1 2 3 4 5 6 7

 

MỪNG NĂM THÁNH PHAO-LÔ 28.6.2008-29.6.2009

SALT Logo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ TÀI III
CẦU NGUYỆN, HỌC HỎI VÀ SỐNG LỜI CHÚA
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ

 

 

 

 

CÁCH TIỀN HÀNH
VIỆC HỌC HỎI VÀ CHIA SẺ ĐỀ TÀI III:
“CẦU NGUYỆN, HỌC HỎI VÀ SỐNG LỜI CHÚA
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ.”


 

Tiết 1 (45 phút):

Bước 1:Thuyết tŕnh viên tŕnh bày Đề Tài III: “CẦU NGUYỆN, HỌC HỎI VÀ SỐNG LỜI CHÚA TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ.”

Tiết 2 (45 phút):

Bước 2:Các tham dự viên chia sẻ chung về Đề Tài III: “CẦU NGUYỆN, HỌC HỎI VÀ SỐNG LỜI CHÚA TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ” theo câu hỏi gợi ư của thuyết tŕnh viên.

Bước 3:Linh mục chủ tŕ phát biểu cảm tưởng và ư kiến đúc kết ngày sinh hoạt.

 

 

 

 

PHẦN THỨ NHẤT
CẦU NGUYỆN, HỌC HỎI VÀ SỐNG LỜI CHÚA
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ
[TR̀NH BÀY]

 

I. VÀO ĐỀ

Trong sứ điệp gửi Dân Chúa của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới kỳ thứ XII về Lời Chúa (1) các Nghị Phụ có lời ngỏ rằng:

“Chúng tôi tái đề nghị với mọi người tiếng nói và ánh sáng của Lời Chúa, lập lại lời mời gọi xưa kia: "Lời này rất gần với bạn, ở nơi miệng và trong con tim của bạn, để bạn mang ra thực hành" (Đnl 30,14). Chính Thiên Chúa sẽ nói với mỗi người: "Hỡi con người, tất cả những lời Ta nói với ngươi, hăy đón nhận vào ḷng và hăy lắng nghe bằng tai" (Ed 3,10).”

Lời nhắn nhủ trên thật phù hợp với đề tài thứ ba của loạt 6 đề tài của chúng ta là CẦU NGUYỆN, HỌC HỎI VÀ SỐNG LỜI CHÚA TRONG NĂM THÁNH PHAOLÔ.

 

II. THÂN BÀI

2.1 PHẦN MỖI NGƯỜI CHÚNG TA

Trong Đề Tài II chúng ta đă học hỏi, chia sẻ về cách SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN CÙNG CHÚA KI-TÔ. Tựa đề của Đề Tài III này là CẦU NGUYỆN, HỌC HỎI VÀ SỐNG LỜI CHÚA th́ thiết nghĩ chúng ta phải hiểu là:

* CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA
* HỌC HỎI LỜI CHÚA và
* SỐNG LỜI CHÚA.

Đây là 3 việc hết sức quan trọng liên quan tới Lời Chúa mà mọi Ki-tô hữu phải thực hiện.

2.1.1 Cầu nguyện với Lời Chúa.

(1o) Có nhiều cách cầu nguyện: đọc kinh, lần chuỗi, ngắm chặng đàng thánh giá, ngồi thinh lặng (trong nhà thờ, trong pḥng, trong thiên nhiên) mà ḷng hướng về Chúa, đọc kinh nhật tụng…. đều có thể là cầu nguyện.

(2o) Nhưng cách cầu nguyện tốt nhất, có hiệu quả nhất (v́ Lời Chúa có quyền năng khôn lường), được Hội Thánh cổ động nhiều nhất là cầu nguyện với Lời Chúa hay cầu nguyện bằng Lời Chúa.

(3o) Cầu nguyện với/bằng Lời Chúa là cách cầu nguyện dễ thực hiện chứ không khó khăn như nhiều người lầm tưởng, gồm 3 bước hay 3 việc:

(a) Trước hết chúng ta nguyện xin Thánh Thần soi sáng để đọc Lời Chúa (Kinh Thánh) và cầu nguyện.

(b) Kế đến chúng ta đọc đoạn Lời Chúa (Kinh Thánh) 1,2 lần, chú ư đến những chữ, tên, việc, giữ tâm hồn thinh lặng. Xin Chúa Thánh Thần dậy bảo.

(c) Sau hết chúng ta đọc lại một lần nữa, nhưng dừng ở từng câu mà cầu nguyện. Lúc đầu có thể theo gợi ư của sách “Chuẩn Bị Đón Nhận Chúa Giê-su” của đức ông Vincent Walsh. Nhưng cơ bản là để Thánh Thần hướng dẫn.

Một ví dụ:

Khi đọc đoạn Phúc âm Mát-thêu 5,12-16 “Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian” chúng ta cầu nguyện với/bằng câu 12 “Chính anh em là muối cho đời” như thế này: “Lạy Chúa, con biết con phải là muối cho đời nhưng con c̣n nhạt t́nh yêu, c̣n thiếu bác ái, chưa đủ trong sạch, lại thiếu khiêm nhường và nhiệt thành, nên con chưa ướp mặn được những thực tại và những người chung quanh con! Xin Chúa hăy ướp mặn con bằng lửa T́nh Yêu của Chúa để con trở nên muối cho đời th́ con mới có thể làm cho đời con mặn mà và ướp mặn những việc con làm, những người con tiếp xúc, những thực tại con sống!”

Và cầu nguyện với/bằng câu 14: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” như thế này: “Lạy Chúa, con biết Chúa muốn con là ánh sáng cho trần gian.” Nhưng làm sao mà con là ánh sáng cho trần gian được, v́ đời con đầy u mê, tăm tối, uơn lười, yếu đuối và tội lỗi. Xin Chúa d́m con trong Ḍng Ánh Sáng của Chúa để con được nạp năng lượng và biến đổi thành vật phát sáng. Lúc ấy con mớí có thể là một ánh sáng nhỏ cho những người đi bên con, đi cùng con!”

Một ví dụ khác:

Khi đọc đoạn Phúc âm Máccô 3,31-35 “Ai mới thật là thân nhân của Đức Kitô” chúng ta cầu nguyện với/bằng câu 33 “Nhưng Người đáp lại: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?" như thế này: “Lạy Chúa, con rất muốn biết Chúa xem ai là mẹ, ai là anh em, ai là ruột thịt của Chúa, v́ con rất muốn được Chúa coi là người thân thuộc, là người trong gia đ́nh của Chúa.”

Và cầu nguyện với/bằng câu 34-35 “Rồi Người rảo mắt nh́n những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ư muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em, chị em tôi, là mẹ tôi" như thế này: “Lạy Chúa, con cám ơn Chúa v́ Chúa đă nói cho con biết những ai thi hành ư muốn của Thiên Chúa th́ được Chúa xem là mẹ, là anh em, là chị em của Chúa. Con rất muốn được Chúa coi là người thuộc gia đ́nh Chúa. Nhưng nhiều lúc con không biết đâu là ư muốn của Thiên Chúa và nhiều lúc khác con ngần ngại thực thi ư muốn của Thiên Chúa, v́ con nhát đảm và kém ḷng tin. Xin Chúa giúp con trong nỗi khó khăn này, để một ngày không xa, con được Chúa kể là mẹ, là anh em, là chị em của Chúa. Ngày đó con sẽ vui sướng biết chừng nào!”

