1 2 3 4 5 6 7

 

MỪNG NĂM THÁNH PHAO-LÔ 28.6.2008-29.6.2009

SALT Logo

 

 

 

 

 

ĐỀ TÀI II
SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN
CÙNG CHÚA KI-TÔ
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ

 

 

 

 

CÁCH TIỀN HÀNH
VIỆC CHIA SẺ VÀ HỌC HỎI ĐỀ TÀI II:
“SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN CÙNG CHÚA KI-TÔ
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ”


 

Tiết 1 (45 phút):


Bước 1: Chia những người tham dự thành nhiều tổ, mỗi tổ 12-14 người. Mỗi tổ chỉ định một người làm Tổ Trưởng điều hành buổi chia sẻ và một người làm Thư Kư phụ trách việc báo cáo tổng hợp các phát biểu của tổ.
Bước 2: Sinh hoạt tổ bằng cách trả lời 2 câu hỏi nêu ở phần thứ nhất.
 


Tiết 2 (45 phút):
 

Bước 3: Thư kư các tổ báo cáo cáo tổng hợp các phát biểu của tổ.
Bước 4: Thuyết tŕnh viên tŕnh bày đề tài II: “SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN CÙNG CHÚA KI-TÔ TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ”
Bước 5: Linh mục chủ tŕ phát biểu kết thúc.

 

 

 

 

PHẦN THỨ NHẤT
SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN CÙNG CHÚA KI-TÔ
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ
[CHIA SẺ]

Trong giờ sinh hoạt tổ mỗi anh chị em sẽ chia sẻ cách ḿnh sống và cầu nguyện với Chúa Kitô, dựa vào hai câu hỏi gợi ư ở dưới. Mỗi câu hỏi có 4 ư/phần nhỏ.

Để giúp mọi người chia sẻ đúng nội dung và có chất lượng, xin được phép lưu ư một số điều:

- Một là chỉ chia sẻ những ǵ có liên hệ với bản thân ḿnh và những điều đă thực hiện.

- Hai là trả lời trực tiếp vào câu hỏi không nói ra ngoài.

- Ba là chia sẻ càng ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu càng tốt.

- Bốn là viết câu trả lời trên giây sẽ phát trong đó có ghi sẵn câu hỏi.

 

Câu hỏi 1 1.1 Mỗi ngày anh chị sống và cầu nguyện cùng Chúa Kitô như thế nào?

1.2 Nhờ/bằng những phương thế nào?

1.3 Đối với anh chị phương thế nào tỏ ra ích lợi và hữu hiệu nhất?

1.4 Anh chị đă đạt được những kết quả nào từ việc sống và cầu nguyện cùng Chúa Kitô?

 

Câu hỏi 2 2.1 Anh chị gặp những khó khăn trở ngại nào trong việc sống và cầu nguyện cùng Chúa Kitô?

2.2 Anh chị giải quyết những khó khăn trở ngại ấy như thế nào?

2.3 Anh chị mong đợi sự trợ giúp nào từ hội đoàn?

2.4 Anh chị mong đợi sự trợ giúp nào từ các vị lănh đạo giáo xứ, giáo phận?

 

Ghi chú:

1. Nếu số người tham dự quá đông hoặc không có đủ pḥng ốc hoặc thời gian th́ có thể chia sẻ tại chỗ từng 4-5 người thành một nhóm.

2. Ngoài việc chia sẻ trong nhóm nhỏ, ban tổ chức cũng yêu cầu mỗi tham dự viên ghi lại phần trả lời các câu hỏi trên giấy và nộp lại cho ban tổ chức sau ngày sinh hoạt. Nếu nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các câu trả lời này, Ṭa Giám Mục sẽ có một tài liệu rất quư giá, về đời sống đạo của giáo dân.

