thư gửi tín hữu Galát.

Trong lần tới thăm cộng đoàn Antiokia cùng với một vài Kitô hữu bảo thủ Giêrusalem do Giacôbê phái đi, Phêrô đă sống phản chứng. Ban đầu ông lui tới thăm viếng và ăn uống rất tự nhiên với các kitô hữu không phải gốc do thái trong cộng đoàn. Nhưng sau đó bị nhóm bảo thủ Giêrusalem nói trên gây áp lực, Phêrô tránh không gặp và ăn uống với các kitô hữu không do thái nữa. Barnaba và các kitô hữu gốc do thái khác cũng lây thái độ phản chứng này của Phêrô. Và Phaolô đă không ngần ngại công khai nặng lời quở trách Phêrô giữa toàn cộng đoàn.

Phaolô tố cáo Phêrô là đă phản lại quyết nghị của Công Đồng và đặt lại vấn đề nguyên tắc tự do của các anh chị em không do thái theo Kitô giáo. Thư gửi tín hữu Galát không cho chúng ta biết câu chuyện đă kết thúc ra sao. Nhưng khi so sánh với giọng kể chiến thắng của tŕnh thuật Công Đồng Giêrusalem, chúng ta có thể đoán được rằng lần này tại Antiokia Phaolô đă không thắng thế trong cuộc tranh luận.

Có điều chắc chắn là sau vụ đụng độ công khai ấy, Phaolô tách rời, không đi truyền giáo với Barnaba nữa, mà hoạt động một cách độc lập với giáo đoàn Antiokia. Phaolô trở thành tông đồ của Chúa Kitô, và không phải tường tŕnh với ai về công tác truyền giáo của ḿnh, như thánh nhân viết trong chương 4,4 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô.

 

 


 

 

BÀI ĐỌC THÊM (4)


CHIẾN THUẬT TRUYỀN GIÁO CỦA THÁNH PHAO-LÔ
[ĐỀ TÀI 4 CỦA LINH MỤC LINH TIÊN KHẢI VỀ THÁNH PHAO-LÔ]

Khi đọc các thư của thánh Phaolô và sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta có thể thu thập một số dữ kiện cho phép phác họa ra chiến thuật truyền giáo của thánh Phaolô.

Trước hết công tác rao truyền Tin Mừng đă chỉ được thực hiện trong các thành phố. Thật ra, các vị truyền giáo cũng không thể làm khác, v́ thời đó hệ thống đường lộ của đế quốc Roma chỉ nối liền các thành phố của đế quốc với nhau. Từ thủ đô Roma của đế quốc, phát xuất các con lộ chính ngang dọc nước Italia chạy sang cho tới Gallia tức nước Pháp, Germania tức nước Đức, rồi Macedonia bên Hy Lạp, ṿng sang vùng Tiểu Á, Siria, Libăng rồi xuống Palestina và Ai Cập. Ngoài hệ thống đường bộ c̣n có hệ thống đường biển nữa. Các tầu chiến và tầu buôn của đế quốc đi lại quanh năm ngang dọc Địa Trung Hải, chỉ ngoại trừ mấy tháng mùa đông là không thể dùng đường biển, v́ có mưa băo.

Ngoài ra, các vị truyền giáo chỉ có thể rao giảng bằng tiếng hy lạp, là ngôn ngữ thông dụng trong các thành phố của đế quốc hồi đó. V́ thế chúng ta thấy thánh Phaolô rao truyền Tin Mừng tại Damasco, Tarso, Antiokia bên Siria và các thành phố đông nam vùng Tiểu Á, tức Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, cũng như tại các thành phố trung bắc vùng Galazia. Bên châu Âu thánh Phaolô rao truyền Tin Mừng tại các thành phố hy lạp như: Philiphê, Thexalônica, Bêrêa, Athènes, Côrintô và sau cùng là tại Êphêxô thuộc tỉnh hạt Á châu của đế quốc.