2.1.2 Học hỏi Lời Chúa.

(1o) “Vô tri bất mộ” – Không biết th́ không yêu mến! Vậy muốn yêu mến Chúa th́ trước hết phải t́m hiểu, phải học hỏi về Người để biết Chúa ngày một nhiều hơn, biết Chúa là Ai và biết Chúa muốn ǵ, dậy ǵ? Không chỉ biêt bằng kiến thức (đầu óc) mà c̣n phải biết bằng tấm ḷng (con tim), bằng kinh nghiệm sống nữa. Phải biết về Chúa Giêsu của lịch sử (kiến thức) và phải biết Chúa Giê-su của ḷng tin (cảm nghiệm).

(2o) Thánh Giê-rô-ni-mô, linh mục tiến sĩ Hội Thánh đă viết/nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Ki-tô”

v́:

- Kinh Thánh Cựu Ước tiên báo về Chúa Ki-tô,
- Kinh Thánh Cựu Ước dọn đường cho Chúa Ki-tô,
- Kinh Thánh Tân Ước nói về Chúa Ki-tô,
- Kinh Thánh Tân Ước tường thuật về Chúa Ki-tô (lời nói, việc làm, phép lạ....).
- Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước là lời của Chúa Cha ngỏ lời với con cái.

Vậy th́ muốn biết Chúa Ki-tô th́ không thể không học hỏi Kinh Thánh.

(3o) Có nhiều cách học Kinh Thánh qua các khóa học:

* Kinh Thánh nhập môn,
* Chú giải (cắt nghĩa, giảng giải) Kinh Thánh,
* Kinh Thánh Cầu Nguyện [theo phương pháp của đức ông Vincent Walsh],
* Kinh Thánh 100 tuần [thật ra là 120 tuần, theo phương pháp của linh mục Marcel le Dorze, M.E.P],
* Thánh Kinh và Huấn Luyện Lănh Đạo Muôi Đất [theo phương pháp của Đại học của Ḍng Tên ở Seattle (WA/USA) có tên là Scripture and Leadership Training, viết tắt là SALT = MUỐI].

2.1.3 Sống Lời Chúa.

(1o) Sống Lời Chúa là thực thi những điều Chúa mạc khải và giáo huấn trong Kinh Thánh. Chúa Giêsu đă xác định rất rơ ràng ai là môn đệ chân chính:

"Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đă chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? " Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!

"Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, th́ ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay băo táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, v́ đă xây trên nền đá. C̣n ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, th́ ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay băo táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành" (Mt 6,21-27).

Trong Phúc âm Mác-cô, Chúa Giê-su c̣n xác định ai là mẹ, là an hem, là chị em của Chúa. Đó là:

“Ai thi hành ư muốn của Thiên Chúa người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi." (Mc 3,35). Thi hành ư muốn của Thiên Chúa chính là sống Lời Chúa vậy.

(2o) Có nhiều cách giúp chúng ta sống Lời Chúa. Theo kinh nghiệm của nhiều người th́ có những cách sau đây:

(a) Chọn một câu Kinh Thánh làm khẩu hiệu, phương châm sống hay kim chỉ nam cho cả cuộc đời ḿnh. Chúng ta thấy trước ngày chịu chức, các Giám mục và linh mục đều chọn một câu Kinh Thánh làm khẩu hiệu hay phương châm mang tính định hướng cho cả cuộc sống của các ngài. Trước ngày khấn ḍng các tu sĩ nam nữ cũng làm như vậy. Vậy tại sao giáo dân không thực hành việc tốt lành này?

(b) Trong mỗi giai đoạn cuộc đời, mỗi đầu năm, đầu mỗi Mùa Phụng Vụ chúng ta cũng có thể chọn một câu Lời Chúa (đánh động ḿnh khi nghe/đọc) làm khẩu hiệu, phương châm hay kim chỉ nam cho đời sống tâm linh. Một số giáo xứ, hội đoàn có tập tục tốt lành là tổ chức HÁI LỘC XUÂN vào dịp đầu năm. Thiết nghĩ chúng ta nên duy tŕ và phát huy tập quán thánh thiện này. Mỗi người, mỗi gia đ́nh nhận được câu Lời Chúa nào th́ không chỉ dán trên tựng làm cảnh mà mọi người trong nhà phải nhắc nhở nhau sống câu Lời Chúa ấy.

(c) Thậm chí mỗi tuần lễ, mỗi ngày chúng ta cũng có thể chọn một câu Lời Chúa (đánh động ḿnh khi nghe/đọc) làm khẩu hiệu, làm phương châm hay kim chỉ nam cho đời sống tâm linh của tuần ấy, ngày ấy.

(3o) Điều quan trọng và có tính quyết định là khi đă chọn câu Kinh Thánh nào làm khẩu hiệu, làm phương châm hay kim chỉ nam cho cả đời/một giai đoạn dài hay cho một thời gian ngắn của ḿnh th́ chúng ta phải làm sao để nhớ được lời Kinh Thánh ấy mà đem ra thực hành và thường xuyên kiểm điểm việc ḿnh thực hiện.

2.2 THÁNH PHAO-LÔ CẦU NGUYỆN, HỌC HỎI VÀ SỐNG LỜI CHÚA

2.2.1 Trước khi trở lại Thánh Phao-lô cầu nguyện, học hỏi và sống Lời Chúa như thế nào?

Trước khi trở lại tức trước lúc gặp Chúa Giê-su Phục Sinh trên đường Đa-mát, Thánh Phao-lô đă cầu nguyện, học hỏi và sống Lời Chúa một cách nghiêm chỉnh v́ ngài là một tín đồ Do Thái giáo guơng mẫu, một Pha-ri-sêu trí thức. Dấu chứng là Thánh Phao-lô rất am tuờng Kinh Thánh Hí-pri. Ngựi tín đồ Do Thái nào cũng tham dự các buổi đọc và học Kinh Thánh của Hội Đường tại nơi cư trú. Hơn nữa Thánh Phao-lô c̣n là môn sinh của thày Ga-ma-liên nổi tiếng thời đó. Ngoài ra người Do Thái sùng đạo nào cũng cầu nguyện bằng các Thánh Vịnh.

2.2.2 Sau khi trở lại Thánh Phao-lô cầu nguyện, học hỏi và sống Lời Chúa như thế nào?

Sau khi trở lại tức sau lúc gặp Chúa Giê-su Phục Sinh trên đường Đa-mát, Thánh Phao-lô đă cầu nguyện, học hỏi và sống Lời Chúa một cách xác tín và dấn thân hơn ai hết. Có thể trong mỗi trang thư của Thánh Phao-lô, chúng ta đều có thể t́m thấy những chứng cứ của một con người cầu nguyện, học hỏi và sống Lời Chúa.

Ví dụ: Gl 1,11-16:

“Thật vậy, thưa anh em, tôi xin nói cho anh em biết: Tin Mừng tôi loan báo không phải là do loài người. V́ không có ai trong loài người đă truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giêsu Kitô đă mặc khải. Anh em hẳn đă nghe nói tôi đă ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do Thái: tôi đă quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa. Trong việc giữ đạo Do Thái, tôi đă vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi: hơn ai hết, tôi đă tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông.

“Nhưng Thiên Chúa đă dành riêng tôi ngay từ khi tôi c̣n trong ḷng mẹ, và đă gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đă đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại. Tôi đă chẳng thuận theo các lư do tự nhiên,…”

Ví dụ khác: Pl 2,6-11

Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy tŕ
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.

Người lại c̣n hạ ḿnh,
vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết,
chết trên cây thập tự.