 

 


 

 

PHẦN THỨ HAI
SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN CÙNG CHÚA KI-TÔ
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ
[TR̀NH BÀY]

 

I. VÀO ĐỀ

Nói đến Thánh Phao-lô th́ người ta nghĩ ngay đến ḷng hăng say truyền giáo của ngài. Điều đó hoàn toàn chính xác v́ quả thật Thánh Phao-lô là Nhà Truyền Giáo Vĩ Đại vào bậc nhất của Ki-tô giáo. Nhưng nếu chăm chú đọc các Thư của Thánh Phao-lô th́ người đọc không thể không có một ấn tượng mạnh về đời sống cầu nguyện, chiêm niệm đặm đà và sâu sắc của ngài. Nói cách khác là qua các Thư của ngài người đọc khám phá ra nơi ngài một đời sống cầu nguyện, thân mật và tha thiết với Thiên Chúa (Cha, Con và Thánh Thần), nhất là với Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. V́ thế mà đề tài thứ hai của loạt 6 đề tài của chúng ta là SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN CÙNG CHÚA KITÔ TRONG NĂM THÁNH PHAOLÔ. Chúng ta đă chia sẻ với nhau cách mỗi người sống và cầu nguyện cùng Chúa Ki-tô như thế nào. Kinh nghiệm của anh chị em ḿnh có thể giúp đời sống cầu nguyện của chúng ta được tốt hơn. Sau đây chúng ta sẽ t́m hiểu thêm ư nghĩa của cách sống và cầu nguyện cùng Chúa Kitô và sẽ học cùng Thánh Phao-lô để biết sống mật thiết hơn với Chúa Ki-tô và cầu nguyện tha thiết hơn với Người.

 

II. THÂN BÀI

2.1. MỖI NGƯỜI CHÚNG TA PHẢI/NÊN/ĐƯỢC MỜI GỌI SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN CÙNG CHÚA KI-TÔ TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ.

2.1.1 Trong cuộc sống đời thường.

(a) Con người sống là sống với (cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, hàng xóm láng giềng và những người cùng địa bàn, cùng cộng đồng).

(b) Con người sống là sống nhờ (cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, hàng xóm láng giềng và những người cùng địa bàn, cùng cộng đồng).

(c) Con người sống là sống v́, sống cho (cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, hàng xóm láng giềng và những người cùng địa bàn, cùng cộng đồng).

Ghi chú: Điều làm nên giá trị nhân linh của một người là sống v́, sống cho người khác, nhất là cho những người không thuộc họ hàng ruột thịt mà là những người cần đến sự giúp đỡ, cống hiến của ḿnh.

 

2.1.2 Trong đời sống Đức Tin và Tâm Linh.

(a) Ki-tô hữu sống là sống với Thiên Chúa Cha, với Chúa Ki-tô là Con, với Chúa Thánh Thần,

(b) Ki-tô hữu sống là sống nhờ Thiên Chúa Cha, nhờ Chúa Ki-tô là Con, nhờ Chúa Thánh Thần,

(c) Ki-tô hữu sống là sống v́, sống cho Thiên Chúa Cha, sống v́, sống cho Chúa Ki-tô là Con, sống v́, sống cho Chúa Thánh Thần.

Ghi chú: Điều làm nên giá trị thiêng liêng của một Ki-tô hữu là sống v́, sống cho Thiên Chúa và tha nhân, nhất là cho những người nghèo khổ, kém may mắn, bị gạt ra ngoài lề xă hội... (x. Dụ ngôn người Samari tốt lành trong Lc 10,29-37).

 

(d) Ki-tô hữu sống với Thiên Chúa trong tư cách là tạo vật, là con với/của Chúa Cha; là em, là bạn, là môn đệ với/của Chúa Giê-su; là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần.

(e) Ki-tô hữu cầu nguyện cùng Thiên Chúa trong tư cách là tạo vật, là con với/của Chúa Cha; là em, là bạn, là môn đệ với/của Chúa Giê-su; là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần.

