KHÁM PHÁ TIN MỪNG MÁC-CÔ

1 2 3 4 5 6 7 8

MichelAnge

 

 

CHƯƠNG MỘT
TÁC GIẢ, ĐỘC GIẢ,
NƠI & THỜI GIAN BIÊN SOẠN TIN MỪNG MÁC-CÔ.

 

 

CÂU HỎI GỢI Ư:

1. Tác giả Tin Mừng theo thánh Mác-cô là ai? Ông là người như thế nào?
2. Tin Mừng theo thánh Mác-cô được viết ở đâu? khi nào? và cho ai?

 

I. TÁC GIẢ TIN MỪNG MÁC-CÔ.

1. Truyền thống nhất loạt coi thánh Mác-cô là tác giả của sách Tin Mừng mang tên ngài. Cho đến những năm gần đây người ta c̣n cho rằng thánh Mác-cô là người đồng hành của thánh Phê-rô và đă viết lại những lời giảng dậy và những chuyện kể về Đức Giê-su y như thánh Phê-rô đă giảng dạy.

Lời chứng có trọng lượng nhất là của giám mục Pa-pi-át, người đồng thời với thánh Pô-li-cáp, tức là thế hệ tiếp sau thế hệ thời Đức Giê-su. Lời chứng này có từ đầu thế kỷ thứ II (100-110) và có ghi rơ rằng: Mác-cô là người giúp việc thánh Phê-rô trong việc giảng dạy và đă ghi chép thành một cuốn sách. Những lời chứng khác là của thánh Giút-ti-nô (khoảng năm 150), thánh I-rê-nê (+202), ông Téc-tu-li-a-nô (+220), thánh Cơ-lê-men-tê thành A-lê-xan-ri-a (+215), ông O-ri-giê-nê (+254). Các sách khác trong Tân Ước cho ta biết vài chi tiết về Mác-cô:

- 1 Pr 5, 13: “Mác-cô con tôi”.
- Cv 12,12: “Gio-an biệt danh Mác-cô”.
- Cv 12,25;13,5: Mác-cô đă theo hai thánh Ba-na-ba và Phao-lô, sau bỏ về 13,13, được thánh Ba-na-ba đưa qua Síp (15,37-39), cùng làm việc với thánh Phao-lô (Cl 4, 10; Plm 24; 2 Tm 4,11).

Hơn nữa trong Tin Mừng Mác-cô có những nét có tính cách lời chứng của bản thân thánh Phê-rô và những kỷ niệm cá nhân như tŕnh thuật Đức Giê-su gọi các môn đệ, Đức Giê-su chữa vợ ông Si-mon Phê-rô, Đức Giê-su rời Ca-phác-na-um, Đức Giê-su gọi ông Lê-vi; Na-da-rét từ chối Đức Giê-su; lời tuyên xưng của thánh Phê-rô, người thanh niên giầu có, lời xin của hai anh em nhà Dê-bê-đê, Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem, thanh tẩy Đền Thờ, xức dầu ở Bê-ta-ni-a, Ghết-si-ma-ni, Đức Giê-su bị bắt, ông Phê-rô chối Đức Giê-su. Có thể kể thêm những nét của một chứng nhân trực tiếp như những cái nh́n của Đức Giê-su, tuổi của cô bé được sống lai… Ngoài ra người ta c̣n thấy Mác-cô không kể những chuyện đề cao, mà lại kể những chuyện bất lợi cho thánh Phê-rô (vd 8,33; 9,5; 14,29-31.66s) trong khi các sách Tin Mừng khác đề cao thánh Phê-rô nhiều hơn.

Tất cả những nhận xét trên xem ra củng cố lời chứng của giám mục Pa-pi-át nói về Mác-cô và về mối liên hệ giữa ông và thánh Phê-rô.

2. Nhưng ngày nay người ta cho rằng quan niệm ấy không đủ đứng vững v́ chứng cứ “nội tại” cho thấy Tin Mừng Mác-cô hết sức độc đáo về thể văn và thần học. Tác giả không phải là người góp nhặt hay sao chép lại mà là một tác giả có óc sáng tạo thật sự. Thực ra là chúng ta không biết chắc ai là tác gỉa của Tin Mừng Mác-cô. Chính Tin Mừng cũng không hề xác nhận thánh Mác-cô là tác gỉa; vậy có thể tạm coi tác gỉa Tin Mừng Mác-cô là “vô danh”.