Chính v́ thế, Thiên Chúa đă siêu tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.

Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,
cả trên trời dưới đất
và trong nơi âm phủ,
muôn vật phải bái quỳ;
và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
"Đức Giê-su Ki-tô là Chúa"
.

Thử hỏi nếu Thánh Phao-lô không cầu nguyện, học hỏi và sống Lời Chúa th́ ngài có thể viêt được những lời trên không? Chăc chắn là không rồi?

 

III. KẾT LUẬN

Nói chung giáo dân Việt Nam c̣n rất thờ ơ với Kinh Thánh, cả trong việc đọc, suy niệm, chia sẻ, học hỏi lẫn trong việc cầu nguyện (với Lời Chúa). Chúng ta vẫn quen với cách cầu nguyện bằng đọc kinh là truyền thống tốt lành từ thời Giáo hội Việt Nam c̣n sơ khai. Cầu nguyện bằng đọc kinh là cách rất tốt, nhưng chúng ta nên suy nghĩ cách nghiêm túc để dành lại cho Kinh Thánh vai tṛ, địa vị, chỗ đứng ưu tiên số một của Lời Chúa trong đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn Kitô hữu như ước mong của Công Đồng Va-ti-ca-nô II, của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Kỳ thứ XII về Lời Chúa.


Ghi chú:

(1) Trong các ngày từ mùng 5 đến 25 tháng 10 vừa qua Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới kỳ thứ XII về Lời Chúa đă diễn ra tại Roma với sự tham dự của 253 nghị phụ đến từ 118 quốc gia...

Xét về châu lục số nghị phụ đến từ Âu châu đông nhất với 90 vị, tiếp đến là Mỹ châu 62 vị, Phi châu 51 vị, Á châu 41 vị và sau cùng là 9 vị đến từ châu Đại Dương. Các vị tham dự công nghị này với nhiều danh nghĩa khác nhau: 173 vị được bầu ra, 38 vị do chức vụ, 32 vị do Đức Thánh Cha bổ nhiệm và 10 vị là Bề Trên Tổng Quyền đại diện Liên Hiệp các Bề Trên Tổng Quyền. Xét về cấp bậc của các nghị phụ, vó 8 Thượng Phụ, 52 Hồng Y, 2 Tổng Giám Mục Trưởng, 79 Tổng Giám Mục và 130 Giám Mục. Nghị phụ cao niên nhất là Đức Hồng Y Nasrallah Sfeir, Thượng Phụ Giáo Chủ Công Giáo Maronít Libăng, năm nay 88 tuổi; vị trẻ nhất 39 tuổi là Đức Cha Anton Leichtfried, Giám Mục phụ tá giáo phận Sankt Poelten, bên Áo. Tham dự khóa họp cũng có 41 Linh Mục chuyên gia đến từ 21 nước và 37 dự thính viên nam nữ đền từ 26 nước. Ngoài ra c̣n có 10 đại biểu các Giáo Hội và Cộng Đoàn Giáo Hội Kitô anh em, trong đó có các Giáo Hội Chính Thống, Giáo Hội Armeni Tông Truyền, Giáo Hội Anh giáo, Giáo Hội Kitô Hoa Kỳ và Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội Kitô ở Genève. Cũng có ba vị được Đức Thánh Cha mời đặc biệt là Rabbi Trưởng Cộng Đoàn Do thái ở Haifa Israel Shear Yashyr Cohen, Mục Sư Miller Milloy, Tổng Thư Kư Liên Hiệp các Hội Thánh Kinh và Thầy Alois, tu viện trưởng Cộng Đoàn Đại Kết Taizé bên Pháp.

Phụ giúp công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục có 32 Linh Mục trợ tá, các thông dịch viên và nhân viên kỹ thuật.

 

 


 

 

PHẦN THỨ HAI
CẦU NGUYỆN, HỌC HỎI VÀ SỐNG LỜI CHÚA
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ
[CHIA SẺ]

 

Câu hỏi gợi ư:

Hiến Chế “Lời Thiên Chúa” của Công đồng Va-ti-ca-nô II có lời kêu gọi:

“Phải mở rộng lối vào Kinh Thánh cho các Ki-tô hữu.” (số 22).

Có 8 lối giúp các Kitô hữu đi vào kho tàng Kinh Thánh. Đó là:

1. Nghe Lời Chúa.
2. Đọc Lời Chúa (đọc riêng).
3. Suy gẫm (niệm) Lời Chúa.
4. Cầu nguyện với/bằng Lời Chúa.
5. Chia sẻ Lời Chúa (trong nhóm nhỏ).
6. Học hỏi Lời Chúa (qua các Khóa).
7. Giảng dậy Lời Chúa (Thừa tác viên Lời Chúa, Giáo lư viên).
8. Sống Lời Chúa (thực thi giáo huấn Thánh Kinh).

Anh chị hiện đang dùng những lối nào để đi vào Kinh Thánh? Kết quả ra sao?

 

Ghi chú:

1. Nếu số người tham dự quá đông hoặc không có đủ pḥng ốc hoặc thời gian th́ có thể chia sẻ tại chỗ từng 4-5 người thành một nhóm.

2. Ngoài việc chia sẻ trong nhóm nhỏ, ban tổ chức cũng yêu cầu mỗi tham dự viên ghi lại phần trả lời các câu hỏi trên giấy và nộp lại cho ban tổ chức sau ngày sinh hoạt. Nếu nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các câu trả lời này, Ṭa Giám Mục sẽ có một tài liệu rất quư giá, về đời sống đạo của giáo dân.

 

 


 

 

PHẦN THỨ BA
CẦU NGUYỆN, HỌC HỎI VÀ SỐNG LỜI CHÚA
TRONG NĂM THÁNH PHAO-LÔ

[GỢI Ư CỦA ĐỨC CHA MICHAEL SALTARELLI,
GIÁM MỤC WILMINGTON]]

 “Lời của Thiên Chúa không thể bị xiềng xích” (2 Tm 2,9).

Đức Thánh Cha Beneđictô XVI viết trong diễn từ đọc trước Hội nghị Thế giới để kỷ niệm 40 năm Dei Verbum [7], Hiến chế về Mạc khải của Thiên Chúa của Công đồng Vaticanô II:

“Tôi muốn đặc biệt nhắc đến và đề nghị truyền thống cổ Lectio divina: chăm chú đọc Thánh Kinh đi kèm với cầu nguyện đem lại một cuộc đối thoại nội tâm, mà trong đó người đọc nghe Thiên Chúa nói và đáp lại lời Ngài với tâm hồn phó thác, rộng mở trong khi cầu nguyện (x. Dei Verbum, 25). Nếu được cổ vũ cách hiệu quả, tôi xác tín rằng, cách thực hành này sẽ đem lại cho Giáo Hội một mùa xuân mới về tâm linh. Như là một ưu điểm của Mục vụ Thánh Kinh, Lectio divina có thể được khuyến khích thêm nữa, cũng như việc dùng các phương pháp mới đă được suy nghĩ chín chắn và hợp với thời đại. Không bao giờ được quên rằng Lời Chúa là ngọn đèn soi bước và là ánh sáng chỉ đường ta đi” (x. Tv 119 (118),105).