(f) Ki-tô hữu cầu nguyện cùng Thiên Chúa là chúc tụng, ngợi khen, cảm tạ, sám hối và xin ơn (chứ không chỉ là xin ơn) với Chúa Cha, với Chúa Giê-su là Con và với Chúa Thánh Thần, v́ tất cả những ǵ người Ki-tô hữu LÀ (being) CÓ (having) đều là hồng ân “nhưng không” của Thiên Chúa!

(g) Trong đời sống Đức Tin và Tâm Linh, Chúa Ki-tô là Đấng Trung Gian duy nhất, hữu h́nh và toàn năng giữa Thiên Chúa và kẻ tin. Nên khi nói sống và cầu nguyện cùng Chúa Ki-tô có nghĩa là sống và cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha-Con-và- Thánh-Thần.

 

 2.2 THÁNH PHAO-LÔ SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN CÙNG CHÚA KI-TÔ NHƯ THÊ NÀO?

2.2.1 Trước khi trở lại Thánh Phao-lô sống và cầu nguyện cùng Thiên Chúa như thế nào?

Trước khi trở lại tức trước lúc gặp Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh trên đường Đa-mát, Phao-lô đă sống và cầu nguyện cùng Thiên Chúa như một tín đồ Do Thái giáo guơng mẫu, như một Pha-ri-sêu đạo đức và nhiệt thành. Cách sống ấy của Phao-lô được thể hiện trong ba lănh vực trọng yếu là

* học hỏi Thánh Kinh,

* tuân giữ Lề Luật và

* bênh vực quyền của Thiên Chúa.

2.2.2 Sau khi trở lại Thánh Phao-lô sống và cầu nguyện cùng Chúa Giê-su như thế nào?

Sau khi trở lại tức sau lúc gặp Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh trên đuờng Đa-mát, Phao-lô đă sống và cầu nguyện cùng Chúa Giê-su Ki-tô như một người môn đệ chí côt, một chiến sĩ kiên cường và một đồng chí hết ḿnh v́ lư tưởng của Thầy. Cách sống ấy của Phao-lô được thể hiện qua/trong:

* Các hoạt động Rao Giảng Tin Mừng,

* Các cuộc Hành Tŕnh Truyền Giáo,

* Các Chuyến Thăm các Cộng Đoàn và

* Các Thư được ngài biên soạn và gửi cho các giáo đoàn và một vài cá nhân.

Có thể nói Thánh Phao-lô chỉ c̣n biết sống với/nhờ/v́/cho Chúa Ki-tô và Tin Mừng của Người mà thôi.

Lời khẳng định: “Tôi sống nhưng không c̣n là tôi sống mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20) là tóm kết đời sống nội tâm và hoạt động Tông đồ của Thánh Phaolô.

Cũng có thể hiểu là Thánh Phao-lô đă ĐƯỢC Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh chiếm hữu trọn vẹn.

 

III. KẾT LUẬN

Ra đi rao giảng Tin Mừng cho lương dân hay dậy giáo lư, thánh kinh cho người người tân ṭng hay cựu ṭng đ̣i chúng ta phải có một số hiểu biết tối thiểu và một số điều kiện khác nữa. Nhưng sống và cầu nguyện cùng Chúa Ki-tô th́ ai ai cũng làm được v́ trong lănh vực và công việc này chưa hẳn người hiểu biết trí thức đă hơn người đơn sơ mộc mạc, v́ điểm cốt yếu là trái tim chứ không phải là cái đầu!

Vậy th́ mỗi người chúng ta không có ǵ phải mang mặc cảm cả. Chúng ta có thể không có kiến thức về giáo lư, thánh kinh nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta sống mật thiết gắn bó với Chúa Giê-su Ki-tô và cầu nguyện thân mật với Người!