Thánh Phaolô chọn một thành phố lớn làm cứ điểm chính, rồi từ đó rao truyền Tin Mừng cho các vùng chung quanh. Điển h́nh là trường hợp thành Côrintô, nơi thánh nhân đă lưu lại truyền giáo từ năm 49 tới 52, và đặc biệt là Êphêxô trong chuyến truyền giáo thứ hai giữa các năm 53 tới 57.

Việc len lỏi và hội nhập vào cuộc sống tại các thành phố này đă được dễ dàng chính là nhờ có các cộng đoàn do thái sinh sống tại đây. Nghĩa là thánh Phaolô đă sống giữa các người đồng hương trong cộng đoàn do thái hải ngoại, và rao giảng Tin Mừng cho họ trước tiên. Trong các hội đường do thái thánh Phaolô đă gặp rất nhiều người ngoại giáo có thiện cảm hay tân tín đồ do thái, và họ đă là những người đầu tiên theo Kitô giáo.

Trái lại, các người đồng hương, tức các tín hữu do thái, càng ngày càng thù nghịch với thánh Phaolô. Họ tố cáo Phaolô là người phản bội Do thái giáo, rao giảng ngày cáo chung của Do thái giáo và của các truyền thống do thái. Thái độ thù nghịch của các người đồng hương khiến cho sứ mệnh truyền giáo của thánh Phaolô ngày càng mang đường nét rơ ràng: rời bỏ hội đường do thái để dấn thân rao giảng Tin Mừng cứu độ cho các anh chị em không do thái.

Trong sách Công vụ chương 19,8-10 thánh sử Luca cho chúng ta biết tại Êphêxô, sau khi giảng dậy trong hội đường do thái ba tháng, thánh Phaolô đă chọn trường học của ông Tirannos làm nơi giảng dậy. Trong hai năm liên tiếp thánh nhân đă dùng pḥng ốc trường học này để rao truyền Tin Mừng cho các anh chị em ngoại giáo, từ giờ thứ 5 tới giờ thứ 10, tức từ 11 giờ sáng cho tới 16 giờ chiều, là giờ trường ốc rảnh rỗi, v́ dân chúng ăn trưa và nghỉ trưa.

Trong sách Công Vụ thánh Luca lập đi lập lại là Phaolô rao giảng cho dân do thái trước, nhưng sau khi gặp sự khước từ và chống đối của họ, thánh nhân quay ra rao giảng cho người ngoài Do thái giáo. Tuy đây là một lược đồ thần học nhằm chứng minh cho thấy nếu người do thái đă không tin nhận Tin Mừng là do lỗi của họ, chứ không phải do lỗi của thánh Phaolô, khẳng định này phản ánh sự thật lịch sử.

Nét đặc thù thứ ba trong chiến thuật truyền giáo của thánh Phaolô là thường chọn các nơi chưa có ai tới rao truyền Tin Mừng trước đó. Thánh Phaolô và các cộng sự viên theo nguyên tắc không tới rao giảng tại những nơi đă có người rao truyền Chúa Giêsu rồi, để không qúa hănh diện v́ kết qủa đă do người khác nhọc công gieo văi. Chính Phaolô cho chúng ta biết trong chương 15,20 thư gửi tín hữu Roma và trong thư thứ hai gửi giáo đoàn Côrintô chương 10,12-18.

Thật thế, thánh nhân cảm thấy ḿnh được Chúa gọi loan báo Tin Mừng cho những người chưa bao giờ biết Chúa, thành lập các cộng đoàn Kitô mới và mở rộng biên giới Kitô giáo tới tận cùng bờ cơi trái đất. Mọi dân tộc không do thái phải được nghe loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô. Đó là chương tŕnh Thiên Chúa muốn, và thánh Phaolô xác tín rằng Thiên Chúa đă chọn ngài như dụng cụ cho công tác này, như thánh nhân khẳng định với tín hữu Roma trong các chương 1,14-15 và 15,15-19.24-28.