Tôi xin nhắc lại lời ĐTC Beneđictô khuyên người Công giáo thực hành cách suy niệm Thánh Kinh theo Lectio divina mỗi ngày như là phương thế để đào sâu sự hiệp thông giữa chúng ta với Thiên Chúa và đạt được những hiểu biết tinh thần. “Nguyện cho Lời Đức Kitô ngự trị cách dồi dào trong anh em” (Cl 3,16). Việc cầu nguyện bằng suy niệm Thánh Kinh này vận dụng tư tưởng, óc tưởng tượng, t́nh cảm và ước muốn. Việc vận dụng những khả năng này của chúng ta làm cho việc hoán cải của ḷng chúng ta thêm sâu đậm và củng cố quyết tâm đi theo Đức Kitô của chúng ta [8].

Chú tâm cách đặc biệt vào Lời Chúa chỉ cho chúng ta chân lư căn bản của Công giáo trong câu chuyện trên đường Emmau của Thánh Luca [9]. Để thực sự thuộc về Thánh Kinh th́ cũng phải đồng thời thực sự là bí tích và Thánh Thể. Bất cứ đầu tư nào để hiểu biết và cầu nguyện cách nào với Thánh Kinh cũng đồng thời là đầu tư vào một tham dự đầy đủ hơn, linh hoạt hơn và ư thức hơn vào Thánh lễ của Công giáo và các phụng vụ bí tích.

Thánh Giêrônimô diễn tả sự kết hợp giữa Lời Chúa và Thánh Thể: “Thịt Chúa là của ăn thật và Máu Chúa là của uống thật; đây là điều tốt lành thật sự của chúng ta ở đời này: nuôi ḿnh bằng thịt và uống máu Người không những chỉ trong Thánh Thể mà c̣n trong việc đọc Thánh Kinh. Quả thật, Lời Thiên Chúa được rút ra từ sự hiểu biết Thánh Kinh, là của ăn và thức uống thật sự của chúng ta” [10].

Thêm vào việc đọc Thánh Kinh, cầu nguyện theo Lectio divina, Năm Thánh Phaolô c̣n cho chúng ta một dịp để khám phá ra Ngành Nghiên cứu Thánh Kinh hiện đại của Giáo hội Công giáo. Tiếp cận khoa học của Giáo Hội trong việc nghiên cứu Thánh Kinh biểu thị bằng việc sử dụng cách giải thích Thánh Kinh theo lịch sử, theo quy điển [11] và nhiều học cụ tinh vi khác để giải thích các Bản văn Thánh, được ghi chép cẩn thận trong tài liệu “Giải thích Thánh Kinh theo Giáo Hội” mà Uỷ ban Giáo hoàng về Kinh Thánh công bố năm 1993, được đăng trên website của Toà Thánh Vatican.

Đương nhiên là Dei Verbum tiếp tục là nguồn tài liệu tốt nhất để hiểu cách Giáo Hội tiếp cận Thánh Kinh:

Thánh Kinh và Thánh Truyền làm thành một Kho Tàng Thánh của Lời Chúa, được trao phó cho Giáo Hội. Bằng cách nắm vững kho tàng này, toàn thể dân thánh, kết hợp với các mục tử của ḿnh, luôn trung thành với giáo huấn của các Tông đồ, trong đời sống cộng đồng, trong việc bẻ bánh và trong cầu nguyện (x. Cv 2,42), để rồi nhờ việc giữ lấy, thực hành và tuyên xưng gia tài Đức tin, nó trở thành một phần của cố gắng duy nhất chung của các giám mục và các tín hữu. Nhưng nhiệm vụ giải thích cách xác thực Lời Thiên Chúa được trao phó riêng cho Huấn quyền của Giáo Hội, mà quyền hành của Huấn quyền này được thực thi nhân danh Đức Chúa Giêsu Kitô. Chức năng giáo huấn này không ở trên Lời Chúa, nhưng phục vụ Lời Chúa, bằng cách chỉ dạy những ǵ đă được trao lại, lắng nghe những điều này cách đạo đức, ǵn giữ cách cẩn thận và giải thích cách trung thành theo như Chúa đă truyền lại và nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, rút ra từ một kho tàng Đức tin duy nhất tất cả những điều ḿnh tŕnh bày để tin như là được Thiên Chúa mạc khải” (Dei Verbum, 10).

Sự phổ thông của các sách và phim ảnh gần đây, nhằm mục đích tŕnh bày lịch sử Giáo Hội hoặc thách đố đức tin của chúng ta, được coi là lời cảnh tỉnh trong việc dạy Giáo lư để quảng bá sự hiểu biết về Thánh Kinh và học hỏi Thánh Kinh mỗi ngày, cũng như hiểu biết về giáo huấn của Công giáo về Mạc khải theo những nguyên tắc Công giáo về sự kết hợp và hoà hợp giữa Đức tin và Lư trí [12].

 

Chú thích:

[7] Bản văn tiếng Anh của Dei Verbum. Những tài liệu khác của Giáo Hội được đề cập đến trong thư này có thể được t́m thấy bằng mục t́m kiếm của website Vatican: www.vatican.va/phome_en.htm

[8] x. Sách Giáo Lư của Hội Thánh Công Giáo, 2708.

[9] x. Tông thư Mane Nobiscum Domine cho Năm Thánh Thể (tháng 10/2004 - tháng 10/2005) của ĐTC Gioan Phaolô II, ngày 7-10-2004.

[10] S. Hieronymous, Commentarius in Ecclesiasten, 313: CCL 72, 278 như được dẫn chứng ở Lineamenta cho Thượng Hội đồng Giám mục của Giáo Hội hoàn vũ về Lời Thiên Chúa trong Đời sống và Sứ vụ Giáo Hội, sẽ đươc tổ chức ở Roma từ 5 đến 26-10-2008.

[11] x. ĐTC Beneđictô XVI, Chúa Giêsu thành Nazareth, New York: Doubleday, 2007, XVIII: “Mục đích của cách giải thích Thánh Kinh này (theo quy điển) là để đọc từng đoạn trong tính toàn thể của Thánh Kinh, là điều soi ánh sáng mới trên tất cả các câu riêng biệt. Đoạn 12 của Hiến chế về Mạc khải của Thiên Chúa của CĐ Vatican II đă nhấn mạnh cách rơ ràng cách này như một nguyên tắc căn bản của việc giải thích theo Thần học: Nếu bạn muốn hiểu Thánh Kinh trong Thần Khí, là Đấng viết Thánh Kinh, th́ bạn phải chú ư đến nội dung và sự thống nhất của toàn thể Thánh Kinh".

[12] x. Thư Mục vụ Go and Teach: Facing the Challenges of Catechesis Today (Hăy Đi và Dạy: Đương đầu với những Thách đố của việc Dạy Giáo lư hôm nay) của ĐGM Michael Saltarelli, ngày 15-9-2005, được ấn hành trong The Dialog và trong website của GP Wilmington: www.cdow.org. Thư Mục vụ này cũng được phát hành toàn quốc trong Origins với tựa đề A Vision for Catechesis (Một Viễn tượng cho việc Dạy Giáo lư, ngày 27-10-2005 (Vol. 35: số 20), 329-334.