 

 


 

PHẦN THỨ BA

 


BÀI ĐỌC THÊM (1)


SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN CÙNG CHÚA KI-TÔ
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ

[GỢI Ư CỦA ĐỨC CHA MICHAEL SALTARELLI,
GIÁM MỤC WILMINGTON]

“Tôi sống nhưng không c̣n là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Nhiều vị Thánh vĩ đại đă xây dựng đời ḿnh trên câu Galate 2,20 này: “Tôi sống, nhưng không c̣n là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi”. Nghe đi nghe lại những lời này trong suốt đời sống của chúng ta th́ thật dễ nhưng thực ra chúng ta không bao giờ hiểu nổi tính chất cách mạng của câu này.

Đức Kitô sống trong chúng ta. Người muốn dùng diện mạo, giọng nói, và ngay cả cử chỉ của chúng ta để bày tỏ chính Người. Thánh Phaolô ư thức được sự yếu đuối của ḿnh, sự giới hạn của trí khôn và cá tính của ḿnh, cuộc vật lộn không tên với “cái gai đâm vào thịt ngài” (2 Cr 12,7). Nhưng ư thức khiêm nhường này về những yếu đối của ngài làm cho ngài thêm tín thác vào Đức Kitô: “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng làm cho tôi được mạnh mẽ” (Pl 4,13). Sự hiểu biết của ngài về những yếu đuối của ḿnh làm cho ngài mở ḷng ra để đón nhận sự hiện diện và quyền năng của Đức Kitô trong ngài.

Khi chúng ta ư thức được sự hiện diện của Đức Kitô theo cách này, chúng ta có thể nhóm ngọn lửa này lên bằng nhiều cách: qua việc cầu nguyện, suy niệm, Thánh lễ và các bí tích, cùng thánh hoá các việc làm thường nhật của chúng ta [5], qua đời sống gia đ́nh đầy niềm vui và hy sinh. Rồi ánh sáng của Đức Kitô sẽ tỏa ra cách tự nhiên từ chúng ta có thể trở thành ánh sáng chiếu soi nhiều hạng người khác nhau, dù họ là các tín hữu khác, hay những người thiện tâm sẽ đi trên đường đức tin hoặc họ là những người vô thần hay theo thuyết vô tri. Tất cả những người mà chúng ta gặp sẽ cảm thấy có một điều ǵ khác lạ nơí chúng ta và đưa họ đến việc tự ḿnh đặt những câu hỏi có thể thay đổi đời sống và định mệnh của họ.

Chúng ta đă thấy điều này không những trong đời sống của các Thánh như Thánh Stêphanô và Thánh Phaolô, mà c̣n trong đời sống của nhiều người khác. Hăy nghĩ đến Thánh Thomas More, là Quan thầy các Công chức, các Chính trị gia và các Luật sư, cùng gương nhân đức của ngài trong việc cai trị và đời sống gia đ́nh [6]. Hăy nghĩ đến Thánh Vincent de Paul và Thánh Louise de Marillac phục vụ người nghèo trên đường phố Paris. Hăy nghĩ đến Chân phước Đamien phục vụ những người phong hủi ở Molokai. Hăy nghĩ đến Chân phước Têrêxa thành Calcutta phục vụ những người khốn cùng và xấu xí nơi các đường phố trên thế giới ngay cả khi ngài can trường lèo lái đời ḿnh vượt qua những giai đoạn khô khan của đời sống nội tâm của ngài. Hăy nghĩ đến gương mặt rạng ngời và vui tươi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong những chuyến tông du của ngài. Hăy nghĩ đến hàng triệu tín hữu Công giáo qua nhiều thế kỷ đă sống bí tích Hôn Phối cách anh hùng và đă rạng chiếu Đức Kitô cho các thế hệ đi trước và sau họ. Tất cả các cuộc sống này đều là những minh chứng hùng hồn và cụ thể cho lời chứng của Thánh Phaolô rằng: “Tôi sống nhưng không c̣n là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi”.

Năm Thánh Phaolô là thời điểm cho chúng ta đứng sánh vai với các Thánh của Công giáo qua các kỷ nguyên, và sống những lời làm đổi đời của Thánh Phaolô nói lên sự cần thiết của việc nên thánh trên thế giới trong thế kỷ thứ 21 này.