Tuy nhu cầu loan báo Tin Mừng Nước Trời khắp nơi cấp bách, thánh Phaolô đă không vội vă bỏ nơi này sang nơi khác. Trái lại, ngài dừng lại lâu trong thành phố này hay thành phố nọ, để củng cố cộng đoàn kitô đă thành lập được và giúp cộng đoàn trưởng thành và tự lập chừng nào có thể. Và đây là nét đặc thù thứ bốn trong chiến thuật truyền giáo của ngài.

Ṇng cốt Tin Mừng liên quan tới cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô (1 Cr 15,3-5), liên quan tới biến cố Ngài sẽ quang lâm phán xét vũ trụ và loài người trong thời cánh chung và khai mào Vương Quốc của Thiên Chúa (1 Ts 1.9-10; 4,13-5,11) là vốn liếng giáo lư quan trọng của ḷng tin, nhưng vẫn chưa đủ. C̣n cần phải giảng giải cho tín hữu hiểu biết sâu rộng giáo lư và luân lư kitô nữa. Đây là lư do giải thích tại sao thánh Phaolô dừng lại một thời gian lâu trong các cộng đoàn để giảng dậy, và sau khi từ giă cộng đoàn ngài vẫn tiếp tục giảng dậy khuyên nhủ qua thư tín.

Công tác rao truyền Tin Mừng chắc chắn đă tốn kém không ít, v́ thánh Phaolô phải thanh toán chi phí di chuyển, thuê pḥng ốc để giảng dậy và tụ tập các tín hữu, cũng như cung cấp phương tiện sống cho chính ḿnh và các cộng sự viên. Ai là người tài trợ các chi phí đó? Ở đây thánh Phaolô theo nguyên tắc ”tay làm hàm nhai”. Đây là nét đặc thù thứ 5 trong chiến lược truyền giáo.

Mặc dù đă có thể kêu gọi hay đ̣i buộc tín hữu đóng góp trợ giúp cho các phí tổn như thói quen thời đó, thánh Phaolô và các cộng sự viên của ngài đă thích làm một nghề riêng để có phương tiện sinh sống, để không trở thành gánh nặng cho cộng đoàn, như thánh nhân viết trong thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica chương 2,9, hay trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô chương 9,18. Ngoài những giờ giảng dậy và công tác tông đồ mục vụ, các vị đă phải làm việc ngày đêm để có phương tiện chi dùng cho cuộc sống thường ngày. Tin Mừng các vị rao giảng là món qùa nhưng không thánh Phaolô và các cộng sự viên trao tặng cho tín hữu. Không ai có thể mua bán Lời Chúa và ơn thánh được.

Tuy nhiên thánh nhân cũng công nhận là tín hữu các giáo đoàn vùng Macedonia đă trợ giúp phương tiện tài chánh để ngài dành trọn thời giờ cho việc loan báo Tin Mừng tại Côrintô. Và trong suốt các năm lưu lại Côrintô, thánh nhân đă luôn luôn chú ư để không trở thành gánh nặng cho bất cứ tín hữu nào trong cộng đoàn như ngài nhắc cho họ biết trong chương 11,9-10 thư thứ hai.

Trong chương 4,10-20 thư gửi tín hữu Philiphê, thánh nhân cũng sung sướng tỏ ḷng biết ơn họ v́ đă gửi tiền giúp ngài trong thời gian truyền giáo tại Macedonia. Một đôi lần thánh nhân có xin các tín hữu trợ giúp để ngài có phương tiện di chuyển trong hành tŕnh truyền giáo (1 Cr 16,6) hay để sang Tây Ban Nha như ngài xin với tín hữu Roma trong chương 15,24 thư gửi cho họ. Ngoài ra thánh nhân cũng không quên các tín hữu đă quảng đại tiếp đón ngài và các cộng sự viên tới ở trong nhà họ như ông Gaius (Rm 16,23), ông Philêmôn (Plm 22), hay các thợ làm lều da (Cv 18,3).