(Đức Giám mục Michael Saltarelli, Thư Mục Vụ “Học và sống tinh thần Thánh Phaolô)

 

 


 

 

BÀI ĐỌCTHÊM (2)
TRÍCH CHUƠNG VI HIẾN CHÊ “LỜI THIÊN CHÚA”
THÁNH KINH TRONG ĐỜI SÔNG GIÁO HỘI 42*

 21. Tầm quan trọng của Thánh Kinh đối với Giáo Hội. 43* Giáo Hội luôn tôn kính Thánh Kinh như chính Thân Thể Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, Giáo Hội không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Ḿnh Chúa Kitô để ban phát cho các tín hữu. Cùng với Thánh Truyền, Thánh Kinh đă và đang được Giáo Hội xem như là quy luật tối cao hướng dẫn đức tin, được Thiên Chúa linh ứng và đă được ghi chép một lần cho muôn đời, Thánh Kinh phân phát cách bất di bất dịch lời của chính Chúa và làm vang dội tiếng nói của Chúa Thánh Thần qua các Tiên Tri cùng với các Tông Đồ. Bởi vậy, mọi lời giảng dạy trong Giáo Hội cũng như chính đạo thánh Chúa Kitô phải được Thánh Kinh nuôi dưỡng và hướng dẫn. Thực thế, trong các sách thánh, Chúa Cha trên trời bằng tất cả ḷng tŕu mến đến gặp gỡ con cái ḿnh và ngỏ lời với họ. Lời Chúa c̣n có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội. Bởi thế, lời nói sau đây thật xứng hợp cho Thánh Kinh: "Thực vậy, lời Thiên Chúa sống động và linh nghiệm" (Dt 4,12). "có khả năng gây dựng và ban gia tài cho mọi người đă được thánh hóa" (Cv 20,32; x. 1 Tx 2, 13). ---------------

 

Chú Thích

42* Chương này phát xuất từ bản thảo thứ hai. Sau đó trong bản thảo thứ ba, người ta sát nhập thêm những yếu tố của Lược đồ về Lời Thiên Chúa do Văn Pḥng Hiệp Nhất soạn thảo. Tựa đề đă thay đổi nhiều lần. Trước tiên tựa đề là: Về Thánh Kinh trong Giáo Hội; như thế có vẻ quá thần học, nên đă được đổi thành về việc dùng Thánh Kinh trong Giáo Hội; nhưng tựa đề này lại có vẻ quá tầm thường. Sau cùng người ta chấp nhận tựa đề hiện tại; tuy nhiên không phải không gặp chống đối, v́ nhiều người muốn dùng tiếng "Lời Chúa" để bao gồm cả Thánh Truyền nữa.

Chương này có tính cách mục vụ. Thực vậy, "Đời sống Giáo Hội" bao gồm tất cả mọi hoạt động hướng nội cũng như hướng ngoại, như thế gồm cả việc truyền giáo.

43* Trong những bản thảo trước, số này mang tựa đề: "Nỗi bận tâm của Giáo Hội đối với Thánh Kinh". Nhưng tựa đề này lại nghiêng về khía cạnh tự vệ. Sau đó các Nghị Phụ chấp nhận tựa đề hiện tại: "Giáo Hội tôn kính Thánh Kinh". Người ta chỉ có thể nói rơ hơn khi so sánh với Thân Thể Chúa; sự so sánh này gặp nhiều chống đối v́ nhiều Nghị Phụ nghĩ rằng những khuynh hướng tân thời muốn giảm thiểu sự hiện diện Chúa trong phép Thánh Thể và h́nh như được bản văn này khuyến khích. Nhưng Ủy Ban vẫn duy tŕ bản văn v́ sự so sánh này có tính cách cổ truyền và hơn nữa sự hợp nhất giữa Lời Chúa và Bí Tích lại rất quan trọng trong đời sống Giáo Hội (Phụng Vụ). Tầm quan trọng của Thánh Kinh được diễn tả trong câu "cùng với Thánh Truyền, Thánh Kinh... là qui luật tối cao hướng dẫn đức tin". Đây là một qui luật khách quan, v́ được linh ứng. (Thiên Chúa nói với chúng ta qua Thánh Kinh); thứ đến nó là qui luật bất biến, v́ Thiên Chúa không thay đổi và - theo cách nói nhân loại - điều ǵ đă được viết th́ đă được viết rồi. Bởi thế hậu quả là đời sống Giáo Hội luôn được nuôi dưỡng bởi cùng một nguồn mạch duy nhất, và điều đó bảo đảm sự liên tục trong lịch sử cũng như trong sự b́nh đẳng trong các nền văn hóa khác nhau.

 

 


 

 

BÀI ĐỌCTHÊM (3)
PHƯƠNG PHÁP (CÁCH) “ĐỌC, SUY NIỆM LỜI CHÚA
VÀ CẦU NGUYỆN” (LECTIO DIVINA)

 

I. VÀO ĐỀ

Trong sứ điệp gửi Dân Chúa của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới kỳ thứ 12 từ ngày 5 đến ngày 25.10.2008 vừa qua, có đoạn nói về cách “đọc, suy niệm và cầu nguyện với Lời Chúa” (Lectio Divina) như sau: “Bên cạnh phụng vụ này và các buổi cử hành chung Lời Chúa, truyền thống c̣n du nhập "lectio divina", tức là việc đọc và cầu nguyện trong Thánh Linh, có khả năng mở ra cho tín hữu kho tàng Lời Chúa, và cũng tạo nên cuộc gặp gỡ với Chúa Ki-tô là Lời Chúa hằng sống.

“Phương pháp này bắt đầu bằng việc đọc (lectio) đoạn Kinh Thánh, gợi lên một câu hỏi về việc hiểu biết chính xác nội dung đích thực của văn bản: đoạn Kinh Thánh này tự nó nói lên điều ǵ thế? Tiếp đến là suy niệm (meditatio) trong đó câu hỏi là: đoạn Kinh Thánh này nói ǵ với chúng ta? Và sau đó là cầu nguyện (oratio), việc làm này giả thiết một câu hỏi khác: chúng ta nói ǵ với Chúa để đáp lại Lời Ngài? và cuối cùng là chiêm niệm (contemplatio) trong đó chúng ta đón nhận như hồng ân của Chúa chính cái nh́n của Ngài khi nhận xét về thực tại và chúng ta tự hỏi: Chúa đang yêu cầu chúng ta phải hoán cải tâm trí và cuộc sống như thế nào?

“Đứng trước người đọc và cầu nguyện với Lời Chúa có tấm gương lư tưởng của Mẹ Ma-ri-a, Mẹ của Chúa, Mẹ "đă giữ tất cả những điều ấy và suy niệm trong ḷng" (Lc 2,19; x. 2,51), nghĩa là - như nguyên bản tiếng Hy Lạp chỉ rơ - t́m thấy một mấu chốt sâu đậm liên kết các biến cố, các hành động và sự việc trong kế hoạch rộng lớn của Thiên Chúa, tuy rằng bề ngoài chúng có vẻ rời rạc không liên hệ với nhau. Hoặc tín hữu khi đọc Kinh Thánh cũng có thể nghĩ đến thái độ của bà Ma-ri-a, em bà Mác-ta, ngồi dưới chân Chúa và lắng nghe lời ngài, không để cho những giao động bên ngoài hoàn toàn xâm chiếm trọn tâm hồn, dành không gian tự do cho "phần tốt hơn" không bị tước đoạt mất (x. Lc 10, 38-42).”

 

II. TR̀NH BÀY PHƯƠNG PHÁP (CÁCH) “ĐỌC, SUY NIỆM LỜI CHÚA VÀ CẦU NGUYỆN”

Phương pháp này trong ngôn ngữ la tinh gọi là Lectio Divina, một từ rất khó dịch sang tiếng Việt một cách vắn gọn. Có lẽ cách dịch tốt nhất là «Đọc, Suy niệm Lời Chúa và Cầu Nguyện». Chúng ta nên lưu ý điều này là tâm tình cầu nguyện phải thấm nhuần từng bước trong quá trình Đọc và Suy Niệm Lời Chúa. Và sự thinh lặng là yếu tố tối cần thiết cho cách «Đọc, Suy Niệm Lời Chúa và Cầu Nguyện» này. Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã nói:

«Tôi luôn bắt đầu việc cầu nguyện bằng sự thinh lặng. Thiên Chúa nói trong sự thinh lặng của trái tim. Chúng ta cần lắng nghe, vì điều quan trọng không phải là điều chúng ta nói mà là điều Người nói với chúng ta và qua chúng ta»

Phương pháp “Đọc, suy niệm Lời Chúa & cầu nguyện” sẽ được tiến hành thành 6 bước như sau:

 

BƯỚC 1.- CHUẨN BỊ – XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN (PREPARATIO).