-------------

Chú thích:

[5] x. Thư Mục vụ về Sự Thánh thiện trong Thế giới Làm việc (Pastoral Letter Holiness in the World of Work) của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 30-8-2001, phát hành trên The Dialog và trên website của GP Wilmington: www.cdow.org. Thư Mục vụ này cũng được phát hành toàn quốc trên Origins dưới cùng một đề tài vào ngày 30-8-2001 (Vol. 31: No. 12), 217-220.

[6] x. Kinh cầu Thánh Thomas More, Tử đạo, Quan thầy các Công chức, Chính trị gia và Luật sư của ĐGM Michael Saltarelli ngày 30-9-2004 và Lời công bố kèm theo Kinh cầu này, được ấn hành trên The Dialog và trên website của GP Wil-mington: www.cdow.org. GP Wilmington có thói quen cầu nguyện bằng Kinh cầu này trong tháng 10 là tháng Tôn trọng Sự sống, và ở cuối Thánh lễ Đỏ (Red Mass) mà Hội Thánh Thomas More cử hành với ĐGM vào mỗi tháng 10.

(Đức Giám mục Michael Saltarelli, Thư Mục Vụ “Học và sống tinh thần Thánh Phaolô)

 

 


 

 

BÀI ĐỌC THÊM (2)


THÁNH PHAO-LÔ BIẾT ĐỨC KI-TÔ NHƯ THẾ NÀO?
[BÀI GIÁO LƯ MỚI VII CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
VỀ THÁNH PHAO-LÔ]

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong buổi triều yết chung ngày thứ tư mùng 8/10/2008 tại quảng trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha tiếp tục chu kỳ Giáo Lư dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.

Anh Chị em thân mến,

Trong những bài Giáo Lư trước về Thánh Phaolô, cha đă nói về cuộc gặp gỡ của ngài với Đức Kitô Phục Sinh, là biến cố thay đổi cuộc đời ngài tận căn bản, và sau đó về liên hệ của ngài với Mười Hai Tông Đồ là những vị đă được Chúa Giêsu gọi, đặc biệt là với các Thánh Giacôbê, Phêrô và Gioan, cũng như liên hệ của ngài với Hội Thánh tại Giêrusalem.

Vấn nạn c̣n lại bây giờ là Thánh Phaolô biết ǵ về Chúa Giêsu khi Người c̣n tại thế: về cuộc đời của Người, vầ giáo huấn của Người, về cuộc Khổ Nạn của Người. Trước khi đi vào vấn đề này, chúng ta nên nhớ rằng chính Thánh Phaolô đă phân biệt hai cách để biết Chúa Giêsu, nói chung là hai cách để biết một người.

Ngài viết trong Thư thứ 2 gửi tín hữu Côrintô: “Cho nên từ nay trở đi chúng tôi không c̣n biết một ai theo xác thịt. Mặc dầu chúng tôi đă biết Đức Kitô theo xác thịt, nhưng bây giờ chúng tôi không c̣n biết Người như thế nữa” (5,16). Biết “theo xác thịt”, một cách hữu h́nh, có nghĩa là chỉ biết vẻ bề ngoài, với những tiêu chuẩn bên ngoài: một người có thể thấy một người khác nhiều lần, nhận ra được những đặc tính về dung mạo của người ấy và nhiều chi tiết về cách người ấy hoạt động: người ấy nói chuyện, đi đứng,…thế nào. Nhưng dù biết người nào cách này, một người vẫn không thật sự biết người ấy, một người không thể biết được cái tâm của người ấy. Chỉ với trái trái tim, người ta mới thật sự biết một người.