Nét đặc thù thứ sáu trong chiến lược truyền giáo của thánh Phaolô đó là có các cộng sự viên và làm việc theo nhóm. Trong số các cộng sự viên đắc lực và thân tín nhất phải kể tới Sila hay Silvanô, Timôtêô và Titô. Dĩ nhiên thánh Phaolô luôn là người lănh đạo và phối trí công tác truyền giảng Tin Mừng, nhưng thánh nhân rất trân trọng và qúy mến các cộng sự viên của ḿnh. Đó là lư do giải thích tại sao khi kể lại cho tín hữu nghe công tác truyền giáo thánh Phaolô dùng từ “chúng tôi” số nhiều (1 Ts; 2 Cr 1,19).

Trong các liên hệ khó khăn giữa thánh nhân và tín hữu cộng đoàn Côrintô Timôtêô (1 Cr 4,17; 16,10-11) và nhất là Titô (Cr 2,13; 7,6 tt.; 16,10-11) đă đóng vai trung gian qúy báu và hữu hiệu. Thánh Phaolô gọi Timôtêô là “người con rất yêu dấu và trung tín trong Chúa” (1 Cr 4,17), là “người anh em và cộng sự viên của Thiên Chúa trong công tác rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô” (1 Ts 3,2). Timôtêô đă như là “người con sát cánh bên cha ḿnh, trong việc phục vụ Tin Mừng” (Pl 2,22). C̣n Titô th́ được thánh Phaolô gọi là “người bạn đồng hành và cộng sự viên” của ngài v́ các tín hữu (2 Cr 8,23).

Điểm sau cùng cần ghi nhận trong chiến lược truyền giáo của thánh Phaolô, đó là tinh thần liêm chính và sự thẳng thắn đối với các tín hữu. Hiện tượng các trường phái triết học và các tôn giáo gửi đồ đệ đi thuyết giảng và chiêu mộ tín đồ là một sự kiện rất thịnh hành thời đó. Các người này cũng thường dùng triết thuyết và tôn giáo làm bậc tiến thân. Nhưng đó không phải là thái độ của Phaolô và của các cộng sự viên của thánh nhân.

Trái lại, Phaolô và các cộng sự viên của ngài thường lột trần mặt nạ lừa đảo, giả dối, mị dân của các thừa sai giả này, như viết trong thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica chương 2,3.5-6. C̣n hơn thế nữa trong chương 2 và chương 4 thư thứ hai gửi tín hữu Côritnô, Phaolô đă mạnh mẽ chỉ trích thái độ giả h́nh, lắt léo và thiếu liêm chính của các thừa sai Kitô gốc do thái có khuynh hướng qúa khích. Họ chủ trương bắt các anh chị em không do thái phải tuân giữ luật lệ do thái, và nói xấu nói hành thánh Phaolô trước tín hữu Côrintô, nhưng họ đă bị thánh nhân sửa mắng thẳng mặt.

 

 


 

 

BÀI ĐỌC THÊM (5)


THÁNH PHAO-LÔ, CON NGƯỜI CỦA TIN MỪNG
[ĐỀ TÀI 5 CỦA LINH MỤC LINH TIÊN KHẢI VỀ THÁNH PHAO-LÔ]

Đọc các thư của thánh Phaolô chúng ta nhận thấy thánh nhân là người có ư thức cao độ về vai tṛ riêng là người loan báo tin vui: Thiên Chúa cống hiến ơn cứu độ cho mọi người qua Đức Giêsu Kitô. Thánh Phaolô là sứ giả Tin Mừng trong nghĩa đen của từ “euangellion”. Ư thức đó mạnh mẽ tới độ Phaolô viết trong chương 1,17 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: “Thật ra Chúa Kitô không gửi tôi đi rửa tội, nhưng là để loan báo Tin Mừng”.