 

II. ĐỘC GIẢ CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ.

1. Đọc Mác-cô thấy rơ là sách này được viết cho các Ki-tô hữu không phải gốc Do Thái mà gốc dân ngoại, (phần lớn là gốc Hy Lạp) và sống ở ngoài xứ Pa-lét-tin.

Dấu hiệu tích cực là Mác-cô luôn quan tâm giải thích những từ A-ram, những phong tục Do-Thái, những chi tiết về địa dư và nhấn mạnh ư nghĩa Tin Mừng đối với dân ngoại (7, 27; 10, 12; 11, 17; 13,10). Dấu hiệu tiêu cực là Mác-cô ít nói những ǵ thuộc về Luật (Mô-sê) và tương quan của Luật với Giao Ước Mới cũng như những điều thuộc về sự ứng nghiệm lời các ngôn sứ.

2. Tin Mừng Mác-cô được coi là cuốn sách Khai Tâm (initiation) được viết nhằm hướng dẫn những người mới chịu Phép Rửa để giúp họ trở thành môn đệ Đức Giê-su. Tin Mừng Mác-cô trả lời cho hai câu hỏi quan trọng: 1) Đức Giê-su Na-gia-rét là ai? và 2) Làm thế nào để trở thành môn đệ của Người?

 

III. NƠI BIÊN SOẠN TIN MỪNG MÁC-CÔ.

Truyền thống (dựa vào lời chứng của thánh Cơ-lê-men-tê thành A-lê-xan-ri-a, thánh Giê-rô-ni-mô, sử gia Eu-xê-bi-ô và thánh Ep-rem) tin rằng Tin Mừng Mác-cô đă được viết ở Rô-ma. Thật ra th́ ngoài chứng cứ truyền thống ấy chẳng có chứng cứ “nội tại” nào khác ủng hộ quan điểm ấy cả. Nhưng cũng không có chứng cứ nào khác chống lại quan điểm ấy. Điều mà ai cũng biết từ bản văn là Tin Mừng được viết cho một cử tọa dân ngoại chịu ảnh hưởng văn hóa Hy lạp. Chứng cứ là tác gỉa cảm thấy cần thiết phải giải thích với độc giả của ḿnh những điều mà người Do Thái, nhất là những người Do Thái xứ Pa-lét-tin đều biết.

Cũng có người cho rằng có lẽ là Tin Mừng Mác-cô đă được viết tại một trong các thành phố miền duyên hải xứ Pa-lét-tin, như ở Xê-da-rê chẳng hạn. Tại đây có một Cộng Đoàn các Ki-tô hữu gốc dân ngoại vào khoảng 30-40 năm sau khi Đức Giê-su bị giết và tại đây một người Do Thái bị Hy Lạp hóa đă tiếp cận được với các câu chuyện của Đức Giê-su được kể lại bằng ngôn ngữ A-ram của miền Ga-li-lê, là nơi sinh trưởng và là địa bàn hoạt động quan trọng nhất của Đức Giê-su. Thật ra có sự tán thành của các nhà chuyên môn Thánh Kinh cho rằng Tin Mừng nhắm vào Ga-li-lê hay Sy-ri ở phía nam, như là nơi xuất xứ của Tin Mừng Mác-cô.

 

IV. THỜI GIAN BIÊN SOẠN TIN MỪNG MÁC-CÔ.

Có hai biến cố xẩy ra vào năm 64 và năm 70 sau Công Nguyên: đó là thời điểm các Ki-tô hữu - v́ theo Đạo Ki-tô - bị bách hại tại Rô-ma và thời điểm thành Giê-ru-sa-lem bị quân đội Rô-ma tàn phá. Một số chuyên gia đưa ra một thời điểm chính xác cho việc biên soạn Tin Mừng Mác-cô là vào giữa các năm 65-67 sau Công Nguyên, v́ cuộc chiến tranh tàn sát người Do Thái dường như chưa bắt đầu và những qui chiếu trong Mác-cô chương 13 rất mơ hồ và không có ǵ chính xác. Một thời điểm khác được đề nghị là giữa năm 65 và 70 (trước ngày thành Giê-ru-sa-lem xụp đổ) trong khi ngày nay càng nhiều nhà chuyên môn đă cho rằng Tin Mừng Mác-cô được viết sau năm 70.

 

Thành phố Hồ Chí Minh
Những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1999.

Người biên soạn
GIÊRÔNIMÔ NGUYỄN VĂN NỘI

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.