Thực thế, các người Biệt Phái và Xađốc đă biết Chúa Giêsu cách bề ngoài, họ đă nghe Người giảng dạy, và biết nhiều chi tiết về Người, nhưng họ đă không biết Người và chân lư của Người. Có một sự phân biệt tương tự trong những Lời của Chúa Giêsu. Sau khi Hiển Dung, Người đă hỏi các Tông Đồ: “Người ta bảo Thầy là ai?” “Các con nói Thầy là ai?” Dân chúng đă biết Người, nhưng chỉ biết cách hời hợt; họ biết nhiều điều về Người, nhưng họ đă thật sự không biết Người. Trái lại, nhở t́nh bằng hữu, và vai tṛ của con tim của các ngài, Nhóm Mười Hai ít ra là đă hiểu những điều chính yếu và đă bắt đầu học thêm về Người thực sự là ai.

Ngày nay cũng có cách hiểu biết khác nhau đó: Có nhiều cá nhân học rộng cùng biết nhiều chi tiết về Đức Kitô, và nhiều người chất phác không biết những chi tiết ấy, nhưng họ lại biết Đức Kitô và chân lư của Người: “Con tim nói với con tim”. Và Thánh Phaolô thật sự nói rằng ngài biết Đức Kitô cách ấy, bằng con tim, và rằng ngài thật sự biết con người và chân lư của Người; và rồi sau đó, ngài biết các chi tiết.

Sau khi đă nói thế, vấn đề vẫn c̣n lại là: Thánh Phaolô đă biết ǵ về cuộc đời, các lời nói, cuộc Khổ Nạn và các phép lạ của Chúa Giêsu? Dường như ngài đă chưa bao giờ được gặp Chúa Giêsu trong cuộc đời dương thế của Người. Chắc chắn rằng ngài đă học những chi tiết về cuộc đời dương thế của Đức Kitô từ các Tông Đồ và Hội Thánh Sơ Khai. Trong các Thư của ngài, chúng ta t́m thấy ba h́nh thức ngài dùng để nói về Chúa Giêsu tiền Phục Sinh. Trước hết, là những đề cập dứt khoát và trực tiếp. Thánh Phaolô nói về ḍng dơi vua Đavít của Chúa Giêsu (x. Rm 1,3). Ngài biết Chúa có các “anh em” hay bà con họ hàng theo huyết thống (1 Cr 9,5; Gl 1,19), ngài biết về việc tiến hành trong Bữa Tiệc Ly (x. 1 Cr 11,23). Ngài biết những câu nói khác của Chúa Giêsu, thí dụ như sự bất khả phân ly của hôn nhân (x. 1 Cr 7,10 với Mc 10,11-12), về nhu cầu mà những người rao giảng Tin Mừng cần được cộng đồng nâng đỡ như là người làm đáng được tiền công (x. 1 Cr 11,24-25 và Lc 22,19-20), và ngài cũng biết về Thập Giá của Chúa Giêsu. Những điều này là những đề cập trực tiếp đến những lời nói và các sự kiện trong đời sống của Chúa Giêsu.

Thứ đến, chúng ta có thể thấy từ một vài câu trong các Thư Thánh Phaolô một số ám chỉ khác nhau đă được truyền thống Nhất Lăm xác nhận. Thí dụ các lời mà chúng ta đọc trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica, theo đó th́ “ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong đêm” (5,2), không thể dựa theo các lời tiên tri trong Cựu Ước mà giải thích được, bởi v́ việc so sánh với kẻ trộm trong đêm chỉ được t́m thấy trong Tin Mừng Thánh Matthêu và Luca, như thế những lời ấy phải được trích ra từ truyền thống Nhất Lăm. Và khi một người đọc rằng Thiên Chúa “chọn sự điên dại của thế gian” (1 Cr 1,27-28), người ta có thể nhận ra đó là tiếng vang vọng trung thực của Giáo Huấn của Chúa Giêsu về những người đơn sơ và khó nghèo (x. Mt 5,3; 11,25; 19,30). Cũng có những lời của Chúa Giêsu trong Lễ Đại Xá cứu thế; “Lạy Cha, là Chúa Trời đất, Con cảm tạ Cha v́ cha đă giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người như trẻ nhỏ." Thánh Phaolô biết -- từ kinh nghiệm truyền giáo của ngài -- rằng những lời này là chân thật, những người giống trẻ nhỏ là những người có con tim mở ra để đón nhận sự hiểu biết về Đức Kitô. Cũng thế, việc nhắc đến sự vâng phục của Chúa Giêsu “cho đến chết” mà chúng ta thấy trong thư gửi tín hữu Philipphê 2,8 không nói về điều ǵ khác ngoài việc hoàn toàn sẵn ḷng của Chúa Giêsu khi c̣n tại thế để làm trọn Thánh Ư Chúa Cha (x. Mc 3,35; Ga 4,34).