Tuy nhiên, ở đây Phaolô không hiểu việc loan báo Tin Mừng như là thông báo tin vui cứu độ bằng lời nói. Tin Mừng mà thánh nhân rao giảng không chỉ là lời rao giảng đề cập tới sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa, cái chết và sự sống lại của của Chúa Kitô, mà là lời của chính Thiên Chúa và là lời của Chúa Kitô. Chính Thiên Chúa và Chúa Kitô nói với mọi người qua Tin Mừng, mà thánh nhân loan truyền. Do đó, không phải thánh Phaolô mà chính Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu phục sinh loan báo Tin Mừng cứu độ.

Xác tín này khiến cho Phaolô khẳng định với tín hữu Côrintô trong chương 5,18-20 thư thứ hai gửi cho họ rằng: “Tất cả mọi sự đến từ Thiên Chúa là Đấng đă ḥa giải trần gian với Ngài qua Đức Kitô và đă trao phó cho chúng tôi bổn phận phục vụ sự ḥa giải đó. Phải, chính Thiên Chúa ḥa giải trần gian với Ngài qua Đức Kitô, bằng cách không chấp tội lỗi loài người nữa, và đặt trên môi miệng chúng tôi sứ điệp ḥa giải. V́ thế chúng tôi là đại sứ của Chúa Kitô, và chính Thiên Chúa khuyến khích qua miệng của chúng tôi”.

Như thế thánh Phaolô muốn nói rằng lời thánh nhân rao giảng có cùng sự hữu hiệu như lời tạo dựng của Thiên Chúa. V́ thế ngài viết trong chương 2,13 thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica như sau: “... khi tiếp nhận lời Thiên Chúa do chúng tôi rao giảng, anh chị em không tiếp nhận như lời của con người trần gian, mà như lời của Thiên Chúa”. Và thánh nhân khẳng định ngay trong chương 1 thư gửi tín hữu Roma rằng: “Tin Mừng ngài rao giảng chính ”là quyền năng của Thiên Chúa nhằm đem lại ơn cứu độ cho tất cả những ai tin” (Rm 1,16).

Ḷng tin như một dấn thân cá nhân có ư thức tuân giữ các giáo huấn của Chúa Giêsu, đó là điều kiện khiến cho tín hữu được ơn cứu độ, như thánh Phaolô khẳng định trong chương 15 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: “Tôi xin nhắc cho anh chị em nhớ Phúc Âm tôi đă rao giảng và anh chị em đă tin nhận cùng tuân giữ vững vàng. Nếu anh chị em tuân giữ như tôi đă rao giảng, th́ anh chị em sẽ được cứu rỗi. Nếu không, anh chị em có tin cũng vô ích” (1 Cr 15,1-2).

Ư thức cao độ về nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cứu độ đó c̣n đẩy thánh Phaolô đi xa hơn nữa. Một đàng Phaolô khẳng định rằng Tin Mừng cứu độ, mà ngài rao giảng, chính ngài cũng nhận được từ truyền thống tông đồ, như viết trong cùng chương 15 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: “Trước hết tôi truyền lại cho anh chị em điều tôi đă nhận được: đó là Chúa Kitô đă chết v́ tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh. Ngài đă được an táng trong mồ và đă sống lại ngày thứ ba, đúng như lời Kinh Thánh. Ngài đă hiện ra với Kêpha và hiện ra với 12 tông đồ” (1 Cr 15,3-5).

Đàng khác, thánh nhân cũng khẳng định rằng nó là Tin Mừng của ḿnh, hay đúng hơn “Tin Mừng của chúng tôi” (Rm 2,16; 2 Cr 4,3), trong nghĩa là Tin Mừng thánh nhân và các cộng sự viên rao giảng cho các anh chị em không do thái.