Ở bước 1 này, chúng ta nên lưu ư những điều sau đây: “Khi mở Sách Thánh, chúng ta cần ư thức rằng đọc Lời Chúa là để nghe Chúa nói với chúng ta. Việc lắng nghe này không tùy thuộc ở chúng ta hay do chúng ta cố gắng, nhưng do Chúa, Đấng muốn chúng ta nghe được tiếng Ngài. Vậy chúng ta hăy lắng nghe Chúa nói qua Lời của Ngài, trong tâm t́nh khiêm tốn của người nghèo của Thiên Chúa, sẵn sàng đón nhận và thực thi Lời Chúa.

Chúng ta cũng nên nhớ cuốn sách này không phải của riêng chúng ta, mà là của cộng đoàn Hội Thánh. Khi cầu nguyện với Lời Chúa, chúng ta được ḥa ḿnh vào truyền thống của Hội Thánh đă có từ bao đời. Dù đọc Lời Chúa một ḿnh đi chăng nữa, chúng ta vẫn không cô đơn v́ được liên kết với bao anh chị em tín hữu khác đă và đang “suy niệm luật Chúa đêm ngày” (Tv 1,2).

Chúng ta hăy đặt ḿnh trước mặt Chúa để đi vào cuộc đối thoại với Người. Chúng ta cũng hăy xin Người cử Thánh Thần đến giúp chúng ta hiểu Lời Chúa; đồng thời đi vào sự thinh lặng nội tâm để đón nghe Lời Chúa.

 

BƯỚC 2.- ĐỌC & T̀M HIỂU BẢN VĂN (LECTIO).

Chúng ta hăy đọc chậm răi từng chữ từng câu một đoạn văn Kinh Thánh. Không cần đọc lấy nhiều. Đọc đi đọc lại nhiều lần, nhất là những câu ngắn mà chúng ta thấy hay thấy thích; Chúng ta có thể lặp đi lặp lại nguyên văn các câu ngắn ấy nhiều lần. Chúng ta đọc trong tâm t́nh yêu mến, lắng nghe, t́m hiểu, đón nhận ơn soi sáng và ơn tác động của Thánh Thần. Chúng ta đọc Lời Chúa trong cầu nguyện, xin Thiên Chúa, xin Chúa Giêsu nói với chúng ta, tỏ lộ Ư Ngài cho chúng ta, chỉ đường vạch lối cho chúng ta soi sáng hướng dẫn chúng ta.

Ở bước 2 này chúng ta cần thực hiện 3 việc:

(a) quan sát,

(b) giải thích và

(c) tóm kết, để nắm bắt được nội dung của bản văn Kinh Thánh và nhận ra sứ điệp của Lời Chúa:

a/ Quan sát bằng cách viết thành 4 cột với các câu hỏi:

Ở đâu?     khi nào?        Ai?                         Làm ǵ?                                  Nói ǵ?

Ví dụ:

 

Ở đâu?

Khi nào?

Ai?

 

Làm ǵ?

Nói ǵ?

 

 

 

 

 

 

 

 

b/ Giải thích bằng cách tự đặt cho ḿnh cho ḿnh những câu hỏi như: tại sao? có ư nghĩa ǵ? ám chỉ hay ngụ ư ǵ?

c/ Tóm kết ư nghĩa đoạn văn trong một câu trong hai câu vắn gọn:

- Trong đoạn Kinh Thánh này, chúng ta khám phá Đức Giê-su (Thiên Chúa) là ai? (khám phá chân dung).

- Trong đoạn Kinh Thánh này, Đức Giê-su (Thiên Chúa) muốn gửi sứ điệp ǵ cho chúng ta? (khám phá sứ điệp).

 

BƯỚC 3.- SUY NIỆM LỜI CHÚA (MEDITATIO).

Trong thinh lặng, chúng ta tự hỏi trong lòng: Lời này, câu này, sự kiện này có ý nghĩa gì? Thiên Chúa, Chúa Giê-su có dành cho riêng tôi lời này, câu này, biến cố này không? Thiên Chúa, Chúa Giê-su muốn nói gì với tôi qua lời này, câu này, biến cố này? Thiên Chúa và Chúa Giê-su mời gọi tôi làm gì ?

Cũng chỉ trong thinh lặng của tâm hồn mình, chúng ta sẽ nghe được tiếng Chúa nói và khám phá ra ý muốn của Chúa và rồi chúng ta sẽ biết mình phải làm gì?

 

BƯỚC 4.- CẦU NGUYỆN: ĐỂ LỜI CHÚA ĐÁNG ĐỘNG TÂM HỒN TẠO NÊN NHỮNG TÂM T̀NH CẦU NGUUYỆN (ORATIO).

Trong thinh lặng, chúng ta để Lời Chúa đánh động tâm hồn mình, để Thánh Thần làm dậy lên những tâm tình thờ phượng, ngợi khen, cảm tạ, khát khao, cảm thông, chia sẻ, sám hối ăn năn và quyết tâm sửa đổi. Và chúng ta dâng lên Thiên Chúa những tâm tình mà Thánh Thần đã khơi lên trong tâm hồn chúng ta.

 

BƯỚC 5.- CẦU NGUYỆN CHIÊM NIỆM: CHIÊM NGƯỠNG CHÚA VÀ ĐỂ TÂM HỒN CHÁY LỬA YÊU MẾN CHÚA (CONTEMPLATIO).

Trong thinh lặng tuyệt đối chúng ta hướng mắt, hướng lòng về Thiên Chúa, về Đức Giê-su để nhìn ngắm, chiêm ngưỡng, để yêu mến Người. Chúng ta cố giữ cho tâm hồn trống rỗng, không vướng bận một việc gì khác….. để lòng kề lòng với Thiên Chúa, với Chúa Giê-su.

 

BƯỚC 6.- DẤN THÂN HÀNH ĐỘNG THEO LỜI MỜI GỌI, SỰ GỢI Ư CỦA CHÚA (ACTIO).

Cách “Đọc, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện” chỉ hoàn hảo khi chúng ta đáp lại lời mời gọi, sự gợi ý của Chúa mà chúng ta đón nhận được trong quá trình các bước kể trên. Chúng ta đáp lại lời mời gọi, sự gợi ý của Chúa bằng một quyết tâm. Nhưng quyết tâm ấy phải có một hành động cụ thể kèm theo. Chỉ có quyết tâm không thì chưa đủ, mà phải có việc làm cụ thể, thiết thực mới là nghe và thực thi ý muốn của Chúa.