Cho nên Thánh Phaolô đă biết về Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, Thập Giá của Người, và cách Người đă sống trong những giây phút cuối cùng của đời Người. Thập Giá của Chúa Giêsu và truyền thống về sự thật của Thập Giá nằm ở trọng tâm của Lời Rao Giảng của Thánh Phaolô. Một cột trụ khác của cuộc đời Chúa Giêsu mà Thánh Phaolô đă biết là Bài Giảng Trên Núi, một số yếu tố của Bài Giảng này được nhắc lại hầu như từ chương khi ngài viết cho tín hữu Rôma: “Anh chị em hăy yêu thương nhau. … Phúc cho những ai bị bách hại. … Anh chị em hăy sống ḥa thuận với mọi người. … Hăy thắng sự dữ bằng việc lành”. Trong các Thư của ngài có sự diễn tả trung thực [những điều trong] Bài Giảng Trên Núi (x. Mt 5-7).

Sau cùng, chúng ta có cách thứ ba để t́m thấy lời của Chúa Giêsu trong các Thư của Thánh Phaolô: đó là khi ngài hoán chuyển truyền thống của thời Tiền Phục Sinh thành Hậu Phục Sinh. Một thí dụ cụ thể là đề tài về Nước Thiên Chúa. Đây chắc chắn là trung tâm của việc giảng dạy của Đức Kitô lịch sử (x. Mt 3,2; Mc 1,15; Lc 4,43). Trong cách hoán chuyển của Thánh Phaolô đề tài này được thấy rơ ràng, v́ sau khi Phục Sinh rơ ràng là Chúa Giêsu, Đấng Phục Sinh, là Nước Thiên Chúa. Khi ấy, Chúa Giêsu ở đâu th́ Nước Thiên Chúa ở đó. Và như thế sự cần thiết của đề tài về Nước Thiên Chúa, mà trong đó mầu nhiệm của Đức Kitô đă được thấy trước, được biến đổi thành Kitô học.

Các giáo huấn của chính Chúa Giêsu về việc làm sao để được vào Nước Thiên Chúa cũng đúng đối với Thánh Phaolô về việc công chính hóa nhờ Đức Tin: Cả hai đ̣i hỏi một thái độ khiêm nhường hết sức và sẵn ḷng, không tự phụ, để nhận được ân sủng của Thiên Chúa. Thí dụ, dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế (x. Lc 18,9-14) dạy chính điều mà Thánh Phaolô bàn đến khi ngài quả quyết rằng không ai được tự khoe ḿnh trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Cũng thế, giáo huấn của Chúa Giêsu về những người thu thuế và gái điếm, là những người sẵn sàng đón nhận Tin Mừng hơn những người Biệt Phái (x. Mt 21,31; Lc 7,36-50), và quyết định ngồi ăn cùng bàn với họ của Người (x. Mt 9:10-13; Lc 15:1-2), được t́m thấy trong học thuyết của Thánh Phaolô về mầu nhiệm t́nh yêu của Thiên Chúa dành cho những người tội lỗi (x. Rm 5,8-10 và Ep 2,3-5). Bằng cách này, đề tài về Nước Thiên Chúa được đề ra bằng một phương thức mới mẻ, nhưng luôn luôn trung thành với truyền thống của Chúa Giêsu lịch sử.