Khẳng định này quan trọng, bởi v́ nó cho chúng ta thấy tiến tŕnh giải thoát Tin Mừng của Chúa Kitô khỏi mọi ràng buộc của một nền văn hóa nhất định, hồi đó là nền văn hóa và các đ̣i buộc của luật lệ do thái, để khiến cho Tin Mừng trở thành Tin Mừng đại đồng, có thể hội nhập vào mọi nền văn hóa khác trên thế giới. Những ǵ thánh Phaolô nói với tín hữu Galát trong các chương 2 và 3 chứng minh cho bước tiến quan trọng này. Để giải quyết xung khắc do một nhóm Kitô hữu gốc do thái từ Giêrusalem tới Antiokia gây ra, Phaolô và Barnaba đă về Giêrusalem tŕnh bầy vấn đề. Hai vị cho hàng lănh đạo Giáo hội Giêrusalem lúc đó là Giacôbê, Phêrô và Gioan thấy rằng yêu sách bắt các Kitô hữu không do thái phải tuân giữ luật lệ do thái trong đó có luật cắt b́, là điều vô lư. Nội vụ đă được giải quyết khi giới lănh đạo Giáo Hội Giêrusalem đồng ư với Phaolô và Barnaba phân chia công tác rao truyền Tin Mừng. Phêrô và các vị khác truyền giáo cho các anh chị em gốc do thái, c̣n Phaolô và Barnaba rao giảng Tin Mừng cho các anh chị em không do thái.

Tính chất đại đồng của Tin Mừng cứu độ và sự hiệp nhất trong khác biệt ấy được thánh Phaolô nêu bật trong chương 3 thư gửi tín hữu Galát: “Khi đức Tin xuất hiện rồi th́ chúng ta không c̣n phải nằm dưới ách của luật lệ nữa. Bởi v́ do ḷng Tin vào Chúa Kitô anh chị em hết thảy là con cái Thiên Chúa. Phải, tất cả anh chị em đă chịu phép Rửa tội trong Chúa Kitô th́ đều được mặc lấy Chúa Kitô. Không c̣n phân biệt người Hy lạp hay người Do thái, nô lệ hay tự do, nam giới hay nữ giới nữa. V́ hết thảy anh chị em chỉ là một với Chúa Giêsu Kitô” (Gl 3,25-28). Đây không phải là một yếu tố phụ thuộc, mà là sự thật của Tin Mừng (Gl 2,5.15).

Sở dĩ thánh Phaolô đă phải đưa ra các khẳng định rơ ràng và quyết liệt như trên, v́ hồi đó có một nhóm Kitô hữu gốc do thái t́m lung lạc tinh thần của Kitô hữu Galát bằng cách rao giảng lập trường bắt buộc anh chị em không do thái theo Kitô giáo phải tuân giữ luật lệ Do thái giáo. V́ thế ngay trong chương đầu thư gửi cho họ, thánh Phaolô đă xác quyết rằng: ”Không có một Tin Mừng khác đâu. Chẳng qua chỉ có mấy người gieo hoang mang giữa anh chị em và muốn xuyên tạc Tin Mừng của Chúa Kitô thôi. Nhưng cho dù chính chúng tôi hay một thiên thần từ trời xuống loan báo một Tin Mừng khác với Tin Mừng chúng tôi đă loan báo cho anh chị em, th́ kẻ đó đáng bị loại ra khỏi cộng đoàn dân Chúa!” (Gl 1,7-8).

Nhiệt tâm đối với việc rao giảng Tin Mừng cứu độ khiến cho thánh Phaolô tận hiến trọn tâm hồn và thân xác, mọi sức lực và tài năng của ngài cho công tác truyền giáo. Phaolô không ngần ngại đương đầu với nhóm Kitô hữu gốc do thái qúa khích len lỏi vào trong cộng đoàn Côrintô để gieo hoang mang và đánh phá cộng đoàn do thánh nhân nhọc công xây dựng. Thánh Phaolô đă đau đớn ghi nhận sự suy thoái và rạn nứt giữa cộng đoàn.

Trong chương 11 thư thứ hai gửi cho họ Phaolô nói ngài phải bất đắc dĩ tự khoe khoang và so sánh khả năng và công lao của ngài với bọn tông đồ giả hiệu, để cho tín hữu Côrintô thấy mặt nạ gian dối thâm độc của họ. V́ không những họ vu khống và triệt hạ uy tín thánh nhân trước mặt tín hữu, mà c̣n muốn lôi kéo các tín hữu theo các lập trường sai lạc phản tinh thần Tin Mừng của Chúa Kitô. Phaolô phải lột mặt nạ của họ, v́ ngài “sợ rằng như con Rắn xưa đă dùng mưu chước qủy quyệt lừa dối Evà thế nào, th́ ḷng trí tín hữu Côrintô cũng sẽ dần dần ra hư hỏng và mất sự ngay thẳng trước mặt Chúa Kitô như thế”.