 

III. THỰC TẬP PHƯƠNG PHÁP (CÁCH) “ĐỌC, SUY NIỆM LỜI CHÚA & CẦU NGUYỆN” VỚI ĐOẠN PHÚC ÂM LUCA 5, 1-11: ĐỨC GIÊ-SU KÊU GỌI BỐN MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN”

Đoạn Phúc âm này rất quan trọng đối với Giáo hội Công giáo nói chung và Giáo hội Việt Nam nói riêng. V́ tự bản văn đă chứa đựng giáo huấn quan trọng về ơn gọi làm tông đồ hay sứ mạng truyền giáo của Giáo hội. Hơn nữa v́ trong buổi triều yết dành cho Hội đồng Giám Mục Việt Nam đi “ad limina” đầu năm 2002, chính Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đă ân cần nhắc nhở các Giám mục Việt Nam về sứ mạng truyền giáo khi Ngài nhắc lại lời của chính Đức Giêsu nói với ông Simon Phêrô: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” hay “Chèo thuyền ra khơi mà thả lưới bắt cá” (Lc 5,4). Có thể nói, một phần nào, Năm Thánh Truyền Giáo 2004 của Giáo hội Việt Nam đă có xuất phát từ biến cố ấy, nhân dịp kỷ niệm 470 năm (1533-2003) Tin Mừng Cứu Độ được rao giảng và đón nhận trên mảnh đất quê hương Việt Nam thân yêu. V́ thế mà dành thời gian để “đọc, suy niệm đoạn văn Lc 5,1-11 và cầu nguyện” là việc rất đáng chúng ta thực hiện.

 

 

BƯỚC 1.- CHUẨN BỊ – XIN ƠN CHÚA THÁNH THẦN (PREPARATIO).

Ở bước 1 này, chúng ta nên lưu ư những điều sau đây: “Khi mở Sách Thánh, chúng ta cần ư thức rằng đọc Lời Chúa là để nghe Chúa nói với chúng ta. Việc lắng nghe này không tùy thuộc ở chúng ta hay do chúng ta cố gắng, nhưng do Chúa, Đấng muốn chúng ta nghe được tiếng Ngài. Vậy chúng ta hăy lắng nghe Chúa nói qua Lời của Ngài, trong tâm t́nh khiêm tốn của người nghèo của Thiên Chúa, sẵn sàng đón nhận và thực thi Lời Chúa.

Chúng ta cũng nên nhớ cuốn sách này không phải của riêng chúng ta, mà là của cộng đoàn Hội Thánh. Khi cầu nguyện với Lời Chúa, chúng ta được ḥa ḿnh vào truyền thống của Hội Thánh đă có từ bao đời. Dù đọc Lời Chúa một ḿnh đi chăng nữa, chúng ta vẫn không cô đơn v́ được liên kết với bao anh chị em tín hữu khác đă và đang “suy niệm luật Chúa đêm ngày” (Tv 1,2).

Chúng ta hăy đặt ḿnh trước mặt Chúa để đi vào cuộc đối thoại với Người. Chúng ta cũng hăy xin Người cử Thánh Thần đến giúp chúng ta hiểu Lời Chúa; đồng thời đi vào sự thinh lặng nội tâm để đón nghe Lời Chúa.

 

BƯỚC 2.- ĐỌC & T̀M HIỂU BẢN VĂN (LECTIO).

Chúng ta hăy đọc chậm răi từng chữ từng câu một đoạn văn Lc 5,1-11. Không cần đọc lấy nhiều. Đọc đi đọc lại nhiều lần, nhất là những câu ngắn mà chúng ta thấy hay thấy thích; Chúng ta có thể lặp đi lặp lại nguyên văn các câu ngắn ấy nhiều lần. Chúng ta đọc trong tâm t́nh yêu mến, lắng nghe, t́m hiểu, đón nhận ơn soi sáng và ơn tác động của Thánh Thần. Chúng ta đọc Lời Chúa trong cầu nguyện, xin Thiên Chúa, xin Chúa Giê-su nói với chúng ta, tỏ lộ Ư Ngài cho chúng ta, chỉ đường vạch lối cho chúng ta soi sáng hướng dẫn chúng ta.

Ở bước 2 này chúng ta nên thực hiện 3 việc này là: (a) quan sát, (b) giải thích và (c) tóm kết, để nắm bắt được nội dung bản văn Lc 5,1-11 và nhận ra sứ điệp của Lời Chúa:

a/ Quan sát bằng cách tự đặt những câu hỏi: Ở đâu? khi nào? // Ai? // Làm ǵ? // Nói ǵ? và xếp vào 4 cột như sau:

Ở đâu?  Khi nào?                       Ai?                            Làm ǵ?                              Nói ǵ?

 

Ở đâu?

Khi nào?

Ai?

 

Làm ǵ?

Nói ǵ?

Bên bờ hồ Ghennêxarét/

Một hôm

Khi giảng  xong

Đám đông

  

Đức Giê-su

 

  

Đức Giê-su

 Ong Si-mon

 

 

 

 

Họ (những người đánh cá)

 Họ

 

 Những người này        

 Ông Si-mon

  

Ong Si-mon và tất cả những người có mặt ở đó

Ông Gia-cô-bê và Gio-an, con ông Dê-bê-đê

 Đức Giê-su

 

Họ  (Si-mon Phê-rô và An-rê, Gia-cô-bê và Gio-an).

 

Chen lấn nhau đến sát bên Đức Giê-su để nghe Lời Thiên Chúa.

Thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, những người đánh ra đă ra khỏi thuyền và đang giặt lưới.

Xuống thuyền của ông Si-mon, xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút, giảng dạy đám đông. 

bảo ông Si-mon:

 đáp

 

  

 

đă làm như thế (chèo thuyền ra chỗ nước sâu mà thả lưới) và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới.

Làm hiệu cho các bạn chài trên thuyền kia đến giúp.

tới và đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần  ch́m.

sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói:

 

đều kinh ngạc

  

kinh ngạc như vậy.


bảo ông Si-mon

  

đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết
mọi sự mà theo Người.

 

 

 

 

  

“Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”

“Thưa Thày, chúng tôi đă vất vả suốt đêm mà không bắt được ǵ cả. Nhưng dựa vào lời Thày, tôi sẽ thả lưới”

 

 

 

 

 

 

  

“Lạy Chúa, xin tránh xa con, v́ con là kẻ tội lỗi”

 

 

 


“Đừng sợ, từ nay anh sẽ là  cứu người cứu sống người ta.”

 

 

b) Giải thích: nhờ những câu hỏi: [tại sao?],[…. có ư nghĩa ǵ?]

H. 1) Tại sao đám đông chen lấn nhau đến sát bên Đức Giê-su?
T. 1) Tại v́ đám đông khát khao nghe Lời giảng dạy của Đức Giê-su và ngưỡng mộ Đức Giêsu nên ai cũng muốn đến gần Người.

H. 2) Tại sao Đức Giê-su xin ông Si-mon chèo thuyền ra xa một chút?
T. 2) V́ hai lư do: (1o) Để dân chúng khỏi xô đẩy Đức Giê-su, làm cản trở việc rao giảng của Người; (2o) Để dân chúng đứng trên bờ hồ, ai cũng có thể thấy mặt và nghe được tiếng của Người giảng.

H. 3) Tại sao Đức Giê-su bảo ông Simon chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá?
T. 3) Tại v́ b́nh thường th́ cá chỉ có ở chỗ nước sâu. Đó là nghĩa đen. Nhưng câu nói này c̣n có nghĩa bóng như ở trong câu sau.