Một thí dụ khác về việc hoán chuyển một cách trung thành trọng tâm giáo thuyết của Chúa Giêsu được t́m thấy trong các “tước hiệu” nói về Người. Trước Phục Sinh, Đức Kitô tự xưng ḿnh là “Con Người”; sau Phục Sinh rơ ràng là Con Người cũng là Con Thiên Chúa. Cho nên, tước hiệu mà Thánh Phaolô thích dùng để nói về Chúa Giêsu là “Kyrios” – Chúa (x. Pl 9,11) -- tước hiệu ấy ám chỉ Thiên Tính của Chúa Giêsu. Với tước hiệu này Chúa Giêsu xuất hiện trong ánh sáng sung măn của sự Phục Sinh của Người.

Trên Núi Cây Dầu, trong giây phút “cực kỳ đau buồn” của Chúa Giêsu (x. Mc 14,36), các môn đệ, trước khi mê ngủ, đă nghe Chúa Giêsu nói với Chúa Cha và gọi Ngái là “Abba – Cha ơi”. Đây là một lời rất thân t́nh, giống như “bố ơi”, chỉ dành cho con cái gọi cha ḿnh. Cho đến giây phút ấy, việc một người Hipri dùng lời như vậy mà gọi Thiên Chúa là một điều không tưởng; nhưng Chúa Giêsu, là người Con thật, nói như thế trong giờ mật thiết và gọi “Abba, Cha ơi”.

Trong Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma và Galatê, điều đáng ngạc nhiên là chữ “Abba” dùng để diễn tả liên hệ riêng cuả Chúa Giêsu với Chúa Cha được phát ra từ miệng những người được rửa tội (x. Rm 8,15; Gl 4,6). Họ đă nhận được “Thần Khí làm Nghĩa Tử” và giờ đây mang trong chính ḿnh họ Thần Khí này, và họ có thể nói như Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu như những con cái thật của Chúa Cha. Họ có thể gọi “Abba” bởi v́ họ đă được biến đổi thành con cái trong Chúa Con.

Và cuối cùng, cha muốn vạch ra chiều kích cứu độ của cái chết của Chúa Giêsu, như chúng ta thấy trong Tin Mừng mà trong đó “Con Người không đến để được phục vụ mà để phục vụ và hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc tội nhiều người” (Mc 10,45; Mt 20,28). Cách diễn tả trung thực câu này của Chúa Giêsu xuất hiện trong học thuyết Thánh Phaolô về cái chết của Chúa Giêsu như là một sự giải thoát (x. 1 Cr 6,20), như sư cứu độ (x. Rm 3,24), như giải phóng (x. Gl 5,1) và như ḥa giải (x. Rom 5,10; 2 Cr 5,18-20). Đây là trung tâm của Thần Học Thánh Phaolô, là một nền thần học dựa vào câu này của Chúa Giêsu.

Để kết luận, Thánh Phaolô đă không nghĩ rằng Chúa Giêsu là điều ǵ lịch sử, điều ǵ trong quá khứ. Ngài chắc chắn biết truyền thống cao cả về cuộc sống của Người, lời nói, cái chết và sự Phục Sinh của Người, nhưng ngài không coi những biến cố đó là những ǵ trong quá khứ; ngài đưa các biến cố này ra như những thực tại của Chúa Giêsu vẫn c̣n sống. Những lời nói và hành động này của Chúa Giêsu đối với Thánh Phaolô không gắn liền với một thời điểm lịch sử, với quá khứ. Chúa Giêsu hiện vẫn sống và nói với chúng ta, và sống cho chúng ta. Đó là cách đích thực để biết Chúa Giêsu, không phải cách tự nhiên, như một người trong quá khứ, nhưng như là Chúa và Anh của chúng ta, mà ngày nay đang ở với chúng ta cùng chỉ cho chúng ta phải sống thế nào và chết thế nào.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI.

 (Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ - Nguồn: giaoly.org)

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
(Biên soạn và hướng dẫn)

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.