V́ vậy thánh nhân phân bua với tín hữu Côrintô rằng: “Họ khoe họ là các thừa tác của Đức Kitô ư? Tôi sắp nói như người điên dại, tôi c̣n hơn họ v́ tôi đă vất vả nhiều, v́ tôi đă bị tù đầy tra tấn cực khổ, v́ tôi đă bao phen chết hụt. Tôi bị người do thái đánh tôi bằng gậy năm lần, mỗi lần ba mươi gậy. Tôi bị đánh bằng roi da ba lần, bị ném đá một lần, bị đắm tầu ba lần, tôi đă bị xiêu bạt một ngày một đêm trên biển cả” (2 Cr 11,23-25).

Chương 9,19-23 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô là một trang tiểu sử khác cho chúng ta thấy qủa thật Tin Mừng cứu độ là đích điểm duy nhất trong cuộc đời thánh Phaolô. Thánh nhân hy sinh tất cả, chịu đựng tất cả, liều mất tất cả, miễn là mọi người được lắng nghe Tin Mừng. Ngài viết:

“Phải, là người tự do đối với mọi người, nhưng tôi đă tự nguyện làm đầy tớ mọi người, để chinh phục được nhiều linh hồn hơn. Đối với người Do thái, tôi trở nên người Do thái, hy vọng chinh phục được họ. Tuy tôi không phải giữ Lề Luật, nhưng đối với các kẻ phải giữ Lề Luật tôi trở nên kẻ giữ Lề Luật, để chinh phục những kẻ phải giữ Lề Luật. Đối với những kẻ không có Lề Luật, tôi trở nên như người sống ngoài ṿng pháp luật để chinh phục những người không có lề luật, mặc dầu tôi không phải là người vô pháp luật trước mặt Chúa, bởi v́ Chúa Kitô là luật lệ của tôi. Với những người yếu đuối, tôi trở nên yếu đuối để cứu vớt các kẻ yếu đuối. Tôi đă trở nên tất cả trong mọi người, hy vọng bằng mọi giá cứu vớt được ai đó. Và tôi làm mọi điều ấy v́ loan báo Tin Mừng, để cùng được kẻ khác chia sẻ Tin Mừng ấy”.

Nhưng chúng ta sẽ lầm to, nếu chúng ta cho thánh Phaolô là một nhân vật đặc biệt, một con người có các lư tưởng siêu vời hay một người hùng, trong nghĩa tôn thờ thần tượng, như rất thường xảy ra trong giới truyền giáo lưu động thời đó. Không, Phaolô tự cho ḿnh là một người bị bắt buộc phải rao giảng Tin Mừng, như viết trong chương 9,16 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: “Thật ra, đối với tôi rao giảng Tin Mừng không phải là lư do để khoe khoang kiêu hănh. Nhưng, nó là một bổn phận: khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.

C̣n hơn thế nữa trong chương 1 thư gửi tín hữu Roma, thánh nhân gọi ḿnh là “nô lệ của Đức Giêsu... được chọn lựa để rao giảng Tin Mừng của Chúa” (Rm 1,1), và mắc nợ mọi người “người Hy lạp, cũng như các dân rợ, người khôn ngoan cũng như người vô học” (Rm 14). Trong chương 15 thư gửi giáo đoàn Roma thánh nhân cũng tự định nghĩa là “thầy tế lễ của Tin Mừng” và là “người biến các anh chị em không do thái trở thành một lễ vật đẹp ḷng Thiên Chúa và được Thánh Thần thánh hóa” (Rm 15,16).

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
(Biên soạn và hướng dẫn)

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.