H. 4) Lời Đức Giê-su nói với ông Si-mon: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” có nghĩa ǵ? (nghĩa đen và nghĩa bóng).
T. 4) “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”: Nghĩa đen là đi ra xa bờ mà thả lưới bắt cá. Đó là công việc thường ngày của ông Si-mon và các bạn chài của ông. C̣n nghĩa bóng là hăy tiến vào thế giới của ma quỉ mà lôi kéo và cứu vớt người ta ra khỏi nơi ấy, v́ theo quan niệm của người Do Thái thời Đức Giê-su th́ chỗ nước sâu là nơi, ở là thế giới của ma quỉ…... Cũng c̣n có nghĩa là hăy chấp nhận vất vả, hy sinh, hiểm nguy ….. để cứu vớt các linh hồn.

H. 5) Lời đáp lại của ông Si-mon: “Thưa Thầy, chúng tôi đă vất vả suốt đêm mà không bắt được ǵ cả. Nhưng dựa vào lời Thầy tôi sẽ thả lưới” có ư nghĩa ǵ?
T. 5) Có hai ư nghĩa (1o) Thật sự là ông Si-mon và các bạn chài đă vất vả suốt đêm mà không bắt được cá. (2o) Chỉ v́ hết sức kính nể, tin tưởng vào lời đề nghị của Thày mà ông làm như Đức Giê-su gợi ư.

H. 6) Tại sao ông Si-mon Phê-rô và các bạn chài của ông là Gioan và Giacôbê đều kinh ngạc về mẻ cá lạ mà họ vừa bắt được?
T. 6) V́ các ông Si-mon Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê vừa chứng kiến một sự kiện hết sức lạ lùng, không thể giải thích một cách tự nhiên được (không thể có nhiều cá đến thế) mà chỉ có thể giải thích bằng sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa qua lời của Đức Giê-su mà thôi.

H. 7) Tại sao ông Si-mon Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su mà nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, v́ con là kẻ tội lỗi”? hoặc lời nói ấy có ư nghĩa ǵ?
T. 7) Ông Phê-rô cảm thấy ḿnh bất xứng, v́ thấy ḿnh bị đặt trước (hay rơi vào) một khung cảnh thần linh là sự kiện Thiên Chúa tỏ quyền năng của Người ra.

H. 8) Lời nói của Đức Giê-su với ông Si-mon: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người cứu sống người ta” có ư nghĩa ǵ? hay tại sao Đức Giê-su lại nói với ông Si-mon như thế?
T. 8) “Đừng sợ” có hai nghĩa: (1o) Đừng sợ khi phải đứng trước (hay chứng kiến) sự tỏ lộ quyền năng lớn lao của Thiên Chúa, chẳng khác ǵ là thấy chính Thiên Chúa. Trong Cựu ước, người Do Thái quan niệm là không ai thấy Thiên Chúa mà có thể c̣n sống. (2o) Đừng sợ với nhiệm vụ, sứ mạng mới là cứu vớt con người, là làm tông đồ.

c) Tóm kết ư nghĩa đoạn văn Kinh Thánh Lc 5,1-11:

* H. Trong đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này, chúng ta khám phá Đức Giê-su là ai?
T. Trong đoạn văn Lc 5,1-11 chúng ta khám phá Đức Giê-su là:

(1) Một người rất tinh tế và tâm lư, đối với dám đông cũng như đối với các tông đồ;
(2) Một Đấng có quyền năng vô biên;
(3) Một Đấng có quyền trao cho Phê-rô Si-mon và các môn đệ khác một sứ mạng đặc biệt là cứu vớt người ta.

* H. Chúng ta học được những (điều) ǵ từ đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này?

T. Nhờ đoạn Lc 5,1-11, chúng ta học được:

(1) Sự tinh tế, tài tổ chức và tiên liệu của Đức Giê-su.
(2) Sự tin tưởng, phó thác của ông Si-mon Phê-rô đối với lời đề nghị của Đức Giê-su.
(3) Sự khiêm tốn của ông Si-mon Phê-rô.
(4) Sự kiên quyết và dứt khoát theo Chúa của 4 môn đệ đầu tiên (họ đă bỏ tất cả).

 

BƯỚC 3: SUY NIỆM LỜI CHÚA (MEDITATIO).

H. 1) Đức Giê-su đă nói với ông Si-mon: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá?” Đức Giê-su có nói lời này với tôi không? Tôi sẽ làm ǵ?
T. 1) Có, Đức Giê-su cũng nói với tôi: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” v́ Lời Chúa là dành cho tôi và v́ năm nay là Năm Thánh Truyền Giáo của Giáo hội Công Giáo. Tôi phải dấn thân vào việc Truyền giáo bằng những việc như thăm viếng, giúp đỡ người chưa biết Chúa, dạy giáo lư cho người muốn học đạo, sống tốt làm chứng cho Tin Mừng.

H. 2) Đức Giê-su đă nói với ông Si-mon: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người cứu sống người ta?” Đức Giê-su có nói lời này với tôi không? Tôi sẽ làm ǵ?
T. 2) Có, Đức Giê-su cũng nói với tôi: “Đừng sợ, từ nay anh/chị sẽ là người cứu sống người ta” v́ Chúa cũng muốn tôi lo việc cứu vớt con người như Phê-rô và các Tông đồ. Tôi sẽ thăm viếng, giúp đỡ người chưa biết Chúa, dạy giáo lư cho người muốn học đạo, sống tốt làm chứng cho Tin Mừng.

H. 3) Qua câu chuyện mẻ cá lạ này Đức Giê-su nói ǵ với tôi?
T. 3) Qua mẻ cá lạ, Đức Giê-su nói với tôi nhiều điều:
(1o) Lời Chúa là lời quyền năng, tin tưởng làm theo Lời Chúa sẽ được chứng kiến sự kỳ diệu do quyền năng Chúa thực hiện.
(2o) Đức Giê-su giao cho tôi sứ mạng “cứu nhân độ thế” như Người đă giao sứ mạng ấy cho Phê-rô và các tông đồ.
(3o) Để chu toàn sứ mạng “cứu nhân độ thế” của ḿnh, tôi phải dũng cảm từ bỏ (tự ái, ư riêng, thời gian, của cải, tài năng…) để theo Chúa và để nên giống Chúa.

 

BƯỚC 4: CẦU NGUYỆN (ORATIO).

H. Tôi có những tâm t́nh ǵ khi nghe/đọc đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này?
T. Khi đọc đoạn Phúc âm Lc 5,1-11, tôi có nhiều tâm t́nh dưới đây:
• Ngưỡng mộ Chúa Giê-su,
• Tin tưởng phó thác vào quyền năng của Chúa Giê-su,
• Ư thức và xác tín đối với sứ mạng “cứu nhân độ thế” Chúa giao,
• Khao khát dấn thân phục vụ việc Truyền Giáo.

 

BƯỚC 5: CẦU NGUYỆN CHIÊM NIỆM (CONTEMPLATIO).

Trong thinh lặng nội tâm, tôi sống kề bên Chúa Giê-su, ḷng kề ḷng và trực diện với Người để nh́n ngắm chiêm nguỡng và yêu mến Người. BƯỚC 6: DẤN THÂN HÀNH ĐỘNG THEO LỜI MỜI GỌI CỦA CHÚA (ACTIO).

H. Để thực thi Lời Chúa trong đoạn Phúc âm Lc 5,1-11 này, tôi quyết tâm:
T. (1) Học hỏi t́m hiểu thêm về ơn gọi truyền giáo của Ki-tô hữu (đọc Phúc âm, sách, báo, cầu nguyện hay tham dự khóa học).
(2) Thăm viếng, giúp đỡ người chưa biết Chúa sống chung quanh tôi, trong khu vực giáo xứ của tôi.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
(Biên soạn và hướng dẫn)

 


 

Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.